Nguyễn Ngọc Chu
20-5-2021
1. CHƯA SINH RA CÁC CHỦ NGHĨA
Lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim, chưa nhận thấy có người Việt nào là tác giả của các chủ nghĩa.
Các vị vua lập quốc, từ thời Hùng Vương qua các triều đại Đinh Lý Trần Lê cho đến triều Nguyễn, không ai là tác giả của các chủ nghĩa.
Các tài năng chói sáng của dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ không ai bàn luận về các chủ nghĩa.
Cụ Hồ chưa bao giờ cạnh tranh về vai trò người sáng tạo chủ nghĩa.
Cụ Hồ chưa bao giờ tỏ ra có công đóng góp sáng tạo cho các chủ nghĩa.
Cụ Hồ chưa bao giờ đề cập đến Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. KHÔNG TIÊN PHONG TRONG THỰC TIỄN
Việt Nam không phải là quốc gia tiên phong trong hình thái kinh tế xã hội.
Việt Nam không tiên phong ở hình thái nô lệ.
Việt Nam cũng không tiên phong ở hình thái phong kiến và tư bản.
3. KHÔNG BIẾN MÌNH THÀNH MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM
Cho nên, Việt Nam không có cơ hội để trở thành mô hình tiên phong, càng không thể tự biến mình thành mô hình thí nghiệm tiên phong cho bất cứ mô hình nào chưa kiểm nghiệm trong thực tiễn.
4. LÝ THUYẾT ĐANG TRANH CÃI THÌ KHÔNG ĐƯA VÀO ỨNG DỤNG
Phàm những điều đang tranh luận chưa ngã ngũ đúng sai thì không đưa vào ứng dụng thực tiễn.
Các nghiên cứu đang tranh cãi thì không thể đưa vào sản xuất, vì sản phẩm có lỗi.
Các lý thuyết đã biết sai rồi mà vẫn ứng dụng thì sẽ thảm bại.
5. KHÔNG MẤT THỜI GIAN TRANH LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA
Không phải là người sáng tạo ra chủ nghĩa, thì không nên mất thời gian bàn về chủ nghĩa.
Bàn về điều mình không thể tự sáng tạo ra, là đặt mình ngang hàng với người sáng tạo.
Chủ nghĩa nào không quan trọng, miễn là có lợi.
5. KHÔNG VI PHẠM TIÊN ĐỀ
Đi theo con đường đã nhiều người đi.
Những con đường chưa rõ thì không đi.
Không đi con đường vừa đi vừa mở.
6. KHÔNG BÀN LUẬN, KHÔNG CHỨNG MINH, KHÔNG DẠY ĐIỀU KHÔNG TỒN TẠI
Bàn luận điều không tồn tại là vô ích.
Chứng minh điều không tồn tại là vô vọng.
Dạy điều không tồn tại là có tội.
Dương Quốc Chính
24-4-2021
Mỗi khi viết về chế độ cũ, phân tích thắng thua, mình đều dựa vào các bằng chứng khả tín, có dẫn nguồn và phân tích logic. Nhưng thế nào cũng có anh em thiện lành hay bò đỏ vào chửi hay phản biện, đại ý là thua là thua, đừng có đổ tại lý do khách quan, lịch sử thuộc về kẻ mạnh, thắng làm vua, thua làm giặc, lịch sử ko có chữ nếu…, rồi chửi việc xét lại lịch sử.
Suy nghĩ kiểu đó là không có tư duy lịch sử. Người ta học, đọc lịch sử với mục đích là ôn cố tri tân, hiểu quá khứ để rút kinh nghiệm cho tương lai. Chính vì thế, học/đọc lịch sử thì cốt lõi là phải phân tích dữ liệu, lật lên lật xuống các tình huống, sự kiện đã xảy ra, nếu thế này thì sẽ thế kia để phân tích các tình huống có thể xảy ra. Động cơ khiến người này làm việc kia là gì? Đại khái giống người ta phân tích về một vụ án.
Đáng tiếc là việc dạy và học Sử ở Việt Nam là thiên về học vẹt, tầm chương trích cú, học thuộc lòng các sự kiện, nên rất dễ nhồi sọ. Học sử kiểu đó khiến môn Sử trở nên khô khan, như học thuộc nghị quyết, người học sẽ chán. Việc học Sử thay vì để đạt mục đích ôn cố tri tân trở thành môn để tuyên truyền nhồi sọ theo hướng mà người biên soạn sách muốn.
Chính vì cách dạy và học như trên nên môn lịch sử trở thành môn học thuộc lòng, nhét vào ban C, thường dành cho những người kém tư duy logic. Còn nếu dạy và học theo ý mình viết thì môn sử lại là môn khá là khó vì cần kiến thức tổng hợp vì bản thân lịch sử nó đã đa ngành, ngành nào mà chả có lịch sử riêng và phần tổng quát nhất hay phải đưa vào SGK thì sẽ liên quan mật thiết đến khoa học chính trị, kinh tế vĩ mô và xã hội học. Như vậy môn Sử là rất gần với môn Triết. Mà giỏi được triết là phải thành bác học chứ không phải kiểu chẳng thi được khoa nào thì vào khoa Triết như ở Việt Nam!
Chính vì nhận thức đó nên khi viết về lịch sử mình thường chọn cách tiếp cận đa ngành. Tức là viết về sử nhưng lan man đủ các môn trong đó. Thực ra cách viết của sử gia Tây bây giờ cũng vậy, sách của họ chẳng biết xếp vào thể loại lịch sử hay khoa học hay chính trị, kinh tế. Ví dụ như sách của Jared Diamond và Yuval Noah Harari… Nhiều người trong số đó không được đào tạo ngành sử.
Quay lại việc viết về chế độ cũ, giai đoạn này không có bất cứ cuốn sách nào khách quan viết về cả các bên đối lập. Đại khái sách đúng lề thì chủ yếu trích nguồn đúng lề, nhất là nguồn kiểu hồi ký, hồi ức của các cụ, rất khó để minh định, tác giả không dám trích nguồn của bên đối lập. Đặc biệt là nguồn của tác giả VNCH. Sách của tác giả bên kia thì được phép trích nguồn phía CS, nhưng vì khả năng truy cập hạn chế do đa số tác giả ở nước ngoài nên vẫn có sự thiên lệch.
Trước hoàn cảnh đó, mình phải viết về quá khứ giống y như là phân tích về một vụ án. Từng là phải dựa vào các tư liệu đang có để dựng lên một bức tranh toàn cảnh, rồi chỉ ra các điểm mờ, điểm mù, điểm phi logic trong bức tranh đó để cùng thảo luận dựa trên phân tích logic để phục chế lại bức tranh rách nát đó. Để phân tích thì đương nhiên phải vận dụng đủ các môn khoa học và nhiều nhất là xã hội học, tâm lý học và khoa học nói chung.
Ví dụ, phân tích động cơ khiến anh Nguyễn Tất Thành “ra đi tìm đường cứu nước”. Khi đó cần dựa vào các chi tiết là bố anh bị đuổi việc, gia đình hết chỗ dựa về kinh tế, con cái phải xoay xở để kiếm ăn. Tiếp theo là câu hỏi tại sao tìm đường cứu nước lại phải xin học trường Thuộc địa để ra làm quan cai trị cho Tây? Nói cách khác là học để làm “tay sai” cho thực dân, đúng cách diễn đạt của sử gia CS. Liệu có phải không xin học được trường đó nên anh mới bất mãn để “tìm đường cứu nước”?
Ví dụ khác về việc phân tích vụ anh Tám tự thiêu để đốt kho xăng. Phân tích khoa học về sự cháy và khả năng chịu cháy của con người đã thấy nó phi logic.
Hay như chiến dịch Điện Biên Phủ, tại sao một đội quân chân đất lại bỗng dưng bắn pháo giỏi thế? Tại sao lại có thể tự chỉ huy trận đánh lớn cần phối hợp binh chủng là pháo binh và bộ binh? Tại sao chỉ dùng xe đạp thồ mà có thể đáp ứng đủ quân nhu, lương thực cho chiến dịch? Chúng ta đều cần có óc logic, kiến thức về quân sự, kinh tế… mới phân tích để trả lời được các câu hỏi đó.
Còn vô số các vụ việc tương tự. Nếu không xét lại, không phân tích chữ nếu, không phân tích động cơ, không hiểu tâm lý học, thì sao có thể đánh giá được sự thật khách quan?
Vậy mà anh em bò đỏ, thiện lành nhảy vào “phản biện” rất ngây ngô gọn lỏn: Thua là thua, đ*o nói nhiều. Gọi là bò thì lại làm mình làm mẩy, rạch mặt ăn vạ.
Thế nhưng anh em lại dùng tiêu chuẩn kép để biện hộ cho việc nghèo đói của Việt Nam là đổ lỗi cho chiến tranh liên miên rồi bị thế lực thù địch bao vây cấm vận. Nếu lý luận tương tự mình cũng sẽ phản biện: Nghèo là nghèo, ngu là ngu, đ*o nói nhiều. Chân lý thuộc về người giàu! Thằng Mỹ nó giàu nhất thế giới thì nó luôn đúng. Ờ!
Theo Bách Khoa Toàn Thư (Wikipedia), văn hóa là khái niệm bao hàm với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Cảnh sát giao thông bị người dân tại Việt Nam liệt vào hàng tham nhũng nhất tại Việt Nam. (Hình: Anthony Wallace/AFP via Getty Images) |
Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh… Cho nên một trung tâm văn hóa ngày này, được hiểu như là một nơi trình diễn nghệ thuật như triển lãm, ca nhạc kịch…
Một cách hiểu thông thường khác, văn hóa là cách sống bao gồm thói quen ăn uống, ăn mặc, lối giao hảo trong cộng đồng, đức tin tôn giáo… Xã hội ngày nay có thói quen gọi ai đó là người có văn hóa cao hay thấp, có hay vô văn hóa, như ngày xưa tại miền Nam chúng ta vẫn thường gọi ai đó là người có giáo dục hay vô giáo dục.
Ngày nay ở trong nước, danh từ văn hóa được dùng một cách loạn xạ, nói chung là chuyện gì cũng mang hai chữ văn hóa đi kèm. Nhà văn hóa, hẻm văn hóa, khu phố văn hóa… ngầm hiểu đây là những nơi thanh lịch, tử tế, nhưng sự thật đây chỉ là những sự phô trương rỗng tuếch bằng bảng hiệu chữ đỏ, chữ vàng mà thực chất là chuyện ngược lại. Người Sài Gòn hẳn không xa lạ gì với những khu phố văn hóa trộm cắp, ma túy, nhếch nhác, vô trật tự…
Dần dà, văn hóa có nghĩa là lề lối, thói quen, để nói đến cái dở cũng như cái hay. Trong nước bây giờ báo chí thường dùng chữ văn hóa, những cái dở như văn hóa chiếm lòng lề đường, văn hóa phong bì, văn hóa trà lá, văn hóa độc tài, văn hóa tham nhũng, văn hóa vô cảm, văn hóa bia bọt, văn hóa chụp giựt, văn hóa ăn cắp, văn hóa ăn xin, văn hóa đái đường (không nghe nói văn hóa tiểu đường hay đái tháo đường!).
Văn hóa hay có thưa thớt hơn như văn hóa từ chức, văn hóa nhận lỗi, văn hóa từ tâm,…
Để hiểu vì sao chế độ Cộng Sản ngày nay luôn luôn đề cao văn hóa, và dân tộc chúng ta thực sự có văn hóa hay không, chúng ta thử đọc những dòng sau đây của Thích Nhất Hạnh nói về văn hóa của dân tộc như sau.
“Những phẩm chất cao quý đẹp đẽ nói trên của con người Việt Nam là có thật, nhưng nói về văn hóa và lịch sử mà không đề cập tới những hiện tượng tham vọng, kỳ thị, chia rẽ, bạo động và phản phúc đã từng đưa dân tộc và đất nước vào những giai đoạn tăm tối và khổ đau trong lịch sử thì đó vẫn chỉ là hành động vỗ về tự ái dân tộc mà không phải là công trình xây đắp văn hóa.”
Trong các loại văn hóa của Việt Nam hôm nay, “văn hóa phong bì” có tác hại đến đất nước, và sẽ là một di sản xấu xa tệ hại có ảnh hưởng đến cả nghìn năm sau.
Cuộc “Hội thảo khoa học về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020” tổ chức hôm 28 Tháng Mười Một, nhà cầm quyền CSVN qua “Ban Chỉ Đạo Trung Ương Về Phòng, Chống Tham Nhũng,” đã kết luận: “Tham nhũng trầm trọng, đây là sản phẩm của sự tha hóa quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.” Nguy cơ đó chính là cái phong bì!
Ca dao XHCN nói nhiều về chuyện phong bì, chúng tôi chỉ trích một câu:
“Phong lan chơi mãi cũng buồn
Phong cấp thì phải cúi luồn cấp trên
Phong bì như cánh hoa sen
Mở ra thơm phức vợ khen con cười!”
Ba ngày lễ hiện nay không lớn nhưng được nhiều người chờ đợi, cũng như lo âu là ba ngày, “ngày Thầy Thuốc” (27/2) “ngày Nhà Báo” (21/6) và “ngày Thầy Cô Giáo” (20/11). Các công ty, cơ quan có chấm mút thì sợ nhà báo phanh phui, nhòm ngó, khai thác, viết xấu về mình. Trong ngành Y thì phong bì đôi khi định đoạt đến số mệnh sống chết của bệnh nhân. Phụ huynh học sinh thì hối lộ cho thầy cô giáo để con mình được nâng đỡ, khỏi bị trù dập.
Báo chí trong nước kể chuyện, một phụ huynh học sinh, ngày 20 Tháng Mười Một, dúi ngay một phong bì vào tay cô giáo, ở ngay sân trường trong giờ ra chơi, trước sự chứng kiến của cả trăm con mắt ngây thơ của đám học sinh trẻ con. Ai cũng sợ phong bì của mình không bằng phong bì của người khác, hẳn con của người khác được quan tâm và đối xử hơn con mình.
Ngay cả giới truyền thông cũng đã vào cuộc một cách khốn nạn. Một cô giáo tại Hà Nội kể chuyện: “Vào một ngày 20 Tháng Mười Một, cô được đài truyền hình phỏng vấn. Trong câu trả lời, cô nói rằng một giáo viên sẽ hạnh phúc khi được học trò gửi đến mình hoa và những món quà yêu thương. Trong đó, điều vui nhất chính là ‘được nghe các em tâm sự, ôn lại kỷ niệm và thấy sự thành đạt của học trò.’ Tuy nhiên, đoạn được phát trên truyền hình chỉ còn ‘tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì vào ngày nhà giáo được tặng hoa và quà.’” Cô Hiền đã khóc rất nhiều.
Chuyện kể một bác sĩ trước giờ mổ bệnh nhân, đã muối mặt làm lơ không nhìn giáo sư y khoa cũ của mình là thân nhân đi theo người bệnh để nhận phong bì mấy triệu bạc. Ngày hôm sau, ông bác sĩ giải phẫu này tìm đến nhà người thầy cũ, trả lại phong bì, và xin lỗi, chua xót nói với thầy: “Xin thầy tha lỗi cho con. Hôm qua nếu họ biết con là người quen của thầy, không nhận phong bì của thầy thì thân nhân của thầy sẽ bị nguy hiểm. Trong một ca mổ con không thể làm gì khác hơn, phải chi cho chuyên viên gây mê, y tá, y công… để cho họ làm tốt cho người nhà của thầy!”
Đối với các cơ quan nhà nước như quan thuế, công an và cả tòa án thì “ngày” của họ là tất cả mọi ngày trong năm. Điều ơn nghĩa trong văn hóa Việt Nam trở thành thứ “văn hóa phong bì” hối lội trắng trợn ngày nay.
Trong một đất nước như thế, chúng ta phải dạy con như thế nào?
“‘Văn hóa phong bì’ là con phải nhớ, nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người!”
Không những không lớn nổi thành người, mà còn thân bại danh liệt, không ngóc đầu lên được, con ơi! [kn]
Tôi thì thấy bình thường, không than không trách. Thời nào chẳng có văn chương nhảm nhí? Cổ đại có không? Chắc chắn là có. Không chỉ nhảm nhí mà còn xuyên tạc, lừa dối.
Không ngẫu nhiên và Plato đòi đuổi cổ giới nhà văn nhà thơ ra khỏi vương quốc cộng hoà. Lưu Hiệp và nhiều nhà phê bình Trung Hoa thời cổ xem văn chương có hai loại, loại lấy cái Văn (vẻ đẹp ngôn từ, màu sắc, âm thanh) làm sáng tỏ cái vô hình, bí ẩn của Đạo, nhưng cũng có loại lấy cái “văn vẻ” trau chuốt cầu kỳ hoa mỹ để khoe khoang và lừa dối. Trung đại có không? Ê hề. Khi lấy đạo đức tôn ti làm khuôn mẫu, thứ văn chương minh hoạ sáo mòn và nịnh hót quyền lực ra đời tràn lan.
Nhà văn thành kẻ nô tài, nhổ nước bọt bôi trơn đít quan mà nhầm tưởng nhả ngọc phun châu. Thậm chí có loại văn chương vô cùng có hại như tạo ra những tấm gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa đến mức cha làm thịt con cho vua hay bố mẹ ăn để giữ đạo trung, đạo hiếu, vợ chết theo chồng để giữ gìn trinh tiết. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Văn Siêu của Việt Nam nói: “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ…” Không đáng thờ tức là đáng bị khinh bỉ!
Thời cận hiện đại có không? Có, vô số. Shopenhauer từng xem văn chương “vừa là thuốc bổ vừa là thuốc an thần”, vì nó ru ngủ nhà văn và ru ngủ đám đông trong thứ cực lạc hoang tưởng. Nietzsche thì nói, trong những nền văn minh suy tàn, văn chương nghệ thuật chỉ là sự an ủi chứ không phải là sức mạnh. K. Marx thì đả kích quyết liệt vào thứ văn chương bị kiểm duyệt, đến mức buộc hoa hồng phải có mùi thơm của hoa violet, nhà văn trào phúng phải viết những lời tụng ca đỏ chói… tóm lại là tất cả mang “màu sắc chính phủ đã quy định” (Toàn tập, t.1, trang 154, Mega).
Chỉ bắt đầu từ khi giới nghiên cứu phê bình nhân danh chủ nghĩa Marx đặt trên vai nhà văn trách nhiệm lớn lao cao cả, “vĩ đại” và “quang vinh”, mỗi công trình nghiên cứu, phê bình đều ngợi ca nhà văn như Đấng Sáng tạo nên mới thấy hụt hẫng bởi cái sự nhảm nhí của nó. Rất nhiều rác nhưng lại được giới phê bình tán tụng thành vàng ròng rồi bắt học trò phải học, phải nghiên cứu với đủ các loại công trình, luận án, luận văn.
Theo tôi, lỗi còn tại nhà văn hoang tưởng “nhà nước vẫn nuôi anh em ta” thì ta thành gà đẻ trứng vàng. Trong khi, theo lẽ tự nhiên, ăn nhiều thì ỉa nhiều cứt thối chứ đẻ trứng vàng là hoang tưởng.
Vậy muốn nhà văn vĩ đại thì phải làm gì? Cứ theo hiện sinh luận mà nói, người ta chỉ vĩ đại trong bi kịch. Prometheus chỉ vĩ đại khi chấp nhận hình phạt bị moi gan để tước đoạt ngọn lửa độc tài của Zeus. Chúa Kito chỉ vĩ đại khi tự nguyện đóng đinh trên cây thập ác, hiến máu tình thương cho nhân loại… Chí ít cũng bị cái thiếu thốn dày vò như Dostoievski, bị đói sùi bọt mép như Đỗ Phủ, Nam Cao, làm việc đến ho ra máu như Vũ Trọng Phụng,… mới có thể lớn lên được mà thành đại văn hào.
Còn suốt đời bú sữa nhân dân hay nhà nước thì chỉ có thể viết ra những điều nhảm nhí như con nít. Nhảm nhí còn khá, vì vô hại hay mới chỉ ăn hại. Đáng sợ là thứ văn chương bán nước hại dân…