Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư tại phiên tòa ở tỉnh Hòa Bình ngày 5/5/2021. |
Hôm 18/5, gia đình của bà Cấn Thị Thêu, nhà tranh đấu vì quyền đất đai đang bị cầm tù, đã có buổi gặp gỡ và nhận được sự quan tâm của các nhà ngoại giao từ các nền dân chủ phương Tây.
Vào ngày 5/5, bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư bị chính quyền Việt Nam kết án mỗi người 8 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”. Cũng với cáo buộc này, một người con trai khác của bà Thêu là ông Trịnh Bá Phương đang bị giam cầm, chờ ngày xét xử.
Từ Dương Nội, Hà Đông, bà Trịnh Thị Thảo, con của bà Thêu, với với VOA về cuộc gặp giữa gia đình và các nhà ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội:
“Ngày 18/5 lúc 11h30 chúng tôi gặp các phái đoàn Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Hà Lan, với mục đích là gia đình tố cáo bộ mặt thật của cộng sản độc tài Việt Nam; tố cáo việc họ bắt liền một lúc 3 người trong gia đình tôi và tố cáo đàn áp nhân quyền của chính quyền Việt Nam trong thời gian gần đây”.
Việt Nam tuyên án 16 năm tù cho mẹ con nhà hoạt động đất đai Cấn Thị Thêu
“Họ kết án mẹ tôi Cấn Thị Thêu và em tôi Trịnh Bá Tư với một mức án rất nặng nề ...chỉ vì dám đứng lên đấu tranh đòi hỏi sự công bằng trước pháp luật của người dân Dương Nội mất đất, chỉ vì luôn ủng hộ cho việc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam”, bà Thảo chia sẻ trên Facebook về nội dung cuộc trao đổi với các viên chức ngoại giao.
“Trước khi bị bắt mẹ, em và anh tôi luôn bị cộng sản Việt Nam sách nhiễu, đánh đập dã man, câu lưu trái phép, các đại sứ quán vô cùng bất ngờ khi biết an ninh của Nghệ An đã đánh em Tư và rất nhiều người hôm đi đón bố tôi, em Tư đã bị đánh gần mù mắt và sau đó phải đi mổ mắt”, bà Thảo viết.
Bà Thảo cho biết ông Trịnh Bá Phương hiện đang giữ quyền im lặng và chờ khi có luật sư trong quá trình điều tra “thì bị trả thù bằng việc bị đưa vào bệnh viện tâm thần”.
Cũng theo bà Thảo, cuộc gặp giữa đại diện gia đình và các nhà ngoại giao kéo dài gần 2 giờ và không bị an ninh Việt Nam cản trở.
Bà Thảo chia sẻ thêm về sự quan tâm của các nhà ngoại giao:
Gia đình tôi nói có nguyện vọng nhờ các đại sứ quán tác động để Việt Nam có dân chủ, nhân quyền, tác động để [chính quyền Việt Nam] trả tự do cho khoảng 260 tù nhân lương tâm. |
---|
Bà Trịnh Thị Thảo |
“Họ có nhã ý hỏi rằng gia đình có nguyện vọng gì? Gia đình tôi nói có nguyện vọng nhờ các đại sứ quán tác động để Việt Nam có dân chủ, nhân quyền, tác động để [chính quyền Việt Nam] trả tự do cho khoảng 260 tù nhân lương tâm, trong đó có mẹ tôi, em Tư và anh Phương”.
VOA đã liên lạc các đại sứ quán để tìm hiểu thêm về cuộc gặp ngày 18/5, nhưng chưa được phản hồi.
Hãng tin Reuters cho biết việc tống giam bà Thêu và con trai diễn ra vào thời điểm mà hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đang được chú ý, với việc bỏ tù và đe dọa các nhà hoạt động, blogger và những người bất đồng chính kiến không có dấu hiệu hạ giảm, bất chấp việc Hà Nội tích cực theo đuổi các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ hơn với các quốc gia phương Tây, đáng chú ý nhất là Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu (EU).
Vào tháng 2 năm ngoái, đại diện của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội có cuộc gặp với nhà hoạt động Trịnh Bá Phương để nghe ông tường thuật chi tiết về cuộc đột kích xảy ra tại Đồng Tâm khiến ít nhất 4 người thiệt mạng.
Bà Thêu cùng hai con trai bị bắt ngày 24/6/2020 trong hai vụ án khác nhau, với cùng tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”, theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự 2015.
Truyền thông Việt Nam trích cáo trạng cho biết ông Trịnh Bá Tư và bà Cấn Thị Thêu “do có tư tưởng tiêu cực, bất mãn” nên trong khoảng thời gian từ ngày 9/1/2020 đến 14/1/2020, đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân phát trực tiếp 8 video có nội dung “dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân”.
Mạc Văn Trang
19-5-2021
Hôm 11/5/2021, ngồi nói chuyện với ông Trịnh Bá Khiêm càng hiểu thêm về bà Cấn Thị Thêu, vợ ông, gia đình ông.
Bà Cấn Thị Thêu sinh năm 1962, quê ở xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, lấy ông Trịnh Bá Khiêm ở xã Dương Nội, huyện Hòai Đức, Hà Đông (nay là phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội). Ông bà có ba con: Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và Trịnh Thị Thảo. Bà Thêu chỉ học hết lớp 6 nhưng là một phụ nữ thông minh, đảm đang và cả gia đình bà đều là những nông dân chăm chỉ, giỏi giang.
Năm 2008 thì xảy ra chuyện nông dân Dương Nội bị cướp đất, liên quan đến cuộc sống của hơn một nghìn hộ dân…
Nói “cướp đất” là đúng theo nghĩa đen. Vì dân bao đời đang làm ăn sinh sống yên ổn, bỗng chính quyền phổ biến “thu hồi đất cho dự án phát triển đô thị”. Họ đền bù cho dân 70 triệu đồng 1 sào 360m2 đất. Rồi họ hứa sẽ cấp đất cho dân “tái định cư”, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho dân mất đất… Nhưng tất cả đều là hứa hão suốt hơn 10 năm qua! Còn đất, ông Khiêm cho biết, hiện nay doanh nghiệp bán hơn 100 triệu đồng 1m2 đất phân nền.
Trong khi dân chưa thông, chính quyền còn đang vận động; còn gần 400 hộ chưa đồng ý nhận tiền đền bù, thì họ cho máy ủi, máy xúc, đem hàng nghìn công an, xã hội đen về “cưỡng chế”. Họ ủi cả hoa màu, mồ mả, nhà cửa nằm trong “Bản quy hoạch dự án” do họ tự vẽ ra trên giấy.
Lúc đó bị công an đánh đập, dân còn kêu “Ới Đảng ơi, ới Bác Hồ ơi, nó cướp miếng cơm manh áo của dân thế này đây”! Người dân còn chửi công an: “Mày ăn cơm dân, mặc áo Đảng, mà ác với dân thế à”? Sự phản ứng của bà con hoàn toàn mang tính tự phát, bản năng: Nhiều chị bốc phân ném vào lực lượng cưỡng chế; giằng xé, cắn tay những kẻ định bắt mình, lăn lộn, la khóc, chửi bới, gào thét… Trong đó Cấn Thị Thêu là người can đảm và đưa ra nhiều lý lẽ đấu tranh…
Trước hành động “đánh lẻ, bẻ từng chiếc đũa” của bọn cưỡng chế, Cấn Thị Thêu đã mau chóng nhận ra rằng, bà con phải đoàn kết một lòng, sống chết có nhau và đấu tranh bằng lý lẽ, bằng pháp luật đến cùng, với lời thề:
“Dân Dương Nội quyết tử giữ đất”. Cấn Thị Thêu trở thành thủ lĩnh bất đắc dĩ, dẫn đầu bà con, đưa đơn khiếu kiện lên khắp các cơ quan công quyền từ Quận đến thành phố, lên Trung ương, suốt mấy năm ròng. Nhưng họ cứ đùn đẩy, xua đuổi, chẳng đâu giải quyết. Không những thế, các thế lực đen tối còn dùng mọi thủ đoạn đê hèn để đe dọa, khống chế, tiêu diệt ý chí đấu tranh của người dân.
Bao nhiêu tờ báo tiêu tiền thuế của dân, nhưng chỉ đứng về phía nhà cầm quyền, bưng bít sự thật. May có Nhà báo Tự do Nguyễn Tường Thụy đã nói lên sự thật, bênh vực dân oan. Trong bài “Cấn Thị Thêu, người phụ nữ kiên trung của nông dân Dương Nội”, ông viết:
“Ngày 28-11-2012 chúng sử dụng hàng chục tên xã hội đen kéo đến nhà chị đe dọa. Chúng chỉ vào mặt chị và nói rằng, nếu còn đi khiếu kiện nữa thì sẽ gánh chịu mọi hậu quả”.
“Năm 2012, chị bị đầu độc bằng thạch tín trong một bữa ăn có đông người. Chị được đưa đi cấp cứu ở Khoa Chống độc bệnh viện Bạch Mai và điều trị ở đó nhiều ngày”
“Biết trước rằng, thế nào cũng bị chúng bắt, chị viết sẵn bản di chúc để lại cho bà con:
“Khi tôi bị bắt thì gia đình và bà con hãy photo giấy ủy quyền này để mỗi người đi đòi sự công bằng cho tôi đều cầm trong tay một bản làm bằng chứng là đã có sự ủy quyền của tôi.
“Khi tôi bị bắt nếu Công an dùng nhục hình để ép cung, mớm cung và tra tấn đánh đập tôi đến chết thì tôi nhờ bà con và gia đình mang xác tôi đến các cơ quan chính quyền của thành phố Hà Nội và Chính phủ để làm sáng tỏ sụ việc. Nếu chính quyền làm ngơ trước cái chết của tôi thì gia đình và bà con hãy đưa thông điệp này đến Hội đồng nhân quyền Thế giới kêu gọi can thiệp giúp đỡ để lấy lại sự công bằng cho tôi và cả dân tộc Việt Nam”.
Thế là bà con Dương Nội, người tiêu biểu là Cấn Thị Thêu, đã giác ngộ ra rằng, không còn gì để tin vào “Đảng, Bác” nữa; nhà cầm quyền này đã dung túng cho bọn giặc nội xâm coi dân như kẻ thù. Và cuộc đấu tranh đòi ruộng đất phải gắn liền với đấu tranh cho quyền sống, quyền làm người, quyền công dân đã được Hiến định.
Từ đây Cấn Thị Thêu đi sâu tìm hiểu, ghi nhớ những điều in trong Hiến Pháp, Luật pháp để có lý lẽ đấu tranh; phải chụp ảnh, ghi hình các hành động bạo lực của các lực lượng cưỡng chế để tố cáo trước công luận; chị kêu gọi dân oan hãy đoàn kết lại; kêu gọi các nhân sĩ trí thức, những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền hãy giúp đỡ bà con Dương Nội trong cuộc đấu tranh này…
Trong cuộc cưỡng chế ngày 25/4/2014, khi Cấn Thị Thêu leo lên chòi cao để ghi hình lực lượng cưỡng chế, thì công an đưa một cần cầu lên trên chòi, dùng bạo lực bắt bà đưa xuống đất. Bà đã bị ngất đi, nhưng CA vẫn đưa bà về trại giam… Chồng bà và một số bà con cũng bị bắt trong vụ này.
Sau 2 phiên xử, bà bị kết án 15 tháng tù giam; chồng bà, ông Trịnh Bá Khiêm 18 tháng tù; ông Lê Văn Thanh 12 tháng tù; ôngTrần Văn Sang 20 tháng tù vì tội “Chống người thi hành công vụ”!
Trong bài viết về Cấn Thị Thêu, nhà báo Nguyễn Tường Thụy cho biết: “Ngày 29-8-2014 bà con Dương Nội nhận được lá thư của chị từ trong trại giam. Qua đó, chị cho biết chúng lại tiếp tục dùng thủ đoạn để mua chuộc chị. Sau này, qua hai người đã ra tù, bà con Dương Nội biết được chúng hứa cho chị 10 tỷ đồng, một số lô đất và sắp xếp công việc cho 3 người con của chị. Nghe thì thật hấp dẫn nhưng chúng đã nhầm đối tượng. Cấn Thị Thêu không đấu tranh cho quyền lợi của riêng mình. Chị từ chối thẳng thừng sự mặc cả đó vì chị không thể phản bội bà con Dương Nội, không phản bội lại lý tưởng tranh đấu của mình. Những lời nói của chị trong Lễ ăn thề quyết tử giữ đất còn đó”.
Cuối năm 2015 Cấn Thị Thêu ra tù, trước đông đảo bà con Dương Nội và những người mến mộ, bà đã có bài phát biểu nói vo chừng 6 phút, gây chấn động cộng đồng mạng. Thú thực tôi chưa thấy một quan chức nào của ta khoảng vài chục năm lại đây có nổi một bài hùng biện thu phục nhân tâm như bài nói của Cấn Thị Thêu. Xem:
Ra tù Cấn Thị Thêu tiếp tục cùng bà con kéo đi khiếu kiện, đòi công lý. Rồi bà lại bị bắt, và ngày 20/9/2016, Tòa án ND quận Đống Đa (Hà Nội) đã kết án bà 20 tháng tù giam về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Trong tù, Cấn Thị Thêu tiếp xúc với đủ loại nữ tù nhân: Môi giới mại dâm, gái mại dâm, buôn bán ma túy, trộm cướp, buôn người, lừa đảo, giết người, dân oan …bà đều cảm thông với họ và hiểu ra rằng, phần nhiều trong số đó đều là nạn nhân của chế độ này.
Ra tù lần này, Cấn Thị Thêu càng thấm thía, cuộc đấu tranh để giữ đất, đòi công lý, đòi quyền làm người là gian khổ, khó khăn, lâu dài…Bà cùng chồng con ra sức thâm canh đất đai ở quê ngoại Hòa Bình, vừa kiếm công ăn việc làm ổn định cho các con. Trịnh Bá Phương lấy vợ, sinh con, tần tảo bám trụ ít đất còn lại ở Dương Nội. Trịnh Bá Tư tốt nghiệp Đại học Thể dục thể thao, có phẩm chất và năng lực tốt, nhưng thuộc “thành phần gia đình nhạy cảm” nên không xin được việc làm theo chuyên môn đào tạo. Tư lập nghiệp bằng trồng và bán cây giống bưởi Diễn, cùng với chăn nuôi cá, gia cầm… Trịnh Thị Thảo cũng lập gia đình, chí thú làm ăn…
Tôi cùng mấy người bạn đã về thăm cái trang trại nhỏ bé tràn ngập những trái bưởi vàng ươm, tỏa hương thơm ngát và gian nhà ấm cúng của vợ chồng bà Thêu ở Hòa Bình. Mọi người đều vui mừng và khâm phục sức sống mãnh liệt, đầy sáng tạo của cái gia đình đáng trân quý này.
Biến cố Đồng Tâm xảy ra ngày 9/1/2020 đã gây chấn động tất cả những người có lương tri. Gia đình Cấn Thị Thêu bàng hoàng xúc động, thấu hiểu và đồng cảm với cái chết oan nghiệt của người nông dân quyết giữ đất Lê Đình Kình và những dân oan Đồng Tâm. Bà cùng với các con đã lăn xả vào cùng chia sẻ nỗi đau đớn tột cùng của các nạn nhân Đồng Tâm và nỗ lực nói lên sự thật, tố cáo tội ác man rợ của nhà cầm quyền đối với dân oan Đồng Tâm. Sự thật về vụ án Đồng Tâm có thể là nỗi khiếp sợ kinh hồn của nhà cầm quyền này, vì vậy phải bịt hết các nguồn thông tin “ngoài luồng” về Đồng Tâm.
Có lẽ vì thế, nên trước khi xử vụ án Đồng Tâm vào ngày ngày 7/9/2020, thì ngày 25/6/2020, bà Cấn Thị Thêu và hai con Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư cùng với bà Nguyễn Thị Tâm đã bị công an bắt giữ. Họ là những dân oan Dương Nội hỗ trợ dân oan Đồng Tâm đắc lực nhất.
Cả bốn người bị bắt về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015. Thực chất đó chỉ là những thông tin về “sự thật Đồng Tâm”.
Ngày 5/5/2021 Tòa án ND tỉnh Hòa Bình đã đưa bà Cấn thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư ra xét xử, kết án tù 8 năm và quản chế 3 năm với mỗi người.
Bất công, đàn áp, dối lừa và nhà tù đã biến người nông dân Cấn Thị Thêu ban đầu như anh Pha, chị Dậu, đã giác ngộ, trưởng thành một nhân cách công dân; một con người không phải giác ngộ giai cấp mà cao hơn gấp vạn lần, là giác ngộ đấu tranh cho quyền sống, quyền làm người, cho công lý…vươn tới những giá trị phổ quát của nhân loại tiến bộ.
Nhà cầm quyền hãy một lần tự nhìn lại mình đi: Tại sao lại biến những người nông dân lương thiện, tha thiết gắn bó với ruộng đồng thành những Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết, Đặng Văn Hiến, Lê Đình Kình, Cấn Thị Thêu…? Tại sao lại biến những ruộng đồng ngàn năm “lành như đất” của dân tộc này thành “đất dữ” tranh cướp đầy nước mắt và cả máu, gây nên bao hận thù, oan khuất?
Nguyên nhân sâu xa từ đâu? Ai mới chính là những kẻ gây nên tội ác, gieo biết bao tai họa cho dân oan khắp trên đất nước này? Còn Cấn Thị Thêu, đúng như bà tuyên bố trước Tòa: “TÊN TÔI LÀ NẠN NHÂN CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN”!
_____
Một số hình ảnh:
Bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư tại phiên tòa ngày 5/5/2021 ở tỉnh Hòa Bình. Photo TTXVN |
Các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng phản đối phiên tòa xét xử và bản án của chính quyền Việt Nam đối với nhà hoạt động Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư ngay sau khi một tòa án ở tỉnh Hòa Bình tuyên mỗi người 8 năm tù và 3 năm quản chế.
Hôm 5/5, bà Emerlynne Gil, Phó Giám đốc Khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), cho biết trong một thông cáo: “Việc kết tội này là một sự phản bội công lý. Bà Cấn Thị Thêu và con trai của bà, Trịnh Bá Tư, là những nhà bảo vệ nhân quyền dũng cảm nên lẽ ra phải được chính phủ Việt Nam bảo vệ, không bị sách nhiễu hay giam cầm.”
Việc kết tội này là một sự phản bội công lý. |
---|
Bà Emerlynne Gil thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế |
“Lẽ ra ngay từ đầu không nên bắt bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư, chứ đừng nói đến chuyện kết tội họ với những cáo buộc ngụy tạo,” người đại diện Ân xá Quốc tế cho biết thêm.
Tổ chức này cho rằng rõ ràng hai mẹ con bà Thêu đã bị trừng phạt để trả đũa cho hành động ôn hòa của họ nhằm phơi bày những bất công và vi phạm nhân quyền.
“Đáng buồn thay, ở Việt Nam, hoạt động bảo vệ nhân quyền ôn hòa đủ để đối mặt với án tù dài hạn,” bà Gil nói.
Tương tự, tổ chức nhân quyền Article 19 hôm 5/5 ra thông cáo cho biết việc kết án một bà mẹ và con trai Việt Nam vì hoạt động ủng hộ nhân quyền của họ cho thấy rõ sự đàn áp đang diễn ra đối với xã hội dân sự độc lập và việc biểu đạt trên mạng ở Việt Nam.