Nhà báo Trương Châu Hữu Danh làm việc với công an hôm 15/1/2019 (ảnh tư liệu) |
Công an thành phố Cần Thơ hôm 17/12 bắt tạm giam ông Trương Châu Hữu Danh, một facebooker được nhiều người biết tiếng, với cáo buộc ông này “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Theo tin của Công An Nhân Dân, Tuổi Trẻ và VNExpress, bên cạnh việc bắt tạm giam 3 tháng, công an cũng đã khám xét nơi ở của bị can Trương Châu Hữu Danh ở Long An và thu giữ nhiều tài liệu liên quan.
Tin cho hay nơi cư trú của ông Danh là một căn nhà được vợ chồng ông thuê trong vài năm nay.
Theo tìm hiểu của VOA, ông Danh từng làm việc cho các cơ quan báo chí gồm báo Long An, Lao Động, Nông Thôn Ngày Nay, Làng Mới trong các giai đoạn khác nhau.
Trong vài năm gần đây, ông Danh nổi tiếng trên Facebook với nhiều bài viết và các cuộc tường thuật trực tiếp để phản đối nhiều trạm thu phí BOT ở một số tỉnh, thành phố, cũng như để “chống tiêu cực”, theo như cách gọi của chính ông Danh.
Tuy nhiên, từ phía nhà chức trách Việt Nam, họ coi một số việc trong số những hoạt động đó của ông là vi phạm pháp luật.
Theo quan sát của VOA, trên mạng xã hội, giới những người ủng hộ chính quyền Việt Nam cáo buộc rằng ông Trương Châu Hữu Danh có mối quan hệ thân thiết với những người mà họ gọi là “bất mãn”, như các ông, bà Lê Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Lân Thắng, Huỳnh Bửu Long, v.v…
Phản ứng về tin Facebooker Trương Châu Hữu Danh bị công an tạm giam với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do, dân chủ”, từ Đài Loan, nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội Nguyễn Trường Sơn viết trên trang cá nhân: “Điều 331 của bộ luật hình sự năm 2015 vừa một lần nữa được sử dụng để bịt miệng những người nói lên suy nghĩ của mình. Lần này nạn nhân là nhà báo Trương Châu Hữu Danh”.
“Với điều luật phản động, phản lý lẽ, và phản hiến pháp này thì bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân”, ông Sơn bình luận.
Một nhà hoạt động khác hiện cũng đang cư trú ở Đài Loan, ông Trịnh Hữu Long, đưa ra ý kiến: “Điều luật này vốn dĩ lâu nay được dùng để bịt miệng những ai nói trái ý chính quyền. Ngôn ngữ và logic của điều luật tạo ra khả năng diễn giải vô biên cho chính quyền … Điều luật này phải bị bãi bỏ, hoặc ít nhất là phải bị đình chỉ thi hành trên thực tế”.
Việt Nam đến nay bắt bớ, bỏ tù nhiều người bằng điều luật kể trên, trong đó có các ông, bà Nguyễn Thị Huệ, Đoàn Khánh Vinh Quang, Quách Duy, Trương Duy Nhất, Nguyễn Hữu Vinh, v.v…
Không ai có thể giết chết Sự Thật.
Published 13 hours ago on 18/12/2020
By Y CHAN
Ảnh: Trí thức trẻ, FB nhân vật/Tiếng Dân. Đồ họa: Luật Khoa. |
Chiều 17/12/2020, nhiều tờ báo nhà nước đồng loạt đưa tin nhà báo Trương Châu Hữu Danh bị bắt theo điều luật 331 Bộ luật Hình sự, tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Điều luật này dùng để làm gì, có lẽ trừ trẻ con vừa sinh ra và những ai cố tình bịt mắt bưng tai dưới chế độ này, tất cả đều hiểu rõ. Nó là công cụ đe dọa và trấn áp bất kỳ ai dám lên tiếng trái ý nhà cầm quyền.
Nhiều người ngạc nhiên trước tin nhà báo Hữu Danh bị bắt, nhất là theo một điều luật vốn dĩ xưa nay được “đặc chế” dành cho những ai bị chụp mũ “phản động”. Họ bất ngờ vì những thông tin Hữu Danh đưa ra xưa nay về các vụ tiêu cực trong xã hội đều khá chừng mực, không hề đi ngược lại “chủ trương đường lối chính sách của nhà nước”.
Điều đó lại càng chứng tỏ chiếc mũ “phản động” của những chế độ độc tài không hề có size – ai cũng có thể bị chụp nó lên đầu bất kỳ lúc nào.
Lại cũng có không ít người vỗ tay háo hức trước tin này. Nhiều nhất đương nhiên vẫn là lực lượng dư luận viên “vừa hồng vừa chuyên”, cùng các cảm tình viên sống dựa vào bổng lộc của chế độ. Những người này khi gió đảo chiều sẽ lập tức lột áo trở cờ thờ chủ mới. Chúng ta không có lý do gì để phí thời gian cho họ.
Điều đáng nói là trong số những tiếng cười hả hê, có những người vẫn tự cho mình là đấu tranh cho dân chủ, chống lại độc tài.
Họ không ưa Hữu Danh vì đủ thứ lý do, từ những vụ “đánh” nhân vật này mà không “bóc” nhân vật nọ, từ những tin đồn “ăn tiền” để viết bài hay là “lính” của quan chức chính quyền nào đó, hoặc chỉ đơn giản là chưa bao giờ “dám” công khai lên tiếng “chửi chế độ”.
Đó là thứ suy nghĩ kỳ lạ của những người có mối quan hệ không lành mạnh với “dân chủ”.
Nguyên tắc cơ bản của “dân chủ” là ai cũng có quyền của riêng mình, và mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ cái quyền đó, bất kể chủ thể là ai.
Nguyên tắc này được minh họa trong câu nói nổi tiếng: “Tôi có thể không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền của anh được nói những điều đó”.
Nói cách khác, “dân chủ” là một thứ luật chơi công bằng, do số đông đồng ý lập ra (thay vì là thiểu số muốn có đặc quyền như “độc tài”), áp dụng giống nhau cho tất cả (thay vì là “người phe mình” thì nhè nhẹ nhớ đánh khẽ, “người phe nó” thì phần phật quất thẳng tay).
Với những ai chỉ vì bất đồng ý kiến mà muốn bịt miệng người khác, thậm chí mở cờ trong bụng khi thấy người đó bị hãm hại, điều tốt đẹp nhất họ có thể làm cho đời là đừng nhân danh bất kỳ thứ gì, khỏi làm bẩn ý nghĩa của nó.
Tôi chưa được may mắn gặp trực tiếp nhà báo Hữu Danh. Như rất nhiều người khác, tôi chỉ biết về anh từ xa, qua các bài viết, hình ảnh và đoạn phim, về đủ những vấn đề tiêu cực nhức nhối của xã hội. Tôi chưa bao giờ thắc mắc vì sao anh không nói chuyện này, không bàn chuyện kia, không đề cập vấn đề nọ… Tôi hiểu rõ ở vị thế đó, với những việc làm đó, anh phải chịu rủi ro gấp trăm gấp ngàn lần những người khác, trong đó có tôi.
Tôi cũng hiểu rõ mỗi người đều có cuộc sống riêng, với những mối bận tâm, những lo lắng, những sợ hãi chỉ có họ mới phải chịu đựng. Sẽ thật là quái gở bệnh hoạn khi muốn người khác phải giống mình, hoặc làm giúp những thứ bản thân không dám làm, hay chưa làm được.
Tôi lựa chọn học hỏi những thứ Hữu Danh đã làm được. Tôi không lựa chọn soi mói những thứ anh chưa làm được – đó là việc mà tôi phải làm. Và cũng không có bất kỳ ai có tư cách đòi hỏi những gì cả Hữu Danh, tôi hay ai đó khác chưa làm được – đó là việc họ phải làm. Có gan đòi hỏi thì phải có gan tự đi mà làm lấy. Không ai sống giùm người khác.
Một chi tiết đáng chú ý cần được nhắc đến: trong khi tất cả những tờ báo quốc doanh đều đăng cùng một tông giọng, gọi Trương Châu Hữu Danh là “facebooker”, thì những người theo dõi Hữu Danh xưa nay trên Facebook vẫn luôn gọi anh là “nhà báo”.
Một cách chính thức, Hữu Danh là “cựu nhà báo”, đã từng cộng tác cho các tờ báo lớn của nhà nước. Mặc dù sau đó có thông tin rằng anh đã bị thu hồi thẻ nhà báo, nhưng rõ ràng sự tồn tại hay mất đi của cái thẻ ban phát đó không có ý nghĩa gì với bạn đọc. Với họ, những ai đấu tranh cho sự thật, bất chấp rủi ro đưa thông tin chính xác và hữu ích đến công chúng, đều xứng đáng được gọi là “nhà báo”. Ngược lại, nếu chỉ là cái loa tuyên truyền cho dối trá, cho dù nhét túi hàng trăm cái thẻ hay đeo kín vài trăm huy chương trên người, cũng đều là thứ vô nghĩa trong mắt người dân.
Những cái đầu độc tài khi bắt nhà báo Hữu Danh chắc chắn nghĩ rằng có thể khiến những người khác sợ hãi mà ngoan ngoãn im miệng. Họ hiểu lầm.
Không khó hiểu gì cho cái lầm đó của họ, những kẻ luôn có quan hệ bất thường với hiện thực. Họ tưởng rằng trên đời này tất cả đều giống mình: chìm trong dối trá, trốn trong sợ hãi, và sống trọn vẹn một cuộc đời hèn nhát.
Họ bắt nhà báo Đoan Trang, những quyển sách và tư tưởng của cô lại càng được nhắc đến nhiều hơn.
Họ bắt một Hữu Danh, ngày mai sẽ lại tiếp tục có thêm hàng ngàn những Vô Danh khác cùng lên tiếng.
Tôi chính là một Vô Danh như vậy.
Và khi họ bắt, hay giết một kẻ vô danh như tôi, sẽ lại có thêm hàng ngàn tiểu tốt khác nữa xuất hiện.
“Các người không thể giết chết Sự Thật”.
Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh. Ảnh: FB nhân vật |
Công an CSVN cho bắt cựu phóng viên và là Facebooker nổi tiếng Trương Hữu Danh chiều thứ Năm 17/12/20, theo Điều 331 “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Danh sinh năm 1982 (38 tuổi), quê Long An, khuôn mặt tiêu biểu cho sức sống đang lên của giới trẻ, hội nhập hoà dòng nhịp nhàng vào Thời Đại Thông Tin (Information Age).
Luật của các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản, là một phần công cụ của độc tài. Nó được viết mơ hồ để kẻ độc tài muốn diễn dịch ra sao cũng được. Nó không phải là luật của Dân Chủ Pháp Trị (luật đứng trên con người) mà là luật của Nhà Nước Pháp Quyền (con người đứng trên luật).
Để nguỵ trang cho điều này, ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã từng nói “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”, để ru ngủ người dân, luật là bậc nhất nhưng còn đứng sau một nhóm người – thật là khôi hài.
Như vậy luật của CSVN có bảo vệ quyền được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc của người dân hay không? Câu trả lời rõ ràng là không!
Như vậy người dân lấy luật của CSVN ra để cãi cho Danh, để Danh được trả tự do, được hay không? Câu trả lời rõ ràng là không!
Mất quyền được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc, người dân bị dồn nén, ẩn ức, chỉ chờ thời điểm để trút xả. Thời điểm vay mượn là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, người dân tuy không thực sự tham gia bầu cử được vì đâu phải đất nước của mình đâu!
Nhưng họ đã theo dõi một cách sôi động, vận động cho gà nhà, tấn công đối phương, y như đây là cuộc bầu cử của mình, trong ý nghĩa chính quyền là của dân, nếu người dân không thích thì người dân có thể thay thế nó được.
Luật pháp của CSVN không thể dùng để thay đổi chính quyền CSVN. Nó chỉ có thể được dùng để cãi án 21 năm như Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù 5 năm quản chế) cho có được ít xuống hay không mà thôi, nó không có giá trị để cãi Danh vô tội.
Muốn Danh hay bao nhiêu người khác đang đòi quyền được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc, tránh bị tội tù, thì không gì khác hơn là phải có được một chính quyền của dân, nếu người dân không thích thì người dân có thể thay thế nó được.
Belarus có dân số 9,5 triệu dân, chỉ bằng 1/10 dân số Việt Nam, sống trong hoàn cảnh chính trị khắc nghiệt hơn VN, mà đại đa số dân chúng còn xuống đường cất cao tiếng nói, thì thời điểm vay mượn của người dân đã vừa qua rồi, sắp tới sẽ là thời điểm của chính dân tộc chúng ta.
Chính quyền Mỹ trong những năm tới sẽ là một chính quyền can thiệp, ngoại trưởng sắp tới của Mỹ là Antony Blinken đã tự giới thiệu về 3 đời tỵ nạn chính trị của gia đình ông, cam kết bênh vực tỵ nạn và nhân quyền. Hoàn cảnh khách quan không còn cho phép CSVN đu dây giữa Mỹ và TQ. Lòng dân đang khao khát được thực sự tham gia vào bầu cử tự do và trong sạch trên quê hương mình.
Liệu người cộng sản có thấy được những điều này hay không?
Facebook Trương Châu Hữu Danh |
Trương Châu Hữu Danh là nhà báo duy nhất tiếp cận và đưa thông tin vụ án tử tù án oan Hồ Duy Hải xuyên suốt từ giai đoạn điều tra đến nay. Hữu Danh đã đi đầu trong tất cả các điểm nóng, đi đầu chống BOT bẩn, khai quật những bất công Thủ Thiêm, vào rừng đón Đặng Văn Hiến ra đầu thú, … việc bị bắt chỉ là vấn đề thời gian. Vì sao Hữu Danh bị bắt ngay giữa kỳ họp thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?
Cũng như nhà báo Phạm Đoan Trang, việc sẽ bị bắt đối với nhà báo Trương Châu Hữu Danh như là điều chắc chắn, vấn đề là bắt vào thời điềm nào, vì nguyên nhân gì. Phạm Đoan Trang đi sâu bình luận giải thích về những vấn đề dân chủ nhân quyền, còn Trương Châu Hữu Danh dấn thân vào điều tra đột phá hầu hết các sự kiện nóng trong cả nước. Cách thức tác nghiệp của Hữu Danh cũng bản lĩnh khác người là tận dụng mọi phương tiện kỹ thuật từ máy ảnh, điện thoại, flycam, ghi âm,…. dùng mọi loại hình truyền thông, chữ viết, video clip, hình ảnh để chuyển tải tới công chúng những thông tin sinh động, trực quan. Hơn thế nữa, không chỉ mô tả sự kiện, Hữu Danh còn đào sâu đến gốc rể tận cùng, ai, cán bộ cộm cán nào đã liên quan đến vụ việc và lôi nó ra ánh sáng.
Điển hình như vụ quán Cà Phê Xin Chào ở Bình Chánh, TP. HCM bị giải tỏa và chủ quán bị khởi tố hết ức vô duyên, nhiều báo cùng tham gia nhưng chỉ dừng lại ở chỗ giải tỏa quán và khởi tố chủ quán trái pháp luật. Sai phạm này được Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó Giám Đốc CATPHCM cho rằng sai phạm chỉ “nhỏ như cái móng tay”. Hữu Danh không ngại điều tra sâu hơn và nêu đích danh chính phạm “Có luồng dư luận cho rằng, quán phở này cạnh tranh với căng tin của công an nên bị trù dập, luồng thông tin khác lại cho rằng vì đại tá Nguyễn Văn Quý muốn mua luôn lô đất “vàng” của quán Xin Chào nên mới “xử” chủ quán. Cấp trên của ông Quý - Tướng Phan Anh Minh, khẳng định vụ việc ở Bình Chánh nhỏ như cái móng tay. Ông nói thuộc cấp làm không sai, nhưng máy móc và nóng vội.
Và, trong lúc “cái móng tay” Bình Chánh đang nằm trên bàn Thủ tướng thì xuất hiện “cái móng chân” - cũng ở Bình Chánh, làm dư luận sục sôi. Hóa ra, không chỉ ông Nguyễn Văn Tấn - chủ quán Xin Chào bị khởi tố. Người cho ông Tấn thuê đất, ông Nguyễn Văn Bỉ - cũng bị khởi tố. Ông Bỉ mang “tội” dựng lại cái chuồng vịt trên đất nông nghiệp. Người ký quyết định, không ai khác, cũng là ông đại tá Quý. Sinh mệnh của người dân, chỉ bằng một chữ ký, đúng là móng tay, móng chân. Không hơn”. (1)
Tiếp theo đó là hàng chục bài viết khác của Hữu Danh và đồng nghiệp nên “cái móng tay” phải vỡ lở. Cấp trên phải cách chức Phó Viện trưởng VKSND huyện và Trưởng CA huyện Bình Chánh.
Đại án Trịnh Xuân Thanh khởi đầu tự vụ xe tư nhân mang biển số xanh, thông tin hình ảnh đầu tiên là của nhà báo Phương Nguyên (Báo SGGP) với hình ảnh xe Lexus nhưng những chuỗi bài điều tra tiếp theo về chủ nhân thật chiếc xe, thủ đoạn mượn tài xế đứng tên chủ xe…. chính từ nhà báo Hữu Danh. (2) Đây là sự trùng hợp tình cờ ngẫu nhiên hay sự sắp xếp có chủ ý mà từ chuyện đi xe sang của Trịnh Xuân Thanh đã dẫn đến đại án Ủy Viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng ra tòa?
Chính vì vậy, Trương Châu Hữu Danh là cái gai khó chịu với nhiều người. Đã không ít lần nhà báo Hữu Danh bị tạm giữ, bị “giang hồ” hành hung, bị mời làm việc,…
Năm 2016, Hữu Danh suýt chết khi xỉa răng cọp với loạt bài Biệt thự nghìn tỉ của thiếu tướng Công An Đắk Lắk Trần Kỳ Rơi. Bài điều tra khá chi tiết có đầy đủ dinh hình ảnh dinh thự bằng gỗ quý nguy nga, hoành tráng cà phê Không gian xưa trên đường Y Moan, phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột rộng hơn 4000m2 đất do tướng Trần Kỳ Rơi đứng tên. Nhưng qua “kiểm tra” của chính quyền địa phương thì Tướng Rơi “chỉ là chủ đất”, tài sản bên trên đất chủ yếu do người khác bỏ vốn hùn. Con gái Tướng Rơi là đại úy Công An chỉ sở hữu một phần nhỏ năm bảy tỉ đồng và gỗ xây dựng là gỗ thường không phải gỗ quý. Sau vụ này, Hữu Danh rời Dân Việt về viết cho phụ bản Làng Mới của báo này.
Bà Nguyễn Thị Loan kêu oan cho con là tử tù Hồ Duy Hải |
Trong vụ oan án Hồ Duy Hải, trước khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ đạo hoãn thi hành án, Công An Long An đã từng có công văn mật đề nghị bắt nhà báo Trương Châu Hữu Danh.
Trên mạng xã hội, các Dư Luận viên, Hội Cờ đỏ, AK 47 tấn công tới tấp, vu khống đủ điều, Hữu Danh vẫn ngang tàng xem như cỏ rác. Thậm chí với những người như Nguyễn Sin- một dạng côn đồ, công an chìm trên mạng, Hữu Danh còn thách thức gặp mặt gặp gỡ và dạy dỗ với giọng đàn anh giang hồ. Với những kẻ được ai đó thuê mướn bảo kê cho BOT bẩn hành dung, gây thương tích, hư hỏng tài sản bị tố giác, kẻ bỏ tiền thuê bỏ rơi, phải lãnh án tù, Hữu Danh còn ra tay giúp đỡ.
Fb của nhà báo Thái Văn Đường đã đưa thông tin “VKS đã phê chuẩn bắt giam Hữu Danh từ ngày 20-10 nhưng do ông Sáu Đạt (Phó TT Trương Hòa Bình can thiệp nên chưa thực hiện”, không rõ thông tin này có chính xác không nhưng, có nguồn tin thân cận cho biết vào giữa tháng 11, Hữu Danh đã bị tạm giữ 2 đêm ở Hà Nội. Nhưng sau những thử thách ấy Hữu Danh vẫn xông xáo, hăng hái viết cho đến ngày bị bắt.
Nghe tin Hữu Danh bị bắt, một nhà văn chống tiêu cực sừng sỏ chép miệng than: “Tao nói hoài, nó không nghe, đừng đánh vô cá nhân!”. Nhưng có người phản biện, “tiêu cực là do cá nhân trực tiếp gây ra, không lôi cá nhân đó ra ánh sáng thì làm sao thấy được. Ông muốn đòi lại đất cho bà mẹ liệt sĩ thì cũng phải hài tên … bí thư tỉnh …. Chống tiêu cực không đụng tới cá nhân sao được!”. Nghe tới đây, nhà văn thở dài “khổ thiệt, tránh đâu cho khỏi”.
Nhiều đông nghiệp cũng nghĩ rằng nhà báo Hữu Danh bị bắt vì chạm đến quyền lợi, quyền lực hoặc gây ra nguy cơ với quyền lợi quyền lực của một ai đó trong thời điểm tiền đại hội 13.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. Hình báo Thanh Tra |
Chỉ từ năm 2016 đến nay, nhà báo Hữu Danh xông xáo đi đầu trong hầu hết những điểm nóng của cả nước và chạm đến không dưới 10 thành viên nhà đỏ hoặc ứng viên nhà đỏ. Cùng nhóm “Bạn Hữu Đường Xa” khuấy động phong trào chống BOT bẩn trên cả nước, gọi Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bằng xú danh “Thể Cá Tra”. Nhưng ông Thể hiện nay như cá nằm trên thớt, thở thoi thóp trong bàn tay tướng Tô Lâm với bao vết chàm làm sao có sức để phản công.
Với Bí Thư Bắc Ninh bổ nhiệm con làm Bí Thư Thành Ủy, Hữu Danh đã lôi tuột cả đoàn cả đống ".. Câu chuyện cử nhân cờ vua Nguyễn Nhân Chinh - Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh, con trai Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến được chỉ định giữ chức Bí thư Thành ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020-2025 ở tuổi 3X không có gì lạ.
Nếu ai nói đây là truyền thống gia đình, gia đình trị, là chưa đúng bản chất. Vì đây là truyền thống của tỉnh Bắc Ninh.
Người tiền nhiệm Bí thư Chiến là Bí thư Trần Văn Túy. Ông Túy có con rể Vương Quốc Tuấn chính là tiền nhiệm của con trai ông Chiến. Sau khi để ghế cho Chinh, ông Tuấn đã được HĐND tỉnh này bầu bổ sung làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh. (ông Túy hiện là Trưởng ban Công tác đại biểu của UBTVQH).
Nhưng 2 cán bộ Chinh - Tuấn (ông Tuấn có năng lực, trình độ) chưa là gì so với con trai Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Công Ngọ - trước Bí thư Túy (sau về làm Phó Chủ nhiệm UBKT T. W). Con trai Bí thư Nguyễn Công Ngọ là Nguyễn Công Thắng - sinh năm 1983. Hơn 30 tuổi, ông Thắng đã là Bí thư huyện, năm 2019, khi 36 tuổi đã là Trưởng ban dân vận tỉnh ủy.
Nếu đúng lộ trình, ông Thắng sẽ là ủy viên T.W dự khuyết và cái ghế Bí thư tỉnh ủy có thể rơi trúng người bất cứ lúc nào.
Nước cờ của ông, mới là đỉnh cao trí tuệ”. (2a)
Hữu Danh đã sơ kết trận chiến gay go này “Trong gần 20 bài tôi viết về Bắc Ninh đợt bố Chiến con Chinh, giờ kiểm tra lại FB chặn hiển thị hơn một nửa! Nhiều bạn không hiểu, cứ tưởng tui nhận kèo xóa bài”. (2a)
Nhưng vụ việc này cũng kết thúc có hậu. Cậu ấm chỉ làm bí thư mấy ngày rồi được điều chuyển thành Phó Giám đốc sở.
Gần đây là vụ miếng đất 9000m2 ven sông của vợ Bí Thư Tỉnh Bình Dương đã mua giá rẻ, trốn thuế và xây dựng sai quy hoạch, Hữu Danh cũng có hàng chục bài trên Fb điển hình như “LỐI RA NÀO CHO VỢ ANH NAM
THỜI GIAN QUA, TỘI PHẠM MẠNG TẤN CÔNG DỒN DẬP CÁC BÀI VIẾT VỀ 9.000 M2 ĐẤT VIEW SÔNG GIÁ CHỈ 100 TRIỆU CỦA VỢ BÍ THƯ BÌNH DƯƠNG - ÔNG TRẦN VĂN NAM. Nhiều bài báo bị gỡ mất, các bài trên FB cũng bị chặn hiển thị vì "luật địa phương".
Chuyện gọn vầy: Khu đất 9.000m2 view sông cực đẹp ở Bến Cát, Bình Dương được giới bất động sản đánh giá là đẳng cấp siêu đại gia, có tiền cũng không dễ mà mua được.
Khu đất và công trình trên đất đứng tên bà P h ạ m M a i H o a (sinh năm 1966, hộ khẩu thường trú tại 134 / 4 đường 3 0 / 4, khu 2, phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một). Đáng chú ý, bà Hoa nhà vợ Bí thư tỉnh ủy Bình Dương, ông Trần Văn Nam.
Giá khu đất giá vợ chồng bí thư chỉ tốn 100 triệu đồng cho 9.000 m2 đất view sông hiếm có khó tìm.
Đặc biệt, công luận đang đặt ra các nghi vấn trốn thuế rất cần được các ngành chức năng tỉnh Bình Dương, Bộ TN&MT, Tổng Cục Thuế,... sớm tiếp nhận, rà soát, thanh kiểm tra, điều tra làm rõ.
Vụ này, tôi đeo bám gần nửa năm nay, và đến giờ có thể nói: Trung ương vào cuộc rồi”(5)
Quả đấm này đi vào không khí, ông Nam vẫn yên vị sau đại hội Đảng (3) nên không đến mức ra tay hạ thủ.
Với vụ án Hồ Duy Hải, Hữu Danh là nhà báo duy nhất Việt Nam theo đuổi xuyên suốt qua tất cả các giai đoạn tố tụng. Đặc biệt là sau phiên tòa Giám Đốc Thẩm của Hội đồng 17, một bàn tay bí mật nào đó đã chuyển cho nhà báo Hữu Danh hàng chục bút lục cực kỳ quan trọng là chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải đã bị ai đó bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án nên không chỉ các luật sư mà cả bà Lê Thị Nga - Tưởng đoàn giám sát của Quốc Hội, Chánh Án Nguyễn Hòa Bình cũng không thể biết được các tình tiết ngoại phạm này. Nhà báo Hữu Danh đã trao các tài liệu này cho Luật sư Trần Hồng Phong trình với các cơ quan chức năng tiếp tục kêu oan và xin tái thẩm vụ án.
Từ nguồn thông tin nào đó, Hữu Danh rất lạc quan và từng đăng tin trên Fb động viên mọi người, đừng ngại hai Bình (Trương Và Nguyễn Hòa Bình) tiếp tục thăng tiến, sau đại hội sẽ có hướng ra cho Hồ Duy Hải. Vì vậy, vụ việc này cũng không phải là nguyên nhân Hữu Danh bị bắt.
1. https://danviet.vn/quan-pho-xin-chao-va-noi-oan-dai-ta-7777675632.htm
2. https://danviet.vn/vu-lexus-o-hau-giang-cap-bien-trang-hom-truoc-bien-xanh-hom-sau-7777686636.htm
2a- https://www.facebook.com/huudanh.truong.5
3. https://tuoitre.vn/ong-tran-van-nam-tai-dac-cu-bi-thu-tinh-uy-binh-duong-20201015100203341.htm
4. https://www.facebook.com/hdanh81
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh |
Tất Thành Cang tên tội đồ của Thủ Thiêm và cả Sài Gòn vừa bị bắt, những độc giả của nhà báo Trương Châu Hữu Danh chưa kịp trọn vui với hình ảnh cặp đôi Đinh La Thăng và Tất Thành Cang mặc đồng phục Junventus trên trang FB của Hữu Danh thì đến lượt chính nhà báo này bị khởi tố tạm giam vì điều luật mơ hồ 311 BLHS, lợi dụng quyền tự do dân chủ…. Cả hai bị bắt đúng vào giữa kỳ họp thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trước phiên bỏ phiếu thông qua phương án nhân sự dự kiến. Vì sao Hữu Danh bị bắt vào thời điểm này?
Đau đáu với số phận người dân Thủ Thiêm, Tất Thành Cang là đối tượng bị nhà báo Hữu Danh khinh bỉ đặt cho biệt danh Tang Thành Cất. Hữu Danh đã theo đuổi Cang từng bước chân, thậm chí chụp ảnh chính mình đang đứng trước nhà Tất Thành Cang canh chờ khi có tin y bị bắt. Trong đợt đưa những tin đồn đoán đó, báo Người Tiêu Dùng bị phạt tiền, bị đình bản ba tháng nhưng Hữu Danh vẫn bình yên vô sự.
Điều kỳ lạ là chủ thể trực tiếp bắt nhà báo Hữu Danh là Công An TP. Cần Thơ, một tổ chức mà Hữu Danh khá thân thiết và từng có bài viết khen ngợi. Vụ việc nổi cộm nhất Hữu Danh phanh phui là Quỹ đầu tư phát triển TP Cần Thơ (gọi tắt CADIF) thực hiện dự án tại ấp Thới Thuận A, nhưng lại triển khai dự án sang ấp Thới Thuận B làm hàng trăm người dân khốn khổ trong đó có người bị truy tố phạt tù vì chống lại sự cưỡng chiếm sai trái này, và vì uất ức đã tự sát. Hữu Danh không chỉ phanh phui sự thật mà còn vận động quyên góp giúp đỡ gia đình nạn nhân. Hữu Danh đã viết trên Fb:
“TẤM LÒNG ĐẾN GIA ĐÌNH ANH KIÊN
Ở Cần Thơ, cán bộ lập dự án ở ấp A rồi thu hồi đất ở ấp B với giá rẻ mạt, hàng trăm người dân bị đẩy vào bước đường cùng.
Anh Trung Kiên, khi thấy cán bộ dựng nhà kho trên đất của mình (ấp B), anh bức xúc lái xe ủi ra ủi sập.
Lãnh đạo tỉnh Cần Thơ thừa nhận, việc lập dự án ở A rồi thu hồi ở B là lỗi hệ thống.
Thế nhưng, thay vì xử bọn o ép dân thì Tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm lại tịch thu xe của anh Kiên, bắt anh đền tiền cho cán bộ và tống anh vào tù, án 9 tháng.
Ngày 12/8, thay vì đi thi hành án thì anh Kiên uống thuốc độc tự sát nhưng được cứu kịp thời.
Nhận sự ủy thác của quý anh em, bạn bè, bạn đọc, hôm nay chúng tôi đã trao cho vợ con Kiên 55 triệu đồng, 31 hộp sữa Abbott.
Số quà này, đủ cho vợ con Kiên vượt qua 9 tháng gian nan - khi người chồng/cha thân yêu đang phải trong nhà tù.
Xin tri ân tất cả mọi người!” (4)
Vụ sai phạm này thối động đến cả báo đảng trung ương khiến các báo này cũng phải có loạt bài điều tra. Ngay bài đầu tiên báo Nhân Dân điện tử đã khẳng định “Quyết định chủ trương đầu tư của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phê duyệt địa điểm thực hiện dự án tại ấp Thới Thuận A, nhưng lại triển khai dự án sang ấp Thới Thuận B. Hàng trăm hộ dân bị xáo trộn cuộc sống, lâm vào cảnh mất chỗ an cư vì dự án từ… "trên trời" rơi xuống. Cho vay sai quy định, hoạt động không đúng chức năng nhiệm vụ, đó là những sai phạm triền miên tại Quỹ đầu tư phát triển TP Cần Thơ (gọi tắt CADIF) thời gian qua”. (5)
Vụ việc được thanh tra và còn phát hiện thêm nhiều sai phạm khác như chi tiêu trái phép hơn 3 tỉ đồng, nợ xấu hàng trăm tỉ đồng, vi phạm tài chính hơn 53 tỉ đồng nhưng kết quả xử lý chỉ là có một số con em cán bộ xin chuyển công tác khỏi Cadif. (6). Liệu việc phanh phui tiêu cực của các cậu ấm ở Cadif có phải là nguyên nhân khởi tố bắt giam nhà báo Hữu Danh. Chắc chắn đây sẽ là nguyên cớ, nhưng không phải là nguyên nhân vì chuyện xảy ra đã khá lâu và kết thúc vào tháng 7-2020.
Sự kiện sôi động nhất của báo giới thời gian gần đây là, sau khi ép thu 30% lợi nhuận không được đáp ứng, Tổng Liên Đoàn Lao Động kỷ luật cách chức ông Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng trường Đại Học Tôn Đức Thắng. Quyết định này vi phạm quy chế tự chủ của Đại Học và Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam phải lên tiếng giải trình trước Quốc Hội, cử đoàn Thanh tra làm việc.
Đồng thời với vụ việc này, hai Tiến sĩ, Giảng viên của Trường Đại Học Tôn Đức Thắng đã bị khởi tố bắt giam về tội vu khống ông Bùi Văn Cường, nguyên Chủ tịch Liên Đoàn Lao Động, đương kim Bỉ Thư tỉnh Đắc Lắc là đạo văn trong luận văn tiến sĩ.
Báo chí và dư luận mạng xã hội, trong đó nhóm Báo Sạch mà Hữu Danh là thành viên quản trị đã có nhiều bài viết phân tích về sai phạm trong việc cách chức vị hiệu trưởng đã có công đưa Đại học Tôn Đức Thắng thành đại học đầu tiên của Việt Nam lọt vào Top thế giới, phê phán việc vi phạm tố tụng và khiên cưỡng về tội danh vu không khi bắt Tiến sĩ Phạm Đình Quý.
Bí thư Đăk Lăk Bùi Văn Cương (đứng giữa). Hình Cổng thông tin điện tử tỉnh Đăk Lăk |
Một số báo lề phải, điển hình là báo Lao Động đã bênh vực Tổng Liên Đoàn và quy chụp, bôi bẩn Hiệu trưởng Lê Vinh Danh hưởng lương khủng 500 triệu/tháng….
Báo Nhân Dân cũng lên tiếng thông tin bảo vệ Bí Thư Đăk Lăk không vi phạm đạo văn căn cứ vào xác nhận của Hiệu trưởng trường Đại Học Hàng Hải nơi ông Cường bảo vệ luận văn Tiến sĩ với đề tài cơ chế vận hành của chân vịt tàu biển trong luồng lạch Hải Phòng. (7) Đương nhiên là khi anh cả đã phất cờ thì đám báo chí lề phải chỉ rộ theo hoặc im tiếng.
Về vụ bắt giam hai Tiến sĩ, sau nhiều ngày im lặng, tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 2/10, ông Tô Ân Xô, Thiếu tướng công an, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết vụ việc được tiến hành sau khi Công an tỉnh Đắk Lắk “tiếp nhận nguồn tin tội phạm”.
“Ngày 19/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với ông Hoàng Minh Tuấn (SN 1980) về tội “Vu khống”. Các quyết định này đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk phê chuẩn.
Cũng theo ông Xô, sau khi mở rộng điều tra, ngày 25/9, Công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định tạm giữ và lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Phạm Đình Quý (giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng), ngày 1/10 ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam 2 tháng về tội “Vu khống” theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Phát ngôn chính thức từ Bộ Công an gián tiếp xác nhận chủ trương đồng tình của Bộ Công an đối với các quyết định của Công an tỉnh Đắk Lắk”.(8)
Những thông tin này cho thấy quá rõ ông Cường đã được bề trên bảo kê và đã tái trúng cử Bí Thư Đắk Lắk, là UVBCH TƯ khóa 12 đương nhiệm đang mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong đại hội 13. Hầu hết các báo chí và mạng xã hội đã chùn bước, chỉ riêng Hữu Danh vẫn tiếp tục đột phá bằng nhiều bài viết trên Fb tiếp tục phản biện và đào xới thông tin liên hệ. Hữu Danh lôi ra việc Bùi Văn Cường trong thời làm Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động đã tiếp nhận và tạo điều kiện cho Trần Quốc Bình, con trai của Trần Quốc Vượng thăng tiến thần tốc.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. Hình AFP |
Ai cũng biết rằng, Trần Quốc Vượng đang là ứng cử viên của ghế nóng Tổng Bí Thư trong chiến trường đẫm máu đại hội 13. Theo binh pháp của Tập Cận Bình và Tổng Trọng đang áp dụng, muốn đốn cây phải mé nhánh. Vượng vốn không có tài năng, kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ cậy vào sự trung thành với Tổng chủ và nhân thân trong sạch hơn các đồng chí đã bị lộ nên nếu dư luận ầm ỉ về vụ lùm xùm Bùi Văn Cường đạo văn, ỉ quyền bắt người trái pháp luật thì điểm tựa mỏng manh về đạo đức nhân thân của Vượng khó thể đứng vững trước các đối thủ khác.
Một diễn biến khác lạ là sau khi Hữu Danh bị bắt, trang Báo Sạch trên Fb chuyên đăng tin bài về vụ an Hồ Duy Hải và các bài về Hiệu trưởng Lê Vinh Danh của trường Tôn Đức Thắng đã bị rút.
Trên hai trang fb của Trương Châu Hữu Danh các bài viết về Bí thư Bùi Văn Cường cũng hoàn toàn biến mất chỉ còn một mẫu duy nhất
“Giáo sư tiến sĩ nhà giáo nhân dân bí thư đảng ủy Lương Công Nhớ lương mỗi tháng hơn chục triệu, đùng một cái ông bị đứa cán bộ tham lam giật một phát hơn 80 tỷ và 2 triệu đô...
Chẳng một ai ngạc nhiên vì sao ông Nhớ lương như con kiến mà tài sản như con voi, vì ai cũng hiểu phía sau là gì...
Câu chuyện TLĐ rêu rao ông Lê Vinh Danh "lương cao" cho thấy một não trạng lạ lùng của lãnh đạo: Họ sẵn sàng tung hô một kẻ bất tài có lương cực nhỏ nhưng tiền cực lớn, rồi chà đạp một nhân tài hưởng lương cao, và thành quả khỏi phải bàn cãi.
Não trạng này, là của những đứa đạo đức giả.”
Những dữ liệu đã nêu cho thấy việc bắt nhà báo Hữu Danh ít nhiều có liên quan đến Bí Thư Cường và chân rất cao hơn.
Có thể quá tự tin, có thể do nhiệt huyết đã thành bản năng, dám làm những chuyện người khác không dám làm như từng vào rừng sâu đưa tội phạm Đặng Văn Hiến đang lẩn trốn ra đầu thú. Cũng có thể do có sự khuyến khích, tác động bảo về của một nguồn lực khả dĩ nào đó.
Báo chí đã từng đau xót về bản án của Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải trong vụ PMU 19 thời tiền đại hội 11. Có lẽ Trương Châu Hữu Danh sẽ là một ruồi muỗi chết oan tương tự.
Vấn đề là không thể im lặng trước sự lạm quyền, bạo quyền bóp nghẹt dân chủ, bóp nghẹt tiếng nói của người dân. Dư luận xã hội, các tổ chức nhân quyền cần lên tiếng.EU đối tác thương mại quan trong có những quy ước nhân quyền với Việt Nam cần có hành động giúp người dân Việt sống trong không gian dễ thở hơn và giúp những nhà báo nhiệt huyết hiếm hoi của Việt Nam có cơ hội tồn tại và hoạt động.
8- https://trithucvn.org/tin-tuc-vn/ts-pham-dinh-quy-bi-khoi-to-ho-den-quyen-luc.html
CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Gần một tháng sau thời điểm Facebooker, nhà báo Trương Châu Hữu Danh bị bắt, báo Thanh Niên hé lộ nguyên nhân vụ bắt giữ ông này: “Sử dụng Facebook cá nhân đưa hình ảnh, video có nội dung kích động, gây mất an ninh trật tự trạm thu phí BOT tại Cần Thơ, xuyên tạc về tám lãnh đạo thành phố Cần Thơ.”
Báo Thanh Niên hôm 15 Tháng Giêng viết: “Kết quả giám định kết luận nội dung, bài viết, hình ảnh lồng ghép trên Facebook Trương Châu Hữu Danh kèm bình luận tiêu cực, một chiều thể hiện rõ mục đích chống phá, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nước; ảnh hưởng uy tín lãnh đạo địa phương.”
Công an khám xét tư gia của ông Trương Châu Hữu Danh hôm 17 Tháng Mười Hai, 2020. (Hình: Khôi Nguyên/Thanh Niên) |
Ông Danh được biết đến là cựu phóng viên báo Nông Thôn Ngày Nay, Làng Mới, và sau này tham gia trang Facebook “Báo Sạch.” Ông cũng được ghi nhận là một trong những Facebooker có lượt tương tác cao trên mạng xã hội.
Trước đó, công luận hoang mang về việc ông Danh bị bắt với cáo buộc chung chung là “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo Điều 331, Bộ Luật Hình Sự CSVN 2015.
Sở dĩ công luận ngạc nhiên vì ông Danh không được cho là thuộc giới xã hội dân sự hoặc bất đồng để có thể bị nhà cầm quyền CSVN quy chụp tội danh nêu trên.
Hơn nữa, việc bắt giữ ông Danh diễn ra trong bối cảnh có nhiều cáo buộc ông này tham gia chiến dịch “giải cứu truyền thông,” tức nhận tiền để viết bài trên Facebook cho các doanh nghiệp, cá nhân đang cần tận dụng tác động của mạng xã hội cho việc làm ăn của họ.
Nay theo tường thuật của báo Thanh Niên, công an cáo buộc ông Danh “đưa tin sai sự thật về Quỹ Đầu Tư Phát Triển Cần Thơ, Công Ty Xổ Số Cần Thơ, Công Ty Cadif Cần Thơ.”
Tuy vậy, cáo buộc “xuyên tạc tám lãnh đạo Cần Thơ” không được tờ báo làm rõ xuyên tạc thế nào và tám vị lãnh đạo đó là ai.
Trang cá nhân của ông Trương Châu Hữu Danh đã ngừng cập nhật sau ngày 17 Tháng Mười Hai, 2020. (Hình chụp qua màn hình) |
Sau vụ bắt giữ ông Danh, tin cho hay một loạt Facebooker liên quan là thân hữu, thành viên nhóm Facebook “Báo Sạch” đã đóng trang cá nhân và lần lượt bị công an triệu tập trong lúc vụ việc đang được mở rộng điều tra.
Vụ bắt giữ gần nhất một người được cho là trong nhóm “giải cứu truyền thông” của ông Danh là bà Nguyễn Thị Bích Thủy, tự Bích Thủy “TV” và tự xưng nhà báo. Bà Thủy bị cáo buộc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”
Theo tờ Thanh Niên hôm 14 Tháng Giêng, hiện Công An tỉnh Cà Mau đang kêu gọi những ai là nạn nhân hoặc có thông tin, chứng cứ về hành vi vi phạm của bà Thủy cần trình báo ngay. (N.H.K) [qd]
Các thành viên của nhóm Báo sạch chuyên phanh phui các vụ tham nhũng ở Việt Nam. Sau nhà báo Trương Châu Hữu Danh, ba thành viên khác của nhóm cũng đã bị bắt với cáo buộc "lợi dụng quyền tụ do dân chủ" theo điều 331 của BLHS Việt Nam. |
Sau Trương Châu Hữu Danh, các nhà báo thành viên khác của nhóm Báo sạch chuyên phanh phui các vụ tham nhũng cũng đã bị bắt, thêm một “đòn giáng mạnh vào tự do báo chí” ở Việt Nam
Công an thành phố Cần Thơ hôm 20/4 khởi tố và bắt tạm giam 3 thành viên của nhóm Báo sạch để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, hơn 4 tháng sau khi nhà báo Hữu Danh và là thành viên đầu tiên của nhóm bị bắt giữ.
Việc bắt giam thêm các thành viên của nhóm, theo truyền thông trong nước, là nằm trong sự mở rộng quá trình điều tra nhà báo Hữu Danh, cũng là một Facebooker có tiếng về các đăng tải phanh phui các trạm thu phí BOT ‘bẩn’ ở Việt Nam. Nhà báo từng công tác tại báo Lao Động và Nông thôn Ngày nay, bị bắt hồi tháng 12 năm ngoái cùng với tội danh trên.
Ba thành viên của nhóm Báo sạch bị Cơ quan an ninh điều tra TP Cần Thơ bắt giam hôm 20/4 gồm có Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Nguyễn Phước Trung Bảo, mà theo VnExpress, đều là những người từng làm việc trong các cơ quan báo chí tại TPHCM.
“Không rõ là họ vi phạm cái gì và cụ thể là vì sao họ bị bắt nhưng đây là các cựu nhà báo rất được lòng người đọc vì họ đã dũng cảm viết những bài báo đấu tranh cũng như vạch trần những sai phạm của các quan chức tham nhũng ở Việt Nam,” Bùi Sơn, một kỹ sư ở Hà Nội từng theo dõi trang Báo sạch trên mạng Facebook trong những năm qua, cho VOA biết.
Nhóm Báo sạch được thành lập năm 2019 sau vụ việc của doanh nghiệp Asanzo – tập đoàn điện tử được cho là bóc gỡ tem nhãn Trung Quốc và dán mác ghi xuất xứ Việt Nam – trên Tuổi Trẻ, theo Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết trong đăng tải về vụ bắt giữ hôm 20/4. Người từng được biết tiếng qua blog Cô gái Đồ Long còn cho biết rằng các thành viên của nhóm bao gồm các nhà báo và trang Báo sạch đã “gây nhiều tiếng vang, nhanh chóng đạt được lượng theo dõi khủng.”
“Những bài báo vạch trần các sai phạm của các quan chức tham nhũng ở Việt Nam (được) nhóm Báo sạch viết rất thẳng thắn và họ có những bằng chứng rất xác thực,” anh Sơn nhận định. “Sau đó khi cơ quan công an điều tra ra thì đúng là những điều Báo sạch đăng lên và đúng là các tội danh mà các quan chức tham nhũng bị bắt vướng phải.”
Theo blogger Người Buôn gió Bùi Thanh Hiếu, nhóm ‘Báo Sạch’ từng viết bài vạch rõ những sai phạm của nhà máy nước sông Đuống mà sau đó truyền thông chính thống đưa tin rằng công an đã vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc.
Thông tin về vụ bắt giữ thêm các thành viên của nhóm Báo sạch, báo Công an Nhân dân cho biết cơ quan an ninh điều tra đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án và đang “tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.”
“Việc bắt gần cả nhóm chiều (ngày 20/4) gây rúng động mạnh với giới truyền thông, ngay gần kề ngày bầu cử Quốc hội 2021,” bà Hương Trà viết.
‘Đòn giáng mạnh vào tự do báo chí’
Trả lời phỏng vấn VOA một ngày trước khi bị bắt hồi tháng 12 năm ngoái, ông Hữu Danh nói rằng ông thường viết về các sai phạm cụ thể của các quan chức địa phương và “không liên quan đến chế độ” hay “thể chế” để mà bị bắt giam mà thay vào đó là nên được khuyến khích.
“Hiện nay Chính phủ và Đảng đang có ‘công cuộc Đốt lò’ là khuyến khích chống tiêu cực và khuyến khích người dân phát hiện ra các nhũng nhiễu, các sai phạm để đưa ra cho công chúng biết,” ông Hữu Danh nói với VOA trong cuộc phỏng vấn về việc chính quyền, thông qua các công ty công nghệ Mỹ như Facebook, kiểm duyệt nội dung của người dùng mạng xã hội ở Việt Nam, hôm 16/12/2020. “Tôi không hề vi phạm gì cả vì những bài tôi đưa ra đều có chứng cứ rõ ràng.”
Chiến dịch chống tham nhũng, còn được gọi là “Đốt lò”, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động trong vài năm qua và đã đưa ra trước vành móng ngựa nhiều quan chức chính phủ cũng như những lãnh đạo các ngành dầu khí, ngân hàng, công an để xét xử về những vi phạm trong quản lý và tham nhũng.
Ông Hữu Danh được nhiều người biết đến với loạt bài viết trên Facebook về khối tài sản của Bí thư tỉnh uỷ Bình Dương, Trần Văn Nam, và hàng loạt video cùng các đăng tải trên mạng xã hội về nội dung phản ánh tiêu cựu, phản đối nhiều trạm thu phí BOT ở các tỉnh thành và TPHCM. Tuy nhiên, theo VnExpress, một số hành động của ông bị cho là vi phạm pháp luật. Nhưng công an chưa công bố hành vi cụ thể về việc “vi phạm pháp luật” của nhà báo này.
Theo anh Sơn, các bài báo của nhà báo Hữu Danh và nhóm Báo sạch cho người dân Việt Nam được biết đến những thông tin phản biện đa chiều, khác với truyền thông chính thống do Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản kiểm duyệt.
“Lần đầu tiên người đọc được xem báo ‘sạch’ mặc dù chỉ là trên (ứng dụng) Facebook nhưng nó cũng thể hiện một sự tự do báo chí nhất định khi mà trang Báo sạch đó liên tục đưa ra những vụ án tham nhũng lớn khá là lớn,” anh Sơn nói. “Sau khi nhà báo Trương Châu Hữu Danh bị bắt và trang Báo sạch bị đóng thì người đọc giờ đây không còn một kênh nào khác để tham khảo về các thông tin thời sự.”
Trang Facebook của Báo sạch đã đóng ngay sau khi thành viên đầu tiên của nhóm, nhà báo Hữu Danh, bị bắt hôm 17/12/2020.
Theo anh Sơn, việc bắt giam các thành viên nhóm Báo sạch là “một đòn giáng mạnh vào ước mơ và mong ước được có một nền báo chí tự do của người dân Việt Nam.”
Việt Nam, theo đánh giá mới được tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đưa ra hôm 20/4, là một trong số 6 quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Triều Tiên, có ít tự do báo chí nhất trên thế giới. Bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2021 của RSF xếp Việt Nam hạng 175 trong số 180 nước, nằm trong nhóm các quốc gia được coi là có “tình trạng rất tồi tệ” đối với tự do báo chí.
Nhóm Báo sạch nằm trong số nhiều nhà báo bị chính quyền bắt giam và kết án nhiều năm tù trong thời gian gần đây. Theo thống kê của RSF đưa ra ngay trước khi thêm 3 thành viên của nhóm Báo sạch bị bắt, tổng cộng có hơn 30 nhà báo và blogger hiện đang bị giam giữ tại các nhà tù của Việt Nam. Thống kê thường niên của RSF đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái cho thấy Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia trên thế giới bỏ tù nhà báo nhiều nhất.
Các tổ chức ủng hộ nhân quyền và dân chủ quốc tế đã cáo buộc Việt Nam tăng cường đàn áp các tiếng nói bất đồng và kiểm duyệt trên mạng trong năm ngoái và đầu năm nay, quanh thời gian Đại hội Đảng và kỳ bầu cử Quốc hội khóa 15, dự kiến diễn ra trong tháng sau.
“Sau một thời gian chính phủ kiểm duyệt rất gắt gao, hầu hết các tiếng nói (phản biện) không còn được tự do thoải mái như trước và tôi cảm thấy một tương lai u ám cho tự do báo chí ở Việt Nam,” anh Sơn nói.
Theo anh Sơn, chính phủ Việt Nam, thay vì dùng quyền lực và công an để trừng phạt các ý kiến trái chiều thì dùng “quyền tự do ngôn luận” để phản biện các tiếng nói chỉ trích chính phủ. Có như vậy, xã hội mới phát triển, theo anh Sơn.
Tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong bài phát biểu tại phiên họp đầu tiên sau khi Quốc hội kiện toàn nhân sự hôm 15/4, kêu gọi “từng thành viên Chính phủ phải gương mẫu, thực sự khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe ý kiến nhiều chiều, nhất là các ý kiến phản biện.”