Vượt qua Việt
Vận động dân chủ
Thuận theo thời mà phát triển
  ||   A   A   A   A  

Vận động dân chủ (1)

Đọc báo mạng

Bài mới hơn  Mục lục  Trang chính

31/03/2021 - baotiengdan

“Hài độc thoại” Dưa Leo và sự đấu tranh vì danh dự!

Lê Ngọc Luân
31-3-2021

Blogger Dưa Leo – Nguyễn Phúc Gia Huy (trái) và LS Lê Ngọc Luân. Ảnh: FB tác giả

Chúng tôi vô cùng trăn trở trước số phận của một con người mà mình là luật sư bảo vệ. Trong vụ việc báo Nhân Dân duyệt đăng bài viết mà thú thực không cần là luật sư thì chắc chắn bất kỳ ai khi đọc những lời lẽ ấy sẽ thấy được sự tàn nhẫn dưới ngòi bút được ví danh là nhà báo, phóng viên dành cho một con người.

Không biết Việt Quang, tác giả bài viết và người duyệt bài nghĩ gì? Dưa Leo là con người có cùng dòng máu đỏ, da vàng như chính Việt Quang. Tác giả có suy nghĩ bài viết của mình sẽ là lưỡi dao giết chết tư cách một con người? Hay đó là sự cố tình xúc phạm?

Dưa Leo chưa từng bị cơ quan nhà nước nào xử phạt hay có bản án kết tội của toà nhưng bài viết đó tác giả Việt Quang thay chức năng của pháp luật kết tội bằng cách mô tả với những ngôn từ mà tôi cho rằng bất kỳ ai có lòng tự trọng sẽ vô cùng phẫn nộ, đó là: “ăn cắp, dốt nát, thu đồng tiền bất chính…”. Đặc biệt, người đứng ở tư cách là nhà báo, phóng viên có thể tàn nhẫn đến mức lấy khiếm khuyết cơ thể của Dưa Leo để đưa lên mặt báo.

Không biết những người không may sinh ra có khiếm khuyết đang sống tại Việt Nam họ sẽ phản ứng thế nào? Tôi cho rằng đó là sự phỉ báng.

Tôi có gửi bài viết đó cho một số anh em báo chí, họ thốt lên rằng kinh khủng quá!

Quay trở lại thời gian trước, một ngày cuối năm 2020, Dưa Leo thông qua một nhà báo uy tín đã liên hệ nhờ tôi đứng ra bảo vệ. Trong buổi gặp mặt ấy, có thể thấy ngay sự hài hước thông minh luôn hiện hữu, nhưng tôi nhận thấy đôi mắt anh đượm buồn. Anh chia sẻ không phải buồn vì những lời lẽ vu khống, nhục mạ mình mà anh buồn và cảm thấy đau đớn khi một tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đảng lại có thể duyệt đăng bài với lời lẽ khủng khiếp như thế.

Anh nói, đó là anh dù mạnh mẽ như vậy nhưng không khỏi sốc, giả sử nếu một người dân bình thường có thể họ sẽ suy sụp, trầm cảm, vì đang một ngày đẹp trời có một tờ báo ví mình là kẻ “ăn cắp, dốt nát và mang bộ phận cơ thể khiếm khuyết ra để hạ nhục”.

Anh chia sẻ thêm, báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Đảng thì bây giờ họ có gỡ bài viết không? Luật sư có nhận bảo vệ không? Chúng tôi đọc qua bài viết và nhận định: Vi phạm 100%, theo luật và quy tắc đạo đức nghề báo bài viết phải gỡ. Tất nhiên, điều đó không dễ vì nhiều lý do khác nhau, tôi chia sẻ đã từng bảo vệ cho các nghệ sĩ liên quan đến những bài viết vi phạm, sai sự thật, thì cơ quan chủ quản đã gỡ bài và xin lỗi. Đó là tư cách của người làm báo có tự trọng và tờ báo biết tuân thủ pháp luật. Một điều hết sức bình thường!

Chúng tôi tâm sự với nhau ngày đầu gặp và quyết định song hành để không một người dân nào bị “ngòi bút” xúc phạm bằng lời lẽ cay nghiệt như vậy. Vụ việc này không phải là để THẮNG – THUA nhưng các luật sư, anh Dưa Leo và những người yêu mến công lý, mang trái tim yêu thương của con người đặt niềm tin vào pháp luật.

Tôi tin đến tại thời điểm hôm nay, qua ý kiến phản hồi của báo Nhân dân và lập luận phản bác của luật sư ai cũng đã rõ. Tất nhiên, chúng ta chờ đợi ý kiến từ cơ quan quản lý nhà nước như Bộ TTTT, Cục Báo chí… Các cơ quan thực thi pháp luật sẽ bảo vệ người dân và xử lý vi phạm. Hãy đợi!

P/S: Vụ việc mới mấy tháng nhưng có hàng loạt “sự kiện ly kỳ và hết sức cân não”. Để đảm bảo tối đa quyền lợi cho Thân chủ xin tạm dừng ở đây. Tôi, Dưa Leo và các bạn sẽ luôn tin vào một kết quả tốt đẹp ở tương lai phía trước.

Đầu trang

31/03/2021 - voatiengviet

Lê Trọng Hùng nói trước khi bị bắt: ‘Nếu đắc cử tôi sẽ đưa Hiến pháp vào trường học’

Ứng cử viên ĐBQH Lê Trọng Hùng giới thiệu chương trình tranh cử trên kênh YouTube CHTV Viet Nam ngày 25-3-2021.

Vào đầu tháng 3, trong lúc nộp hồ sơ tự ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV cũng là lúc ông Lê Trọng Hùng liên tục bị Cơ quan An ninh Điều tra thành phố Hà Nội gửi giấy triệu tập với lý do là có liên quan đến “nguồn tin về tội phạm của Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.”

Ông Hùng bị bắt vào ngày 27/3 với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” sau khi nhận được ít nhất ba giấy triệu tập.

Ông đã dự tính đến khả năng bị bắt và chia sẻ với VOA trước đó: “Tôi e ngại công an sẽ cưỡng chế tôi lên đồn và không biết có cơ hội trả lời báo chí sau đó không.”

VOA phỏng vấn trước khi ông bị bắtVOA phỏng vấn Lê Trọng Hùng trước khi ông bị bắt.

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của ông với VOA:

VOA: Ông có thể cho biết việc nộp hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa XV như thế nào? Có gặp trở ngại gì không?

Lê Trọng Hùng: Họ chưa bác mà là họ đang trong quá trình cạo sửa hồ sơ của tôi. Họ đang ép tôi để tôi phải tự cạo sửa hồ sơ của mình theo ý của họ. Cái này là thông lệ từ nhiều năm nay nhưng về bản chất thì đấy là một sự đàn áp những ứng viên tự do.

VOA: Vào kỳ hiệp thương lần thứ nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cơ cấu số lượng người tự ứng cử và người đại diện của Mặt trận Tổ Việt Nam nói rằng cánh cửa cho người tự ứng cử thì “rộng mở”. Ông có nhận định như thế nào về ý kiến đó?

Lê Trọng Hùng: Buổi hiệp thương đó là một việc làm vi hiến. Vì trong Hiến pháp thì không thể có một tổ chức nào có thể đứng ra dàn xếp cái gọi là cơ cấu cho các đại biểu quốc hội, mà đấy là do sự lựa chọn của cử tri.

Họ nói rằng cơ hội cho những “người tự ứng cử,” “ứng cử viên tự do” là “rộng mở” với những cam kết hay tuyên truyền để cố đảm bảo tỉ lệ 5 - 10% người tự ứng cử được vào trong Quốc hội - thì đó là cái cách họ đáp ứng đòi hỏi văn minh của nhân loại mà các quốc gia đang quan sát, đang tác động đến. Nhưng thực ra là mị dân, chứ thực ra phần lớn những người mà họ gọi là “ứng cử tự do” cũng là những người trong tổ chức hội đoàn của họ mà thôi, chẳng qua là không phải là đảng viên, nhưng đó vẫn là những người được họ lựa chọn. Còn những ứng cử viên độc lập thật sự thì rất khó có cơ hội đó.

Ba giấy triệu tập Công an Hà Nội gửi đến ông Lê Trọng Hùng.

VOA: Là một ứng cử viên tự do, ông biết rằng cánh cửa cho bản thân mình và cho người giống như mình ra tự ứng cử là hẹp và cái cơ hội để được đắc cử là rất là ít. Qua đó thì ông nhận định như thế nào về lá phiếu cử tri đối với cái nền dân chủ ở Việt Nam?

Lê Trọng Hùng: Cơ hội cho những ứng cử viên tự do độc lập thực sự, chứ không phải là những ứng cử viên tự do được Đảng sắp xếp ở các hội đoàn của các hội đoàn hay công ty mà thực ra là của Đảng đang chỉ đạo, là rất rất ít. Và tôi đang nỗ lực tìm ra một pháp mới để tìm kiếm các cơ hội ít ỏi đó thành hiện thực bằng một phương pháp rất mới ở Việt Nam.

VOA: Thưa ông, ông có thể chia sẻ một đôi chút về phương pháp đó?

Chính trị tự do hoạt động giống như một cái nền kinh tế thị trường tự do, có nghĩa là chúng ta sẽ có quyền cạnh tranh nhau.
Ông Lê Trọng Hùng

Lê Trọng Hùng: Phương pháp của tôi thực ra thì ở trên thế giới các quốc gia thì họ đã làm rất lâu rồi nhưng ở Việt Nam, trong 75 năm nay từ khi thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến giờ thì vẫn chưa bao giờ có cái điều đó. Đó là phương pháp tranh cử, thay vì ở Việt Nam thì chỉ có cái tiền lệ là ứng viên sẽ nộp đơn vào cho hội đồng bầu cử, sau đó thì chờ hiệp thương (lần 2), sau đó thì có một vài cơ hội tiếp xúc cử tri theo hình thức, và sau đó thì họ ngồi chờ xem ai trúng, ai trượt.

Còn tôi sẽ chọn một cách khác: chúng ta giống như một cái nền kinh tế thị trường thì chính trị tự do hoạt động giống như một cái nền kinh tế thị trường tự do, có nghĩa là chúng ta sẽ có quyền cạnh tranh nhau.

Chúng ta có quyền cạnh tranh giống như các công ty sản xuất hàng hóa có quyền cạnh tranh nhau trong khuôn khổ pháp luật để giành được sự lựa chọn của khách hàng. Tôi cũng học tập cách cách đó và tôi cũng đưa ra một cái chương trình tranh cử chứ không đơn thuần là một cái hoạt động ứng cử như các ứng viên tự do của khóa trước, năm 2016.

VOA: Ông có thể chia sẻ nguyện vọng cũng như là chương trình nghị sự của ông cho cuộc tranh cử này?

Lê Trọng Hùng: Tôi có dự án tranh cử mà tôi coi nó như một cái bản hợp đồng. Bản hợp đồng có tôi sẽ nỗ lực chuyến đến từng cử tri và tôi sẽ cam kết thực hiện bản hợp đồng đó, và đó cũng chính là chương trình nghị sự của tôi, mang tên là Dự án công dân hóa xã hội hay còn có tên khác gọi là Xây dựng đại lộ công dân cho dân tộc Việt Nam, trong đó công việc chính của tôi là vận động xã hội Việt Nam thượng Tôn Hiến pháp và tôi đang làm những công việc như trao tặng hiến pháp tận tay đến công dân trên cả nước.

Nếu trở thành ĐBQH tôi sẽ nhanh chóng trao Hiến pháp cho từng công dân, đưa Hiến pháp vào dạy trong trường học để công dân biết mình là ai, có quyền và lợi ích gì, mình là chủ nhân của đất nước như thế nào, mình lập ra nhà nước như thế nào và mình có quyền sử dụng nhà nước như thế nào, thay vì như hiện nay người dân không biết mình là ai, mà cứ nhìn thấy chính quyền, công an là rất sợ, hay khi đến các cơ quan công quyền thì phải xin, đi đâu cũng phải xin, mà càng xin thì họ càng không cho.

Đầu trang

28/03/2021 - voatiengviet

Thêm một ứng cử viên đại biểu Quốc hội độc lập bị bắt ở Hà Nội

Nhà báo độc lập Lê Trọng Hùng đã nộp đơn xin ứng cử đại biểu Quốc hội và có kế hoạch vận động tranh cử trước khi bị bắt.

Một ứng cử viên đại biểu Quốc hội Việt Nam độc lập bị lực lượng an ninh ở Hà Nội bắt giữ trong khi nhà riêng của ông bị khám xét và một số thiết bị và tài liệu bị lấy đi, trong đó có hồ sơ ứng cử của ông, người nhà của ông cho biết.

Nhà báo độc lập Lê Trọng Hùng, người đã nộp đơn ứng cử đại biểu Quốc hội và đang tích cực vận động tranh cử, bị bắt trong khi đưa các con đi chơi về gần đến nhà sáng ngày thứ Bảy. Các viên chức an ninh được nói là đã lấy chìa khóa của ông và tự mở cửa vào nhà, nơi họ đọc và thi hành lệnh khám xét về cáo buộc ông “tàng trữ, phát tán tài liệu chống phá nhà nước.”

Đây là vụ bắt giữ mới nhất liên quan tới những người đã tuyên bố công khai tự ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa 15 năm 2021-2026, với cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 23 tháng 5. Trước đó một người ở Ninh Bình bị bắt giữ về cáo buộc “thông tin xuyên tạc, chống phá nhà nước gây hoang mang dư luận.”

“Họ khám xét và họ lấy đi một số hồ sơ mà dân oan họ kêu oan với cả hồ sơ tranh cử của anh Hùng, một số điện thoại cũ và máy tính của anh ấy,” bà Đỗ Lê Na, vợ của ông Hùng, nói với VOA vào tối ngày thứ Bảy.

Bà bác bỏ cáo buộc của nhà chức trách, nói rằng chồng bà chỉ muốn giúp lên tiếng cho những người dân bị thiệt thòi trong những tranh chấp với chính quyền thông qua những chương trình phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội của ông. Ngoài ra ông cũng đang tặng các quyển hiến pháp cho người dân để giúp họ nâng cao hiểu biết về quyền và nghĩa vụ hiến định của họ.

Những nỗ lực vận động tranh cử “rầm rộ” của ông vào Quốc hội có thể đã thu hút thêm sự chú ý của nhà chức trách và thúc đẩy họ hành động chống lại ông, bà nói thêm.

“Anh Hùng bảo là anh ấy tranh cử hẳn hoi, không phải quẳng cái tên vào đấy để họ thích làm gì thì làm. Sau đó anh ấy có những chương trình rất là rầm rộ,” bà nói. “Năm nay riêng Hà Nội thì đã có 30 ứng viên độc lập. Mình nghĩ cũng có thể là họ sợ tấm gương của anh Hùng sẽ lan rộng ra trong quần chúng, nhiều người sẽ noi theo cái gương đó, và họ muốn dập.”

Ông Lê Trọng Hùng và vợ con (Facebook Hùng Gàn Lê)

Trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Hùng đăng những hình ảnh cho thấy những tài liệu mà ông biên soạn để chuẩn bị cho chiến dịch vận động cử tri tại đơn vị bầu cử số 4 ở Quận Hai Bà Trưng với chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền hợp hiến và xã hội thượng tôn pháp luật.

Ông dự định phổ biến đề cương tranh cử của mình bằng cách đến từng nhà cử tri để trình bày, kéo loa đi diễn thuyết, thuê hội trường để diễn thuyết, hoặc diễn thuyết tại quảng trường, sân vận động, theo đơn yêu cầu cung cấp sự bảo vệ mà ông gửi tới Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội.

Ông cũng đăng những video “đào tạo dân biểu” mà trong đó ông trình bày những kĩ năng mà ứng cử viên cần có để vận động tranh cử thành công.

VOA không thể liên lạc được ngay tức thì với nhà chức trách Hà Nội để yêu cầu bình luận về vụ bắt giữ.

Bà Lê Na cho biết trong những ngày sắp tới bà dự định sẽ liên lạc với luật sư để hỗ trợ cho vụ án của chồng bà. Nhưng vấn đề pháp lý chỉ là một trong số những khó khăn mà bà, một giáo viên khiếm thị, sẽ phải đối diện khi gia đình mất đi một trụ cột.

“Các cháu của mình thì có một cháu là tự đi học được, còn lại một cháu bé ba tuổi không thể tự đi được. Mình không nhìn thấy nên cũng không thể đưa cháu đi được, và bản thân mình cũng không thể tự vào trường được, bình thường anh Hùng đưa đón,” bà chia sẻ.

Người thứ hai tự ‘ứng cử đại biểu Quốc Hội’ bị bắt

Mar 27, 2021 - nguoi-viet

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 27 Tháng Ba, ông Lê Trọng Hùng, tự Facebooker Hùng Gàn Lê, 42 tuổi, bị bắt sau khi tự ứng cử “đại biểu Quốc Hội” với cáo buộc “phát tán tài liệu chống nhà nước.”

Giới xã hội dân sự ở Hà Nội cho biết, ông Hùng bị cáo buộc hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình Sự CSVN.

Ông Lê Trọng Hùng. (Hình: Facebook Hùng Gàn Lê)

Trước đó, hôm 14 Tháng Ba, ông Hùng thông báo trên trang cá nhân rằng ông tự ứng cử “đại biểu Quốc Hội.” Trong ảnh chụp bản sơ yếu lý lịch ứng cử viên do ông tự đăng tải cho thấy ông có tên gọi khác là “Hùng Gàn.”

Một bài đăng chỉ vài giờ trước lúc bị bắt trên trang cá nhân của ông Hùng ghi: “Ngày Thứ Bảy hạnh phúc bên gia đình, được an ninh bảo vệ. Với ứng viên đại biểu Quốc Hội Hùng gàn, gia đình luôn luôn là số một, tổ quốc là số hai, nhưng nghịch lý là số hai lại to gấp đôi số một.”

Trong một bài đăng khác, ông cũng than phiền rằng Facebook “đang xây dựng tiêu chuẩn Cộng Sản chứ không phải tiêu chuẩn cộng đồng” khi hạn chế các Facebook live do ông phát.

Blogger Nguyễn Thúy Hạnh, người khởi xướng một quỹ giúp tù nhân lương tâm, bình luận trên trang cá nhân: “Những việc mà Hùng làm là tự ứng cử Quốc Hội, và lên tiếng giúp dân oan. Hoàn cảnh gia đình Hùng hết sức khó khăn, vợ Hùng là người khiếm thị, hai con còn nhỏ. Hùng là lao động chính, làm mọi việc nhà cũng như đưa đón vợ đi dạy, đưa đón con đi học… Nay Hùng bị bắt, vợ con Hùng sẽ sống ra sao đây? Cộng Sản ác ghê!”

Như vậy, ông Hùng là trường hợp thứ hai bị nhà cầm quyền CSVN bắt chỉ nửa tháng sau khi tự ứng cử làm dân biểu.

Trước đó, truyền thông nhà nước hôm 10 Tháng Ba xác nhận tin ông Trần Quốc Khánh, 61 tuổi, ở tỉnh Ninh Bình, bị bắt và khởi tố với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước” sau khi ông này tuyên bố tự ứng cử “đại biểu Quốc Hội.”

Liên quan vụ bắt giữ, tờ Tuổi Trẻ dẫn hồ sơ của Công An tỉnh Ninh Bình cáo buộc ông Khánh “sử dụng Facebook cá nhân đăng, phát livestream các video để phát trực tiếp chống phá nhà nước, thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân.”

Văn bản đăng trên trang cá nhân cho thấy ông Lê Trọng Hùng tự ứng cử “đại biểu Quốc Hội” trước lúc bị bắt. (Hình: Facebook Hùng Gàn Lê)

Bản tin trên báo Tuổi Trẻ không hề nhắc chi tiết ông Khánh trước đó công khai trên trang cá nhân về việc ông này đã nộp đơn tự ứng cử “đại biểu Quốc Hội.” Trước lúc bị bắt, ông Khánh thông báo mình sẽ phát Facebook live bình luận về phán quyết phiên tòa phúc thẩm vụ án với cáo buộc “Chống đối ở Đồng Tâm.”

Trong một bài đăng hồi đầu tháng này, tờ Công An Nhân Dân cáo buộc một số blogger thuộc giới xã hội dân sự “thực hiện chiêu trò tự ứng cử, hô hào các hội nhóm dân chủ trên mạng xã hội ký tên ảo, tung hô, ủng hộ cho các nhà dân chủ để gây rối, phá hoại cuộc bầu cử.” (N.H.K) [qd]

Đầu trang

11/03/2021 - voatiengviet

Việt Nam bắt Facebooker Trần Quốc Khánh sau khi ông tuyên bố tự ứng cử ĐBQH

Ông Trần Quốc Khánh thực hiện Livestream về Nhà nước Pháp quyền trên Facebook hôm 6-3-2021. Photo Facebook Tran Quoc Khanh

Hôm 9/3, công an tỉnh Ninh Bình bắt giam ông Trần Quốc Khánh vì cho rằng Facebooker này phát Livestream đưa “thông tin xuyên tạc, chống phá Nhà nước gây hoang mang dư luận.” Ông Khánh bị bắt sau khi ông tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Truyền thông Việt Nam dẫn thông tin từ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Ninh Bình cáo buộc rằng từ khoảng thời gian cuối năm 2018 đến cuối năm 2020, ông Trần Quốc Khánh, 61 tuổi, sử dụng Facebook cá nhân đăng, phát Livestream với “thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, chống phá Nhà nước.”

Trang Thông tin Điện tử Công an tỉnh Ninh Bình cho biết ông Trần Quốc Khánh bị bắt tạm giam 4 tháng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” quy định tài điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.


Việt Nam bắt giữ một nhà báo vì ‘bôi nhọ lãnh đạo’ trên mạng xã hội

Trang Người Bảo vệ Nhân quyền cho biết Facebooker Trần Quốc Khánh đăng và chia sẻ nhiều bài viết liên quan đến vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, tham nhũng có hệ thống trong giới quan chức nhà nước, và phản ứng yếu kém của chế độ cộng sản Việt Nam trước sự hung hăng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như lên tiếng về tình trạng ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền nói với VOA về việc Facebooker Trần Quốc Khánh bị bắt:

“Việc bắt Facebooker Trần Quốc Khánh là hành động trấn áp mới nhất của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội sau Đại hội Đảng XIII, khi mà các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Tô Lâm vẫn tái đắc cử vào Bộ Chính trị. Vì vậy xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới với thêm nhiều người sẽ tiếp tục bị bắt.”

Gần đây trên trang Facebook cá nhân, ông Khánh thông báo rằng ông sẽ tự ứng cử vào Quốc hội. Ngày 6/3, trong Livestream về Đề cương tranh cử ĐBQH, ông Khánh phản ánh thực trạng nhiệm vụ của các bộ ngành trong Nhà Nước Pháp quyền Việt Nam.

Hiện không rõ ông Trần Quốc Khánh đã nộp hồ sơ tự ứng hay chưa và liệu chính quyền địa phương nơi ông đăng ký thường trú ở phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có đồng ý tiếp nhận hồ sơ tự ứng cử của ông Khánh hay không.

Ông Khánh cho biết trên Facebook rằng vào tháng 9/2019 ông có gửi hồ sơ xin thành lập Hội Dân chủ Việt Nam đến Vụ Phi Chính phủ, Bộ Nội vụ nhưng cơ quan này nhận văn bản và trả lời ông rằng “Hồ sơ không hợp lệ”.

Theo thông tin từ Facebook của ông, Hội Dân chủ Việt Nam là một tổ chức xã hội – chính trị nhằm tập hợp, đoàn kết những cá nhân, tổ chức của Việt Nam có tâm huyết, tự nguyện hoạt động phấn đấu cho mục đích công dân Việt Nam được hưởng các quyền con người, quyền nghĩa vụ trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc; tham gia lên án, ngăn chặn mọi hành vi xâm hại quyền công dân.

Đầu trang

10/03/2021 - voatiengviet

Người tự ứng cử ĐBQH bác bỏ ý kiến ‘rộng cửa’ của Mặt trận Tổ quốc

Một phiên họp của Quốc hội Việt Nam khóa XIV.

Một vài người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV nói với VOA rằng họ gặp nhiều trở ngại với chính quyền khi nộp nhận hồ sơ, chưa kể các cuộc sàng lọc có chủ ý của Đảng Cộng sản tại các cuộc hiệp thương sắp tới. Đồng thời họ cũng bác bỏ ý kiến của lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng “cánh cửa rộng mở” cho người tự ứng cử.

Thậm chí ngay cả khi chưa tiếp nhận hồ sơ của người ứng cử, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp khắp đất nước do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo và cả Uỷ ban Bầu cử quốc gia đã ra tuyên bố về số lượng người ra ứng cử, thành phần ứng cử... thông qua cái gọi là “cơ cấu” từ hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

Vào ngày 4/2, tại hội nghị hiệp thương đó, Trung ương MTTQ Việt Nam đã đồng ý với việc cơ cấu 1.076 người được phân bổ giới thiệu ứng cử. Ngày 3/3, Uỷ ban Bầu cử Quốc gia đã đồng ý với con số cơ cấu này để bầu ra 500 đại biểu vào ngày tổng tuyển cử 23/5 sắp tới.

Tuy chưa đến ngày hết hạn nộp hồ sơ ứng cử, từ ngày 22/2 đến 14/3, nhưng từ tháng 2 MTTQ cũng chốt luôn con số người đắc cử do Trung ương giới thiệu là 207 người, số đại biểu địa phương đắc cử là 293 người, trong tổng cộng 500 ghế của Quốc hội.

Hơn nữa, một số địa phương như Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nam, Yên Bái, Tuyên Quang... đã tuyên bố “cơ cấu” luôn số người tự ứng cử. Điển hình như Tp. Hồ Chí Minh nói đã “cơ cấu” 2 người tự ứng cử, tuy nhiên đến 9/3, ủy ban bầu cử thành phố loan báo có 4 người tự ứng cử đã nộp đơn.

Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Đình Cống cho VOA biết ông vừa nộp hồ sơ tự ứng cử ĐBQH sau 6 lần bị yêu cầu chỉnh sửa và nộp lại, và hiện ông đang chờ cuộc họp thăm dò cử tri nơi cư trú.

“Đây được xem như một việc để thử thách lòng kiên nhẫn. Thành ra cái hồ sơ của tôi phải làm đi làm lại đến lần này là lần thứ 7. Phải nói rằng rất vất vả”.

Cái hồ sơ của tôi phải làm đi làm lại đến lần này là lần thứ 7. Phải nói rằng rất vất vả.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Nhận định về phát biểu hôm 1/3 của ông Hầu A Lềnh, Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc “rộng cửa” cho người tự ứng cử tham gia Quốc hội, giáo sư Nguyễn Đình Cống nói:

“Cái tư tưởng, quan niệm và ý thức của MTTQ mà nói rằng có một cánh cửa như vậy là sai. Phải xóa bỏ vì không có một cánh cửa nào cả. Đó là tư tưởng độc quyền của MTTQ, đó là tư tưởng ta có quyền mở cho ai thì người đó vào, muốn rộng thì rộng, muốn hẹp thì hẹp. Quan niệm này rất sai, mà nên không có một cánh cửa nào hết”.

Vị giáo sư 84 tuổi, người ra tuyên bố bỏ Đảng vào năm 2016, cho biết ông tự ứng cử lần này để “hưởng ứng chủ trương đưa 50 người ngoài Đảng vào Quốc hội”.

Trước đó, Nghị quyết 1185 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 1/2021 đã dự kiến tỷ lệ người ngoài Đảng ứng cử ĐBQH là từ 5 đến 10%, tức tối đa 50 người.


Giáo sư, cử tri: Quốc hội cần người ngoài đảng chỉ để trang trí

Cũng từ Hà Nội, ông Lê Văn Dũng, một ứng cử viên độc lập, chia sẻ những khó khăn với VOA:

Họ đã cản trở chúng tôi ngay từ khi chúng tôi nộp hồ sơ.
Cử tri Lê Văn Dũng

“Tôi nhận ra rằng để vượt qua được các vòng hiệp thương hay qua mấy vòng của các cơ quan nhà nước, MTTQ cấp phường, quận, thành phố...Họ hiệp thương rồi đấu tố và gạch tên ra”.

“Chúng tôi dự đoán rằng có thể cũng khó vào vòng hiệp thương thứ nhì khi mà chính quyền địa phương tổ chức đấu tố. Họ đã cản trở chúng tôi ngay từ khi chúng tôi nộp hồ sơ. Có 4 hồ sơ cần xác nhận mà ở phường họ đã cản trở rồi!”


Đại biểu Quốc hội cho Hoàng Sa, tại sao không?

Ông Lê Trọng Hùng, một ứng viên độc lập khác ở Hà Nội, nêu nhận định về việc cơ cấu của MTTQ tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất:

“Cái hội nghị hiệp thương đó vi hiến vì trong Hiến pháp không cho phép một tổ chức nào cơ cấu cho ĐBQH, mà đó là sự lựa chọn của cử tri. MTTQ cơ cấu như vậy tức là họ đã sắp đặt người của họ vào trong đấy”.

Cái hội nghị hiệp thương đó vi hiến vì trong Hiến pháp không cho phép một tổ chức nào cơ cấu cho ĐBQH, mà đó là sự lựa chọn của cử tri.
Cử tri Lê Trọng Hùng

“Họ nói rằng cơ hội cho ứng cử viên tự do là ‘rộng mở’ là cách tuyên truyền mị dân. Thực ra, cơ hội dành cho các ứng cử viên độc lập là rất ít”.

“Họ ép tôi cạo sửa hồ sơ của mình theo ý của họ. Đây là thông lệ từ nhiều năm nay, nhưng thực chất đó là sự đàn áp đối với những ứng cử viên tự do”.

Truyền thông trong nước dẫn lời ông Hầu A Lềnh cho biết để trở thành ĐBQH trước hết mỗi ứng cử viên “phải tôn trọng các tiêu chuẩn được quy định trong các văn bản pháp luật”, đồng thời “phải thực sự tiêu biểu về năng lực, đạo đức”.

Cũng theo ông Lềnh, quyền tự ứng cử “không bị hạn chế”, và rằng “người được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử đều có quyền lợi như nhau và các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ tham gia”.

Đầu trang

01/03/2021 - voatiengviet.com

Giới tranh đấu Việt Nam suy tư, liên hệ gì từ vụ đổ máu ở Myanmar?

Người biểu tình làm lễ tưởng niệm những người thiệt mạng ở Yangon, Myanmar, 28/2/2021.

Biết tin các lực lượng an ninh ở Myanmar giết hại nhiều người biểu tình hôm 28/2, một số nhà hoạt động Việt Nam nói với VOA họ phản đối cuộc đàn áp, khâm phục lòng dũng cảm của người biểu tình, đồng thời họ chia sẻ suy nghĩ về hệ lụy của diễn biến đó đối với phong trào vì dân chủ ở Việt Nam.

Như tin đã đưa, cảnh sát và quân đội Myanmar nổ súng làm chết 18 người, 30 người bị thương hôm Chủ nhật khi hàng nghìn người tiếp tục biểu tình ôn hòa để phản đối cuộc đảo chính của giới nhà binh, tiếm quyền chính phủ dân sự hôm 1/2.

Tôi sốc, căm phẫn, phẫn uất và lên án việc các lực lượng ở Myanmar bắn đạn thật vào người biểu tình. Tinh thần đấu tranh cho dân chủ, chống độc tài của người dân Myanmar rất tuyệt vời.
Luật sư Lê Quốc Quân

Đại diện của Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp châu Âu, Mỹ và một số nước khác ngay sau đó đã lên án hành động bạo lực chết chóc của các lực lượng thuộc chính quyền nhà binh ở Myanmar hiện nay.

Luật sư Lê Quốc Quân, một cựu tù nhân lương tâm ở Việt Nam, bày tỏ với VOA:

“Tôi sốc, căm phẫn, phẫn uất và lên án việc các lực lượng ở Myanmar bắn đạn thật vào người biểu tình. Tinh thần đấu tranh cho dân chủ, chống độc tài của người dân Myanmar rất tuyệt vời. Họ có nhà lãnh đạo là bà Aung San Suu Kyi, một người tuyệt vời, và tinh thần của họ đang lên sau mấy năm qua đã được cởi trói nhiều hơn”.

Nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải phản đối giới quân sự Myanmar vì đã đảo chính và ông mong muốn phe này thả các nhà lãnh đạo dân sự để họ quay lại nắm quyền. Đánh giá về quá trình đấu tranh của người dân Myanmar, trải qua những lần đổ máu từ trước đến nay, ông Hải nói:

“Người dân Myanmar rất bền bỉ đấu tranh. Hiếm có nhân dân ở đâu trên thế giới có được sự kiên trì, bền bỉ như vậy. Tôi tin họ sẽ đạt được kết quả như mong đợi”.

Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền tại Việt Nam, đưa ra nhận xét:

“Phong trào đấu tranh dân chủ của người Myanmar rất anh dũng. Họ rất kiên trì. Dù tổn thất nhưng vẫn tiếp tục đấu tranh. Chính quyền Myanmar không phải bây giờ mới đàn áp mà đã từng làm như vậy trong nhiều năm trước, gây ra số người chết gấp nhiều lần. Việc họ tiếp tục dùng bạo lực đẫm máu không phải điều mới”.

Cảnh sát VN tìm cách dẹp người biểu tình đối trên quốc lộ 1 ở Bình Thuận, 11/6/2018

Liên hệ đến Việt Nam, ông Ngữ cho rằng trong tương lai nếu người dân Việt Nam xuống đường ồ ạt biểu tình, chính quyền cũng có thể đàn áp đẫm máu.

Chính quyền cộng sản cũng khát máu, sẵn sàng bắn giết. Việt Nam chưa có những vụ như thế nhưng không có nghĩa là không có. Tôi lo là nếu cộng đồng quốc tế chưa cứng rắn đối với Myanmar, Việt Nam cũng có thể như thế.
Ông Vũ Quốc Ngữ

Điểm lại lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, đồng thời nhắc đến cuộc đàn áp biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc hồi năm 1989, ông Ngữ nhận định:

“Chính quyền cộng sản cũng khát máu, sẵn sàng bắn giết. Việt Nam chưa có những vụ như thế nhưng không có nghĩa là không có. Tôi lo là nếu cộng đồng quốc tế chưa cứng rắn đối với Myanmar, Việt Nam cũng có thể như thế”.

Có suy nghĩ khá tương đồng với ông Ngữ, luật sư Lê Quốc Quân đưa ra ý kiến:

“Trung Quốc có vụ Thiên An Môn. Dường như Myanmar học Trung Quốc, xem đó như là ‘tấm gương’. Như vậy, tôi nghĩ rằng Việt Nam sẵn sàng áp dụng các biện pháp đó nếu họ thấy cần thiết. Việt Nam nói chỉ mong Myanmar ổn định, nhưng theo cách nhìn của Việt Nam, biểu tình là gây mất ổn định, vì vậy, điều Việt Nam nói cũng có nghĩa là họ ủng hộ độc tài”.

Trong khi đó, nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải so sánh rằng chính quyền Việt Nam “không đến nỗi như Myanmar” dù cũng ra tay trấn áp các cuộc biểu tình lớn, nổi bật là các cuộc biểu tình hồi tháng 6/2018 khi người dân Việt Nam phản đối hai dự luật về đặc khu và an ninh mạng.

Ông Hải nói: “Chính quyền Việt Nam không đến nỗi dùng quân đội đàn áp. Họ chỉ bắt nguội rồi sau đó xử án tù”.

Giám đốc tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền, ông Vũ Quốc Ngữ, lưu ý rằng các bản án đó của Việt Nam và những cuộc đàn áp ở các nước khác đều gây tác động đến phong trào đấu tranh ở Việt Nam:

“Việt Nam chưa bắn giết, mới chỉ tuyên các bản án nặng, vậy mà đã làm chùn bước một số nhà hoạt động, làm phong trào hơi đi xuống. Bạo lực ở các quốc gia xung quanh cũng làm ảnh hưởng đến nhuệ khí của người Việt Nam, làm nhiều người lưỡng lự không dám bước hẳn vào tham gia phong trào dân chủ”.

Tòa án VN gần đây tuyên những bản án nặng nề đối với những người đấu tranh dân chủ; ảnh một phiên tòa hôm 5/1/2021 tại Tp. Hồ Chí Minh. Photo Tiền Phong

Tuy nhiên, ông Chu Vĩnh Hải có quan điểm ngược lại. Ông không nghĩ rằng việc chính quyền Việt Nam bỏ tù những người đấu tranh lại gây ra nản chí:

“Tôi thấy số người lên tiếng đã tăng lên nhiều hơn, số người bị bỏ tù cao lên theo mỗi năm càng chứng tỏ rằng mọi người không sợ hãi”.

Trước sự đàn áp ngày càng tăng của chính quyền trong nước, giới đấu tranh Việt Nam không có giải pháp nào để chống lại, ngoại trừ trông cậy vào sự ủng hộ và lên tiếng từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước tự do, ông Hải nói.

Giới hoạt động Việt Nam hiện nay chỉ có thể tiếp tục đấu tranh bằng cách đòi và thực hành các quyền hiến định như tự do hội họp và ngôn luận, vẫn theo ông Hải.

Tôi cảm nhận thấy ở Việt Nam, sẽ không có một cuộc cách mạng do người dân vùng lên ... tôi cảm thấy sẽ có một sự thay đổi xảy ra từ bên trong chính quyền cộng sản.
Luật sư Lê Quốc Quân

Nhà báo độc lập này cho rằng mọi người cần tiếp tục đấu tranh bằng số đông nhưng không nên lập đảng phái vì đây là một vấn đề tối kỵ đối với nhà cầm quyền cộng sản. Họ sẽ lập tức bắt và bỏ tù những ai lập đảng phái thách thức sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, theo ông Hải.

Về vấn đề này, một lần nữa, ông Vũ Quốc Ngữ có quan điểm khác với ông Chu Vĩnh Hải:

“Dân chủ không phải là một món quà tự nhiên có được. Cần có sự hy sinh của những thế hệ đi trước, cần có sự đánh đổi, trả giá. Phải chuẩn bị tinh thần đối đầu với mọi phương cách của chính quyền cộng sản. Phải có tổ chức, có sự liên kết, không nên lẻ tẻ, rời rạc”.

Trong suy nghĩ của mình, luật sư Lê Quốc Quân cho rằng việc tổ chức những cuộc xuống đường hàng ngàn người ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất khó. Ông lưu ý rằng Việt Nam đang ngày càng toàn trị với việc chính quyền đẩy mạnh củng cố sự quản lý của họ đối với mọi mặt của xã hội, bao gồm cả việc đưa nhiều người của chính quyền vào các tổ chức tôn giáo.

“Tôi cảm nhận thấy ở Việt Nam, sẽ không có một cuộc cách mạng do người dân vùng lên, nhưng qua tiếp xúc với nhiều người, nhất là người của chính quyền, tôi cảm thấy sẽ có một sự thay đổi xảy ra từ bên trong chính quyền cộng sản”, luật sư từng là tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân nói với VOA.

Đầu trang

24/02/2021 - voatiengviet.com

Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi VN điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng

Ân xá Quốc tế nói nhóm tin tặc Việt Nam đã phát triển nhiều khả năng tấn công phức tạp.

Ocean Lotus, nhóm tin tặc bị nghi ngờ có liên hệ với chính phủ Việt Nam, đang đứng sau một chiến dịch tấn công kéo dài bằng phần mềm gián điệp nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, một cuộc điều tra mới của Tổ chức Ân xá Quốc tế tiết lộ hôm 24/2.

Tổ chức nhân quyền cho biết Phòng thí nghiệm về Bảo mật Công nghệ của họ tìm thấy bằng chứng về những nỗ lực tấn công qua các email lừa đảo được gửi đến nhà bất đồng chính kiến được biết tiếng, hiện đang sống tại Đức, là Bùi Thanh Hiếu (tức blogger Người buôn gió) và tổ chức VOICE có trụ sở tại Philippines chuyên hỗ trợ cho người tị nạn Việt Nam và thúc đẩy nhân quyền.

Ocean Lotus (còn được gọi là APT-C-00 và APT32) từng bị nhiều công ty an ninh mạng quốc tế quy trách nhiệm cho nhiều cuộc tấn công mạng có chủ đích từ ít nhất là năm 2013, nhắm vào nhiều lĩnh vực khác nhau, tới các cơ quan chính phủ của các nước láng giềng Việt Nam, người bất đồng chính kiến và các tổ chức xã hội dân sự.

Theo Ân xá Quốc tế, nhóm tin tặc Việt Nam đã phát triển nhiều khả năng tấn công phức tạp, bao gồm một số biến thể của phần mềm gián điệp Mac OS, phần mềm gián điệp Android và phần mềm gián điệp Windows.

Báo cáo của Ân xá Quốc tế cho biết nhà hoạt động dân chủ-bloger Bùi Thanh Hiếu đã bị nhắm mục tiêu bằng phần mềm gián điệp ít nhất bốn lần trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019. Nhà hoạt động này rời Việt Nam đến sống ở Đức từ năm 2013.

Trong khi đó, tổ chức VOICE đã bị tin tặc nhắm mục tiêu vào tháng 4 năm 2020. Tổ chức này cho biết các cựu nhân viên và tình nguyện viên của mình bị quấy rối, ngăn cản đi lại và bị tịch thu hộ chiếu khi họ trở về Việt Nam.

Báo cáo của Tổ chức Ân xá cũng cho biết các nỗ lực tấn công liên quan đến các email giả vờ chia sẻ một tài liệu quan trọng, trong đó kèm theo liên kết để tải tập tin.

“Các cuộc tấn công mới nhất này của Ocean Lotus nêu bật tình trạng đàn áp mà các nhà hoạt động Việt Nam trong và ngoài nước đang phải đối mặt khi đứng lên đấu tranh cho nhân quyền. Việc theo dõi bất hợp pháp này vi phạm quyền riêng tư và bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận”, Likhita Banerji, một nhà nghiên cứu của Ân xá Quốc tế, nói.

Đại diện của tổ chức nhân quyền kêu gọi chính phủ Việt Nam thực hiện một cuộc điều tra độc lập. “Từ chối làm điều này sẽ chỉ làm tăng thêm mối nghi ngờ rằng chính phủ đang đồng lõa trong các vụ tấn công của Ocean Lotus”, bà Likhita Banerji nói thêm.

Ân xá Quốc tế cho biết họ đã chia sẻ những bằng chứng và phát hiện của mình với các cơ quan chức năng Việt Nam nhưng chưa nhận được phản hồi vào thời điểm công bố báo cáo điều tra.

Đầu trang

16/02/2021 - rfi.fr

Blogger Điếu Cày: Tin giả gây phân hóa phong trào dân chủ Việt Nam

Blogger Điếu cày (G) biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. © Ảnh tư liệu : Tổ chức Phóng viên Không biên giới

Nhà tranh đấu nhân quyền blogger Nguyễn Văn Hải, biệt danh « Điếu Cày » đã sống lưu vong tại Hoa Kỳ từ hơn 6 năm. Từ đó đến nay, anh vẫn tham gia quản trị trang mạng của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ngoài ra, anh còn tham gia vào một chương trình của đài truyền hình SBTN tại Quận Cam (Orange County). Nhân dịp đến thăm đài SBTN trong chuyến đi Quận Cam đầu tháng 2/2021 vừa qua, đặc phái viên Thanh Phương đã có dịp phỏng vấn blogger Điếu Cày.

Trong bài phỏng vấn với RFI Việt ngữ, anh Nguyễn Văn Hải đã nêu lên những khó khăn của việc đấu tranh trên mạng hiện nay và nhất là sự phân hóa của phong trào dân chủ tại Việt Nam do tác động của những tin giả, đặc biệt tập trung trong thời gian tranh cử tổng thống Mỹ vừa qua. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn.

RFI : Xin anh cho biết đôi nét về cuộc sống của anh hiện nay thế nào ?

Blogger Điếu Cày : Từ khi tôi sang đến nay, tôi vẫn tập trung theo dõi tình hình trong nước, và quản trị một số trang do Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do thành lập, và cùng với một số anh em trong nước quản trị một số diễn đàn. Mạng lưới truyền thông do chúng tôi lập ra cũng tạo được lượng truy cập khá lớn, và hoạt động trong nhiều năm. Mới đây trang group « Lều của Đầy Tớ », vào lúc cao điểm đã có hơn 74.000 thành viên, và có lúc còn khoảng 62.000, thì đã bị Facebook đóng. Hiện nay chúng tôi cũng vẫn chưa lấy lại được. Nhưng về tình hình đấu tranh trên mạng xã hội, cũng gặp nhiều khó khăn, vì sự quản lý của Facebook, cũng như tác động của chính quyền cộng sản Việt Nam đối với Facebook, nên cũng bị hạn chế nhiều.

RFI : Như vậy, chắc là anh có theo dõi về tình hình Việt Nam trong thời gian qua, nhất là thời gian trước Đại hội Đảng, với việc rất nhiều người đã bị bắt bớ, bị truy tố. Nhìn từ bên ngoài, theo anh, lý do gì dẫn đến sự bắt bớ như vậy, hay đó là một sự diễn tiến bình thường mỗi khi có Đại hội Đảng ?

Blogger Điếu Cày : Trước khi diễn ra Đại hội Đảng, họ đều tìm cách ngăn chặn những tiếng nói tự do, mà điển hình là những vụ bắt bớ. Nhưng trong những năm vừa qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ của Nguyễn Phú Trọng và Trần Đại Quang lên đến bây giờ, chính quyền cộng sản Việt Nam chuyển sang công an trị rõ ràng nhất, và sự đàn áp là khốc liệt nhất. Những kỳ Đại hội Đảng người ta thấy là nhiều người có tiếng nói trên các diễn đàn tự do đã bị khống chế, bị bắt bớ. Nhưng đặc biệt là trong năm nay, đàn áp là khốc liệt hơn. Các nhà báo bị đàn áp với những bản án rất nặng, như vừa rồi, Hội Nhà Báo Độc Lập với ba thành viên, là anh Phạm Chí Dũng, anh Nguyễn Tường Thụy và anh Lê Hữu Minh Tuấn. Tổng cộng là 37 năm tù cho ba người. Rồi một số nhóm như nhóm Hiến Pháp, và một số nhóm nữa cũng bị truy tố, với những bản án cao. Cho nên phong trào gặp rất nhiều khó khăn.

RFI : Những vụ bắt bớ như thế ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của tờ báo của Hội Nhà Báo Độc Lập ?

Blogger Điếu Cày : Trang của Hội Nhà Báo Độc Lập được quản trị từ bên ngoài, một số tiếng nói chủ lực bị bắt, nhưng trang của Hội Nhà Báo Độc Lập vẫn tiếp tục hoạt động.

RFI : Vũ khí chính của những người đấu tranh dân chủ là các trang mạng xã hội, như anh có nói lúc đầu, nhiều trang mạng, nhiều bài viết bị Facebook chặn, có phải là họ chặn theo lệnh của chính quyền Việt Nam ?

Blogger Điếu Cày : Chính quyền Việt Nam sử dụng nhiều công cụ, không những chỉ gây sức ép với Facebook về việc đặt máy chủ ở Việt Nam, họ còn yêu cầu Facebook phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, và thậm chí Facebook cũng nói là họ tuân thủ pháp luật địa phương, trong một số vấn đề. Đó là cái khó khăn cho những người đấu tranh dân chủ. Gần đây nhất là chính quyền cộng sản còn sử dụng một biện pháp kỹ thuật nữa. Khi máy chủ Facebook thuê băng thông để chuyển tải thông tin vào trong nước, băng thông đã bị bóp để gây sức ép với Facebook, khiến Facebook phải đối phó, phải đặt máy mới bên Đài Loan.

RFI : Đấy là chưa kể trên thế giới nói chung, và đối với các mạngxã hội của Việt Nam nói riêng, có rất nhiều tin giả. Đã có rất nhiều trang youtube, trang Facebook về tình hình chính trị Mỹ, và tình hình bầu cử Mỹ, với hai ứng viên Cộng Hòa, ông Donald Trump, và Dân Chủ, ông Joe Biden. Những tin giả có gây tác động nhiều đến các trang mạng của các nhà đấu tranh dân chủ hay không ?

Blogger Điếu Cày: Nó gây tác động rất là nhiều, mà gây tác động rất nặng nề. Tại vì nó làm phân hóa phong trào. Kể cả xã hội Việt Nam và xã hội Mỹ. Cộng đồng ở Mỹ cũng bị phân hóa, xã hội Mỹ cũng bị phân hóa, bởi những nguồn tin giả, những nguồn tin độc hại như vậy. Chúng tôi ở đây, có tham gia với SBTN làm chương trình « Đối diện với Sự thật ». Mỗi một kỳ của chương trình, đều đưa lên chi tiết về vấn đề, cách lan truyền tin giả trong cộng đồng, tác hại của tin giả đối với cộng đồng như thế nào. Một cái nữa là, cũng thông qua những trang của anh em ở hải ngoại, anh em trẻ họ thành lập ra trang « Người thông dịch », để dịch các bản tin của các tờ báo lớn trên thế giới, chuyển tải các thông tin đến cộng đồng. Nó như là thông tin dòng chính, để đối phó với tin giả.

Còn cách thức của chính quyền Việt Nam, chính quyền Nga, Trung Quốc, Iran, là họ xâm nhập vào trong mạng lưới tin giả này, họ khuếch đại tin giả đó, chủ yếu để làm lũng đoạn xã hội Mỹ, phân hóa xã hội Mỹ, trong đó có mục tiêu phân hóa các cộng đồng sắc tộc. Mà người Việt Nam là một trong những cộng đồng bị phân hóa nhiều nhất bởi tin giả.

RFI : Tôi thấy đặc biệt là có sự tham gia rất nhiều của một tờ báo tiếng Việt gọi là Đại Kỷ Nguyên. Tờ báo này xuất phát từ đâu, do ai chủ trương, tại sao họ lại tuyên truyền những tin giả như vậy ?

Blogger Điếu Cày : Trên báo New York Times, có bài điều tra liên quan đến mạng lưới của Epoch Times, trong đó có tức Đại Kỷ Nguyên, Trí Thức Việt Nam, Tân Đường Nhân, đều là mạng lưới tin giả của Epoch Times cả. Câu hỏi đặt ra ở đây là nguồn lực ở đâu mà Pháp Luân Công có thể làm được việc như thế ? Kể cả việc mua quảng cáo hàng triệu đô trên Facebook.

Chúng ta thấy rằng, thứ nhất là trong cuộc điều tra của New York Times cũng đặt câu hỏi nguồn lực ở đâu ra, và Pháp Luân Công với Epoch Times có liên hệ với nhau thế nào. Những người đấu tranh trên mạng nhiều năm, có kỹ năng, đều hiểu rằng, khi Epoch Times hoạt động ở Mỹ, nó cần hai cái mũ. Cái mũ thứ nhất là cái mũ chống Cộng, nó núp vào Đại Kỷ Nguyên, hoặc nó mượn danh Đại Kỷ Nguyên. Thứ hai là nó phải mượn một cái mũ khác, với chiêu bài ủng hộ tổng thống Donald Trump. Nhưng tuyến bài vở chủ yếu của nó là tấn công vào các đảng đối lập. Trong rất nhiều kỳ bầu cử, các ứng cử viên đối lập Cộng Hòa hay Dân Chủ, việc ủng hộ bên này hay bên kia là chuyện bình thường, và sau bầu cử xã hội vẫn trở lại bình thường, với sự cầm quyền của hai đảng. Thế nhưng trong đợt này, do tác động của tin giả, kể cả bầu cử đã qua rồi, tin giả vẫn lan truyền, và gây ra sự xáo lộn xã hội Mỹ, gây phân hóa xã hội Mỹ rất nhiều.

Như vậy, mục tiêu của tin giả là để cho người dân, thứ nhất là mất niềm tin vào hệ thống báo chí Hoa Kỳ, và thứ hai là mất niềm tin vào chính phủ Hoa Kỳ, mất niềm tin vào nền dân chủ, và phân hóa xã hội Mỹ. Tất cả những mục tiêu đó, khi họ đạt được, thì ai được lợi ? Chỉ có các chính quyền cộng sản Trung Quốc, Nga và Việt Nam được hưởng lợi trong vấn đề đó. Câu hỏi đặt ra là, mạng lưới Epoch Times sử dụng những thủ thuật gì ?

Trong điều tra của New York Times cũng chỉ ra, như sử dụng công nghệ IA, để vượt qua giai đoạn xác định danh tính, để lập ra hàng ngàn trang Facebook giả, sử dụng các trang đó phát tán tin giả, đồng thời sử dụng kỹ thuật « click farm » để tạo ra nhiều lượng view, nhiều lượt coi. Nhưng thực ra số lượng người coi đó là giả. Họ dùng những trang đó để người xem kích ngược vào website của trang mẹ. Chính vì thế, Đại Kỷ Nguyên trở thành một trang có lượng người truy cập lớn nhất ở Việt Nam, mà đây lại là truy cập vào một cái trang của người Tàu. Tôi thấy đây là một khuyết tật trên truyền thông, mà chúng ta cần phải để ý.

RFI : Anh đã nói là tin giả tác động rất nặng nề đến các nhà đấu tranh dân chủ, cũng như các mạng xã hội, trang thông tin của những người đấu tranh dân chủ. Cụ thể điều này làm phân hóa như thế nào ?

Blogger Điếu Cày : Việc các ứng cử viên tổng thống được người này, được người kia ủng hộ là chuyện rất bình thường trong xã hội, nhưng vấn đề là mạng truyền thông tin giả, nó dẫn dắt người ủng hộ đi theo hướng nào, và cái xu hướng dẫn dắt như thế nào mới là cái nguy hiểm. Nguy hiểm là vì, núp dưới chiêu bài ủng hộ tổng thống Donald Trump, nhưng cái đích ngắm là làm mất niềm tin vào xã hội Mỹ, vào nền dân chủ Mỹ, và một số anh em đấu tranh dân chủ ở trong nước, một số blogger nổi tiếng đã chia sẻ những tin giả từ Epoch Times, Đại Kỷ Nguyên và Tân Đường Nhân, cùng với những « thuyết âm mưu » rất vô lý. Đồng thời với việc làm lan truyền những tin giả như vậy, một số anh em quay sang tấn công những người đưa tin thật. Bởi vì, để lan truyền tin giả, phải tấn công người đưa tin thật. Điều này là đương nhiên thôi.

Nhưng nếu Đại Kỷ Nguyên, hay các nick ảo, các nick của dư luận viên của chính quyền cộng sản họ làm việc đó, thì là một chuyện. Nhưng nick của những người đấu tranh dân chủ mà làm chuyện đó, thì là tiếp tay cho nó. Gây thiệt hại rất lớn cho phong trào, làm phân hóa phong trào, và từ đó làm yếu phong trào đi. Đấy là điều nguy hiểm.

RFI : Sau những đợt bắt bớ, truy tố như vậy, người hoạt động dân chủ ở nước ngoài có thể giúp thêm cho phong trào trong nước hay không ?

Blogger Điếu Cày : Trong môi trường Internet tự do, anh vẫn có thể đóng góp được, miễn là anh có còn quan tâm đến phong trào hay không. Về việc đóng góp, chúng tôi vẫn liên lạc với gia đình của các tù nhân lương tâm, những anh em bị bắt. Chúng tôi không bỏ qua vấn đề đó, mà thường truyền tải thông tin đến các vị dân biểu Hoa Kỳ.

Ví dụ như khi vụ Đồng Tâm xảy ra, tôi cùng với những anh em trong nước, cũng như anh Nguyễn ở Houston, có tham gia vào nhóm Hành động vì Đồng Tâm. Ở trong nước, anh em làm những báo cáo về Đồng Tâm, thông qua nguồn tin của bà con Đồng Tâm đưa ra cho gia đình chị Cấn Thị Thêu và Phạm Đoan Trang ở trong nước. Chúng tôi ở ngoài này chuyển tải các thông tin như vậy đến các vị dân biểu, cũng như việc đàn áp, bắt bớ anh em. Mình chuyển thông tin đến các tổ chức quốc tế, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, để vận động cho anh em.

RFI : Hiện nay, nước Mỹ có một tổng thống mới, tổng thống đảng Dân Chủ Joe Biden. Chính quyền mới có thể giúp thúc đẩy phong trào dân chủ ở Việt Nam hay không, giúp thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam hay không ?

Blogger Điếu Cày : Tôi nghĩ đây là một tin mừng cho những người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Bởi trước đây, trong thời kỳ chính quyền Dân Chủ thời ông Obama cầm quyền, rất nhiều người Việt Nam đã được thoát khỏi nhà tù. Vì những cam kết của chính quyền Mỹ và chính quyền Việt Nam đều có đặt điều kiện nhân quyền trong đó. Và nhờ đó, nhiều anh em được thoát khỏi nhà tù cộng sản. Chính quyền của ông Obama cũng rất quan tâm đến vấn đề dân chủ ở Việt Nam. Điều thứ hai là, trong chính quyền mới sắp tới này, bên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trước có người là thứ trưởng, bây giờ làm bộ trưởng. Và một số bạn bè tôi trong bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đã trở lại làm việc. Họ là những người rất am hiểu về tình hình Việt Nam, và khi họ quay trở về, thì những vấn đề Việt Nam không phải là mới với họ. Và đó là điều thuận lợi, chúng ta có thể đề đạt các vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền với họ. Họ chính là những người hiểu sâu những vấn đề đó trong nhiệm kỳ 8 năm của tổng thống Obama trước đây. Đây là một tin mừng.

Hy vọng vấn đề dân chủ sẽ được quan tâm hơn nhiều. Như chúng ta thấy, tổng thống Joe Biden đã lên tiếng ngay sau cuộc đảo chính ở Miến Điện, hay về những vấn đề ở Hồng Kông, Tân Cương ở Trung Quốc. Chúng ta thấy là đang có chiều hướng thuận lợi.

RFI : Xin cảm ơn Blogger Điếu Cày.

Đầu trang

04/02/2021 - voatiengviet.com

Việt Nam sau Đại hội Đảng: Tương lai nào cho nhân quyền

Với một dàn lãnh đạo ‘mới mà không mới’ vừa được lựa chọn tại Đại hội Đảng lần thứ 13, giới nhân quyền lo ngại một tương lai không mấy sáng sủa cho tự do ngôn luận và đấu tranh dân chủ tại Việt Nam

Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và tổ chức thành viên, Uỷ ban Nhân quyền Việt Nam (VCHR), hôm 1/2 nhận định rằng đại hội 5 năm một lần của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa kết thúc tại Hà Nội, đã “gia cố thêm chế độc độc đoán”, điều mà các tổ chức này cho rằng báo hiệu trong 5 năm tới người dân Việt Nam tiếp tục chịu “ách đàn áp nhân quyền.”

Đại hội Đảng lần thứ 13 kết thúc hôm 1/2 với việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu chọn tiếp tục lãnh đạo Đảng Cộng sản, cũng là đảng duy nhất đang cầm quyền ở Việt Nam, thêm 1 nhiệm kỳ nữa.

Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự dẫn dắt của ông Trọng, người đã giữ chức Tổng bí thư 2 nhiệm kỳ trước đó, tập trung vào chiến dịch chống tham nhũng, được truyền thông trong nước ca ngợi, trong những năm vừa qua. Sự dẫn dắt của Đảng cũng được khen ngợi trong việc giúp chính phủ khống chế hiệu quả đại dịch COVID-19 để Việt Nam có được một sự tăng trưởng kinh tế dương trong bối cảnh hầu hết thế giới rơi vào khủng hoảng.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, cùng với đó là sự gia tăng đàn áp nhân quyền của Đảng Cộng sản, đặc biệt trước thềm Đại hội 13.

Dàn lãnh đạo ‘mới’ vẫn như cũ và họ là những người chưa bao giờ ngừng tay chà đạp bất cứ ai dám khẳng định các quyền hiến định của mình
Võ Văn Ái, chủ tịch VCHR

“Trong khi cộng đồng quốc tế ca ngợi chính phủ Việt Nam về cách ứng phó với đại dịch thì họ hoàn toàn không lên án cuộc đàn áp dữ dội đối với giới bất đồng chính kiến ôn hoà trong những năm vừa qua”, Tổng thư ký FIDH Adilur Rahman Khan nói trong tuyên bố đưa ra từ Paris, Pháp. “Sự im lặng của cộng đồng quốc tế đã khuyến khích Đảng Cộng sản tưởng thưởng giới lãnh đạo trong nước”.

Mặc dù năm 2020 chìm vào đại dịch, chính phủ Việt Nam đã bắt giam ít nhất 32 người vì hành xử ôn hoà quyền tự do ngôn luận và biểu đạt, theo FIDH và VCHR, cùng có trụ sở tại Paris. Cùng thời gian này 23 người khác bị đưa ra trước vành móng ngựa với các mức án lên đến 12 năm tù.

Những người bị kết án là các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, hay những người phê phán chính quyền. Hầu hết họ bị bắt giam hay cầm tù theo điều 117 vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước” hay điều 331 vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Có ít nhất 5 nhà hoạt động thuộc nhóm tôn giáo không được Nhà nước thừa nhận bị cầm tù chiếu theo điều 116 của BLHS vì tội “vi phạm đoàn kết dân tộc” và 11 người sắc tộc H’Mong bị kết án 8 năm tù đến chung thân theo điều 109 cũng của BLHS vì tội “lật đổ chính quyền,” theo thống kê của FIDH và VCHR.

Khuynh hướng đàn áp này, theo các tổ chức nhân quyền quốc tế, được tiếp tục cho đến ngày khai mạc Đại hội Đảng 13.

Dưới thời ông Trọng [lãnh đạo Đảng] tự do ngôn luận ôn hoà bị bóp nghẹt và những người thực hiện quyền hiến định của mình bị bắt bỏ tù rất đông. Số lượng tăng lên sau và trước [Đại hội Đảng] rất là nhiều và như thế có thể suy đoán rằng trong 5 năm tới còn gay gắt hơn nữa.
Nguyễn Quang A, Tiến sỹ và nhà đấu tranh dân chủ

Trong tháng 1 năm nay, đã có 4 người bị kết án, gồm 3 thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ và Lê Hữu Minh Tuấn, trong đó ông Dũng nhận bản án lên đến 15 năm tù. Sau đó không lâu, kỹ sư ngành nuôi trồng thuỷ sản Đinh Thị Thu Thuỷ bị kết án 7 năm tù vì tội “chế giễu” lãnh đạo Đảng và Nhà nước trên mạng xã hội.

“Dàn lãnh đạo ‘mới’ vẫn như cũ và họ là những người chưa bao giờ ngừng tay chà đạp bất cứ ai dám khẳng định các quyền hiến định của mình”, Chủ tịch VCHR Võ Văn Ái nói trong thông cáo chung.

Nhân quyền còn ‘gay go’

Nhận định từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà đấu tranh dân chủ, cũng cho rằng với những lãnh đạo hầu hết là từ nhiệm kỳ trước được bầu lại vào Bộ Chính trị thì “tình hình nhân quyền dân chủ ở Việt Nam sẽ còn gay go lắm” trong 5 năm tới.

“Chúng ta có thể thấy dưới thời ông Trọng [lãnh đạo Đảng] tự do ngôn luận ôn hoà bị bóp nghẹt và những người thực hiện quyền hiến định của mình bị bắt bỏ tù rất đông”, TS Quang A nói. “Số lượng tăng lên sau và trước [Đại hội Đảng] rất là nhiều và như thế có thể suy đoán rằng trong 5 năm tới còn gay gắt hơn nữa”.

Cùng nhận định này, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch, nói rằng ông không thấy được sự chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận khi ông Trọng tiếp tục nắm quyền.

“Việc ông Nguyễn Phú Trọng, một người có lập trường cứng rắn, tái đắc cử có nghĩa là Đảng Cộng sản cầm quyền đang khẳng định thêm việc đàn áp những người ủng hộ dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam”, ông Robertson nói với New York Times. “Đại hội lần này cho thấy khả năng cải tổ trong chính trị ngày nay ít thế nào ở Việt Nam, quốc gia tiếp tục là một trong những chính phủ độc tài nhất ở Đông Nam Á”.

Việc ông Nguyễn Phú Trọng, một người có lập trường cứng rắn, tái đắc cử có nghĩa là Đảng Cộng sản cầm quyền đang khẳng định thêm việc đàn áp những người ủng hộ dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của HRW

Ông Trọng, sau khi tái cử chức tổng bí thư nhiệm kỳ 3, nói rằng ông tiếp tục nắm quyền vì phải “chấp hành nhiệm vụ đảng viên” mặc dù ông đã từng xin nghỉ. Trong buổi họp báo sau lễ bế mạch Đại hội 13 sáng ngày 1/2, ông Trọng, người đầu tiên giữ chức Tổng bí thư 3 nhiệm kỳ liên tiếp, nói ông “không được khoẻ lắm” và “tuổi đã cao” nhưng do “Đại hội vẫn bầu” nên ông, với tư cách là đảng viên, “phải chấp hành.”

Cũng giống như ông Trọng, các uỷ viên của Bộ Chính trị khoá 13 hầu hết là những gương mặt ‘cũ’ từ nhiệm kỳ trước đó, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người được cho là sẽ trở thành chủ tịch nước. Theo nhận định của The Diplomat, Bộ Chính trị khoá 13 sẽ vẫn “phản ánh dấu ấn” của ông Trọng, bao gồm “cuộc đàn áp tàn bạo gần đây của Đảng đối với những người bất đồng chính kiến”.

Cuộc “đàn áp tàn bạo” của Đảng trong những năm gần đây bao gồm việc áp dụng Luật An ninh mạng gây tranh cãi, mà giới nhân quyền cho là một công cụ hữu hiệu của chính quyền trong việc ngăn chặn hơn nữa tự do ngôn luận trên mạng, và buộc các mạng xã hội, như Facebook, phải kiểm duyệt thông tin người dùng theo yêu cầu của chính quyền Hà Nội.

Cuộc bố ráp đẫm máu của cảnh sát Hà Nội tại làng Đồng Tâm hồi đầu năm 2020 cũng được coi là một sự kiện đàn áp nhân quyền của Đảng. Ngoài ra trong những năm vừa qua, các cuộc biểu tình của người dân phản ứng trước khủng hoảng môi trường ở miền Trung hay chống lại việc các đặc khu kinh tế cũng đều bị chính quyền dập tắt.

Hiệp định thương mại tự do mà Nghị viện châu Âu thông qua với Việt Nam vào năm ngoái được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng ngược lại, Nghị viện châu Âu vào đầu năm nay đã phải thông qua 1 nghị quyết lên án những vi phạm nhân quyền rộng khắp ở quốc gia Đông Nam Á này ngay trước thềm Đại hội Đảng 13.

“Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định sự lãnh đạo lạm quyền trong 5 năm tới trong bối cảnh gia tăng đàn áp trong nước”, điều phối viên Claudio Francavilla của tổ chức Human Rights Watch nhận định trên Twitter và cho rằng "có quá nhiều ảo tưởng về việc tăng cường mối liên kết thương mại với Liên minh châu Âu sẽ mang lại những thay đổi và tiến bộ trong nhân quyền”.

Dù vậy, theo TS Quang A, giới hoạt động vì dân chủ và nhân quyền trong nước không vì thế mà nản lòng.

“Họ vẫn phải cố gắng đấu tranh một cách ôn hoà, một cách xây dựng và tìm cách khai quang trí”, TS Quang A nói và ông hy vọng họ phát triển được một xã hội dân sự một cách lành mạnh mà ông cho là “có lợi đất nước và cho bản thân Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Đầu trang

2021-02-02 - RFA

CPJ nói cách thức nhóm tin tặc OceanLotus nhắm đến các nhà báo chỉ trích VN

Ủy Ban Bảo vệ Ký giả CPJ vào ngày 1 tháng 2 có bài nhận định về cách thức mà nhóm tin tặc OceanLotus tại Việt Nam tấn công nhắm vào một số nhà báo.

CPJ cho biết hồi đầu năm 2020, ông Bùi Thanh Hiếu, một người được nhiều người biết đến dưới tên Blogger Người Buôn Gió, trả lời phỏng vấn một phóng viên tự do ở Berlin, bà Marina Mai, trên báo TAZ rằng ông sẽ đóng blog để bảo vệ gia đình.

Trước đó vào năm 2009, ông Hiếu bị giam một tuần vì những bài viết chỉ trích liên quan tình hình tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đến năm 2013, ông Hiếu sang Đức và tiếp tục viết về chính trị Việt Nam trên trang blog Người Buôn Gió và trên trang blog cá nhân.

Sau đó ông bị tin tặc tấn công và liên tiếp bị đóng tài khoản Facebook đến mức ông Hiếu phải nhờ Cảnh sát Đức bảo vệ trước những đe dọa liên quan đến chuyện viết lách của ông. Và quyết định cuối cùng là phải đóng blog Người Buôn Gió.

CPJ cho biết phóng viên tự do Marina Mai cũng không hề biết bản thân bà cũng trở thành nạn nhân của chiến dịch rộng lớn nhắm tấn công và theo dõi được biết đến dưới tên OceanLotus. Giới chuyên gia cho rằng mục tiêu của chiến dịch này là những người chỉ trích Nhà nước Việt Nam .

CPJ dẫn lời ông Steven Adair, Chủ tịch và đồng sáng lập Công ty Volexity, một đơn vị chuyên về an ninh mạng có trụ sở ở Mỹ và từng nghiên cứu OceanLotus, hồi cuối năm 2020 về cách thức mà nhóm tin tặc này xác định và tấn công mục tiêu các nhà báo như ông Bùi Thanh Hiếu và bà Marina Mai.

Phương thức tấn công phổ biến được cho biết là spear phising, tức cách ‘nhử’ qua một người quen của đối tượng để lấy thông tin cá nhân của đối tượng đó.

OceanLotus là tên khác của APT32 . Nhóm này được cho biết bắt đầu hoạt động từ năm 2014. Các hoạt động tấn công của nhóm thường có liên quan đến các mối quan tâm của chính quyền Việt Nam.

Hồi năm ngoái, nhóm này bị các hãng an ninh mạng quốc tế cáo buộc đã tấn công vào các trang của các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới như BMW, Hyundai, Toyota Australia, Toyota Nhật Bản, thậm chí cả Toyota Vietnam để đánh cắp thông tin công nghiệp.

Nhóm bảo mật của Facebook hôm 10/12/2020 cho biết nhóm hacker APT32 do chính phủ Việt Nam hậu thuẫn đã lan truyền mã độc nhắm vào các nhà hoạt động Việt Nam, các chính phủ nước ngoài, các cơ quan báo chí, cùng các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp.

Facebook cáo buộc nhóm tin tặc APT32 do Chính phủ Việt Nam hậu thuẫn lan truyền mã độc

RFA 2020-12-11

Trang Facebook của CyberOne Security bị Facebook treo. Ảnh chụp hôm 10/12/2020 - Reuters

Nhóm bảo mật của Facebook hôm 10/12 cho biết nhóm hacker APT32 do chính phủ Việt Nam hậu thuẫn đã lan truyền mã độc nhắm vào các nhà hoạt động Việt Nam, các chính phủ nước ngoài, các cơ quan báo chí, cùng các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp.

Nathaniel Gleicher, người đứng đầu bộ phận Chính sách An ninh của Facebook và Mike Dvilyansky, quản lý bộ phận thông tin tình báo về đe doạ trên mạng của Facebook cho biết các nghiên cứu của hãng cho thấy CyberOne Group - một công ty IT của Việt Nam có liên quan đến hoạt động lan truyền mã độc. Công ty này còn được biết đến với những cái tên như CyberOne Security, CyberOne Technologies, Hành Tinh Company Limited, Planet and Diacauso.

CyberOne Group phủ nhận có liên hệ với tin tặc và cho báo cáo này là một sai lầm.

"Chúng tôi KHÔNG PHẢI là Ocean Lotus", một người điều hành Fanpage của công ty CNTT hiện đã bị Facebook đình chỉ cho biết khi được Reuters liên hệ.

Theo điều tra của Facebook, nhóm hacker APT32 hoạt động trên Facebook bằng cách tạo các tài khoản, trang giả, thường lấy tên là các nhà hoạt động hoặc doanh nghiệp.

Nhóm này chia sẻ các đường dẫn với những nạn nhân của mình tới những trang mà nhóm này hoặc đã hack được hoặc được nhóm lập nên. Các đường dẫn này thường là mã độc hoặc phishing hoặc có các đường dẫn đến các ứng dụng Android mà nhóm này đã tải lên Play Store, cho phép nhóm có thể giám sát đối tượng của mình.

Facebook cho biết hãng này đã gỡ các tài khoản và trang của nhóm hacker này, đồng thời chặn các trang của nhóm này.

APT32 được cho biết bắt đầu hoạt động từ năm 2014 và thường được biết đến với cái tên OceanLotus. Các hoạt động tấn công của nhóm thường có liên quan đến các mối quan tâm của chính quyền Việt Nam.

Hồi năm ngoái, nhóm này bị các hãng an ninh mạng quốc tế cáo buộc đã tấn công vào các trang của các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới như BMW, Hyundai, Toyota Australia, Toyota Nhật Bản, thậm chí cả Toyota Vietnam để đánh cắp thông tin công nghiệp.

Nhóm APT32 cũng bị cáo buộc đứng đằng sau các vụ tấn công nhắm vào giới chức chính phủ thuộc thành phố Vũ Hán, Trung Quốc trong năm nay để lấy thông tin về bệnh dịch COVID-19.

Tin tặc Việt Nam do chính phủ hậu thuẫn tấn công tổ chức nhân quyền

RFA 2018-05-16

Một phụ nữ Campuchia đọc báo Phnom Penh Post tại quầy báo của mình ở Phnom Penh hôm 7/5/2018 - AFP

Một nhóm tin tặc Việt Nam có liên hệ với chính phủ Hà Nội đã sử dụng trang chủ của tờ Thời báo Phnom Penh tại Campuchia để tấn công tổ chức nhân quyền Licadho ở Xứ Chùa Tháp.

Mạng báo ABC của Úc loan tin ngày 15 tháng 5 cho biết vụ tấn công nhắm vào Licadho được bắt đầu chỉ ít ngày sau khi tờ Thời báo Phnom Penh được đại gia khai khoáng mỏ người Úc, Bill Clough, bán cho một tập đoàn Malaysia chuyên về vận động quan hệ đối ngoại (PR) của ông Sivakumar Ganapathy.

Giám đốc tổ chức nhân quyền Licadho, Naly Pilorge, được ABC dẫn lời rằng kể từ ngày 8 tháng 5, khi các thành viên của tổ chức truy cập vào trang chủ của Thời Báo Phnom Penh thì bị chuyển đến một trang Google giả mạo, rồi đến một trang gọi là GTransfer yêu cầu phải có phép ‘đọc, gửi, xóa, quản trị thư điện tử’ và ‘xem những liên lạc’. Tình trạng này kéo dài đến chiều ngày 8 tháng 5.

Ông Ben Wilson, chuyên gia phân tích nguy cơ tại Canberra làm việc cho Công ty an ninh mạng FireEye, giải thích trong trường hợp vừa nêu có khả năng khả tín là vụ tấn công được tiến hành bởi nhóm bị phát hiện là APT32.

Nhóm này được cho là có liên hệ với chính phủ Hà Nội đang hoạt động vì lợi ích chính trị của giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.

Ít nhất suốt 5 năm qua, nhóm APT tiến hành các vụ tấn công nhắm đến những chính phủ nước ngoài cũng như các nhà bất đồng chính kiến và nhà báo Việt Nam.

Theo quan sát của FireEye thì từ năm 2014, APT32 nhắm đến các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong các ngành sản xuất, chế tạo sản phẩm tiêu tùng và dịch vụ khách sạn.

Chiến dịch tấn công bằng mã độc đặc biệt do APT32 ra tay được cho là bắt đầu vào cuối năm 2016. Đây là dạng thức tin tặc tấn công có liên quan đến chính phủ đầu tiên bị phát hiện ngoài Trung Quốc và Nga.

Đầu trang

23-1-2021 - baotiengdan.com

Người Việt và luật pháp

Jackhammer Nguyễn
23-1-2021

Nguyễn Mạnh Tường - From Wikipedia, the free encyclopedia

Người Việt cộng sản

Những người Cộng sản Việt Nam rất e ngại luật pháp. Đây là nhận xét của luật sư Nguyễn Mạnh Tường, nhân chứng trong những ngày đầu tiên khi chế độ cộng sản được thiết lập trên miền Bắc Việt Nam:

Thời gian trôi đi, Đảng lần khân và chậm quyết định mở lại hay đóng cửa trường Luật. Tôi hiểu những ngần ngại này. Trong nhiều năm được nhà cầm quyền chỉ định làm luật sư (avocat d’office) tại các toà án, và nhờ giao tiếp thường xuyên với những người được gọi là có trách nhiệm, tôi đo lường được trong cái vô thức bí mật của họ, sự ghê tởm luật pháp đến thế nào!

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường học luật ở Pháp, về nước tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng ông không phải là đảng viên cộng sản và cũng không tham gia mặt trận Việt Minh.

LS Tường giúp đỡ chính quyền cộng sản Hà Nội trong những bang giao quốc tế sau năm 1954. Sau khi có một bài phát biểu công khai (do những người cộng sản yêu cầu) vạch ra sự sai lầm chết chóc của cải cách ruộng đất, ông bị nhà nước cộng sản tước hết mọi quyền làm việc, sống nghèo khổ đến cuối đời. Những dòng trên do ông viết trong quyển hồi ký “Người bị rút phép thông công”, xuất bản tại Pháp.

Người ta cũng lưu truyền một câu nói được cho là của cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng, nói với ông Tường rằng, luật pháp chỉ có trói tay mà thôi.

Thời cải cách ruộng đất Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thành lập các tòa án nhân dân gồm những bần cố nông tham gia, để xử các địa chủ, không có luật sư tranh biện gì cả. Cho đến tận những năm đầu của cuộc cải cách kinh tế sau năm 1986, hệ thống luật sư đoàn mới được tái lập lại ở Việt Nam, nghề luật sư trở lại.

Dù có luật sư đoàn, nhưng các tòa án vẫn do ĐCSVN nắm chặt, không thể độc lập xử án. Các thẩm phán, công tố viên đều phải là người của Đảng. Trong các vụ án được cho là mang tính chính trị, xử những người bất đồng chính kiến, sự hiện diện của luật sư tại tòa hầu như mang tính hình thức. Khá đông luật sư, dù được chính chế độ cộng sản đào tạo, bị bỏ tù, hay phải lưu vong.

Sự việc thể hiện rõ nhất về thái độ nghi kỵ căm ghét luật pháp của những người cộng sản vẫn sống dai dẳng đến thế kỷ 21. Sự việc thể hiện rõ nhất thái độ này là việc ông Nguyễn Đăng Trừng, một luật sư được đào tạo dưới chế độ Sài Gòn trước năm 1975, bị khai trừ Đảng, mất ghế đứng đầu đoàn luật sư Sài Gòn vào năm 2014.

Người Việt không cộng sản

Thế nhưng, những người Việt chống đối chế độ cộng sản cũng không có thái độ khác biệt mấy so với những người cộng sản về luật pháp. Có khá đông luật sư bị chế độ cộng sản bỏ tù, rồi đi lưu vong. Trong phong trào đối kháng tại Việt Nam trước năm 2020, cũng có khá đông luật sư.

Với sự tham gia của giới luật sư, phong trào đối kháng tại Việt Nam đưa ra khá nhiều tuyên bố rất mạch lạc về sự cần thiết phải có một nền pháp lý độc lập, các tòa án được độc lập với quyền lực chính trị, thì mới có thể có công lý, và về lâu về dài mới có dân chủ cho Việt Nam.

Việc thúc đẩy khái niệm tư pháp độc lập này được nói ra rất dễ dàng vì nó rất hiển nhiên, nhất là trong hoàn cảnh đối lập với chế độ đàn áp theo kiểu công an trị, trong đó có khi các vị thẩm phán có nguồn gốc từ công an.

Cho nên, có thể nói không ngoa rằng cuộc đấu tranh cho dân chủ hóa nước Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc đấu tranh để có một nền tư pháp độc lập.

Nhưng khái niệm tư pháp độc lập này, lý tưởng cao cả này của phong trào đối kháng Việt Nam bị thử thách mạnh mẽ trong năm cuối của nhiệm kỳ tổng thống thứ 45 ở Mỹ, bằng một loại thuốc thử lý thú là Donald Trump.

Ông Trump sau khi thua trong cuộc bầu cử ngày 3/11/2020, bèn tuyên bố vung vít là ông bị gian lận. Hoa Kỳ là một nhà nước có chế độ tam quyền phân lập rõ rằng, những bất đồng tranh cãi cuối cùng phải được đem ra tòa. Tòa án độc lập của Mỹ ở mọi cấp, từ cấp tiểu bang, liên bang, đến Tối cao Pháp viện, đều bác bỏ những đơn kiện của ông Trump vì không có chứng cứ, trong đó, chính những vị thẩm phán do ông Trump bổ nhiệm cũng đã bác bỏ đơn kiện của ông.

***

Người Việt Nam trong và ngoài nước, trong đó có khá nhiều luật sư, nhiệt tình ủng hộ ông Trump và chỉ trích, chửi mắng các tòa án độc lập của Mỹ. Giới bất đồng chính kiến Việt Nam, trong và ngoài nước cũng phụ họa, tham gia dàn đồng ca chỉ trích này. Trong số những người này, có cả những người từng học tập và sinh sống ở các xã hội dân chủ như Mỹ, châu Âu, họ có bằng cấp, có người là nhà báo, luật sư…

Việc ủng hộ ông Trump là bình thường, trong trường hợp ông ta đúng; còn nhắm mắt ủng hộ ông ta, bất kể đúng sai, vỗ tay tung hô ông ta vi phạm luật pháp, thì đó mới là vấn đề. Việc thúc đẩy một nền tư pháp độc lập cho Việt Nam là một điều hiển nhiên, nhưng việc vô cùng khó hiểu là, cũng chính những con người đó thẳng thừng bác bỏ nền tư pháp độc lập, tòa án độc lập của Hoa Kỳ.

Họ muốn gì?

Tôi không phải là người duy nhất nhận xét rằng, năm 2020 là năm mà phong trào đối kháng tại Việt Nam hầu như chấm dứt.

Có phải là những người đối kháng dùng những tiêu chuẩn kép, một mặt họ đòi đảng CSVN phải công nhận tam quyền phân lập, tòa án độc lập, mặt khác họ phủ nhận các bản án của tòa án độc lập Hoa Kỳ?

Hay là ta nên hiểu một cách nhẹ nhàng hơn cho họ, rằng họ chẳng biết thế nào là tòa án, tư pháp độc lập, những điều mà họ đã và đang đòi?

Với hai cách hiểu đó đều dẫn đến kết luận rằng, phong trào đối kháng tan rã là chuyện tất phải đến. Nếu họ chẳng biết thế nào là sự độc lập của tòa án, một cột trụ của nền dân chủ thì làm sao họ đấu tranh để đòi được nó?

Nếu họ dùng tiêu chuẩn kép thì họ là những người không lương thiện, mà không lương thiện thì làm sao có thể tranh đấu, đòi những giá trị tốt đẹp cho Việt Nam?

Hãy hình dung, những người đối kháng đó cai trị nước Việt Nam, họ cũng sẽ bảo tòa án xử án theo ý họ mà thôi, nghĩa là không khác gì nhà nước Cộng sản hiện nay.

Đầu trang

24-1-2021 - baotiengdan.com

‘Một năm đầy tai họa’ đối với phong trào dân chủ Việt Nam

Tác giả: David Brown
Song Phan, chuyển ngữ
24-1-2021

Phiên tòa xử người dân Đồng Tâm tháng 9/2020. Nguồn: VNA

Dựa trên hầu hết mọi phương diện, năm 2020 là một năm đầy tai họa đối với phong trào dân chủ ở Việt Nam. Phong trào đã bị thu nhỏ bởi sự đàn áp ngày càng hiệu quả của chế độ Hà Nội, giờ đây nó bị mê hoặc trong cuộc chiến của Donald Trump để giành nhiệm kỳ thứ hai.

Dư luận cho rằng, Trump sẽ bảo vệ Việt Nam trước Trung Quốc. Kỳ lạ nhưng có thể hiểu theo cách nào đó, phần lớn những người nghi ngờ chế độ độc tài, độc đảng của đất nước, lại xem tổng thống Trump là niềm hy vọng của họ cho một tương lai tươi sáng hơn.

Thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng, với chế độ hiện tại của Việt Nam là điều dễ hiểu. Sự kiểm soát mọi thứ được nói là không thật phù hợp với một quốc gia đang mở cửa cho nền kinh tế toàn cầu và gửi những người giỏi giang nhất ra nước ngoài học tập, trong một phần tư thế kỷ qua.

Phong trào dân chủ của Việt Nam, hay ít nhất trong thời gian qua, là một mạng lưới công dân tổ chức lỏng lẻo, đã không ngần ngại thách thức chế độ. Phong trào này được mạng internet tiếp sức, trong gần một thập niên qua, đã cho phép người dân Việt Nam được nghe những nhận xét bất đồng chính kiến, ​​bất chấp sự kiểm duyệt của chế độ đối với báo chí trong nước.

Họ là một tập hợp hỗn tạp, những người này có đủ nhiệt huyết để lên tiếng và thậm chí thể hiện sự thất vọng của họ đối với chế độ độc đảng. Một số người chán ngán với những gì họ cho là tư thế khúm núm của Hà Nội đối với Trung Quốc, một số khác phản ứng trước sự đàn áp việc thực hành tôn giáo không được [chính quyền] cho phép, hoặc chống lại việc chiếm đất của doanh nghiệp cấu kết với quan chức địa phương. Và cũng có một số người không còn ảo tưởng với chế độ độc tài của một đảng toàn trị duy nhất, có mặt khắp nơi.

Cách đây không lâu, chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có sự khoan nhượng chút ít đối với chỉ trích và đối với các cuộc biểu tình thỉnh thoảng diễn ra, nhưng năm 2016, Dũng đã bị hất cẳng vì điều này và những điều ‘xé rào’ khác. Với việc Dũng bị đẩy ra bên lề và các đồng minh ông chạy tìm chỗ che chắn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã nắm ngọn roi trong tay. Ông ta triển khai một chương trình hành động quay ngược đầy tham vọng. Một yếu tố là đàn áp hoạt động chính trị bên ngoài các tổ chức Đảng.

Từ năm 2017, chế độ Hà Nội đã thẳng tay đàn áp những người chỉ trích thẳng thừng. Từng người một, những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng đã bị bắt, bị xét xử, bị bỏ tù và đôi khi được cho phép ra định cư ở nước ngoài. Các bộ phận Công an tỉnh được khuyến khích bố ráp những người chia sẻ cảm xúc chống chế độ trên mạng xã hội. Các nhóm bán công khai như Hội Nhà báo Độc lập và Hội Anh Em Dân Chủ đã bị phá vỡ và các thành viên của họ bị bỏ tù. Khi năm 2020 kết thúc, theo nhóm 88 Project, có 256 tù nhân chính trị trong các nhà tù – nhiều hơn 3 lần so với năm 2016.

Không gian mạng không còn tự do

Song song đó, chế độ của ông Trọng học cách khống chế không gian mạng Việt Nam. Bộ Công an đã lập ra một đội quân dư luận viên để tấn công mạng xã hội. Không mất nhiều thời gian để họ biến ‘Tiêu chuẩn cộng đồng’ được ca tụng của Facebook thành vũ khí.

Nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ, không là gì so với việc thể hiện rằng họ có thể làm cạn đi quảng cáo, trừ khi các trang web chấp nhận yêu cầu của chế độ, là phải xóa các bài đăng được cho là ‘độc hại’ và cấm các KOL đáng ghét. Thị trường quảng cáo trên mạng của Việt Nam hiện nay trị giá một tỷ đô la Mỹ hàng năm, có lẽ còn hơn thế nữa.

Lúc đầu, Facebook và YouTube chống lại áp lực của chính quyền Hà Nội. Năm 2018, họ đã cố gắng thỏa hiệp, với ảo tưởng rằng chế độ Việt Nam không dám gây rối hai mạng xã hội rất phổ biến này. Nhưng niềm tin của họ đã sai. Đến giữa năm 2020, hai nền tảng mà công chúng Việt Nam yêu thích này, đã bị buộc đầu hàng hoàn toàn.

Chưa bao giờ những người lướt mạng ở Việt Nam dễ dàng tiếp cận truyền thông hải ngoại mà chế độ coi là các diễn đàn độc hại, như các trang tiếng Việt của BBC, RFI, VOA và Đài Á Châu Tự Do, hoặc các trang web bất đồng chính kiến ​​như Dân Làm Báo, Dân Luận hoặc Tiếng Dân. Để kết nối đến các trang web này, cư dân mạng có kinh nghiệm đã dựa vào các máy chủ ở nước ngoài. Bộ Công An không thể bắt chước Trung Quốc, vì Việt Nam không có thế mạnh kỹ thuật để làm tường lửa, nhưng nó đã khiến cho người Việt khó nghe hơn và lan truyền tin tức thật (không giả mạo).

Một trường hợp điển hình: Đầu năm 2020, xảy ra vụ đàn áp cuộc phản kháng của nông dân ở một ngôi làng gần Hà Nội. Một cuộc đụng độ, trong đó thủ lĩnh của một nhóm nông dân khốn khổ và ba sĩ quan cảnh sát chết, cùng một phiên tòa trình diễn 9 tháng sau đó. Mặc dù bản tường trình của chế độ về vụ việc đầy lỗ hổng, nhưng sự phản đối của công chúng là không đáng kể. Việc lên tiếng chống lại nhà nước độc đảng đã trở nên quá nguy hiểm.

Muốn tiêu diệt ai, các vị thần làm họ nổi điên trước

Thay vào đó, khi năm 2020 tiếp tục, tàn dư của phong trào dân chủ VN bị phá vỡ khi họ bị kéo vào cuộc chiến giành ghế Tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ hai cho Donald Trump. Họ cho rằng, Trump sẽ làm vô hiệu các mưu đồ của Bắc Kinh. Ông ta sẽ bảo vệ Việt Nam trước Trung Quốc.

Những người bất đồng chính kiến đã từ bỏ các trang tin tức trên mạng mà họ từng tin cậy, gán cho các trang này là “truyền thông thổ tả” và là kẻ tung tin giả. Đến giữa năm, các bài dịch từ các câu chuyện trên Breitbart, Newsmax và truyền thông ‘cánh hữu thay thế’ (alt-right) khác của Hoa Kỳ, bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên Facebook cùng với các sản phẩm tiếng Việt của Pháp Luân Công (Đại Kỷ nguyên, Tân Đường Nhân…).

Nhưng thuyết kỳ quái của phòng trào Trump đã tự tuyên truyền với sức mạnh đáng kinh ngạc khắp các tầng lớp bậc trung thích bày tỏ ý kiến (chattering class) của Việt Nam. Gần như chỉ sau một đêm, phần lớn những người trước đây được xác định là gắn bó với phong trào dân chủ, dường như đã trở thành con mồi cho kiểu suy nghĩ ma mị. Nguyễn Hữu Vinh (hay còn gọi là Anh Ba Sàm), người từng ngồi tù 5 năm vì những bài viết bị cho là thù địch với Nhà nước, chỉ là một trong số nhiều blogger nổi tiếng đã bước qua phía bóng tối.

Cuộc đảo lộn kinh hoàng này có thể xảy ra, một phần bởi Facebook và YouTube. Trong hai năm kể từ khi luật an ninh mạng của Việt Nam có hiệu lực, những mạng xã hội khổng lồ đã trở thành những đầy tớ phục tùng chế độ. Hiện nay họ rất nhanh tay trong việc gỡ bỏ các bài đăng bị xác định là ‘độc hại’. Trong khi đó, dư luận viên của Bộ Công An có thể thoải mái quảng bá các bài viết ủng hộ Trump.

Cũng như ở Hoa Kỳ, thất bại của Trump không làm cho những kẻ ủng hộ ông ở Việt Nam tỉnh lại. Các bài đăng của họ tiếp tục vẽ vời ông là một nhà lãnh đạo nói thẳng, không sợ Trung Quốc, tạm thời là nạn nhân bi thảm của ‘gian lận bầu cử’. Còn Joe Biden luôn được gọi là Bảy-Đần – “stupid Joe”.

Người ta thường giải thích rằng, chế độ đã siết chặt các phương tiện truyền thông độc lập trước thềm Đại hội Đảng vào cuối tháng này, ngụ ý rằng sau khi ban lãnh đạo mới được dựng lên, việc kiểm soát đó sẽ được nới lỏng. Đừng đặt cược vào nó. Chừng nào công an và [bàn tay] kiểm duyệt của chế độ có thể thao túng mạng xã hội theo ý họ muốn, thì có rất ít lý do để họ ngừng làm như vậy.

Trong điều kiện như thế, càng ít có lý do để mong đợi một phong trào dân chủ hồi sinh, trỗi dậy từ đống đổ nát hiện tại.

_____

David Brown là một cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ, có nhiều kinh nghiệm về Việt Nam và là cộng tác viên năm cho Asia Sentinel.

Bản dịch có sự chỉnh sửa của tác giả, dành cho độc giả người Việt. Bản tiếng Anh được đăng trên Asia Sentinel ngày 21/1/2021.

Đầu trang