Thời Sự | Mục Lục | Xem tiếp | Trở lại | Trang Đầu
Việt - Trung: quan hệ nhiều thử thách
Tổng hợp |
Việt - Trung: quan hệ nhiều thử thách
BBC - 21 Tháng 5 2004 - Cập nhật 14h51 GMT
Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải vừa có hội kiến với Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Chủ Tịch Quốc Hội Ngô Bang Quốc.
Chuyến thăm của ông Phan Văn Khải kéo dài năm ngày và xảy ra vào đúng thời điểm nổi lên những bất đồng mới xung quanh chủ quyền của hai bên tại quần đảo Trường Sa.
Mục tiêu thương mại
Đi cùng Thủ Tướng Phan Văn Khải sang thăm Trung Quốc là một đoàn đại diện các bộ Thương Mại, Giao Thông, Xây Dựng, Khoa Học Môi Trường và khoảng 50 công ty Việt Nam.
Có thể thấy rõ ràng rằng một trong những mục tiêu chính trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Phan Văn Khải là để thúc đẩy quan hệ làm ăn kinh tế và thương mại.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo diễn ra ngày hôm thứ Năm tại Bắc Kinh, hai bên đã cam kết nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2010.
Với tốc độ buôn bán hai bên tăng trưởng khoảng 20% một năm, Trung Quốc nay đã là bạn hàng thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và đồng thời là một trong những nhà đầu tư lớn.
Được biết đây là chuyến đi thứ năm của ông Khải tới Trung Quốc, kể từ năm 1992 tới nay, tức là từ khi ông lên giữ chức phó thủ tướng và sau là chức thủ tướng vào năm 1997.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ông có đoàn đại biểu các doanh nghiệp đi tháp tùng.
Theo tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc, ông Khải sang tới Trung Quốc vào hôm Thứ Năm 20 tháng Năm, và hôm sau Thứ Sáu, ông đã dự các trao đổi thương mại, trong đó ông nói rằng đem các doanh nghiệp theo lần này quả là một việc đúng đắn.
Cũng ngay trong buổi sáng Thứ Sáu, đã có năm công ty của Việt Nam và Trung Quốc ký kết được các hợp đồng hợp tác. Bên cạnh đó, có nhiều công ty khác của cả hai quốc gia đã bày tỏ ý định hợp tác với nhau.
Phía Trung Quốc cũng đặt mục tiêu thương mại với Việt Nam lên một mức mới cao hơn.
Tân Hoa Xã trích lời Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc, nói với ông Khải rằng hai quốc gia theo chủ nghĩa xã hội cần phải thúc đẩy sự hợp tác đầy đủ và tình hữu nghị giữa hai bên nhằm đối mặt với một thế giới phức tạp và đang thay đổi.
Ông Hồ Cẩm Đào được trích lời, nói rằng Trung Quốc muốn hợp tác với Việt Nam để mở rộng trao đổi kinh nghiệm, nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau, bắt đầu sự hợp tác chân thành và tìm kiếm sự phát triển chung.
Học tập kinh nghiệm
Theo Tân Hoa Xã, trong buổi chiều Thứ Sáu, ông Khải đã để ra hơn một giờ đồng hồ để nghe các học giả Trung Quốc giải thích về chính sách của Trung Quốc đối với việc quản lý đất đai, về chính sách sung công và về đầu tư nước ngoài.
Ông Khải và gần 20 thành viên đi cùng đã liên tục ngắt lời người thuyết trình để đặt câu hỏi, mà trong đó có những câu hỏi liên quan tới chính sách thu hồi đất để trao cho các doanh nghiệp nhà nước, việc đánh thuế đối với các công ty nước ngoài và việc chuyển lợi nhuận của các nhà đầu tư ra nước ngoài.
Được biết, đoàn ông Khải đã nhận được các câu trả lời khá thẳng thắn.
Tìm lời đáp cho chủ quyền lãnh thổ
Tuy nhiên, chuyến đi của ông Phan Văn Khải còn nhằm tiếp tục giải quyết những vấn đề gây bất đồng giữa hai bên.
Chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa chỉ là một trong những vấn đề hai bên vẫn còn đang đi tìm giải pháp. Bên cạnh đó, chủ đề phân chia biên giới trên biển và trên đất liền cũng còn nhiều khúc mắc.
Một sự trùng hợp là khi ông Khải đi thăm Trung Quốc thì Quốc Hội Việt Nam cũng đang họp phiên thường kỳ.
Một người phát ngôn của Văn phòng Quốc hội Việt Nam cho đài BBC biết kỳ họp lần này Quốc hội đang xem xét thông qua Hiệp định phân chia Vịnh Bắc bộ đã được hai bên đã ký kết từ hồi cuối năm 2000.
Một thời gian dài từ khi ký kết như vậy cho thấy các vấn đề biên giới lãnh thổ là vô cùng phức tạp.
Chính Đài Tiếng nói Việt Nam khi đưa tin hội đàm giữa hai thủ tướng cũng chỉ nói hai bên khẳng định "phối hợp chặt chẽ nghiêm túc thực hiện hai hiệp định về vịnh Bắc Bộ" nhưng không thể đưa ra một thời hạn nào.
Tuy nhiên những tranh chấp, bất đồng giữa hai bên cũng không thể nào làm lu mờ một thực tế là Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ láng giềng chặt chẽ, và có thể cùng thu lợi từ việc thúc đẩy mối hợp tác kinh doanh.
Một năm hàng trăm chuyến công cán các cấp độ giữa hai bên cũng đều nhằm cân bằng cơ hội và thách thức của một quan hệ "núi liền núi, sông liền sông" nhiều thế kỷ này.
Việt - Trung nâng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD
VietNamNet - 22:04' 20/05/2004 (GMT+7)
(VietNamNet) - Tại cuộc hội đàm chiều 20/5 giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, hai bên đã nhất trí nâng kim ngạch thương mại hai nước lên 10 tỷ USD vào năm 2010.
Trước đó, lễ đón chính thức Thủ tướng Phan Văn Khải đã được tổ chức trọng thể tại Đại Lễ Đường Nhân dân. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã ra đón Thủ tướng Phan Văn Khải tại cửa phía Đông.
Sau lễ đón chính thức, hai Thủ tướng dẫn đầu hai đoàn đại biểu đã tiến hành hội đàm. Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhiệt liệt hoan nghênh Thủ tướng Phan Văn Khải sang thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc, coi đây là một nhân tố quan trọng, góp phần nâng cao quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Trung - Việt lên tầm cao mới.
Thủ tướng Phan Văn Khải cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình mà chính phủ và nhân dân Trung Quốc và cá nhân Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã dành cho đoàn. Thủ tướng chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân các dân tộc Trung Hoa đã giành được trong sự nghiệp cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Hai Thủ tướng đã trao đổi về những biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới. Với đà tăng trưởng của quan hệ kinh tế, thương mại trong thời gian qua, hai Thủ tướng đã nhất trí nâng kim ngạch thương mại hai nước lên 10 tỷ USD vào năm 2010. Hai bên cũng đạt được nhận thức chung về xây dựng hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh - Hải Phòng; hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và hành lang kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ, coi đây là quy hoạch hợp tác kinh tế trung và dài hạn của hai nước. Hai bên cũng trao đổi đánh giá về một số dự án hợp tác kinh tế.
Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định quyết tâm cao trong việc thúc đẩy công tác cắm mốc phân giới đồng thời thống nhất quán triệt việc thực hiện Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ.
Về các vấn đề quốc tế, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí sẽ hợp tác xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc, dự án tiểu vùng Sông Mekong. Trung Quốc tiếp tục phối hợp, hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM5), ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO.
Chuyến thăm lần thứ 3 của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc duy trì trao đổi cấp cao đã được thực hiện từ nhiều năm nay, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phan Văn Khải nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng hợp tác toàn diện với Trung Quốc, xác định phương hướng phát triển quan hệ, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước.
Cùng với đà phát triển quan hệ chính trị, quan hệ thương mại giữa hai nước cũng đã đạt được những kết quả quan trọng. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch buôn bán song phương năm 2003 đạt 4,7 tỷ USD, xấp xỉ mục tiêu mà hai bên đặt ra cho năm 2005 là 5 tỷ USD.
Tính đến thời điểm này, Trung Quốc có 254 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn hơn 530 triệu USD. Trung Quốc cũng đã cấp cho Việt Nam một khoản ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại và tín dụng ưu đãi, xoá một số khoản nợ cho Việt Nam. Hai bên đã ký 44 Hiệp định cấp Nhà nước.
Minh Huy
Thật Hư Về Chuyện Liên Quan Tới Chuyến Thăm Viếng Tây Nguyên Của Bốn Vị Đại Sứ ?
RA |
Thật Hư Về Chuyện Liên Quan Tới Chuyến Thăm Viếng Tây Nguyên Của Bốn Vị Đại Sứ ?
RA - Monday, 17 May 2004 - Producer: Bảo Vũ
Sau chuyến thăm viếng vùng Tây Nguyên của đại sứ bốn quốc gia Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ, giới truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin các vị này đã bày tỏ sự phấn khởi trước các thành quả kinh tế và chuyện mức sống người dân vùng Tây Nguyên được cải thiện.
Các vị đại sứ của bốn nước có tuyên bố như vừa đề cập hay không ? Thật hư của chuyện này ra sao ?
Để biết thêm về vấn đề này, chúng tôi mời quý vị theo dõi bài tường thuật của hãng thông tấn Reuters:
Bốn vị đại sứ từng thăm viếng vùng Tây Nguyên đã bác bỏ luận điệu của giới truyền thông nhà nước Việt Nam.
Nên biết, các cơ quan truyền thông nhà nước loan tin các vị đại sứ đã ca ngợi thành quả phát triển tại vùng Tây Nguyên.
Hành động bác bỏ có tính cách bất thường mà các vị đại sứ bốn quốc gia Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ công bố, cho thấy họ bất mãn vì chi tiết chuyến thăm viếng dài 3 ngày tại các tỉnh Đắc Nông và Đắc Lắc đã bị giới truyền thông nhà nước Việt Nam tiết lộ.
Kể từ khi hàng nghìn người Thượng thực hiện các cuộc biểu tình để đòi tự do tôn giáo và đất đai hồi năm 2001 và lần gần đây nhất là hồi tháng trước, những chuyến thăm viếng vùng Tây Nguyên của các nhà ngoại giao và giới truyền thông nước ngoài bị giới hạn.
Nên biết, nhiều người Thượng tại Tây Nguyên theo đạo Tin Lành tại gia, một hình thức đạo Tin Lành không được nhà nước chấp thuận.
Một số người Thượng tố cáo Hà Nội tịch thu đất đai cha ông họ để lại cho họ.
Trong khi đó, chính phủ cộng sản cho biết hai người biểu tình bị thiệt mạng và 70 người bị thương trong vụ rối loạn mới nhất, diễn ra hồi tháng trước.
Kể từ khi các vụ biểu tình diễn ra hồi gần đây, chính phủ Việt Nam đã cho phép một ít ký giả ngoại quốc, viên chức ngoại giao nước ngoài và một số tổ chức Liên Hiệp Quốc thăm viếng vùng Tây Nguyên.
Tuy nhiên mọi chuyến thăm viếng của những người hoặc tổ chức vừa đề cập đều có người của nhà nước đi kèm và các chuyến đi này đều được nhà nước giám sát cẩn thận.
Sau khi giới truyền thông nhà nước loan tin về chuyến viếng thăm vùng Tây Nguyên, hôm thứ Sáu vừa qua, đại sứ bốn quốc gia vừa đề cập ra thông cáo cho biết: “Các vị đại sứ muốn bày tỏ niềm bất mãn trước việc một số cơ quan truyền thông Việt Nam loan tin một cách sai lạc về những cuộc thảo luận” giữa các đại sứ với chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đắc Lắc.
Nên biết, hôm thứ Năm vừa qua, tờ Vietnam News loan tin Đại Sứ New Zealand Malcolm McGoun “ca ngợi các thành quả phát triển kinh tế mà tỉnh đạt được; và về chuyện mức sống người dân địa phương được cải thiện.”
Trong bản thông cáo, các vị đại sứ cho hay họ không “đưa ra bất kỳ kết luận nào về mức tiến bộ kinh tế và phát triển xã hội.” tại tỉnh Đắc Lắc; thế nhưng các đại sứ đã lưu ý về những thách đố “lớn lao” nhà cầm quyền phải đương đầu trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển của người Thượng.
Bản thông cáo bốn vị đại sứ công bố cho biết các bên đã đồng ý là chuyến thăm viếng vùng Tây Nguyên phải được giữ kín.
Ngoài ra các vị đại sứ còn cho hay họ sẽ không bình luận gì thêm về chuyến viếng thăm vừa đề cập.
Nên biết, chuyến thăm viếng vùng Tây Nguyên hồi tháng trước của nhân viên tòa đại sứ Hoa Kỳ và một nhóm ba cơ quan truyền thông nước ngoài, trong đó có hãng thông tấn Reuters cũng đã được giới truyền thông nhà nước Việt Nam tường thuật.
Điều kỳ lạ ở đây là giới truyền thông nhà nước đã cử rất nhiều ký giả đi để quan sát và tường thuật về cuộc tiếp xúc giữa phái đoàn đi thăm và chính quyền địa phương.
Việt Nam nhiều lần bác bỏ chuyện cho rằng nhà cầm quyền vi phạm nhân quyền. Nhà nước cho rằng các lực lượng bên ngoài, đặc biệt là Tổ Chức Người Thượng, còn gọi là Quỹ Người Thượng đã kích động để người Thượng tại Tây Nguyên thực hiện các vụ biểu tình.
Về phần mình, Quỹ Người Thượng, tổ chức có trụ sở đặt tại Hoa Kỳ, nói rằng họ đại diện cho quyền lợi của người Thượng.
Phận Người Thượng
RA - Wednesday, 19 May 2004 - Producer: Trường Giang
Kính thưa quý vị, thân phận người thiểu số Việt Nam có vẻ như đi đâu cũng gặp nhiều long đong, điển hình như hôm qua, Ngoại Trưởng Campuchia, Hor Namhong đã lên tiếng khẳng định rằng 85 người Thượng đang tạm trú trên Xứ Chùa Tháp, để xin được hưởng quy chế tỵ nạn, tất cả đều là di dân bất hợp pháp. Vì vậy, theo ông, họ không có lý do gì lưu lại Campuchia, cũng như rời bỏ Việt Nam.
Về thân phận người Thượng tỵ nạn trên đất Campuchia, phóng viên thông tấn xã AFP có bài tường thuật như sau ....
Cách đây không lâu, chính phủ Phnom Pênh đã chấp thuận cho 80 người Thượng được lưu lại Campuchia dưới sự che chở của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc. Trong số này, có 6 người đến Campuchia, sau khi xẩy ra vụ người Thượng biểu tình trên vùng Tây Nguyên ở Việt Nam vào dịp lễ Phục Sinh năm nay.
Nói qua về biến cố ở Tây Nguyên trong tháng vừa rồi, hằng nghìn người Thượng đã xuống đường biểu tình để phản đối việc nhà cầm quyền Việt Nam bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo và tịch thu đất đai mà tổ tiên họ đã khổ công khai phá.
Ngay sau đó, nhà nước Việt Nam đã huy động lực lượng an ninh thẳng tay trấn áp người biểu tình. Bên cạnh đó, nước láng giềng Campuchia cũng đóng chặt các cửa khẩu biên giới để phòng ngừa người Thượng lại tràn sang Xứ Chùa Tháp xin tỵ nạn như trước đây.
Tiếp theo sau vụ biến động tại Tây Nguyên, các đoàn thể nhân quyền cho biết, lực lượng an ninh Việt Nam đã gây thiệt mạng ít nhất 10 người Thượng trong các vụ biểu tình vào ngày lễ Phục Sinh; thế nhưng, nhà nước Việt Nam lại nói, chỉ có hai người chết mà thôi.
Xin nhắc lại năm 2001, đông đảo người Thượng cũng đã biểu tình trên vùng Tây Nguyên. Hành động đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam sau đó, đã khiến hơn 1000 người Thượng phải chạy sang Campuchia lánh nạn. Phần lớn những người trong số này đã được đi định cư tại Hoa Kỳ.
Riêng về trường hợp những người Thượng chạy sang Campuchia lần này, Ngoại Trưởng Campuchia Hor Namhong trình bầy với các phóng viên lập trường của chính phủ ông rằng, Campuchia không xem những người Thượng mới vào trong nước là người tỵ nạn vì hiện tại, chiến tranh không xẩy ra ở Việt Nam mà chính trường Việt Nam cũng không lâm tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Thêm vào đó, nhà nước Việt Nam cũng không làm điều gì có tính cách phá rối, cản trở sinh hoạt của người Thượng. Vì vậy, những người chạy sang Xứ Chùa Tháp chỉ là dân nhập lậu mà thôi.
Ngoại Trưởng Hor Namhong cho biết, chính phủ ông đang cho soạn thảo luật lệ để xác định những ai có thể được xếp vào diện tỵ nạn trong khuôn khổ luật pháp Campuchia.
Về phương diện này, cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đã cung cấp cho Campuchia bản dự thảo luật lệ về quy chế duyệt xét diện tỵ nạn để Phnom Penh tham khảo và hồi đầu tháng, cơ quan này bầy tỏ niềm mong mỏi Liên Hiệp Quồc sẽ lại có thể tái tục bàn với chính phủ Phnom Pênh phương cách giải quyết vấn đề tế nhị này.
Cách đây hai tuần lễ, trong chuyến đi Phnom Pênh, giám đốc Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đặc trách khu vực Á châu - Thái Bình Dương, Jean-Marie Fakhouri cho hay, cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc sẽ coi số người Thượng đang tạm trú trên Xứ Chùa Tháp là những người xin được đến định cư tại một quốc gia khác.
Trong khi đó, Bộ Nội Vụ Campuchia tố cáo trong số những người Thượng hiện được Cao Ủy Liên Hiệp Quốc bảo vệ trên Xứ Chùa Tháp, có nhiều người đã nhập lậu chỉ cốt để được xum họp với thân nhân đã định cư tại các quốc gia thứ ba.
Xin nhắc lại thời gian gần đây, chính quyền Phnom Pênh đã tố cáo Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc là ngấm ngầm giúp đỡ người Thượng bằng cách đưa họ từ biên giới Campuchia giáp với Việt Nam đến tận thủ đô Phnom Pênh. Tuy nhiên, cơ quan này đã phủ nhận lời cáo buộc vừa nêu, mà cho rằng chính phủ Campuchia đã đưa ra những luận điệu hết sức "lố bịch".
Cựu Đại Tá Bùi Tín: “Thư Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Gởi Cấp Lãnh Đạo Việt Nam Là Vụ Watergate Của Hà Nội”
RA |
Cựu Đại Tá Bùi Tín: “Thư Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Gởi Cấp Lãnh Đạo Việt Nam Là Vụ Watergate Của Hà Nội” (Kỳ 1)
RA - Sunday, 28 March 2004 - Producer: Bảo Vũ
Hồi gần đây, lá thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gởi “Ban Chấp Hành Trung Ương, Đồng Chí Tổng Bí Thư, các đồng chí trong Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương” đã bị tiết lộ ra bên ngoài.
Lá thư cho biết nhiều điều, trong đó có những sự việc người anh hùng mặt trận Điện Biên Phủ năm xưa cho là rất “nghiêm trọng”, như vụ “Tổng Cục II”, vụ “Sáu Sứ” và nhất là vụ án chính trị “siêu nghiêm trọng” T4.
Trong mục Thời Sự Chủ Nhật tuần này, Bảo Vũ mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn giữa chúng tôi với ông Bùi Tín, cựu Đại Tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam kiêm cựu Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân.
Trước hết ông Bùi Tín cho biết qua về lá thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp như sau:
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Đây là thư đầu năm gởi từ hôm mùng 3 tháng Giêng năm 2004 của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Ông Giáp viết từ Thành Phố Hồ Chí Minh gởi ra Hà Nội.
Trước đó trong khi chuẩn bị cho Hội Nghị Trung Ương lần thứ Chín hồi đầu năm nay, Bộ Chính Trị đã hỏi ý kiến ông Giáp.
Hội Nghị Trung Ương lần thứ Chín là hội nghị rất quan trọng.
Đó là hội nghị trung ương giữa hai nhiệm kỳ của hai đại hội.
Hội nghị trung ương này kiểm điểm lại gần 3 năm thực hiện nghị quyết của Đại Hội Chín.
Trước đó người ta có hỏi ý kiến những nhân vật tuy không còn ở Bộ Chính Trị, tuy không còn ở Trung Ương nhưng là những vị được gọi là các vị “cách mạng lão thành”; trong đó Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những vị đó.
Qua bức thư này ông Giáp đã góp ý kiến với Trung Ương, với Bộ Chính Trị trước khi Hội Nghị Trung Ương lần thứ Chín họp hồi đầu năm nay.
BẢO VŨ: Thưa ông, trong thư Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã đề cập rất nhiều điều. Theo ông, vấn đề nào là vấn đề gây chú ý nhiều nhất ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Tôi nghĩ rằng trong bức thư dài 6 trang, ông Giáp có những góp ý về những phần Bộ Chính Trị đã hỏi ý kiến những vị cách mạng lão thành.
Ông ấy có đánh số đấy. Trong đó có tất cả 7 vấn đề.
Ông Giáp đã góp ý về vấn đề đánh giá về kinh tế ra làm sao.
Đánh giá về vấn đề xây dựng Đảng như thế nào.
Vấn đề bảo vệ tổ quốc và vấn đề an ninh.
Vấn đề chống tham nhũng và lãng phí.
Vấn đề công tác cán bộ và cuối cùng là vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng.
Thế nhưng tôi nghĩ vấn đề quan trọng nhất có lẽ là vấn đề cuối cùng. Cũng kiểu như viết thư mà người ta “tái bút”, thì có khi “tái bút” lại là vấn đề quan trọng nhất. (CƯỜI)
BẢO VŨ: Ông có thể vui lòng cho thính giả của Đài biết về “vấn đề quan trọng nhất” được không ạ ? Vấn đề đó là vấn đề gì, thưa ông ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Theo tôi đánh giá, như Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Đây là một vụ án chính trị”.
Một vụ án chính trị lớn trong vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng; trong đó ông ấy có nêu lên đây là vụ cực kỳ nghiêm trọng và ông ấy dùng chữ “siêu nghiêm trọng”.
Ở trong Đảng mà dùng chữ “siêu nghiêm trọng” thì đó là vấn đề rất hệ trọng.
Ông Giáp có nói vấn đề “siêu nghiêm trọng” này đụng đến vận mệnh của Đảng, vận mệnh của Quốc Gia.
Ông ấy cũng nói đến một loạt những vụ mà ông nhận xét là bộ chính trị và trung ương đã chậm kết luận và vẫn để tồn tại cho đến bây giờ.
Do đó ông ấy yêu cầu đây là vấn đề cấp bách, phải giải quyết ngay để kết luận vụ này; và thậm chí phải kết luận và thông báo cho các vị Trung Ương, các vị ủy viên Bộ Chính Trị đã hết nhiệm kỳ từ Đại Hội Sáu, Đại Hội Bảy, Đại Hội Tám cho tới Đại Hội Chín.
Những điều vừa nêu đủ cho thấy đây là vụ chính trị nội bộ cực kỳ nghiêm trọng mà người ta vẫn che dấu cho đến nay.
BẢO VŨ: Thưa ông, cho đến lúc này thì hẳn là thính giả của Đài Phát Thanh Úc Châu chúng tôi cũng chưa biết cái gọi là “siêu nghiêm trọng” là những cái gì. Ông có thể vui lòng đi vào chi tiết được không ạ ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Vâng. Có lẽ người ở ngoài Đảng thì thấy vấn đề khó hiểu vì từ trước tới nay Đảng Cộng Sản luôn luôn tôn thờ bí mật (CƯỜI).
Tức là cái gì cũng bí mật cả; đồng thời việc gì cũng cố giải quyết trong nội bộ.
Nhất là những việc gì dính tới uy tín của Đảng thì Đảng luôn luôn giải quyết trong nội bộ.
Tức là không để lọt ra ngoài. Tức là đóng cửa bảo nhau thôi.
Thế nhưng với vụ này thì tôi nghĩ họ có muốn đóng cửa bảo nhau cũng rất khó. Bởi vì nó đụng đến các vị Trung Ương 3, 4 nhiệm kỳ; và bây giờ có những vị không còn ở trong Trung Ương nữa.
Trong thời kỳ mở cửa hiện nay, vấn đề giữ bí mật cực kỳ khó.
Ví dụ tài liệu này người ta giữ hết sức kín.
Thế nhưng ở bên ngoài chúng tôi vẫn có được. Có được qua những con đường rất lắt léo.
Cũng có người hỏi là tài liệu này thật đến đâu ?
Tôi có thể nói thẳng với các bạn rằng nguồn tin mà tôi có, tôi có thể đảm bảo đến 100 % đây là hoàn toàn là thư thật, in nguyên xi thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gởi ngày mùng 3 tháng Giêng năm 2004 cho các cấp lãnh đạo ở trong nước.
BẢO VŨ: Thưa ông, ông vẫn chưa cho biết về chi tiết của cái gọi là “siêu nghiêm trọng”. Ông có thể vui lòng cho biết chi tiết được hay không ạ ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Siêu nghiêm trọng thì ....
BẢO VŨ: Những vụ gì ạ ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Đây là vụ án xảy ra cách đây ... Như vậy là vụ này xảy ra từ khi chuẩn bị cho Đại Hội Bảy, tức là năm 1991, đến nay đã 13 năm. Vụ án đã kéo dài đến 13 năm.
Sau đó, đại hội nào cũng nhắc đến. Vụ này ở trong vòng bí mật nhưng đại hội nào cũng hứa hẹn sẽ giải quyết.
Nhưng vì nó lằng nhằng .... Vì có những người muốn khỏa lấp nó đi. Muốn giải quyết để không có tai tiếng gì. Vì thế cho nên nó lưu cữu cho đến bây giờ.
BẢO VŨ: Vụ án bao gồm những ai ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Vâng. Tôi có thể nói vụ này như một cái ung nhọt và càng ngày nó càng phình to lên.
Và bây giờ đến lúc phải nặn nó ra để cho nó xẹp xuống không thì có thể rất nguy kịch.
Vụ này trước hết liên quan trực tiếp đến ông Võ Nguyên Giáp.
Lúc đó, xung quanh Đại Hội Bảy, ông Giáp đã bị một số người chống đối và thêu dệt lên việc ông Giáp đã có âm mưu giật dây một số người thân cận của mình để làm (gần như là) cuộc đảo chính không bạo động để giành quyền và lật đổ những người đang cầm quyền lúc bấy giờ.
Có thể nói, xung quanh ông Giáp thì có liên quan đến Thượng Tướng Trần Văn Trà.
Trước kia ông Trà là ủy viên trung ương, rồi ủy viên quân ủy trung ương. Sau này ông Trà là thứ trưởng bộ quốc phòng, là tư lệnh của miền Nam. Ông Trà đã mất cách đây 7 năm.
BẢO VŨ: Thưa ông, đó là vụ hồi năm 1991, phải không ạ ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Vâng. Đó là vụ năm 1991.
Liên quan đến ông Giáp, ông Trà còn có những vị gọi là cận thần của ông Giáp.
Ví dụ như ông Thanh Quảng, nguyên là bí thư riêng của ông Giáp từ hồi năm1957 đến năm 1962.
Ngoài ra còn có ông Lê Hoàng, người ta gọi là ông Hoàng Kè. Tôi rất thân với ông Hoàng Kè.
Ông Hoàng là ủy viên trung ương, bí thư tỉnh ủy Bắc Thái trước kia.
Sau đó ông ấy phụ trách bí thư đảng ủy xây dựng nhà máy gang thép Thái Nguyên.
Người ta cho rằng ông Hoàng Kè, ông Thanh Quảng bị ông Giáp giật dây để vận động với Miền Nam.
Ở phía Nam, ngoài ông Trà ra thì có mấy nhân vật rất quan trọng.
Đó là Trung Tướng Trần Văn Danh, người ta gọi là ông Năm Trần.
Sau này ông ấy là Tư Lệnh, chỉ huy đập Trị An. Ông Trần Văn Danh là phụ tá cho ông Trà khi còn ở Quân Khu 7. Sau này ông ấy là Phó Tư Lệnh Quân Khu 7.
Còn liên quan đến ông Trà thì còn có 2 nhân vật nữa mà luôn luôn được nêu tên trong 2 vụ án này.
Đó là ông Năm Châu, tức là ông Hồ Văn Châu và bà Sáu Sứ, tức là bà Nguyễn Thị Sứ.
Ông Hồ Văn Châu là một vị đại tá, cựu chiến binh rất có uy tín.
Bà Sáu Sứ cũng là bà hoạt động nổi tiếng trong phong trào Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ trước kia. Và cũng được coi như một trong những vị .... như là bà .... gần như là bà Nguyễn Thị Định ở miền Nam vậy.
BẢO VŨ: Thưa ông, trong thư của Đại Tướng Giáp ở phần 7, tức phần “Về Công Tác Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ” có đề cập tới ba vấn đề. Đó là: Chúng tôi xin trích: “Điển hình nghiêm trọng là vụ Tổng Cục II thuộc Bộ Quốc Phòng” Sau đó, Đại Tướng có viết thêm nữa là: “Đặc biệt nghiêm trọng là vụ Sáu Sứ diễn ra cuối khóa VI trước thềm Đại Hội VII”. Đó là những vấn đề ông vừa đề cập.
Ngoài ra còn có điều nữa Đại Tướng viết là “Nghiêm trọng hơn nữa là vụ T4 mà Bộ Chính Trị khóa VIII đã bàn giao lại cho Bộ Chính Trị khóa IX”.
Thưa ông, ông có thể vui lòng cho biết vụ T4 như thế nào không ạ ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Ồ! Cái vụ T4 thì nó lưu cữu lắm.
Cái vụ T4 này thì dính ... Những vụ trên thì gián tiếp đụng đến ông Lê Đức Anh. Mà ông Lê Đức Anh trước kia là người dưới quyền rất xa Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Khi ông Giáp làm đại tướng thì ông Anh mới chỉ là tỉnh đội trưởng tỉnh đội Thừa Thiên.
Sau này đến năm 74 thì ông Anh mới từ đại tá được đề bạt tăng vọt lên trung tướng, không qua thiếu tướng.
Khi hội nghị Paris kết thúc, sau đó giải phóng miền Nam thì ông Anh được thăng lên trung tướng và cứ như thế ông ấy lên đến chức tổng tham mưu trưởng rồi bộ trưởng bộ quốc phòng.
Rồi ông ấy nhảy tót một phát lên đến chủ tịch nước.
Đấy là quá trình nhảy. Nhảy đến hai, ba cấp liền của ông Lê Đức Anh.
Có thể nói, vụ T4 ông Lê Đức Anh dính .... dính đến cái việc đó.
BẢO VŨ: Dính như thế nào ạ ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Dính tức là đứng đằng sau vụ Sáu Sứ, vụ Năm Châu, vụ dựng lên âm mưu của ông Giáp, ông Trà, ông Danh, ông Lê Hoàng, ông Thanh Quảng, để mà cướp, lật đổ chính quyền lúc bấy giờ.
Tất cả những vụ này đều do ông Lê Đức Anh giật dây hết.
Trong cái giật dây đó thì điều quan trọng là điều liên quan đến việc ông Giáp đã đề cập đến trong phần thứ nhất của điểm thứ 7. Tức là chuyện thành lập Tổng Cục II.
Khi ông Lê Đức Anh giữ chức tổng tham mưu trưởng rồi lên đến bộ trưởng thì ông ấy đã lập ra Tổng Cục II.
Và khi ông ấy đã được làm chủ tịch nước và ông ấy được phân công .... Thực ra, ông ấy tự nhận sự phân công là đảm nhận tất cả các khối về quốc phòng, về an ninh, về đối ngoại, về tình báo. Vì lý do đó, ông ấy dựng nên Tổng Cục II.
Lý do dựng nên Tổng Cục II thì nó đặc biệt lắm bởi vì xưa nay ở trong quân đội chỉ có Cục II thôi.
Mà Cục II lại nằm trong Bộ Tổng Tham Mưu.
Cục I là Cục Tác Chiến. Cục II là Cục Quân Báo. Cục III là Cục về Quân Lực, Cục Thông Tin các thứ, v.v.
Khi làm chủ tịch nước, ông Anh ký Nghị Quyết 96 CP thành lập Tổng Cục II, đồng thời ông lấy từ cái gốc của Cục II mà đưa lên và đặt cho nó ngang với Bộ Tổng Tham Mưu và Tổng Cục Chính Trị, trực tiếp dưới quyền bộ trưởng quốc phòng.
Trong thực tế là dưới quyền của chính ông Đại Tướng Lê Đức Anh, lúc bấy giờ là chủ tịch nước và trước đó ông ấy là bộ trưởng và là tổng tham mưu trưởng.
LỜI KẾT: Thưa quý thính giả, vừa rồi là tiếng nói của của ông Bùi Tín, cựu Đại Tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đồng thời cũng là cựu Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân.
Để có thể đọc được nguyên văn thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, quý vị có thể vào Website: http://www.ykien.net
Thưa quý vị, tuần tới, cũng trong mục Thời Sự Chủ Nhật, chúng tôi sẽ phát phần thứ nhì của bài phỏng vấn ông Bùi Tín; trong đó ông sẽ cho biết tại sao trong suốt bao nhiêu năm qua, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã giữ im lặng, nay ông mới lên tiếng đòi công lý.
Quý vị cũng sẽ biết ý kiến của ông Bùi Tín về chuyện liệu việc đòi công lý đó sẽ thành công hay chăng.
Ngoài ra ông Bùi Tín cũng cho biết nhận định của ông về việc đòi công lý là đòi công lý cho cá nhân Đại Tướng Võ Nguyên Giáp hay đòi công lý cho cả những người đã từng một thời vào sinh ra tử, kể cả những chiến sĩ Điện Biên năm xưa.
Mục Thời Sự Chủ Nhật tuần này tới đây chấm dứt, Bảo Vũ xin kính chào và hẹn gặp quý vị vào tuần tới.
Cựu Đại Tá Bùi Tín: “Thư Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Gởi Cấp Lãnh Đạo Việt Nam Là Vụ Watergate Của Hà Nội” (Kỳ 2)
RA - Sunday, 4 April 2004 - Producer: Bảo Vũ
Tại sao bức thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gởi giới lãnh đạo Việt Nam lại được cựu Đại Tá, kiêm cựu Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân Bùi Tín gọi là “Vụ Watergate của Hà Nội” ?
Để biết về vấn đề vừa đề cập, trong mục Thời Sự Chủ Nhật hôm nay, chúng tôi mời quý vị theo dõi phần thứ nhì cuộc phỏng vấn ông Bùi Tín.
Nên biết, trong phần đầu, được phát hôm Chủ Nhật tuần trước, ông Bùi Tín đã cho biết nhiều điều, ví dụ như những vấn đề đáng chú ý nhất trong thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, tại sao ông Giáp gọi vụ án T4 là “vụ án siêu nghiêm trọng”, v.v
Hôm nay, để mở đầu phần thứ nhì, trước câu hỏi của Bảo Vũ: “Tại sao suốt bao nhiêu năm qua, ít nhất cũng là về mặt công luận bên ngoài, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp chưa lần nào đưa ra những bức thư nào nghiêm trọng như bức thư này. Như vậy theo ông tại sao trong thời điểm này Đại Tướng lại đưa ra bức thư vừa đề cập và mục đích của việc đưa ra đó là gì?” Ông Bùi Tín trả lời như sau:
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: (CƯỜI) Điều này thì tôi cũng nghĩ đúng như ông hỏi và tôi cũng tự trả lời câu này và tôi thấy vấn đề cũng rất dễ hiểu thôi.
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp năm nay 93 tuổi. Ông ấy cũng yếu lắm rồi.
Mấy hôm nay xem truyền hình thấy Việt Nam kỷ niệm nửa thế kỷ Điện Biên Phủ, tôi thấy ông ấy rất già yếu. 93 tuổi rồi.
Nhưng trong 13 năm nay, ông ấy giữ, ông ấy ôm trong lòng một mối hận. (CƯỜI)
Các vị thử tưởng tượng xem, một vị tướng tự nhận là tài ba đến như thế mà lại bị người ta lên án và cho là có mưu đồ (gần như là) bội phản.
Trong nội bộ, người ta gọi ông Giáp là “người cầm đầu lực lượng cơ hội để lật đổ sự lãnh đạo của Đại Hội Sáu và Đại Hội Bảy”.
Ông Giáp bị cho là tìm cách gây chia rẽ Đảng, hoạt động bè phái, hoạt động cơ hội.
Ít nhiều công khai người ta đều biết chuyện này.
Tất cả những tin đồn đó đều được đưa ra công khai cả.
Tôi sẽ nói qua cái chuyện công khai là ông Lê Đức Anh đã dùng cả đến ông Trần Quỳnh, nguyên là phó thủ tướng cùng quê Quảng Trị và là anh em cọc chèo với ông Lê Duẩn để bêu xấu ông Giáp.
Trong một đoạn hồi ký của nguyên Phó Thủ Tướng Trần Quỳnh viết về ông Giáp, ông Quỳnh gọi ông Giáp bằng “y” (CƯỜI).
Ông Lê Đức Anh lại còn cho tiền cho tên Đặng Đình Loan.
Tên Đặng Đình Loan năm nay mới gần 60 tuổi, lúc bấy giờ mới hơn 50 tuổi.
Đặng Đình Loan là tên trước kia đã đi B, tức là đi vào Nam rồi sau đó nó ra lại Bắc. Vì vậy người ta gọi tên này là “B quay”, tức là trốn tiền tuyến để về lại Bắc. Sau đó tên này bị đưa ra khỏi Đảng.
Thế mà hắn lại tìm cách chui lại vào Đảng.
Tên Đặng Đình Loan này chạy chọt thế nào mà lọt vào đến ông Lê Khả Phiêu.
Được ông Phiêu đón tiếp, được trọng dụng, lại được ông Trần Hoàn, bộ trưởng bộ thông tin trọng dụng.
Ngoài ra tên Đặng Đình Loan này còn được trực tiếp ông Lê Đức Anh dùng làm tên tay sai quan trọng nhất để viết cuốn hồi ký gồm 3 tập tên là Đường Thời Đại, dầy 1.600 trang trong đó xuyên tạc lịch sử, hạ thấp ông Giáp xuống.
Ông Lê Đức Anh lại còn dùng tên Đặng Đình Loan này tự nhận là “phái viên đặc biệt của Bộ Chính Trị” và là “người tin cẩn của các anh lãnh đạo cao nhất” để đi các tỉnh ủy, nói xấu 7 tội của ông Giáp.
Người ta đã ghi âm được tất cả các buổi nói chuyện của tên này.
Tên này đã được các ông Lê Khả Phiêu, Trần Hoàn, được một số vị tướng ở Tổng Cục Chính Trị lúc bấy giờ rất nuông chiều.
Bảy tội đại thể là như thế này:
Ông Giáp là con nuôi của tên mật thám Marty. Đấy là tội thứ nhất.
Tội thứ hai là tội cho rằng ông Giáp cầm đầu vụ án Xét Lại Chống Đảng từ năm 1957- 1958,
Kế tiếp là tội bán bí mật quân sự cho Đại Sứ Liên Xô Serbakov.
Rồi đến tội ông Giáp hồi ở Điện Biên Phủ thì chuyên môn rúc ở trong hầm chứ không dám ra ngoài. Theo như lời kể tội thì ông Nguyễn Chí Thanh mới là người chỉ huy Điện Biên Phủ
Thế rồi đến khi hòa bình lập lại thì ông Giáp phạm tội mất cảnh giác đối với Pháp và Mỹ ở miền Nam, giải tán 8 vạn quân để cho đến khi nó đánh thì không có đủ quân số để chống lại.
Tóm lại nhiều thứ tội lắm. Thế rồi đến tội hủ hóa là tội ăn nằm với cô vợ của một văn nghệ sĩ, cô này đến để dạy cho ông Giáp đàn piano.
Tất cả gồm 7 tội.
Gần giống như là cái thời Chu Văn An dâng sớ thất trảm để chém đầu những vị tham quan ở trong triều.
BẢO VŨ: Thưa ông, tại sao cho đến bây giờ, 93 tuổi và suốt hàng bao nhiêu năm qua Đại Tướng Giáp đã bị, theo như ông vừa nói, bị chèn ép, bị đủ thứ như vậy. Tại sao đến bây giờ Đại Tướng mới công bố thư như thế này ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Tôi nghĩ nó còn tùy thuộc vào lãnh đạo chứ.
Bởi vì bây giờ ông Giáp còn quyền hành gì nữa đâu.
Bây giờ ông ấy chỉ kêu thôi. Kêu oan và kêu gọi người ta phải thực hiện công lý cho ông ta thôi.
Thế nhưng bây giờ ông ấy mới kêu và điều đó cũng rất hợp lý thôi.
Bởi vì qua Đại Hội 7 và Đại Hội 8, Lê Đức Anh vẫn còn giữ nguyên được chính quyền và thậm chí còn leo cao hơn.
Phải đến sau Đại Hội 8, đến tận năm 1998 thì Lê Đức Anh mới thôi chức cố vấn.
Bây giờ ông Lê Đức Anh ốm và ông ấy không còn giữ chức vụ nào.
Bây giờ ông Anh hết giữ chức chủ tịch nước, hết giữ chức cố vấn ban chấp hành trung ương.
Đã vậy bây giờ ông ấy lại ốm yếu, nằm viện suốt gần 2 năm nay rồi, và hiện nay sức khỏe gần như kiệt quệ rồi.
Lúc này ông Giáp bèn nghĩ rằng ..... Và tôi cũng nghĩ thêm nữa là .... nhân năm nay là năm Điện Biên Phủ; năm nay là năm người ta nhắc nhiều đến công lao của vị chỉ huy Điện Biên là ông Giáp. Cả thế giới quan tâm đến.
Thế là ông ấy nghĩ rằng đây là thời cơ. Thời cơ để đòi công lý ....
BẢO VŨ: Tóm lại là đòi công lý. Như vậy thưa ông, trong thời điểm ông vừa đề cập, tức là trong bối cảnh mới, theo ông, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp có sẽ đòi được công lý hay không ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Tôi nghĩ về vấn đề này tôi cũng phải chờ xem.
Bởi vì vấn đề nó như thế này: lãnh đạo Việt Nam hiện nay là các ông Nông Đức Mạnh, ông Phan Văn Khải, ông Trần Đức Lương và ông Nguyễn Văn An.
Bốn vị vừa đề cập hiện ở vào tình thế rất khó xử.
Lý do là vì Đại Hội 8 đã có nghị quyết. Nghị quyết đó là: giao cho Bộ Chính Trị mới kết luận và giải quyết một cách công khai vụ án T4.
Như vậy đã có nghị quyết rồi.
Và như vậy họ bị mắc kẹt đồng thời họ phải thực hiện nghị quyết.
Thứ hai nữa là, theo tôi được biết, tất cả cán bộ sĩ quan cao cấp trong quân đội nhân dân, đều đã biết rõ tất cả.
Đa số bây giờ người ta bênh ông Giáp.
Tất nhiên không phải bây giờ người ta hoàn toàn quý ông Giáp đâu. Nhưng mà trong vấn đề này rõ ràng ông Giáp khôn ngoan; đồng thời có thể là lẽ phải thuộc về ông Giáp.
Hai nữa là ông Lê Đức Anh đã thất thế và bây giờ trong thời mở cửa, trong thời công khai thì chắc chắn Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương hiện nay phải giải quyết yêu cầu của ông Giáp.
BẢO VŨ: Thưa ông, ông vừa đề cập đến trường hợp của ông Giáp từ năm 1991. Thế nhưng trong những tác phẩm của ông trước đây, chẳng hạn như cuốn Mặt Thật hoặc Hoa Xuyên Tuyết ông đã đề cập đến trường hợp ông Giáp; theo đó ông Giáp đã bị vùi dập ngay từ thưở Tổng Bí Thư Lê Duẩn. Như vậy là đâu có phải đến năm 1991 ông Giáp mới bị vùi dập. Phải thế không ạ ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Đúng thế.
Ông Giáp đã bị ông Duẩn chơi xấu từ vụ gọi là con nuôi của mật thám Marty, tức từ Đại Hội 3 và Đại Hội 4, người ta đã nêu ra rồi.
Ông Giáp bị cả ông Lê Đức Thọ lẫn ông Lê Duẫn chơi xấu.
Thế nhưng lúc ấy ông Giáp vẫn tỏ ra là mình bình tĩnh và tất nhiên là ông ấy được ông Hồ Chí Minh bênh, được ông Phạm Văn Đồng bênh.
Cái thứ hai là ông Giáp có lý lẽ của ông ấy vì Việt Nam đã từng có thời kỳ gắn bó với Liên Xô. Ông Giáp cũng nói là ông không đưa bí mật quân sự nào cho Liên Xô cho nên ông ấy không phạm tội. Do đó ông ấy có cái lý của ông ấy.
BẢO VŨ: Thưa ông, trong vụ này, theo ông, ông Giáp đòi công lý cho cá nhân ông Giáp hay cho những người từng chiến đấu với ông ấy, ngay cả những người từng chiến đấu ở mặt trận Điện Biên ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: (CƯỜI) Tôi đã nhắn về (Việt Nam) rằng nếu ông Giáp thực sự có ý thức về công lý thì trước hết, trong vụ án của những sĩ quan cận kề với ông ấy nhất, từng giúp đỡ ông ấy nhất từ cái thời ... như ông Đặng Kim Giang ở Điện Biên Phủ, người hậu trách về hậu cần.
Tất cả những chuyện hậu cần khó khăn nhất ông Đặng Kim Giang đều gánh hết.
Sau này ông Đặng Kim Giang bị đuổi ra khỏi Đảng, bị tù đến 7 năm liền mà ông Giáp lại bỏ ngơ.
Ngoài ra còn có những người như ông Đỗ Đức Kiên, cục trưởng cục tác chiến ở Điện Biên. Ông Kiên cũng là người bị tội trong vụ án vu cáo là “chống Đảng”
Thế rồi còn bao nhiêu ông khác nữa, chẳng hạn như ông Lê Minh Nghĩa và ông Lê Trọng Nghĩa, cũng là đại tá, cũng là tay chân, cận thần của ông Giáp. Những ông này bị nạn mà ông Giáp vẫn ngó ngơ, bỏ ngơ đi, không dám can thiệp gì hết.
Vì thế cho nên tôi nghĩ là lần này ông Giáp nặng về chuyện đòi danh dự, đòi công bằng cho cá nhân ông ấy nhiều hơn là cho những người tay chân, hay là những người cán bộ thuộc quyền ông ấy trước đây bị oan.
Cái đó là cái tôi thấy rất đáng tiếc.
KẾT: Thưa quý thính giả, vừa rồi là cựu Đại Tá Bùi Tín.
Thay mặt Ban Việt Ngữ Đài Phát Thanh Úc Châu chúng tôi xin cám ơn ông đã dành cho Đài cuộc phỏng vấn.
Mục Thời Sự Chủ Nhật tới đây chấm dứt, Bảo Vũ xin kính chào và hẹn gặp quý vị vào tuần tới.
4 người Hmong tại Việt Nam bị kết án ba năm tù (tiếp)
RFA - 2004-05-21 - Thanh Trúc |
Tổ Chức Freedom House có văn phòng ở Hoa Kỳ vừa phổ biến thông cáo báo chí về tin 4 người sắc tộc Hmong ở Việt Nam bị nhà cầm quyền kết án ba năm tù vì tội phá họai trật tự công cộng. Trong thông cáo báo chí công bố ở Washington hôm thứ Năm, tổ chức Freedom House có văn phòng ở Washington, chuyên theo dõi và báo cáo về những hành động đàn áp tôn giáo trên thế giới, tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam xét xử và kết án tù 4 người sắc tộc Hmong một cách oan ức.
Đây là 4 người Hmong theo đạo Tin Lành ở tỉnh Hà Giang miền Bắc Việt Nam, bị bắt giữ năm ngoái vì tụ tập cầu nguyện trong 6 buổi họp tại tư gia. Hôm 14 tháng 2 vừa qua, tòa nhân dân địa phương Hà Giang chính thức kết án mỗi người ba năm tù vì tội phá họai trật tự công cộng.
Bà Nina Shea, thuộc Trung Tâm Tự Do Tôn Giáo, một chi nhánh trực thuộc Freedom House, cho biết việc bắt giữ và kết án những người Hmong theo đạo Tin Lành ở Việt Nam là hành động mạnh tay với mục đích đè ép những người muốn bày tỏ đức tin của mình: (audio clip) Vẫn theo lời bà, chính phủ Việt Nam tưởng có thể ém nhẹm về những vụ bắt bớ người sắc tộc theo đạo tại các vùng xa xôi hẻo lánh, hoặc tưởng có thể tùy tiện gán cho họ cái tội gì cũng được trong lúc thực chất là họ chỉ tụ họp lại để cầu nguyện.
Được hỏi làm thế nào để biết tin về 4 người Tin Lành Hmong ở Hà Giang vừa bị kết án tù, bà Nina Shea trả lời đây là nguồn tin từ trong nước cung cấp ra cho Freedom House và Trung Tâm Tự Do Tôn Giáo mà đã được xác nhận sau đó trên bản tin của AFP hôm thứ Năm.
Không phải mới đây mà từ hôm 6 tây tháng Tư, Freedom House đã từng kêu gọi Việt Nam trả tự do tức khắc cho 10 người Hmong theo đạo Tin Lành bị bắt giữ ở thượng du Bắc Việt trong khỏang thời gian từ tháng Mười Một đến tháng Mười Hai năm 2003. Bốn người bị đưa ra xử hôm 24-2 vừa rồi thuộc về nhóm 10 người Hmong này. Đó là các ông Vang Chin sang, 56 tuổi, Vang My Lý, 24 tuổi, Lý Xin Quang , 28 tuổi, Ly Chin Seng, 60 tuổi. Tất cả đều là tín đồ đạo Tin Lành.
Về các tội danh phá họai trật tự xã hội và lợi dụng tôn giáo để kiếm tiền của người nhẹ dạ mà tòa Hà Giang phán quyết, hôm thứ Năm tuần này Trung Tâm Tự Do Tôn Giáo của Freedom House chỉ trích rằng đây là những tội trạng không rõ ràng hay đúng hơn những lời cáo buộc hàm hồ.
Chính vì thế, bà Nina Shea nói tiếp rằng đó là lý do khiến Freedom House và Trung Tâm Tự Do Tôn Giáo phải tiếp tục lên tiếng binh vực cho những người bị áp bức ở Việt Nam, phải tiếp tục hổ trợ để quốc hội Mỹ thông qua dự thảo luật về nhân quyền cho Việt Nam. (audio clip)
Tháng Mười Hai năm ngoái, trong phúc trình thường niên về tự do tôn giáo các nước, bộ ngọai giao Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam và Lào vào danh sách những quốc gia thiếu tự do tín ngưỡng, cấm đoán thờ phượng, coi tôn giáo như kẻ thù của dân tộc.
Tuần trước, Ủy Ban Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới đã gởi thư yêu cầu ngọai trưởng Mỹ Colin Powell liệt Việt Nam vào diện những quốc gia cần đặc biệt quan tâm, nói rằng Hà Nội không chỉ đàn áp người sắc tộc theo đạo mà còn cầm tù nhiều năm những vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo lớn đã và đang đòi hỏi quyền được tự do hành đạo một cách ôn hòa.
Hội Ân Xá Quốc Tế hối thúc chính phủ ở Phnom Penh bảo vệ người tị nạn Việt Nam.
Tổng hợp |
Hội Ân Xá Quốc Tế hối thúc chính phủ ở Phnom Penh bảo vệ người tị nạn Việt Nam.
VOA - 21 May 2004, 13:46 UTC
Tin của hãng thông tấn Reuters đánh đi từ Hà Nội hôm thứ Sáu cho biết Hội Ân xá Quốc tế đã lên tiếng hối thúc chính phủ ở Phnom Penh bảo vệ người tị nạn Việt Nam và bày tỏ quan tâm đối với việc cưỡng bách hồi hương những người Thượng vượt biên sang Kampuchia sau những vụ biểu tình phản kháng ở vùng Tây Nguyên.
Trong một thông cáo phổ biến tối thứ Năm, tổ chức tranh đấu cho nhân quyền nổi tiếng thế giới này tố cáo rằng giới hữu trách Kampuchia thường xuyên cưỡng bách hồi hương những người Thượng tị nạn mặc dù có sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế và Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc.
Cũng theo thông cáo vừa kể, có tin cho biết là khoảng 80 người tị nạn Việt Nam ở Kampuchia đã bị trả về nước hồi đầu tháng này.
Phái viên Reuters ghi nhận rằng một số tờ báo ở Kampuchia đã loan tin về việc binh sĩ Kampuchia bắt người tị nạn giao cho giới hữu trách Việt Nam để lãnh thưởng.
Hội Ân xá Quốc tế cũng bày tỏ quan tâm trước những tuyên bố hồi gần đây của chính phủ Kampuchia cho rằng những người Thượng chạy trốn sang vương quốc này là di dân kinh tế bất hợp pháp chứ không phải là người xin tị nạn vì lý do chính trị.
Trong khi đó, Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc cũng tố cáo rằng chính phủ Kampuchia không chu toàn những nghĩa vụ đề ra trong các hiệp ước quốc tế liên quan đến việc bảo vệ người tị nạn.
Amnesty International criticizes Cambodia over deportation of Vietnamese asylum seekers
AP - Friday May 21, 3:28 PM
Amnesty International has urged Cambodia to provide protection and safe passage to members of ethnic minority groups fleeing a crackdown by Communist authorities in neighboring Vietnam.
Many ethnic minority people, collectively called Montagnards, living in Vietnam's Central Highlands tried to escape to Cambodia after a crackdown on the tribes in April after they launched protests calling for religious freedoms and the return of ancestral lands.
But more than 160 were sent back to Vietnam from northeast Cambodia last month, according to a lawmaker and local news reports.
The London-based human rights group said in a statement Thursday that Cambodia must "provide protection, and if necessary, safe passage to a third country for Montagnard refugees from Vietnam in the same way that the international community provided protection to Cambodians fleeing abuses by the Khmer Rouge" in the late 1970s.
More than 1.7 million people died from execution, overwork, starvation and disease under the ultra-communist Khmer Rouge regime, which ruled Cambodia in 1975-79.
Thousands of Montagnards fled to Cambodia after an earlier crackdown by Vietnamese authorities in 2001 following protests over land rights and religious restrictions. About 1,000 were resettled in the United States last year.
Eighty-seven others have managed to reach Cambodia's capital, Phnom Penh, since late last year, and are currently under the care of the United Nations High Commissioner for Refugees.
Amnesty International cited allegations of "rape of several female asylum-seekers" and robbery "allegedly perpetrated by members of the Cambodian police prior to their forced return," but did not elaborate.
Khieu Sopheak, spokesman for Cambodia's Interior Ministry, dismissed the allegation that Cambodia had not properly protected refugees.
"There is no reason to classify them as political refugees because there is no war in Vietnam," he said.
On Tuesday, Foreign Minister Hor Namhong said Cambodia treats the Montagnards as illegal immigrants and economic refugees, and will continue to deport them back to Vietnam if they are caught trying to enter Cambodia.
Amnesty International also said the international community "has a responsibility to help Cambodia meet its obligations under the Refugee Convention ensuring protection of both asylum-seekers and refugees."
Nghị sĩ John Kerry đứng tên đồng bảo trợ cho nghị quyết số 343 của Thượng Viện, yêu cầu Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo.
Tổng hợp |
Nghị sĩ John Kerry đứng tên đồng bảo trợ cho nghị quyết số 343 của Thượng Viện, yêu cầu Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo.
VOA - 21 May 2004, 13:55 UTC
Bản tin hôm thứ Sáu của hãng tin điện tử CNS News ở Mỹ cho biết thượng nghị sĩ John Kerry, người có phần chắc sẽ là ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử năm nay, là một trong các thượng nghị sĩ bảo trợ cho một nghị quyết của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền làm người căn bản, kể cả quyền tự do tôn giáo.
Thượng nghị sĩ Kerry, đại diện tiểu bang Massachusetts, đã đứng tên đồng bảo trợ cho nghị quyết số 343 của Thượng viện khi nghị quyết này được đề xuất hôm 27 tháng tư vừa qua. Một đoạn trong Nghị quyết 343 nói rằng: giới hữu trách Việt Nam cần phải để cho tất cả mọi người dân "được tham gia những hoạt động và tổ chức tôn giáo mà không có sự can thiệp hay dính líu của chính phủ; và tôn trọng nhân quyền của những người thuộc các sắc dân thiểu số ở vùng Tây Nguyên và ở các nơi khác trên lãnh thổ Việt Nam."
Tuy đã đứng tên bảo trợ cho nghị quyết vừa kể, nhưng ông Kerry vẫn tiếp tục bị một tổ chức tranh đấu cho nhân quyền chỉ trích là có thái độ nhu nhược đối với chính phủ Việt Nam. Mới đây, người cầm đầu một tổ chức tranh đấu cho tự do tín ngưỡng, có tên là International Christian Concern, nói rằng thượng nghị sĩ Kerry và thượng nghị sĩ John McCain là "những người về phe với chính quyền Việt Nam."
Theo ông Jeff King, người từng tố cáo là vụ trấn áp mới đây của nhà cầm quyền Hà nội đối với những vụ biểu tình của người Thượng đã giết chết ít nhất 280 người, một số các thượng nghị sĩ đã than phiền với tổ chức của ông rằng hai thượng nghị sĩ Kerry và McCain đã ngăn chận những nỗ lực nhằm trừng phạt Việt Nam vì những hành vi chà đạp nhân quyền.
Tuy nhiên, ông Andy Fisher, phát ngôn viên của thượng nghị sĩ Richard Lugar, người khởi xướng nghị quyết 343, nói rằng ông không hề hay biết là ông Kerry và ông McCain đã có những hành động nào nhằm cản trở những nỗ lực chế tài Việt Nam. Mặc dầu vậy, ông Fischer cũng cho rằng việc chế tài thương mại đối với Việt Nam có thể mang lại phản tác dụng và có thể khiến cho tình hình nhân quyền ở Việt Nam trở nên tệ hại hơn.
Kerry Co-Sponsors Bill Targeting Vietnam Abuses
By David Thibault - CNSNews.com Managing Editor - May 21, 2004
http://www.cnsnews.com//ViewPolitics.asp?Page=\Politics\archive\200405\POL20040521a.html
(CNSNews.com) - Despite harsh criticism from a human rights group about his record on dealing with religious persecution in Vietnam, Democratic presidential hopeful John Kerry is a co-sponsor of a Senate resolution calling on the Vietnamese communist government "to respect all universally recognized human rights, including the right to freedom of religion."
Kerry, from Massachusetts, added his name to S. Res. 343 when it was introduced on April 27, but that did not stop International Christian Concern President Jeff King from alleging this week that Kerry and Sen. John McCain (R-Ariz.) are "fast friends" of the Vietnamese government.
King, who alleged that Vietnam's recent crackdown on tribal Christians in the nation's Central Highlands resulted in the deaths of at least 280 people, said other senators have complained to his group that Kerry and McCain have "blocked any real attempt at reform or punishment for these types of abuses, and so Vietnam continues to get away with murder."
King refused to name the senators who complained to International Christian Concern.
But Andy Fisher, press secretary for Sen. Richard Lugar (R-Ind.) -- original sponsor of S. Res. 343 -- said he did not know of any moves by Kerry and McCain to undermine efforts to penalize Vietnam.
"We are in discussions with a number of members about moving on some resolution -- whether it's that one or others -- on the Vietnam situation," Fisher said. But he added that trade sanctions against Vietnam "might be counter-productive" and actually worsen the human rights situation in Vietnam.
"The experience historically in most of these cases has been that some sort of interaction with the country is more productive than the lack of interaction by the U.S. We have more leverage, more ability to make things happen," Fisher said.
"What we're trying to do is to just work through the language of all of these [bills] and have something that there is a consensus that will be productive and not harmful ... try to progress human rights in Vietnam," he added.
S. Res. 343 specifies that Vietnam should allow all of its citizens "to participate in religious activities and institutions without interference or involvement of the Government; and ... respect the human rights of ethnic minority groups in the Central Highlands and elsewhere in Vietnam."
King told CNSNews.com Wednesday that Congress needs to look at all options in punishing Vietnam for human rights abuses.
"Whether that's censure, whether that's tariffs, whether that's trading sanctions -- there are any number of things to do, but the point is that [Kerry and McCain] block almost all of these things," King said.
See Earlier Story:
Kerry, McCain Alleged to be 'Fast Friends' of Vietnamese Communists
Kerry, McCain Alleged to be 'Fast Friends' of Vietnamese Communists
By David Thibault - CNSNews.com Managing Editor - May 20, 2004
(CNSNews.com) - The Vietnamese communist government's alleged murder of hundreds of tribal Christians requires a response by the U.S. government, but any effort to sanction Vietnam is being blocked by Sens. John Kerry and John McCain, according to a Washington, D.C. human rights group.
International Christian Concern President Jeff King also alleges that he's heard complaints about Kerry, a Massachusetts Democrat currently running for president, and McCain, an Arizona Republican who ran for president in 2000, from some of their congressional colleagues on the issue of Vietnam abuses.
"Senators have complained to us that these guys are the fast friends of the Vietnamese and they've blocked any real attempt at reform or punishment for these types of abuses, and so Vietnam continues to get away with murder," King told CNSNews.com.
When asked to name the senators who had complained, King quickly replied, "No way." But he added that, "It's not a political thing."
"[Kerry and McCain are] known as being big defenders of Vietnam," and the senators unhappy with Kerry and McCain are "people with a human rights angle," King said.
International Christian Concern (ICC) alleges that an Easter crackdown by the Vietnamese government against Montagnard Christians in Vietnam's Central Highlands resulted in the deaths of at least 280 people.
At least another 26 people are missing, according to the ICC, which claims to be getting information from the Vietnamese villages affected.
"We have the reports coming in from different villages - people calling in and saying, 'here's how many we lost, here's the names and what village,'" King said, adding that the information is difficult to obtain because Vietnamese soldiers have attempted to seal off the affected villages to outsiders.
The persecution of the Montagnards allegedly can be traced as far back as the end of the Vietnam War. "They were friends with the U.S. back in the war, so they've just been marked ever since and hated," King said.
Three years ago, according to King, the Vietnamese government launched a similar crackdown when the Montagnards protested their living conditions and Vietnamese soldiers ended up killing about 400 pastors, he said.
Kok Ksor, president of Montagnard Foundation, Inc., left Vietnam in 1975 and for the last 14 years has fought to "preserve the lives and culture" of the Montagnard Christians from his home in Spartanburg, S.C.
"We don't have any right to our ancestral land. They confiscate all of our land ... they relocate our people from our ancestral land -- good farm land -- to the land where we could not grow anything to survive," Ksor told CNSNews.com .
"The people can't take any more. They said, 'sooner or later, we're going to die. But before we die, we have to let the world know,'" Ksor added.
U.S. Sen. Sam Brownback, a Republican from Kansas, has met in the past with Vietnamese officials and been promised that his staff would be given access to the villages in the Central Highlands, according to Aaron Groote, Brownback's press secretary.
"When the staff arrived, however, they were not allowed to enter the region," Groote stated in a response to CNSNews.com questions.
"We don't want to speculate on the exact number of killings, but there have certainly been substantiated reports of many deaths and the violent suppression of demonstrators by the Vietnamese government," Groote added.
As for congressional attempts to stop the persecution, Brownback "feels strongly that we have not seen the improvements in Vietnam's human rights record that some people claim have been made in the past three years," Groote stated. He added that his boss "remains very concerned about the situation there."
An aide to McCain echoed those comments.
"Senator McCain is ... monitoring all human rights violations in Vietnam, including the deaths of tribal Christians, and ... we hope to work with the government to approach a bilateral solution to this problem," the aide, who did not want to be identified, told CNSNews.com .
The McCain aide also refused to address the complaint alleging that the senator, along with Kerry, were "fast friends" of the Vietnamese communists.
A telephone call to Kerry's Senate office, seeking comment for this report, was not returned.
The U.S. State Department releases an annual report on religious persecution around the world and in its 2003 report, categorized several nations as "countries of particular concern." Vietnam was not on the list.
However, a State Department spokesman told CNSNews.com Wednesday that "there is a process underway right now ... about which countries might be named" in the 2004 report.
If a nation makes it to the list of "countries of particular concern," it sets into motion a process by which the State Department may impose economic sanctions. The sanctions are authorized under the International Religious Freedom Act.
However, King believes there are other steps available for Congress to seek punishment of Vietnam for human rights abuses.
"Whether that's censure, whether that's tariffs, whether that's trading sanctions - there are any number of things to do, but the point is that [Kerry and McCain] block almost all of these things," King said.
Even the Bush administration is not doing as much as the ICC would like, though King conceded that, "[President] Bush has been pretty good as a friend of the persecuted Christians around the world."
See Related Story:
Kerry's Meeting With Communists Violated US Law, Says Author (May 20, 2004)
Các mối liên hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trên đà phát triển tốt đẹp.
VOA - 21 May 2004, 14:04 UTC |
Tin của Tân Hoa Xã đánh đi từ Bắc kinh hôm thứ 5 cho biết các mối liên hệ giữa Trung quốc và Việt Nam đang trên đà phát triển tốt đẹp và hai nước nên chú trọng đến mối giao hảo toàn diện để giải quyết thỏa đáng những vấn đề còn tồn đọng. Nhận định vừa kể được thủ tướng Trung quốc, ông Ôn Gia Bảo, đưa ra trong lúc tiếp kiến thủ tướng Phan Văn Khải của Việt Nam, hiện đang thực hiện chuyến viếng thăm chính thức hữu nghị trong 5 ngày ở Trung quốc.
Theo lời thủ tướng Ôn Gia Bảo, trong vài năm qua, dựa theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, Trung quốc và Việt Nam đã củng cố sự tin tưởng lẫn nhau về mặt chính trị, và nới rộng công cuộc hợp tác về mọi mặt.
Trong khi đó, tại Hà nội, một phát ngôn viên của chính phủ Việt Nam đã lên tiếng xác nhận sự hậu thuẫn đối với chính sách "Một nước Trung Hoa." Hôm thứ Năm, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng nói rằng: lập trường trước sau như một của Việt Nam là hậu thuẫn chính sách "Một nước Trung Hoa".
Ông Lê Dũng nói thêm rằng Việt Nam cảm thông sâu sắc đối với nguyện vọng thống nhất đất nước của nhân dân Trung quốc, hoàn toàn ủng hộ chính sách của Trung quốc đối với vấn đề Đài Loan, và cầu mong cho nhân dân Trung quốc sớm đạt được giấc mơ thống nhất đất nước.
Ông Lê Dũng tuyên bố như thế không lâu sau khi chính phủ ở Bắc kinh lập lại lời đe dọa là sẽ tấn công Đài Loan nếu đảo quốc này có bất cứ hành động nào nhằm tiến tới chỗ chính thức tách khỏi Trung quốc để độc lập.
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị đưa đi giam ở nhà tù Nam Hà
RFA - 2004-05-20 |
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị đưa đi giam ở nhà tù Nam Hà
RFA - 2004-05-20
Bấm vào đây để nghe bản tin lúc 6:30 ngày 20-5 (giờ VN)
Rightclick to save as this audio
Nhà cầm quyền Việt Nam đã chuyển ông Nguyễn Vũ Bình sang giam ở trại tù Nam Hà cách Hà Nội gần 100 km, nhưng thân nhân vẫn chưa được gặp ông. Người bất đồng chính kiến này bị Hà Nội giam giữ từ năm ngóai, và hôm mùng 5 tháng 5 tại phiên tòa phúc thẩm ông đã tuyên bố tuyệt thực để phản đối bản án dành cho ông.
Một viên chức không muốn nêu tên đã tiết lộ với chúng tôi, ông Bình bị chuyển sang trại Nam Hà từ hôm thứ Hai đầu tuần này.
Ban Việt Ngữ chúng tôi cũng được biết hồi cuối tuần trước, công an từ Hà Nội có xuống tận Nam Ðịnh gặp cụ thân sinh ra ông Nguyễn Vũ Bình, nói sẽ chở cụ vào nhà giam để khuyên ông Bình ngưng tuyệt thực.
Nhưng xe mới đi 1/5 đọan đường thì lại chở cụ quay về và công an hẹn sẽ đón vào hôm nay hay ngày mai. Điều này gây mối quan ngại lớn lao về số phận của ông Nguyễn Vũ Bình
Ông Nguyễn Vũ Bình năm nay 37 tuổi. Ông từng làm việc với Tạp Chí Cộng Sản, và đứng đơn xin lập Ðảng Tự Do Dân Chủ cũng như ký tên vào Hội Giúp Nhà Nước Chống Tham Nhũng.
Hồi cuối năm ngoái, ông bị kết án 7 năm tù, 3 năm quản chế về tội tiết lộ bí mật quốc gia, dù thật sự ông chỉ chuyển tải các bài viết của cá nhân cũng như của bạn bè, trình bày suy tư về những vấn đề liên quan đến đất nước. Tòa phúc thẩm hôm mùng 5 tháng 5 phán quyết y án tòa duới.
Anh Nguyễn Vũ Bình bị chuyển trại giam nhưng người nhà không được thông báo trước
RFA - 2004-05-20 - Phạm Việt Hùng
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Rightclick to download this audio
Thưa quí thính giả, như đài chúng tôi đã loan tin, tù nhân lương tâm Nguyễn Vũ Bình sau phiên xử phúc thẩm với bản án giữ nguyên là 7 năm tù giam và 3 năm quản chế đã tuyên bố tuyệt thực vì không chấp nhận bản án.
Cho tới 11 giờ khuya tối ngày hôm qua không một ai kể cả thân nhân và gia đình ông Nguyễn Vũ Bình được biết về tình trạng sức khỏe của ông Bình hiện ra sao. Kể từ hôm mùng 5 tháng 5 khi phiên Tòa phúc thẩm kết thúc cho tới nay gia đình ông Bình không hề được thăm viếng. Việc chuyển trại, gia đình cũng chỉ mới được biết vào chiều ngày hôm qua khi vợ ông là bà Bùi Thị Kim Ngân theo đúng kì hạn thăm nuôi đến thì trại thông báo là ông Bình đã chuyển trại từ hôm đầu tuần thứ Hai.
Xung quanh những dấu hiệu không bình thường xảy ra với gia đình ông Nguyễn Vũ Bình, Việt Hùng đã tiếp xúc được với bà Bùi Thị Kim Ngân là vợ nhà báo Nguyễn Vũ Bình để biết thêm chi tiết, mời quí vị theo dõi: (audio clip)
Việt Nam kết án tù 4 người Hmong theo đạo Tin Lành.
Tổng hợp |
Việt Nam kết án tù 4 người Hmong theo đạo Tin Lành.
VOA - 20 May 2004, 14:09 UTC
Thông cáo của Trung Tâm Tự Do Tôn Giáo, một chi nhánh của tổ chức tranh đấu cho nhân quyền Freedom House có trụ sở tại thủ đô Washington ngày 18 tháng 5 cho hay 4 người Hmong theo đạo Tin Lành tổ chức các buổi cầu nguyện hàng tuần tại một căn nhà dùng làm nhà thờ ở tỉnh Hà Giang đã chính thức bị kết án. Tội danh được nêu một cách mơ hồ là "phá rối trật tự trị an." 4 người này bị tuyên các án tù từ 26 đến 36 tháng vào cuối tháng 3 vừa qua.
Hôm 6 tháng 4, Trung Tâm Tự Do Tôn Giáo thuộc tổ chức Freedom House đã kêu gọi phóng thích ngay lập tức 10 người Hmong theo đạo Tin Lành đã bị tù vì các lý do tôn giáo. 4 người vừa kể nằm trong số 10 tín đồ Tin Lành bị bỏ quên này.
Tất cả đang bị giam giữ trong các điều kiện rất gay gắt. Họ đều là cư dân sống tại tỉnh Hà Giang, nơi các giới chức Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch chống các tín đồ Tin Lành.
Những người này đã bị bắt vào tháng 11 và tháng 12 năm 2003. Trung Tâm Tự Do Tôn Giáo đã có được bản sao một văn kiện dài cáo buộc họ, và mô tả các cuộc họp của 50 hay 60 người tổ chức trong 6 ngày chủ nhật liền.
4 người bị kết án là Ly Chin Sang, 60 tuổi, Ly Sin Quang, 28 tuổi, Vang Chin Sang, 56 tuổi và Vang My Ly, 24 tuổi.
Cả bốn người đều có vợ con. Gia đình các nạn nhân đã viết thư kêu gọi giúp đỡ.
VIETNAM SENTENCES FOUR HMONG CHRISTIANS TO PRISON AFTER PRAYING IN WORSHIP SERVICE
Center for Religious Freedom • A Division of Freedom House
http://www.freedomhouse.org/religion/news/bn2004/bn-2004-05-18.htm
FOR IMMEDIATE RELEASE
Contact: Carrie MacCarthy, (202) 296-5101 ext. 136
VIETNAM SENTENCES FOUR HMONG CHRISTIANS TO PRISON AFTER PRAYING IN WORSHIP SERVICE
WASHINGTON, DC, May 18, 2004 -- Four Hmong Christians who organized and led weekly worship services in a house church in Vietnam’s remote province of Ha Giang have now been officially sentenced for the vague offense of “disturbing public order.” According to information just obtained by Freedom House’s Center for Religious Freedom, the four Hmong Christians were sentenced to terms of 26 to 36 months in late March 2004.
On April 6, Freedom House's Center for Religious Freedom had urged the immediate release of ten Hmong Christians imprisoned on religious grounds. These four are among those ten "forgotten" Christians. They are now being held under harsh conditions of imprisonment. All are residents of Giap Trung Village, Thang Tin Commune, Ha Giang province, which has become the scene of an intensified anti-Christian campaign by Vietnamese officials.
The men were arrested in November and December of 2003. The Center for Religious Freedom obtained a copy of a lengthy document of accusations against them which described meetings of 50 or 60 people taking place over six consecutive Sundays.
The four are:
Ly Chin Sang, age 60, a Christian since 1991, sentenced to 36 months. His wife is Giang Thi Ca and they have a 19-year-old son living at home.
Ly Sin Quang, 28, son of Ly Chin Sang, above, has also been a Christian since 1991. He and his wife, Vang Thi Da, have four young children. [No length of sentence given.]
Vang Chin Sang, age 56, sentenced to 36 months and a Christian since 1999, is married to Ma Thi Pang. They have a 13-year-old son at home.
Vang My Ly, age 24, has been a Christian since 1991. He was sentenced to 26 months. His wife is named Ma Thi Di and the couple has three small children.
Letters from the families describe the prisoners’ hardships and make an urgent appeal for help, especially on behalf of the young children.
The Center for Religious Freedom has obtained three additional letters written in March by Hmong Christians living in Xin Man District, also located in Ha Giang province. These letters detail the confiscation of Vietnamese Bibles, an electronic keyboard, numerous personal effects, and cash. The authors describe being threatened with fines unless they agree to abandon Christianity and reestablish an altar to their ancestors.
Due to international pressure, Vietnamese authorities have recently begun to avoid referring to Christianity when making charges against believers, using the term "illegal religion" instead. The government recognizes as legitimate only Christians who were believers before the 1954 communist revolution.
The Center reported last month that the Vietnamese military had used drug injections in Lai Chau province to pressure Hmong Christians to sign statements recanting their faith. And last November, the Center described the extradition of a key Hmong church leader, Ma Van Bay, from the southern province of Binh Phuoc. A trial in his case was announced for April 28, although the charges are not known.
Center director Nina Shea describes persecuted Hmong Christians as "truly forgotten people, living up in the highlands, speaking their own language, and lacking influential contacts in the outside world.” Hmong Christians, she observes, “are twice victims, both as Christians and as members of a disfavored minority. Behind the friendly façade of normality that the Vietnamese government shows to investors and tourists lies a more sinister reality.”
Numerous examples of religious persecution in Vietnam and a complete prisoner list can be found on our website:
http://www.freedomhouse.org/religion.
Việt Nam xiết chặt quản lý thông tin trên mạng Internet.
Tổng hợp |
Việt Nam xiết chặt quản lý thông tin trên mạng Internet.
VOA - 20 May 2004, 14:12 UTC
A policeman watches Chinese Internet users: Sometimes China's web monitors called 'Big Mamas' are overwhelmed by the chat room traffic. Đố vui để học: Việt Nam tương lai ? |
Văn Phòng Chính Phủ hôm thứ Ba đã công bố một thông cáo chính thức ra lệnh cho các bộ và cơ quan "xiết chặt quản lý để ngăn ngừa việc lạm dụng và phổ biến tin tức độc hại trên Internet."
Báo Nhân Dân ngày thứ năm cho biết lệnh được đưa ra tiếp theo một cuộc họp liên bộ ngày 23 tháng 4 dưới sự chủ trì của phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm bàn về các biện pháp kiểm soát luồng thông tin trên mạng.
Chính phủ Việt Nam quyết âm ngăn chặn những người tranh đấu cho dân chủ sử dụng mạng lưới điện toán để thông tin và lên tiếng chống đối chính phủ, và trong 2 năm qua, một số nhân vật bầy tỏ ý kiến bất đồng trên mạng đã bị bắt giữ và bỏ tù.
Các tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền đã lên án chế độ cộng sản Việt Nam là viện cớ "an ninh quốc gia" để bịt miệng những người chỉ trích. Theo lệnh mới, các bộ văn hoá và thông tin, bộ công an và bưu chính viễn thông có trách nhiệm theo dõi nội dung trên mạng và "nghiêm khắc" trừng trị những người lạm dụng Internet.
Báo Nhân Dân cho biết 3 bộ vừa kể sẽ họp hàng tháng và báo cáo các kết quả lên thủ tướng Phan Văn Khải.
Chính quyền địa phương cũng được lệnh thực hiện các cuộc kiểm tra thường xuyên các quán cà-phê Internet và các địa điểm trên mạng, trong khi xét duyệt và tăng cường vai trò của các chủ biên các báo điện tử.
Tăng cường quản lý thông tin trên mạng internet
Nhân Dân - Cập nhật 16:10 ngày 20-05-2004
http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=40&sub=67&article=5737
Ngày 18-5, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 99/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại cuộc họp về tăng cường quản lý thông tin trên mạng internet. Toàn văn thông báo như sau:
Ngày 23-4, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã chủ trì cuộc họp về tăng cường quản lý thông tin trên mạng internet. Dự họp có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành văn hóa - thông tin, bưu chính -viễn thông, Công an, giáo dục và đào tạo, Ban Tư tưởng - Văn hóa T.Ư, T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Văn hóa -Thông tin, Bộ Bưu chính - Viễn thông và ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã kết luận như sau:
Ðể phát huy cao các mặt hữu ích của internet, đồng thời tăng cường quản lý nhằm ngăn chặn việc khai thác, truyền bá các thông tin xấu, độc hại trên mạng internet, yêu cầu:
1. Bộ Văn hóa-Thông tin:
- Chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Bưu chính-Viễn thông thường xuyên kiểm tra việc đưa thông tin và khai thác thông tin có nội dung xấu, không lành mạnh trên mạng internet. Thực hiện nghiêm việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm; nghiên cứu để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các chế tài và các quy định về quản lý cho phù hợp.
- Chủ trì phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hóa T.Ư quy định cụ thể về tiêu chuẩn Tổng Biên tập báo điện tử; làm việc với các cơ quan chủ quản để chấn chỉnh và củng cố đội ngũ Tổng Biên tập các báo điện tử.
- Chủ trì phối hợp với các bộ: Công an, Bưu chính-Viễn thông, Giáo dục và Ðào tạo và các cơ quan liên quan xây dựng Ðề án đào tạo cán bộ quản lý kỹ thuật và quản lý tin học cho các cơ quan báo chí và trình duyệt theo quy định.
2. Bộ Bưu chính-Viễn thông đánh giá việc thực hiện Nghị định số 55/2001/NÐ-CP ngày 23-8-2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet, để kiến nghị xây dựng pháp lệnh về vấn đề này vào năm 2005.
3. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì giao ban hàng tháng với các bộ: Bưu chính-Viễn thông, Công an và một số cơ quan liên quan và thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý thông tin trên mạng internet.
4. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư thường xuyên chỉ đạo và tổ chức kiểm tra các dịch vụ truy cập internet và tăng cường quản lý việc đưa thông tin trên mạng internet tại địa phương.
5. Ðề nghị Ban Tư tưởng - Văn hóa T.Ư thường xuyên chỉ đạo vấn đề quản lý nội dung thông tin trên mạng internet trong các buổi giao ban báo chí hàng tuần.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư biết và thực hiện.
TTXVN
Vietnam orders new crackdown on Internet use
AP - Thursday May 20, 6:19 PM
Vietnam is stepping up its campaign against "bad and poisonous information on the Internet," state media reported Thursday, in the wake of a recent string of dissidents who used the Web to criticize the government.
Following an April 23 meeting chaired by Deputy Prime Minister Pham Gia Khiem, three ministries _ culture and information, public security, and post and telecommunications _ have been ordered to regularly monitor online information and strictly punish those who abuse the Internet, the Communist Party newspaper Nhan Dan (People) said.
The ministries were also asked to report their results monthly to the prime minister, it said. The order also asked the Ministry of Culture and Information to carefully screen editors of online publications.
In March, the government announced new regulations that sharply tightened control over Internet usage. Clients at Internet cafes would be required to present personal identification information before logging on, and all their Internet activity would be tracked.
Those new regulations also required Internet cafe owners to document the time each user spends online and prevent users from bypassing government-imposed barriers designed to block access to sites deemed subversive or pornographic.
The decision also prohibited use of the Internet to disseminate "state secrets" and called for measures to stop acts that "infringe upon national security or social order and safety."
The Communist government has cracked down hard on users accessing the Internet for political or religious dissent. About a half-dozen cyber dissidents have received lengthy sentences over the past two years.
Earlier this month, Nguyen Vu Binh, a former reporter for a Communist political journal, had his seven-year jail sentence upheld by an appeals court in Hanoi. He was convicted of espionage for posting an article on the Internet criticizing the Vietnamese government.
About 4 million people out of Vietnam's population of 81 million regularly access the Internet.
http://www.ykien.net
|