Vượt qua Việt
🌐    A  A  A  A 
Lãnh đạo
Kiêu binh thời đại:
«Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc cho dân tộc»

“Đốt lò” (2)

Đọc báo mạng

Bài mới hơn Bài cũ hơn Mục lục Trang chính

01/05/2021 - baotiengdan

Nguyễn Duy Linh và kỳ án nhận hối lộ lên đến 3 triệu Mỹ kim

Thu Hà
1-5-2021

Về nhân thân của đại tá Nguyễn Duy Linh, báo Tiếng Dân có bài “Vũ Nhôm và ông Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Công an” của tác giả Trần Kỳ Khôi. Chúng tôi chỉ tổng hợp thêm những chi tiết về vụ án “đưa hối lộ” có một không hai này, khi mà kẻ đưa hối lộ bị khởi tố, kẻ nhận hối lộ thì… bóng chim tăm cá, tìm không ra. Hoặc giả tìm ra thì hắn chối bay, chối biến, xem luật pháp không là cái đinh gì.

Nhiều năm trước đây, đã có dư luận không tốt về Nguyễn Duy Linh. Thông tin cho rằng Linh học không hết cấp 3 vì lêu lổng, ông bố Nguyễn Văn Hưởng phải đưa lên Sơn La, nhờ Tòng Thị Phóng (lúc Tòng Thị Phóng đang là Chủ tịch tỉnh Sơn La) giúp đỡ, để Linh học hết bổ túc văn hóa, lấy bằng trung học.

Bà Phóng bị Hưởng khống chế vì một số vấn đề liên quan đến lý lịch. Một vài chuyện động trời nữa cũng được dư luận bàn tán, rằng Nguyễn Duy Linh đã lái xe đâm chết một người ở ngã tư phố Phùng Hưng – Trần Phú nhưng sau đó hồ sơ được làm sạch, đưa người khác vào thế chỗ.

Trước khi làm việc cho ngành công an – Cục An Ninh Chính Trị 1 (A35), thuộc Tổng cục An ninh cũ, Linh từng làm việc tại Trung tâm Báo chí Bộ Ngoại giao. Linh lấy tiền hướng dẫn báo chí nước ngoài mà không nộp cho cơ quan. Khi sắp đại hội Đảng, bầu BCH Trung ương, Trung tâm cho người lên đòi tiền bà Hiền, vợ tướng Nguyễn Văn Hưởng, bà Hiền buộc phải trả nợ thay Linh vì sợ ảnh hưởng đến phiếu bầu dành cho ông Hưởng.

Cứ xem tài sản của một tay thầy bói vô danh Hồ Hữu Hoà, nhờ bám các tướng tá Công an “theo đóm ăn tàn”, mà thời điểm bị bắt giam ở tuổi 35, tài sản của Hòa bị Cơ quan điều tra thu giữ, gồm: Hơn 4 tỷ đồng, hơn 785.000 USD, 18.000 EURO, 48 nhẫn và 8 miếng vàng, 1 vật trang trí bằng ngà voi, 1 sổ tiết kiệm 10 tỷ đồng, 2 “sổ đỏ” chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nhà ở, 20 điện thoại di động các loại…

Vậy thử hỏi các nhân vật như đại tá Tổng cục phó Nguyễn Duy Linh, số tài sản kiếm được là cỡ nào.

Chân dung Hồ Hữu Hoà tại Cơ quan điều tra BCA

Báo chí tường thuật, từ ngày 7/4/2018 đến ngày 17/7/2018, tại Trại giam T16 Bộ Công an, Vũ “nhôm” viết 6 bản tự khai và có 6 lời khai. Trong đó, Vũ khai, khoảng thời gian tháng 9 và tháng 10/2017, Vũ nhờ thầy bói Hồ Hữu Hòa kết nối với đại tá Nguyễn Duy Linh, Tổng cục phó Tổng cục Tình báo Bộ Công an để nhờ giúp đỡ, tìm hiểu thông tin và được Hòa khuyên: “Nên cho anh Linh một ít tiền”.

Cụ thể, lần thứ nhất, Vũ đưa 500.000 USD cho Hòa tại nhà ở Quận 1, Sài Gòn. Lần thứ hai, Vũ đưa 5 tỷ đồng cho tài xế riêng, giao cho Hòa. Số tiền trên, Vũ nhờ Hòa chuyển cho Nguyễn Duy Linh nhằm giải cứu “giai đoạn nguy hiểm”.

Ngoài ra, Vũ “nhôm” còn tự tay gói quà 4 lần, đưa các túi quà, hộp quà, thùng quà… cho ông Nguyễn Đăng Luân (sinh năm 1965, lái xe thuê cho Vũ tại Hà Nội) chuyển cho đại tá Nguyễn Duy Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Tình báo, thông qua người nhận là trợ lý X, một sĩ quan giúp việc của Linh tại Tổng cục Tình báo BCA. Số tiền Vũ chuyển cho Linh gồm 5 tỷ VNĐ và 2 triệu USD.

Chân dung Vũ “nhôm”. Ảnh trên mạng

Lần thứ nhất: Khoảng 11h trưa 29/8/2017, Luân đang ở bãi xe khách của khách sạn ở đường Thanh Niên (Ba Đình, Hà Nội), Vũ gọi lên sảnh khách sạn và giao cho Luân một chiếc túi xách, cùng một mẩu giấy màu vàng, có ghi số điện thoại và dặn gọi cho số điện thoại này, để chuyển túi quà đó.

Cũng vào thời điểm này, trợ lý X của Nguyễn Duy Linh, đang làm việc tại cơ quan, nhận được chỉ đạo từ Linh, rằng liên hệ với Luân, “người ta gửi quà thì cầm về cho anh”.

Sau đó, Luân gọi điện cho trợ lý X. Trong hồ sơ điều tra, X khai, Luân nói Luân là lái xe của Vũ, Vũ bảo “mang cho anh túi quà”. Hai bên hẹn gặp tại một khách sạn ở đường Kim Mã, Luân giao cho X túi du lịch màu đen, X bỏ vào ghế sau ô tô và lái về trụ sở Tổng Cục tình báo. Trên đường đi, X liên hệ với Linh báo cáo, xin ý kiến và được Linh nói “đem về để vào trong tủ quần áo của anh“. Về việc này, Nguyễn Duy Linh nói không nhớ có hay không.

Lần thứ 2: Khoảng hơn 7 giờ sáng ngày 7/9/2017, Luân điều khiển xe ô tô đưa Vũ “nhôm” ra sân bay Nội Bài. Sau khi lấy hành lý, Vũ chỉ vào hộp quà trong cốp xe ô tô, bảo Luân, buổi trưa mang hộp quà này cho “người hôm trước”. Sau đó, Luân gọi điện cho X, hai bên thống nhất địa điểm nhận quà.

Gần 12 giờ trưa, họ gặp nhau ở ngã tư Hùng Vương – Trần Phú (Hà Nội), Luân đưa cho X hộp quà hình vuông, bên ngoài được bọc giấy nhiều họa tiết, màu sắc, có dây buộc như gói quà sinh nhật. Nhận quà, X liên hệ với Linh và nhận được chỉ đạo “mang để vào phòng làm việc của anh“. Vụ này, Nguyễn Duy Linh khai không nhớ có hay không.

Lần thứ 3: Ngày 11/9/2017, tại khách sạn số 1, đường Thanh Niên, Luân được Vũ giao cho một thùng xốp màu trắng và yêu cầu “Mang thùng xốp này cho người lần trước“. Chiều 11/9/2017, X gọi điện cho Luân, hai bên hẹn địa điểm giao – nhận quà. Khoảng hơn 15 giờ cùng ngày, Luân đưa thùng quà cho X, đặt vào cốp xe ô tô của X.

Cũng như lần trước, X liên hệ với Linh báo cáo và nhận được chỉ đạo “mở xem trong đó có gì báo cáo anh“, và chuyển sang xe của một tài xế khác. Sau khi mở hộp quà, trợ lý X và một lái xe khác thấy có chai rượu, hộp xì gà. Phần quà này được đưa về nhà riêng cho Linh. Về vụ này, Linh khai có nhờ trợ lý X nhận quà là chai rượu và hộp thuốc lá xì gà của Vũ, nhưng không nhớ loại gì, giá trị bao nhiêu, để ở đâu.

Lần thứ 4: Ngày 10/12/2017, Vũ “nhôm” tiếp tục gửi quà cho Linh. Cũng tại khách sạn ở số 1 đường Thanh Niên, Vũ giao cho Luân một thùng xốp màu trắng có nắp đậy, dán nhiều lớp băng keo cẩn thận. Vũ bảo giao cho “người lần trước”. Như các lần trước, Luân liên hệ với X và giao thùng quà. Cũng như các lần trước, Nguyễn Duy Linh khai với Cơ quan điều tra, rằng ông ta không nhớ có việc này hay không.

Kết luận điều tra bổ sung của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, cho biết, tại cơ quan điều tra, Phan Văn Anh Vũ khai, ngày 17, 18/12/2017, Linh điện thoại qua ứng dụng Viber trao đổi với Vũ. Linh nói với Vũ: “Em nghe anh nói, việc của em là đang rất khó khăn… có thể khởi tố bắt giam… nên đi du lịch qua màn ảnh nhỏ một thời gian, càng xa càng tốt… cố gắng qua châu Âu“.

***

Nguyễn Duy Linh trực tiếp báo tin cho Vũ “nhôm” trốn đi ngay trước mũi lực lượng truy nã Bộ Công an, sau khi nhận hối lộ với đầy đủ nhân chứng vật chứng. Các bản tự khai, lấy cung từ Phan Văn Anh Vũ, thầy bói Hồ Hữu Hòa, lái xe Nguyễn Đăng Luân, trợ lý X…; nhưn Bộ Công an vẫn không khởi tố vụ án, Nguyễn Duy Linh vẫn không bị đình chỉ công tác để phục vụ điều tra. Điều đó giúp Linh đủ thời gian phản công, lật ngược tình thế, Vũ “nhôm”, Hồ Hữu Hòa phản cung…

Cơ quan điều tra kết luận rằng, hiện chưa làm rõ được túi quà mà Nguyễn Duy Linh nhận được từ Vũ “nhôm” thông qua Hồ Hữu Hòa và một số người liên quan khác là đồ vật gì, tài sản gì và có giá trị như thế nào. Cơ quan điều tra cũng cho rằng, hành vi của Nguyễn Duy Linh có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng không đủ căn cứ để xem xét theo quy định. Thêm nữa, do thời hạn điều tra đã hết, nên cơ quan điều tra có văn bản đề nghị Đảng ủy Công an Trung ương xem xét, xử lý nghiêm về mặt Đảng và chính quyền đối với Nguyễn Duy Linh.

Dư luận xã hội đang râm ran, cho rằng, cái “lò ông Trọng” đang gặp “củi khủng”, “củi hoá thạch”, đó là Nguyễn Duy Linh là con trai của “bố già” Nguyễn Văn Hưởng. Rằng tướng Hưởng đang nắm giữ những tài liệu, chứng cứ, bí mật kinh hoàng suốt mấy chục năm qua của cung đình Cộng sản… nên ông Trọng sợ “toang” Đảng nếu đưa Nguyễn Duy Linh vào “lò”. Và rằng các “đệ ruột” của tướng Hưởng như Phạm Minh Chính, Tô Lâm đã, đang và sẽ ra tay sẽ bảo vệ, nếu bất kỳ thế lực nào muốn ném Linh vào “lò”.

Qua đó có thể thấy, công lý ở xứ “thiên đường XHCN” chỉ là trò hề, “con vua thì được làm vua”, những “hạt giống đỏ”, các phe nhóm, cánh hẩu mặc sức ngồi xổm trên luật, biến mọi nỗ lực của nền tư pháp trở thành trò đùa.

Còn cái “lò ông Trọng” chẳng qua chỉ là công cụ để thanh trừng chính trị, đấu đá giữa các phe nhóm là chính, chẳng hề có chuyện diệt tham nhũng, chống giặc nội xâm, như truyền thông của tuyên giáo thổi phồng. “Người đốt lò vĩ đại” lại chọn “củi” và chỉ nhóm lửa tại mỗi thời điểm các phe nhóm sắp ghế và chia chác đặc quyền, đặc lợi mà thôi.

Đầu trang

23/04/2021 - baotiengdan

Vũ “nhôm” và ông Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Công an

Trần Kỳ Khôi
23-4-2021

Mấy ngày qua, vụ án “đưa hối lộ và môi giới hối lộ” liên quan đến Vũ “nhôm” và một thầy bói đến từ Nghệ An có tên Hồ Hữu Hoà, đang gây xôn xao dư luận và nghi vấn trên mạng xã hội. Quay ngược thời gian mấy năm về trước…

Ngày 30/6/2017, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” liên quan Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, sinh năm 1975, cựu Thượng tá, Tổng cục Tình báo Bộ Công an, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79.

Đến đầu tháng 9/2017, ANĐT tiếp tục điều tra việc thu tóm công sản của Vũ “nhôm” tại Đà Nẵng, nhiều lần tiến hành triệu tập, làm việc với Vũ để làm rõ hành vi liên quan trong vụ án.

Ngày 22/12/2017, Bộ Công an phối hợp với Công an Đà Nẵng công bố Quyết định khởi tố bị can với Phan Văn Anh Vũ. Dù nhanh chân bỏ trốn bằng đường bộ, sang Campuchia rồi bay sang Singapore, nhưng Vũ đã bị tóm tại Singapore vào ngày 27/12/2017 và chiều 4/1/2018, chuyến bay mang số hiệu VN662 từ Singapore đưa Vũ “nhôm” về Hà Nội.

Chân dung Vũ “nhôm” và quyết định truy nã ngày 21/12/2017. Ảnh trên mạng

Quá trình điều tra cho thấy, từ tháng 6/2017, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng phát lệnh triệt phá băng nhóm Vũ “nhôm”, lúc này “đại ca” Trần Đại Quang bị bao vây tứ bề, không giúp gì được, nên Phan Văn Anh Vũ liên hệ với Hồ Hữu Hoà, sinh năm 1984 quê Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Hoà làm nghề bói toán, còn gọi là “cậu” Hoà, chuyên xem bói cho các sĩ quan Công an và nhiều quan chức cấp cao. Vũ nhờ Hòa móc nối với Đại tá Nguyễn Duy Linh, Tổng cục phó Tổng cục Tình báo BCA, với hy vọng thế lực của Nguyễn Duy Linh sẽ cứu được Vũ trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng”.

Vũ đưa cho Hồ Hữu Hoà nhiều tỷ đồng, cùng với 500.000 đô la và nhiều quà cáp, hòng mong Nguyễn Duy Linh cứu mình. Tại Cơ quan điều tra, Hồ Hữu Hoà cũng khai nhận hành vi phạm tội. Phan Văn Anh Vũ cũng khai, Nguyễn Duy Linh sau khi nhận được tiền, đã dùng điện thoại của “Cậu Hòa” gọi cho Vũ, qua ứng dụng Viber, nói “Anh nhận rồi, cảm ơn em”.

Kết luận của Cơ quan điều tra cũng thể hiện lời khai của Vũ “nhôm”, rằng vào ngày 17 và 18/12/2017, Nguyễn Duy Linh đã điện thoại qua ứng dụng Viber trao đổi với Vũ, cho biết tình hình nguy cấp, Vũ sẽ bị khởi tố và khuyên Vũ nên trốn chạy, sang châu Âu càng tốt.

Tuy nhiên, đến ngày 12/3/2019, khi bị khởi tố, bắt tạm giam, Hồ Hữu Hoà phản cung, phủ nhận tất cả. Hoà đổ lỗi bị điều tra viên bức cung, mớm cung. Sau đó, Vũ “nhôm” cũng phản cung, thay đổi lời khai. Thậm chí vợ Vũ “nhôm” là Nguyễn Thị Thu Hiền đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng, tố cáo điều tra viên khủng bố tinh thần, bức cung chồng mình.

Thế lực nào đã khiến cả Hồ Hữu Hoà lẫn Phan Văn Anh Vũ phản cung, tố cáo ngược Cơ quan điều tra? Tại sao vụ án “Đưa hối lộ và môi giới hối lộ” xảy ra từ năm 2017, mà mãi đến tháng 3/2021 mới bị khởi tố điều tra? Phải chăng vụ án này liên quan đến một nhân vật “khủng” mà chính Bộ Công an và Viện Kiểm sát Tối cao cũng phải e dè?

Nguyễn Duy Linh là ai?

Nguyễn Duy Linh sinh năm 1971, là con trai của tướng công an Nguyễn Văn Hưởng (sinh năm 1946) quê quán xã Xuân Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Tướng Hưởng là cựu Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và X, từng là Thứ trưởng Bộ Công an trong 10 năm, từ năm 2001 – 2011, sau đó làm phái viên tư vấn cho Thủ tướng về an ninh và tôn giáo đến tháng 3/2013 thì nghỉ hưu.

Chân dung thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng

Suốt nhiều năm, quyền lực của tướng Hưởng là vô biên. Ông ta đầu quân làm đệ tử cho các “anh Hai Nam Bộ” như Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, rồi đến Nguyễn Tấn Dũng. “Bố già” Nguyễn Văn Hưởng bị coi là một trùm mật vụ vô cùng tàn ác và không từ bất cứ thủ đoạn nào.

Không thể kể hết, chỉ xin “điểm danh” một vài vụ đình đám mà tướng công an Nguyễn Văn Hưởng được cho là chủ mưu:

– Dung dưỡng đứa con nuôi Hưng “Tano”, một kẻ “buôn vua bán chúa”, lưu manh thủ đoạn “chọc trời, khuấy nước” nhưng cho đến nay vẫn bình an vô sự.

– Giúp Phan Hoàng Ty, con trai Phan Văn Khải, tránh được nghi án giết người.

– Lật ngược tình thế trong vụ PMU18 hồi năm 2006, giải cứu Đặng Hoàng Hải, con rể Nông Đức Mạnh, buộc báo chí và một số lãnh đạo Cảnh sát phải trả giá.

– Bao che, đứng về phe Nguyễn Bá Thanh, để “quyết đấu” lại Thiếu tướng Trần Văn Thanh, là người được Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn nâng đỡ trong việc chống tham nhũng.

– Tập hợp chứng cứ bê bối, để khống chế Nguyễn Thị Thuỷ, phu nhân Nguyễn Văn Chi, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm UBKT Trung ương. Gây sức ép buộc ông Chi phải huỷ hồ sơ thất thoát, tham nhũng hàng trăm ngàn tỷ, để Nguyễn Tấn Dũng thoát nạn và tái cử Thủ tướng vào năm 2011.

Khi còn tại chức, tướng Hưởng là kẻ đứng đằng sau hàng loạt vụ bắt bớ giam cầm giới bất đồng chính kiến, cũng như những người biểu tình chống Trung Quốc, đàn áp khốc liệt các tổ chức xã hội dân sự và giới trí thức phản biện.

“Di sản” do Bố già Nguyễn Văn Hưởng để lại sau khi “về vườn” là bộ máy an ninh, mật vụ với quyền hành kinh hoàng, cùng thế lực ngầm khuynh đảo chính trường.

Là cánh tay đắc lực của Nguyễn Tấn Dũng, tướng Hưởng trở thành một tay cáo già lão luyện, suốt nhiều năm phụ trách an ninh, mật vụ, tình báo, khi thanh trừng các đối thủ chính trị và chống đỡ các cuộc tấn công từ phe Tư Sang. Hưởng cũng thừa thủ đoạn và chứng cứ để mang ra mặc cả với giới lãnh đạo cấp cao của thượng tầng chính trị, nhờ vậy Hưởng “hạ cánh an toàn” cho chính ông ta và gia đình sau này.

Đó cũng chính là lý do mà ông Hưởng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giữ lại làm cố vấn cho đến năm 2013, khi ông Dũng bị Bộ Chính trị gây sức ép, buộc phải “sa thải” Nguyễn Văn Hưởng.

Công văn Nguyễn Tấn Dũng cho Nguyễn Văn Hưởng về vườn hồi tháng 3/2013

Trở lại câu chuyện Nguyễn Duy Linh. Linh được xem là “bản sao” của bố Nguyễn Văn Hưởng về sự quỷ quyệt và thủ đoạn. Không tài cán gì, Nguyễn Duy Linh vẫn được đặt vào ghế Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, dưới thời Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

Cuối năm 2018, Bộ Công an giải thể các tổng cục, tổ chức sắp xếp lại bộ máy. Mặc dù dính vào vụ bê bối Vũ “nhôm” và nhiều vụ khác, Nguyễn Duy Linh vẫn giành được chiếc ghế Cục trưởng Cục Tình báo (B05) Bộ Công an.

Nguyễn Duy Linh là người trực tiếp nhận hàng chục tỷ đồng từ Phan Văn Anh Vũ, giúp nghi phạm trốn lệnh truy nã, làm lộ bí mật công tác… sau đó chối biến, cho rằng mình vô can, phủ nhận mọi lời khai cáo buộc. Các chứng cứ rành rành ra đó, nhưng Cơ quan Điều tra đành chịu thua trước Nguyễn Duy Linh, hay nói đúng hơn là cả hệ thống chính trị và “lò” ông Trọng đành bó tay trước uy quyền của cựu Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng.

Suốt mấy hôm nay, phi vụ nhận hối lộ lên đến 16 tỷ đồng được báo chí “lề đảng” đăng dày đặc. Kẻ môi giới và đưa hối lộ thì bị đề nghị truy tố, nhưng kẻ nhận hối lộ vẫn không bị khởi tố, mà chỉ bị đề nghị “xử lý về mặt Đảng và chính quyền”. Trong khi đó, theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, người nào nhận hối lộ trên 1 tỷ đồng, phải chịu hình phạt 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Dư luận cho rằng, những quan chức như Đại tá Nguyễn Duy Linh sẽ là loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm, ngồi xổm lên luật pháp. Nếu Nguyễn Duy Linh không bị xử lý, trừng phạt một cách nghiêm minh, kỷ cương phép nước bị nhạo báng, sẽ làm gia tăng những bất công trong xã hội.

Đầu trang

2021-04-22 - RFA

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đổ mọi trách nhiệm cho bà Hồ Thị Kim Thoa & Phan Chí Dũng

Cựu Bộ trưởng Công thương (R) khai bà Hồ Thị Kim Thoa là người được giao quản lý Sabeco, nên chịu trách nhiệm về những sai phạm tại đây Courtesy of statemedia- RFA edited

Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nói không trực tiếp chỉ đạo và quản lý hồ sơ liên quan đại dự án đất vàng ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, gây thất thoát 2.713 tỷ đồng ngân sách nhà nước.

Toà án thành phố (TP) Hà Nội ngày 22/4 đã mở lại phiên sơ thẩm xét xử cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và đồng phạm liên quan đến khu đất vàng số 2-4-6 Hai Bà Trưng quận 1, TPHCM.

Tại đây, ông Vũ Huy Hoàng khai trước toà rằng do sự việc đã xảy ra quá lâu nên đã quên nhiều. Ngoài ra, ông cũng khẳng định mình không chỉ đạo về giá khi Tổng công ty CP Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thoái vốn và tất cả mọi hồ sơ về Sabeco đều do Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa -người đã bỏ trốn và đang bị truy nã - quản lý.

Ông Hoàng giải thích cụ thể rằng ông giữ chức Bộ trưởng từ 2007 đến 2016, tuy nhiên, các thứ trưởng đều được phân công phụ trách các lĩnh vực cụ thể. Lĩnh vực công nghiệp nhẹ về chế biến, giấy, gỗ, thực phẩm; Sabeco được giao cho bà Thoa.

Do đó, ông Hoàng nói: “Việc xảy ra đã lâu, tôi lại không trực tiếp phụ trách. Khi vụ án được khởi tố, tôi đã nghỉ hưu nên không có điều kiện tiếp cận tài liệu. Có những chỗ không nhớ, xin được Hội đồng xét xử (HĐXX) thông cảm”

Ông Hoàng cũng thoái thác trách nhiệm khi được hỏi về việc các nhà đầu tư đề nghị thoái vốn khỏi Sabeco tại khu đất vàng Hai Bà Trưng với lý giải rằng việc này do vụ Công nghiệp nhẹ có ý kiến; bà Thoa và ông Phan Chí Dũng (Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ) theo dõi, quản lý, tuy nhiên ông cũng đã nêu rõ trong cuộc họp diễn ra vào năm 2016 phải đảm bảo lợi ích cao nhất của nhà nước nhưng không hiểu tại sao cơ quan điều tra không nhắc đến.

Ông Hoàng đồng thời nhắc lại với HĐXX rằng bản thân ông chỉ nắm thông tin về Sabeco qua các báo cáo, song không liên tục vì không phải là người phụ trách.

Cũng tại tòa, ông Phan Chí Dũng cho hay, chỉ nhận thức được Sabeco xây dựng văn phòng để phục vụ hoạt động của doanh nghiệp, không phải là đầu tư ngoài ngành. Vì vậy, ngay cả khi Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước hoặc có vốn nhà nước thoái vốn đầu tư ngoài ngành, ông vẫn đồng ý việc Sabeco xây văn phòng.

Theo cáo trạng, ông Vũ Huy Hoàng tuy biết khu đất nói trên được giao cho Sabeco để xây dựng khu khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, và không được phép thành lập pháp nhân mới tại khu đất này, ông Hoàng vẫn chấp thuận để Sabeco triển khai liên doanh, thành lập Công ty Sabeco Pearl trái pháp luật. Cáo trạng nêu rõ hành vi của các bị can và đồng phạm gây thất thoát Ngân sách Nhà nước hơn 2700 tỷ đồng.

Các ông Vũ Huy Hoàng, Phan Chí Dũng, bị truy tố tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và vi phạm các qui định về quản lý đất đai.

Tin, bài liên quan

Đầu trang

28/03/2021 - baotiengdan

Đà Nẵng: Đất, hồn ma, vàng và máu!

Trần Kỳ Khôi
28-3-2021

Thời kinh tế thị trường “định hướng XHCN”, đất đai bị biến thành hàng hoá đặc biệt. Nhưng đặc biệt hơn ở chỗ, với dân đất rất đắt đỏ, có làm quần quật cả đời cũng không mua nổi, nhưng đối với quan chức thì nó thuận tiện để đổi chác, hối lộ, mua bán và nhất là… dễ cướp.

Đi khắp từ Bắc vào Nam, tất cả 63 tỉnh thành, cứ liên quan đến chống mất đất là dân lành bị đàn áp đẫm máu. Dân trở thành bị cáo của hàng loạt tội danh “chống người thi hành công vụ”, “tuyên truyền chống phá nhà nước”, “vu khống, bôi nhọ xúc phạm danh dự tổ chức và cá nhân”…

Trong khi đó, cán bộ cướp đất, đa số giàu “nứt đố đổ vách”, chỉ số nhỏ dính kỷ luật, tố tụng. Nhưng bọn quan tham này chấp nhận hy sinh vài năm tù rồi quay về sống khoẻ, với hàng trăm tỷ kiếm được trước đó.

Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, cùng tập thể quan chức lãnh đạo TP Đà Nẵng ra tòa. Nguồn: Báo GT

Những chuyện mua quan, bán chức đã diễn ra gần như công khai trong nhiều năm qua mà mọi người đều biết. Quan chức địa phương muốn tiến thân hoặc giữ ghế, phải cống nộp cho trung ương, mức lót tay tiền ít hay nhiều, phụ thuộc vào lợi nhuận từ chiếc ghế đó đem lại. Tiền để mua quan, từ đâu mà người ta có nhiều dữ vậy? Câu trả lời mà ai cũng biết: Cướp đất!

***

Thành phố Đà Nẵng là địa phương một thời nổi tiếng ở miền Trung về câu chuyện cướp đất. Núp dưới chiêu bài giải toả, đền bù thu hồi đất để phát triển thành phố, đổi đất lấy hạ tầng, triển khai dự án, đô thị hoá, công nghiệp hoá, vì thành phố văn minh… hàng chục ngàn hecta đất được tổ tiên, dòng họ, gia đình khai phá và gìn giữ hàng trăm năm, để lại cho cháu con, đã bị phe nhóm “lãnh chúa” Nguyễn Bá Thanh, bí thư Thành uỷ Đà Nẵng cướp cạn, phân lô và bán nền.

Suốt 15 năm, từ năm 1997 đến 2012, song hành với cướp bóc, “xẻ thịt” hết đất thổ cư, đồng ruộng, vườn tược của dân, bọn quan chức còn chỉ đạo quật hàng trăm ngàn ngôi mộ, đuổi hài cốt về thung lũng núi Hoà Sơn, để lấy các nghĩa địa phân lô bán.

Nguyễn Bá Thanh cũng bán tất tật công sản trưng dụng của chế độ Việt Nam Cộng hòa, dồn tất cả các sở, ban, ngành, cơ quan công quyền vào tòa nhà “trái bắp”. Máu tham khiến Bá Thanh và các quan chức lãnh đạo Đà Nẵng, cùng với Vũ “nhôm” quay sang lấn biển, lấp sông để bán đất và vươn vòi bạch tuộc lên bán đảo Sơn Trà.

Đất đai cướp được, các quan chức địa phương tuỳ nghi phân phát. Các lô đất lớn, đất vàng, một số dành làm “quà đặc sản”, dâng cho các Uỷ viên Bộ Chính trị, bán cho nhóm “tư bản thân hữu”, chia cho “nhóm lợi ích”. Các lô nhỏ thì xài như là miếng bánh, cái kẹo, tặng bồ nhí, bọn đàn em vây cánh, lũ bồi bút…

“Bộ ba” cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh (trái, thụ án 17 năm tù giam); Văn Hữu Chiến (giữa, án 10 năm tù giam) và Nguyễn Bá Thanh (phải) đã chết. Nguồn: Báo Đà Nẵng

Cái kết thì như mọi người đã biết qua vụ án Vũ “nhôm”, nay chỉ đề cập đến một số câu chuyện của họ, mà nhiều người dân Đà Nẵng gọi đó là “luật nhân quả”, rằng luật đời không trị được chúng, thì luật trời ra tay, qua câu chuyện rùng rợn về đất, hồn ma, vàng và máu.

– Sau khi giúp Nguyễn Bá Thanh đàn áp đẫm máu giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu, huyện Hoà Vang để lấy đất giao cho tập đoàn Sun Group, Phan Xuân Sang, sinh năm 1952, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng đổ bệnh ung thư gan, vô phương chữa trị, rồi chết vào ngày 5/1/2011.

– Đại tá Thái Công Sỹ, sinh năm 1955, sau “chiến công” Cồn Dầu, từ trưởng CA huyện Hoà Vang, được Thanh kéo về làm Phó Giám đốc trước đó để ngồi ghế Giám đốc thay Sang, cũng bỗng dưng đổ bệnh ung thư thanh quản, câm hẳn cho đến ngày chết 1/9/2016.

– Một cánh tay nữa của Thanh là Đại tá Lâm Cao Luynh, sinh năm 1960, Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng, cũng phát bệnh ung thư phổi và đứt bóng vào ngày 26/8/2015.

Dư luận Đà Nẵng đồn rằng, trong thời gian mang trọng bệnh, các quan chức công an kể trên đều bị ác mộng hàng đêm. Oan hồn của giáo dân Cồn Dầu, những người dân tự thiêu vì bị cưỡng chế và hồn ma ở các nghĩa địa bị chúng quật mồ cướp đất, cứ lảng vãng bên giường đòi mạng.

Một cái chết khác cũng rùng rợn không kém, đó là Thiếu tá Mai Thanh Hoàng, sinh năm 1963, cán bộ CSĐT công an quận Sơn Trà, Đà Nẵng và cũng là một đại gia thu tóm bất động sản ven biển, đã vào khách sạn Ly Ly (đường Nguyễn Tất Thành, TP Đà Nẵng) rút súng bắn vào đầu tự sát chiều 13/7/2014.

Quan chết, để lại vàng chất đầy trong tủ, tiền gửi ngân hàng không nhớ hết và nhà đất cho thuê không đếm xuể. Từ đây, các quả phụ đâm ra hư hỏng, cặp bồ, theo trai, đi vũ trường và casino.

Có bà sợ hãi tâm sự với bạn bè, đôi lúc mở két sắt ra đếm vàng, bỗng ngửi thấy toàn mùi tanh của máu.

Trên trang Facebook cá nhân, Minh Trần của cựu Chủ tịch Trần Văn Minh (đã bị đóng kể từ khi ông ta bị bắt), từng kể rằng, cuối năm 2010, ông ta cùng Bá Thanh mời cao tăng về núi Ngũ Hành Sơn, lập đàn cầu khấn cho dân thành phố bình an, mưa thuận gió hoà.

Thật ra Minh nói dối, lúc đó ông ta chuẩn bị cuộc đua tại đại hội đảng khoá XI, Thanh muốn vào Bộ Chính trị, còn Minh lăm le cái ghế Uỷ viên Trung ương, nên Bí thư Nguyễn Bá Thanh và Chủ tịch Trần Văn Minh mời hai pháp sư cao tay từ Trung Quốc sang, nhờ điêu khắc gia Nguyễn Hùng dẫn lên núi Ngũ Hành Sơn lập đàn khấn cầu trời đất.

Tại động Huyền Không, bên cạnh chùa Tam Thai trên đỉnh núi, hương án bày ra lúc nửa đêm về sáng. Ngay tuần rượu thứ hai, lúc các pháp sư đang bấm quẻ, đọc chú, Thanh và Minh đang sì sụp lạy, thì khói nhang bay lên không tan, cứ cuộn lại lơ lững trên không, tạo thành hình chữ nhật và con số 8 kỳ dị. Cả hai pháp sư mặt biến sắc, kinh sợ.

Động Huyền Không, nơi Nguyễn Bá Thanh và Trần Văn Minh lập đàn khấn Trời

Sau này, khi vướng vòng lao lý, Trần Văn Minh mới giật mình, thì ra số 8 (còng) năm ấy dành cho Minh và hình chữ nhật (cỗ quan tài), dành cho Thanh.

Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc phóng xạ, y học bó tay. Những ngày cuối đời, Thanh bị giày vò trong đau đớn. Các y, bác sĩ chăm sóc cho Thanh đến giờ vẫn còn rùng mình, bệnh nhân còn sống nhưng thân thể rữa ra, mục ruỗng, thối như xác chết.

Hai mươi quan chức Đà Nẵng bị truy tố ra tòa và lãnh án mới là phần nổi của tảng băng. Còn rất nhiều quan chức gộc, tướng quân đội đã tiếp tay cho Nguyễn Bá Thanh cướp đất, tiêu diệt đối thủ chính trị, hà hiếp dân lành… hiện vẫn đang sống phè phỡn, xa hoa trong các lâu đài, biệt phủ. Luật nhân quả không chừa một ai, rồi đây bọn này cũng sẽ phải trả giá.

***

Sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai, lạm quyền tại TP Đà Nẵng, gây oan sai, bức xúc và phẫn nộ trong dư luận nhân dân. Nhiều đảng viên “hung thần”, đồ đệ của Nguyễn Bá Thanh dùng tiền cướp từ đất, sang tận Campuchia đánh bạc như Nguyễn Đăng Hùng sinh năm 1960, Chủ tịch UBND quận Hải Châu, ký khống để “ăn” 30 lô đất mặt tiền đại lộ Nguyễn Văn Linh. Vụ của Hùng bị “chìm xuồng” là nhờ Nguyễn Bá Thanh công khai bảo kê.

Một đệ tử ruột nữa là Nguyễn Ngôn, Trưởng Ban Quản lý các dự án tái định cư TP Đà Nẵng, đã tự ý duyệt, phân phát 41 lô đất cho đồng liêu, bạn bè và 2 lô mặt tiền đại lộ 30-4 cho vợ ông ta. Ngôn cũng là kẻ cùng 16 “ông kẹ” Trưởng ban khác giấu 17.000 lô đất ngoài sổ sách. Tiền quá nhiều, nên dù bị phanh phui, Nguyễn Ngôn vẫn thoát nạn.

Ngày 2/11/2016, VKSND TP Đà Nẵng cũng đã có Công văn số 327/CV-VKS-P3, thống nhất theo Quyết định số 23/PC46 không khởi tố vụ án hình sự đối với Nguyễn Ngôn.

Một số nhân vật nữa cũng cần nhắc đến, khi mà quả báo ngay trước mặt chứ không phải chờ lâu.

Nhân vật đầu tiên là ông trùm quản lý đất đai từ thời Nguyễn Bá Thanh, tên là Nguyễn Chí Thức, sinh 1959, giám đốc Trung tâm khai thác quỹ đất Đà Nẵng. Ngày 29/4/2015, khi Thức đi du hý cùng “bồ nhí” tại Thái Lan, thì con trai Nguyễn Chí Hoàng Anh lái xe ô tô Toyota Camry 43A- 12315 trên đường đi chơi lễ, đã tông với xe khách.

Câu chuyện thiên hạ thêu dệt về hồn ma báo oán hay không chưa rõ, nhưng nhân chứng kể rằng, vào thời khắc sắp xảy ra tai nạn, có mây đen bay từ nghĩa địa Hoà Sơn cách đó vài trăm mét sà xuống trước đầu xe Camry của Hoàng Anh. Tai nạn thảm khốc làm 7 người trên xe đều thiệt mạng (gồm cả vợ, con trai, dâu, cháu nội của Nguyễn Chí Thức).

Vậy mà chỉ một năm sau, chưa mãn tang vợ, Nguyễn Chí Thức lại tổ chức lễ cưới với cô “bồ nhí”, là người vừa đẻ cho Thức quý tử. Tiệc tùng hoành tráng kéo dài suốt hai ngày, đúng là bái phục “đạo đức và lối sống” của những người cộng sản!

Từ trái qua, Nguyễn Chí Thức, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Anh Tuấn (cựu PCT UBND TP, đang thụ án 3 năm tù) tại tang lễ người nhà của Thức. Ảnh: TN

Một quan chức cộng sản “vô thần” khác cho đến bây giờ vẫn còn kinh hoàng với hồn ma báo oán, đó là Nguyễn Quang Vinh, sinh năm 1975, Phó Giám đốc sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng, lái chiếc Honda CRV 43A-267.75 du ngoạn từ Huế về Đà Nẵng, đã bị bóng ma bịt mắt, xe lao vào xe tải. Hậu quả, vợ Vinh tử vong tại chỗ, Vinh bị gãy tay.

Xe của Nguyễn Quang Vinh bị tai nạn, lật ngửa, bốn bánh chổng lên trời.

Ngoài ra, hai nhân vật còn lại phục vụ đắc lực cho công cuộc cướp đất, phải kể đến là Trần Thanh Vân, Trưởng ban Nội chính Thành uỷ và Nguyễn Hữu Linh, Viện phó Viện Kiểm sát TP Đà Nẵng. Biết bao người dân lương thiện, vô tội đã bị hai “hung thần” này ném vào tù.

Linh bị tuyên án 1 năm 6 tháng tù giam trong vụ án ấu dâm nổi tiếng hồi tháng 4/2019, sàm sỡ bé gái trong thang máy, tại chung cư Galaxy 9, Quận 4, Sài Gòn. Còn con gái của Trần Thanh Vân đang là công chức bỗng hoá điên.

***

Một điều khó giải thích là, những cái chết “bất đắc kỳ tử”, những tai nạn cùng tai ương xảy ra khó lý giải, cứ liên tiếp giáng xuống đầu lũ tham quan cướp đất và bộ máy đầu sai “công cụ của chính quyền vô sản”.

Nguyễn Bá Thanh trả giá đắt trong cuộc tranh giành quyền lực nhắm đến chiếc ghế thủ tướng. Nguyễn Bá Cảnh bị đuổi khỏi Thành uỷ, con trai Cảnh (cháu nội đích tôn của Thanh) bị té cầu thang, chấn thương sọ não. Bệnh viện Phụ nữ, công sản mà Thanh phù phép nên công ty TNHH, rồi giao cho vợ là Lê Thị Quý quản lý kinh doanh, dùng thuốc Trung Quốc gây chết tức tưởi cho hai sản phụ.

Mới đây, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1458/UBND-SNV ngày 16/3/2021 của Chủ tịch UBND TP và Quyết định số 974/ST-TCCB của Sở Y tế, giải thể Công ty TNHH MTV Bệnh viện Phụ nữ, buộc Lê Thị Quý bàn giao bệnh viện lại cho dân và đặt dấu chấm cho việc cai trị trên mọi lĩnh vực của gia đình Nguyễn Bá Thanh.

Đà Nẵng, đất, hồn ma, vàng và máu là những câu chuyện có thật, xảy ra ở Đà Nẵng, mà nhiều người dân cho rằng, luật trời đang trừng phạt những quan chức tham nhũng, tàn ác với dân, nhưng đã thoát khỏi luật pháp.

Tội lỗi của chúng gây ra đang bị thế gian nguyền rủa, đồng tiền tanh máu mà chúng có được từ cướp đất, rồi cũng đội nón ra đi, cho dù chúng có mua chuộc thánh thần bằng cách mang tiền tới các chùa chiền cúng bái.

Hút máu dân, dùng bộ máy cầm quyền để đàn áp, bỏ tù, giết chết những dân lành vô tội, dù chúng không bị luật pháp trừng phạt, nhưng chúng đã và đang bị luật trời xử, bởi “Gieo nhân nào, gặt quả đó” và “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát”!

Đầu trang

Dec 12, 2020 - nguoi-viet.com

Em trai cựu Bí Thư Lê Thanh Hải lại ‘dính’ thêm tội

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Công ty Cây Trồng Thành Phố và công ty Bò Sữa Thành Phố được tách ra từ tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn (SAGRI), nơi ông Lê Tấn Hùng – em trai ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư Thành Ủy – làm tổng giám đốc đã bị Thanh Tra Thành Phố chỉ ra hàng loạt sai phạm.

Ngày 12 Tháng Mười Hai, Thanh Tra Thành Phố cho biết đã có thông báo kết luận thanh tra về việc “Chấp hành các quy định pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và quản lý sử dụng vốn nhà nước” tại hai công ty Cây Trồng và công ty Bò Sữa.

Công ty Bò Sữa Thành Phố trước đây trực thuộc SAGRI. (Hình: S.T/Tuổi Trẻ)

Theo báo Tuổi Trẻ, hai công ty trên trước đây trực thuộc SAGRI. Năm 2018, hai công ty tách ra khỏi SAGRI, và trở thành công ty 100% vốn nhà nước trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố.

Đối với công ty Cây Trồng, kết luận thanh tra chỉ ra công ty đã bàn giao hơn 296 hécta để thực hiện các dự án lớn nhưng “không ghi danh giảm diện tích. Bên cạnh đó, hơn 1,694 hécta đất thuê của thành phố (thời hạn 50 năm), nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện thủ tục thuê. Ngoài ra, lãnh đạo công ty còn để người dân lấn chiếm nhiều hécta đất và cho thuê bốn mặt bằng không đúng quy định.”

Kết luận thanh tra cũng chỉ ra việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên đất mà công ty Cây Trồng đã bàn giao gồm: khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3; khu dân cư-tái định cư liền kề khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3; khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 “chưa bảo đảm đầy đủ trình tự thủ tục theo quy định của Luật Đất Đai 2013.”

Trong khi đó báo Tiền Phong cho biết đối với công ty Bò Sữa, kết luận thanh tra đã chỉ ra công ty này đầu tư dự án nuôi bò sữa ở xã Đà Loan, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng “liên tục bị thua lỗ, phải bán dự án.” Đồng thời, công ty còn “vi phạm các quy định Luật Đất Đai.”

Đáng lưu ý, công ty Bò Sữa đã góp vốn thực hiện dự án trồng 10,000 hécta cây cao su tại Lào, với sự tham gia góp vốn 153.7 tỷ đồng ($6.64 triệu) của lực lượng Thanh Niên Xung Phong, và 45 tỷ đồng ($1.9 triệu) từ các doanh nghiệp nhà nước như tổng công ty Du Lịch Sài Gòn, tổng công ty Thương Mại Sài Gòn, và Quỹ Đầu Tư và Phát Triển Đô Thị.

Tuy nhiên, dự án này chỉ trồng được 2,800 hécta mà trong đó đã có 1,800 hécta cây bị chết, chỉ còn quản lý khai thác thực tế 1,000 hécta. Hiện dự án “gặp nhiều khó khăn, gây thất thoát tài sản.”

Theo kết luận thanh tra, những trách nhiệm trên thuộc về chủ tịch hội đồng thành viên, kiểm soát viên, tổng giám đốc, kế toán trưởng, phụ trách dự án của SAGRI, và cá nhân liên quan của đến công ty Cây Trồng và công ty Bò Sữa.

Ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch thành phố, đã “thống nhất giao giám đốc Sở Nội Vụ chủ trì, phối họp với cơ quan liên quan tổ chức kiểm điểm, đề nghị hình thức xử lý các tổ chức, cá nhân thời kỳ có liên quan của SAGRI về các sai phạm liên quan trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý vốn, tài sản và thực hiện các dự án như đã nêu tại kết luận thanh tra.”

Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn, nơi ông Lê Tấn Hùng thao túng hơn 20 năm. (Hình: Infonet)

Theo ông Phong, hai công ty trên được thành phố “ưu ái” giao quản lý diện tích đất rất lớn, chủ yếu là đất nông nghiệp. Cụ thể, công ty Cây Trồng quản lý hơn 2,486 hécta, còn công ty Bò Sữa có hơn 3,392 hécta. Thế nhưng kết luận thanh tra chỉ ra hiệu quả hoạt động kinh doanh, đầu tư trong ngành nghề, lĩnh vực được giao của hai công ty đều thua lỗ.

Liên quan đến vụ sai phạm của SAGRI, trước đó hồi Tháng Tám, 2019, cùng với việc khởi tố ông Lê Tấn Hùng thêm tội “Tham ô tài sản,” Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đã ra quyết định khởi tố nhiều lãnh đạo SAGRI, và một số nhân viên hai công ty Cây Trồng và Bò Sữa với cùng tội danh. (Tr.N) [qd]

Em trai ông Lê Thanh Hải bị bắt về tội ‘gây thất thoát, lãng phí’

Jul 6, 2019 - nguoi-viet.com

Ông Lê Tấn Hùng (đứng), cựu tổng giám đốc Sagri. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ông Lê Tấn Hùng, cựu tổng giám đốc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (Sagri) và là em trai cựu Bí Thư Thành Ủy ở Sài Gòn Lê Thanh Hải, bị bắt với cáo buộc “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.”

Truyền thông trong nước loan tin hôm Thứ Bảy, 6 Tháng Bảy, 2019.

Trước khi bị bắt, ông Hùng đã lần lượt bị cảnh cáo, hạ bậc lương và đình chỉ chức vụ “theo đúng quy trình kỷ luật cán bộ.” Năm 2014, ông Hùng được điều động từ vị trí chỉ huy trưởng lực lượng Thanh Niên Xung Phong về Sagri.

Báo Zing dẫn kết luận của thanh tra thành phố ở Sài Gòn cho biết, vào năm 2016, ông Hùng và cấp dưới ký 10 hợp đồng chi hơn 13 tỷ đồng ($558,057) cho hàng chục cán bộ, người lao động “đi nước ngoài học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.” Tuy nhiên, có 22 người không tham gia chuyến đi, 40 trong số 70 người được đi thì lại không có trong danh sách, số còn lại không có thông tin trên hệ thống xuất nhập cảnh.

Cũng theo Zing, ngoài sai phạm trên, ông Hùng còn bị quy trách nhiệm trong việc cho thuê đất, hợp tác đầu tư “khi chưa có ý kiến của cơ quan thẩm quyền,” đầu tư kinh doanh trên đất ngoài ngành.

Cụ thể, Công Ty Một Thành Viên Xuất Nhập Khẩu Nông Lâm Hải Sản (100% vốn của Sagri) bị cáo buộc “đã ký 10 hợp đồng góp vốn thành lập pháp nhân mới để hợp tác đầu tư trên 24 khu đất có tổng diện tích hơn 1,900 hécta. Ngoài ra, Sagri bị cơ quan thanh tra kết luận đã bàn giao đất và tài sản trên đất của Công Ty Bò Sữa Thành phố cho hai công ty sản xuất nông sản với tổng diện tích 590 hécta “khi chưa có văn bản chấp thuận của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố ở Sài Gòn,” chưa có quyết định thu hồi và giao đất của cơ quan có thẩm quyền.

Báo Thanh Niên nêu rõ quá trình xử lý sai phạm tại Sagri đã bắt đầu từ Tháng Mười, 2017. Khi đó Thanh Tra Thành Phố ở Sài Gòn ban hành kết luận số 38 sau khi thanh tra toàn diện Sagri.

Tuy nhiên, đến Tháng Mười, 2018, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố bàn bạc và thấy mức xử lý kỷ luật khiển trách ông Lê Tấn Hùng là “chưa tương xứng với mức độ sai phạm.” Cho đến Tháng Giêng, 2019, ông Hùng bị kỷ luật về mặt đảng.

Vụ án Sagri và xử lý sai phạm của ông Lê Tấn Hùng kéo dài dù đã có kết luận thanh tra toàn diện từ năm 2017 khiến cho dư luận đặt nhiều nghi vấn.

Hồi Tháng Sáu, 2019, nhà báo Trương Quang Vĩnh, cựu phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, từng bình luận trên trang cá nhân về vụ xử sai phạm của ông Lê Tấn Hùng: “Việc xử lý Lê Tấn Hùng bị chống chọi, níu kéo hay đang bợt cỡn với phép nước, kỷ cương? Hơn một năm qua việc thanh tra, kiểm toán và xử lý ông Lê Tấn Hùng là trường hợp hiếm thấy. Vì sao hơn một năm qua, hai lần thanh tra và một lần Kiểm Toán Nhà Nước chỉ ra rất nhiều sai phạm mà chỉ ‘khiển trách’ đối với ông Hùng, rồi với áp lực của dư luận phải nâng lên mức ‘cảnh cáo?’ Và khi nâng lên ‘cảnh cáo’ vì cho rằng mức ‘khiển trách’ chưa tương xứng? Và rồi thanh tra công bố kết luận thanh tra tại Sagri và ‘kỷ luật’ cho các sai phạm trên là… ‘hạ bậc lương’ đối với ông Hùng. Thật sự rất khó hiểu bên trong nó là gì. Nhưng cũng không phải ngẫu nhiên mà các đại biểu Quốc Hội nói với báo chí rằng em trai cựu Bí Thư Thành Ủy Lê Thanh Hải không phải là ‘vùng cấm’ trong xử lý sai phạm.”

Vụ bắt ông Hùng diễn ra trong bối cảnh có nhiều suy đoán về việc anh trai ông này, ông Lê Thanh Hải, có thể sẽ bị nêu đích danh sai phạm trong vụ cướp đất dân oan tại Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm. Điều khá mỉa mai là chỉ một tuần trước, hôm 29 Tháng Sáu, các báo nhà nước đồng loạt đăng bài phát biểu hùng hồn của ông Lê Thanh Hải về chuyện “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, tự diễn biến, tự chuyển hóa và hô hào kiên quyết chống tham nhũng.” (T.K)

Đầu trang

18-01-2021 - bbc.com

VN: Hoãn lần 2 phiên xử đại án cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

FIONA GOODALL/GETTY IMAGES - Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng (bìa phải) đang trong tình trạng sức khỏe không tốt

Truyền thông VN cho hay sáng nay 18/1, TAND TP Hà Nội hoãn phiên tòa xét xử ông Vũ Huy Hoàng cùng 9 đồng phạm lần hai (sau 11 ngày) do vắng 3 bị cáo và nhiều người liên quan.

Trong số những người vắng mặt có ông Nguyễn Hữu Tín - cựu phó chủ tịch UBND TP HCM, do bệnh nặng.

Phiên toà dự kiến diễn ra từ 18/1 đến 26/1 do thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ toạ, xét xử vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo khoản 3 điều 219 Bộ luật Hình sự.

Sáng nay trong phần thủ tục, thư ký tòa án thông báo vắng mặt bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên phó chủ tịch UBND TP HCM và một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Sau khoảng một tiếng hội ý, HĐXX nói phiên toà mở lần đầu ngày 7/1 đã hoãn do vắng mặt bị cáo và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, báo VN đưa tin.

Ngày 8/1, HĐXX tống đạt quyết định triệu tập hợp lệ cho những người này cùng các giám định viên. Tuy nhiên, phiên tòa hôm nay vẫn vắng mặt bị cáo Tín và một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Chủ tọa vì thế thông báo: "Một số luật sư đề nghị hoãn phiên toà, triệu tập đầy đủ người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến đối chất; VKS cũng đề nghị hoãn nên HĐXX quyết định hoãn phiên toà. Thời gian mở lại sẽ thông báo sau".

Nhiều người 'sức khỏe không tốt'

Truyền thông Việt Nam đưa tin cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đang trong tình trạng sức khỏe kém. Cụ thể, tại tòa án sáng nay, ông Hoàng được chở trên chiếc xe ô tô và xin tòa cho phép được ngồi khi trả lời xét xử:

"Sức khoẻ của tôi không được tốt, đang phải dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên tôi vẫn thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm của một bị cáo theo quy định pháp luật. Tôi xin HĐXX cho phép được ngồi khi trả lời xét xử, được dùng thuốc và nếu có nhu cầu cá nhân thì được ra ngoài",

Không chỉ có ông Hoàng, ông Đào Anh Kiệt, cựu Giám đốc Sở TN&MT TP HCM cũng xin phép được ngồi trong thời gian HĐXX làm việc do bị mắc bệnh gout.

Ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên phó chủ tịch UBND TP HCM vắng mặt trong phiên tòa sáng nay do bệnh viện thông báo không thể di chuyển xa.

Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang thông tin rằng ông Tín bị suy tim, không thể di chuyển được. Bệnh viện đã kết luận về vấn đề này. Luật sư đề nghị HĐXX cân nhắc khi hoãn phiên toà bởi có mở lại vào lần sau thân chủ của bà vẫn xin xét xử vắng mặt.

Cáo trạng nói gì?

Theo cáo trạng, ông Vũ Huy Hoàng và 9 bị cáo khác có nhiều sai phạm dẫn đến quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng có diện tích 6.000 mét vuông thuộc doanh nghiệp nhà nước rơi vào tay tư nhân.

Ông Hoàng cùng Phan Chí Dũng (63 tuổi, cựu Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương) bị xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo khoản 3 điều 219 Bộ luật Hình sự.

8 bị cáo còn lại nguyên là cán bộ, lãnh đạo TP HCM bị xét xử về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, theo khoản 3 điều 229.

Cáo trạng chỉ ra ông Hoàng có vai trò chính, trực tiếp gây thiệt hại. Từ năm 2008 đến khi nhà nước thoái vốn vào năm 2017, vốn nhà nước tại Sabeco chiếm 89,59% nên đây được coi là "doanh nghiệp nhà nước". Bộ Công Thương là đại diện chủ sở hữu nhà nước với phần vốn góp tại Sabeco, Vụ Công nghiệp nhẹ theo dõi, quản lý chính.

Tuy nhiên khi triển khai thực hiện dự án tại khu đất trên, Sabeco không bố trí được số tiền phải nộp để chuyển đổi mục đích sử dụng là hơn 1.200 tỉ đồng nhưng bị cáo Vũ Huy Hoàng vẫn quyết định cho đầu tư dự án, không chấp hành các nghị quyết của Chính phủ.

Theo đó, Sabeco quản lý khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng rộng 6.080 m2 được dùng để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, nộp tiền thuê đất hàng năm. Từ năm 2012 đến 2016, ông Hoàng chỉ đạo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa (đang bị truy nã) cùng Vụ trưởng Phan Chí Dũng ký các văn bản yêu cầu Sabeco dùng quyền sử dụng đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng và tiền góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân thành lập Sabeco Pearl để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản.

Vnexpress trích dẫn cáo trạng ghi rằng: sau khi góp vốn và Sabeco đứng ra thực hiện xong các thủ tục pháp lý, ông Hoàng không chỉ đạo Sabeco thực hiện dự án đã được phê duyệt, mà chỉ đạo thoái toàn bộ vốn góp (chuyển nhượng vốn) của Sabeco tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh để hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất là tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân trái pháp luật.

VKS xác định, các bị can đã dùng quyền sử dụng đất hoặc các quyền về tài sản khác của Nhà nước để góp vốn, liên doanh sau đó chuyển nhượng vốn không minh bạch, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng.

Bà Hồ Thị Kim Thoa hiện ra sao?

Hôm 16/1/2021, Facebook Lê Nguyễn Hương Trà, với khoảng hơn 550.000 người theo dõi, loan tin: "Bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Bộ công thương đã có mặt tại Việt Nam trên chuyến bay từ Paris ngày 16/1. Sau khi chịu cách ly 14 ngày, sẽ đưa ra xét xử trong các vụ án liên quan đến Vũ Huy Hoàng và Đinh La Thăng".

Sáng 17/1, trả lời báo Dân Việt về một số thông tin những ngày qua cho rằng Bộ Công an đã dẫn độ bà Thoa về Việt Nam, tướng Tô Ân Xô nói: "Hiện chưa có thông tin gì về việc này".

Hiện bài viết của Lê Nguyễn Hương Trà về việc bà Thoa bị di lý về Việt Nam đã không còn trên trang Facebook.

Hồi 7/12/2020, đại tá Chữ Văn Dũng - phó chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thông tin Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành quyết định truy nã quốc tế đối với bà Thoa.

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 2/12/2020, Tướng Tô Ân Xô khẳng định cơ quan công an "chưa biết bà Thoa trốn ở đâu, biết thì đã bắt rồi".

Trước đó, 17/11/2020, theo điều tra riêng của BBC, bà Kim Thoa đang sống tại Paris, thủ đô nước Pháp từ lúc bị Việt Nam phát lệnh khởi tố.

Dựa theo các nguồn tin riêng của BBC, dường như vào thời điểm này bà Kim Thoa đang đi du lịch Pháp, trong đó có ghé trung tâm thiền tập Làng Mai, Pháp.

Sau khi nghe tin khởi tố, bà Thoa đã ở lại Pháp bằng visa du lịch.

Giữa Việt Nam và Pháp đã có hiệp định dẫn độ nên nhiều luồng ý kiến cho rằng việc bắt bà Thoa sẽ dễ dàng hơn so với vụ Trịnh Xuân Thanh ở Đức hồi năm 2017.

Dư luận về việc bắt bà Thoa khá đa chiều. Có người cho rằng Pháp hay những quốc gia khác không phải là nơi chứa chấp cho quan tham Việt Nam lánh nạn nên cần phải bắt bà Thoa về quy án. Số khác cho rằng việc bắt giữ bà Thoa cần đúng luật pháp quốc tế chứ không nên 'bắt cóc', nhất là khi giữa Pháp và Việt Nam có hiệp định dẫn độ.

Đầu trang

18/01/2021 - rfi.fr

Vụ Nguyễn Đức Chung : "Thất sủng" vì sớm bộc lộ tham vọng lớn

Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trong buổi họp báo Giải đua xe công thức 1 - Formula 1 tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 07/11/2018. AP - Tran Van Minh

Ngày 11/12/2020, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xét xử kín ông Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và ba bị cáo khác vì tội « chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước » trong vụ án Công ty Nhật Cường. Hội đồng xét xử Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt ông Chung 5 năm tù.

Theo thông tin của đài VTV, đây là một hình phạt dưới khung so với cáo trạng truy tố, nhờ nhiều tình tiết giảm nhẹ, như ông Chung được các cấp khen thưởng vì có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, có tiền sử bị bệnh ung thư. Ngoài chức chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021, ông Nguyễn Đức Chung từng là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020, nguyên bí thư Ban cán sự Đảng. Ngày 17/12/2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi Đảng.

Tại sao ông Chung lại « ngã ngựa » trong thời gian ngắn đến như vậy ? Nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé, giám đốc khu vực châu Phi - châu Á - Trung Đông, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp, đưa ra một số nhận định, đồng thời giải thích tại sao ông quan tâm đến chủ đề này, trong buổi phỏng vấn ngày 07/01/2021 với RFI Tiếng Việt.

*****

RFI : Đường thăng tiến của ông Nguyễn Đức Chung hơi khác so với nhiều quan chức Việt Nam khác. Làm thế nào mà một nhân vật, không xuất thân từ chính giới, lại có thể có giữ chức chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ?

Benoît de Tréglodé : Đúng vậy, ông Nguyễn Đức Chung là một nhân vật nổi tiếng nhờ sự nghiệp công an. Ông được đào tạo tại Học viện Cảnh sát Nhân dân từ năm 1985 đến 1990. Sau khi tốt nghiệp, ông có được một chặng đường vô cùng ưu tú, cứ hai năm lại được thăng chức.

Từ những năm 2010, đúng là đường thăng tiến của ông Chung bỗng như phi mã. Ông được bầu làm đại biểu Quốc Hội vào năm 2011. Sau đó, trong nhiều năm, ông luôn giữ những vị trí quan trọng trong vòng ảnh hưởng của thủ tướng thời đó. Cần phải biết là đường thăng tiến của ông Nguyễn Đức Chung liên hệ rất chặt chẽ với nhiệm kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Giờ chẳng có gì là bí mật khi nói rằng ông Nguyễn Đức Chung, nhờ vào mạng lưới của ông trong bộ Công An, là một người có thể rất có ích cho cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đường thăng tiến của ông Chung rõ ràng là liên quan đến việc được thủ tướng thời đó bảo vệ.

RFI : Vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khoan thăm dò trong vùng biển của Việt Nam vào năm 2014 đã làm dấy lên làn sóng phản đối, biểu tình, thậm chí là bạo động ở Việt Nam. Ban đầu một số cuộc biểu tình ôn hòa ở Hà Nội có thể nói là đã được « nhắm mắt làm ngơ », nhưng sau đó đã bị giải tán và cấm triệt để. Ông Nguyễn Đức Chung làm giám đốc Công An Hà Nội (2012-2016) trong giai đoạn này, trước khi trở thành chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Vậy nên hiểu sự kiện này như nào ?

Benoît de Tréglodé : Bộ Công An là một thành phần có trọng lượng trong đời sống chính trị Việt Nam. Vài tháng trước Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XII vào tháng 01/2016, chúng ta thấy là bên trong bộ máy quyền lực Việt Nam đã có sự đối đầu giữa nhiều quan chức trong bộ Công An với quan chức bên phía bộ Quốc Phòng và những cơ quan khác của Nhà nước.

Với việc ông Nguyễn Phú Trọng giành chiến thắng tại Đại hội Đảng năm 2016, bộ Công An đã chiếm được một vị trí vượt trội trong nội bộ chính quyền Việt Nam. Chúng tôi quan sát thấy có sự tăng cường, cũng như đối thoại về hợp tác ngành giữa bộ Công An Việt Nam và phía Trung Quốc. Vì thế, để tránh đi quá xa và chỉ dựa vào việc phân tích những điểm trao đổi này, có thể là vấn đề Trung Quốc phần nào đó được xử lý theo hướng hợp tác và tăng cường hợp tác an ninh. Thông thường tại Việt Nam, bộ Công An đại diện cho phe cứng rắn, ủng hộ việc duy trì và tăng cường quan hệ với Trung Quốc.

RFI : Đường thăng quan của ông Chung lên như diều gặp gió. Vậy những lý do nào có thể giải thích cho việc « ngôi sao đang lên » này lại bị thất sủng, chỉ ít tháng trước Đại Hội đảng Cộng Sản Việt Nam XIII, diễn ra từ ngày 25/01/2021 ?

Benoît de Tréglodé : Có thể nói rằng con người, cá tính của ông Nguyễn Đức Chung được đánh giá cao vì đầu óc lãnh đạo, sự năng động, thực dụng, phần nào đó cởi mở với các đối tác. Nhưng song song đó, tính cách, có thể nói là « bộc lộ rõ », không được hoàn toàn ủng hộ trong guồng máy chính trị, cũng như trong bộ Công An. Từ điểm này, nhiều người, nhiều nhà phân tích cho rằng ông Chung có những tham vọng trực tiếp khi sắp tới Đại hội đảng Cộng Sản XIII với khả năng nhắm đến vị trí bộ trưởng bộ Công An.

Tuy nhiên, vẫn những nhà phân tích trên có lúc nhắc đến sự cạnh tranh quyết liệt với ông Phan Đình Trạc, trưởng Ban Nội chính Trung ương, người phản đối kịch liệt những tham vọng của ông Chung. Qua đó có thể thấy rất rõ sự cạnh tranh chính trị vào những vị trí chủ chốt, cũng như việc ông Chung bị thất sủng.

Một điểm khác, là tại Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, diễn ra vào giữa tháng 05/2020, ông Nguyễn Đức Chung vẫn còn là một trong những ứng cử viên sáng giá vào bộ Chính Trị và tham vọng của ông ngồi vào chiếc ghế bộ trưởng bộ Công An được nghiêm túc cân nhắc. Do đó, vấn đề ở đây chính là tham vọng và sự cạnh tranh vào những vị trí chủ đạo.

RFI : Ông Nguyễn Đức Chung bị kết án 5 năm tù vì tội « Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước » liên quan đến vụ án công ty Nhật Cường. Nên hiểu thế nào về việc phiên tòa diễn ra ngày 11/12/2020, chỉ cách Đại hội Đảng chỉ một tháng rưỡi ?

Benoît de Tréglodé : Cần phải nhắc lại một lần nữa là đời sống chính trị Việt Nam cứ gần đến Đại hội Đảng là nảy sinh hàng loạt cạnh tranh và quan hệ phức tạp giữa các phe phái khác nhau.

Rõ ràng là ông Nguyễn Đức Chung, từ lâu nổi tiếng là một trong những người được cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng che chở, không chỉ có bạn bè trong chính quyền mới từ năm 2016 khi những tham vọng của cựu thủ tướng bị khựng lại vì dàn lãnh đạo hiện nay.

Sự cạnh tranh âm ỉ khi tới gần kỳ Đại hội Đảng rõ ràng là rất quan trọng. Việt Nam có câu ngạn ngữ « Điệu hổ ly sơn », đây chính là những gì diễn ra trong 6 tháng vừa qua từ lúc ông Chung là một nhân vật trọng tâm quyền lực và được đề cao với việc thăng tiến nhanh chóng cho đến khi bất thình lình ngã ngựa 6 tháng sau đó. Đây là điểm đáng quan tâm !

Tôi muốn thêm một điểm nữa, đó là đội ngũ trợ lý cho người thay ông Chung làm chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội từ tháng 10/2020 lại là những người từng rất thân cận với ông Chung. Nếu đúng là việc ông Nguyễn Đức Chung bị thất sủng thực sự có liên quan đến những vụ việc nghiêm trọng và tiêu cực cho ông ấy, thì không dễ gì đội hình thân cận của ông Chung có thể giữ những vị trí quan trọng như thế trong đội ngũ mới. Đây là yếu tố cần phải xem xét ! Theo tôi, sự thất sủng này thực sự chỉ là thời thế và có lẽ sẽ được xem xét phần nào đó trong những tháng, những năm tới.

RFI : Có nghĩa là ông Nguyễn Đức Chung trả giá do bộc lộ quá rõ tham vọng ?

Benoît de Tréglodé : Rõ ràng là ông Nguyễn Đức Chung trả giá cho những tham vọng lộ rõ của ông ấy. Thông thường ở Việt Nam, người ta làm chính trị theo cách kín đáo và tránh gây đố kị và bộc lộ rõ. Chúng ta vẫn nhớ rằng cá tính của ông Nguyễn Tấn Dũng đã gây bất ngờ trong đời sống chính trị Việt Nam vì ông Dũng là người vô cùng cởi mở. Nhiều người đã chỉ trích ông về tính cách này, cũng như cách làm chính trị mới ở Việt Nam.

Trong trường hợp của ông Nguyễn Đức Chung, người ta cảm thấy đó là một chính trị gia trẻ đầy tham vọng, được thăng chức rất nhanh và được đánh giá cao về sự năng động, về mặt cởi mở nhưng điểm này lại không được nhất trí hoàn toàn.

RFI : Ông là một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp. Tại sao ông lại quan tâm đến vụ Nguyễn Đức Chung ?

Benoît de Tréglodé : Chẳng có gì là bí mật cả ! Trước tiên, với tư cách là nhà nghiên cứu về một khu vực địa lý đặc biệt, như châu Á, Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ…, đồng nghiệp của tôi cũng như tôi đều quan tâm đến các kỳ bầu cử đánh dấu đời sống chính trị của đất nước mà chúng tôi nghiên cứu, như gần đây là cuộc bầu cử ở Mỹ.

Trong trường hợp của Việt Nam, kỳ bầu cử diễn ra trong Đại hội Đảng Cộng Sản, được tổ chức 5 năm một lần. Do đó, với tư cách là nhà phân tích về quốc gia này, công việc của tôi là tìm hiểu những sự xuất hiện mới hay thất sủng đối với một số chính trị gia, những người sẽ dẫn dắt đời sống chính trị của một Nhà nước, ví dụ như cho 5 năm tới trong trường hợp của Việt Nam.

Không có gì là tò mò thái quá ở đây cả, mà chỉ là quan tâm đến việc cựu chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội bị thất sủng, và cần nhắc lại là có thể chỉ là « thời thế », do những tham vọng chính trị vào thời điểm đó của ông Chung, như ông vẫn khẳng định.

Điều thú vị là hiểu được trong đời sống chính trị Việt Nam, con đường sự nghiệp được hình thành như thế nào và cũng bị tiêu tan như thế nào.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé, giám đốc khu vực châu Phi - châu Á - Trung Đông, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp.

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Xem thêm

Đầu trang

13/01/2021 - Trân Văn - voatiengviet.com

Đúng là Tất Thành Cang đã bị ‘gài’

Báo chí Việt Nam vừa giới thiệu Kết luận Điều tra vụ án "tham ô tài sản”, “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO). SADECO là một công ty cổ phần mà đa số cổ đông nếu không là tổ chức, cơ quan nhà nước (như Thành ủy TP.HCM) thì cũng là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như IPC, Công ty Đầu tư xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận),…

Theo đó, tuy không thiếu tiền, hiệu quả hoạt động lại vừa cao, vừa ổn định nhưng những cơ quan, tổ chức nhà nước và DNNN đang nắm giữ cổ phần của SADECO vẫn… nhất trí bán chín triệu cổ phiếu với giá rẻ và dành toàn bộ số cổ phiếu ấy cho Công ty Nguyễn Kim – một doanh nghiệp tư nhân, khiến SADECO rơi vào tay Công ty Nguyễn Kim. Công an Việt Nam ước tính, vụ tăng vốn nhằm giúp Công ty Nguyễn Kim thu đoạt quyền quản trị - điều hành SADECO gây thiệt hại tối thiểu là 940 tỉ đồng.

Trong số 19 bị can của vụ án vừa kể có ông Tất Thành Cang - cựu Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, cựu Phó Bí thư Thường trực của Thành ủy TP.HCM. Công an Việt Nam xác định, ông Cang phải chịu trách nhiệm vì gây thiệt hại 157 tỉ đồng khi quyết định bán phần vốn thuộc Thành ủy trong SADECO cho Công ty Nguyễn Kim. Còn ông Cang thì… kêu oan vì bị thuộc cấp… “gài” - làm giả hồ sơ để ông phê duyệt việc bán chín triệu cổ phần của SADECO với giá rẻ cho Công ty Nguyễn Kim (1).

***

Cho đến giờ, ông Cang mới chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ chuyển nhượng cổ phần của SADECO cho Công ty Nguyễn Kim. Sau vụ án này, chưa rõ hệ thống tư pháp Việt Nam có xem xét – truy cứu trách nhiệm hình sự của ông Cang trong nhiều scandal có dấu hiệu vi phạm luật hình sự khác như phê duyệt để Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 32 héc ta đất ở Nhà Bè cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 419 tỉ, trong khi giá trị thực khoảng 2.400 tỉ, gây thiệt hại chừng… 2000 tỉ (2)…

Hay vụ lạm quyền, tùy tiện định giá bốn trục đường chính và mười cây cầu trên bốn con đường đó trong Khu Đô thị mới Thủ Thiêm là… 12.200 tỉ, dù tổng chiều dài cả đường lẫn cầu chỉ tròm trèm 12 cây số, rồi chọn Công ty Đại Quang Minh làm nhà đầu tư và trả cho Công ty Đại Quang Minh 79 héc ta đất ở trung tâm Khu Đô thị mới Thủ Thiêm. Theo một số chuyên gia, suất đầu tư vào dự án đổi đất lấy cầu đường này cao gấp ba lần mức bình thường và khiến công quỹ thất thu khoảng 4.000 tỉ tiền sử dụng đất (3)…

Đó là chưa kể hệ thống chính trị, hệ thống công quyền còn cùng làm ngơ trách nhiệm của ông Cang lẫn thượng cấp khi cố tình làm trái, diễn giải sai kế hoạch xây dựng Khu Đô thị mới Thủ Thiêm cách nay khoảng 20 năm, đẩy hàng chục ngàn gia đình vào tình trạng “nhà tan, cửa nát”, dù đã hai thập niên vẫn “dở sống, dở chết”... Bao nhiêu người tin ông Cang bị… “gài”? Vì không tin, công an Việt Nam mới đề nghị truy tố ông Cang nhưng giống như nhiều vụ án khác liên quan đến những cá nhân như ông Cang, công an Việt Nam nói riêng và hệ thống tư pháp nói chung vẫn chưa trả lời câu hỏi lớn nhất…

Ai đã chọn Tất Thành Cang vốn chỉ là cán bộ… Đoàn làm Bí thư kiêm Chủ tịch quận 2, TP.HCM để tổ chức cưỡng chế - thực hiện Dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, “gài” ông vào BCH TƯ đảng, sắp xếp cho ông làm Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM, thực thi kế hoạch chọn đối tác cho việc “đổi đất lấy hạ tầng” ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm. Sau đó tiếp tục “gài” ông Cang làm Phó Chủ tịch TP.HCM, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM?..

Không vạch mặt, chỉ tên, tính sổ những cá nhân đã “gài” Tất Thành Cang vào hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, thậm chí khi phải xử lý kỷ luật hay truy cứu trách nhiệm hình sự cũng lựa chọn vụ việc để không làm… lộ những kẻ đã “gài” ông Cang thì bị hại không phải là Thành ủy TP.HCM – chủ 2,6% cổ phần của SADECO. Bị “gài” và bị hại là hàng trăm triệu người Việt đã, đang cũng như sẽ còn mất cả chì lẫn chài, vô vọng cả ở hiện tại lẫn tương lai.

Rõ ràng thẳng tay với một vài “đứa con bị từ chối” như Tất Thành Cang và tiếp tục phớt lờ trách nhiệm của những cá nhân đã “gài” Tất Thành Cang, tiếp tục duy trì… qui hoạch nhân sự lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương là đồng nghĩa với dung dưỡng, khuyến khích những cá nhân khác hăm hở “gài” những Tất Thành Cang khác, vừa làm quốc gia kiệt quệ nội lực, vừa gieo thêm tai ương, đói khổ lên đầu dân lành…

Đại hội đảng các cấp từ cơ sở, trên cơ sở đến trực thuộc trung ương vừa xong đã lòi ra một mớ những cá nhân, dẫu bất xứng nhưng vẫn được “gài” một cách hết sức tận tình như Nguyễn Nhân Chinh (4)… Liệu đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 có khá hơn? Cứ đọc bản án, cáo trạng, kết luận điều tra hoặc kết luận mà Ủy ban Kiểm tra của BCH TƯ đảng khóa này công bố về căn cốt nhiều cá nhân mà đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 từng “gài”: Đinh La Thăng, Trương Minh Tuấn, Nguyễn Đức Chung, Tất Thành Cang, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Xuân Anh, Trần Quốc Cường, Lê Viết Chữ, Triệu Tài Vinh, (5)… thì có thể tự trả lời.

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/ong-tat-thanh-cang-khai-bi-cap-duoi-gai-20210112211533242.htm

(2) https://vnexpress.net/ong-tat-thanh-cang-chap-thuan-ban-320-000-m2-dat-khong-dung-tham-quyen-3745755.html

(3) https://danviet.vn/ong-tat-thanh-cang-lien-quan-gi-den-4-tuyen-duong-12000-ty-o-thu-thiem-7777991886.htm

(4) https://tuoitre.vn/chi-trong-6-thang-ong-nguyen-nhan-chinh-da-kinh-qua-3-vi-tri-lanh-dao-tai-bac-ninh-202101050959434.htm

(5) https://vnexpress.net/nhung-uy-vien-trung-uong-khoa-xii-bi-ky-luat-dang-4201394.html

Đầu trang

Jan 12, 2021 - nguoi-viet.com

Gây thiệt hại hơn $40 triệu, Tất Thành Cang cùng đàn em bị đề nghị truy tố

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Bị cáo buộc cùng các đồng phạm gây thiệt hại cho SADECO gần cả ngàn tỷ đồng, ông Tất Thành Cang bị đề nghị truy tố.

Ngày 12 Tháng Giêng, Công An ở Sài Gòn cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm Sát cùng cấp đề nghị truy tố bị can Tất Thành Cang, cựu phó bí thư thường trực Thành Ủy Sài Gòn, và các đồng phạm về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.”

Động thái này được Cơ Quan Điều Tra đưa ra sau gần một tháng bắt tạm giam ông Cang.

Ông Tất Thành Cang (phải) nhận quyết định khởi tố, bắt tạm giam, chiều 16 Tháng Mười Hai, 2020. (Hình: A.X/Tuổi Trẻ)

Tờ Tuổi Trẻ dẫn kết luận điều tra cho biết ông Tất Thành Cang sai phạm trong việc chấp thuận chủ trương để Văn Phòng Thành Ủy ở Sài Gòn “được biểu quyết chấp thuận phương án ‘phát hành cổ phần’ cho cổ đông chiến lược, tăng vốn điều lệ tại công ty Cổ Phần Phát Triển Nam Sài Gòn (SADECO).” Với phi vụ bán 9 triệu cổ phần của tại SADECO cho công ty Nguyễn Kim, ông Tất Thành Cang và các đồng phạm đã gây thiệt hại 940 tỷ đồng ($40.71triệu) cho nhà nước.

Đáng chú ý là trong kết luận điều tra chỉ rõ “chỉ một bút phê đồng ý” của ông Tất Thành Cang đã khiến vốn nhà nước tại doanh nghiệp bị thâu tóm, chuyển sang tư nhân, gây thiệt hại tới 157 tỷ đồng ($6.80 triệu).

Theo đó, SADECO là công ty con của công ty Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận (IPC), một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có vốn điều lệ khoảng 2,900 tỷ đồng ($125.71triệu).

Thế nhưng báo VTC News cho biết vào thời điểm SADECO “đang có lợi nhuận rất cao cũng là lúc tài sản nhà nước tại công ty này bị lũng đoạn, tư nhân thâu tóm, với sự can dự của nhiều cán bộ lãnh đạo của IPC, SADECO và một số cán bộ của Văn Phòng Thành Ủy ở Sài Gòn, trong đó có ông Tất Thành Cang.”

Trên cơ sở đề nghị của bà Hồ Thị Thanh Phúc, tổng giám đốc SADECO (đã bị khởi tố, bắt giam), ngày 24 Tháng Tư,2017, nhóm đại diện quản lý vốn nhà nước tại SADECO trình lãnh đạo Văn Phòng Thành Ủy phương án “phát hành cổ phần” cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ SADECO.”

Ngày 28 Tháng Tư,2017, Văn Phòng Thành ủy có tờ trình xin chủ trương phó bí thư thường trực Thành Ủy Sài Gòn Tất Thành Cang về phương án “phát hành cổ phần.” Căn cứ bút phê của ông Tất Thành Cang trên tờ trình, Văn Phòng Thành Ủy ban hành Thông Báo số 495 ý kiến chỉ đạo của ông Tất Thành Cang “phát hành cổ phần” cho cổ đông chiến lược là công ty Nguyễn Kim.

Sau khi “phát hành cổ phần” cho cổ đông chiến lược, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông nhà nước tại SADECO giảm từ 62.8% xuống chỉ còn 41%, trong khi công ty Nguyễn Kim chiếm tỷ lệ chi phối tại SADECO là hơn 54% vốn điều lệ.

Theo Cơ Quan Điều Tra, “quá trình chọn cổ đông chiến lược không được phúc trình đầy đủ, minh bạch, đánh giá không đúng năng lực thực tế của đối tác chiến lược, giá phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược không đúng thực tế giá trị tài sản và tiềm lực công ty, không có căn cứ pháp lý, không đảm bảo lợi ích của SADECO cũng như cổ đông hiện hữu… Do đó, việc phát hành 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược (công ty Nguyễn Kim) với giá rẻ hơn giá thị trường, không thông qua thẩm định đấu giá, đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước.”

Bà Hồ Thị Thanh Phúc (trái) và ông Tề Trí Dũng hồi năm 2017. (Hình: VNExpress)

Liên quan vụ án, báo VNExpress cho hay Cơ Quan Điều Tra đề nghị truy tố 18 người khác về cùng tội danh, gồm các bị can: Tề Trí Dũng, nguyên tổng giám đốc IPC; Trần Công Thiện, nguyên tổng giám đốc tông ty Tân Thuận thuộc Thành Ủy Sài Gòn; Hồ Thị Thanh Phúc, tổng giám đốc Sadeco; Lê Hoàng Minh, chủ tịch Hội Đồng Thành Viên công ty IPC; Phạm Văn Thông, nguyên phó chánh Văn Phòng Thành Ủy; Huỳnh Phước Long, nguyên chuyên viên Văn phòng Thành Ủy… Riêng bị can Phạm Nhật Vinh hiện đã bỏ trốn ra ngoại quốc, Cơ Quan Điều Tra đã ra quyết định truy nã.

Trước đó, sau nhiều tháng đồn đoán, vào cuối giờ chiều 16 Tháng Mười Hai, 2020, các báo nhà nước đồng loạt đăng tin ông Tất Thành Cang bị bắt với cáo buộc “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.” Đáng nói là vụ bắt giữ ông Cang không phải là do sai phạm tại Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm như suy đoán của công luận. (Tr.N)

Đầu trang

6 tháng 2 2020 - bbc.com

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Slovakia cho một nhà ngoại giao VN '48 tiếng' để về nước

Getty Images. Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên hai án tù chung thân trong hai phiên tòa sơ thẩm tại Hà Nội hồi tháng 1 và tháng 2/2018

Một cán bộ ngoại giao Việt Nam bị buộc phải rời Slovakia vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức.

Một nhân viên ngoại giao Việt Nam đã trở thành "nhân vật không được hoan nghênh" (persona no grata) và "có 48 giờ" để rời khỏi Slovakia, theo Bộ Ngoại giao Slovakia sau khi có phán quyết của Toà phúc thẩm ở Đức về vụ "bắt cóc" cựu quan chức ngành dầu khí Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh.

Trang Spectator ở Slovakia cho biết Bộ Ngoại giao Slovakia đã trao một văn bản cho Đại sứ Việt Nam tại Slovakia, Dương Trọng Minh về vấn đề này.

Vụ việc từ 2017 mà ở Việt Nam có người tưởng như đã không còn dư âm gì thì lại đang được hâm nóng lại ở châu Âu.

Theo nhà báo độc lập Lê Mạnh Hùng từ Berlin, thì phía Slovakia chịu sức ép từ Đức, quốc gia chủ chốt của EU ở vùng Trung Âu và Đông Âu.

"Ngay sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin đưa về Việt Nam vào tháng 7 năm 2017, chính phủ Đức bởi tin vào những bằng chứng và sự điều tra nhanh chóng đã có thái độ phản đối quyết liệt, lập tức công bố trục xuất hai nhà ngoại giao của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin về nước và triệu đại sứ Đoàn Xuân Hưng tới chất vấn.

Theo báo Slovakia trích nguồn cơ quan điều tra của Đức thì "Slovakia đã dính líu đến toàn bộ vụ việc, qua cách cung cấp phi cơ của chính quyền cho phía quan chức Việt Nam",

"Trong các phiên tòa xử nghi can Nguyễn Hải Long tội tham gia vụ bắt cóc, phía Đức đã đi tới kết luận đây là tội phạm mang tính quốc gia và cơ quan trực tiếp chỉ đạo thực hiện vụ này là ở cấp bộ (Bộ Công an Việt Nam). Những người trực tiếp được điều sang Berlin thực hiện vụ bắt cóc là các sĩ quan an ninh của Bộ Công an Việt Nam, mang hộ chiếu ngoại giao của Việt Nam."

Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf

Xin nhắc lại Đức đã không ít lần tạo sức ép muốn Slovakia phải có thái độ trách nhiệm và làm rõ điều này. Thủ tướng Angela Merkel trong một lần tiếp đón thủ tướng Slovakia tại Berlin cũng đã trực tiếp công khai đề nghị như vậy.

Những phản ứng của phía Slovakia ở cấp nhà nước cho đến nay dường như vẫn chưa rõ ràng, chưa đầy đủ.

Giờ đây sau khi có bản phán quyết cuối cùng của tòa án tối cao CHLB Đức kết luận về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, có lẽ là thời điểm Slovakia không còn thể làm ngơ trước sự đòi hỏi của phía Đức và sự im lặng từ phía Việt Nam, theo nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin.

Ông Hùng cũng nói:

"Sự xâm phạm thô bạo tới chủ quyền, an ninh và danh dự của Đức, quốc gia đứng đầu khối EU, thể theo luật pháp, văn hóa Đức khó có chuyện dễ dàng cho vào quên lãng bằng thời gian, nhất là một khi quốc gia mắc lỗi đó có vị thế còn khá khiêm tốn trên trường quốc tế như Việt Nam."

Sự kiện vụ ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại chính trị và báo chí châu Âu xảy ra vào thời điểm Liên hiệp châu Âu chuẩn bị thông qua Hiệp định Thương mại EVFTA với Việt Nam.

Nhiều cách giải thích trái ngược nhau

Hôm 30/1, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, bà Petra Isabel Schlagenhauf, vào ngày 28/1 đã ra thông cáo với báo giới, khẳng định việc Việt Nam tiếp tục giam giữ ông Trịnh Xuân Thanh, thân chủ của bà là trái luật quốc tế.

Trả lời BBC News Tiếng Việt trong thư điện tử gửi từ Berlin, bà Petra Isabel Schlagenhauf khẳng định rằng, bằng quyết định bác bỏ đơn kháng cáo của ông Nguyễn Hải Long, Tòa án Tối cao liên bang Đức đã xác nhận rằng, việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh - thân chủ của bà - là trái luật pháp quốc tế.

Trao đổi với BBC qua thư điện tử, bà viết:

"Một trong những người tham gia vào vụ bắt cóc khách hàng của tôi [tức Trịnh Xuân Thanh] đã bị bắt ở Prague, bị dẫn độ về Đức. Sau một phiên tòa kéo dài vài tháng, ông ta đã bị Tòa Thượng thẩm ở Berlin (Kammergericht - tòa án cao nhất ở Berlin với trường hợp này) kết án là đã tham gia vào việc bắt cóc và làm việc cho một tổ chức bí mật ở nước ngoài ở Đức và lãnh án 3 năm 10 tháng tù.''

NURPHOTO. Thăm Slovakia hồi tháng 2/2019 bà Merket thảo luận với lãnh đạo nước chủ nhà về vụ ông Trịnh Xuân Thanh

"Với quyết định này, Tòa án Tối cao liên bang Đức đã xác nhận rằng, việc bắt cóc khách hàng của tôi là trái luật pháp quốc tế và việc giam giữ khách hàng của tôi tại Việt Nam, từ quan điểm pháp lý của Đức, là bất hợp pháp.''

"Với quyết định này, việc Việt Nam phải trả tự do cho khách hàng của tôi là điều không còn có gì cần bàn cãi nữa", thư điện tử của bà Petra Isabel Schlagenhau gửi BBC News Tiếng Việt nhấn mạnh.

Hồi tháng 5/2018, Đại sứ Việt Nam tại Slovakia, ông Dương Trọng Minh, sau khi bị Bộ Ngoại giao nước chủ nhà triệu lên chất vấn, đã nói rằng ông Trịnh Xuân Thanh chưa từng tới Slovakia, theo trang tin spectator.sme.sk.

Đại sứ Việt Nam nói như vậy với giới chức cao cấp nhất ở Slovakia, theo phía Slovakia nói với báo chí hôm 18/5/2018.

Bộ Ngoại giao Đức từng cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trong lúc đang xin quy chế tị nạn tại Berlin.

Website mzv.sk: Đại sứ Dương Trọng Minh (thứ hai, từ bên phải) bị Bộ Ngoại giao Slovakia triệu lên làm việc hôm 3/5/2018. Ông Minh nói rằng nhân vật mà phía Slovakia nhắc tên "chưa hề tới Slovakia"

Trong khi đó, Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn nguồn Bộ Công an Việt Nam là không hề có chuyện bắt cóc ông Thanh từ Đức mà ông Thanh tự ý về đầu thú để mong được hưởng sự khoan hồng.

Thông cáo chính thức, được truyền thông Việt Nam đưa lại viết:

"Ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13/2/1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại...Tây Hồ, Hà Nội; hiện là bị can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú."

Sau đó, ông Thanh liên tiếp bị đưa ra tòa xét xử với các tội danh khác nhau. Trong đó, có 2 án tù chung thân với cáo buộc "cố ý làm trái và tham ô tài sản" khi ông Trịnh Xuân Thành còn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí VIệt Nam.''

Getty Images. Sân bay Bratislava - hình chỉ có tính minh họa. Cho đến tháng 5/2018, phía VN nói ông Trịnh Xuân Thanh chưa hề có mặt tại Slovakia nhưng cả Đức và Slovakia cho rằng ông ta được đưa đi bằng đường hàng không khỏi EU từ Bratislava

Cho đến nay, vụ Trịnh Xuân Thanh cho thấy mâu thuẫn nội bộ trong hệ thống chính trị Việt Nam, giữa cách xử lý theo các tiêu chuẩn quốc tế, và cách làm việc theo cách đặc thù của nước này.

Hiện tượng đối ngoại lúc tiến, lúc lui bị cho là do xu hướng chuyên chế cỗ hữu tác động, theo một số bình luận.

Ngoài ra, những gì xảy ra sau vụ ông Trịnh Xuân Thanh "về nước" bị một số ý kiến cho là biểu hiện của nghiệp vụ yếu kém của ngành công an, an ninh Việt Nam, khiến ngoại giao, quốc thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xem thêm

Đầu trang