Jackhammer Nguyễn
8-3-2021
Cấu trúc quyền lực và hình thức
Tất cả các thành viên chính phủ Việt Nam đều là đại biểu Quốc hội. Điều vui nhộn ở nguyên tắc này là, những người điều hành chính phủ cũng chính là những nhà làm luật (đại biểu Quốc hội), ban hành luật để chính họ thực hiện. Nói nôm na là, họ “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, nhưng nói theo đảng CSVN thì đó là nguyên tắc “tập trung dân chủ” nổi tiếng của họ!
Mọi người đều biết rằng quyền lực thật sự ở Việt Nam nằm trong tay đảng CSVN, với bộ máy kiểm soát toàn bộ lãnh thổ cũng như mọi hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… mang tên Ủy ban Trung ương đảng (Trung ương Đảng) CSVN, vì thế trong nhiều bài viết tôi gọi Trung ương Đảng là “quốc hội” thật sự của Việt Nam.
Có nghĩa là, nhà nước Việt Nam có hai quốc hội, một quốc hội để trang trí, mà người dân sẽ “đi bầu” vào cuối tháng năm tới đây, với hơn 400 đại biểu, và một quốc hội nắm quyền thật sự, tức là Trung ương Đảng, đã bầu bán xong sau đại hội 13 của đảng CSVN. Thú vị ở chỗ, hai quốc hội này có phần giao nhau khoảng 25%, với khoảng 100 ủy viên Trung ương, là thành viên của quốc hội trang trí.
Tuy vậy, theo hiến pháp do đảng CSVN viết ra, quốc hội với hơn 400 người đó lại là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất“, vì thế việc trộn lẫn rối rắm nào là quốc hội, nào là Trung ương, nào là bộ chính trị, được phát biểu một cách trứ danh: Nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo.
Giả sử là điều đó đúng, thì về mặt hình thức phải làm như thế nào cho đúng? Theo cách hiểu của những người bình thường, thì bộ phận đông đúc nhất là Quốc hội với hơn 400 đại biểu đó phải được bầu đầu tiên, sau đó những vị trúng cử sẽ chọn ra các vị trong nội các chính phủ (các bộ trưởng), và sau cùng mới là Trung ương (các Ủy viên Trung ương).
Nhưng điều vui nhộn ở chỗ là, thực tế diễn ra hoàn toàn ngược lại. Tháng 2/2021, BCH Trung ương Đảng CSVN khóa 13 đã được bầu xong. Sau đó chính phủ được cơ cấu, theo tuyên bố chính thức của chính phủ vào ngày 2/3/2021 như sau: “Bộ Chính trị đã giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ, xây dựng phương án, giới thiệu nhân sự lãnh đạo Chính phủ. Trách nhiệm của Ban Cán sự Đảng Chính phủ là giới thiệu, còn quyết định là thẩm quyền của Bộ Chính trị”.
Rồi tận đến ngày 23/5/2021 quốc hội mới được bầu lên.
Trong một bài viết đăng trên Tiếng Dân ngày 6-3-3031, tác giả Trần Kỳ Khôi tiết lộ danh sách các thành viên chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này có nghĩa là các nhân vật trong danh sách này chắc chắn sẽ trúng cử đại biểu quốc hội hơn 2 tháng sau đó, trừ khi lãnh đạo đảng thấy danh sách bị lộ, nên sẽ thay đổi đôi chút, giống như “trường hợp đặc biệt” là người giữ chức Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba, dự định sửa điều lệ đảng, nhưng đã không sửa sau khi bị “thế lực thù địch” loan tin.
Thôi thì ta cứ mặc định rằng, những người này đã được đảng CSVN tín nhiệm ở kỳ đại hội đảng lần thứ 13, và dân chúng cũng sẽ tín nhiệm họ để bầu vào quốc hôi vào tháng 5. Hãy để qua một bên việc làm tréo ngoe vừa bàn ở trên, để xem xét trường hợp sau.
Phùng Xuân Nhạ, anh phải sống
Có một số nhân vật không được đảng Cộng sản tín nhiệm nhưng lại có tên trong danh sách nội các chính phủ, như danh sách ông Trần Kỳ Khôi đưa ra, thì quả là thú vị. Xin tạm lấy ra một trường hợp: Đó là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ. Ông Nhạ làm bộ trưởng từ năm 2016 đến nay, và dĩ nhiên trong thời gian đó, ông cũng là đại biểu Quốc hội và là ủy viên Trung ương.
Một người là hiệu trưởng của một trường đại học ở Việt Nam nói với tôi rằng, ông Nhạ xuất thân từ một chức vụ phó phòng lèm nhèm trong Bộ Giáo dục, nhưng ông quyết tâm đi lên bằng cách là mua hết tất cả những người nào có trách nhiệm trên con đường hoạn lộ của ông. Ngoài tật nói ngọng ra, nói chung ông Nhạ không gây hiềm thù gì với các phe phái hùm beo trong chính trường Việt Nam.
Nhưng dân gian có câu “điếc hay ngóng, ngọng hay nói” (xin lỗi ông Nhạ, ở đây tôi chỉ mô tả hiện tượng, chứ không có ý tấn công cá nhân), ông Nhạ hay đăng đàn phát biểu về những tầm nhìn, cải cách, quyết tâm, chấn chỉnh,… liên quan đến ngành giáo dục, mà mọi người biết. Còn nhớ, có lần ông đề nghị nhập sách giáo khoa từ Phần Lan về Việt Nam, sau một chuyến công du vui vẻ ở xứ sở tuần lộc này.
Ông Nhạ không gây thù oán với phe phái nào, nhưng ông nói nhiều quá, mà lại nói bậy, cho nên đám trí thức không có quyền lực ở Việt Nam hay mỉa mai ông, rồi nhìn nền giáo dục ngày càng đi xuống dưới thời ông nắm quyền ở Bộ Giáo dục, dân chúng cũng bất bình. Các đảng viên ở Trung ương Đảng, dù không thù hằn gì với ông, nhưng sự ồn ào và mất uy tín quá nhiều với công chúng như vậy, có thể làm cho họ cáu, và thế là ông rớt mất ghế ủy viên Trung ương trong đại hội 13 vừa rồi.
Nhưng đòn trừng phạt của đảng chắc cũng chỉ giới hạn ở Trung ương thôi. Sau Trung ương thì chiếc ghế bộ trưởng của ông vẫn chưa lung lay, ông vẫn được ngồi lại chiếc ghế này, làm bộ trưởng giáo dục thêm một nhiệm kỳ nữa, theo một số nguồn thạo tin. Tức là ông phải trúng cử đại biểu Quốc hội khóa tới đây.
Nếu điều đó xảy ra, có thể thấy, trên quan điểm quyền lực thật sự, ông Nhạ rớt ủy viên Trung ương, nhưng lại trúng cử Quốc hội. Nếu nói theo hiến pháp, Quốc hội với hơn 400 đại biểu, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thì ông Nhạ lại được dân chúng tín nhiệm, trong khi đảng lại bất tín nhiệm.
Trở lại cấu trúc quyền lực thật sự ở phần đầu bài viết này, thiết nghĩ, đảng CSVN nên làm ngược lại, tức là bầu Quốc hội đâu vào đó xong, hãy tổ chức Đại hội Đảng sau. Dù gì thì “đảng lãnh đạo đạo toàn diện, tuyệt đối”, có ai can thiệp vào được trong chuyện chia ghế của đảng đâu? Nên thay đổi cách sắp xếp ghế, chứ để cái chuyện sinh con rồi mới sinh cha, như thế rất là lộn xộn.
Nhưng nói gì thì nói, trong nhiệm kỳ này Phùng Xuân Nhạ phải đắc cử đại biểu Quốc hội, hoặc là Trung ương sẽ phải thay danh sách đã lộ ra, đổi người khác làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
Trong khoảng thời gian chưa đầy 8 tháng, bà Trần Huyền Trang được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, Sở KH-ĐT Vĩnh Phúc; sau đó là Phó giám đốc Sở này.
Theo Ban Tổ chức tỉnh ủy Vĩnh Phúc, bà Trần Huyền Trang, tân Phó giám đốc Sở KH-ĐT Vĩnh Phúc được tín nhiệm 100% - Ảnh: Công thông tin điện tử Vĩnh Phúc |
Liên quan đến việc bà Trần Huyền Trang (31 tuổi), con gái đương kim Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan, vừa được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, Thanh Niên đã nhận được nhiều phản ánh đề nghị làm rõ có hay không những bất thường trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm bà Trang.
Theo nhiều phản ánh, từ năm 2013, bà Trần Huyền Trang lúc này mới 23 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học được nhận vào công tác tại Thành đoàn TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Trong năm 2013, bà Trang được xét tuyển vào viên chức mà không phải thông qua thi tuyển.
Từ tháng 4.2014, sau 1 năm vào làm việc tại Thành đoàn Vĩnh Yên, bà Trần Huyền Trang được bổ nhiệm giữ chức Phó bí thư Thành đoàn. Từ tháng 9.2015, bà Trang được cử đi học lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung tại Học viện Chính trị quốc gia HCM.
Từ tháng 7.2016, bà Trần Huyền Trang được điều chuyển về làm chuyên viên tại Phòng Thẩm định thuộc Sở KH-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc. 10 tháng sau, tháng 4.2017, bà Trang được bổ nhiệm giữ chức Phó phòng thẩm định. Chức vụ này được bà Trang đảm nhiệm cho đến tháng 6.2020. Tuy nhiên, trong thời gian này, từ tháng 3.2019, bà Trang đã được UBND tỉnh cử đi học tiếng Anh tại Singapore trong thời gian hơn 10 tháng.
Sau khi đi học nước ngoài về, từ tháng 7.2020, bà Trần Huyền Trang được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp (thuộc Sở KH-ĐT); và chưa đầy 8 tháng sau, bà Trang tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhìn lại quá trình thăng tiến của bà Trần Huyền Trang, cho thấy có hàng loạt vấn đề đặt ra, với 8 năm vào làm việc tại cơ quan Nhà nước, trong đó ít nhất 2 năm đi học các chứng chỉ, bằng cấp về chính trị, chuyên môn, thì bà Trang đã cống hiến như thế nào trong công tác chuyên môn. Mặt khác, với thời gian ngắn như vậy, bà Trần Huyền Trang thể hiện những năng lực phẩm chất của cán bộ như thế nào?
Thanh Niên đã liên lạc với lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền, gồm Sở KH-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nội vụ Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc để làm rõ những nội dung trên, nhưng không nhận được hợp tác của những cơ quan này.
Chiều 1.3, ông Nguyễn Bá Huy, Trưởng ban Tổ chức tỉnh Vĩnh Phúc, ký Văn bản số 23 báo cáo về việc bổ nhiệm cán bộ của tỉnh. Văn bản này cho biết việc bổ nhiệm cán bộ nữ, cán bộ trẻ tại địa phương căn cứ vào Kết luận số 86 của Bộ Chính trị về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ và Nghị quyết T.Ư 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 10 về xây dựng đội ngũ trí thức và trọng dụng nhân tài của tỉnh giai đoạn 2020- 2025…
Về trường hợp bổ nhiệm bà Trần Huyền Trang làm Phó giám đốc Sở KH-ĐT, văn bản của Ban Tổ chức tỉnh Vĩnh Phúc không nêu về các mốc thời gian, quá trình công tác cụ thể của bà Trang, mà cho biết hiện việc bổ nhiệm bà Trang giữ chức vụ Phó giám đốc Sở KH-ĐT là do Sở này đang thiếu hụt cán bộ chủ chốt, và Sở đã nhiều lần đề nghị bổ sung Phó giám đốc Sở. Căn cứ tình hình thực tiễn và đề xuất này, Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã họp và thống nhất đồng ý cho Sở KH-ĐT được bổ sung 1 Phó giám đốc Sở từ nguồn cán bộ quy hoạch tại đơn vị.
Văn bản của Ban tổ chức tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũng nêu vắn tắt các bước làm quy trình đối với bà Trần Huyền Trang và cho rằng đã thực hiện đầy đủ quy trình 5 bước theo quy định. “Căn cứ kết quả giới thiệu và ý kiến của các cơ quan liên quan và kết quả thẩm định tiêu chuẩn chính trị, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, thảo luận và tiến hành bỏ phiếu kín, kết quả đồng chí Trần Huyền Trang đạt 14/14 phiếu = 100%”, văn bản này cho biết.
Ông Phùng Xuân Nhạ, bộ trưởng Giáo Dục Đào Tạo CSVN. (Hình: Hoàng Thùy/VNExpress) |
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 31 Tháng Giêng, nhiều báo nhà nước đăng bài “chọc quê” ông Phùng Xuân Nhạ, 57 tuổi, bộ trưởng Giáo Dục Đào Tạo CSVN, về việc ông này “không có tên trong danh sách 200 ủy viên Trung Ương khóa 13.”
Theo thông lệ, một bộ trưởng rớt khỏi danh sách “top 200” đương nhiêu sẽ mất ghế và “về vườn” ngay sau khi đại hội đảng kết thúc và kỳ họp quốc hội tiếp theo.
Báo VNExpress nhấn mạnh: “Bộ Trưởng Giáo Dục Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ là thành viên chính phủ duy nhất dù được Trung Ương khóa 12 đề cử vào Trung Ương khóa 13 song không trúng cử.”
Cùng thời điểm, tờ Thanh Niên vớt vát cho uy tín của ông Nhạ: “Năm 2020 là một năm thật đặc biệt của ngành giáo dục đó là chịu nhiều thách thức vì dịch bệnh COVID-19, bão lũ ở miền Trung… nhưng công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo cũng như thành tích trên đấu trường quốc tế… đã phần nào để lại dấu ấn của Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ thể hiện sự nỗ lực rất lớn.”
Khi tin ông Nhạ mất ghế ủy viên Trung Ương khóa 13 được công bố, nhiều cư dân mạng tỏ vẻ hả hê, dẫn lại phát ngôn của ông này tại Đại Hội 13: “Thời cơ cho giáo dục Việt Nam cất cánh,” với ý ám chỉ rằng một khi ông này không còn làm bộ trưởng thì ngành giáo dục sẽ “thăng hoa.”
Ông Ngô Huy Cương, giảng viên khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, phân tích trên trang cá nhân: “Tôi tỏ rõ niềm vui khi nhận được tin ông Nhạ trượt ủy viên Trung Ương Đảng. Phải nói trong trường hợp này ý đảng hợp lòng dân.”
Ông Cương cáo buộc Bộ Trưởng Nhạ “đưa ra các quyết sách không xuất phát từ nhu cầu phát triển giáo dục thực sự của đất nước mà từ sự suy tính cá nhân để giữ ghế và leo lên ghế cao hơn.”
Giới quan sát suy đoán ông Nguyễn Đắc Vinh, phó chánh văn phòng Trung Ương Đảng, có thể sắp thay ghế bộ trưởng của Phùng Xuân Nhạ. (Hình: VNExpress) |
Ngoài ra, ông Nhạ bị cho là “quên ngay và luôn những người đã ủng hộ, giúp đỡ mình sau khi có chức (vô ơn, bạc bẽo).”
“Nếu ông Nhạ tỉnh táo thì phải biết, bầu dù là hình thức thì vẫn cần có một hay hai trường hợp trượt. Nên khi được vào danh sách thì ông đã mừng quá sớm để cả những người chưa bao giờ gặp ông biết được điều đó. Dù sao sự thất bại của ông Nhạ cũng là lời cảnh báo đối với những người thiếu tử tế làm chính trị,” theo Facebook Cuong Huy Ngo.
Cũng trong dịp này, giới quan sát suy đoán ông Nguyễn Đắc Vinh, phó chánh văn phòng Trung Ương Đảng, có thể sắp thay ghế bộ trưởng của Phùng Xuân Nhạ. Ông Vinh, cựu bí thư Tỉnh Ủy Nghệ An, cũng từng ngồi ghế chủ tịch Trung Ương Hội Sinh Viên Việt Nam và được cho là có học vị phó giáo sư.
Đáng lưu ý, một người khác cũng mất ghế ủy viên Trung Ương khóa 13 như ông Nhạ là ông Triệu Tài Vinh, phó ban Kinh Tế Trung Ương.
Hồi năm 2019, ông Vinh dính vào vụ bê bối, bị cáo buộc áp dụng kế sách “gia đình trị,” “cả họ làm quan” tại tỉnh Hà Giang. Năm 2020, ông bị Bộ Chính Trị khiển trách. (N.H.K) [kn]
YÊN BÁI, Việt Nam (NV) – Bốn tháng sau khi ngồi ghế thứ trưởng Nội Vụ CSVN, bà Phạm Thị Thanh Trà gây tranh cãi khi đọc tham luận tại Đại Hội 13, về việc “kích thích [khuyến khích] mọi công dân làm giàu chính đáng.”
Bà Trà, cựu bí thư Tỉnh Ủy Yên Bái, là chị ruột của ông Phạm Sỹ Quý, cựu giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Yên Bái.
Bà Phạm Thị Thanh Trà, thứ trưởng Nội Vụ CSVN. (Hình: VietNamNet) |
Hồi năm 2017, tên tuổi ông Quý gắn liền với giai thoại “buôn chổi đót đến gãy móng tay,” khi ông này giải thích việc mình sở hữu “biệt phủ” theo mô tả của báo VNExpress là “trị giá hàng chục tỷ đồng.”
Báo VietNamNet trích dẫn tham luận của bà Trà: “…Tận dụng tối đa, hiệu quả những tri thức mới, công nghệ mới, kích thích mọi công dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế-xã hội cùng tham gia khởi nghiệp, làm giàu chính đáng và đóng góp cho sự thịnh vượng chung của đất nước.”
Đây được cho là một phần của chương trình cải cách hành chính “đi vào chiều sâu, thiết thực” mà Bộ Nội Vụ CSVN sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ mới sau Đại Hội 13.
Phát ngôn của bà Trà bị dân mạng chỉ trích là “đạo đức giả.” vì hơn ai hết, chắc hẳn bà này hiểu rõ cách em trai mình làm giàu thế nào.
Ông Quý từng gây xôn xao công luận khi bị phát hiện hai lần “không kê khai đầy đủ” việc sở hữu 1,200 mét vuông đất ở (đất để xây nhà) và gần 60,000 mét vuông đất nông nghiệp do vợ ông đứng tên hồi năm 2014, tiếp đó là 13,111 mét vuông đất ở và gần 42,000 mét vuông đất nông nghiệp hồi năm 2015.
Thời điểm đó, Thanh Tra Chính Phủ kết luận ông Quý “vi phạm quy định về trách nhiệm của người có nghĩa vụ phải kê khai, gây nghi ngờ về tài sản của gia đình.”
Tên tuổi ông Phạm Sỹ Quý, em trai bà Phạm Thị Thanh Trà, gắn liền với giai thoại “buôn chổi đót đến gãy móng tay.” (Hình: Nhà Đầu Tư) |
Hồi cuối năm 2017, sau nhiều tranh cãi và bàn tán, tỉnh Yên Bái xử phạt hành chính ông này 507 triệu đồng ($21,797) nhưng cho phép “biệt phủ” xây dựng sai phép của ông tồn tại.
Sau khi bị công luận đàm tiếu quanh vụ “làm giàu không khó,” ông Quý bị điều chuyển làm phó chánh văn phòng Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Yên Bái.
Hồi Tháng Giêng, 2019, báo Tuổi Trẻ cho hay ông về Hà Nội làm phó giám đốc Trung Tâm Hợp Tác Quốc Tế thuộc Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị Việt Nam. Cái ghế này được hiểu là “hữu danh vô thực” trong lúc cơ quan này sống nhờ tiền thuế dân.
Ngoài vụ bê bối liên quan đến chị em bà Phạm Thị Thanh Trà, Yên Bái được biết đến là nơi xảy ra một số vụ bê bối của quan chức. Hồi năm 2016, truyền thông Việt Nam rúng động với tin ông Đỗ Cường Minh, chi cục trưởng kiểm lâm, dùng súng bắn chết Bí Thư Tỉnh Ủy Yên Bái Phạm Duy Cường và Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Ngô Ngọc Tuấn. Nghi can sau đó tự sát. (N.H.K) [qd]
Thứ ba, 04/07/2017 - 04:39 - dantri.com.vn
Dân trí Ba tấm gương đã đủ đốt cháy mọi giáo án của các trường đại học như Thương mại, Học viện Ngoại thương hay Kinh tế Quốc dân… Mà không, nó có thể còn làm sụp đổ cả những giáo trình lớn của các trường đại học tầm cỡ nhất thế giới như Cambridge hay Harvard.
Tôi cam đoan ở ta có ba nghề hái ra tiền, hơn cả “buôn tầu, bán bè”, thậm chí, hơn cả buôn quyền lực dù người xưa có câu “Buôn vàng, bán bạc không bằng buôn vua, bán chúa”. Nghề này rất dễ, rất quen thuộc và thậm chí, chả cần học hành nhiều nhặn gì cho lắm.
Vâng, xin nói ngay, đó là nghề “làm thối móng tay”, “chạy xe ôm” và “bán chổi đót”.
Để chứng minh điều này, xin lấy dẫn chứng từ ba câu chuyện người thật, việc thật, của cải cũng rất thật vừa mới diễn ra ở chính Việt Nam chúng ta.
Chuyện thứ nhất là của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Cách đây ít lâu, trả lời câu hỏi của báo chí về khối tài sản khủng của mình, ông Truyền nói: “Khi đã nghỉ hưu, tôi cũng về làm vườn, lao động đến thối cả móng tay, cực nhọc lắm chứ đâu bở”.
Quá đúng. Làm gì có chuyên tham ô, tham nhũng ở đây bởi tài sản này đã được kiểm tra, làm rõ, kết luận và bằng chứng là cho đến thời điểm này, ông Truyền vẫn bình an, vô sự. Vậy thì chắc chắn chỉ nhờ khoản lương công chức bèo bọt, sự giúp đỡ của người thân và chủ yếu là bởi “làm thối móng tay” nên ông Truyền mới sở hữu nhiều lô đất, nhà và biệt thự khủng như vậy. Thế thì ai nói làm nông dân là nghèo là khổ, nhỉ?
Chuyện thứ hai là của ông Nguyễn Sỹ Kỷ, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Tâm sự với báo chí, ông Kỷ nói rằng số tiền mà ông Kỷ xây ngôi biệt thự khủng 2 tầng diện tích gần 200m2, khu nhà bếp, nhà khách 91m2, hồ bơi 153m2, hồ nước 625m2 cùng 3 thửa đất có tổng diện tích gần 1 ha tại tổ dân phố 11, phường Ea Tam… là nhờ “chạy xe ôm từ thời trai trẻ”.
Hỡi “tầng lớp” xe ôm Việt Nam, hãy nhìn vào tấm gương ông Kỷ mà học tập!
Chuyện thứ ba, mới đây nhất, trả lời phóng viên Dân trí về nguồn gốc khu biệt thự khủng, trị giá ít nhất cũng nhiều chục tỉ đồng, ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái nói: “Thời thanh niên tôi đi mua chổi đót, lá chít từ trên này xuống Hà Nội, đã có những lúc tôi lạc trong rừng, ngủ trong rừng. Từ ngày xửa xưa tôi còn làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá đỗ…”.
Nghe những tâm sự trên, không thể không thốt lên: Tuyệt văn vời!
Xin đề nghị Đài truyền hình Việt Nam hãy phát liên tục, phát suốt ngày đêm Chương trình “Làm giàu không khó”, miễn là “Đừng để tiền rơi”.
Xin các ông bố, bà mẹ ngày ngày đang phấp phỏng chờ kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học và tuyển sinh đại học vừa mới đây khoan mơ ước con mình đỗ đạt để “đổi đời”, thoát kiếp ngày ngày úp mặt vào ruộng đất hay không phải vô nghề nghiệp, kiếm cái xe ôm hoặc làm những nghề nhiều mồ hôi như đánh giáy, bán chổi đót.
Hãy mau mau mua cho con mình cái cày, cái cuốc, cái xe máy cà tàng hay bộ đồ đánh giày hoặc học nghề nấu rượu, làm giá đỗ.
Có thể giờ đây chưa giàu nhưng cứ yên tâm bởi “Điều gì đã xảy ra ở quá khứ, sẽ xuất hiện trong tương lai”. Hãy “phục binh” chờ sẵn, lúc cơ hội đến là thành triệu phú, thậm chí là tỉ phú.
“Nói có sách, mách có chứng”, với ba tấm gương trên đã đủ đốt cháy mọi giáo án của các trường đại học như Thương mại, Học viện Ngoại thương hay Kinh tế Quốc dân… Mà không, nó có thể còn làm sụp đổ cả những giáo trình lớn của các trường đại học tầm cỡ nhất thế giới như Cambridge hay Harvard.
Mong các ông bà nông dân, các anh chị chạy taxi xe ôm, các em bé bán chổi đót, đánh giày, xin hãy đợi một ngày mai tươi sáng!
Bùi Hoàng Tám
(NLĐO) – Con trai cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh dù tốt nghiệp đại học loại khá nhưng đi học thạc sĩ bằng tiền ngân sách là sai quy định.
Sở Nội vụ TP Đà Nẵng vừa có báo cáo gửi chủ tịch UBND TP về việc kiểm tra đơn thư của công dân phản ánh chuyện ông Trần Văn Mẫn (công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng, con trai cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh) đi học thạc sĩ nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước là không đúng quy định.
Ông Trần Văn Mẫn tốt nghiệp loại khá ngành xây dựng dân dụng tại Đại học Queensland - Úc, sau đó tiếp tục học thạc sĩ tại trường này. Ảnh: Internet |
Sở Nội vụ đã rà soát và kiểm tra lại hồ sơ, quy trình cử ông Mẫn đi học thạc sĩ. Theo đó, Sở Nội vụ cho biết ông Mẫn tốt nghiệp đại học loại khá theo Đề án 32. Đến ngày 31-12-2010, mẹ ông Mẫn có đơn gửi Thường trực Ban Chỉ đạo đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để xin cho ông Mẫn tham gia chuyển tiếp bậc thạc sĩ.
Ngày 7-1-2011, Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng có công văn thông báo ý kiến của Thường trực Ban Chỉ đạo đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố, 3 học viên học chuyển tiếp bậc thạc sĩ có cả ông Mẫn mà không có ý kiến của Thường trực Thành ủy.
Sau đó, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có tờ trình cử học viên đi học thạc sĩ tại Úc, trong đó có ông Mẫn. Qua rà soát, Sở Nội vụ TP Đà Nẵng xác định việc cử ông Mẫn đi học thạc sĩ là chưa phù hợp. Cụ thể, về tiêu chuẩn, yêu cầu của đề án là học viên phải tốt nghiệp đại học từ loại giỏi trở lên nhưng ông Mẫn chỉ tốt nghiệp đại học loại khá.
Về quy trình xét chọn, cơ quan thường trực quản lý đề án là Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không có văn bản trình Thường trực Ban Chỉ đạo về việc cử đi học đại học theo đề án, đồng thời không có ý kiến của Thường trực Thành ủy.
Ngoài ra, theo Sở Nội vụ Đà Nẵng, đơn kiến nghị của công dân về trường hợp ông Mẫn có tên và chữ ký nhưng không có địa chỉ, số điện thoại. Vì vậy, căn cứ theo quy định của Thanh tra Chính phủ, đơn kiến nghị trên thuộc loại đơn không thụ lý giải quyết.
Ngày 30/10/2019, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Võ Thị Dung đã trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM điều động Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn TPHCM Nguyễn Việt Quế Sơn đến công tác tại Quận ủy quận Bình Tân và được Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM chỉ định tham gia: Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ nhiệm vụ Phó Bí thư Quận ủy quận Bình Tân nhiệm kỳ 2015-2020, Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/11/2019.
Ngày 31/10/2019, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TPHCM Trần Thế Lưu đã trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM điều động Phó Bí thư Thành Đoàn Vương Thanh Liễu đến công tác tại Quận ủy quận 6 và được chỉ định tham gia: Ban Chấp hành Đảng bộ quận 6 nhiệm kỳ 2015-2020, Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/11/2019.
Cùng là Phó Bí thư Thành Đoàn TPHCM nhưng sau khi điều động thì có sự khác biệt ưu ái rất lớn:
1. Phó Bí thư Quận ủy quận Bình Tân Nguyễn Việt Quế Sơn.
2. Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ quận 6 Vương Thanh Liễu.
Điều này gợi lên suy nghĩ: phải chăng do Phó Bí thư Thành Đoàn TPHCM Nguyễn Việt Quế Sơn là con trai cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua có sai phạm liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm, có dấu hiệu sai phạm trong quản lý đất Quốc phòng. Nên khi điều động về Quận ủy quận Bình Tân, Phó Bí thư Thành Đoàn TPHCM Nguyễn Việt Quế Sơn được chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Phó Bí thư Quận ủy quận Bình Tân?
Bên cạnh đó, khi đương chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua đã “nâng đỡ trong sáng” cho rất nhiều cán bộ lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Cái kiểu: anh nâng chú lên thì chú nâng con anh lên và cứ như thế chúng ta cùng lên!!!
Có thể nói, ở thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2016: thế và lực của Nguyễn Văn Đua gần như muốn gì được nấy, kiểu ông trời con đất Sài Thành. Còn bây giờ Nguyễn Văn Đua đang cùng đồng bọn thoi thóp hóng chờ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương./.
(Nguồn: FB Duy Quách)
Phạm Đình Trọng
18-1-2021
Bố con ông Nguyễn Nhân Chiến – Nguyễn Nhân Chinh. Ảnh: internet |
1. Ở buổi khởi sự, khi cướp chính quyền mới chỉ là mưu đồ, những người Cộng sản còn tay trắng thì tổ chức thanh niên Cộng sản thực sự là nơi giáo dục lí tưởng Cộng sản, rèn luyện và thử thách lớp người trẻ để đưa họ vào con đường cách mạng Cộng sản.
Những người Cộng sản Việt Nam lứa đầu hầu hết đều được giáo dục lí tưởng và đào tạo kĩ năng cách mạng chuyên nghiệp trong tổ chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội do Nguyễn Ái Quốc, người mang bạo lực cách mạng vô sản về Việt Nam, dựng lên.
Kĩ năng cần thiết hàng đầu của cách mạng vô sản là tuyện truyền. Điều được tập trung tuyên truyền cao nhất là mục tiêu chiến đấu hi sinh vì dân vì nước của những người Cộng sản: Tất cả chính quyền về tay nhân dân. Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh… chỉ là thứ bánh vẽ, là mồi câu dẫn dụ người dân theo họ, giao thân phận cho họ sử dụng làm công cụ giành và giữ chính quyền.
Thực tế chứng minh rằng mục tiêu đích thực, mục tiêu cao nhất và vĩnh hằng của Đảng Cộng sản chỉ là chính quyền. Chính quyền. Và chính quyền. Có chính quyền họ mới thoả mãn được nỗi thèm khát “Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”, nỗi thèm khát được đưa vào thánh ca Cộng sản như tôn chỉ, như lẽ sống, như chân lí Cộng sản.
Khi những người Cộng sản đã cướp được chính quyền, cướp được lợi quyền của dân, của nước thành của riêng họ thì tổ chức thanh niên Cộng sản chỉ còn là nhà trẻ, là nhà chờ đưa con cái các quí ông, quí bà vai vế trong Đảng Cộng sản lên bệ phóng quyền lực. Thâu tóm được toàn bộ lợi quyền của dân của nước trong tay, chính quyền sẽ được những người Cộng sản chuyển giao từ cCộng sản cha sang Cộng sản con như của gia bảo của nòi Cộng sản.
Đám con kém cỏi, ham chơi, lêu lổng, bất tài, không có năng lực làm việc, không biết làm việc và cũng không cần, không muốn làm việc giúp ích cho đời, không tự tìm được chỗ đứng trong xã hội liền được ông bố nắm quyền lực trong đảng cõng vào hệ thống quyền lực, đặt vào vị trí lãnh đạo tổ chức đoàn thanh niên Cộng sản. Từ đây bắt đầu con đường công danh thần tốc với cậu ấm cô chiêu của những đấng bậc bề trên trong đảng.
Tổ chức đoàn thanh niên cộng sản ở Trung ương là nhà trẻ của cậu ấm cô chiêu cấp Trung ương. Tổ chức đoàn cấp tỉnh là nhà trẻ của đám trẻ nhà quan đảng cấp tỉnh.
2. Gã trai miền rừng Nông Quốc Tuấn không có được đầu óc sáng láng để học chữ đến nơi đến chốn, không thể vào đời bằng con đường học vấn, trí tuệ, lại không chí thú tu thân học lấy một nghề tinh nuôi bản thân và gia đình. Khi Nông Quốc Tuấn vào đời, ông bố Nông Đức Mạnh mới chỉ là quan chức cấp phó ở tỉnh miền núi và ông phó chủ tịch tỉnh Bắc Thái chỉ giành được cho thằng con không học vấn, không nghề nghiệp, chỉ có thể làm những công việc cơ bắp phổ thông một suất xuất khẩu lao động ngay trong những đợt đầu tiên nhà nước cộng sản mang sức lao động người Việt ra bán ở thị trường thế giới.
Bố con ông Nông Đức Mạnh – Nông Quốc Tuấn. Ảnh: internet |
Bán sức lao động ở thị trường thế giới được giá hơn làm thuê trong nước rất nhiều đã mở cho Tuấn con đường vào đời rộng rãi, sáng sủa, tốt đẹp hơn rất nhiều đám trẻ con dân thường thất thểu về Hà Nội chạy xe ôm, làm thợ đụng, dầu dãi nắng mưa, bụi bặm nhặt những đồng bạc vụn trong may rủi, phập phù.
Con đường công danh thênh thang của chàng trai miền rừng Nông Quốc Tuấn không học vấn, không nghề nghiệp, phải ra nước ngoài làm thuê bỗng mở ra chói lọi cùng bước ngoặt thăng tiến chói lọi của ông bố Nông Đức Mạnh. Bước ngoặt chói lọi của gã trai không học vấn, không nghề nghiệp cũng bắt đầu từ nhà trẻ là tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản.
Bảy năm Tuấn cặm cụi làm thuê ở miền Đông nước Đức cũng là bảy năm ông bố Tuấn len lỏi tìm đường thăng tiến trên con đường quyền lực. Leo lên được ghế Bí thư tỉnh uỷ, vào được trung ương đảng, vào được nhóm quyền lực cao nhất trong đảng và con đường về kinh đảm đương những trọng trách quốc gia ở triều đình cộng sản mở ra trước mắt, ông bố Bí thư tỉnh uý của Tuấn liền gọi Tuấn đang bán sức lao động cơ bắp ở Đức về. Và tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Bắc Thái là nhà trẻ, nhà chờ trước khi Tuấn được đưa lên bệ phóng quyền lực là Bí thư trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam.
Bố, Nông Đức Mạnh làm Chủ tịch Quốc hội thì con, Nông Quốc Tuấn là Bí thư Trung ương đoàn kiêm Chủ tịch hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Bố Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thì con Nông Quốc Tuấn làm Phó Bí thư rồi Bí thư tỉnh uỷ Bắc Giang, một vị trí bảo đảm chắc chắn cho Tuấn chiếm một ghế ban Chấp hành Trung ương.
Đại hội X, tháng tư, 2006, ông con, Bí thư tỉnh uỷ Bắc Giang Nông Quốc Tuấn ung dung vào nhà Đỏ, ban Chấp hành trung ương, thì ông bố, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh mãn nguyện rời nhà Đỏ về hưu, hưởng những lợi quyền tột đỉnh ưu đãi suốt đời. Nhận lợi quyền mảnh đất kim cương sáu trăm mét vuông bên Hồ Tây. Đất Hồ Tây linh thiêng của lãng đãng huyền thoại, của lung linh sử vàng, đến thời Cộng sản thành đất ô trọc với những những bãi rác của một thời lịch sử ô uế là những biệt phủ kệch cỡm của đám quan lại kếch xù trong triều đình Cộng sản cũng là những tội đồ kếch xù trong lịch sử đất nước.
Nung nấu suy nghĩ tìm ra một quốc sách để lại dấu ấn của một Tổng Bí thư và ông Tổng Bí thư xuất thân từ cánh rừng Na Rì, Bắc Cạn chỉ quen với những phong trào quần chúng liền phát động phong trào toàn đảng học tập đạo đức Hồ Chí Minh. Đến thời Nông Đức Mạnh, Đảng Cộng sản mới chính thức và rầm rộ mang Hồ Chí Minh ra làm liều thuốc an thần ru ngủ người dân quên đi đói nghèo, quên đi tội lỗi của đám quan chức bất tài, tham nhũng. Xối xả đổ tiền thuế nghèo của dân dựng tượng đài Hồ Chí Minh từ trung tâm đô thị ánh sáng đến góc rừng heo hút âm u. Tượng đài sau phải hoành tráng hơn tượng đài trước vì thế cũng tốn kém, xa xỉ, lố lăng hơn tượng đài trước.
Miệng hô hào cán bộ đảng viên học tập đạo đức Hồ Chí Minh nhưng lưng Nông Đức Mạnh âm thầm cõng ông con không học vấn, không nghề nghiệp vào chốn quan trường cấp cao của chính quyền cộng sản là hình ảnh chân thực, sống động, đầy sức chứng minh và khẳng định về sự giả dối của người Cộng sản, về sự giả dối của những ngôn từ mĩ miều “Tất cả chính quyền về tay nhân dân”, “Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” .
Âm thầm cõng ông con đi xuất khẩu lao động trở về gửi vào nhà trẻ là tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản rồi biến nhà trẻ đó thành bệ phóng quyền lực, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nêu một tấm gương sáng chói cho toàn đảng của ông, tạo ra thời kì toàn đảng từ Trung ương đến địa phương học hỏi và làm theo phiên bản quan đảng Nông Đức Manh cõng đứa con không học vấn, không nghề nghiệp Nông Quốc Tuấn vào quan trường.
3. Ở Trung ương, cậu ấm Nguyễn Minh Triết con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa học xong đại học bên Anh liền được Thủ tướng Ba Dũng gọi về gửi vào nhà trẻ là tỉnh đoàn Bình Định.
Hai nhiệm kì Thủ tướng, thực sự là nhân vật quyền lực nhất trong triều đình Cộng sản, Thủ tướng Ba Dũng đã tạo được vây cánh đông đúc nhất và thế lực mạnh mẽ nhất trong đảng của ông. Với vây cánh và thế lực đó, trước đại hội đảng 12, đầu năm 2016, chiếc ghế đảng trưởng tưởng như đã nằm trong tầm tay tham lam và mạnh mẽ của ông Ba Dũng. Trong thế mạnh đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cõng được ông con Nguyễn Minh Triết từ tỉnh đoàn Bình Định về trung ương đoàn.
Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết, hai người con của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: internet |
Nhưng chính trường vốn hiểm hóc khó lường. Chính trường Cộng sản lại thêm bạo liệt sắt máu. Từ bưng biền U Minh Thượng, U Minh Hạ Cà Mau về chốn hiểm hóc, sắt máu, ông y tá của rừng U Minh lên được đến Thủ tướng đã là thần kì. Chuyện thần kì không thể có mãi. Với mưu toan, sắp sắp đặt của ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, đại hội đảng 12 đầu năm 2016 đã chặn đứng con đường quyền lực của ông bố Ba Dũng.
Ông bố, Ba Dũng phải từ quan về lại nơi xuất phát Cà Mau, Kiên Giang, Phú Quốc của ông nay không còn u minh nữa mà đang đô thị hoá rầm rộ. Ông con, Nguyễn Minh Triết thôi đành ngồi chơi xơi nước ở toà nhà 55 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, cơ quan trung ương đoàn chờ ông bố tìm đường cõng sang ngả khác vậy.
4. Ở đảng bộ các tỉnh thành, tấm gương Nông Đức Mạnh – Nông Quốc Tuấn, bố quan đảng cõng con vào quan trường được học tập và làm theo tức thì, rộng rãi, sống động, phong phú chứ không hình thức, chiếu lệ, giả dối như việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chỉ nêu hai dẫn chứng đại diện của hai miền Nam Bắc.
Bí thư Lê Thanh Hải, phó bí thư Nguyễn Văn Đua của thủ đô kinh tế Sài Gòn nay có tên thành Hồ đều gửi quí tử là Lê Trương Hiếu Hải và Nguyễn Việt Quế Sơn vào nhà trẻ của đảng bộ Sài Gòn là thành đoàn. Lê Thanh Hải chẳng cần ra triều đình cũng leo lên tột đỉnh quyền lực là Bộ Chính trị thì Lê Trương Hiếu Hải, Nguyễn Việt Quế Sơn đâu cần ra trung ương Đoàn.
Thu ngân sách một quận của thủ đô kinh tế Sài Gòn còn lớn hơn thu ngân sách cả tỉnh đất rộng người đông như Nghệ An. Làm quan cấp quận ở thủ đô kinh tế Sài Gòn còn màu mè, quyền uy hơn làm quan cấp tỉnh nhiều nơi khác. Trên lãnh địa quyền lực Lê Thanh Hải và Nguyễn Văn Đua còn bảo đảm sự hanh thông quan lộ cho Hải, Sơn nữa. Và bệ phóng thành đoàn thành Hồ đã đưa Hải, Sơn vào chốn quan trường khởi đầu từ chủ tịch quận, phó bí thư quận uỷ.
Đã quen với hình ảnh các quan đảng chẳng cần lén lút cứ ngang nhiên hăm hở, tất bật cõng con vào quan trường, người dân Việt Nam không bất ngờ, không quan tâm và cũng quen nhẫn nhục, chịu đựng bất công, không mảy may phản ứng trước sự tham nhũng quyền lực của Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua.
Nhưng ông Bí thư tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đã rải con cháu họ hàng lên khắp các ghế quyền lực trong tỉnh nay lại thực hiện phiên bản Nông Đức Mạnh – Nông Quốc Tuấn, ông Bí thư tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến sỗ sàng cõng con trai Nguyễn Nhân Chinh không tài cán, không đóng góp, không công lênh, chưa có thực tế một ngày chính trường từ nhà trẻ của đảng bộ tỉnh là tỉnh đoàn Bắc Ninh nghênh ngang đặt lên chiếc ghế đầy quyền uy, Bí Thư thành uỷ Bắc Ninh là sự hỗn hào, khinh bỉ, xúc phạm quá lớn người dân mảnh đất trai tài gái sắc Kinh Bắc.
Người dân Bắc Ninh bất bình. Báo chí cả nước đồng loạt lên tiếng. Ông bố, Bí thư tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đành phải tính lại chiếc ghế quan trường cho ông con Nguyễn Nhân Chinh. Rà soát lại hàng quan chức trong tỉnh, ông Bí thư tỉnh uỷ Chiến vui sướng nhận ra giám đốc sở Lao động Thương binh Xã hội chỉ còn vài tháng nữa đến tuổi nghỉ hưu. Đây rồi! Đặt thằng con ngồi ghế phó ở đây vài tháng mai phục chiếc ghế giám đốc cũng là chiếc ghế thường vụ tỉnh uỷ. Từ Thường vụ tỉnh uỷ tót lên Bí thư tỉnh uỷ thì quá đơn giản.
Nghị định 24/2014NĐ-CP qui định các sở cấp tỉnh không được quá ba phó giám đốc thì ông sẽ tìm chỗ đẩy một phó của sở Lao động Thương binh Xã hội đi chỗ khác. Toan tính trong đầu, dàn xếp với đám quan chức đàn em trong tỉnh xong, ông Bí thư tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến lại hì hục cõng ông con Nguyễn Nhân Chinh rời ghế Bí thư thành uỷ Bắc Ninh đưa sang sở Lao động Thương binh Xã hội, đặt lên ghế phó giám đốc sở.
Đúng như toan tính tài tình, sáng suốt của ông bố Nguyễn Nhân Chinh, sáu tháng sau, giám đốc sở Lao động Thương Binh Xã hội Đinh Văn Duân về hưu. Ông con Nguyễn Nhân Chinh ngồi ghế phó chưa ấm chỗ liền sỗ sàng tót lên ghế giám độc thay ông Duân. Người dân cả nước lại một lần nữa tròn mắt kinh ngạc về mức độ tận cùng vô liêm sỉ, tận cùng trắng trợn tham nhũng quyền lực của ông quan đảng đất văn hiến Kinh Bắc.
5. Nhà nước ưu ái dành quyền lực cho đám cậu ấm cô chiêu bất tài con cái những quan đảng tham nhũng là nhà nước ưu ái, dung dưỡng tham nhũng, nhà nước phản bội nhân dân, chống lại nhân dân.
Dành quyền lực nhà nước cho con cái đám quan tham nhũng bất tài, nhà nước Cộng sản đang loại bỏ và tuyệt diệt những hiền tài trong dân. Những hiền tài trong dân sáng chói trí tuệ và tài năng, nồng nàn lòng yêu nước như Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Năng Tĩnh, Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng, Nguyễn Ngọc Ánh… chỉ vì lên tiếng việc dân việc nước liền bị vu tội tuyên truyền chống nhà mước, hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, phải nhận những bản án giam thân trong ngục tù đến mòn mỏi cuộc đời, đến lúc không còn sức khoẻ, không còn ý chí cống hiến mới mãn án tù.
Dành quyền lực nhà nước cho những kẻ bất tài, loại bỏ hiền tài, nhà nước Cộng sản đang tuyệt diệt cả nền văn hiến Việt Nam, đang khinh bỉ, rẻ rúng cả dân tộc tài năng đã tạo ra một nền văn hiến huy hoàng.
Hình minh hoạ. Bị cáo Đỗ Ngọc Điệp và Trần Hoàng Khôi tại phiên tòa phúc thẩm ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 12/1/2021 - Pháp luật TP HCM |
Toà án Nhân dân Cấp cao thành phố Hồ Chí Minh tại phiên xử phúc thẩm vào ngày 12/1 đã bác kiến nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao thành phố Hồ Chí Minh đề nghị tăng nặng bản án đối với cựu Phó chủ tịch và cựu Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết. Lý do được đưa ra là vì hai ông đã thành khẩn khai báo, có nhiều huân huy chương, là con liệt sĩ, và bản án tại toà sơ thẩm đã đúng người, đúng tội. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh loan tin này hôm 12/1.
Trước đó, tại phiên sơ thẩm vào tháng 8 năm 2020, ông Trần Hoàng Khôi - cựu Phó chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) bị tuyên 4 năm tù, ông Đỗ Ngọc Điệp - cựu Chủ tịch Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết bị tuyên 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Hai ông bị cáo buộc tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Tuy nhiên, sau đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã có kháng nghị, cho rằng mức án toà sơ thẩm là quá nhẹ đối với hai ông, không phù hợp với quy định pháp luật. Viện Kiểm sát đề nghị toà phúc thẩm giữ nguyên mức đề nghị án tù với ông Trần Hoàng Khôi là 5 đến 6 năm tù, bị cáo Đỗ Ngọc Điệp từ 30 đến 36 tháng tù, không được hưởng án treo.
Cũng tin liên quan đến các cựu quan chức đang bị công an điều tra, báo Vietnamnet, hôm 12/1, trích nguồn tin từ phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu, Công an thành phố Hồ Chí Minh, cho biết công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án liên quan đến ông Tất Thành Cang - nguyên Phó bí thư thường trực Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Tất Thành Cang và 18 người khác là các lãnh đạo, nhân viên của các công ty Sadeco, IPC và cán bộ Văn phòng Thành uỷ bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định trong việc quản lý tài sản Nhà nước, gây thất thoát lãng phí xảy ra tại công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco).
Theo kết luận điều tra của công an, ông Tất Thanh Cang đã chấp thuận để các đơn vị liên quan bán 9 triệu cổ phiếu của Sadeco với giá rẻ, từ đó Công ty Nguyễn Kim thâu tóm doanh nghiệp Nhà nước. Ông Cang cũng không báo cáo với Thường vụ Thành uỷ, mà lợi dụng chức danh Phó bí thư thường trực để chấp thuận việc mua bán này.
Trước đó, vào ngày 16/12/2020, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố đã ban hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc của ông Tất Thành Cang. Quyết định này đã được Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố phê chuẩn.
BẮC NINH, Việt Nam (NV) – Tỉnh Bắc Ninh vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Nhân Chinh, phó giám đốc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, giữ chức giám đốc Sở này sau thời gian chờ công luận lắng dịu.
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 4 Tháng Giêng, bà Nguyễn Hương Giang, chủ tịch tỉnh Bắc Ninh đã trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Nhân Chinh (36 tuổi, quê xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), con trai Bí Thư Tỉnh Ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến, Ủy Viên Trung Ương Đảng CSVN, làm giám đốc Sở Lao Động tỉnh Bắc Ninh thay ông Đinh Văn Duân, nguyên giám đốc Sở này “nghỉ hưu theo chế độ.”
Ông Nguyễn Nhân Chinh (bìa phải) nhận quyết định bổ nhiệm làm giám đốc Sở Lao Động và Thương Binh Xã Hội tỉnh Bắc Ninh. (Hình: VGP/VNExpress) |
Như vậy chỉ trong vòng sáu tháng, ông Chinh đã được “chỉ định, điều động, bổ nhiệm qua ba vị trí lãnh đạo tại tỉnh Bắc Ninh.”
Trước đó hồi Tháng Bảy, 2020, khi đang là bí thư Tỉnh Đoàn, ông Chinh được Ban Thường Vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh chỉ định tham gia Ban Chấp Hành, Ban Thường Vụ, giữ chức bí thư Thành ủy Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), nhiệm kỳ từ 2020 đến 2025, trở thành lãnh đạo thành phố “không qua bầu cử” mà qua con đường chỉ định, khiến công luận đặt vấn đề về tính khách quan của việc điều động, bố trí nhân sự khi con trai đương kim bí thư Tỉnh Ủy Bắc Ninh thời điểm đó (Tháng Bảy, 2020) được cha chỉ định làm bí thư Thành Ủy thành phố thuộc tỉnh này.
Để giảm áp lực công luận, lúc đó Ban Tổ Chức Trung Ương CSVN đã phải yêu cầu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh xem xét việc bố trí ông Nguyễn Nhân Chinh làm bí thư Thành Ủy Bắc Ninh, theo hướng “phải bám sát các quy định; phân tích đánh giá kỹ lưỡng, thực hiện trách nhiệm nêu gương, nhất là của người đứng đầu trong bố trí cán bộ.”
Sau 15 ngày giữ chức bí thư Thành Ủy Bắc Ninh, đầu Tháng Tám, 2020, ông Chinh được điều động, bổ nhiệm làm phó giám đốc Sở Lao Động.
Chuyện cả hai cha con ông Chiến ngồi ghế bí thư khiến cộng đồng mạng đàm tiếu việc “Bắc Ninh làng quan họ tức là cả họ làm quan.”
Ngoài chuyện là con ông Chiến, dư luận còn dị nghị việc ông Chinh là cử nhân chuyên ngành cờ vua, một ngành học được cho là “ai thi cũng đậu” tại Trường Đại Học Thể Dục Thể Thao Bắc Ninh. Nhiều tờ báo nhà nướ đã bình luận về sự việc này.
Tuy nhiên sau đó, cả tờ Thanh Niên và báo VietNamNet đều phải gỡ hai bài bình luận và đưa tin diễn biến sự việc theo lệnh của Ban Tuyên Giáo CSVN.
Bài “Tân Bí Thư Thành Ủy Bắc Ninh: Nước Cờ Nhân Sự Ngoạn Mục” trên VietNamNet dẫn ý kiến của ông Đinh Duy Hòa, cựu vụ trưởng Cải Cách Hành Chính, Bộ Nội Vụ CSVN: “Phải kể đến dấu ấn đặc biệt của tập thể Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Bắc Ninh và của cá nhân ông Nguyễn Nhân Chiến với trọng trách là bí thư Tỉnh Ủy trong câu chuyện này. Một mình ông Chinh làm sao nên chuyện. Phải có cả một tập thể Thường Vụ mạnh, đoàn kết xung quanh bí thư đứng ra quyết định mới xong chứ… Thử hỏi 62 tỉnh ủy, thành ủy còn lại của cả nước có nơi nào sẽ làm giống như Bắc Ninh? Dám chắc là không có.”
Ông Hòa cũng không quên mỉa mai: “Ông Nguyễn Nhân Chinh trẻ vậy, chắc là tài cao. Tuổi trẻ mà tài cao, rất xứng đáng chứ sao!”
Ông Chinh (giữa) rời ghế bí thư Thành Ủy Bắc Ninh sau nửa tháng tại vị. (Hình: Lao Động) |
Trong khi đó, cựu nhà báo Ngọc Vinh chua xót bày tỏ trên trang cá nhân: “Tui đã nói rồi, đất nước này của cán bộ, vì cán bộ và cho cán bộ mà mọi người không tin, dù sự thật rành rành là vậy. Vì là đất nước của mấy ổng nên mấy ổng muốn làm gì thì làm, không nên thắc mắc. Con vua thì được làm vua, con bí thư thì sẽ phải là bí thư, một người làm quan cả họ phải được nhờ.
Chỉ có điều, trò mèo này của chế độ dung tục quá, vì đầu Thế Kỷ 21 rồi chớ đâu phải Thế Kỷ 19. Dân la làng như bị chó cắn mà mấy ông cứ bơ đi như không có chuyện gì. Bực mình, mai này dân nổi can qua, đừng khóc nha cán bộ!” (Tr.N)
Aug 12, 2018 - nguoi-viet.com
Nhà báo Ngọc Vinh tại Washington, DC trong chuyến đi du lịch Mỹ hồi Tháng Ba, 2017. (Hình: Facebook Ngọc Vinh) |
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 12 Tháng Tám, 2018, làng báo Việt Nam xôn xao trước tin ông Ngọc Vinh, một phóng viên kỳ cựu của báo Tuổi Trẻ, công khai trên mạng xã hội rằng mình đang bị tòa soạn “xử lý kỷ luật” vì các post Facebook, kèm theo thông báo của tổng biên tập.
Ông Nguyễn Ngọc Vinh, một trong các thư ký tòa soạn của báo Tuổi Trẻ, viết trên trang cá nhân: “Không hề tâm tình, cảnh báo, hỏi han trao đổi, vị tổng biên tập quý hóa của tôi đã lạnh lùng thay mặt tuyên giáo và quan tòa ra một văn bản quy kết tội lỗi đầy đầu cho tôi, những tội lỗi mà có nằm mơ tôi cũng không nghĩ mình mắc phải: ‘Có dấu hiệu vi phạm pháp luật,’ rồi ‘gây chia rẽ vùng miền, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc’ và ‘đưa thông tin ko đúng sự thật, xuyên tạc vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.’”
Ông Ngọc Vinh cho biết thêm rằng một trong những post Facebook của mình bị “kết tội” là: “Tôi thật sự không hiểu vì sao cuốn sách về lòng yêu nước lại phải chịu số phận truân chuyên đến vậy? Yêu nước là phạm luật, kỵ húy à? Yêu nước mình là đụng chạm nước láng giềng à?” Post này được đăng kèm hình chụp bìa cuốn sách “Gạc Ma-Vòng Tròn Bất Tử” bị đình chỉ phát hành chỉ sau vài ngày ra mắt.
Ông Ngọc Vinh cũng đặt câu hỏi trên trang cá nhân: “Là một công dân thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ, là một nhà báo có trách nhiệm và là một đảng viên luôn trăn trở về thời sự, tại sao tôi lại bị kết tội khi đặt các câu hỏi về vận mệnh của đất nước và dân tộc mình? Tại sao?”
Trong một post khác trước đó, ông Ngọc Vinh thổ lộ: “Giờ (tôi) chỉ còn có hơn một năm là về hưu, khép lại 42 năm dài cống hiến của cuộc đời, thế mà lại đụng thêm một lần kiểm điểm không muốn có nữa. Và lần này thì đúng là quá sức chịu đựng khi bị kiểm điểm vì những sự thật mà mình đã viết ra với tư cách một nhà-báo-công-dân.”
“Đừng ép tôi, quý vị! Nếu tôi giả dối với chính mình dù chỉ một lần thôi , tôi sẽ không thể viết ra nổi một dòng sự thật trên Facebook, và điều quan trọng hơn, tôi sẽ không đủ sức dạy dỗ con trai mình đi theo đường ngay lối thẳng. Vậy thì phải giải quyết câu chuyện này cho xong, như một người quân tử!”, nhà báo Ngọc Vinh viết thêm.
Hiện chưa rõ báo Tuổi Trẻ quyết định kỷ luật ông Ngọc Vinh ở mức độ nào và thẻ nhà báo của ông có bị thu hồi hay không. Tuy vậy, sự việc khiến người ta nhớ lại một trường hợp tương tự: Hồi năm 2015, nhà báo Đỗ Hùng bị miễn nhiệm chức phó tổng thư ký tòa soạn của báo Thanh Niên Online và bị Bộ Thông Tin và Truyền Thông thu hồi thẻ nhà báo chỉ vì một post trên trang cá nhân.
Post của ông Đỗ Hùng nhân dịp 2 Tháng Chín năm đó mang ý nghĩa tếu táo, trào lộng về một số chi tiết trong lịch sử Việt Nam, với các câu chữ viết toàn dấu sắc: “…Bác Ái Quốc, tướng Giáp với mấy chú, mấy mế xứ Pác Bó vác cuốc, vác giáo mác, vác súng ống xuống đánh Phát xít, đánh Pháp, cướp lấy khí giới, cướp thóc, chiếm bót, cứ thế đánh tới bến…”
Sau vụ của ông Đỗ Hùng, dường như các tòa soạn báo “lề phải” thắt chặt hơn việc bày tỏ suy nghĩ, quan điểm cá nhân của phóng viên, nhân viên trên mạng xã hội. Do vậy, nhiều người làm báo chỉ có thể “mạnh miệng” trên Facebook khi họ đã nghỉ hưu hoặc trở thành phóng viên tự do, không hưởng lương của tòa soạn.
Hồi tháng trước, báo điện tử InfoNet của Bộ Thông Tin Truyền Thông dẫn lời ông Trần Thanh Lâm, vụ phó Vụ Báo Chí Xuất Bản, Ban Tuyên Giáo Trung Ương: “Hiện có tình trạng nhiều cơ quan báo chí, nhà báo bị mạng xã hội ‘dẫn dắt, định hướng’ thông tin ngược. Ví dụ, khi bàn về Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng, có một số nhà báo, cơ quan báo chí tham gia bình luận thiếu trách nhiệm, có một sự cổ vũ cho các thông tin trái chiều trên mạng xã hội. Có một số nhà báo thể hiện quan điểm hai mặt khác nhau, trên báo viết khác và trên mạng xã hội viết khác.”
Tờ báo cũng cho hay Hội Nhà Báo Việt Nam đang soạn văn bản hướng dẫn về “Chuẩn mực và trách nhiệm của nhà báo khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác” và đây là việc “đúng đắn, cần thiết và phù hợp với thực tiễn hoạt động báo chí hiện nay.” (T.K.)
Ben Ngô - BBC Tiếng Việt - 13 tháng 8 2018
Tòa soạn báo Tuổi Trẻ |
Nhà báo kỳ cựu đang bị báo Tuổi Trẻ "xem xét kỷ luật" nói với BBC rằng "các tổng biên tập phải để nhà báo được quyền mở miệng".
Hôm 12/8, ông Ngọc Vinh, một trong các thư ký tòa soạn của báo Tuổi Trẻ, cho biết trên mạng xã hội rằng ông đang bị tòa soạn "xem xét kỷ luật" vì các post Facebook bị cáo buộc "có dấu hiệu vi phạm pháp luật", "gây chia rẽ vùng miền, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc", "đưa thông tin ko đúng sự thật, xuyên tạc vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân".
Kèm theo là văn bản "Thực hiện quy trình xử lý kỷ luật…" có chữ ký của chánh văn phòng thừa lệnh tổng biên tập báo Tuổi Trẻ.
Trong một post hôm 8/8 dẫn link bài về việc "Vinashin tái cơ cấu thành SBIC: Tiếp tục thua lỗ gần 2.900 tỷ đồng trong năm 2018", ông Ngọc Vinh viết: "Câu hỏi đặt ra là, nếu thua lỗ triền miên như vậy, tại sao ko xóa sổ nó đi? Tiền dân đâu phải là tiền chùa để chi tiêu vào lũ này? Những tập đoàn như Vinashin là ung nhọt trên cơ thể quốc gia, vậy mà các tay bác sĩ chủ chốt cứ nuôi dưỡng chúng chứ ko chịu dùng đến dao mổ. Quá cay đắng!"
Một post khác trên trang cá nhân của ông viết: "Đã đến lúc chúng ta xoay chuyển nước Mỹ, từ một đất nước tuyệt vọng và giận dữ thành một đất nước vui sướng và thành công," Tổng thống Trump nói. Nước Mỹ đang là số một thế giới mà lão còn chưa hài lòng, muốn đòi hỏi thêm nữa hả lão Trump? Với một nước áp bét như Việt Nam, thật mong chờ có một lãnh tụ nào đó nói ra được cái câu đầy khao khát và gây xúc cảm cho người dân tôi như lão!"
Trả lời BBC hôm 13/8, nhà báo Ngọc Vinh nói: "Theo tôi, văn bản cáo buộc các post Facebook của tôi sai cả về lý và về tình."
"Về lý, tôi đã nghiên cứu các văn bản mà họ đưa ra để "định tội" tôi, thì thấy rằng tôi chả có sai phạm gì. Thật ra, vài điều trong các văn bản đó, như nhiều văn bản pháp luật khác của Việt Nam, nếu quan tòa cố ý buộc tội thì có tội, còn nếu luật sư cố gắng tranh biện thì không phải phạm tội."
"Như quy định 10 điều về "Đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam" mà họ cho rằng tôi vi phạm chẳng hạn. Họ dẫn Điều 3 của quy định này, cho rằng tôi "phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc" qua post "Lật tẩy hiện tại" nói về chủ đề đoàn kết quốc gia. Nếu các anh có đọc post này của tôi, các anh sẽ thấy rằng họ quy tội quá đao to búa lớn và thiếu căn cứ. Còn với post có mấy dòng nói về cuốn sách Gạc Ma-Vòng Tròn Bất Tử của tôi thì họ càng gán ghép vô lý hơn khi bảo rằng nó sai sự thật, xuyên tạc, vu khống…"
"Về tình, là một nhà báo phục vụ tờ Tuổi Trẻ với thâm niên 30 năm và hiện là người lớn tuổi nhất cơ quan, đáng lẽ tôi được nhận cảnh báo trước nếu như post đầu tiên của tôi có sai phạm. Anh em có thể trao đổi, bàn bạc, để tôi nhận lời khuyên bảo nếu có."
FB NGOC VINH - Nhà báo Ngọc Vinh |
"Nhưng họ không làm như vậy. Đột ngột, họ tống cho tôi môt văn bản "Thực hiện quy trình xử lý kỷ luật…" trong buổi sáng rồi yêu cầu 16:00 ngày hôm sau là hạn chót để nộp bản kiểm điểm. Tôi có cảm giác như mình là một nghi phạm bị tống đạt cáo trạng phạm tộ , điều đó khiến tôi bị tổn thương, bị xúc phạm."
"Tôi có cảm giác mình như người lính ra trận bị chỉ huy bắn vào lưng vậy, và nó cực kỳ đau đớn. Tôi không thể nghĩ ra một tổng biên tập của Tuổi Trẻ lại có cách hành xử thiếu tình người, tình đồng nghiệp như thế."
Khi được hỏi vụ việc này có gì khác với vụ của nhà báo Đỗ Hùng, báo Thanh Niên ba năm trước, ông Ngọc Vinh đáp: "Cậu ấy [ông Đỗ Hùng] bị nạn vì vài dòng trạng thái cợt nhả dính tới danh nhân. Còn tôi bị nạn có lẽ vì đã mở miệng khá tự do trên mạng xã hội để nói về những tồn tại cay đắng của đất nước."
Ông Ngọc Vinh cho biết: "Tính đến trưa 13/8, tôi chưa nhận được thông báo mới. Có lẽ họ [ban biên tập] đang giận dữ vì tôi đã công khai vụ việc này trên mạng xã hội. Nếu họ bỏ qua vụ này như một sự hiểu lầm thì quá tốt (cười)"
"Tôi đã suy nghĩ rất kỹ và bàn bạc với gia đình trước khi công khai vụ việc vì chuyện này ảnh hưởng đến cơm áo vợ con tôi. Tôi còn một năm rưỡi nữa là về hưu và khoản thu nhập từ báo Tuổi Trẻ là khoản thu nhập duy nhất trong đời làm báo của tôi từ trước đến nay."
Ông cũng nói thêm rằng mình "đã tuân thủ" điều khoản trong quy định của báo Tuổi Trẻ về việc "sử dụng các dịch vụ trên Internet và thông tin trên mạng" ban hành nội bộ từ năm 2016.
"Khoản 3 Điều 3 của quy định này ghi rõ: "Không sử dụng các dịch vụ để nhân danh cơ quan báo Tuổi Trẻ dưới bất kỳ hình thức nào. Việc sử dụng các dịch vụ trên Internet là dịch vụ cá nhân, thể hiện quan điểm cá nhân, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật và quy định của cơ quan báo Tuổi Trẻ."
FB NGOC VINH - Một trong những post được cho là khiến ông Ngọc Vinh bị báo Tuổi Trẻ "xem xét kỷ luật" |
"Nghề báo là nghề mở miệng và cung cấp dịch vụ mở miệng cho dân chúng, vậy thì các tổng biên tập phải để nhà báo được quyền mở miệng, nếu không được mở miệng trên báo chính thống thì cho phép họ mở miệng trên mạng xã hội. Nghề mở miệng cũng là để khai dân trí và chấn dân khí. Nếu không được mở miệng, nghề báo sẽ tiêu điều. Ông Hồ Chí Minh có nói một câu nổi tiếng, đại ý "Dân chủ là làm cho người dân được mở miệng". Tôi thích câu nói đó!," nhà báo Ngọc Vinh nói với BBC.
Cũng trong hôm 13/8, Luật sư Nguyễn Hà Luân bình luận với BBC về văn bản "Thực hiện quy trình xử lý kỷ luật…" đối với ông Ngọc Vinh: "Toàn bộ nội dung mang tính quy kết đó là dưới góc nhìn của ông lãnh đạo đó [tổng biên tập]. Ông ta có quyền nhìn nhận theo chủ quan của mình."
"Chỉ có điều, những ông như vậy thì khồng bao giờ chấp nhận người ta được quyền nghĩ theo cách nghĩ của riêng người ta. Ông đó chỉ muốn người người đều phải nghĩ theo cái cách mà ông ta nghĩ."
"Dù sao thì đây mới là thông báo về việc sẽ xem xét kỷ luật chứ chưa có quyết định. Đây là loại văn bản nội bộ, không phải đối tượng để kiện."
TTO - Ngày 25-7, liên quan việc "bố bổ nhiệm con", đại biểu Quốc hội Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cho rằng Bộ trưởng Công thương cần quyết liệt, thậm chí tính đến việc cho thôi chức vụ con nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Đại biểu Quốc hội Đặng Thuần Phong - Ảnh: C.V.KÌNH |
Ông Phong nói: "Bây giờ người ta nói rất nhiều tình trạng nhất “hậu duệ”, nhì “quan hệ”, ba “tiền tệ”, thứ tư mới “trí tuệ”. Thậm chí bây giờ cái trí tuệ nó còn tụt xuống hàng thứ năm, thứ sáu rồi, sau yếu tố “đồ đệ” rồi còn cả người thân của đệ... Như vậy công bằng xã hội còn đâu, con em những người khác làm gì còn cơ hội?"
* Việc con trai ông Vũ Huy Hoàng được chuyển về tổng công ty bia đúng là ông Vũ Huy Hoàng không ký nhưng thứ trưởng dưới quyền ông Hoàng ký. Theo ông việc này có vấn đề? Việc bổ nhiệm con cháu có đáng báo động?
- Đáng báo động, rất đáng lo. Có nơi cả họ làm lãnh đạo huyện. Ở bộ ngành thì tình trạng con cháu vào nhiều. Đại biểu Quốc hội cũng bức xúc. Bây giờ cần rà soát lại bởi muốn nói phổ biến hay không phải có đánh giá trên thực tế.
Tôi cho rằng trước thực tế đó, nếu cứ nói đúng quy trình thì không giải quyết được vấn đề. Phải xem đằng sau quy trình đó có động cơ không, tại sao người khác không được mà con cháu ai đó lại được. Nếu bất thường thì phải thẩm định kỹ.
Vấn đề này không giải quyết tốt, hệ lụy sẽ rất lớn, ảnh hưởng đến lòng tin của dân vào Đảng, chính quyền. Những sự việc đã được phơi bày ra thì phải được xử lý rốt ráo, để khôi phục lại niềm tin của người dân.
* Trường hợp con trai nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sau khi chuyển từ doanh nghiệp lỗ hai năm liên tiếp về Bộ Công thương, được bổ nhiệm liên tục. Nếu đúng quy trình thì rất khó xảy ra, vậy tại sao lại xảy ra trường hợp này?
- Đúng quy trình mà khách quan thì ổn. Nếu gài người, yêu cầu đàn em, đồ đệ làm cho đúng quy trình thì sai. Bởi nó sai ngay từ đầu, đưa người của mình vào chứ không phải người tài. Cách làm đã sai thì việc bổ nhiệm, điều chuyển khó đúng.
* Theo ông có nên tính đến việc tạm dừng chức vụ ông Vũ Quang Hải mà theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính, có nhiều điểm đáng ngờ, thậm chí trái luật?
- Tôi cho rằng đương nhiên cần tính đến việc tạm dừng chức vụ. Ai làm, ai bổ nhiệm thì rõ ràng người đó có thẩm quyền tạm dừng chức vụ, hoặc đề nghị làm việc đó. Với người có tự trọng, khi dư luận đặt vấn đề, thì họ tự rút. Có người vẫn ở đó.
Tôi nghĩ Bộ trưởng kế nhiệm ở Bộ Công thương nên mạnh dạn xử lý vấn đề này, tránh để tiền lệ không tốt trong ngành. Lãnh đạo Bộ cũ liên quan đến việc bổ nhiệm, điều chuyển đã nghỉ hưu mà người mới lên cứ giữ, không giải quyết dứt điểm sẽ làm xã hội bức xúc và bức xúc đó sẽ ngày càng bị nâng tầm lên.
C.V.KÌNH