Nguyễn Thanh Nghị (thứ 2 từ phải), con trai cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Xây dựng, trở thành thành viên trẻ nhất trong nội các mới của chính phủ Việt Nam. |
Con trai cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là thành viên trẻ nhất trong nội các mới của chính phủ Việt Nam
Nguyễn Thanh Nghị được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng hôm 8/4, ở tuổi 45. Theo truyền thông trong nước, con trai của cựu Thủ tướng Dũng là bộ trưởng trẻ nhất trong bộ máy Chính phủ vừa được kiện toàn do tân Thủ tướng Phạm Minh Chính đứng đầu.
Ông Nghị trở thành người đứng đầu Bộ Xây dựng sau khi giữ chức thứ trưởng bộ này từ tháng 10 năm ngoái. Lúc đó ông được bổ nhiệm quay trở lại chức vụ này sau khi làm bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang giữa lúc Bộ Chính trị Việt Nam đang chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng 13 vừa kết thúc hôm 1/2.
Nhận định về việc bổ nhiệm con trai cựu Thủ tướng Dũng, từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á IASEAS Yusof-Ishak có trụ sở ở Singapore cho rằng việc này đã nằm trong “quy hoạch” về nhân sự từ trước.
“Trường hợp của ông (Nghị), cũng như nhiều trường hợp khác, đã được quy hoạch từ lâu rồi. Không có bất ngờ gì cả,” TS Hợp nói.
Trước khi được “điều động” trở lại Hà Nội làm công việc cũ – thứ trưởng Bộ Xây dựng – mà truyền thông trong nước khi đó gọi là “thuyên chuyển công tác”, ông Nghị đã bị kỷ luật “kiểm điểm rút kinh nghiệm” do những sai phạm đất đai theo kết luật của Thanh tra Chính phủ hồi cuối tháng 8 năm ngoái.
Ông Nghị là người duy nhất trong số 5 bí thư tỉnh Kiên Giang bị uỷ ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề nghị xem xét kỷ luật vì liên đới về trách nhiệm đối với các sai phạm trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường ở tỉnh này từ năm 2011 đến 2017, gây thất thoát hơn 2.300 tỷ đồng.
“Kỷ luật của ông (Nghị) ở Kiên Giang vừa rồi là rất nhẹ, đó là kỷ luật phê bình – mức thấp nhất so với khiển trách và cảnh cáo rồi khai trừ khỏi Đảng,” theo TS Hợp. “Theo quy định về kỷ luật thì phê bình về mặt chính quyền không bị ghi vào lý lịch cá nhân và Đảng viên. Người ta không coi đấy là một hình thức kỷ luật nặng cho nên đây chỉ như một lời nhắc nhở và không ảnh hưởng gì để (người bị kỷ luật) không làm gì khác được nữa.”
Trong tiểu sử tóm tắt tân Bộ trưởng Xây dựng mà VTV đăng tải, phần kỷ luật được ghi là “Không.”
So sánh với việc kỷ luật của ông Trương Tấn Sang, người lúc đó là uỷ viên Bộ Chính trị và trưởng ban Kinh tế Trung ương bị “khiển trách” vì thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam, thường được biết là vụ án “Năm Cam”, thì TS Hợp cho rằng việc kỷ luật của ông Nghị ở mức nhẹ hơn. Ông Sang sau đó tiếp tục thăng tiến trở thành chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2011-2016.
Khi ông con trai cựu Thử tướng Dũng bị kỷ luật kiểm điểm, đã có những nhận định từ giới quan sát chính trường Việt Nam cho rằng có khả năng chính phủ Hà Nội, với chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc đó đang kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước, sẽ đụng đến sai phạm của ông Dũng – còn được biết là ‘đồng chí X’ – lúc còn đương nhiệm.
Trong thời gian con trai ông bị kỷ luật, ông Dũng bất ngờ xuất hiện trở lại khi trả lời phỏng vấn VTV nhân dịp ngày truyền thống của Ban Kinh tế Trung ương mà ông từng giữ chức trưởng ban để ca ngợi “cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng,” và theo giới quan sát đó có thể là “tín hiệu gì đó về thế cân bằng” quyền lực trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 13 sắp được tổ chức trong vài tháng tới.
Chiến dịch chống tham nhũng, được truyền thông trong nước gọi là “đốt lò” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – người thâu tóm đuợc nhiều quyền lực trong tay hơn khi kiêm nhiệm chức Chủ tịch vào tháng 10/2018 sau khi ông Trần Đại Quang qua đời, trong vài năm qua được giới quan sát cho là nhắm vào ông Dũng thông qua một loạt các ‘đại án’ liên quan tới nhiều quan chức chính phủ, lãnh đạo các ngân hàng, và cả ngành công an, dẫn tới việc cựu Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng, và cựu quan chức ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh bị kết án tù.
Sau khi được luân chuyển trở về đảm nhiệm chức thứ trưởng Bộ Xây dựng lần thứ 2, ông Nghị tiếp tục thăng tiến lên chức bộ trưởng.
Ông Nghị lần đầu tiên được bổ nhiệm chức thứ trưởng Bộ Xây dựng vào năm 2011, khi bố ông đang làm thủ tướng, và lúc đó ông mới có 35 tuổi. Sau đó ông trở thành người đứng đầu tỉnh Kiên Giang, nơi xuất thân của ông Dũng, từ 2015-2020. Theo truyền thông trong nước, con trai ông Dũng là bí thư Tỉnh uỷ trẻ nhất Việt Nam tại thời điểm được bầu.
“Chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng là khá phù hợp với nghề mà ông (Nghị) có kinh nghiệm và được học,” TS Hợp nói. “Ông ấy học cả thạc sỹ và tiến sỹ một cách xuất sắc ở một trường đại học có tiếng của Mỹ và đúng ngành xây dựng.”
Theo lý lịch của ông Nghị được VTV đăng tải, tân Bộ trưởng Xây dựng có trình độ chuyên môn là Tiến sỹ Khoa học ngành Kỹ thuật xây dựng và từng có thời gian công tác tại trường Đại học Kiến trúc TPHCM với vai trò là giảng viên và sau đó là phó hiệu trưởng. Ông có bằng thạc sỹ và tiến sỹ tại Đại học George Washington của Mỹ.
Theo nhận định của TS Hợp, với việc ông Nghị được đưa vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và ra ứng cử Quốc hội thì giờ đây con trai cả của Thủ tướng Dũng đã trở thành một chính khách với con đường sự nghiệp chính trị rộng mở phía trước.
“Tôi nghĩ rằng với đà này và ông (Nghị) giữ được nhịp độ làm việc có hiệu quả thì ông ấy còn lên nữa,” TS Hợp nói và nhận định rằng ông Nghị ít nhất có thể “lên đến chức phó thủ tướng.”
TS Hợp hy vọng rằng, với việc ông Nghị trở thành bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong nội các mới của Việt Nam, một chính phủ mới ở Hà Nội đang hướng tới việc thu hút tài năng mà không phải vì họ là “con quan” hay có bệ đỡ từ gia đình.
Ngoại trừ Võ Văn Thưởng có lý lịch mờ ám, thì Nguyễn Thanh Nghị và Trần Tuấn Anh là 2 thái tử đảng thuộc hàng khủng nhất nhiện nay. Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976 hiện nay là 45 tuổi, còn Trần Tuấn Anh thì năm nay 57 tuổi, hơn Nghị một con giáp.
Đã từ lâu, đất nước này đã nằm gọn trong tay những thái tử đảng, dù là những thái tử dạng có lý lịch mờ ám hay có lí lịch trong sạch. Đièu này rất nguy hiểm cho tương lai đất nước, vì bất chấp năng lực, những thái tử đó vẫn cứ leo cao. Ở vị trí thủ tướng hay là tổng bí thư, chỉ cần ra chính sách sai lầm thì thiệt hại của nó không thể cân đo đong đếm được.
Ông Nông Đức Mạnh được cho là người có lý lịch mơ hồ nhưng tiến lên vị trí tổng bí thư và ngồi đó hết 10 năm. Theo một nhà báo nổi tiếng đánh giá thì tầm của ông Nông Đức Mạnh chỉ làm được lãnh đạo phường, thế nhưng ông vẫn cứ ngồi ghế tột đỉnh quyền lực của ĐCS suốt 10 năm ròng rã mà không ai có thể thay thế ông. Ông chỉ xuống khi điều lệ của đảng cộng sản quy định tổng bí thư không được ngồi quá 2 nhiệm kỳ.
Ngày nay, thái tử đảng mọc như nấm. Ông Nguyễn Văn Chi có con trai là Nguyễn Xuân Anh cũng lên rất nhanh, vì Xuân Anh còn con trên chính trường mà cha thì đã hết quyền lực nên Nguyễn Xuân Anh bị hạ bệ để lớp già giành ghế. Hay ông Nguyễn Bá Thanh cũng có con trai Nguyễn Bá Cảnh tiến thân rất nhanh, nhưng vì quá non trẻ trong khi cha của cậu thì đã mất, nên đã bị lớp già đánh văng ra khỏi ghế. Tại Sài Gòn vẫn thế, Lê Trương Hải Hiếu là con trai ông Lê Thanh Hải, vì còn non trẻ trên chính trường, trong khi cha cậu đang bị Nguyễn Phú Trọng vây nên cậu vẫn chưa tiến được cao. Đó là những mẫu thái tử đảng bị đì, tuy nhiên nếu không đì được những thái tử này thì họ sẽ lên rất cao.
Nguyễn Xuân Anh, một thái tử đảng thất bại |
Nguyễn Thanh Nghị có lợi thế gì, bất lợi gì?
Ai cũng biết Nguyễn Thanh Nghị là con trai ông Nguyễn Tấn Dũng. Điều đó là thuận tiện rất lớn. Cho đến nay, Nguyễn Thanh Nghị đã leo khá cao, trong kho con cái của ông thủ tướng lâu nhất Việt Nam – Phạm Văn Đồng cũng chưa hề leo cao như Nghị.
Như đã nói, Nguyễn Thanh Nghị hiện đang là 45 tuổi, còn rất trẻ nhưng đã sang nhiệm kỳ thứ 2 ngồi ở chức ủy viên trung ương đảng. Nghị còn 20 năm nữa mới cán đích 65 tuổi, tuổi mà quá quy định ngồi lại ủy viên bộ chính trị. Như vậy năm 2026 nếu Nghị vào Bộ Chính Trị thì Nghị vẫn còn rất trẻ, chỉ mới 50 tuổi. Lúc đó Nghị còn quỹ thời gian rất lớn, đến 15 để ở lại Bộ Chính Trị. Như vậy nếu không có gì cản trở, Nghị sẽ lên đến đỉnh cao quyền lực là hoàn toàn có thể.
Về học vấn thì Nghị cùng với Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vương Đình Huệ là những con người có thực học. Nghị hoàn toàn không phải như Nông Quốc Tuấn con của ông Nông Đức Mạnh, nên về điều kiện học thức để được cơ cấu, Nghị đạt tiêu chuẩn cao. Đáng nói ở đây là Nghị được đào tạo tiến sĩ ngành kỹ thuật xây dựng và sắp tới sẽ được cơ cấu nắm chức bộ trưởng bộ xây dựng rong chính phủ ông Phạm Minh Chính thì rõ ràng Nghị được xếp vào đúng chuyên môn của mình. Cơ hội thể hiện là rất lớn.
Con trai của một cựu thủ tướng, có học vị tiến sĩ tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, rồi đảm trách một bộ đúng chuyên môn được học thì còn gì tốt bằng? Những cái thuận tiện mà Nguyễn Thanh Nghị nắm trong tay hiện nay khó có một thái tử đảng nào có được. Đó là tiền đồ sán lạn cho Nghị. Tuy nhiên trở lực cho Nghị cũng không nhỏ, đó là trở lực nào?
Trở lực lớn nhất cho Nghị đó chính là con ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì là con ông Nguyễn Tấn Dũng nên mới bị ông Nguyễn Phú Trọng tìm cách đì. Mà một khi ông Trọng ra sức đì thì Nghị khó lên cao lắm. Bằng chứng là có thuận lợi lớn như thế nhưng Nghị lại dẫm chân tại chỗ ghế ủy viên trung ương đảng nhiệm kỳ hai. Ông Nguyễn Phú Trọng là ngọn núi chắn ngang đường sự nghiệp công danh của Nghị. Hiện nay Nghị đã có vết chàm “sai phạm đất đai ở phú quốc”, ông Trọng có thể khui bất kỳ lúc nào nếu có thể.
Nguyễn Thanh Nghị có thuận lợi lớn nhũng cũng gặp cản lực lớn |
Trần Tuấn Anh, thuận lợi và khó khăn.
Thực ra Nguyễn Thanh Nghị có tiếng xấu, nhưng tiếng xấu đó là quản lý kinh tế tỉnh. Cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy Nghị ăn lớn như Đinh la Thăng hay Trịnh Xuân Thanh. Có thể chỉ là sai phạm do tắc trách chứ chưa biển thủ và Nghị cũng không có làm gì vi phạm đạo đức. Đấy là điều mà nhiều người có thể hiểu. Cũng là thái tử đảng nhưng con ông Nguyễn Tấn Dũng nói chung và Nguyễn Thanh Nghị nói riêng chưa thấy họ vi phạm đạo đức xã hội. Xã hội vẫn coi Nguyễn Thanh Nghị là khá sạch nếu so với Trần Tuấn Anh.
Còn Trần Tuấn Anh thì ngược lại. Trần Tuấn Anh để lại khá nhiều tai tiếng từ khi du học Pháp, cho đến làm hiệu trưởng trường đại học công nghiệp, và đến khi làm bộ trưởng bộ công thương, ông này đã có cách hành xử rất cửa quyền như một ông trời con mà vụ xe biển xanh rước vợ là một ví dụ trong hiều ví dụ.
Về năng lực thì Trần Tuấn Anh cũng tỏ ra yếu kém trong vấn đề quản lý Bộ Công Thương. Những dự án của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương lại tiếp tục bài ca thua lỗ. Nếu xét năng lực của Trần Tuấn Anh với người tiền nhiệm Vũ Huy Hoàng thì ông Trần Tuấn Anh không khá hơn. Ấy vậy mà trong nhiệm kỳ 4 năm làm bộ trưởng, ông không bị kiểm điểm như Nguyễn Thanh Nghị. Đó là điều bất thường. Chứng tỏ ông Nguyễn Phú Trọng xem trọng Trần Tuấn Anh hơn Nguyễn Thanh Nghị.
Trần Tuấn Anh là con trai ông cựu chủ tịch nước Trần Đức lương. Về quyền lực khi đương nhiệm và sau khi về hưu thì ông Trần Đức Lương không bằng ông Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, cái lợi là ông Trần Đức Lương không “gây thù chuốc oán” với Nguyễn Phú Trọng. Chỉ thế thôi mà Trần Tuấn Anh lại có đường quan lộ hanh thông hơn Nguyễn Thanh Nghị bất chấp tai tiếng.
Trần Tuấn Anh sinh măm 1964, năm nay 57 tuổi còn 1 nhiệm kỳ ở lại Bộ Chính trị. Quỹ thời gian để ông Trần Tuấn Anh mở lại Bộ Chính Trị không nhiều, chỉ còn một lần trúng cử vào Bộ Chính Trị nữa thôi. Hiện nay ông Trần Tuấn Anh đang là trưởng ban kinh tế trung ương, vị trí còn khá xa so với vị trí tứ trụ.
Trần Tuấn Anh đã được Nguyễn Phú Trọng kéo về ban bí thư giao là một sự đảm bảo. Rõ ràng ông Nguyễn Phú Trọng sủng ái Trần Tuấn Anh hơn Nguyễn Thanh Nghị. Trần Tuấn Anh về ban bí thư để leo lên tiếp, nhưng Nguyễn Thanh Nghị mà về ban bí thư thì xem như xong sự nghiệp chính trị.
Như vậy khó khăn đối với Trần Tuấn Anh chỉ là tuổi tác, năng lực tuy yếu nhưng ông Nguyễn Phú Trọng không hề soi mói yếu tố này, đọa đức tuy kém nhưng ông Nguyễn Phú Trọng lại cho qua. Điều này Nguyễn Thanh Nghị không thể có được.
Khó khăn duy nhất của Trần Tuấn Anh chỉ là quỹ thời gian không còn nhiều |
Nếu chạy đua thì Trần Tuấn Anh hay Nguyễn Thanh Nghị sẽ về đích trước?
Hiện nay Trần Tuấn Anh đang là ủy viên bộ chính trị và còn 8 năm nữa là hết hạn ở lại Bộ Chính Trị. Còn Nguyễn Thanh Nghị thì chỉ mới ủy viên trung ương đảng và còn quỹ đến 20 năm nữa mới hết hạn ở Bộ Chính Trị nếu nhiệm kỳ tới Nguyễn Thanh Nghị vào được Bộ Chính Trị.
Nhiệm kỳ tới, mục tiêu của Trần Tuấn Anh là tiến sát tứ trụ chứ chưa nhảy thẳng vào tứ trụ được, chưa có ai nắm chức trưởng ban kinh tế trung ương mà vào thẳng tứ trụ cả. Chỉ có ông Trương Tấn Sang từng nắm trưởng ban kinh tế trung ương sau đó nắm thường trực ban bí thư là bước nhảy xa nhất. Như vậy là ông Sang từ trưởng ban kinh tế tiến sát tứ trụ chứ chưa thể nhảy một bước vào tứ trụ. Vì vậy, tuy đang là ủy viên Bộ Chính Trị nhưng Trần Tuấn Anh cách tứ trụ 2 bước nhảy nữa.
Nhiệm kỳ tới, mục tiêu của Nguyễn Thanh Nghị là vào Bộ Chính trị, tức chậm hơn Trần Tuấn Anh một bước. Tuy nhiên, nếu vào được Bộ Chính Trị thì ghế phó thủ tướng thường trực khó mà vuột khỏi tay Nguyễn Thanh Nghị. Người ta nói, hiện nay có 2 vị trí cách tứ trụ rất gần, đó là vị trí thường trực ban bí thư và vị trí phó thủ tướng thường trực. Như vậy nếu nhiệm kỳ sau cả Nghị và Tuấn Anh đều nhảy thêm bước nữa thì lúc đó Nghị và Trần Tuấn Anh bằng nhau về xuất phát điểm. Đến thời điểm đó mỗi người chỉ cần một bước nữa là vào tứ trụ. Tuấn Anh thì không biết nắm ghế nào những Thanh Nghị thì khả năng nắm ghế thủ tướng. Đó là từ “giả sử”.
Hiện nay Trần Tuấn Anh và Nguyễn Thanh Nghị ở 2 nhánh khác nhau. Trần Tuấn Anh ở ban bí thư, Nguyễn Thanh Nghị ở chính phủ, không ai phải va chạm với ai vì nước sông không phạm nước giếng, tuy nhiên nếu Trần Tuấn Anh nắm thường trực ban bí thư mà Nghị lại là phó thủ tướng thường trực thì khả năng va chạm xảy ra giống như Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc vừa qua vậy.
Về lý lịch, xem như Nghị Tuấn Anh bằng nhau; về năng lực, xem như Nghị hơn; về đạo đức xem như nghị hơn; về điều kiện được giúp đỡ, xem như tuấn anh hơn; thuận lợi về tuổi tác xem như Nghị hơn. Vì vậy khó xác định ai ưu điểm hơn ai trên con đường tiến thân.
Trong nhiệm kỳ 2021-2026 này nếu ông Nguyễn Phú Trọng rút lui sớm thì Nguyễn Thanh Nghị sẽ tiến thân như vũ bão, còn nếu ông Trọng khỏe mà ngồi đến hết nhiệm kỳ hay hông còn ngồi tiếp sau năm 2026 thì xem như sự nghiệp chính trị của Nguyễn Thanh Nghị tăm tối. Vì vậy so sánh Nguyễn Thanh Nghị và Trần Tuấn Anh, ai sẽ về đích trước thì nó phụ thuộc vào ông Nguyễn Phú Trọng. Hiện nay không ai mong ông Nguyễn Phú Trọng chết cho bằng cha con ông Nguyễn Tấn Dũng.
Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)
Vào ngày 5 tháng 10 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành quyết định số 1518 điều động Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị về lại giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Vào ngày 5 tháng 10 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành quyết định số 1518 điều động Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị về lại giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Courtesy moc.gov.vn |
Ông Nguyễn Thanh Nghị, là con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vào tháng 8 năm 2020, khi còn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, đã cùng hàng chục cán bộ tỉnh này bị kỷ luật kiểm điểm, do những sai phạm đất đai giai đoạn 2011-2017 theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Việc đưa ông Nguyễn Thanh Nghị về lại chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng mang ‘hàm ý gì'? Liệu có phải không thi hành kỷ luật, nhưng là ‘kỷ luật giáng chức’?
Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 6 tháng 10 năm 2020 từ Hà Nội, liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, nhận định:
Như vậy đó là một sự ‘giáng chức’ và là một cái biểu hiện mà bất kể ai biết về tình hình chính trị Việt Nam sẽ thấy đó là một biểu hiện của một sự đấu đá trong nội bộ. |
---|
TS. Nguyễn Quang A |
“Tôi nghĩ là như vậy, vì ông Nghị từ thời bố ông làm Thủ tướng thì ông được đẩy lên rất nhanh, và từng làm Thứ trưởng của Bộ Xây dựng. Rồi từ đó mới chuyển về quên nhà để đi theo con đường của đảng, đầu tiên là Chủ tịch tỉnh, sau đó là Bí thư. Thường Bí thư của một tỉnh, thì chắc chắn sẽ là trung ương ủy viên của khóa tới, bây giờ đùng một cái điều về làm Thứ trưởng thì sẽ phải có một người khác về làm Bí thư. Và như thế, khả năng ông Nghị còn ở trong trung ương đảng có thể là không có nữa. Như vậy đó là một sự ‘giáng chức’ và là một cái biểu hiện mà bất kể ai biết về tình hình chính trị Việt Nam sẽ thấy đó là một biểu hiện của một sự đấu đá trong nội bộ.”
Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Trước đây ông từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng từ năm 2011 đến 2014. Sau đó ông được đưa về quê nhà và kinh qua các chức vụ như Phó Bí thư, Chủ tịch tỉnh... Và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang từ tháng 10 năm 2015 đến nay. Ông là con trai cả của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và là một trong ba Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước ở thời điểm đó.
Từ Sài Gòn, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 6 tháng 10 năm 2020 về trường hợp của ông Nguyễn Thanh Nghị, đưa ra phân tích:
“Vào tháng 8 năm 2020 có một kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm của tỉnh Kiên Giang, nhưng trong kết luận đó không có phần quan trọng nhất là chuyển hổ sơ sang cơ quan điều tra xem xét xử lý theo pháp luật. Thì tôi nghĩ rằng, lúc đó ông Nghị an toàn. Thứ hai, tin ông Nghị được bổ nhiệm chức Thứ trưởng Bộ xây dựng, thú thật tôi cũng bất ngờ. Tôi đánh giá đây là bước đi xuống nguy hiểm cho ông Nghị cũng như liên đới cha ông là ông Nguyễn Tấn Dũng. Đồng thời hôm nay tôi có thấy báo Tuổi trẻ phỏng vấn ông Phạm Công Khâm, là Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Kiên Giang về việc luân chuyển ông Nghị thì ông Khâm cho biết tỉnh vẫn chưa nhận được văn bản chính thức về việc này. Đó là một điều rất kỳ lạ, trong khi báo chí thì đã phổ biến rất rộng rãi mà tỉnh Kiên Giang không biết gì cả mà chỉ biết qua báo chí. Đó là điểm lạ thứ nhất.”
Ảnh minh họa, từ trái sang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Thanh Nghị và nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Photo courtesy Chantroimoi |
Điểm lạ thứ hai theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, là nội dung làm việc của Bộ Chính trị để chuẩn bị cho Đại hội đảng sắp tới. Trong đó, nhóm 3 do ông Trần Quốc Vượng được phân công làm việc với tỉnh Đắc Nông, Kiên Giang. Nhưng theo quan sát của nhà báo Nguyễn Ngọc Già, ông Trần Quốc Vượng chỉ đến làm việc với tỉnh Đắc Nông, mà không hề đến Kiên Giang làm việc. Ông nói tiếp:
“Việc ông Vượng không làm việc với tỉnh Kiên Giang kết hợp với trả lời của ông Phạm Công Khâm, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Kiên Giang, thì nó bật ra được một vấn đề về việc luân chuyển ông Nguyễn Thanh Nghị... đó là đặt ông Nghị vào chuyện đã rồi. Vì báo Tuổi Trẻ cho biết ông Nghị vẫn điều hành kỳ Đại hội sắp tới ở Kiên Giang vào ngày 17/10.”
Tại buổi họp giao ban báo hôm 6/10, để cung cấp thông tin về việc chuẩn bị Đại hội Đảng tỉnh Kiên Giang. Trưởng ban tuyên giáo Kiên Giang Phạm Công Khâm cho biết, ông Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ X, vẫn điều hành Đại hội từ ngày 15 đến 17/10.
Ông Khâm cũng cho biết đến thời điểm này, Tỉnh ủy Kiên Giang chưa nhận được văn bản chính thức về việc Thủ tướng Chính phủ điều động ông Nguyễn Thanh Nghị, về giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng, mà chỉ biết qua báo chí đăng tải. (!?)
Nhiều nhà quan sát tình hình chính trị trong và ngoài nước đặt câu hỏi, với việc điều chuyển ông ông Nguyễn Thanh Nghị về lại chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cũng như kỷ luật kiểm điểm ông Nguyễn Thanh Nghị, liệu có khả năng chính phủ Hà Nội sẽ đụng đến sai phạm của ‘đồng chí X’ (tức nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) lúc còn đương nhiệm?
Họ đã đặt ông Nguyễn Thanh Nghị và cả gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng một cái thế gọi là chuyện đã rồi, Tôi cho rằng, có thể gọi là một kế của Tôn Tử là ‘điệu hổ ly sơn’... Đó là một điều rất nguy hiểm. |
---|
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già |
Qua những chuyện này, theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, nó cho thấy có sự rạn nứt rõ ràng giữa nội bộ đảng cao cấp giữa họ với nhau, cũng như là giữa phe cánh của ông Nguyễn Tấn Dũng với các đồng chí của ông ta trong kỳ đại hội này. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng đây là việc nguy hiểm đối với cá nhân ông Nguyễn Thanh Nghị cũng như dòng tộc của ông Nguyễn Tấn Dũng, nếu ông Nghị ra Hà Nội nhậm chức. Ông nói tiếp:
“Điều này cũng đặt ông Nguyễn Thanh Nghị vào một thế khó. Bởi vì theo khoản 4 điều 9 của điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, tức là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục vụ tổ chức... Tuy nhiên cách làm việc của người cộng sản, thì cấp càng cao thì bao giờ họ cũng làm việc với nhau trước, để thuyết phục trong vấn đề điều chuyển bổ nhiệm. Nhưng lần này rõ ràng, họ đã đặt ông Nguyễn Thanh Nghị và cả gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng một cái thế gọi là chuyện đã rồi, tức là họ sử dụng công cụ báo chí để chuyển thông điệp tới gia đình ông Dũng. Tôi cho rằng, theo cái cách đó, có thể gọi là một kế của Tôn Tử là ‘điệu hổ ly sơn’... Đó là một điều rất nguy hiểm.”
Không chỉ ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Kiên Giang bị điều về làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Trong 2 tháng qua, nhiều bí thư tỉnh ủy được điều động, bổ nhiệm làm thứ trưởng các bộ hay một số chức vụ khác. Đơn cử như ông Trần Văn Sơn, Bí thư Điện Biên vể làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bà Phạm Thị Thanh Trà, Nguyên Bí thư Yên Bái làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Bí thư Đồng Tháp Lê Minh Hoan làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Bí thư Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Dưới góc nhìn cá nhân, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đưa ra nhận định về việc này:
“Tôi nghĩ đó chắc chắn không phải là bình thường, người ta điều động về làm Thứ trưởng, rồi về làm Phó ban Kinh tế Trung ương... hay là Phó ban gì đấy... Tất cả các ông như từ ông Thăng trở đi chẳng hạn, thì mình cũng thấy kiểu đấy là giáng chức, và có thể dẫn đến kỷ luật gì đó.”
Nhiều cán bộ quan chức cấp cao bị điều chuyển, sau đó kỷ luật hoặc có thể bị truy tố, với lý do chống tham nhũng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thường nói... Nhà báo Lê Trung Khoa khi trả lời RFA trước đây cho rằng, đấy không phải chỉ là dấu hiệu chống tham nhũng, mà là sự đấu đá phe phái rất dữ dội trong Đảng Cộng sản Việt Nam để giành quyền lợi. Con của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ là một trong những mắc xích, mà một số nhóm khác, muốn loại bỏ để tránh việc ông Nguyễn Thanh Nghị có thể đi tiếp được vào Trung ương ủy viên khóa tới, thậm chí lên Ủy viên Bộ Chính trị nếu thuận lợi.
Ông Nguyễn Thanh Nghị. (web screenshot Thanhnien) |
Việc ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Bí thư tỉnh Kiên Giang bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì liên quan đến những sai phạm đất đai khi còn là… Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chẳng khác gì ví dụ minh họa, nỗ lực chỉnh đốn đảng là nỗ lực… vờn nhau trong đảng!..
***
Thanh tra tỉnh Kiên Giang vừa công bố Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc xử lý những sai phạm đất đai theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ. Theo đó, có hai cựu Chủ tịch tỉnh, sáu cựu Phó Chủ tịch, sáu thành viên UBND tỉnh trong giai đoạn từ 2011 đến 2017 phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Ông Nghị là một trong sáu cựu Phó Chủ tịch tỉnh phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm (1).
Ngoài những viên chức lãnh đạo chính quyền tỉnh Kiên Giang, còn có 40 viên chức từng làm việc tại các sở, ngành, UBND các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, Giồng Riềng phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Riêng tại Phú Quốc, trong 21 viên chức phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm, có 11 đã bị… khiển trách và năm đã bị… cảnh cáo.
Nói cách khác, tuy sai phạm đất đai từ 2011 – 2017 ở Kiên Giang là sai phạm có hệ thống từ trên xuống dưới, diễn ra trên phạm vi rất rộng (tại 6/15 đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền tỉnh) và kéo dài suốt từ năm 2011 nhưng cứ nhìn vào thực trạng Phú Quốc, kết quả kiểm điểm, rút kinh nghiệm ở Phú Quốc sẽ thấy hệ thống công quyền ở Kiên Giang… nghiêm túc cỡ nào!
***
Chuyện hệ thống công quyền ở Kiên Giang phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm như Thanh tra tỉnh Kiên Giang vừa loan báo, bắt nguồn từ một cuộc thanh tra kéo dài tới hai năm (3//2018 – 3/2020) do Thanh tra của chính phủ tiến hành nhằm kiểm tra về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường từ 2011 đến 2017 tại Kiên Giang,
Hồi tháng 4 vừa qua, Thanh tra của chính phủ đã công bố kết luận và xác định: Các xã ở Kiên Giang không lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết về sử dụng đất như những tỉnh khác và các huyện không hề bận tâm. Tỉnh chậm điều chỉnh quy hoạch xây dựng phân khu chức năng trong Khu kinh tế Phú Quốc nên Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc giao đất, cho thuê đất không đúng với chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng phê duyệt.
- Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn quốc gia Phú Quốc buông lỏng quản lý rừng khiến rừng bị lấn chiếm trong một thời gian dài. Sở Tài nguyên - Môi trường cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp tại Phú Quốc trái phép nên việc chuyển nhượng đất nông nghiệp trở thành phức tạp...
- Lãnh đạo tỉnh lạm quyền khi phê duyệt đơn giá để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với 16 dự án đầu tư. UBND tỉnh xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho một doanh nghiệp chưa đúng quy định nên phải truy thu 62 tỉ đồng. Sở Tài chính xác định sai giá đất với một doanh nghiệp khác nên phải truy thu 18 tỷ đồng.
Theo Thanh tra của chính phủ thì ngoài việc tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm minh đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm, phải cương quyết thu hồi chủ trương đầu tư hoặc thu hồi dự án gắn với thu hồi quyền sử dụng đất đối với 43 dự án chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư. Trách nhiệm thực hiện tất cả những đề nghị ấy được chính phủ giao lại cho Kiên Giang thực hiện.
Đối chiếu giữa Kết luận của Thanh tra Chính phủ với Báo cáo của Thanh tra tỉnh Kiên giang, báo chí Việt Nam đã đề nghị bà Đặng Tuyết Em, Phó Bí thư tỉnh Kiên Giang, giải thích vì sao Thanh tra của chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ sai phạm nhưng báo cáo của Thanh tra tỉnh Kiên Giang chỉ bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm, bà Em bảo rằng: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang chưa nhận được Báo cáo của Thanh tra tỉnh.
Cứ như lời bà Em thì: Sau khi tập hợp kết quả xử lý của các cơ quan, đơn vị, Thanh tra tỉnh Kiên Giang sẽ báo cáo Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhưng Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa có báo cáo thành ra nếu Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo thì… tỉnh đợi Trung ương chỉ đạo thêm!..
***
Những diễn biến liên quan đến chuyện xử lý sai phạm đất đai ở Kiên Giang như vừa kể khiến người ta liên tưởng đến chuyện xử lý sai phạm đất đai ở Đà Nẵng. Sau khi dư luận râm ran một thời gian dài về việc quản lý, sử dụng đất ở Đà Nẵng có nhiều biểu hiện không giống ở đâu cả, chính phủ chỉ định Thanh tra cử người đến kiểm tra. Kết luận do Thanh tra của chính phủ công bố hồi giữa năm 2013 khiến thiên hạ chưng hửng: Sai phạm đất đai ở Đà Nẵng gây thất thoát 3.434 tỉ đồng.
Tuy nhiên vào thời điểm đó, ông Nguyễn Bá Thanh, cựu Bí thư Đà Nẵng – nhân vật phải chịu trách nhiệm chính về những sai phạm liên quan tới đất đai ấy – đang đảm nhiệm vai trò Trưởng Ban Nội chính của BCH TƯ đảng. Tại một buổi gặp gỡ cử tri hồi hạ tuần tháng 6/2013, ông Thanh tuyên bố: Cả ông lẫn Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng không chấp nhận Kết luận của Thanh tra Chính phủ. Thành ủy Đà Nẵng đã báo cáo với Bộ Chính trị, Thủ tướng và Thanh tra Chính phủ đã đồng ý với quan điểm của UBND thành phố Đà Nẵng!..
Ngay sau đó, Thanh tra Chính phủ phát hành một thông cáo, khẳng định: Không có chuyện Thanh tra Chính phủ đồng ý với quan điểm nào khác của UBND thành phố Đà Nẵng như ông Nguyễn Bá Thanh đã tuyên bố… Kết luận của Thanh tra Chính phủ về những vi phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng làm thất thu ngân sách là có cơ sở pháp lý và đã được các bộ, ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên - Môi trường xem xét, góp ý. Đồng thời đã được Thủ tướng chuẩn y (2)…
Dù Thanh tra Chính phủ khẳng định chắc nịch như thế nhưng sóng vẫn… yên, biển vẫn… lặng. Người ta tin rằng, sở dĩ Kết luận của Thanh tra Chính phủ giống như hòn đá liệng xuống… ao bèo vì khi ấy, ông Nguyễn Bá Thanh đang giữ vai trò tiên phong trong việc giúp đảng tự… chỉnh đốn. Thậm chí một số người còn tin vì ông Thanh thề… “hốt liền, không nói nhiều” nên mới có vụ thanh tra… sai phạm đất đai ở Đà Nẵng!
Hai năm sau khi xảy ra bất đồng giữa Thanh tra của chính phủ với Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng, ông Thanh qua đời, tính mạng ông Trần Đại Quang (cựu Bộ trưởng Công an, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) như “chỉ mành treo chuông” vì bạo bệnh, Phan Văn Anh Vũ – nhân vật từng “chọc Trời, khuấy nước” ở Đà Nẵng bị bắt, sai phạm đất đai ở Đà Nẵng được xới lại và trở thành đại án.
Đến lúc đó, nhiều viên chức Đà Nẵng từng liên quan tới những sai phạm đất đai đã được Thanh tra Chính phủ nhận diện hồi 2013 mới bị khởi tố. Hai cựu Chủ tịch, một cựu Phó Chủ tịch, rồi cựu Chánh Văn phòng Thành ủy, cựu Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng, cựu Giám đốc, cựu Phó Giám đốc một số sở, ban, ngành,… bị tống giam, bị phạt tù... Ông Thanh đã bị các vụ án liên quan tới sai phạm đất đai ở Đà Nẵng phơi ra như chính phạm (3).
***
Xét cả về tính chất lẫn mức độ, sai phạm đất đai ở Đà Nẵng không thay đổi nhưng hồi 2013 không thành án vì ông Thanh là nhân tố tích cực trong tiến trình… chỉnh đốn đảng. Đến 2018 những sai phạm này thành đại án vì đảng đổi ý, xác định đó là bằng chứng về việc đảng đang… chỉnh đốn. Bảo rằng chỉnh và… đốn phụ thuộc hoàn toàn vào… thời và… thế, có lẽ không ngoa.
Điều này đang lặp lại ở Kiên Giang, nơi báo chí có Báo cáo của Thanh tra tỉnh về việc xử lý sai phạm đất đai theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ nhưng Ban Thường vụ Tỉnh ủy thì… không biết gì (?), thành ra cả Ban Thường vụ Tỉnh ủy mới điềm nhiên ngồi chờ… Trung ương chỉ đạo thêm! Không phải tự nhiên mà báo giới nhấn nhá việc ông Nguyễn Thanh Nghị - trưởng nam của ông Nguyễn Tấn Dũng – cũng bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Chưa biết ở lần kiểm điểm, rút kinh nghiệm này, ông Nghị có… bị gì không, có còn giữ được một chỗ trong BCH TƯ đảng nhiệm kỳ tới không? Ông Nghị đã từng bị bêu như Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Anh và nhìn vào cách đảng khai thác yếu tố sử dụng xe hơi nguồn gốc bất minh, quá phận… để… chỉnh đốn Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Anh, người ta từng tưởng tới… lượt ông Nghị.
Tuy nhiên vụ ông Nghị dùng chiếc Range Rover Evoque – tang vật trong một vụ buôn lậu mà công an Kiên Giang tịch thu rồi biến thành công xa của ngành – để sử dụng chẳng đi đến đâu vì không hiểu tại sao đảng chấp nhận chuyện Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang đề xuất lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang trả lại xe cho công an tỉnh, không… mượn nữa (4) là… hợp lý.
Năm 2013, Thanh tra Chính phủ từng nại cơ sở pháp lý và ý kiến các bộ, ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên - Môi trường, rồi Thủ tướng chuẩn y để bảo vệ Kết luận về sai phạm đất đai ở Đà Nẵng nhưng chẳng tới đâu. Năm nay, Thanh tra Chính phủ khẳng định các sai phạm đất đai ở Kiên Giang cần xử lý nghiêm nhưng đa số các viên chức có liên quan từ trên xuống dưới ở Kiên Giang chỉ phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nặng nhất là 16 viên chức huyện Phú Quốc bị… khiển trách và… cảnh cáo.
Không phải tự nhiên mà bà Đoàn Tuyết Em thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang, cho biết… chờ Trung ương chỉ đạo và sẽ xem xét rồi… tính nữa! Chắc chắn bà Phó Bí thư tỉnh không phải là người thiếu hiểu biết về… tình thế. Dựa theo cách tường thuật của báo chí Việt Nam, dường như Báo cáo của Thanh tra tỉnh Kiên Giang là do… Thanh tra Chính phủ cung cấp. Họ đang… vờn nhau! Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào!
Chú thích
(1) https://zingnews.vn/nhieu-lanh-dao-tinh-kien-giang-bi-kiem-diem-vi-sai-pham-dat-dai-post1123921.html
(4) https://zingnews.vn/bi-thu-kien-giang-noi-ve-viec-tinh-muon-xe-range-rover-post696163.html
AFP 2021 / Hoang Dinh Nam |
Vì sao ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cùng nhiều lãnh đạo địa phương bị kỷ luật, kiểm điểm?
Thanh tra tỉnh Kiên Giang vừa tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh này về việc xử lý loạt sai phạm đất đai theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Theo đó, ngoài Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị, hai cựu Chủ tịch UBND tỉnh cũng bị kiểm điểm vì sai phạm đất đai giai đoạn 2011-2017.
Mới đây, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, nhiều lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, trong đó có con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - ông Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và nhiều cựu lãnh đạo UBND tỉnh, bị kiểm điểm vì liên quan đến một số sai phạm đất đai.
Theo đó, thời gian qua Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã tiến hành tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh này về việc xử lý loạt sai phạm đất đai, đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Khởi tố 2 Đại tá quân đội do vi phạm các quy định về quản lý đất đai
Cụ thể, Kế hoạch số 76 ngày 15/5/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện Kết luận thanh tra số 602 ngày 27/4/2020 của Thanh tra Chính phủ cho biết, có 23 đơn vị sẽ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường. Tính đến thời điểm báo cáo, đang có 14/23 đơn vị đang tiến hành thực hiện, 9/23 đơn vị còn đã tổ chức kiểm điểm.
Theo đó, ngày 18/6/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã chủ trì, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên UBND tỉnh về vấn đề liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường giai đoạn 2011 – 2017.
Các ông Phạm Vũ Hồng, Lê Văn Thi là hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cùng 12 người nguyên là Phó chủ tịch, thành viên UBND tỉnh giai đoạn 2011-2017 phải kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Đáng chú ý, trong số 6 nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bị kiểm điểm rút kinh nghiệm có ông Nguyễn Thanh Nghị (hiện là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang), ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, bà Lê Thị Minh Phụng và các ông Mai Anh Nhịn, Lâm Hoàng Sa, Lê Khắc Ghi đã nghỉ hưu.
Ngoài ra, có 40 cán bộ khác là công chức tại các sở, ngành, UBND huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, Giồng Riềng cũng bị kiểm rút kinh nghiệm.
Riêng tại huyện Phú Quốc, có 21 cán bộ bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm, 5 cá nhân bị kỷ luật cảnh cáo và 11 người phải chịu hình thức kỷ luật khiển trách với những sai phạm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.
Ảnh : Lê Huy Hải - TTXVN. Bãi biển Dinh Cậu, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) |
Về trách nhiệm xử lý kinh tế, được biết, tỉnh Kiên Giang đã truy thu tiền thuế tài nguyên hơn 2,2 tỷ đồng. Riêng đối với số nợ đọng tiền thuê đất, sử dụng đất, Cục Thuế Kiên Giang đã thu hơn 822 tỷ đồng trên tổng số 1.549 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cũng xác định, số tiền không có khả năng thu hồi là trên 39 tỷ vì nhiều doanh nghiệp phá sản, không triển khai dự án hay hoàn toàn không còn năng lực thực hiện.
Ngày 29/4, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo Kết luận Thanh tra số 636/TB-TTCP về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (thời kỳ 2011-2017).
Theo đó, giai đoạn 2011-2014, toàn bộ 145 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Kiên Giang không hề lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết do quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chậm phê duyệt.
Bên cạnh đó, theo kết luận thanh tra, tỉnh Kiên Giang còn chậm triển khai thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng phân khu chức năng trong Khu kinh tế Phú Quốc, dẫn đến Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc giao đất, cho thuê đất đối với một số tổ chức để thực hiện dự án đầu tư chưa phù hợp hoặc vượt diện tích so với chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng phê duyệt.
© Ảnh: HOÀNG HÀ/ZING “Đảo ngọc” Phú Quốc bị “băm nát”: Hàng loạt "điệp khúc" kiểm điểm, rút kinh nghiệm! |
Đồng thời, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, trong giai đoạn 2011-2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn Quốc gia Phú Quốc đã buông lỏng quản lý, dẫn tới tình trạng các hộ dân lấn chiếm đất rừng diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được ngăn chặn xử lý.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ xác định, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang giai đoạn từ tháng 1/1/2016-31/12/2017 là ông Phạm Vũ Hồng đã có phê duyệt không đúng thẩm quyền đơn giá đất để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất, thuê đất đối với 16 dự án đầu tư.
Đồng thời, UBND tỉnh Kiên Giang cũng xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu đầu tư bổ sung cho Công ty TNHH Ngôi Sao chưa đúng quy định, dẫn đến phải truy thu về cho ngân sách Nhà nước số tiền hơn 62 tỷ đồng.
Sở Tài chính tỉnh cũng xác định sai giá đất với Công ty Cổ phần Sài Gòn Sovico Phú Quốc, chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái đảo Phú Quốc và phải truy thu về cho ngân sách Nhà nước gần 18 tỷ đồng.
Một số hộ dân thậm chí còn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn với diện tích dã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Vườn Quốc gia Phú Quốc.
Ngoài ra, UBND tỉnh Kiên Giang còn không giao cho chủ rừng hoặc đơn vị có chức năng khai thác để khai thác tận thu gỗ rừng tại dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Dài do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc làm chủ đầu tư. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Điều này dẫn đến nguy cơ thất thoát hơn 12.930m3 gỗ.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 6/2018, UBND huyện Phú Quốc và UBND các xã, thị trấn trực thuộc đã buông lỏng quản lý về đất đai, về trật tự xây dựng đô thị, dẫn tới nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm mục đích phân lô, tách thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ để chuyển nhượng.
Cũng theo kết luận thanh tra, việc buông lỏng quản lý về đất đai đã gây ra khó khăn trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Kiên Giang cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ (dưới 500m2) trên địa bàn huyện Phú Quốc không vì mục đích sản xuất nông nghiệp. Điều này đã dẫn tới tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảo này diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai.
“Việc UBND tỉnh Kiên Giang cho phép gia hạn nộp tiền sử dụng đất đối với Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Phú Quốc là chưa phù hợp quy định, phải truy thu về cho ngân sách nhà nước số tiền hơn 18,7 tỷ đồng”, Thanh tra Chính phủ kết luận.
Bên cạnh đó, việc Cục Thuế tỉnh Kiên Giang giảm 50% tiền sử dụng đất đối với một số chủ đầu tư là chưa đúng quy định. Do đó, cần phải thu hồi cho ngân sách số tiền hơn 255,8 tỷ đồng.
Ngoài ra, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang không phạt chậm nộp với một số tổ chức có hành vi chậm nộp tiền sử dụng đất, thuê đất, tính tiền thuê đất chưa chính xác. Vì vậy, cần phải thu hồi cho ngân sách số tiền hơn 255,4 tỷ đồng.
Ảnh
: Pixabay/Quangpraha Lo an ninh quốc phòng: Người nước ngoài mua bao nhiêu nhà ở Việt Nam trong 5 năm qua? |
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2011-2017 chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành chung. Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực thuộc chịu trách nhiệm chính đối với vi phạm, thiếu sót trên.
Căn cứ kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ yêu cầu Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang có liên quan kiểm điểm trách nhiệm khi để xảy ra những thiếu sót, vi phạm. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý nghiêm minh đối với tập thể, cá nhân có sai phạm.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị cần thu hồi chủ trương đầu tư hoặc thu hồi dự án gắn với thu hồi quyền sử dụng đất đối với 43 dự án đầu tư chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư.
Trao đổi về việc vì sao Thanh tra Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ sai phạm nhưng báo cáo của Thanh tra tỉnh Kiên Giang đề cập đến 60 cán bộ từ tỉnh đến địa phương cũng chỉ bị “kiểm điểm” thôi là xong, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đặng Tuyết Em cho Zing biết, hiện tại, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa nhận được báo cáo tổng hợp của Thanh tra tỉnh.
Ảnh: Lê Quân/VNMedia Vi phạm ở các chung cư vẫn thách thức sự kiên nhẫn của cử tri |
Vị lãnh đạo này quả quyết rằng, ngay sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng kế hoạch thực hiện theo.
“Các cơ quan, đơn vị và địa phương bám vào kế hoạch này để kiểm điểm, xử cán bộ liên quan”, bà Tuyết Em nói.
Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, sau khi tập hợp kết quả xử lý của các cơ quan, đơn vị, Thanh tra tỉnh sẽ báo cáo Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
“Tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa có báo cáo này. Nếu Thanh tra Chính phủ có báo cáo này thì tỉnh đợi Trung ương chỉ đạo thêm”, bà Đặng Tuyết Em khẳng định.
Đồng thời, vị Phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cũng nhấn mạnh thêm rằng sau khi nhận được báo cáo của Thanh tra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang sẽ “xem xét” rồi “tính nữa”.
“Nếu phát hiện nội dung nào chưa thỏa đáng, Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ xem xét, chỉ đạo tiếp”, vị lãnh đạo kết luận.
26, Tháng 08, 2020 - nhadautu
Trong số các lãnh đạo bị kiểm điểm có ông Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và nhiều cựu lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang.
Đó là một trong các nội dung được nêu ra trong báo cáo của Thanh tra tỉnh Kiên Giang về việc xử lý những sai phạm đất đai theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Theo báo cáo có 23 đơn vị sẽ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường. Đến thời điểm báo cáo có 14/23 đơn vị đang tiến hành thực hiện, 9/23 đơn vị đã tổ chức kiểm điểm.
Cụ thể, ngày 18/6/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chủ trì, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên UBND tỉnh liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường giai đoạn 2011 – 2017.
Hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang là các ông Phạm Vũ Hồng, Lê Văn Thi cùng 12 người nguyên là Phó chủ tịch, thành viên UBND tỉnh giai đoạn 2011-2017 phải kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Trong 6 nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bị kiểm điểm rút kinh nghiệm có ông Nguyễn Thanh Nghị (hiện là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang); ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc; bà Lê Thị Minh Phụng và các ông Mai Anh Nhịn, Lâm Hoàng Sa, Lê Khắc Ghi đã nghỉ hưu.
Ngoài ra còn có 40 cán bộ là công chức tại các sở, ngành, UBND huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, Giồng Riềng bị kiểm rút kinh nghiệm.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, trong giai đoạn 2011-2017, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn Quốc gia Phú Quốc đã buông lỏng quản lý, dẫn tới tình trạng các hộ dân lấn chiếm đất rừng diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được ngăn chặn xử lý.
Thậm chí, có một số hộ dân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn với diện tích dã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Vườn Quốc gia Phú Quốc.
Mặt khác, việc UBND tỉnh Kiên Giang không giao cho chủ rừng hoặc đơn vị có chức năng khai thác để khai thác tận thu gỗ rừng tại dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Dài do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc làm chủ đầu tư là vi phạm pháp luật. Dẫn đến nguy cơ thất thoát hơn 12.930m3 gỗ
Trong thời kỳ thanh tra, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 6/2018, UBND huyện Phú Quốc và UBND các xã, thị trấn trực thuộc đã buông lỏng quản lý về đất đai, về trật tự xây dựng đô thị, dẫn tới nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm mục đích phân lô, tách thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ để chuyển nhượng.
Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ, việc buông lỏng quản lý về đất đai gây khó khăn trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Kiên Giang cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ (dưới 500m2) trên địa bàn huyện Phú Quốc không vì mục đích sản xuất nông nghiệp. Dẫn tới tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảo này diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai.
UBND tỉnh Kiên Giang cho phép gia hạn nộp tiền sử dụng đất đối với Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Phú Quốc chưa phù hợp quy định, phải truy thu về cho ngân sách nhà nước số tiền hơn 18,7 tỷ đồng.
Cục Thuế tỉnh Kiên Giang giảm 50% tiền sử dụng đất đối với một số chủ đầu tư chưa đúng quy định. Cần phải thu hồi cho ngân sách số tiền hơn 255,8tỷ đồng.
Cục Thuế tỉnh Kiên Giang không phạt chậm nộp với một số tổ chức có hành vi chậm nộp tiền sử dụng đất, thuê đất, tính tiền thuê đất chưa chính xác. Cần phải thu hồi cho ngân sách số tiền hơn 255,4 tỉ đồng.
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm trong công tác quản lý sử dụng đất đai ở Kiên Giang. |
Thanh tra Chính phủ cho rằng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2011-2017 chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành chung. Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực thuộc chịu trách nhiệm chính đối với vi phạm, thiếu sót trên.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang có liên quan kiểm điểm trách nhiệm để xảy ra những thiếu sót, vi phạm; Đồng thời, tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý nghiêm minh đối với tập thể, cá nhân có sai phạm.
(Theo VTC News)
Bài liên quan