Vượt qua Việt
🌐    A  A  A  A 
Lãnh đạo
Kiêu binh thời đại:
«Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc cho dân tộc»

Phạm Minh Chính

Mục lục  Trang chính

08/04/2021 - voatiengviet

Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính: diễn văn mười phút vấp đôi lần

Tân thủ tướng Việt Nam, Phạm Minh Chính.

Việt Nam là nước hiếm hoi trên thế giới khi thủ tướng được chọn nhiều tháng trước khi quốc hội bầu chọn nhân vật này một cách hình thức.

Như tôi đã viết từ đầu tháng Hai, Bộ Chính trị Việt Nam với vai trò khuynh đảo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chọn người vào bốn ghế quyền lực nhất Việt Nam trong đó có ghế thủ tướng tại đại hội 13 của Đảng Cộng sản.

Nhưng phải tới đầu tháng Tư ông Phạm Minh Chính, nhân vật được đảng cử từ trước đó tám tuần, mới được Quốc hội bầu ra. Từ bầu trong câu này có thể gây hiểu lầm vì nếu đọc ngoài ngữ cảnh người ta sẽ tưởng có nhiều ứng viên và nhân vật được tín nhiệm nhất sẽ đắc cử.

Kỳ thực chỉ có một ứng viên và Quốc hội với đa số đảng viên sẽ không thể làm gì khác là bầu theo ý nguyện của đảng. Khi người ta nói Việt Nam dân chủ gấp “vạn lần tư bản” có nghĩa là người ta cũng nguỵ biện cho sự nguỵ dân chủ này mà thôi.

Do không phải tranh cử bằng tài vận động và thuyết phục trong đó có các diễn văn trước công chúng, khả năng ăn nói của thủ tướng mới thật không có gì đáng nói. Ngay trong lời tuyên thệ dài chưa tới một phút, ông Chính đã vấp trong 10 giây đầu tiên. Thay vì nói “trước Quốc hội và đồng bào, cử tri” ông nói vấp “trước Quốc hội và bào đồng bào, cử tri” ở phút 2’42 trong video có trên trang web của chính phủ.

Tới bài diễn văn 10 phút mở màn nhiệm kỳ thủ tướng, ông Chính cũng vấp ít nhất hai lần, chưa kể rất nhiều lần đọc nhát gừng và thiếu biểu cảm. Thay vì nói “tôi nguyện sẽ mang hết sức mình”, ông nói “tôi nguyện sẽ mạnh sẽ mang hết sức mình” ở phút 7’39 trong video của VTV1.

Ngay cả khi nói ông sẽ tặng hoa và chúc sức khoẻ người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc trong cùng video, ông cũng vẫn phải đọc chứ không thể nói tự nhiên. Thay vì chúc ông Phúc “hoàn thành xuất sắc trọng trách trên cương vị” chủ tịch nước, ông Chính nói vấp thành “hoàn thành xuất sắc trọng trách trương trên cương vị mới”.

Chuyện thiếu chuẩn bị dẫn tới nói vấp, nói nhát gừng, nói gần như vô cảm thể hiện sự thiếu tôn trọng người nghe. Trong số các đại biểu Quốc hội ngồi nghe ông Chính, người nhìn màn hình iPad, người mắt nhắm nghiền, người nói chuyện riêng, đủ các loại hình thức thể hiện họ chẳng thấy diễn văn hấp dẫn.

Một trong những điều cần có của một diễn văn hấp dẫn là những câu chuyện nhỏ trong một diễn văn lớn. Đó phải là những câu chuyện từ trái tim tới trái tim khiến người ta rung động như thầy giáo dạy cách diễn thuyết cho thiếu niên từ Hoa Kỳ từng nói trong một buổi tôi được chứng kiến. Diễn văn từ “một là” tới “năm là” của tân thủ tướng khô không khốc, được thể hiện như đang tập dượt lần đầu và chẳng để lại dấu ấn cần có.

Điều tiến bộ là ông Chính hứa trung thành với tổ quốc, nhân dân và hiến pháp thay vì với đảng của ông trong lời tuyên thệ. Nhưng rồi ông lại hứa “hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó” nên tự ông đã nhận rằng đảng vẫn là nhất, nhân dân đứng hàng thứ ba.

Nhân dân Việt Nam thực tế có biết bao người tài nhưng chỉ có 5% dân số chọn vào đảng. Mà không vào đảng thì không có cơ hội làm thủ tướng nên 95% dân số Việt Nam đã tự loại mình ra khỏi nhóm có khả năng dẫn đầu đất nước chỉ bởi vì họ không thiết tha gì với đảng độc quyền và độc đoán tại đất nước dân số đang tiến dần tới 100 triệu. Cho tới khi có người không phải là đảng viên cộng sản có thể trở thành thủ tướng, cái gọi là dân chủ ở Việt Nam vẫn chỉ là giả hiệu.

Đầu trang

08/04/2021 - baotiengdan

Nhân vật Phạm Minh Chính

Lê Minh Nguyên
8-4-2021

Quốc hội CSVN hôm 5/4/21 thông qua việc ông Phạm Minh Chính trở thành tân thủ tướng. Ông Chính sinh ngày 10/12/1958, quê Thanh Hóa, vào Đảng CSVN năm 1986. Từ tháng 2/16 tới tháng 4/21 ông giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Ông là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh từ 2011 đến 2015.

Ông Chính xuất thân là một tướng công an và đi lên từ ngành công an, ông không có kinh nghiệm hay được chuẩn bị để điều hành một nền kinh tế ở tầm vóc quốc gia, đôi giày thủ tướng có vẻ quá khổ chân ông.

Ông là một người tương đối trẻ, được biết đã thân Trung Quốc từ lâu nay. Việc ông nắm thủ tướng nói lên đặc điểm của chế độ trong 5 năm sắp tới: kinh tế VN sẽ hội nhập vào đại kế hoạch Vành Đai Con Đường (BRI) của TQ và công an trị xã hội VN.

Ngày 5/4, ông Trần Khải Minh có bài viết, nhận định rằng: Dư luận trong và ngoài VN đều ghi nhận, trong Ban bí thư, trừ ông Trọng ra, không ai kết nối với TQ tốt bằng ông Chính.

Đề chuẩn bị sự hậu thuẫn cho những việc làm theo ý Đảng nhưng khác lòng dân sắp tới của ông – hội nhập kinh tế VN vào đại kế hoạch BRI của TQ – trong Hội nghị trực tuyến sáng 28/3 quán triệt Nghị quyết Đại hội 13, ông Chính kêu gọi phải “có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm…”

Vở tuồng của Đảng là: Ông Nguyễn Xuân Phúc giờ không còn làm thủ tướng nữa mà vào chức vụ nghi lễ nhiều hơn, tức chủ tịch nước, thì nên hứng chịu búa rìu dư luận chống đối 3 đặc khu cho TQ khai thác. Ông Chính bây giờ là người sẽ thực hiện 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, nhưng dư luận nên nhắm vào người tiền nhiệm vì ông ta chỉ là người tiếp nối.

Cho nên cũng tại Hội nghị trên, ông đẩy chuyện 3 đặc khu qua cho ông Phúc và ông Phúc kêu gọi cần “tiếp tục nghiên cứu Luật đặc khu”, trong khi trước đây, chính ông Phúc từng chỉ thị phải đối thoại, phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến của quần chúng… về Luật đặc khu.

Vấn đề “khai thác chung” với TQ trong những vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của VN trên Biển Đông có lẽ cũng sẽ nằm trong nghị trình ưu tiên của ông Chính. Theo ông Minh, những ai từng biết ông Chính khi còn làm Tổng Cục phó tình báo Bộ Công an, dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, thì đều rõ quan điểm của ông Chính: Với TQ, ta chỉ có cách cùng bạn “khai thác chung” mới yên ổn.

Năm 2018, ông bị thất bại khi thúc đẩy dự luật Đặc khu hành chính cho phép nước ngoài thuê đất tới 99 năm. Trong cương vị mới ông sẽ không để cho nó bị thất bại lần hai để bị té ghế.

Ông Phạm Quang Minh, nguyên hiệu trưởng trường ĐH KHXN&NV Hà Nội, nói rằng ở góc độ cá nhân, ông Chính có thể nghi ngờ Mỹ hơn những người tiền nhiệm do những năm ông làm tình báo ở Bộ Công an.

Ông David Hutt trên báo Asia Times 6/4 cho rằng việc ông Chính ngồi vào ghế thủ tướng ví như “Cột tròn đóng vào lỗ vuông” (round pegs have been placed in square holes), ông được bố trí vào vị trí không phù hợp với những kinh nghiệm ông có.

Ông Trần Quốc Vượng, cánh tay phải của TBT Nguyễn Phú Trọng đã bị loại, cho thấy phe ông Trọng bị suy yếu, buộc ông phải ngồi thêm nhiệm kỳ ba để duy trì quyền lực của phe mình, tức phe Đảng-Đảng trong cuộc đọ sức nội bộ với phe Đảng-Chính Phủ (đảng viên nắm chính phủ phía ông Phúc).

Trong việc giao bộ máy chính quyền cho ông Chính, phe Đ-Đ đã áp đặt ý chí của Đảng lên bộ máy Chính Phủ, trong khi nền kinh tế và xã hội VN thì ngày càng trở nên phức tạp hơn, buộc bộ máy CP phải có quyền tự chủ lớn hơn, tức các bộ trưởng thường đưa ra quyết định mà không có chỉ thị của Đảng. Điều này đương nhiên tạo ra sự tranh giành quyền lực giữa hai định chế Đảng và Chính Phủ.

Mỹ và các quốc gia tây phương thì luôn luôn muốn giao thiệp với định chế CP, nhưng đối với những người Đ-Đ muốn lấy chủ nghĩa làm chính danh để độc quyền cai trị của phe ông Trọng, thì sự trỗi dậy của các nhà kỹ trị đặt ra một vấn đề lớn, vì các chính sách có thể cần thiết cho tiến bộ kinh tế hoặc xã hội nhưng có thể làm cho Đảng mất đi quyền lực, thí dụ như để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thì CSVN phải chấp nhận pháp trị – tức luật pháp đứng trên Đảng – và quyền sở hữu tư nhân. Nhưng những cải cách như vậy có nghĩa là Đảng phải từ bỏ sự thống trị của mình đối với tòa án và quy trình pháp lý.

GS Carl Thayer cho rằng trong khi phe Đ-Đ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ tư tưởng để tạo chính danh cho chế độ độc đảng và liên tục cảnh báo về âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch thì phe Đ-CP ủng hộ việc hội nhập VN với nền kinh tế toàn cầu. Một bên muốn đạp thắng, một bên muốn nhấn ga.

Ông Chính gốc công an, vừa lên thủ tướng thì chào ra mắt bằng cách bắt Nguyễn Thuý Hạnh, một người chỉ hoạt động xã hội và không nguy hiểm cho chế độ. Nó có vẻ như là một sự nắn gân Mỹ khi Mỹ đang lấy nhân quyền làm trọng tâm cho chính sách ngoại giao.

Ông Minh cho rằng, TQ chống lưng cho bàn tay sắt của ông Chính để đưa “đứa con hoang đàng” trở về “đất mẹ” như lời của ông Dương Khiết Trì hiệu triệu năm 2014. Ông Chính sẽ đẩy mạnh hơn nữa 15 thoả thuận giữa Đảng CSTQ và Đảng CSVN ký hồi tháng 1/2017. VN là quốc gia xếp thứ hai về nhận vốn đầu tư từ BRI, chỉ sau Pakistan, với tổng số tiền đầu tư năm 2020 là 2 tỉ 460 triệu đôla cho các dự án Điện mặt trời Dầu Tiếng và Điện than Nam Định 1.

Ông Chính đứng sau những hoạt động kinh tế không minh bạch, làm ăn với nhóm Nguyễn Đức Chung, Nhàn “AIC”, Thái Minh “Ba Vàng” và nhiều bê bối khác, nhưng chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng không hề đụng chạm gì đến các “sân sau” của ông Chính.

Facebook Phan Thái Bình gọi Chính là “kẻ gian hùng” khi nhân danh Trưởng ban Tổ chức Trung ương, mượn lò ông Trọng để ném vào đấy tất cả những ai từng là đối thủ nặng kí của Chính, điển hình là kỷ luật một loạt tướng Công an.

Facebook Trịnh Anh Tuấn nói rằng, từ năm 2013 Chính đã cộng tác chặt chẽ với TQ và người cố vấn cho Chính trong vụ Vân Đồn chính là bà Đào Hiếu Đào, kiến trúc sư trưởng của Tập Cận Bình trong đại chiến lược BRI. Những hình ảnh Chính cộng tác với TQ được đăng trên website của Đại học Thẩm Quyến ngày 14/3/2013. Khi Chính làm bí thư Quảng Ninh thì Nguyễn Văn Đọc làm Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân và cả hai cộng tác chặt chẽ với TQ để phát triển Vân Đồn, viên gạch địa kinh tế đầu tiên để TQ bước ra Đông Nam Á.

Tham vọng của ông Chính không dừng ở ghế thủ tướng mà còn muốn cao hơn. Ông ta được biết đến như một người dám làm và cơ hội. Sự đối đầu Mỹ-Trung càng ngày càng nhiều hơn sẽ là một thách thức lớn cho ông ta. Ông ta sẽ bị giằng co giữa một bên là dùng Đảng để khống chế Chính Phủ, cũng như giữ cho VN nằm trong quỹ đạo kinh tế của TQ và một bên là cơ hội thu tóm quyền lực vào trong tay thay vì lãnh đạo tập thể như hiện nay, và để thực hiện được điều này ông ta hoặc sẽ làm như Tập Cận Bình, hoặc sẽ giải quyết vấn đề lỗi hệ thống để phục vụ cho tham vọng của ông ta.

Đầu trang

05/04/2021 - voatiengviet

Kỳ vọng gì từ tân thủ tướng gốc công an Phạm Minh Chính?

Ông Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng ngày 5/4/2021. Photo VNA via Reuters.

Ngày 5/4, Quốc hội Việt Nam bầu ông Phạm Minh Chính làm tân Thủ tướng, thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc.

Giới quan sát gốc Việt cho rằng, ông Chính, với gần 30 năm thâm niên trong ngành công an và có quan điểm thân Trung Quốc có thể là một rào cản trong quan hệ quốc tế của Việt Nam với thế giới phương Tây; trong khi giới quan sát quốc tế có ý kiến cho rằng công việc của tân thủ tướng là “thực hiện các chính sách đã được tính toán kỹ lưỡng từ bấy lâu nay.”

Từ Nhật, học giả Đỗ Thông Minh nhận định với VOA về con đường thăng tiến của ông Phạm Minh Chính:

"Có một cái lo cho Việt Nam là Việt Nam đưa ông Phạm Minh Chính - cựu Trung Tướng Công an, Bí Thư Quảng Ninh, người lo vụ đặc khu kinh tế hành chính Vân Đồn và sau cùng là Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng - lên làm Tân Thủ Tướng. Ông này có vẻ là một người rất thân với Trung Quốc.

“Không rõ khi ông lên làm thủ tướng có giữ được vai trò thăng bằng hay không? Cũng có thể sẽ hơi khó khăn cho Mỹ và Nhật, những nước hỗ trợ cho Việt Nam rất nhiều. Nếu tân thủ tướng thân Trung Quốc thì có thể gây trục trặc cho Nhật, Mỹ.”

Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ngày 5/4/2021. Photo VNA via Reuters.

Trang Bloomberg hôm 5/4 dẫn lời các nhà phân tích cho biết họ không nghĩ rằng ông Chính sẽ thay đổi các chính sách lâu nay của Việt Nam, bao gồm cả việc mở cửa hơn nữa thị trường với nền kinh tế toàn cầu và cân bằng mối quan hệ với nước láng Trung Quốc và với Hoa Kỳ.

Ông Carl Thayer, Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, nói với trang Bloomberg: “Công việc của ông ấy là thực hiện các chính sách đã được tính toán kỹ lưỡng từ bấy lâu nay.”

Từ California, ông Lê Minh Nguyên, một chuyên gia về quan hệ quốc tế khu vực, nói với VOA:

“Ông Phạm Minh Chính là một người tương đối trẻ, được biết đã thân Trung Quốc từ lâu nay.”

Cũng trong ngày 5/4, giáo sư Thayer nói với trang Nikkei Asia rằng ông Phạm Minh Chính “tương đối thiếu kinh nghiệm trong các quan hệ cấp cao của chính phủ.”

Ông Peter Mumford, Trưởng phòng tư vấn rủi ro của Tập đoàn Eurasia, cho biết tân thủ tướng sẽ phải đối mặt với những cải cách kinh tế theo yêu cầu của các thỏa thuận thương mại mới và nhu cầu giải quyết các nút thắt trong lĩnh vực sản xuất với cơ sở hạ tầng được cải thiện, bao gồm đảm bảo năng lượng đáng tin cậy. Chính phủ cũng sẽ bị thúc ép đối phó với tình trạng ô nhiễm ngày càng khiến tầng lớp trung lưu đang gia tăng của quốc gia lo ngại.

Ông Mumford cho biết thêm rằng các ưu tiên của ông Chính sẽ bao gồm việc hợp tác chặt chẽ với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden để giải quyết cáo buộc của Washingtong đối với Hà Nội về thặng dư thương mại và thao túng tiền tệ.

Ông Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng ông Phạm Minh Chính, ngày 5/4/2021. Photo VNA via Reuters.

Về việc ông Nguyễn Xuân Phúc, một người được giới quan sát nhận định là có quan điểm thân Mỹ, được bầu làm Chủ tịch nước, ông Lê Minh Nguyên nói đó là sự cân phân của giới lãnh đạo Hà Nội về mối quan hệ của tay ba của Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ông Nguyên kỳ vọng rằng “vai trò của Chủ tịch nước có thể sẽ được củng cố mạnh hơn.”

Ông Phạm Minh Chính, 62 tuổi, nhận công tác tại Bộ Nội vụ, tiền thân của Bộ Công an, từ năm 1984 và sau đó làm cán bộ tình báo, sau này trở thành Thứ trưởng của Bộ Công an. Đến năm 2011, ông được phân công làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh, nơi có Đặc khu kinh tế Vân Đồn.

Từ Đại hội XII, ông Chính vào Bộ Chính trị, giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, và Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - cơ quan quản lý chiến dịch do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì đã đưa hàng loạt các quan chức trong bộ máy của Đảng vào tù.

Hãng tin Reuters hôm 5/4 nhận định rằng ông Phạm Minh Chính là thủ tướng đầu tiên của Việt Nam chưa kinh qua các chức danh phó thủ tướng kể từ thời Đổi mới.

Phát biểu khi tuyên thệ nhậm chức chiều ngày 5/4, Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ưu tiên hàng đầu của ông: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.”

Đầu trang

4/4/2021 - rfa

Những cao vọng từ một tân Thủ tướng đa mưu

“Đa mưu” có lẽ là một căn tính nổi trội ở Phạm Minh Chính, người sẽ ngồi vào ghế Thủ tướng CHXHCN Việt Nam vào ngày 5/4 tới đây, mặc dầu có một số ý kiến phản đối từ các bô lão trong Đảng.
Trần Khải Minh
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ĐCSVN Phạm Minh Chính trong một hội nghị trực tuyến tại Hà Nội hôm 21/1/2021. Sài Gòn Giải Phóng

Kể từ khi “sếp” trực tiếp của Chính là tướng công an Hoàng Ngọc Nhất bị phế truất năm 2002, quá trình tiến thân từ một anh thư ký Văn phòng để trở thành một Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ vỏn vẹn có 19 năm.

Chừng ấy thời gian lăn lộn trong chính trường Ba Đình – từ việc cóp nhặt tin tức hàng ngày để bẩm báo, cho đến khi đứng đầu Chính phủ – là cả một sự lao tâm, khổ tứ nhiều khi vượt quá sức tưởng tượng. Nói tướng tình báo Phạm Minh Chính “đa mưu” là đánh giá cả quá trình ấy.

Cải cách hay độc tài?

Dư luận trong và ngoài Việt Nam đều ghi nhận, trong Ban bí thư, trừ ông Trọng ra, không ai kết nối với Trung Quốc tốt bằng ông Chính. Đáng ngạc nhiên hơn, Phạm Minh Chính lại có thể từ Ban bí thư nhảy ngang qua Chính phủ, đánh bại 2 ứng viên nặng ký là Trương Hòa Bình và Vương Đình Huệ. Nhảy trái tuyến mà đánh bại 2 kẻ đi đúng tuyến thì ắt phải ủ mưu và được trợ lực rất lớn.

Các nhà viết sử tương lai sẽ kiểm chứng và nhận diện xem ai đã “chống lưng” cho Phạm Minh Chính? Là trong Đảng hay từ ngoại bang? Thật sự đó là những câu hỏi mà vào thời điểm hiện nay khó có câu trả lời thỏa đáng. Tình hình thời sự nóng bỏng của Việt Nam giờ này chưa phải là lúc “trà dư tửu hậu” để bàn sâu câu chuyện theo hướng ấy.

Điều dư luận trong nước cũng như quốc tế quan tâm hiện nay, đó là Phạm Minh Chính sẽ là nhà cải cách hay một chính khách độc tài? Nghị trình thời gian tới đây của vị tân Thủ tướng này sẽ bao gồm những ưu tiên nào? Dự đoán trong nội bộ cho thấy, ông Chính sẽ không “nổ” như ông Phúc. Ông Chính sẽ có 5 Phó Thủ tướng giúp việc và một dàn Bộ trưởng để chia sẻ trách nhiệm.

Nhưng chưa rõ tân Thủ tướng có dám bỏ qua những công việc sự vụ để lo chuyện lớn trong thiên hạ? Không biết ông Chính có bớt xuất hiện trên truyền thông, dành thời gian cùng bộ hạ tính chuyện đại sự? Và một câu hỏi tế nhị hơn đang được dư luận đặt ra: Liệu tân Thủ tướng có dừng lại ở ghế “Tể tướng” hay ông có tham vọng trở thành một “Hoàng đế” như Tập Cận Bình bên Tàu?

Cái ghế Tổng bí thư (TBT)

Câu hỏi nhiều hơn câu trả lời là đương nhiên đối với một chính khách không xa lạ trên chính trường nước Việt, nhưng lại vẫn còn nhiều phần bí hiểm và nguy hiểm như con người Phạm Minh Chính.

Nói bí hiểm và nguy hiểm là vì, chưa biết tới đây ông Chính sẽ dừng chân ở “nhà ga” nào? Nếu tham vọng của ông chỉ đơn thuần là quyền lực kinh tế, thì ông sẽ thi thố năng lực trên cương vị Thủ tướng thời hội nhập sâu rộng. Mà đã là kinh tế tức là thị trường, không còn mấy làn ranh tư bản hay cộng sản, dù chỉ là trên danh nghĩa.

Hình chụp hôm 31/1/2021 tại Đại hội 13 Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai bên phải) chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa) tái đắc cử, các ông Vương Đình Huệ (bên phải), Phạm Minh Chính (thứ hai từ trái sang) và Võ Văn Thưởng (trái) vỗ tay. AFP

Nhưng nếu ông Chính chỉ chọn ghế Thủ tướng như một giai đoạn chuyển tiếp để đạt được tham vọng cao hơn về quyền lực chính trị, thì đương nhiên ông sẽ hướng tới cái ghế TBT. Không gian tư duy và hành động lúc này sẽ không chỉ là vấn đề thị trường, ở đây sẽ là xu hướng ngả theo Mỹ hay Trung Quốc, tức là chọn giữa dân chủ hay độc tài? Định hướng phát triển của đất nước sẽ được thiết kế theo các giá trị phổ quát hay đi theo mô thức toàn trị?

Trước mắt, ưu tiên của mọi ưu tiên đối với ông Chính có thể là tái cấu trúc lại tương quan quyền lực của “Bộ Tứ”. Việc tái cấu trúc này không chỉ phục vụ cho khung khổ vận hành nhánh “hành pháp” do ông cầm chịch, mà còn hướng đến một tình huống tuy không bất định những vẫn chứa nhiều ẩn số. Đó là liệu trong một tương lai không xa, Bộ Chính trị sẽ đồng thuận ai là “ứng viên” cho chiếc ghế Tổng bí thư (TBT)?

Tính toán thay Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng khi dư âm Đại hội 13 “vô tiền khoáng hậu” vẫn còn đó, dễ bị khép vào tội “khi quân”. Nhưng với tướng tình báo Phạm Minh Chính, lo xa chuyện ấy như một đòi hỏi nghiệp vụ thì lại phải được coi là hợp lý.

Bởi vì có nhiều chỉ dấu cho thấy, “ngai vàng” của Nguyễn Phú Trọng nhìn bề ngoài tưởng vững như bàn thạch, thậm chí trông như “vô đối”, nhưng trên thực tế không hẳn là như vậy. Chiếc ghế TBT của ông Trọng đang bộc lộ nhiều điểm yếu. Có khiếm khuyết lộ diện khá rõ, nhưng nhiều cái lại tiềm ẩn. Trong đó dễ thấy nhất là vấn đề sức khoẻ.

Trạng thái sức khoẻ của TBT hiện là điều cực kỳ tế nhị và gây bức xúc đối với cả những người ủng hộ lẫn phản đối ông. Đối với các “fan” của ông, người ta thảng thốt hỏi nhau: chẳng may TBT “về trời” bất chợt, Đảng sẽ thế nào? Đất nước sẽ ra sao? Ai sẽ là người “đốt lò” tiếp?...

Đối với những người phản đối TBT, người ta càng phẫn uất: Gần cả trăm triệu con dân nước Việt phải làm đàn cừu dưới cái gậy chăn dắt của một ông già từng đột quỵ, lên bục phải có người dìu? Thà ông ngồi hẳn vào chiếc xe lăn, di chuyển như Tổng thống Franklin D. Roosevelt thì đi một nhẽ.

Túng nên đành phải tính

Nếu hướng tới chiếc ghế TBT, tân Thủ tướng chắc chắn phải tính đến lá phiếu quan trọng nhất từ Bắc Kinh. Mà để giành được lá phiếu ấy, thì kế hoạch “Ba đặc khu” bị gián đoạn lâu nay cần được kích hoạt trở lại. Không phải ngẫu nhiên mà tại Hội nghị trực tuyến sáng 28/3 quán triệt Nghị quyết Đại hội 13, ông Chính kêu gọi phải “có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm…”

Hẳn nhiên, ông Chính thừa thông minh để đẩy câu chuyện “Ba đặc khu” cho ông Phúc độc diễn, khi cũng tại Hội nghị trên, Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cần “tiếp tục nghiên cứu Luật đặc khu”. Trước đây, chính Phúc từng chỉ thị phải đối thoại, phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến của quần chúng, của các nhà cách mạng lão thành, của các tầng lớp tri thức trong và ngoài nước về Luật đặc khu.

Biểu tình phản đối Dự Luật Đặc khu ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/6/2018. AFP

Vấn đề “khai thác chung” với Trung Quốc trong những vùng EEZ của Việt Nam trên Biển Đông chắc chắn cũng nằm trong nghị trình ưu tiên của tân Thủ tướng. Những ai từng biết ông Chính khi còn làm Tổng Cục phó tình báo Bộ Công an, dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, thì đều rõ quan điểm của Chính: Với Trung Quốc, ta chỉ có cách cùng bạn “khai thác chung” mới yên ổn.

Chẳng thế mà mới đây, Chủ tịch nước, TBT Nguyễn Phú Trọng buộc phải tiết lộ khi tự kiểm điểm nhiệm kỳ Chủ tịch nước của mình, ông đã không thể cho công khai những “sự cố” xảy ra trên Biển Đông, vì vấn đề tế nhị. Truyền thông nhà nước trích lời ông Trọng đọc báo cáo tổng kết nhiệm kỳ từ 2016 đến 2021 trước Quốc hội hôm 24/3, cho biết:

“Có những việc không thể nói công khai, nhưng có những thời điểm, có những sự cố xảy ra ở Biển Đông xử lý thế nào, phía tây của chúng ta thế nào, phía tây nam thế nào, quan hệ với nước bạn thế nào. Có những cái xử lý phải nói rất thật với các đồng chí là hết sức tế nhị, hết sức khôn khéo nhưng cả hệ thống chúng ta làm rất tốt”.

Cũng vì lẽ trên nên giờ đây, Trung Nam Hải có thể cảnh giác. COVID-19 gần như đang lật trái và xới tung cả thế giới lên. Cạnh tranh toàn diện Trung – Mỹ đang trên bờ vực của xung đột. Chưa biết tới đây sẽ là chiến tranh Nóng hay Lạnh. Đúng như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từng viết: “Sẽ đến lúc nền chính trị thế giới giống như món nộm suồng sã, khái niệm thanh khiết ở đấy vô nghĩa”.

Và không thể để Việt Nam chập chững. Phải chống lưng cho một “bàn tay sắt” khác để đưa “đứa con hoang đàng” trở về “đất mẹ” như lời của Uỷ viên Bộ Chính trị ĐCSTQ Dương Khiết Trì hiệu triệu năm 2014. Giờ đây là thời cơ để tân Thủ tướng đẩy mạnh hơn nữa 15 thoả thuận giữa ĐCSTQ và ĐCSVN ký từ hồi tháng 1/2017.

Dùng quốc khố tham gia BRI

“Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) là phép thử tiếp theo để Trung Quốc thẩm định “vận mệnh tương quan” giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Phạm Minh Chính sẽ có một sứ mệnh “vinh quang” là hướng dẫn dư luận trong vấn đề tham gia BRI của Trung Quốc. Theo người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, Luật ba đặc khu trước đây thất bại là do dân chưa hiểu (?!)

Không rõ, Phạm Minh Chính rồi đây sẽ dùng dùi cui, nhà tù hay biện pháp mị dân nào khác trong vấn đề tiếp tục dùng ngân khố quốc gia hay đi vay tiền của nước ngoài để thúc đẩy BRI ở Việt Nam.

Gần đây, người dân trong nước mới được biết, Việt Nam là quốc gia xếp thứ hai về nhận vốn đầu tư từ BRI (Chỉ sau Pakistan), với tổng số tiền đầu tư năm 2020 là 2 tỉ 460 triệu USD cho hai dự án: Điện mặt trời Dầu Tiếng và Điện than Nam Định 1, với số vốn là 2 tỉ 16 triệu USD do Trung Quốc chủ đầu tư.

Trong khi đó, các công ty thuộc các nước phát triển ngày càng chối bỏ các dự án điện than vì vấn đề ô nhiễm môi trường và tàn phá sức khoẻ người dân. Hơn ai hết, ông Chính biết rất rõ, tập đoàn Mitsubishi của Nhật đã tuyên bố rút khỏi dự án điện than ở tỉnh Bình Thuận. Trung Quốc, ngược lại, vẫn hăng hái thúc đẩy các dự án loại này.

Được biết, Phạm Minh Chính vốn từng dính rất sâu với 3X (Nguyễn Tấn Dũng), từ Trung ương khoá 12. Hồi ở Quảng Ninh, suýt nữa ông Chính thuyết phục được cả “ngôi vua tập thể” lái Quảng Ninh theo mô hình Thẩm Quyến qua cái gọi là “Đặc khu kinh tế Vân Đồn”, nếu không vấp phải làn sóng phản đối từ dân chúng cả nước.

Phạm Minh Chính cũng bị tai tiếng là “đại ca”, vì từng cùng hội cùng thuyền với Nhàn “AIC”, Thái Minh “Ba Vàng”... nhưng chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng không hề đụng chạm gì đến các “sân sau” ấy của Chính.

Đúng như Bác sĩ Nguyễn Duy Hướng, từ Nghệ An tố cáo “đốt lò” chỉ là hành động loè dân, đánh bóng cá nhân, kiếm cớ để “nhốt quyền lực” vào cái lồng riêng của TBT. Trong bối cảnh ấy, ông Trọng đành chấp nhận để Phạm Minh Chính cùng Vương Đình Huệ vào “Bộ Tứ” nhằm cân bằng giữa các phe phái.

Riêng ông Chính được nhà báo Huy Đức tôn vinh là nhân vật của năm. FB Đỗ Ngà dự đoán ông Chính có thể trở thành một Putin của Việt Nam. Nhưng FB Phan Thái Bình không ngần ngại gọi Chính là “kẻ gian hùng” khi mượn lò của ông Trọng, nhân danh Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã ném vào đấy tất cả những ai từng là đối thủ nặng kí của mình (điển hình là kỷ luật một loạt tướng Công an).

Dự đoán về việc “trỗi dậy” của tân Thủ tướng, giới phân tích chính trị cho rằng, ông Chính sẽ là người phất “ngọn cờ đầu” của Đảng trên nhiều địa hạt, ngoại trừ tiếp tục sứ mệnh cái lò khét tiếng của ông Trọng. Bởi vì, dọn bãi đáp để với cao hơn, ông Chính sẽ không vội gây thù chuốc oán trong nội bộ.

Vĩ thanh

Chưa rõ TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ thuyết phục Bộ Chính trị thế nào về người kế nhiệm, nếu một khi sức khoẻ không cho phép quản trị tiếp bộ máy. Việc thiếu ứng cử viên “hoàn hảo” là điều thuận cho ông Chính. Hầu hết các ứng cử viên nổi bật đều có khiếm khuyết nhất định và việc lựa chọn một trong số họ đòi hỏi phải đảo lộn các quy tắc kế thừa.

Với một số hiện tượng qua phân tích trên, có cơ sở để tin rằng, tham vọng của Phạm Minh Chính sẽ không dừng lại ở vai trò Thủ tướng Chính phủ. Việc ông Chính rồi đây sẽ leo tới tột đỉnh quyền lực của ĐCSVN là một khả năng thực tế. Và một khi ông Chính đạt được cao vọng ấy, mô hình phát triển của Việt Nam sẽ “trôi” về đâu? Nếu độc tài thông minh hết thời thì sẽ chọn độc tài kiểu gì?

Trên hướng ngược lại, nếu ông Trọng vẫn duy trì được thế “bao sân” như trước Đại hội thì liệu công cuộc “tái cấu trúc” quyền lực “Bộ Tứ” của ông Chính có vượt qua được cửa ải của TBT Nguyễn Phú Trọng hay không là việc cần tiếp tục theo dõi. Chưa nói Phạm Minh Chính cũng không thể coi thường nhánh lập pháp hiện nay do tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nắm.

Sự trỗi dậy của các tướng lĩnh do tân Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang dẫn dắt cũng là hiện tượng mới. Con đường binh nghiệp của tướng Giang có thể tạo ra tình thế cân bằng và đối trọng đáng nể hay không đối với các toan tính của tân Thủ tướng trong bang giao với Thiên triều là ẩn số lớn. Chắc chắn vai trò của quân đội rồi đây sẽ khác xa thời Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng.

Cuối cùng, bài học lớn nhất đối với các nhà cầm quyền mọi thời đại là lòng dân. Con dân nước Việt hết sức nhậy cảm và quyết liệt bày tỏ sự phẫn nộ đối với mọi thế lực rắp tâm hy sinh quyền lợi quốc gia, phản bội lợi ích dân tộc.

Việc các sử gia dán nhãn “nhuận Hồ, nguỵ Mạc” (đặt 2 triều đại này ra ngoài lề của chính sử) đủ nói lên tính nghiêm khắc và công minh của lịch sử. Trong khi ấy, nếu giành được nhiều võ công, người dân sẵn sàng “thanh lý” khiếm khuyết cho các tập đoàn thống trị, nếu các tập đoàn ấy không làm nhục quốc thể.

Tham khảo:

Tin, bài liên quan

Đầu trang

Cát Linh, RFA. 2018-06-19 - RFA

Phạm Minh Chính và Đặc khu Vân Đồn (Phần 1)

Đồ họa Dự án Casino Vân Đồn. Courtesy: Ảnh chụp màn hình dantri.com.vn

Phần 1: Đặc khu Vân Đồn mang ‘quốc tịch Trung Quốc’ từ lúc chưa ra đời

Cuộc gặp năm 2013

Đồng ý trả lời phỏng vấn với RFA về vấn đề này, nhà báo Nguyễn An Dân, người có nhiều sự quan tâm và nghiên cứu về đặc khu kinh tế, xác nhận về mốc thời gian của ý tưởng đặc khu đã có từ thời ông Võ Văn Kiệt và thêm rằng chủ trương đặc khu Vân Đồn là do “nhìn về sự thành công của Thẩm Quyến vào thập niên 90.”

“Cơ sở hình thành nên đặc khu là đã có từ lâu. Còn ông Phạm Minh Chính là người được lựa chọn vì trong quá trình luân chuyển cán bộ thì ông ấy từ Thứ trưởng Công an về làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh, thành ra ổng là người thực hiện đề án này. Bất kỳ ai ngồi vào vị trí Bí thư Quảng Ninh cũng phải thực hiện (đề án). Tuy nhiên thực hiện như thế nào và thực hiện đến đâu thì nó phụ thuộc vào bản lĩnh của Bí thư Tỉnh uỷ.”

Đề cập trực tiếp đến Vân Đồn, nhà báo Nguyễn An Dân khẳng định “Ông Phạm Minh Chính là người thực hiện theo chủ trương lớn của Đảng.”

Tuy nhiên, tạm thời khoan đề cập đến nhân vật Phạm Minh Chính, mà hãy tìm hiểu việc ông Phạm Minh Chính đã đề xuất đề án đặc khu ở Quảng Ninh như thế nào, bằng cách quay lại diễn biến của 5 năm trước, năm 2013.

Ngày 14 tháng 3 năm 2013, trên trang báo nội bộ của Khoa Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc – CCSEZR (China Center for Special Economic Zone Research) thuộc trường Đại học Thâm Quyến (Shenzhen University) đăng tải một bài báo bằng Anh ngữ với tiêu đề: Việt Nam học hỏi về Đặc khu kinh tế của người Trung Quốc (Vietnam study Chinese special economic zone).

http://www.ccsezr.org/enews/news_detail.php?newsid=3019&iframeid=101

Nội dung của bài báo cho biết đoàn đại biểu gồm 5 chuyên gia của CCSEZR được mời đến tỉnh Quảng Ninh vào ngày 19 tháng Giêng năm 2013 để trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm về chiến lược kiến trúc hình thành phát triển cho đặc khu kinh tế (SEZ) Vân Đồn.

Dẫn đầu đoàn đại biểu này là Giáo sư, Tiến sĩ, bà Đào Nhất Đào (Tao Yitao),  Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc, cũng chính là kiến trúc sư trưởng của chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc.

Cơ sở hình thành nên đặc khu là đã có từ lâu. Còn ông Phạm Minh Chính là người được lựa chọn vì trong quá trình luân chuyển cán bộ thì ông ấy từ Thứ trưởng Công an về làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh, thành ra ổng là người thực hiện đề án này. Bất kỳ ai ngồi vào vị trí Bí thư Quảng Ninh cũng phải thực hiện (đề án). Tuy nhiên thực hiện như thế nào và thực hiện đến đâu thì nó phụ thuộc vào bản lĩnh của Bí thư Tỉnh uỷ
-Nhà báo Nguyễn An Dân

Đón tiếp phái đoàn Thẩm Quyến có ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ; bà Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và các lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Nội dung buổi gặp do CCSEZR ghi lại cho biết, 5 vị giáo sư Trung Quốc đã tư vấn về các vấn đề khác nhau như: Điều kiện cơ bản, thiết kế chức năng, lựa chọn vị trí địa lý, định vị ngành, chính sách ưu đãi, quản lý kinh tế xã hội, vốn nước ngoài và quản lý nhân tài cho các đặc khu kinh tế của Việt Nam.

Đối lại, các quan chức Việt Nam bày tỏ rằng họ đã được truyền cảm hứng trong việc tham vấn và khẳng định điều này rất quan trọng cho việc xây dựng các mô hình đặc khu kinh tế ở Việt Nam.

Để kiểm chứng, chúng tôi liên lạc ông Đỗ Thông, Phó chủ tịch Thường trực Uỷ ban tỉnh Quảng Ninh, người có mặt trong chuyến đi đó và được trả lời rằng:

“Xin lỗi tôi không biết về vấn đề này.”

Chi tiết về chuyến viếng thăm này không được loan trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh. Mãi cho đến ngày 23 tháng 8 năm 2013, trang báo mạng của Quảng Ninh và Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh mới đăng tin về chuyến đi khảo sát của Đoàn chuyên gia Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc thuộc Trường Đại học Thâm Quyến tại Quảng Ninh.

Mục đích chuyến đi khảo sát này nhằm chuẩn bị cho hội thảo quốc tế về xây dựng và phát triển khu kinh tế Vân Đồn. Kết thúc chuyến đi, ông Chung Nhược Ngu, Trợ lý Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc mong muốn hai bên sẽ nhanh chóng thành lập tổ công tác nghiên cứu về đặc khu kinh tế.

Tham dự bên phía tỉnh Quảng Ninh đương nhiên không vắng mặt ông Phạm Minh Chính, Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ninh.

Phạm Minh Chính

Ông Phạm Minh Chính, áo sơ trắng giữa hình, đeo kính. Courtesy: Ảnh chụp màn hình baoquangninh.com.vn

Đánh giá, nhận xét toàn bộ những dữ kiện trên từ năm 2013, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Phạm Chí Dũng, cũng là người dành rất nhiều sự quan tâm đến dự thảo Luật Đặc khu khẳng định rằng có cơ sở để kết luận Phạm Minh Chính có liên quan mật thiết đến Luật Đặc khu.

“Khi còn là Bí thư Quảng Ninh, Phạm Minh Chính là 1 trong những người chỉ đạo, xây dựng qui chế đặc khu cho Vân Đồn, và là cơ sở tiền đề cho luật Đặc khu sau này.”

Nói về cuộc gặp giữa Phạm Minh Chính và bà Đào Nhất Đào trong thời gian đã qua, ông Phạm Chí Dũng nhận xét là rất “đáng chú ý” và “có vẻ 2 bên rất thân mật với nhau.”

Một cơ sở nữa để cho thấy sự có mặt của Phạm Minh Chính ngay từ thưở đặc khu Vân Đồn đang trong lúc “thai nghén” được ông Phạm Chí Dũng tiết lộ:

“Trong đề xuất của tỉnh Quảng Ninh cho Chính phủ lúc đó, thời gian cho nước ngoài thuê đất, Quảng Ninh đề xuất đến 120 năm chứ không phải chỉ có 99 năm như dự luật Đặc khu.

Thì người ta có thể đặt 1 câu hỏi rất lớn, 1 sự nghi ngờ rất lớn, là vì động cơ nào? Vì động cơ nào mà Phạm Minh Chính và tỉnh Quảng Ninh lại lập 1 đề xuất quá ưu đãi, quá đặc biệt, và có thể nói không khác gì chuyện “bán đất, bán nước.”

Tân Hoa Xã ngày 12 tháng 9 năm 2016 có bài viết đưa tin từ tỉnh Quảng Ninh cho biết cần 12 tỷ USD để xây dựng đặc khu kinh tế hành chính Vân Đồn.

Tân Hoa Xã trích lời ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng Ban Kinh tế tỉnh Quảng Ninh trả lời báo Tuổi trẻ trong nước về số vốn đầu tư của Quảng Ninh lúc đó đã đáp ứng được 1.8 tỷ USD.

Tuy nhiên, cả Tân Hoa Xã lẫn truyền thông trong nước không nói rõ nguồn gốc của 1.8 tỷ USD này.

Trong đề xuất của tỉnh Quảng Ninh cho Chính phủ lúc đó, thời gian cho nước ngoài thuê đất, Quảng Ninh đề xuất đến 120 năm chứ không phải chỉ có 99 năm như dự luật Đặc khu. Thì người ta có thể đặt 1 câu hỏi rất lớn, 1 sự nghi ngờ rất lớn, là vì động cơ nào? Vì động cơ nào mà Phạm Minh Chính và tỉnh Quảng Ninh lại lập 1 đề xuất quá ưu đãi, quá đặc biệt, và có thể nói không khác gì chuyện 'bán đất, bán nước'
-TS.Phạm Chí Dũng

Đây chính là câu hỏi mà nhà báo Nguyễn An Dân đặt ra về sự minh bạch đối với số vốn đầu tư của Quảng Ninh. Vì theo ông, vào năm 2014, chính phủ Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn về ngân sách, phải “vay nóng” Singapore hoặc quỹ Bảo hiểm xã hội 1 tỷ USD để cân đối chi thu, thì việc nhà nước hỗ trợ Quảng Ninh trong khoản 1.8 tỷ USD này là không có cơ sở.

Thêm vào đó, theo phân tích của nhà báo Nguyễn An Dân, thời điểm năm 2014, Việt Nam chưa xây dựng hoàn chỉnh khung định hình cơ bản cho đặc khu cũng như chưa có chiến lược, quy luật cụ thể. Do đó, không thể nghĩ rằng các quốc gia khác sẵn sàng bỏ tiền vào đầu tư ở đặc khu Vân Đồn.

Từ  đó, ông nêu ra kết luận: Phải chăng 1,8 tỷ USD Quảng Ninh đã có là từ nguồn huy động của nước có chung đường biên giới?

1,8 tỷ USD là 1% GDP của Việt Nam, một con số không nhỏ. Huy động được con số này, phải chăng chỉ có Phạm Minh Chính?

Theo ông Phạm Chí Dũng, ông trả lời vấn đề này theo cách đánh giá tư duy chung trong Đảng Cộng sản Việt Nam.

“Với não trạng chung trong Đảng thì nó tựa tựa như nhau. Nếu không phải Phạm Minh Chính mà 1 nhân vật khác thì cũng phải thi hành chủ trương từ cấp trên mà thôi. Chỉ có điều nếu là người khác thì có thể về mặt kỹ thuật nó sẽ khác đi.”

Một góc nhìn khác, trong đó có 1 yếu tố tích cực từ nhà báo Nguyễn An Dân được ông chia sẻ:

“Ông Phạm Minh Chính không phải như những lãnh đạo Đảng hay lãnh đạo địa phương khác mà chờ phía trên giao việc. Mà ông muốn chủ động trong công việc.

Thứ 2, ông Phạm Minh Chính viết rất nhiều sách về kinh tế thị trường định hướng XHCN, rồi ổng có nghiên cứu từ thời ổng là Tuỳ viên sứ quán ở Đông Âu trong giai đoạn Đông Âu chuyển hoá từ độc tài sang dân chủ.

Từ đó mới sinh ra là ông Phạm Minh Chính cũng muốn tích cực làm đặc khu này.”

Tuy nhiên, nhà báo Phạm An Dân cũng đã nói thêm: “Bên cạnh đó có những vấn đề khác, chẳng hạn ông Phạm Minh Chính chưa hiểu hết ý đồ của Trung Quốc.”

Tin, bài liên quan

Đầu trang

Cát Linh, RFA. 2018-06-19 - RFA

Phạm Minh Chính và Đặc khu Vân Đồn (Phần 2)

Vân Đồn, Quảng Ninh-Việt Nam. Courtesy: Ảnh chụp màn hình zing.vn

Phần 2: Phạm Minh Chính, Đào Nhất Đào, Vân Đồn và Một vành đai, một con đường

Trong phần 1, chúng tôi đã trình bày về sự ra đời của dự án đặc khu kinh tế, đặc biệt là đặc khu Vân Đồn, Quảng Ninh.

Sự liên kết giữa hai nhân vật quan trọng là ông Phạm Minh Chính là bà Đào Nhất Đào ảnh hưởng như thế nào trong sự hình thành thành đặc khu Vân Đồn cũng như dự thảo luật Đặc khu?

Đào Nhất Đào và Vân Đồn

Một năm sau chuyến thăm của đoàn đại biểu gồm 5 chuyên gia của CCSEZR đến tỉnh Quảng Ninh ngày 19 tháng Giêng năm 2013, bà Đào Nhất Đào đã quay lại Việt Nam vào ngày 19 tháng 3 năm 2014 để tham dự Hội thảo Khoa học quốc tế về phát triển đặc khu kinh tế.

Tại đây, bà Đào Nhất Đào dành những lời nhận xét khá ưu ái khi trả lời phóng viên Báo Quảng Ninh về tiềm năng phát triển của đặc khu Vân Đồn:

“Theo đánh giá của tôi, Vân Đồn hiện có những điều kiện thuận lợi hơn Thâm Quyến ngày trước rất nhiều: Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm trong tam giác kinh tế phía Bắc, có những điều kiện thuận lợi về thiên thời, địa lợi và ưu thế đi sau, hiện chỉ còn thiếu nhân hòa.”

Nhấn mạnh ngay sau đó, bà đưa ý kiến về giải pháp, đó là: “Để có được điều này, theo tôi Chính phủ Việt Nam phải giao cho Quảng Ninh những cơ chế đặc thù.”

Làm sao để bù “nhân hoà”? Thế nào là cơ chế đặc thù?

Đáng chú ý, bà Đào Nhất Đào là cố vấn, kiến trúc sư trưởng của chiến lược ‘Một vành đai, Một con đường’ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Những chuyên gia kinh tế gọi nhận định đây là chiến lược có tham vọng nhân rộng ra cả Châu Á.

Vân Đồn và Một vành đai, một con đường

Rất nhiều các nhà nghiên cứu chính trị kinh tế trên thế giới đã đưa ra những quan ngại về ảnh hưởng của chiến lược Vành đai, con đường đối với những quốc gia nó liên kết.

Tờ Tuổi Trẻ ngày 18 tháng 4 có một bài viết trong đó trích dẫn ý kiến của Ông Peter Cai, chuyên gia tư vấn tại Viện Lowy (Úc) chuyên nghiên cứu chiến lược "Vành đai, Con đường", nhận định rõ ràng rằng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc sẽ mở rộng ở những quốc gia mà "Vành đai, Con đường" liên kết.

Trung tâm nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS), có trụ sở ở thủ đô Washington, Mỹ nhận định trong 1 báo cáo ngày 17 tháng 4 rằng “Vành đai, con đường” của Bắc Kinh là thật ra nhằm phục vụ mục đích mở rộng ảnh hưởng chính trị và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.

Một báo cáo khác của các nhà nghiên cứu Mỹ về 15 dự án cảng biển do Trung Quốc cấp vốn ở Bangladesh, Sri Lanka, Campuchia, Úc, Oman, Malaysia, Indonesia, Djibouti và những quốc gia khác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương kết luận rằng các dự án này không được xúc tiến theo hướng "có lợi cho đôi bên" như Bắc Kinh tuyên bố. Thay vào đó, các khoản đầu tư dường như để tạo ra ảnh hưởng chính trị, lén lút mở rộng hiện diện quân sự của Trung Quốc và dựng lên một môi trường chiến lược có lợi cho Bắc Kinh trong khu vực.

Ông Phạm Chí Dũng chia sẻ thêm những nhận định về vai trò của đặc khu ở Việt Nam.

Bà Đào Nhất Đào, kiến trúc sư trưởng của Một vành đai, một con đường phải tiếp xúc với ông Phạm Minh Chính, trên cương vị bà Đào Nhất Đào là người chủ trì đề án và ông Phạm Minh Chính là người đứng đầu địa phương Vân Đồn nơi sẽ hình thành đặc khu. Hai tư tưởng lớn, 1 bên là phía ông Tập Cận Bình, một bên là tư duy của bên Đảng thì việc bà Đào Nhất Đào và ông Phạm Minh Chính kết nối với nhau là đương nhiên thôi
-Nhà báo Nguyễn An Dân

“Đặc khu chính là môi trường vô cùng thông thoáng để rửa tiền, mà cơ quan pháp luật không thể làm gì khác. Chưa kể là trong đặc khu có thể sản xuất vũ khí, nói chung là kinh doanh trái pháp luật khá nhiều chuyện mà phap luật không thể sờ gáy được.

Có một điều cực kỳ nguy hiểm ở mặt đối ngoại là đã có những nhà đầu tư chiến lược nhắm sẵn đặc khu rồi.

Trong những nhà đầu tư đó có những nhà đầu tư bị nghi ngờ lớn là có quan hệ chân trong chân ngoài với nước ngoài, chính xác là với Trung Quốc.”

Phạm Minh Chính, Đào Nhất Đào và Vân Đồn

Trở lại với kế hoạch đặc khu Vân Đồn của Quảng Ninh, hay nói cách khác là sản phẩm của Phạm Minh Chính.  Ngày 27 tháng Giêng năm 2018, phái đoàn Quảng Ninh do Phạm Minh Chính làm trưởng đoàn chuyến đi thăm Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến), theo lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chuyến đi này cũng do trang báo nội bộ của Khoa Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc – CCSEZR (China Center for Special Economic Zone Research) thuộc trường Đại học Thâm Quyến (Shenzhen University) đưa tin.

Cũng cần phải nói rõ là phái đoàn Việt Nam trong chuyến đi này trên thực tế là Ban Chỉ đạo Quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Lý do là trước đó, báo chính phủ cho đăng tải Quyết định số 56/QĐ-TTG về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 11 tháng 1 năm 2018.

Ban Chỉ đạo này do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  làm Trưởng ban. Hai Phó trưởng ban là ông Trương Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Uông Chu Lưu, Uỷ viên Ban Châp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và 25 uỷ viên khác.

Trong bài viết của trang CCSEZR, đáng chú ý là bà Đào Nhất Đào với văn phong vừa phải của nhà ngoại giao, gọi ông Phạm Minh Chính là “người bạn cũ của CCSEZR”. Ngược lại, đáp lại là lời phát biểu của ông Phạm Minh Chính được ghi rằng: “Trở lại Đại học Thâm Quyến lần này cho tôi cảm giác ấm áp như trở về nhà, được gặp lại những anh chị em trong gia đình.”

http://www.ccsezr.org/enews/news_detail.php?newsid=3986

Trong bài phát biểu của mình, ông Phạm Minh Chính xin được tư vấn từ CCSEZR về ba vấn đề, trong đó có câu hỏi: “Thời gian sử dụng đất có phải là 70 hay 99 năm không?

Nhìn lại tất cả những sự kiện gắn kết giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc, đại diện là Khoa Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, đại diện là đoàn đại biểu tỉnh Quảng Ninh, sau này là Ban Chỉ đạo Quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, đã chỉ ra rất rõ phần nào sự ảnh hưởng rõ rệt của Bắc Kinh ở đặc khu Vân Đồn.

Phân tích cụ thể hơn là từ nhà báo Nguyễn An Dân:

Đặc khu chính là môi trường vô cùng thông thoáng để rửa tiền, mà cơ quan pháp luật không thể làm gì khác. Chưa kể là trong đặc khu có thể sản xuất vũ khí, nói chung là kinh doanh trái pháp luật khá nhiều chuyện mà phap luật không thể sờ gáy được...Trong những nhà đầu tư có những nhà đầu tư bị nghi ngờ lớn là có quan hệ chân trong chân ngoài với nước ngoài, chính xác là với Trung Quốc
-TS. Phạm Chí Dũng

“Khi Trung Quốc họ biết Việt Nam có chủ trương làm đặc khu ở Vân Đồn, và khi ông Tập Cận Bình đưa chiến lược Một vành đai, một con đường ra thì Trung Quốc muốn kết nối với Việt Nam vào trong chiến lược này. Thì bắt buộc phải  kết nối đặc khu Vân Đồn vì vị trí quan trọng về địa chính trị của nó, là cửa khẩu của Việt Nam. Như thế, đương nhiên bà Đào Nhất Đào, kiến trúc sư trưởng của Một vành đai, một con đường phải tiếp xúc với ông Phạm Minh Chính, trên cương vị bà Đào Nhất Đào là người chủ trì đề án và ông Phạm Minh Chính là người đứng đầu địa phương Vân Đồn nơi sẽ hình thành đặc khu.

Hai tư tưởng lớn, 1 bên là phía ông Tập Cận Bình, một bên là tư duy của bên Đảng thì việc bà Đào Nhất Đào và ông Phạm Minh Chính kết nối với nhau là đương nhiên thôi.”

Vì sao Vân Đồn lại được Bắc Kinh dành cho nhiều “thiện chí” đến thế? Theo nhà báo Nguyễn An Dân, đó là xét theo địa chính trị, và Trung Quốc cần Vân Đồn hơn là Vân Phong và Phú Quốc. Thêm vào đó, Vân Đồn không gặp trở ngại về vai trò của chính quyền địa phương như Vân Phong và Phú Quốc.

Vân Đồn án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ chỉ cách Hải Nam của Trung Quốc 200 hải lý, một vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía Đông Bắc.

Vân Đồn có trở thành đặc khu hay không? Luật Đặc khu có được thông qua vào tháng 10 tới hay không? Điều này ông Phạm Chí Dũng cho rằng hoàn toàn có thể, nếu không có sức đấu tranh của toàn dân, toàn xã hội phản đối những điều bất công, bất cập, bất hợp lý và nguy hiểm trong dự luật này.

Tin, bài liên quan

Đầu trang

31/01/2021 - baotiengdan

Phạm Minh Chính, viên công an đến từ Thanh Hóa

Jackhammer Nguyễn
31-1-2021

Bước đệm cho chức Tổng Bí thư?

Danh sách Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) chính thức được công bố, giống hệt như những đồn đoán, rò rỉ từ cả tuần trước về vị trí của “tứ trụ”, bốn người đứng đầu là các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Ngoài vị trí tổng bí thư đã được công bố dành cho nhân vật vô cùng đặc biệt là ông Nguyễn Phú Trọng, ba chức vụ còn lại, chủ tịch nước, thủ tướng, và chủ tịch quốc hội, sẽ được chính thức công bố trong kỳ họp quốc hội sắp tới. Tuy vậy, hầu như chắc chắn rằng ông Phúc sẽ là chủ tịch nước, ông Chính giữ chức thủ tướng, còn ông Huệ ngồi ghế chủ tịch quốc hội.

Cuộc đua quyền lực chính trị của đảng CSVN trong suốt mấy tháng qua rất ồn ào, xung quanh nhân vật “đặc biệt” Nguyễn Phú Trọng, nhưng như tôi có nói trong một bài viết gần đây trên Tiếng Dân, rằng nhân vật nên được chú ý tới phải là ông Phạm Minh Chính, là người sắp tới điều hành guồng máy kinh tế quốc gia, một nhân vật còn trẻ so với bốn vị kia và có khả năng leo tới tột đỉnh quyền lực của đảng CSVN.

Ông Nguyễn Xuân Phúc là người bị thiệt thòi nhất trong cuộc đua này, đành nhận chức chủ tịch nước cho có tước vị trước khi về hưu. Ông Huệ, mặc dù có lời đồn đoán rằng, ông đang khéo léo ủ mưu cùng ông Chính, nhưng những ý kiến khác lại nói là ông ta không có tham vọng, và trong suốt những năm ông có chức có quyền, ông mẫn cán làm một nhà kỹ trị theo chuyên môn, Đảng đặt đâu ông ngồi đấy.

Viên công an đến từ Thanh Hóa

Thế Phạm Minh Chính là ai? Một số người không ưa ông thì bảo ông là một viên công an đến từ Thanh Hóa. Những người thích ông thì bảo ông “được đào tạo” ở nước ngoài, nói được tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Cả hai ý kiến đều đúng và đều sai.

Ông đến từ Thanh Hóa thật, ông cũng mang quân hàm công an cấp tướng, nhưng ông không phải là công an gốc, mà là tham gia công an ngang xương, để leo lên bằng sức mạnh quyền lực của bộ máy này trong chế độ nhà nước công an trị.

Quả là ông có được đào tạo ở nước ngoài, như lời ông đảng viên Vũ Minh Khương từ Singapore nói với BBC tiếng Việt. Nhưng ta nên hiểu ý của ông Khương là muốn cho mọi người nghĩ: Ồ, ông ta cũng … Tây đấy chứ!

Thật ra, ông Chính được đào tạo ở nước ngoài nhưng không phải Tây, mà là Romania, thời mồ ma cộng sản ở Đông Âu. Tức là ông nói được tiếng Romania, cố thêm chút xíu có thể học được tiếng Pháp vì hai thứ tiếng này khá giống nhau. Còn tiếng Anh thì, ông Nguyễn Xuân Phúc, có học nước ngoài bao giờ nhưng … cũng biết mà.

Nếu như ông Chính chịu ảnh hưởng mạnh của chính trị xã hội Romania thời ông học ở đó thì không có gì đáng mừng. Cái xứ quyền thoại Ma ca rồng này là một trong những nơi kém cỏi nhất của thế giới cộng sản thời xưa, với nhà độc tài Ceaucescu, từng ủng hộ Polpot, chống cuộc chiến của Hà Nội ở Cambodia.

Mà thật ra, các nhân vật chính trị Việt Nam lệ thuộc vào những nguyên nhân nội địa hơn là ảnh hưởng từ việc đào tạo từ nước ngoài. Thế cho nên tài năng của ông Chính, nếu có, là nhờ vào gốc tích công an (dù ngang xương) và hệ thống Thanh Hóa của ông hơn là tài năng nước ngoài như ông Vũ Minh Khương, cố tình làm cho người ta hiểu sai.

Người ta nói rằng ông Chính bắt đầu đi lên từ thời ông Lê Khả Phiêu, một đồng hương Thanh Hóa làm tổng bí thư, khi ông này tổ chức một hệ thống Thanh Hóa trèo cao leo sâu trong đảng CSVN. Ở đây cũng nên nhắc lại rằng Thanh Hóa là một địa bàn quan trọng cho cuộc xâm lăng về phía Nam của người Việt chống lại vương quốc Chăm, đây cũng là quê hương của loạn kiêu binh một thời, của những trận đói kém tàn khốc ngay trong thời Việt Nam cộng sản.

Ý tưởng “cài cắm” ông Chính vào bộ máy công an quả là một ý tưởng tuyệt vời đưa đến thành quả hôm nay. Từ bộ máy này, ông Chính mới có cơ hội thăng quan tiến chức vào đến chức vụ Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng, rất hợp với bộ máy công an chuyên lập hồ sơ, theo dõi các đồng chí, là kẻ gác cổng của Đảng.

Nhưng ở Việt Nam trong hơn 30 năm nay, khi mà đất nước ngày càng năng mùi kim tiền, thì bộ quân phục công an là không đủ, ông Chính phải có một sự khôn khéo nữa. Đó là nói tốt cho ông, còn người ghét ông sẽ nói ông thuộc loại nịnh hót lương lẹo để leo lên. Một nhà báo trong nước có nói với tôi cách đây mấy năm, rằng ông Chính là người dễ gần, khá thoải mái với báo chí, với người lạ.

Dân chủ cơ sở và đặc khu

Ông Chính có hai công trình để lại trong thời kỳ tiền thủ tướng của ông, đó là thí nghiệm về việc bầu cử trực tiếp cấp xã, và dự án đặc khu Vân Đồn. Cả hai đều được thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh, lúc ông làm bí thư tỉnh ủy.

Thí nghiệm bầu cử trực tiếp cấp xã cuối cùng không mở rộng đến đâu cả, có thể vì Đảng sợ kiểu dân chủ trực tiếp như vậy từ ông láng giềng phương Bắc với kinh nghiệm dân nổi dậy ở làng Ô Khảm và ở Việt Nam gần đây là vụ thôn Hoành, làng Đồng Tâm.

Dự án đặc khu Vân Đồn của ông Chính nổi tiếng hơn, đi kèm với dự luật đặc khu, định cho người nước ngoài thuê đất Việt Nam trong 99 năm. Tin chấn động này làm bùng nổ những cuộc biểu tình với hàng chục ngàn người hồi tháng 6/2018, có những nơi dẫn tới bạo động, đốt nhà, đốt xe cảnh sát tại Bình Thuận.

Ông Phạm Minh Chính (trái) và Trần Hy, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương TQ, trong lần thăm TQ hồi tháng 1/2018. Nguồn: TTXVN

Tuy dự luật đặc khu không dám đề cập trực tiếp đến người Tàu, mà chỉ nói rằng “nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh”, mà ai cũng hiểu nước láng giềng này là nước nào. Người Việt lo ngại rằng, cho người Tàu thuê đất như thế thì có khác gì dâng mảnh đất này cho họ? Mối thù truyền kiếp với người Tàu, cộng với những bất bình xã hội khác đã dẫn đến những cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi người cộng sản cầm quyền trên cả nước Việt Nam.

Người ta đổ cho ông Chính là thân Tàu nên mới bày ra chuyện đặc khu. Tôi thì nghĩ khác, quyết định trên phải được Đảng chấp nhận, nếu thân Tàu thì cả Đảng thân Tàu chứ chẳng phải mình ông Chính. Chẳng qua ông Chính lúc đó đang muốn leo cao, bày trò lập công, mà tỉnh ông phụ trách là Quảng Ninh, sẵn biên giới Tàu, chứ nếu ông làm bí thư Buôn Mê Thuột, thì chắc ông sẽ bày trò khác. Mà một vị khác, không có điều tiếng về thân Tàu là bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lên tiếng bên vực luật đặc khu đó mà.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Nhưng tất cả những điều đó đã là quá khứ rồi. Ta dự đoán gì về việc cầm quyền của ông Chính tới đây?

Giới phân tích chính trị cho rằng, ông Chính được đưa vào tứ trụ để đổi lấy việc loại ông Trần Quốc Vượng ra khỏi bộ tứ, vì thế trong một chừng mực nào đó, ông Chính là người thay thế ông Vượng, để nắm “ngọn cờ đầu” của Đảng, tiếp tục đốt cái lò nổi tiếng của ông Trọng. Nhưng ông có đốt được ai hay không, lại là chuyện khác.

Một nguyên nhân làm cho ông Trọng đốt lò được là do ông được nhiều người đánh giá là trong sạch, không có điều tiếng gì về tham nhũng, ông ta chỉ có tham quyền, trong khi ông Chính không được như thế. Hồi ông chưa nắm ghế tứ trụ người ta đã xì xầm về biệt thự tráng lệ của ông ở Vườn Đào, Hồ Tây rồi.

Nhưng biết đâu khả năng đốt lò yếu của ông lại được giới kỹ trị, kinh tế của Đảng yên tâm thì sao? Nếu như thế thì cộng với sự khôn khéo của ông, ông sẽ làm việc được với những người ủng hộ ông Phúc, làm ông Phúc yên tâm hưởng chút danh vị cuối đời.

Về đối ngoại thì sao? Ông Chính dính chàm vụ đặc khu đó, liệu Việt Nam sẽ ngã về Bắc Kinh thời ông cầm quyền?

Tôi không nghĩ là ông Chính sẽ thay đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam đã được hoạch định là đu dây giữa hai cường quốc Mỹ – Tàu, trong khu vực Đông Nam Á, vì chính sách ngoại giao của Đảng là một quyết sách tập thể, mà theo nhà quan sát người Úc, GS Carl Thayer, được quyết định từ lâu rồi, không có sự đột ngột thay đổi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ công du nước nào đầu tiên? Tôi không nghĩ rằng sẽ là Bắc Kinh hoặc Washington. Washington thì bận bịu quá, ai mà tiếp ông, nếu không có quyết định đột phá nào từ ông Biden. Còn Bắc Kinh thì cái vết chàm đặc khu còn đó, và có không ít ủy viên trung ương đâu ưa gì Bắc Kinh, cho nên nếu ông thăm Tàu thì đó là một quyết định rất dở.

Đầu trang

01/02/2021 - baotiengdan

Nhân vật của năm, của đại hội XIII: Phạm Minh Chính

Huy Đức
1-2-2021

Ông Phạm Minh Chính – được Đại hội bầu để ứng cử vào vị trí Thủ tướng – rõ ràng là nhân vật của năm, hay đúng hơn, là nhân vật của Đại hội XIII.

Có lẽ, với vai trò chuẩn bị nhân sự cho Đại hội, không chỉ ông mà cả TBT Nguyễn Phú Trọng, nếu vẫn theo truyền thống, BCT trình Trung ương “Bộ Tứ” trước, thì hai ông ngồi trong đó sẽ rất… khó coi. Ở đây, cái cách “xin ý kiến Trung ương” từng bước: Tách hay không tách TBT – CTN, mấy trường hợp đặc biệt và cho vị trí nào; Đưa tất cả các trường hợp quá tuổi ra lấy phiếu… thì, những người (tưởng là) ứng cử viên trước đó có không lọt vô, dẫu có ấm ức, cũng không thể nào trách cứ.

Cái cách lấy phiếu thăm dò Trung ương, tiến cử cho 4 vị trí đứng đầu, mới thật là kín kẽ và bản lĩnh. Trung ương – khoảng sau kỳ họp 14 – đã vận hành như một “Mật nghị Hồng y”, họ không phải bỏ phiếu cho một đề cử có sẵn mà tiến cử.

Quan sát một lộ trình bắt đầu rời Bộ Công an của ông Phạm Minh Chính, thấy rõ, ông đã chuẩn bị tình huống này cho mình không phải một tháng hay một năm. Ông tích lũy di sản cả về thực tiễn (phát triển Quảng Ninh) và cả về chính trị như là một nhà cải cách (cho dù những cải cách về công tác cán bộ của ông ở QN là còn cần phải thảo luận nhiều về lý luận).

Ông Hoàng Ngọc Nhất hẳn đã rất tinh khi chọn ông Chính làm thư ký. Nhưng ít có một thư ký nào khi “sếp” mình “rớt đài” không những không “việt vị” mà còn tiến rất xa hơn “sếp”. Phần sau trong sự nghiệp của ông có vai trò rất đáng kể của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tháng 5-1998, tôi lên Yên Tử, lấy cớ viết về Thượng hoàng Trần Nhân Tông, khai thác yếu tố Ngài “lên núi” để “phản ứng” với ngôi vị Thái Thượng Hoàng. Khi về có gặp TBT Lê Khả Phiêu, tôi có kể câu chuyện, các tảng đá trên đỉnh Chùa Đồng khắc rất nhiều tên tuổi để nói “ai lên đến đó cũng chỉ muốn lưu danh”.

Phạm Minh Chính là một người rất thông minh. Cách hành xử của ông trong thời gian qua cho thấy, ông đang tìm kiếm giá trị gì [các đời Trưởng ban Tổ chức trước ông đều có rất nhiều ân oán và ông thì lại được đa số các “hồng y” mà ông sắp xếp trả ân]. Tôi nghĩ, ông sẽ học bài học từ hai người “sếp” cũ, để giấu bớt sự thông minh, không kiêu bạc như Tướng Hoàng Ngọc Nhất; không mất khả năng kiểm soát lòng tham như Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Phạm Minh Chính, có lẽ, sẽ quan tâm tới việc gây dấu ấn trong lịch sử hơn là những gì ông đã có. Ông Phạm Minh Chính, có lẽ, sẽ muốn mình là một nhà cải cách. Và nếu ông “khép lại quá khứ” chuẩn bị cho mình một lộ trình cải cách đúng đắn và chắc chắn thì không chỉ ông mà đất nước cũng sẽ có thêm dấu ấn.

PS: Trước đây ông Võ Văn Kiệt thừa nhận là cả ông, ông Phan Văn Khải rồi Nguyễn Tấn Dũng đều chưa đầu tư đúng mức cho Nam Bộ. Ông Chính là Thủ tướng không phải là người Nam Bộ nếu sửa khắc phục được thiếu sót này của 3 người tiền nhiệm thì Nam Bộ cũng được mà ông cũng được.

Đầu trang