Vượt qua Việt
Giấc mơ Đại Hán
Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình ... tan hoang !
  ||   A   A   A   A  

Các dân tộc bị đế quốc đỏ thống trị, hãy đoàn kết lại !
Vượt qua Việt

Biển Đông Á (3)

Bài mới hơn  Bài cũ hơn  Mục lục  Trang chính

22 tháng 5 2020 - bbc.com

Biển Đông: 'Nếu Đông Nam Á cứ đi hai hàng, TQ sẽ hưởng lợi'

Bùi Thư
BBC News Tiếng Việt

GETTY IMAGES - Hàng không mẫu hạm Mỹ Theodore Roosevelt

Nhà nghiên cứu Raul Pedrozo, chuyên gia luật quốc tế từng nhiều năm làm việc cho Hải quân Mỹ, nói các nước Đông Nam Á cần đứng lên chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông.

"Có những lúc, các quốc gia Đông Nam Á phải lựa chọn giữa việc tiếp tục thỏa hiệp hay cùng nhau đứng lên. Trung Quốc là kẻ bắt nạt. Cách duy nhất để chống lại kẻ bắt nạt là đẩy lùi nó và đứng lên bảo vệ lợi quyền của mình", ông Raul Pedrozo trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 21/5.

Cựu sĩ quan hải quân từng làm cố vấn luật cho Bộ tư lệnh Thái Bình Dương cũng nói rằng các hoạt động của Hải quân Mỹ tại Biển Đông sẽ tiếp diễn để "trấn an bạn bè và đồng minh cũng như chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc".

'Không để Trung Quốc bắt nạt'

Gần đây, Trung Quốc gần đây đã gia tăng các hoạt động đáng chú ý tại Biển Đông khiến nhiều nước Đông Nam Á lo ngại. Nổi cộm nhất là hoạt động của tàu thăm dò, nghiên cứu hồi năm 2019 và đầu năm nay trong các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia.

Việc Trung Quốc điều máy bay quân sự ra đá Chữ Thập ở Trường Sa, ban lệnh cấm đánh bắt cá, tăng cường hoạt động của tàu chiến, tàu sân bay… là những bước đi gây quan ngại khác.

Cùng thời gian trên, Mỹ cũng gia tăng sự hiện diện và các hoạt động tại Biển Đông dù nước này đang chật vật đối phó với đại dịch Covid-19.

"Các chiến dịch Tự do Hàng hải của Mỹ (FONOPS) tại Biển Đông đã tăng trong một năm qua. Năm tài chính 2019, Mỹ triển khai 7 FONOPS; chỉ mới 8 tháng đầu năm tài chính 2020 (tính từ 1/10/2019 - PV), Mỹ đã tiến hành 7 FONOPS. Tuy nhiên, các hoạt động khác của tàu và máy bay vẫn giữ mức tương đương với các năm trước", giáo sư Pedrozo chia sẻ.

Ông Raul Pedrozo từng phục vụ trong Hải quân Mỹ, là cựu giáo sư luật quốc tế tại Đại học Chiến tranh Hải quân (U.S. Naval War College), cố vấn luật quốc tế của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, trợ lý đặc biệt của Thứ trưởng phụ trách chính sách Bộ Quốc phòng. Năm 2014, ông từng công bố công trình dày 142 trang về tranh chấp tại Biển Đông.

"Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương như chúng tôi vẫn làm lâu nay để trấn an bạn bè và đồng minh, ngăn chặn sự bắt nạt của Trung Quốc và duy trì trật tự dựa trên luật lệ vốn đã mang lại hòa bình và thịnh vượng cho khu vực trong 75 năm qua", Giáo sư Pedrozo nói thêm và cho biết ông không thấy đây là một sự thay đổi trong chiến lược hải quân của Hoa Kỳ.

GETTY IMAGES - Ông Raul Pedrozo (ngồi giữa) trong sự kiện An ninh hàng hải quốc tế tại Malaysia 2007 với tư cách là Cố vấn luật của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. Bìa trái là Tham mưu trưởng quân đội Malaysia Abdul Aziz Zainal, bìa phải là Phó Thủ tướng Malaysia Najib Razak đang phát biểu.

Ý kiến trên khác với nhận định của Timothy Heath, chuyên gia quốc phòng cấp cao của Rand Corp., trên CNN trước đó, rằng việc duy trì sự hiện diện thường trực tại Biển Đông gợi ý về một chiến lược mới của Lầu Năm Góc nhằm khiến đối phương không bao giờ thoải mái.

Vào ngày 7/5, Đô đốc John Aquilino, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, cũng nói rằng Mỹ sẽ đứng cạnh các nước bạn bè và đồng minh để chống lại sự đàn áp và các yêu sách phi pháp đối với vùng biển quốc tế và các tài nguyên.

"Chúng tôi cam kết tuân thủ một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông và chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ quyền tự do hàng hải cũng như thượng tôn pháp luật", ông Aquilino nói trong một thông cáo của Hải quân.

"Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chấm dứt mô hình cưỡng bách người dân Đông Nam Á trong vấn đề khai thác dầu mỏ, khí đốt và thủy sản ngoài khơi".

Phát biểu của Đô đốc Aquilino nằm trong chuỗi các hoạt động truyền thông vốn được đẩy lên mạnh mẽ khác thường của Hải quân Mỹ thời gian gần đây.

Theo chuyên gia Pedrozo, sở dĩ các chiến dịch này được truyền thông mạnh hơn là do "hành vi bá đạo của Trung Quốc".

"Trung Quốc trực tiếp ngăn chặn các quốc gia Đông Nam Á thực thi chủ quyền và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong EEZ của họ cũng như ở vùng biển quốc tế", ông nói. "Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện một cách hòa bình hoạt động hàng hải và hàng không, theo nguyên tắc tự do và hợp pháp, và sẽ tiếp tục bay, đi lại trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".

Đối với các quốc gia Đông Nam Á, theo ông Pedrozo, cách duy nhất buộc Trung Quốc ngừng "hành động bắt nạt" là cùng nhau đứng lên.

"Nếu các quốc gia Đông Nam Á cứ đi hai hàng, Trung Quốc sẽ tiếp tục hưởng lợi. Cho dù Trung Quốc gây sức ép thông qua hoạt động quân sự và áp lực kinh tế, các quốc gia trong vùng phải chống lại hành động đó, thách thức Trung Quốc về mặt ngoại giao. Các nước cần hợp tác với nhau để bảo vệ chủ quyền và tài nguyên. Đầu hàng trước sự lấn tới của Trung Quốc sẽ gây tổn hại cho an ninh quốc gia của tất cả các quốc gia Đông Nam Á", ông cảnh cáo.

'Hợp tác hải quân với Việt Nam phát triển nhanh'

Việt Nam và Mỹ từng có quá khứ đối đầu, nhưng theo ông Pedrozo, hợp tác quân sự giữa hai nước trong thời gian qua "đã phát triển nhanh chóng", đặc biệt là về hải quân.

"Hoa Kỳ và Việt Nam chia sẻ lợi ích chung trong việc thúc đẩy một trật tự dựa trên luật lệ nhằm bảo vệ chủ quyền, nguồn lợi kinh tế và quyền cá nhân của tất cả các quốc gia", ông nói.

Chuyên gia Pedrozo cũng đưa ra các ví dụ cụ thể về hợp tác hải quân:

"Năm 2017, Mỹ đã chuyển giao một tàu tuần tra bờ biển lớp Hamilton cho Việt Nam, hiện đang thực hiện nhiệm vụ an ninh hàng hải ở Biển Đông. Một tàu thứ hai cũng sẽ sớm được bàn giao. Năm 2018, tàu USS Carl Vinson đã có chuyến thăm lịch sử đến Đà Nẵng. Cũng trong năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), cuộc tập trận hàng hải lớn nhất thế giới. Năm 2018, Mỹ đã chuyển 12 tàu tuần tra nhanh Metal Shark cho Cảnh sát biển Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ bảo an hàng hải. Vào năm 2020, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã thăm Đà Nẵng, là tàu sân bay thứ hai của Hoa Kỳ đến Đà Nẵng trong vòng hai năm".

US EMBASSY HÀ NỘI - Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink và Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ tham gia buổi thăm của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tại Đà Nẵng hôm 5/3.

Quan trọng hơn, theo ông Pedrozo, Mỹ cũng đang cung cấp sự trợ giúp và thiết bị để Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải, chống lại các hoạt động vi phạm do tàu cá và tàu của chính quyền Trung Quốc thực hiện trong vùng lãnh hải hoặc EEZ của Việt Nam.

"Hoa Kỳ hoan nghênh các tuyên bố công khai của Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không cho tất cả các quốc gia trên Biển Đông", ông nhấn mạnh.

Chuyên gia Pedrozo cũng đánh giá "việc tiếp cận vịnh Cam Ranh sẽ mang lại lợi ích lớn cho Hải quân Hoa Kỳ và sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng đến Trung Quốc rằng Việt Nam đã chán ngấy với hành vi bắt nạt và ác ý của Trung Quốc". Tuy nhiên, ông không cho rằng Việt Nam đã sẵn sàng để một cường quốc nước ngoài đặt căn cứ hải quân trên lãnh thổ của mình.

"Có lẽ điều này sẽ xảy ra vào một ngày nào đó, nhưng không phải trong tương lai gần", ông nói.

'Úc có vai trò lớn tại Biển Đông'

Ngày 18/5, trả lời phỏng vấn tờ Economic Times, Cao ủy Úc tại Ấn Độ Barry O'Farrell nói: "Tàu chiến và máy bay Úc sẽ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông và ủng hộ các nước khác có hành động tương tự".

Ông cũng bày tỏ quan ngại về hành vi quân sự hóa các thực thể tranh chấp ở Biển Đông.

Trước đó, hôm 22/4, Bộ Quốc phòng Úc cho hay tàu hộ vệ tên lửa HMAS Parramatta đã tập trận với các tàu chiến Mỹ ở Biển Đông.

"Duy trì một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở không phải là trách nhiệm riêng của Hải quân Hoa Kỳ", chuyên gia Pedrozo nhận định. "Tất cả các nước cùng chia sẻ trách nhiệm đó. Hoa Kỳ khuyến khích tất cả các quốc gia hỗ trợ nhau bảo vệ quyền và tự do hàng hải của cộng đồng quốc tế trên bề mặt, trong lòng biển và trên bầu trời các đại dương".

Ông Pedrozo nói rằng Úc là một trong những đồng minh đáng tin cậy và có giá trị nhất của Mỹ, và Hải quân Mỹ đánh giá cao hoạt động tập luyện chung với Hải quân Hoàng gia Úc.

IAN WALDIE - Tàu HMAS Parramatta của Hải quân Hoàng gia Úc mới đây đã tham gia các hoạt động tại Biển Đông

"Hoa Kỳ hoan nghênh việc triển khai tàu HMAS Parramatta gần đây ở Biển Đông và việc tàu này tham gia tập trận chung với các tàu USS America, USS Bunker Hill và USS Barry ngoài khơi Malaysia", ông nói.

Theo ông Pedrozo, đây chỉ là một trong nhiều ví dụ về sự cam kết và việc tiếp tục hiện diện của Úc trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Năm 2019, một đội gồm bốn tàu của Hải quân Hoàng gia Úc đã được triển khai ba tháng tới khu vực, trong khuôn khổ chiến dịch Endeavour 2019 Ấn Độ-Thái Bình Dương, tham gia các cuộc diễn tập hải quân đa quốc gia và huấn luyện quân sự với Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Đầu trang

1 tháng 6 2020 - bbc.com

Biển Đông: TQ và kế hoạch công bố vùng nhận dạng phòng không

Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt

GETTY IMAGES - Biển Đông, với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những vùng biển có tranh chấp nhất về chủ quyền

Trung Quốc sẽ gặp hậu quả nặng nề và bất lợi lớn nếu đơn phương, trái phép công bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, theo một cựu quan chức lãnh đạo Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam.

Việc này sẽ "rất ảnh hưởng đối với chính tham vọng của họ khi muốn nhanh chóng rút ngắn khoảng cách để vươn lên vị trí siêu cường, đối chọi ở khu vực với Hoa Kỳ”, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban nói với BBC News Tiếng Việt hôm 01/6/2020 từ Hà Nội.

“Các phản ứng từ Philippines, gần đây là Malaysia và nhất là mới đây từ Indonesia gửi công hàm lên Liên Hợp quốc phản đối yêu sách chủ quyền Đường Lưỡi bò của Trung Quốc và ủng hộ phán quyết của Tòa Thường trực Liên Hợp Quốc PCA xử cho Philippines thắng kiện Trung Quốc từ trước, là những động thái rất tích cực để trả lời, đồng thời ngăn cản có hiệu lực nhất những động thái, toan tính và mưu đồ này của Trung Quốc,” ông Trục giải thích thêm.

Tuyên bố ADIZ của Trung Quốc sẽ bị vô hiệu hóa?

Tiến sỹ Trần Công Trục nói:

“Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ chuốc lấy hậu quả rất lớn về mặt pháp lý, nếu bây giờ đưa ra một sự vận dụng, giải thích mà cố tình bất chấp tất cả những nguyên tắc luật pháp quốc tế có liên quan hoạt động hàng không, trong lúc Trung Quốc vẫn đang là thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

“Nếu họ cố tình công bố ADIZ để bảo vệ yêu sách phi lý của họ ở trên Biển Đông, Hoa Đông hay khu vực, thì càng làm cho quốc tế nhận rõ hơn âm mưu, bản chất hoạt động của họ trong các hoạt động và tất cả các khía cạnh, và như vậy khi bị bác bỏ, Trung Quốc sẽ rơi vào thế yếu về mặt pháp lý, về mặt chính trị cũng như ngoại giao và đặc biệt về mặt an ninh quốc phòng.

“Tôi cho rằng tuyên bố đó về ADIZ nếu đưa ra sẽ bị vô hiệu hóa, bởi vì các nước lớn có một nền hàng không mạnh chắc chắn sẽ có những biện pháp để không chấp hành tất cả những điều phi lý mà Trung Quốc đưa ra.

“Trong trường hợp ấy, Trung Quốc có thể bị ‘gậy ông đập lưng ông’, vừa không đạt được những bài bản đã tính toán của họ trên Biển Đông, khu vực, kể cả vùng trời ở trên đó, lại vừa bị thua thiệt, đuối lý, bất lợi và mất uy tín.”

Trung Quốc đã chuẩn bị từ 10 năm?

Hôm thứ Hai, 01/6, báo Anh, the Express chạy bài với hàng tít gây chú ý: “Yêu sách Biển Đông: Âm mưu của Trung Quốc nhằm giành lấy khu vực tranh chấp bộc lộ”.

GETTY IMAGES - Trung Quốc được cho là đã xây dựng các cắn cứ cho phi cơ cất cánh, hạ cánh ở khu vực

Bài báo có đoạn: “Trung Quốc đã chuẩn bị ít nhất 10 năm để kiểm soát bốn khu vực trên vùng biển tranh chấp nhất thế giới, một cảnh báo mới cho cả các nước láng giềng Đông Nam Á và Hoa Kỳ đã xuất hiện.

“Kế hoạch này còn được gọi là khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) và đã được triển khai từ năm 2010, cùng năm mà họ tuyên bố đang dự tính thực thi các biện pháp kiểm soát không phận tương tự trên Biển Hoa Đông.”

Tờ báo Anh dẫn nguồn thêm từ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết thêm:

“Một nguồn tin muốn ẩn danh từ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói rằng ADIZ được đề xuất liên quan đến các chuỗi đảo Pratas, Tây Sa (cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) trên tuyến hải hành gây tranh cãi.”

Hôm 31/5, SCMP viết:

“Các kế hoạch về ADIZ cho Biển Hoa Nam (cách gọi của Trung Quốc để chỉ Biển Đông) được chuẩn bị cùng thời với kế hoạch cho Biển Hoa Đông - mà Bắc Kinh nói đã xem xét vào năm 2010 và đưa ra vào năm 2013.”

SCMP nói thêm thêm rằng họ có nguồn tin cho biết chính quyền Trung Quốc hiện đang chờ đợi thời điểm thích hợp để công bố.

“Trong khi Bắc Kinh có thể đã kín đáo về vấn đề này, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết vào ngày 4/5 rằng họ đã biết về các kế hoạch của đại lục,” vẫn theo SCMP.

Không có cơ sở pháp luật quốc tế?

Khả năng Trung Quốc có kế hoạch công bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) cũng được báo chí, truyền thông khu vực quan tâm và đưa tin.

BBC/BỘ QUỐC PHÒNG TRUNG QUỐC - Trung Quốc từng công bố vào năm 2013 vùng ADIZ của mình với khu vực Biển Hoa Đông

Ngay từ tuần đầu tháng 05/2020, trang tin Đài Loan Taiwanese News cũng dẫn lời quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Đài Loan trong bài viết có tựa đề “Trung Quốc sắp thành lập ADIZ ở Biển Đông", nói:

“Bộ Quốc phòng (MND) vào sáng thứ Hai (4/05) đã xác nhận rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Nam.

“Một ADIZ là không phận của một quốc gia, trong đó tất cả các máy bay dân sự phải tự xác định và công bố vị trí của họ.

“Bộ Quốc phòng đã làm rõ vào tối thứ Hai rằng mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ thành lập một ADIZ ở Biển Hoa Nam, nhưng họ vẫn chưa chính thức công bố.”

Vẫn theo nguồn này, Bộ Quốc phòng Đài Loan nhấn mạnh rằng một khu vực nhận diện phòng không thường được đặt ra bởi một quốc gia theo nhu cầu quốc phòng của quốc gia đó nhưng nó không có cơ sở trong luật pháp quốc tế.

“Có hai khu vực nhận dạng: một ở Biển Hoa Đông và một ở Biển Hoa Nam," tờ báo mạng dẫn lời Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết thêm về kế hoạch của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra rằng Đài Loan cũng có một ADIZ, ngoài các vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản và Philippines.

Việt Nam và các nước có thể làm gì?

Hôm 01/6, trước câu hỏi Việt Nam và các nước có trong khu vực, có liên quan, cần phải làm gì để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình, trong trường hợp Trung Quốc công bố vùng nhận diện phòng không vào thời điểm hiện nay hay tới đây, Tiến sỹ Trần Công Trục nêu quan điểm:

“Tất nhiên hiện nay câu chuyện đó chưa xảy ra, nhưng tôi nghĩ không những Việt Nam mà các nước khác trong khu vực cũng cần phải bám sát, theo dõi tình hình chặt chẽ.

“Và đặc biệt, ngay bây giờ, phải có những thông tin để công chúng hiểu rõ bản chất ADIZ của Trung Quốc là cái gì.

“Mối liên hệ của nó đối với vấn đề an ninh của các quốc gia mà gọi là có chủ quyền với vùng lãnh thổ, lãnh hải và cả bầu trời phía trên đến đâu, thế nào.

“Đặc biệt là tính chất, giá trị pháp lý ra sao, để chúng ta hiểu, để tránh đi thứ nhất là chủ quan, thứ hai là phản ứng quá chậm, hay phản ứng thái quá so với mức cần thiết.

“Bởi vì vấn đề này là một vấn đề đơn phương, chẳng có giá trị quốc tế về mặt chủ quyền, nhưng vì Trung Quốc muốn lợi dụng điều này để giành sự công nhận trên thực tế yêu sách phi lý của họ, nên các nước cũng như phía Việt Nam, theo tôi, cần trước hết phải có thông tin kịp thời, đầy đủ, phù hợp, tại vì bây giờ có rất nhiều người không hiểu bản chất của ADIZ là gì.

“Thứ hai, trong trường hợp xảy ra, tôi cho rằng các nước trong khu vực và nhất là các tổ chức, trong đó có Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế cần phải có thái độ, cần lên tiếng, bởi vì việc này sẽ ảnh hưởng chồng lấn lên phạm vi của vùng thông báo bay (FIR) đã giao cho các quốc gia.

"Bây giờ nếu thêm vùng này do Trung Quốc đưa ra, thì nó có vi phạm, chồng lấn và gây cản trở không? Theo tôi, cần phải có sự thống nhất, đoàn kết để có tiếng nói, phản đối kịp thời.

“Cuối cùng, việc này là đơn phương và nó vô lý ở trên bầu trời quốc tế, cũng như ở vùng bầu trời mà máy bay của các nước có quyền tự do bay, do đó các nước cần không đếm xỉa và không thực hiện, vì những lý do về kỹ thuật mà phải báo cáo, phải chấp nhận, xin phép và nếu có một lý do trắng trợn nào đó mà Trung Quốc cố tình phá rối, xâm phạm lợi ích kinh tế, thì phải có những tuyên bố bảo lưu cần thiết không để cho Trung Quốc lợi dụng chuyện này để dành lấy sự công nhận trên thực tế yêu sách phi lý của họ,” ông Trần Công Trục nói với BBC từ góc độ quan điểm riêng hôm 01/6 từ Hà Nội.

Tin liên quan

Đầu trang

11/01/2021 05:48 - tienphong.vn

Trung Quốc bị lộ ý định khi thiết bị dưới nước rơi vào tay Indonesia

TPO - Bốn năm trước, Trung Quốc vớt được một thiết bị không người lái dưới nước của Mỹ trên Biển Đông và chỉ trích Washington tiến hành các hoạt động theo dõi gần bờ chống lại Trung Quốc.

UUV của Trung Quốc được bàn giao cho hải quân Indonesia. (Ảnh: Reuters)

Giờ đây, Trung Quốc bị cáo buộc tương tự, sau khi nước láng giềng Indonesia vớt được 3 thiết bị không người lái dưới nước của Trung Quốc, gần đây nhất là vào cuối tháng 12 ở khu vực gần đảo Selayar. 

Thiết bị không người lái dưới nước (UUV) được in tên của “Viện Tự đông hoá Thẩm Dương thuộc Viện Khoa học Trung Quốc” sau đó được chuyển giao cho Hải quân Indonesia. 

Malcolm Davis, một nhà phân tích cấp cao về chiến lược quốc phòng tại Viện chính sách chiến lược Úc, nói rằng điều đáng nói là thiết bị này bị phát hiện ở eo biển Sunda, một trong những eo biển cực kỳ quan trọng có thể giúp Trung Quốc đưa tàu ngầm đến Ấn Độ Dương. 

“Thiết bị này có thể thu sóng sonar từ đáy đại dương để biết chính xác bản đồ độ sâu của đáy biển, cũng như dùng các cảm biến để hiểu điều kiện nhiệt độ và âm thanh trong nước, nhằm giúp tàu ngầm Trung Quốc có thể đi qua eo biển Sunda mà không bị phát hiện”, ông Davis cho biết. 

“Với việc đưa thiết bị thăm dò đến vị trí đó, dù là thuộc vùng biển của nước khác, Trung Quốc có thể bảo đảm các tàu ngầm của họ di chuyển từ Biển Đông đến Ấn Độ Dương, hoặc xuống vùng biển phía bắc và phía tây của Úc nếu xung đột xảy ra trong tương lai”, ông Davis nhận định. 

UUV là robot di chuyển dưới nước để thu thập dữ liệu hải dương như nhiêt độ, độ mặn, độ đục, chất diệp lục và nồng độ oxy mà không cần điều khiển. UUV có thể giúp hiểu môi trường dưới biển để hỗ trợ các hoạt động của tàu ngầm, nên thường được các hải quân khắp thế giới sử dụng. 

Hạm đội UUV của Trung Quốc được tàu khảo sát chuyên dụng Xiangyanghong 06 triển khai trong chuyến khảo sát mùa đông cho Dự án nghiên cứu sinh thái và đại dương của Bộ Tài nguyên Trung Quốc, theo bài báo trên Forbes của nhà phân tích quốc phòng H.I. Sutton. 

Các nhà nghiên cứu nói rằng việc phát hiện ra những chiếc UUV của Trung Quốc cho thấy nước này đã tiến bộ mức nào trong phát triển các thiết bị và nước này đang chuẩn bị như thế nào cho chiến trường dưới nước. 

“Sự hiện diện của các UUV cho thấy Trung Quốc đang triển khai tàu ngầm đến những khu vực đó. Mục đích của họ là thực hiện mục đích thu thập thông tin tình báo và nâng cao khả năng chiến đầu của tàu ngầm ở đó, nếu cần thiết”, ông Timothy Heath, một chuyên gia về an ninh tại hãng nghiên cứu và tư vấn Mỹ Rand Corp. nhận định. 

“Trung Quốc có thể quan tâm đến việc tuần tra các vùng biển gần Indonesia như một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm mở rộng tầm hoạt động của các tàu ngầm Trung Quốc, bao gồm việc vươn ra Ấn Độ Dương, ông Heath nói.

Trung Quốc được đánh giá là có thể năng lực chế tạo thiết bị dưới nước khá tốt, dù công nghệ vẫn chưa bằng Mỹ nhưng cũng đang thu hẹp dần khoảng cách. 

Hải quân Trung Quốc tiết lộ thiết bị dưới nước cỡ lớn HSU-001 trong cuộc diễu binh năm 2019 nhân 70 năm thành lập nước. HSU-001 tương đương thiết bị Orca của Hải quân Mỹ. Dù nhỏ hơn và mang được vũ khí nhẹ hơn, HSU-001 có thể tự di chuyển quãng đường xa để thu thập dữ liệu về môi trường và theo dõi các tàu của kẻ thù. 

Một tháng sau cuộc diễu binh đó, UUV Sea-Whales 2000 của Trung Quốc hoàn thành chuyến chạy thử nghiệm 37 ngày không nghỉ trên Biển Đông, với quãng đường 2.011km, có thể giúp mở rộng phạm vi hoạt động trên Biển Đông tranh chấp.

Đầu trang

10/1/2021 - vnexpress.net

Chuyên gia: Trung Quốc lộ tham vọng khi điều vận tải cơ đến Trường Sa

Trung Quốc thể hiện tham vọng tăng cường kiểm soát Biển Đông khi cho vận tải cơ Y-20 đáp trái phép xuống đá Chữ Thập, theo chuyên gia Mỹ.

Hãng Maxar Technologies tuần trước công bố ảnh vệ tinh do cho thấy một chiếc Y-20, mẫu vận tải cơ lớn nhất trong biên chế không quân Trung Quốc, xuất hiện trên đường băng được xây dựng phi pháp trên đảo nhân tạo tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 25/12/2020.

Nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc sau đó xác nhận đây là lần đầu Trung Quốc triển khai vận tải cơ Y-20 đến quần đảo Trường Sa, trong hoạt động được cho làm nhằm đánh giá tính năng kỹ chiến thuật của mẫu máy bay này. Maxar Technologies không phát hiện hoạt động bốc dỡ hay tải hàng nào từ chiếc Y-20 xuất hiện tại đá Chữ Thập.

"Động thái này cho thấy đá Chữ Thập, cũng như các cơ sở hạ tầng trên đá Vành Khăn và Su Bi, rõ ràng là căn cứ không quân và hải quân", Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, trả lời câu hỏi của VnExpress về việc Trung Quốc đưa vận tải cơ Y-20 ra Trường Sa.

Trung Quốc trong những năm qua bồi đắp trái phép 7 thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các đảo nhân tạo, xây dựng ba đường băng dài khoảng 3.000 mét tại các đá Chữ Thập, Vành Khăn và Su Bi, có thể cho phép chiến đấu cơ, vận tải cơ cỡ lớn cất hạ cánh. Bất chấp Việt Nam và cộng đồng quốc tế liên tục phản đối, Trung Quốc đã xây dựng nhiều công trình tại các đảo nhân tạo phi pháp này và bao biện chúng nhằm phục vụ mục đích dân sự.

"Mọi công trình dân sự chỉ nhằm né tránh chỉ trích cho rằng nước này đã quân sự hóa quần đảo Trường Sa", ông Poling nói.

Chiếc Y-20 nghi hạ cánh trái phép tại đá Chữ Thập hôm 25/12/2020. Ảnh: Maxar Technologies.

Chuyên gia Poling cho rằng sự hiện diện của chiếc Y-20 cũng cho thấy năng lực của căn cứ hải quân và không quân Trung Quốc xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa. "Họ có thể triển khai lực lượng đủ mạnh đến đây vào bất cứ lúc nào nhằm tăng cường kiểm soát Biển Đông", ông nhận xét.

"Ba đảo nhân tạo đó có thể là những căn cứ chiến lược cốt lõi nhằm phục vụ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông", phó đô đốc Yoji Koda, cựu tư lệnh Hạm đội Phòng vệ thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, nhận xét.

Phó đô đốc Koda cho rằng quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm và đánh giá năng lực hậu cần của căn cứ trên đá Chữ Thập, Vành Khăn, Su Bi trong suốt năm 2020 và sẽ duy trì hoạt động này trong năm 2021. Nếu kết quả chứng nhận phù hợp với yêu cầu, Bắc Kinh có thể triển khai lực lượng tác chiến "thực sự" với đầy đủ tiêm kích, oanh tạc cơ, máy bay tuần thám biển và có thể cả phi cơ cảnh báo sớm.

"Năng lực tác chiến của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ kém đi rất nhiều nếu không có mạng lưới hậu cần đầy đủ kết nối giữa đại lục, đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Họ đang trong giai đoạn cuối của kế hoạch quân sự hóa những thực thể chiếm đóng trái phép trên Biển Đông, đặc biệt là ở Trường Sa. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc triển khai lực lượng thường trực đến đó, có thể là cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022", phó đô đốc Koda nói thêm.

Tiến sĩ Collin Koh, chuyên gia tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore, cho rằng vận tải cơ Y-20 với tải trọng lớn có thể vận chuyển nhiều khí tài hạng nặng như xe thiết giáp và bệ phóng tên lửa tới đảo nhân tạo trên Biển Đông.

"Hiện không thể đoán nhiệm vụ thực sự của nó trong chuyến đáp xuống đá Chữ Thập là gì. Bản thân sự không rõ ràng này có thể phát ra nhiều tín hiệu", ông nói.

Koh cho rằng một trong những tín hiệu phát đi từ chuyến bay là nhằm phô trương năng lực "triển khai sức mạnh viễn chinh" của Bắc Kinh, trong đó có khả năng đưa binh sĩ và trang thiết bị đến những tiền đồn xa xôi trên Biển Đông. "Về mặt chính trị, nó cũng thể hiện Bắc Kinh quyết tâm duy trì hiện diện trong khu vực nhằm đối phó với những gì họ coi là áp lực từ Washington", ông nhận định.

Vận tải cơ Y-20 do tập đoàn Tây An hợp tác với hãng Antonov của Ukraine phát triển, có thể chở 55 tấn hàng, đạt tốc độ tối đa hơn 900 km/h với trần bay 13.000 m. Quân đội Trung Quốc biên chế Y-20 vào tháng 7/2016 và đang sở hữu hơn 20 vận tải cơ này.

Dự đoán những diễn biến tiếp theo trên Biển Đông trong năm 2021, Poling cho rằng tình hình "sẽ tiếp nối xu hướng trong giai đoạn 2016-2020, đó là Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hoạt động thời bình, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác hải sản và dầu khí", nhằm gây sức ép với các nước Đông Nam Á trên chính vùng biển của họ.

Phó đô đốc Koda cũng nhận định Trung Quốc "rõ ràng không có ý định thay đổi chính sách và chiến lược về Biển Đông". "Mục tiêu quốc gia của họ là kiểm soát toàn bộ vùng biển trong đường 9 đoạn phi pháp bằng mọi giá. Chúng ta không nên đặt hy vọng vô nghĩa nào vào quyết tâm và mục tiêu của Bắc Kinh", ông nói.

Theo Poling, cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục lên án những động thái của Bắc Kinh, không chỉ trong vấn đề Biển Đông. Chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng sẽ duy trì phần lớn chính sách cứng rắn với Trung Quốc của Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông.

"Đây là kết quả của việc Trung Quốc có hành vi ngày càng quyết liệt và chính sách của Washington sẽ không thay đổi trừ khi Bắc Kinh điều chỉnh thái độ. Hai nước có thể hợp tác để ngăn căng thẳng biến thành xung đột, nhưng không thể loại trừ nguy cơ leo thang hoặc đụng độ ngoài ý muốn, dù chúng ít có khả năng xảy ra", ông nói.

Ông cũng cho rằng câu hỏi đặt ra trong thời gian tới là liệu chính quyền Biden có thành công hơn những người tiền nhiệm trong xây dựng, duy trì liên minh quốc tế nhằm thúc đẩy Trung Quốc thay đổi hành vi hay không.

Vũ Anh - Phương Vũ

Đầu trang

Jan 10, 2021 - nguoi-viet.com

Mỹ chuẩn bị sách lược mới chống Trung Quốc trên Biển Đông

WASHINGTON DC, Hoa Kỳ (NV) – Chính phủ Mỹ những ngày cuối nhiệm kỳ Tổng Thống Donald Trump đưa sách sách lược mới chống Trung Quốc trên Biển Đông.

Tờ South China Morning Post (SCMP) hôm 9 Tháng Giêng, 2021 đề cập tới sách lược mới của Mỹ nhằm đối phó với chủ trương của Trung Quốc dùng các lực lượng bán quân sự lấn dần trên Biển Đông. Trước sức mạnh, họ dần dần có thể đạt được mục đích nuốt trọn khu vực trong khi tránh được chiến tranh.

Tàu tuần duyên Mỹ Bertholf. (Hình: AFP/Getty Images)

Ngày 17 Tháng Mười Hai, 2020, chính phủ Mỹ công bố một tài liệu dài 30 trang với tựa đề “Lợi thế trên biển: Thắng thế với sự phối hợp mọi lãnh vực sức mạnh hải quân.” Trong đó, nhấn mạnh ngoài hai lực lượng hải quân và thủy quân lục chiến, còn cả lực lượng tuần duyên (coast guard), tức lực lượng bán quân sự lâu nay không được dùng đối phó với các “vùng xám” mà Bắc Kinh đang diễn trò.

Theo tài liệu vừa kể, sự phối hợp ba lực lượng trên biển gồm hải quân, thủy quân lục chiến và tuần duyên sẽ được tiến hành để đối phó với cả Nga và Trung Quốc, hai thế lực đang là những nguy cơ tiêu biếu nhất, đe dọa an ninh, hòa bình và thịnh vượng trên thế giới.

Tài liệu xác định ưu tiên cạnh tranh với Trung Quốc căn cứ theo sự phát triển sức mạnh kinh tế và quân sự, gia tăng hung hăng và biểu lộ rõ ý muốn thống trị các vùng biển tranh chấp cũng như muốn lập trật tự thế giới phục vụ tham vọng bá quyền của họ.

Bắc Kinh vẫn chưa hành động như một thành viên có trách nhiệm của thế giới, mà chỉ bành trướng sức mạnh quân sự ngày một lớn mạnh nhằm nhanh chóng phục vụ tham vọng độc tài. Tài liệu trên nhận định, điều đó là “mối đe dọa toàn diện nhất đối với nước Mỹ, các đồng minh và tất cả các quốc gia hậu thuẫn một hệ thống tự do và rộng mở.”

Bởi vậy, đã đến lúc nước Mỹ phải có một kế hoạch toàn diện hơn, tức phải đưa lực lượng tuần duyên thêm vào với hải quân và thủy quân lục chiến chống lại các lực lượng Trung Quốc trên Biển Đông.

Hiện người ta vẫn chưa biết lực lượng tuần duyên Mỹ đóng vai trò gì, được sử dụng thế nào, để đối phó với lực lượng Trung Quốc. Nhưng ít nhất, các tàu tuần duyên Mỹ được trang bị tối tân mọi mặt hơn hẳn tàu hải cảnh của Trung Quốc, kể cả võ khí.

Tháng Sáu, 2019, từng có tin một tàu tuần duyên Mỹ đã tới Philippines tập luyện với cảnh sát biển của nước này. Mỹ cũng đã viện trợ cho Việt Nam 24 xuồng cao tốc và một tàu cho cảnh sát biển Việt Nam 3,250 tấn lớp Hamilton. Có tin, Mỹ sẽ giao cho CSVN thêm một tàu lớp Hamilton nữa vào cuối năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa thấy tin tức được chuyển giao.

Trung Quốc ngoài lực lượng hải quân ăn trùm các nước nhỏ ở khu vực, họ còn hàng chục tàu hải cảnh cỡ lớn và hàng ngàn tàu “dân quân biển” ngụy trang dưới vỏ bọc tàu đánh cá. Ngư dân tức dân quân biển Trung Quốc được huấn luyện quân sự và được trả lương. Những tàu này đi hàng đoàn từ vài chiếc tới vài chục chiếc, uy hiếp ngư dân, cảnh sách biển các nước khác ở vùng biển tranh chấp.

Tàu cá Trung Quốc đậu tại bến trong khi có lệnh cấm đánh cá. (Hình: AFP/Getty Images)

SCMP dẫn ý kiến của ông Derek Grossman, một nhà phân tích tại cơ quan nghiên cứu Rand Corporation, cho rằng khi Mỹ tính đưa lực lượng tuần duyên tới Biển Đông là có ý định “dùng sức cơ động nhiều hơn, ít tính chất lực lượng sát thương hay không sát thương hơn để chống lại lực lượng Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp mà Bắc Kinh hiện diện thường xuyên coi như của mình.

“Mỹ có thể cản trở một cách hiệu quả các hành động của Trung Quốc theo cách này, nhưng cũng hiểu được là Bắc Kinh có thể leo thang xung đột bằng cách đưa lực lượng hải quân tới đối phó, dẫn đến sự tham dự của hải quân Mỹ,” ông Grossman nói trên SCMP.

Tháng Bảy năm ngoái, Mỹ ký với Việt Nam một bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác giữa hai bên thực thi luật pháp trên biển và nghề cá qua các chương trình chia sẽ thông tin và kỹ thuật hầu chống lại các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Nguy cơ xung đột có thể mỗi ngày một gia tăng nếu không có những luật lệ rõ ràng về những “vùng xám” và những định danh thế nào là dân sự, thế nào quân sự. Năm ngoái, giới chức hải quân Mỹ đã cảnh cáo Bắc Kinh rằng hải quân Mỹ sẽ đối xử tàu đánh cá “dân quân biển” của Trung Quốc như đối phó với hải quân của họ. (TN) [kn]

Đầu trang

05/01/2021 - Thụy My - rfi.fr

Mỹ, Nhật hoan nghênh Hải quân châu Âu triển khai tại châu Á để đối phó với Trung Quốc

Tầu HMS Queen Elizabeth của Hải Quân Anh tại cảng Gibraltar năm 2018. Ảnh minh họa. © Royal Navy - Dave Jenkins

Anh sẽ điều một hàng không mẫu hạm đến Đông Á, Pháp đưa tàu Hải quân đến Nhật Bản và Đức gởi khu trục hạm đến Ấn Độ Dương, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. South China Morning Post hôm nay 05/01/2021 dẫn thông cáo của các chính phủ liên quan cho biết như trên. Nhật Bản và Hoa Kỳ rất hoan nghênh sự tham gia này.

Tờ báo Hồng Kông dẫn lời bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Nobuo Kishi trong cuộc họp online với đồng nhiệm Đức Annegret Kramp-Karrenbauer hôm 15/12 nói rằng Nhật Bản có tiềm năng phát triển hợp tác quốc phòng với châu Âu. Về phía bà Kramp-Karrenbauer nhận định : « Những gì diễn ra tại Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng ảnh hưởng đến Đức và châu Âu. Chúng tôi mong muốn hợp tác trong việc bảo vệ trật tự dựa trên cơ sở luật pháp ».

Ông Kishi hy vọng chiến hạm Đức sẽ tham gia tuần tra với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên Biển Đông. Trong một động thái đột phá hiếm hoi về ngoại giao của Đức, vốn rất thận trọng từ sau Đệ nhị Thế chiến, bà Kramp-Karrenbauer tuyên bố : « Người ta không thể đặt gánh nặng lên vai người khác khi theo đuổi tham vọng kinh tế và an ninh ». Bộ trưởng Quốc Phòng Đức ám chỉ việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và liên tục xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.

Sự kiện Bắc Kinh thẳng tay đàn áp Hồng Kông, thuộc địa cũ của Anh, cũng góp phần vào quyết định của Luân Đôn triển khai hàng không mẫu hạm đến Ấn Độ-Thái Bình Dương. Với việc các chiến đấu cơ F-35B của chiếc Queen Elizabeth sẽ được bảo dưỡng tại tỉnh Aichi, một số chuyên gia cho rằng mẫu hạm 65.000 tấn này sẽ lưu lại một thời gian ngắn tại Nhật. Một chuyên gia dự đoán Anh và Mỹ sẽ cùng tập trận tại Tây Thái Bình Dương, như hai đồng minh vẫn thường tiến hành ở Đại Tây Dương.

Trong một diễn biến liên quan, Nhật, Mỹ, Pháp sẽ tập trận đổ bộ trên một đảo hoang ở tây nam Nhật Bản vào tháng Năm.

Bên cạnh yếu tố Trung Quốc, các nhà phân tích cho rằng sở dĩ quan hệ giữa Nhật Bản và châu Âu ngày càng chặt chẽ vì Tokyo mua nhiều vũ khí của các nước châu Âu. Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản tăng kỷ lục trong những năm gần đây trước những đe dọa về nguyên tử và hỏa tiễn của Trung Quốc, Bắc Triều Tiên.

Đài Loan tố cáo chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập ở mức kỷ lục

Trong khi đó, bộ Quốc Phòng Đài Loan hôm nay tố cáo các phi cơ quân sự Trung Quốc đã xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) đến 380 lần trong năm 2020. Đài Bắc nhấn mạnh đây là sự đe dọa cho an ninh khu vực, cho rằng Bắc Kinh « muốn thử nghiệm phản ứng quân sự, gây áp lực lên phòng không và thu hẹp không phận cần thiết cho các hoạt động của Đài Loan ».

Viện Nghiên cứu Quốc phòng Đài Loan trong báo cáo thường niên đã cảnh báo « mối đe dọa quân sự của Trung Quốc đang ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng hỏa tiễn năm 1996 tại eo biển Đài Loan ». Báo cáo nhận định các hành động này nhằm hăm dọa Đài Bắc không nên « vượt qua lằn ranh đỏ » trong quan hệ đang nồng ấm hơn với Hoa Kỳ.

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Đầu trang

05-01-2021 - bbc.com

Anh: Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth 'đã sẵn sàng'

GETTY IMAGES - Tàu HMS Queen Elizabeth

Anh Quốc chính thức có vị thế cường quốc sở hữu hàng không mẫu hạm sau khi tàu HMS Queen Elizabeth sẵn sàng các sứ vụ vì an ninh biển trên thế giới, giới chức nước này cho biết hôm đầu tuần.

Hải quân Hoàng gia Anh (Royal Navy) chính thức công bố Lực lượng Tấn công với hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth là tàu chủ lực đã hoàn tất các cuộc chạy thử và diễn tập.

Hôm 04/01/2020, Anh Quốc xác nhận nước này sẵn sàng cử mẫu hạm 65 nghìn tấn cùng đội tàu hộ tống “xuất quân” với thời gian chuẩn bị chỉ 5 ngày sau khi có lệnh.

Cuối 2020, HMS Queen Elizabeth đã hoàn tất cuộc diễn tập với các phi cơ F-35 của hải quân Anh và Mỹ tại vùng Biển Bắc.

Lực lượng Tấn công (Strike Group) do tàu HMS Queen Elizabeth chỉ huy sẽ có các phi cơ tàng hình F-35, trực thăng vũ trang, tàu khu trục hộ tống, tàu ngầm và tàu hậu cần cùng đi khi được triển khai.

Trang CNN nói dù chưa rõ đội tàu của Anh sẽ đến vùng biển nào trong 2021, “Trung Quốc đang chờ xem động thái của Anh là gì”.

GETTY IMAGES - Nữ Hoàng Elizabeth II lên tàu mang tên bà dự lễ đưa chiếc hàng không mẫu hạm lớn nhất của Hải quân Anh vào hoạt động

Phó Đề đốc Steve Moorhouse, Tư lệnh Lực lượng Tấn công với HMS Queen Elizabeth là tàu chủ lực viết trên Twitter:

“Về mặt kỹ thuật, Lực lượng Tấn công dưới quyền của tôi nay đặt mức độ Sẵn sàng Tác chiến cao nhất. Chúng tôi sẵn sàng triển khai sau 5 ngày khi nhận lệnh để phản ứng lại các sự kiện toàn cầu, nhằm bảo vệ quyền lợi của Anh.”

Đây là nhóm tác chiến hải quân lớn nhất mà Anh Quốc xây dựng được từ 25 năm qua và mục tiêu của lực lượng này là giúp Anh Quốc “đảm bảo an ninh quốc tế”, ông Moorhouse viết.

Bản thân ông Steve Moorhouse từng là thuyền trưởng tàu HSM Queen Elizabeth trong thời gian chạy thử và diễn tập.

Cuối năm 2020, Bộ Quốc phòng Anh thông báo ông Moorhouse, cựu phi công và sĩ quan hải quân, lên làm tư lệnh Lực lượng Tấn công, còn ông Angus Essenhigh được phong làm thuyền trưởng chiếc tàu.

'Sẽ qua Biển Đông'

Hồi 2017, Bộ trưởng Quốc phòng Anh khi đó, ông Gavin Williamson nói chuyến hải hàng đầu tiên từ Anh của tàu HMS Queen Elizabeth “sẽ tới châu Á-Thái Bình Dương và qua Biển Đông”.

Cũng trong năm 2017, Anh đóng xong chiếc mẫu hàng thứ nhì, tàu HMS Prince of Wales.

GETTY IMAGES - Lễ đặt tên cho Hàng không mẫu hạm HMS Prince of Wales vào tháng 9/2017 tại quân cảng Rosyth, Scotland

Giới quan sát quân sự cho rằng sau Brexit, Anh phải tìm lại vị thế riêng trên trường quốc tế, cả về an ninh và hàng hải.

Hiện Anh vẫn là thành viên chủ chốt của Nato tại châu Âu và có các đối thoại an ninh với EU nhưng quan tâm của Anh tại vùng Biển Baltic và Biển Đông khiến nước này có tầm nhìn khác nhiều quốc gia EU khác.

Việc Anh rời EU cũng khiến cho EU chỉ còn một nước thành viên là Pháp giữ tư cách cường quốc sở hữu hàng không mẫu hạm.

Hồi tháng 9/2018, Trung Quốc đã phản ứng gay gắt khi Anh Quốc cho tàu HMS Albion vào sát quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa và cho xây cất các cơ sở quân sự, bất chấp sự phản đối từ các nước khác gồm Việt Nam.

Phía Trung Quốc cử một tàu khu trục và hai trực thăng ra chặn, Reuters tường thuật vào thời điểm đó.

"Hải quân Trung Quốc đã xác định và nhận dạng chiếc tàu chiến theo đúng luật, và đã cảnh cáo yêu cầu tàu rời khỏi khu vực Tây Sa," phía Trung Quốc cho biết.

Hải quân Hoàng gia Anh đáp trả bằng thông điệp "Tàu HMS Albion thực thi quyền tự do đi lại, hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế".

Được biết một quan chức quân sự Trung Quốc hồi cuối 2020 đã cảnh báo Anh không được cho HSM Queen Elizabeth "vào Nam Hải", theo Tân Hoa Xã.

Đầu trang

Jan 3, 2021 - nguoi-viet.com

Anh Quốc đưa mẫu hạm tập trận với Mỹ, Nhật trên Biển Đông, Bắc Kinh tức tối

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Anh Quốc sẽ đưa mẫu hạm mới nhất tới Biển Đông tập trận với hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản năm nay làm Bắc Kinh tức tối.

Tin tức được một số báo chí quốc tế đưa ra trong những ngày đầu năm, Bắc Kinh đả kích rằng nước Anh chỉ “khoe bắp thịt” và Trung Quốc sẽ làm tất cả mọi thứ để bảo vệ cái chủ quyền do ăn cướp mà có.

Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Anh Quốc sẽ tới Biển Đông tập trận với Hải quân Mỹ. (Hình: Matt Cardy/Getty Images)

Báo The Sun ở nước Anh cũng như hãng tin Kyodo của Nhật hôm Thứ Bảy, 2 Tháng Giêng, 2021, cho hay mẫu hạm mới đóng của Anh Quốc HMS Queen Elizabeth cùng một số tàu hộ tống được đưa tới vùng biển Tây Thái Bình Dương. Nhóm tàu này sẽ có hai cuộc tập trận phối hợp với hải quân Nhật và Mỹ tại hai khu vực “nóng” là quần đảo Senkaku và Biển Đông nhưng không thấy chi tiết bao giờ sẽ diễn ra trong năm nay.

Tin này từng được tiết lộ từ giữa năm 2020 trên tạp chí Navy Recognition ngày 16 Tháng Sáu, 2020. Đến ngày 7 Tháng Mười Hai 2020, báo của quân đội Mỹ Stars and Stripes nhắc lại. Các chiến hạm Mỹ qua lại Biển Đông thường xuyên và nhiều lần “tự do hải hành” bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo và đảo nhân tạo đang do Trung Quốc chiếm đóng ở khu vực.

Hồi Tháng Bảy, 2020, hai mẫu hạm nguyên tử của Mỹ USS Ronald Reagan và USS Nimitz đã tập trận chung trên Biển Đông. Đây là một sự kiện được mô tả là biểu diễn sức mạnh nổi trội so với hải quân Trung Quốc, bên cạnh những lần Hải quân Mỹ tập trận chung với Hải quân Nhật, Úc.

Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth bắt đầu hoạt động từ năm 2017, trọng tải 65,000 tấn, nhỏ hơn rất nhiều so với các mẫu hạm nguyên tử Mỹ tới hơn 100 ngàn tấn. Nó mang theo 60 máy bay các loại gồm cả các chiến đấu cơ lên thẳng F-35B.

Tại cuộc họp báo hôm 31 Tháng Mười Hai vừa qua, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc Tan Kefei (Đàm Khắc Phi) hô hoán rằng “Quân đội Trung Quốc sẽ có các biện pháp cần thiết để bảo đảm chủ quyền, an ninh và lợi ích” của họ trên Biển Đông. Ông ta còn lu loa rằng Biển Đông không nên là nơi để các cường quốc biểu diễn các loại võ khí và chiến hạm.

Máy bay vận tải quân sự Y-20 của quân đội Trung Quốc trên phi đạo của đảo nhân tạo Đá Chữ Thập ngày 25/12/2020. (Hình: SCMP)

Ông ta kêu rằng “cái gốc quân sự hóa thật sự khu vực Biển Đông đến từ các nước bên ngoài khu vực khi họ đưa các chiến hạm từ những nơi xa xôi hàng ngàn km đến để biểu diễn sức mạnh”. Ông ta lờ tịt hàng chục cuộc tập trận bắn đạn thật của hải quân Trung Quốc.

Lời ông ta nhắm đả kích cả Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản trong khi Trung Quốc đang diễn ra cuộc tập trận quy mô tại 4 khu vực trên Biển Đông kéo dài 10 ngày, trong đó có sự tham gia của mẫu hạm Sơn Đông. Không ảnh mới nhất cho thấy Bắc Kinh đưa máy bay vận tải cỡ lớn tới đảo nhân tạo Đá Chữ Thập ngày 25 Tháng Mười Hai 2020, theo bản tin của tờ South China Moring Post.

Theo nguồn tin vừa kể, không thấy chiếc Y-20 mang loại hàng hóa, khí cụ gì tới hoặc chở đi cái gì. Nhiều phần nó được dùng để thử nghiệm khả năng vận chuyển, hoạt động ở nơi xa xôi như các đảo nhân tạo trên Biển Đông.(TN) [kn]

Đầu trang

27-05-2020 - Biendong.net - soha.vn

Tứ Sa là âm mưu nham hiểm biện minh đường 9 đoạn của TQ

Việc thành lập cái gọi là “quận Tây Sa”, “quận Nam Sa” là nỗ lực đẩy mạnh mưu lược Tứ Sa của Bắc Kinh để biện minh cho yêu sách đường 9 đoạn bị bác bỏ vào năm 2016.

Giáo sư Carl Thayer
Chia sẻ với VTC, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông từ Học viện Quốc phòng - Đại học New South Wales (Australia) cho rằng, âm mưu đằng sau các hành động ngang ngược gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông là các nỗ lực đẩy mạnh mưu lược Tứ Sa nhằm biện minh cho yêu sách đường 9 đoạn bị bác bỏ vào năm 2016.

- Quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm đẩy mạnh mưu lược “Tứ Sa" để yêu sách đường 9 đoạn bị Tòa án Trọng tài quốc tế bác bỏ vào năm 2016. Âm mưu này của Trung Quốc khá rõ ràng và nằm trong âm mưu dài hạn của Bắc Kinh trong tranh chấp Biển Đông, thưa ông?

Năm 2016, Tòa án Trọng tài Quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Theo đó, đường 9  đoạn được coi là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Quốc không bỏ cuộc, mà họ chỉ không đề cập đến vấn đề này một cách mạnh mẽ như trước. Trong những năm tiếp theo, Trung Quốc đưa ra mưu lược mới với tên gọi là "Tứ Sa", bao gồm bãi Macclesfield, nhóm đảo Pratas mà Bắc Kinh gọi là "quần đảo Đông Sa", quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Tuy nhiên, theo tôi, bãi Macclesfield hoàn toàn nằm dưới mặt nước nên tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là hoàn toàn vô lý.

Tháng trước, Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa" thuộc "thành phố Tam Sa" (là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam với bằng chứng không thể tranh cãi). Đây là một phần trong cái mà chúng ta gọi là 3 mặt trận của Trung Quốc trên Biển Đông. Và, một trong những mặt trận đó là pháp lý.

Bằng cách thiết lập các "quận đảo", đặt các cơ quan hành chính và đặt lại tên các thực thể địa lý, Trung Quốc đang tìm cách ép buộc các hãng hàng không, các công ty tàu biển, tất cả người dân phải sử dụng những tên gọi đó. Đây có thể xem là "trận chiến ngôn từ" vì nếu ai đó không đồng ý sử dụng, Trung Quốc sẽ gây áp lực.

Chúng ta đã thấy, trong quá khứ có những hãng hàng không buộc phải khuất phục trước "trận chiến ngôn từ" này. Nó cũng là trận chiến về pháp lý, bằng cách làm cho mọi người nói theo cách mà Trung Quốc mong muốn, tức là họ đã mặc nhiên thừa nhận yêu sách của Trung Quốc.

Nó là trận chiến ngôn từ và pháp lý, mà Trung Quốc đã thực hiện trong một thời gian dài.

- Trung Quốc đơn phương ban hành luật cấm đánh bắt cá để giành độc quyền khai thác thủy sản ở Biển Đông và thách thức luật lệ quốc tế. Quan điểm của ông về hành động phi pháp này của Trung Quốc?

Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra tuyên bố này vào năm 2009, Lí do họ đưa ra là không phải để thâu tóm lãnh thổ, mà để bảo tồn nguồn cá trong mùa sinh sản và Trung Quốc, yêu cầu những tàu đánh cá không được đi vào vùng biển phía Bắc Biển Đông đến 12 độ Vĩ Bắc, và chỉ đánh cá từ tháng 5- 8 hàng năm.

Hành động của Trung Quốc là phi pháp, vì họ không có quyền sở hữu đối với vùng Biển Đông. Và vùng biển này đang có tranh chấp nên Trung Quốc không thể tự ý tuyên bố cấm đánh cá.

Trung Quốc thường nói là muốn hợp tác hòa bình. Nếu Bắc Kinh thực sự muốn như vậy, họ có thể dễ dàng liên hệ với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Đài Loan.

Hành động của Trung Quốc là phi pháp, vì họ không có quyền sở hữu đối với vùng Biển Đông.
Giáo sư Carl Thayer

Như các luật sư đã nói, các nước có thể cùng hợp tác để bảo vệ các loài thủy sản, với điều kiện sự hợp tác này sẽ không bị lợi dụng để gây tổn hại đến chủ quyền của các quốc gia khác.

Đây là vấn đề thực tiễn. Từ khi tôi tham gia vào Hội thảo Biển Đông lần đầu tiên vào 10 năm trước và hiện giờ là Hội thảo lần thứ 11, đã có rất nhiều học giả trình bày việc tổ chức một khu vực đánh cá chung trong khu vực, nhằm bảo tồn như một sự hợp tác có lợi cho các bên.

Tuy nhiên Trung Quốc muốn đơn phương thống trị, muốn ngư dân chỉ được đánh cá ở đây nếu được sự đồng ý của Bắc Kinh, và các nước phải công nhận chủ quyền của Trung Quốc.

Điều này sai về mặt pháp lý và không có quốc gia nào bị ràng buộc bởi lệnh cấm đó.

- Ông đánh giá ra sao về phản ứng của các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế đối với hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây?

Có một điều đáng chú ý là Philippines bày tỏ quan điểm vào sự kiện ngày 2/4 vừa qua, khi Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam. Philippines cũng phản đối về những bài hát tuyên truyền toàn bộ Biển Đông thuộc về Trung Quốc. Và chúng ta đã nhìn thấy các phản ứng khác của Philippines, mặc dù chưa thực sự mạnh mẽ.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, khi các nước đang quan ngại vì đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng cho khu vực này, còn Trung Quốc tiếp tục thực hiện hành vi phi pháp trên Biển Đông.

Và câu hỏi đặt ra là nếu đây là cách mà Trung Quốc hành xử khi mà những “người bạn” gặp khó khăn, thì nước này sẽ hành xử như thế nào trong hoàn cảnh khác?

Hiện tại, Mỹ đang có thay đổi lớn về chính sách, khi nước này đưa tàu tuần tra vào vùng biển Malaysia, gần với khu vực tàu Trung Quốc hoạt động.

Bắc Kinh đang có những hành động đối với Malaysia, giống như những gì nước này đã làm với Việt Nam vào năm 2019, khi Bắc Kinh uy hiếp giàn khoan Harakyu-5 của Nhật Bản, hoạt động theo hợp đồng với Công ty Rosneft (Nga) được Việt Nam cấp phép trong vùng biển Việt Nam.

Giờ đây, Bắc Kinh lại gây rối đối với tàu West Capella, một tàu thăm dò làm việc theo hợp đồng với công ty dầu khí quốc gia Malaysia - Petronas. Tuy nhiên, lần này thì tàu chiến Mỹ đã xuất hiện và tiếp tục hiện diện tại khu vực đó.

Xung đột giữa Mỹ - Trung về nguồn gốc, nguyên nhân gây bùng phát dịch COVID-19 đã lan sang vấn đề Biển Đông, và Washington đang có những động thái phản đối mạnh mẽ đối với Bắc Kinh.

Trung Quốc đang phải đối mặt thêm vấn đề phải ứng xử ra sao với ASEAN. COVID-19 khiến các cuộc đối thoại về Biển Đông (dự kiến tổ chức vào tháng 6/2020) bị hoãn.

Trong cuộc họp trực tuyến Hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua, Malaysia có phản ứng, tuy còn khá yếu ớt. Malaysia đã chịu sự gây rối liên tục của Bắc Kinh trong nhiều năm. Do đó sự việc diễn ra trong năm nay không phải là điều mới mẻ đối với Malaysia.

Ngoài ra, Malaysia hiện có quan điểm rất chung chung, khi nước này không muốn tàu chiến các nước có mặt ở Biển Đông. Quan điểm này của Malaysia là không thực tế, bởi vì lực lượng hải quân các nước có quyền đi qua vùng biển quốc tế theo quy định về tự do hàng hải.

- Các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế cần làm gì để ngăn chặn hiệu quả hành vi sai trái của Trung Quốc?

Tôi cho rằng, không có câu trả lời dễ dàng cho vấn đề này. Vì Trung Quốc có hàng loạt hành vi sai trái, từ việc ức hiếp, gây hấn, đâm va tàu, tuyên bố thành lập các quận huyện, đặt lại tên các thực thể, gây rối tàu chở dầu… Có nhiều vấn đề xảy ra, cho nên chúng ta phải xem xét từng vấn đề cụ thể.

Sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông là một điểm tích cực. Tuy nhiên vào hồi tháng 2, Philippines đã ra thông báo sẽ hủy Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA). Với quyết định này, Mỹ sẽ không thể đến thăm và đồn trú tại Philippines, mà không có sự đồng thuận của chính phủ nước này.

Công hàm Việt Nam gửi đến Liên Hợp Quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.

Việt Nam vừa gửi công hàm đến Liên hợp quốc để phản đối các yêu sách của Trung Quốc. Đây là một điểm quan trọng. Hiện Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong khi Trung Quốc là thành viên thường trực, nên Bắc Kinh luôn cố gắng áp đặt các quan điểm về Biển Đông tại tổ chức đa phương này.

Việt Nam, Philippines và một số quốc gia khác như Australia phải tiếp tục lên tiếng tại các tổ chức mà họ là thành viên, để phản ứng lại Trung Quốc. Bắc Kinh không có quyền áp đặt, cấm các cuộc đối thoại, trao đổi về vấn đề Biển Đông.

Ngoài ra, về vấn đề Biển Đông, mỗi quốc gia phải làm việc song phương với Trung Quốc, để có định hướng hành động khi Trung Quốc định đưa tàu thăm dò vùng biển này. Năm ngoái, Việt Nam đã theo dõi và giám sát, nhưng không khiêu khích Trung Quốc.

Trong một hội thảo ở Trung Quốc, tôi thấy trên truyền hình Trung Quốc xuất hiện câu nói rằng, “nếu anh bước một bước thì chúng tôi sẽ bước một bước rưỡi, nếu anh bước 2 bước thì chúng tôi sẽ bước 2 bước rưỡi”.

Thực tế, khiêu khích Trung Quốc là điều không cần thiết trong cuộc đấu tranh trên Biển Đông.

Hiện Trung Quốc và ASEAN đang thúc đẩy thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hình thành bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Hai bên dần nhất trí văn bản duy nhất về đàm phán COC. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thông tin gì về việc thúc đẩy quá trình này giữa ASEAN và Trung Quốc.

Tôi cho rằng, Việt Nam cần cho các thành viên ASEAN thấy rằng, Việt Nam sẽ không ký Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) khi nó đi ngược lại lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Nói cách khác, Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) không có giá trị thực thi nếu nó không hợp pháp và các khu vực tranh chấp không được phân định rõ ràng hoặc không có cơ chế giải quyết tranh chấp và đảm bảo thực hiện khi có ai đó phá vỡ quy tắc ứng xử trên.

Xem thêm

Đầu trang

08/07/2020 - Anh Vũ - rfi.fr

Biển Đông : Kênh Ba Sĩ, điểm nóng mới trong cạnh tranh Trung - Mỹ

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan, trong lần hoạt động tại Biển Đông ngày 16/10/2019. AFP - CATHERINE LAI

Từ nhiều ngày qua, nhiều hoạt động quân sự của Trung Quốc và Mỹ đã diễn ra trong một khu vực ít được biết đến ở Biển Đông : Kênh Ba Sĩ (Bashi), nằm giữa Đài Loan và Philippines. Tuy nhiên dần dần khu vực này đang trở thành điểm chiến lược của cuộc đọ sức giữa 2 cường quốc, khu vực mà giới phân tích nhận định sẽ là điểm nóng mới trong quan hệ giữa hai cường quốc thế giới.

Có vẻ như cuộc xung đột thương mại, những cáo buộc nhau về chuyện xử lý khủng hoảng y tế hay về Hồng Kông vẫn chưa đủ. Từ đầu tháng Bảy đến giờ, các cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc và Mỹ trong vùng Biển Đông đang khuấy động thêm quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Chủ yếu các cuộc phô trương sức mạnh giữa hai cường quốc đang diễn ra trong một vùng biển hẹp ít được biết đến nhưng lại mang tính chiến lược với Trung Quốc. Đó là kênh Ba Sĩ, nằm giữa Đài Loan và Philppines trên Biển Đông. « Rất hiếm khi thấy hai cường quốc tiến hành các hoạt động quân sự cùng lúc trong vùng này », Helena Lagarda, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng thuộc viện Mercator Institute for China Studies ( Merics), một trung tâm tư vấn của Đức về Trung Quốc, ghi nhận trong cuộc phỏng vấn của France 24.

Điểm nóng mới ?

Kênh Ba Sĩ là tuyến đường thủy nằm giữa đảo Y'Ami của Philippines và đảo Lan của Đài Loan. Dòng biển này đang thành điểm nóng mới trong cuộc cạnh tranh quyền lực Mỹ - Trung.

Hành lang biển này "sắp tới có thể sẽ là thùng thuốc súng trong cuộc cạnh tranh trên biển giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ", nhật báo Hồng Kông South China Morning Post nhận định trong số ra ngày 05/07. Không quân Mỹ đã xuất hiện hôm 4 tháng 7 và thực hiện các hoạt động trinh sát liên tục 13 ngày trong khu vực này. Tiếp đó Washington đã điều hai tàu sân bay Nimitz và Ronald Reagan đi qua kênh này để hướng tới quần đảo Hoàng Sa ở phía nam, hiện do Trung Quốc chiếm đóng nhưng Việt Nam đòi chủ quyền.

Hoa Kỳ vẫn thường đưa tàu chiến đi vào các vùng biển đang có tranh chấp như vậy, nhật báo Mỹ New York Times nhắc lại. Nhưng đã sáu năm nay, Mỹ chưa hề điều cùng một lúc 2 tàu sân bay vào vùng biển đang rất nóng vì các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Phó đô đốc, George Wikof, chỉ huy tàu sân bay Ronald Reagan khẳng định với báo Wall Street Journal : « Mục đích là gửi đến các đối tác và đồng minh của chúng ta một thông điệp rõ ràng là chúng ta cam kết duy trì ổn định và an ninh trong vùng ».

Đó cũng là trực tiếp trả lời cho hoạt động của không quân Trung Quốc trong khu vực kênh Ba Sĩ trong thời gian gân đây. Theo ghi nhận của South China Morning Post, hồi cuối tháng 5, Trung Quốc đã điều hàng chục máy bay, trong đó có các máy bay ném bom bay lượn trên vùng trời không xa Đài Loan, khiến chính quyền Đài Bắc không khỏi lo ngại.

Ba tuần sau đó, các chiến đấu cơ Trung Quốc lại áp sát một tàu tiếp dầu của hải quân Mỹ được không quân Mỹ hộ tống. « Về mặt ngoại giao mà nói, đó là một hành vi nguy hiểm. Mục đích của nó là để đánh tín hiệu cho thấy là Bắc Kinh biết họ đang ở đâu », ông Chang Chinh, cựu chỉ huy hải quân Đài Loan nhận định trên báo Financial Times.

Lợi dụng suy yếu của Donald Trump ?

Tiếp đó, Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc tập trận kéo dài một tuần xung quanh quần đải Hoàng Sa, từ ngày 1 đến 5 tháng 7. Hoạt động quân sự này đã bị Việt Nam và Philippines chính thức phản đối. Từ nhiều năm nay, hai nước này vẫn thường xuyên phản đối các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên nhiều khu vực ở Biển Đông.

Nếu như thời gian qua, Trung Quốc tỏ ra phiêu lưu như vậy có thể là họ định lợi dụng những vấn đề nội bộ của tổng thống Mỹ Donald Trump. Giữa các vấn đề nội tình của nước Mỹ như tổng thống Trump bị chỉ trích về vai trò cầm lái trong cuộc khủng hoảng y tế, các cuộc biểu tình chống bạo lực cảnh sát, kỳ thị chủng tộc và chiến dịch tranh cử tổng thống đầy khó khăn, « chắc chắn Trung Quốc muốn hành động nhanh trong lúc tổng thống đang phải bận đối phó với tình hình xấu ở Mỹ », một quan chức chính quyền Mỹ giấu tên khẳng định với tờ Wall Street Journal.

Kênh Ba Sĩ, dưới cái nhìn của Bắc Kinh là điểm tốt nhất để thử xác lập sự kiểm soát không phận trong vùng biển có nhiều tranh chấp này. «Đó là nơi qua lại rất quan trọng phải kiểm soát vì nó chính là gianh giới trên biển giữa vùng Biển Đông với phần còn lại của Thái Bình Dương và lại nằm sát cạnh Đài Loan. Đó là vùng có nhiều thách thức ưu tiên đối với quân đội Trung Quốc », chuyên gia Helena Legarda, được trích dẫn ở trên nhận định.

Kiểm soát hàng rào đảo đầu tiên

Con đường hàng hải này cũng khiến Bắc Kinh lo lắng. Ngay từ những năm 1980, các chiến lược gia quân sự Trung Quốc đã xác định đây là vấn đề đối với an ninh quốc gia vì kênh Ba Sĩ nằm trên cái gọi là « vành đai đảo đầu tiên », theo chuyên gia viện Merics, Helena Legarda.

Đó là biên giới tự nhiên hình thành từ chuỗi quần đảo trải dài từ quần đảo Kouril (bắc Nhật Bản) cho tới quần đảo Borneo, dài khoảng 6200 km từ bắc xuống nam. Chính quyền Trung Quốc sợ rằng những mẩu đất trên dọc hàng rào đảo nằm giữa Đài Loan và Philippines bị các thế lực nước ngoài mà đứng đầu là Hoa Kỳ, sử dụng làm các chốt chặn lối ra Thái Bình Dương hay thậm chí để làm bàn đạp tấn công Trung Quốc, theo phân tích của bà Helena Legarda.

Nhưng đó không chỉ là thách thức về quốc phòng đối với Trung Quốc. Dần dần Bắc Kinh ngày càng công khai xác nhận tham vọng trở thành cường quốc khu vực rồi đến toàn cầu, các hòn đảo trong « vành đai đầu tiên » dọc kênh Ba Sĩ đã bắt đầu được Bắc Kinh chú trọng như một hậu cứ tiềm năng, trang mạng chuyên về các vấn đề địa chính trị châu Á, The Diplomat nhấn mạnh.

Tiến hành các hoạt động quân sự tại vùng kênh Ba Sĩ đã trở thành vấn đề sống còn đối với Trung Quốc. Các hoạt động đó nhằm để cho hải quân và không quân Trung Quốc làm quen với hoạt động mà mục tiêu chính là mở rộng trường ảnh hưởng của Trung Quốc.

Các hoạt động quân sự của Trung Quốc và Mỹ trong những tuần qua ở khu vực kênh Ba Sĩ tạo thành một cuộc chiến giữa giao thông hào mà trong đó mỗi bên cố gắng ngăn chặn đối phương tiến thêm qua giới tuyến tự nhiên. Về bản chất, điều này không có gì bất thường mà đã diễn ra hơn 5 năm nay rồi. Nhưng căng thẳng Trung-Mỹ và cuộc khủng hoảng y tế hiện nay đã làm cho tình hình bùng lên mạnh hơn bao giờ.

Trung Quốc triển khai những phương tiên lớn « để cho thấy rằng dịch Covid-19 không làm họ quên đi các mục tiêu địa chính trị và để phát đi tính hiệu rằng quân đội của họ có khả năng tác chiến hoàn hảo », chuyên gia Helena Legarda nhận định. Hoa Kỳ không thể không hành động trước việc phô trương sức mạnh của Trung Quốc.

Nhưng nguy cơ, như Wall Street Journal nhấn mạnh, đó là tổng thống Donald Trump, cũng giống như mọi chính khách khác, trong thế cùng có thể phản ứng thái quá và gây ra rắc rối.

(Theo France24.com)

Đầu trang

02/01/2021 - Minh Anh - rfi.fr

Biển Đông : Trung Quốc đả kích dữ dội Anh Quốc

Một đảo trong khu vực Trường Sa, Biển Đông mà Trung Quốc bồi đắp và cải tạo thành cơ sở quân sự. Ảnh tư liệu của không quân Philippines chụp ngày 21/04/2017. AP - Francis Malasig

Theo tờ South China Morning Post ngày 01/01/2021, bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã tỏ thái độ tức giận sau khi Anh thông báo lần đầu tiên sẽ điều hàng không mẫu hạm đến làm nhiệm vụ Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông và NATO ra báo cáo chỉ trích chế độ độc đoán và những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.

Một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, khi trả lời các câu hỏi của phóng viên trong buổi họp báo ngày 31/12/2020, tuyên bố : « Trung Quốc tin rằng Biển Đông không nên trở thành một vùng biển cho sự cạnh tranh giữa các cường quốc, bị chi phối bởi các loại vũ khí và tầu chiến. »

Đại diện bộ Quốc Phòng Trung Quốc còn khẳng định sẽ có những biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của mình khi cho rằng « nguồn gốc thật sự của việc quân sự hóa Biển Đông đến từ việc nhiều nước bên ngoài vùng điều tầu chiến đến một nơi xa nhà hàng ngàn cây số để phô trương lực lượng ».

Nhật báo Hồng Kông nhắc lại cựu bộ trưởng Quốc Phòng Anh, hồi tháng 2/2019 từng tuyên bố chiếc hàng không mẫu hạm mới nhất, HMS Queen Elizabeth sẽ được triển khai tại vùng Thái Bình Dương, kể cả tại những vùng biển đang có tranh chấp.

Cũng trong buổi họp báo, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc còn chỉ trích bản báo cáo gần đây của NATO kêu gọi 30 nước thành viên tập trung nhiều hơn vào những « thách thức an ninh » do Trung Quốc đặt ra. Ông tuyên bố « Trung Quốc phản đối mọi suy đoán vô căn cứ và những cáo buộc sai lệch » trong bản báo cáo, đồng thời khẳng định chính sách quốc phòng của Bắc Kinh chỉ mang tính chất phòng thủ.

Xem thêm

Đầu trang

23/12/2020 - voatiengviet.com

Biển Đông: Tàu khu trục Mỹ thực thi quyền tự do hàng hải gần quần đảo Trường Sa

Tàu khu trục John S. McCain của Hải quân Hoa Kỳ khẳng định quyền tự do hàng hải tại quần đảo Trường Sa trong Biển Đông, ngày 22/12/2020. (US Navy)

Hải quân Hoa Kỳ hôm 22/12 điều một tàu khu trục tới gần quần đảo Trường Sa trong vùng Biển Đông đang tranh chấp để “thách thức những hạn chế đối với quyền tự do đi lại vô hại do Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan áp đặt.”

Động thái này diễn ra sau khi quân đội Hoa Kỳ cảnh báo trong một tài liệu hồi tuần trước rằng Hoa Kỳ sẽ hành động “quyết đoán hơn” chống lại Bắc Kinh.

Tài liệu của quân đội Mỹ đề ra những mục tiêu cho Hải quân, Thủy quân Lục chiến và Lực lượng Tuần Duyên Mỹ trong năm 2021.

Trong một tuyên bố đưa ra vào chiều ngày thứ Ba 22/12, ông Tian Junli, người phát ngôn của Bộ Chỉ huy Chiến Khu Miền Nam của Quân đội Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc, nói rằng tàu khu trục John S. McCain đã đi ngang gần quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.

Hoa Kỳ thách thức các tuyên bố chủ quyền quá đáng trên các vùng biển khắp thế giới, bất chấp nước tuyên bố là nước nào,
Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

“Trung Quốc cực lực chống đối cách hành xử này của Mỹ, vốn phương hại tới quyền chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, gây gián đoạn nghiêm trọng tới hòa bình và ổn định tại Biển Nam Trung Hoa,” ông Tian nói. Ông nói thêm rằng tàu khu trục Mỹ đã bị xua ra khỏi khu vực sau lời cảnh cáo của quân đội Trung Quốc.

Một tuyên bố của Bộ Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ xác nhận sứ mạng của tàu khu trục Mỹ trong trang tin tức Naval News hôm thứ Ba 22/12, nói rằng đây là hoạt động của Mỹ để khẳng định quyền tự do hàng hải.

Thông báo viết:

“Hôm 22/12, chiến hạm John S. McCain (DDG 56) đã khẳng định quyền tự do đi lại và các quyền tự do khác tại quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Thông báo này nói rằng các tuyên bố bất hợp pháp trên một vùng biển rộng lớn ở Biển Đông đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với quyền tự do hàng hải, kể cả quyền tự do đi lại trên biển, trên không, tự do thương mại mà không bị cản trở, và tự do về cơ hội kinh tế đối với các nước ven Biển Đông.

Thông báo này khẳng định “Hoa Kỳ thách thức các tuyên bố chủ quyền quá đáng trên các vùng biển khắp thế giới, bất chấp nước tuyên bố là nước nào, chiếu theo Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982. Cộng đồng quốc tế có vai trò trong việc bảo vệ các quyền tự do trên biển, vốn thiết yếu cho tình trạng an ninh, ổn định và thịnh vượng toàn cầu".

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, nhưng tuyên bố đó bị các nước trong khu vực chống đối. Trong các nước chống đối có Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei.

Theo Viện Sáng kiến điều tra tình hình chiến lược biển Đông (SCSPI) của Trung Quốc, hoạt động mới nhất của tàu John S. McCain là lần thứ 9 trong năm nay một tàu hải quân Mỹ tiến vào phạm vi 12 hải lý từ bờ biển mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của họ hoặc do họ chiếm đóng trên Biển Đông- phần lớn chỉ trong vòng 5 năm qua.

Trong một hành động được coi là hiếm thấy, ngoài Trung Quốc, Hoa Kỳ còn chỉ trích cả Đài Bắc và Hà Nội vì đã đòi hỏi tàu quân sự nước ngoài đi qua vô hại phải “xin phép hoặc thông báo trước”, điều mà thông báo của Mỹ nói là đi ngược với luật pháp quốc tế như được thể hiện trong Công ước Quốc tế về Luật Biển.

Một ngày trước đó, Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ chia sẻ trên trang Twitter của họ rằng chiến hạm John S. McCain đã cùng Hải quân Pháp thực hiện các cuộc diễn tập trong Biển Philippines.

(Theo Naval News, AP)

Đầu trang

14 tháng 6 2020 - bbc.com

Biển Đông: Hoa Kỳ quyết can dự mạnh mẽ hơn, ủng hộ Asean trước Trung Quốc?

GETTY IMAGES - Biển Đông, với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những vùng biển có tranh chấp nhất về chủ quyền

Công thư gần đây của Hoa Kỳ gửi Liên Hiệp Quốc (LHQ) chứng tỏ Washington muốn đẩy tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước lên nghị trình hàng đầu thời gian tới, theo một bình luận từ Philippines.

Hôm 1/6, Đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft đã yêu cầu lưu hành công thư như một văn bản chính thức gửi đến tất cả thành viên LHQ và Hội đồng Bảo an.

Công thư này để sự đáp lại công hàm CML/14/2019 của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại LHQ ngày 12/12/2019.

Tin cho biết trong thư, Hoa Kỳ nói họ phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.

"Mỹ yêu cầu Trung Quốc một lần nữa tuân thủ các quy định quốc tế về tuyên bố chủ quyền như đã nêu trong Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực thi phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài về Biển Đông và ngừng các hành động khiêu khích trong khu vực", Đại sứ Mỹ nói trong thư.

Thời điểm lá thư của Hoa Kỳ

Bà Jacqueline Joyce F. Espenilla, giảng viên Trường Luật, Đại học Philippines (University of the Philippines College of Law), nói với BBC News Tiếng Việt rằng thời điểm lá thư của Hoa Kỳ rất quan trọng.

Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) 1982, đã ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.

Ban đầu phán quyết này được một số người hy vọng có thể mở đường tiến tới giải quyết các tranh chấp về quyền đối với các vùng biển ở Biển Đông.

REUTERS - Đại diện của Mỹ tại LHQ, Đại sứ Kelly Craft

Tuy nhiên, bà Jacqueline Joyce F. Espenilla chỉ ra rằng tình hình từ 2016 đến gần đây đã nhạt đi.

"Xung lực từ phán quyết tòa 2016 nói chung giảm đi, một phần không nhỏ vì chính phủ tổng thống Duterte không muốn dùng thắng lợi của Philippines do nguyên nhân kinh tế và chính trị."

"Vẫn thỉnh thoảng có va chạm, đa số là với Việt Nam quanh quần đảo Hoàng Sa, Indonesia ở quần đảo Natuna, và mọi nước có tranh chấp ở Biển Đông đều kiên quyết trong tuyên bố của họ."

"Tuy nhiên, ưu tiên vừa qua chủ yếu nhằm cố gắng có Bộ Quy tắc ứng xử."

Nhưng bà Jacqueline Joyce F. Espenilla nói sau khi phái đoàn thường trực Trung Quốc tại LHQ gửi công hàm ngày 12/12/2019, tình hình trở nên khác đi.

"Công hàm Trung Quốc lập tức thúc đẩy phản ứng ngoại giao của Việt Nam, Philippines và thú vị là cả Indonesia, vốn là nước thường tránh liên quan."

Ngày 12/12/2019, Malaysia có Công hàm số HA 59/12 liên quan đến Đệ trình về thềm lục địa mở rộng của mình tại Biển Đông lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS).

Cùng ngày, Trung Quốc gửi Công hàm số CML/14/2019 tại LHQ phản đối Đệ trình trên của Malaysia.

Ngày 6/3/2020, Philippines gửi liên tiếp Công hàm số 000191-2020 để phản đối Công hàm CML/14/2019 của Trung Quốc và Công hàm số 000192-2020 để phản đối Đệ trình của Malaysia.

Ngày 23/3/2020, Trung Quốc gửi Công hàm số CML/11/2020 phản đối Philippines.

Ngày 2/4/2020, Tổng thư ký LHQ cho lưu hành công hàm số 22/HC-2020 của Phái đoàn thường trực Việt Nam để phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông thể hiện trong hai công hàm số CML/14/2019 và Công hàm số CML/11/2020.

Ngày 10/4/2020, Phái đoàn Việt Nam tiếp tục gửi Công hàm số 24/HC-2020 đề cập Công hàm ngày 12/12/2019 của Malaysia và Công hàm số 25/HC-2020 đề cập các Công hàm ngày 10/4/2020 của Philippines.

'Sự quay lại mạnh hơn của Hoa Kỳ'

Về công thư ngày 1/6 của Hoa Kỳ, bà Jacqueline Joyce F. Espenilla quan tâm việc nó xảy ra cùng lúc, khi ngày 2/6, Philippines đã đình chỉ việc hủy Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng, cơ sở pháp lý cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại nước này.

"Hoạt động của Manila mở đường cho sự quay lại mạnh hơn của Hoa Kỳ trong vùng."

"Lá thư của Mỹ ra dấu là họ một lần nữa tập trung vào Biển Đông, gửi thông điệp cho Đông Nam Á rằng Washington ủng hộ chống lại sự hung hăng của Trung Quốc."

Nhìn rộng hơn, bà Jacqueline Joyce F. Espenilla nhấn mạnh cáo buộc về sự hung hăng của Trung Quốc trên biển được đặt vào bối cảnh căng thẳng chung với Hoa Kỳ.

"Đó là một phần trong danh sách than phiền về tình báo, tấn công mạng, thương mại bất công, và cáo buộc về Covid-19."

"Khi gửi thư cho LHQ, Hoa Kỳ thực tế đã đặt tranh chấp Biển Đông trở lại sân khấu chính trị, trong lúc thế giới trở nên thù địch hơn với Trung Quốc," bà Jacqueline Joyce F. Espenilla nói.

EPA - Các lãnh đạo Việt Nam họp Quốc hội ngày 20/5

'Trung Quốc muốn tận dụng sự biết ơn'

Trong khi đó, từ Đại học Quốc gia Úc, Giáo sư Leszek Buszynski giải thích vì sao Trung Quốc gần đây lại gửi các công hàm lên LHQ.

"Có vẻ như Trung Quốc muốn tận dụng sự biết ơn trong Đại hội đồng LHQ, sau khi đã gửi khẩu trang chống virus corona cho các nước, sau dự án Vành đai - Con đường, hỗ trợ kinh tế cho châu Phi và các nước như Lào, Campuchia."

"Bằng cách này, họ muốn vô hiệu hóa phán quyết của Tòa năm 2016, nói rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý."

Giáo sư Leszek Buszynski đang nghiên cứu về Biển Đông, và là chuyên gia về an ninh châu Á.

Giáo sư Leszek Buszynski dự đoán Trung Quốc hy vọng LHQ sẽ thông qua một nghị quyết ủng hộ Bắc Kinh về Biển Đông.

"Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ đạt được nghị quyết đó, vì Đại hội đồng LHQ có nhiều tiếng nói khác nhau, không phải tất cả đều biết ơn Trung Quốc."

'Sự phản đối chính thức rõ nhất của Mỹ'

Bà Jacqueline Joyce F. Espenilla, giảng viên Trường Luật, Đại học Philippines, nhận xét công thư của Mỹ gửi LHQ là rất đặc biệt.

"Có lẽ lá thư là sự phản đối chính thức rõ nhất của Mỹ về đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông."

"Tôi nhấn mạnh chữ Chính thức, vì trước đây Mỹ cũng đã phản đối lập trường của Trung Quốc phi chính thức khi đưa tàu đi vào vùng tranh chấp."

"Lá thư của Đại sứ Kelly Craft nêu lại một số điểm trong phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài về Biển Đông, đây là việc Mỹ chưa từng làm."

Bà Jacqueline Joyce F. Espenilla chỉ ra rằng với việc ra quan điểm rất gần với Việt Nam, Philippines…Washington "thực tế là đang bộc lộ sức nặng ảnh hưởng đằng sau các nước".

"Nó có thể khuyến khích các nước nhỏ khẳng khái hơn trong việc phản bác sự hung hăng của Trung Quốc, lập một mặt trận đoàn kết."

"Phần lớn sự bạo gan của Trung Quốc xuất phát từ việc họ lợi dụng được sự mất đoàn kết trong vùng," bà nói.

Đầu trang