Vượt qua Việt
Giấc mơ Đại Hán
Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình ... tan hoang !
  ||   A   A   A   A  

Các dân tộc bị đế quốc đỏ thống trị, hãy đoàn kết lại !
Vượt qua Việt

Biển Đông Á (4)

Bài mới hơn  Bài cũ hơn  Mục lục  Trang chính

09/02/2021 - baotiengdan.com

Các chiến hạm Hoa Kỳ và ‘FONOP’ mới trên Biển Đông

Trần Trung Đạo
9-2-2021

Giới thiệu: Bài viết bàn về sự có mặt của hai nhóm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz ngay sau khi USS John S. McCain thực hiện chuyến Tuần Tra Tự Do Hàng Hải (FONOP) trong đó có đi sát với quần đảo Hoàng Sa. Tuần tra Eo Biển Đài Loan liên tục là một cách để tái khẳng định chiến lược bảo vệ Đài Loan của TT Truman năm 1950. Các mục đích chính của FONOP là gì?

Tập Cận Bình cố tình khai thác các mối bất hòa trong nội bộ chính quyền Hoa Kỳ nhưng đã không thành công. Trong mỗi thời kỳ phương pháp có thể khác nhưng về dài hạn chiến lược bao vây và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng trên vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương sẽ không thay đổi. Và cuối cùng, Việt Nam đứng đâu trong tranh chấp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

***

Trong một thông cáo báo chí của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ công bố từ bản doanh đặt tại Nhật Bản, khu trục hạm USS John S. McCain đang tiến vào Eo Biển Đài Loan. Mục đích của chuyến hải hành lần này là để “chứng tỏ cam kết của Hoa Kỳ đối với một Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và mở.”

Ngoài ra, theo Reuters, sáng nay 9 tháng 2, 2021 hai nhóm tấn công thuộc hai Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ gồm USS Theodore Roosevelt Carrier và USS Nimitz Carrier đang điều khiển một cuộc tập trận phối hợp trên Biển Đông. Đây là cuộc tập trận đầu tiên kể từ tháng Bảy năm 2020.

Hôm 4 tháng 2, 2021, trên đường tiến đến Eo Biển Đài Loan, USS John S. McCain cũng đã đi gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do Trung Cộng (TC) chiếm đóng và dĩ nhiên không thông báo cho phía TC biết.

Nhắc lại, khu trục hạm USS John S. McCain được vinh dự mang tên của ba người cùng dòng họ McCain. Khi hạ thủy năm 1994, tàu chiến này mang tên cố Đô Đốc John S. McCain Sr. và con trai ông là cố Đô Đốc John S. McCain Jr. Tháng Sáu, 2018, khu trục hạm còn được vinh dự mang thêm tên của Thượng Nghị Sĩ John S. McCain III, một cựu sĩ quan Hải Quân và là cháu nội của của cố Đô Đốc John S. McCain Sr.

Khủng hoảng Eo Biển Đài Loan có một lịch sử nóng lạnh kéo dài từ 1950. Vào thời điểm đó TT Truman ra lịnh Đệ Thất Hạm Đội tiến vào eo biển để bảo vệ Đài Loan từ các cuộc tấn công bằng đổ bộ của TC.

Tuy nhiên đến thời TT Eisenhower, sau khi ký Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương Hoa Kỳ- Đài Loan (Sino-American Mutual Defense Treaty) năm 1954, hải quân Hoa Kỳ rút ra khỏi Eo Biển Đài Loan. Điểm đáng lưu ý là hiệp ước này chỉ nhấn mạnh đến việc bảo vệ Đài Loan và Penghu (Bành Hồ) mà không có các đảo Quemoy hay Kinmen (Kim Môn) và Matsu (Mã Tổ).

Từ đó đến nay Eo Biển chiến lược này đã trải qua nhiều xung đột quân sự và hiện nay cùng với Biển Đông là hai điểm nóng nhất trong Thái Bình Dương. Nếu chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, nước của eo biển có chiều ngang 160 km này sẽ đổi thành màu đỏ.

Bằng giọng điệu cố hữu, Wang Wenbin, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TC phản đối: “Trung Quốc sẽ tiếp tục cảnh giác cao độ, sẵn sàng ứng phó với mọi đe dọa và khiêu khích bất cứ lúc nào, đồng thời kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình. Chúng tôi hy vọng phía Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò mang tính xây dựng cho hòa bình và ổn định của khu vực, thay vì ngược lại.”

Lần đầu trong năm 2021 nhưng không phải lần đầu từ trước đến nay. Năm ngoái cũng chính USS John S. McCain đã thực hiện chuyến hải hành vào Eo Biển Đài Loan trong một hành động được gọi tắt là FONOP. Thực hiện các FONOP trong khu vực là một cách tái khẳng định quan điểm của TT Truman không chỉ bảo vệ Đài Loan mà bảo vệ cả Eo Biển Đài Loan.

FONOP là chữ viết tắt của Freedom of Navigation Operations (Tuần Tra Tự Do Hàng Hải). FONOP trên Biển Đông đã được thực hiện từ thời TT Obama nhưng nhịp độ chậm hơn thời TT Trump. Tiếp nối chính sách của TT Trump, chưa đầy một tháng từ khi nhậm chức TT Joe Biden đã tiến hành FONOP.

Mục đích của FONOP?

FONOP của Hoa Kỳ nhắm vào bốn mục đích.

Thứ nhất, duy trì không gian tự do hải hành trên Thái Bình Dương bao gồm Biển Đông phù hợp với các điều khoản được quy định bởi UNCLOS.

Thứ hai, cô lập để dẫn tới vô hiệu hóa các “status quo” (tình trạng hiện hữu) mà Trung Quốc vừa thiết lập qua hình thức các đảo nhân tạo.

Thứ ba, thách thức trực tiếp và phủ nhận chủ quyền của TC trên các quần đảo của Biển Đông không bằng những tuyên bố suông mà bằng hành động cụ thể.

Thứ tư, về mặt quân sự, Mỹ muốn cho TC thấy các căn cứ quân sự nổi mà họ xây dựng cách lục địa hàng ngàn dặm chỉ là những điểm tập tác xạ của hải quân Mỹ một khi có chiến tranh.

FONOP rất quan trọng. Như người viết đã bàn trong những bài trước đây, trong điều kiện hiện nay chưa có một biện pháp quân sự nào khác làm TC lo ngại hơn.

Các liên minh quân sự đang được thai nghén. Nhưng cho đến khi thành lập được một liên minh quân sự kiểu NATO tại Á Châu trong đó cho phép sự có mặt thường xuyên kể cả thả neo của tàu chiến Mỹ tại các đảo trên Biển Đông, FONOP là biện pháp trả đũa cứng rắn duy nhất áp dụng được. Bất cứ một hành động không kềm chế được của một bên cũng có thể dẫn đến chiến tranh, một viễn ảnh mà Tập Cận Bình không dám nghĩ tới và tìm mọi cách tránh né.

Tập Cận Bình chờ tới giờ chót của chức vụ ngoại trưởng, 20 tháng 1, 2021, để “trừng phạt” Mike Pompeo vì đã “can thiệp vào nội tình Trung Quốc”. Cùng lúc, họ Tập tuyên bố sẽ hợp tác với chính phủ Joe Biden để cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. TC nghĩ rằng cứng rắn với Mike Pompeo và dịu giọng với Joe Biden sẽ dẫn tới một không khí hòa hoãn trong quan hệ Mỹ-Trung. Họ Tập quên một điểm, trong truyền thống đối ngoại của Mỹ, chiến thuật có thể khác nhau nhưng chiến lược đối ngoại chính, từ Truman (Dân Chủ) tới Eisenhower (Cộng Hòa) trước đây hay từ Trump (Cộng Hòa) tới Biden (Dân Chủ), về căn bản, không khác.

Trong buổi điều trần trước Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện Hoa Kỳ, cựu Đại tướng Lục Quân và nguyên Tư lịnh Bộ Tư Lịnh Trung Tâm của quân đội Hoa Kỳ Lloyd Austin khẳng định Trung Cộng là đe dọa lớn nhất đối với an ninh và quyền lợi Mỹ. Ông cũng nhắc một cách tích cực đến Chiến Lược Quốc Phòng 2020 được soạn thảo dưới thời TT Trump: “Tôi nghĩ rằng phần lớn tài liệu này hoàn toàn phù hợp với những thách thức ngày nay.”

Trả lời câu chất vấn của Thượng Nghị Sĩ Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri) rằng giữa TC và Nga, quốc gia nào là đối thủ hàng đầu của Mỹ, cựu tướng bốn sao Lloyd Austin, người từng chịu trách nhiệm quân sự Hoa Kỳ trong một khu vực gồm 20 quốc gia, cho rằng “Trung Quốc sẽ là mối đe dọa đáng kể nhất trong tương lai bởi vì Trung Quốc đang gia tăng, trong khi Nga cũng là một mối đe dọa, nhưng đang suy giảm.”

Cựu ngoại trưởng Mike Pompeo cũng đánh giá Nga như vậy. Trong các tranh chấp quốc tế, Putin chỉ là một kẻ cơ hội. Nga không phải là đối thủ đáng ngại của Mỹ. Nền kinh tế Nga tính theo GDP còn nhỏ hơn của Nam Hàn, Canada, Ba Tây, Ý, Pháp. Kho bom nguyên tử vẫn còn đó nhưng vào thời buổi này không mang ra dọa được ai.

Trong bài viết Tương Lai Của Chiến Lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy) cuối năm 2020, người viết tin rằng dù các tổng thống Mỹ tới là ai “Chiến lược Tự do và Mở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” (Free and Open Indo-Pacific Strategy) do TT Trump đưa ra tại Đà Nẵng năm 2017 sẽ không thay đổi.

Cho dù TT Joe Biden có muốn thay đổi cũng không được. Giống như các chủ thuyết Monroe chống lại sự can thiệp của Châu Âu vào Châu Mỹ và chủ thuyết Truman ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa CS, Chiến lược Tự Do và Mở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được xem là chiến lược của Hoa Kỳ trong thời đại này. Chiến lược đó không phải riêng của một tổng thống nào mà phản ảnh quan điểm của lưỡng đảng Hoa Kỳ.

Mục đích tối hậu của Chiến Lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là giới hạn sự bành trướng của TC. Tuy nhiên, phương pháp thực hiện sẽ khác rất xa với các phương pháp được áp dụng trong Chiến Tranh Lạnh với Liên Xô.

Liên Xô chỉ có 4 phần trăm GDP do mậu dịch quốc tế. Ngày nay, bảng tổng kết các quan hệ mậu dịch đa phương giữa các quốc gia đang tranh chấp về chủ quyền hay về quyền lợi trong vùng Biển Đông là một bảng phân tích vô cùng phức tạp. Những quốc gia có tranh chấp với TC lại là những nước có quan hệ mậu dịch lớn nhất với TC. Xung đột Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vì thế, sẽ là một mặt trận khó khăn và cần nhiều thời gian để giải quyết.

Việt Nam đứng đâu trong tranh chấp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

Ngày 13 tháng 7, 2020, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ ngoại giao, Michael R. Pompeo trong tư cách ngoại trưởng đã ra một bản tuyên bố cứng rắn bác bỏ các đòi hỏi, tuyên bố về chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông.

Bản tuyên bố cũng mở ra cánh cửa cho các nước trong vùng đang tranh chấp với TC: “Mỹ sát cánh với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế.”

Lịch sử thế giới cho thấy xung đột giữa các cường quốc bao giờ cũng là cơ hội cho các nước khôn ngoan. Trong Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, phần lớn các nước Tây Âu và Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore ở Á Châu đều trở nên giàu có trong một thời gian kỷ lục nhờ đã nắm lấy cơ hội kinh tế do Mỹ đem lại cho quốc gia họ. Năm 1968 là năm người Việt cả hai miền đổ nhiều máu nhất nhưng cũng là năm kinh tế Nhật gia tăng cao nhất trong lịch sử với 12.8 phần trăm.

Tính đến năm 1989, để bao vây Liên Xô, Mỹ có liên minh quân sự với 50 quốc gia và chi một ngân khoản khổng lồ lên đến tám ngàn tỉ dollar cho các lãnh vực quốc phòng.

Liên Xô không thể tạo được một đối lực tương đương. Khối quân sự Warsaw (Warsaw Pact) trong thực tế chỉ là một nhóm các nước CS chư hầu đặt hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của Liên Xô. “Thành tựu” của tổ chức này là đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân Hungary (1956) và Tiệp Khắc (1968).

Khác với các nước CS Đông Âu trước đây không có chọn lựa nào khác ngoài số phận tầm gửi trên thân cây Liên Xô đang rã mục, CSVN có chọn lựa.

So với Philippines, Việt Nam bị TC cướp gấp nhiều lần hơn. TC không những chiếm toàn bộ Hoàng Sa, một phần Trường Sa mà còn nhiều lần đe dọa, hiếp đáp các tàu đánh cá của ngư dân Việt. Nhưng cho đến nay, chọn lựa của giới lãnh đạo đảng CSVN là im lặng. CSVN im lặng khi hải quân Mỹ thực hiện các FONOP trong khu vực Biển Đông và cho đến nay CSVN chọn đứng ngoài “Chiến lược Tự do và Mở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Trong thời TT Trump, các Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ từ Jim Mattis đến Mark Esper gần như thăm viếng Việt Nam hàng năm. Hoa Kỳ nấu nướng, dọn sẵn lên bàn chỉ còn chưa đút vô miệng CSVN mà thôi.

Nhưng tại sao CSVN im lặng?

Một số quan sát viên cho lý do kinh tế thương mại ảnh hưởng quyết định im lặng của đảng CSVN.

Thật ra chưa hẳn vậy. Việt Nam không phải là nước duy nhất có quan hệ kinh tế lớn với TC. Đài Loan, một nước mà lúc nào TC cũng muốn ăn tươi nuốt sống cũng là một trong những nước đầu tư nhiều nhất vào TC. Chỉ riêng mậu dịch giữa hai bờ eo biển năm 2018 lên đến 150 tỉ dollar. Điều kiện mậu dịch cao tương tự cũng đang diễn ra giữa Ấn Độ với TC hay giữa Nhật Bản với TC.

CSVN im lặng chỉ vì giữa TC và CSVN có một mối quan hệ đặc biệt mà các quốc gia khác không có, đó là sự lệ thuộc tư tưởng chính trị của đảng CSVN vào đảng CSTQ, và ngày nào sự lệ thuộc này còn tồn tại, ngày đó CSVN sẽ còn im lặng.

Đầu trang

06/02/2021 - rfi.fr

Chiến hạm Mỹ lần đầu tuần tra gần Hoàng Sa từ khi Biden nhậm chức

Chiến hạm USS John S. McCain (P). Ảnh chụp năm 2017 tại eo biển Đài Loan. Roslan RAHMAN AFP

Hải quân Hoa Kỳ hôm 05/02/2021 thông báo khu trục hạm USS John McCain tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa. Đây là hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải đầu tiên tại Biển Đông của chính quyền Joe Biden.

Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ khẳng định chuyến tuần tra của khu trục hạm USS John McCain nhằm « bảo vệ quyền tự do hải hành gần quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế ».

Quân đội Trung Quốc nói rằng « lực lượng hải quân và không quân theo sát tình hình, và đã ra lệnh cho chiến hạm Mỹ phải rời khỏi khu vực ». Đồng thời lên án Hoa Kỳ « vi phạm trầm trọng chủ quyền của Trung Quốc », « làm ảnh hưởng đến hòa bình khu vực ».

Trong một thông cáo, Hải quân Mỹ phản bác tuyên bố của Bắc Kinh. Trung úy James Adams, phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định chiến hạm USS John McCain « chưa bao giờ bị xua đuổi khỏi lãnh thổ một nước khác ». Ông nhấn mạnh rằng khu trục hạm Mỹ « sẽ tiếp tục các hoạt động thường lệ trong vùng biển quốc tế ».

Bản tin của Reuters nhắc lại, Trung Quốc đã cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, sau trận hải chiến với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Bắc Kinh đã quân sự hóa quần đảo, biến Phú Lâm, đảo lớn nhất ở Hoàng Sa thành căn cứ quân sự kiên cố nhất trên Biển Đông. Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa.

Hôm thứ Năm 04/02 Bắc Kinh cũng đã lên án việc chiến hạm USS John McCain đi qua eo biển Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc luôn dòm ngó.

Trong một diễn biến khác, các nhà quan sát hình ảnh vệ tinh ghi nhận hàng không mẫu hạm Mỹ USS Nimitz bắt đầu băng qua eo biển Malacca để tiến vào Biển Đông.

Sau luật Hải Cảnh, tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku

Tại Biển Hoa Đông, tàu Trung Quốc lần đầu tiên đã xâm nhập vùng biển Nhật Bản kể từ khi luật hải cảnh mới có hiệu lực. Hãng tin Kyodo cho biết hai tàu tuần duyên Trung Quốc đã đi vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu này hướng về phía hai chiếc tàu đánh cá Nhật gần đó, khiến tuần duyên Nhật Bản phải đến bảo vệ. Ngoài ra còn hai tàu tuần duyên Trung Quốc khác đi gần vùng tiếp giáp, trong đó một chiếc dường như trang bị đại bác.

Hôm thứ Tư 03/02, Tokyo đã bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về luật Hải Cảnh mới của Trung Quốc, cho phép hải cảnh Trung Quốc bắt giữ các tàu nước ngoài tại những vùng biển mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.

Tàu chiến Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa để khẳng định tự do hàng hải

05/02/2021 - voatiengviet.com

Tàu chiến lớp Arleigh Burke, có tên lửa dẫn đường của Mỹ, USS John McCain, đi ngang qua quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông hôm 5/2/2021. (Photo by Mass Communication Specialist 2nd Class Markus Castaneda)

Một tàu chiến Mỹ đã tiến gần tới quần đảo Hoàng Sa đang do Trung Quốc kiểm soát trên Biển Đông hôm thứ Sáu 5/2, trong một sứ mạng mà Hải quân Hoa Kỳ cho biết là để khẳng định quyền tự do hàng hải.

Đây là sứ mạng thực thi quyền tự do hàng hải đầu tiên dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Quân đội Trung Quốc lên án hành động này và cho biết đã cử một số đơn vị hải quân và không quân theo dõi và cảnh báo tàu chiến Mỹ.

Tuyến đường thủy bận rộn trong khu vực là một trong những điểm nóng trong mối quan hệ Mỹ - Trung, vốn đã đối đầu nhau trong cuộc chiến tranh thương mại, các lệnh trừng phạt của Mỹ, và vấn đề Hong Kong và Đài Loan.

Trung Quốc bày tỏ thái độ phẫn nộ về những sự đi lại thường xuyên của các tàu Mỹ tới gần các hòn đảo mà Bắc Kinh chiếm đóng và kiểm soát trong Biển Đông. Trung Quốc nói họ có chủ quyền ‘không thể bác bỏ’ đối với các đảo này và tố cáo Washington là cố tình gây căng thẳng.

Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ cho biết tàu khu trục USS John S. McCain “đã khẳng định quyền và tự do hàng hải trong vùng biển kế cận quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Hải quân Mỹ nói:

“Hoạt động tự do hàng hải khẳng định các quyền, quyền tự do và quyền sử dụng hợp pháp các vùng biển được luật pháp quốc tế công nhận, bằng cách thách thức “những hạn chế bất hợp pháp mà Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam áp đặt đối với quyền qua lại vô hại”.

Bộ Tư lệnh Miền Nam của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói tàu chiến Mỹ đã tiến vào vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà không được phép, "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc".

Bộ này tố cáo Hoa Kỳ là “cố tình phá vỡ bầu không khí hòa bình, hữu nghị và hợp tác tốt đẹp trên Biển Đông”.

Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 sau một trận hải chiến ngắn với hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Ngoài Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Hồi đầu tuần này, cũng tàu USS McCain của Hải quân Hoa Kỳ đã đi qua eo biển Đài Loan, một vùng biển có tính cách ‘nhạy cảm’ khiến Bắc Kinh phản ứng giận dữ.

Tháng trước, một nhóm tàu tác chiến của Mỹ hộ tống một tàu sân bay đã tiến vào Biển Đông trong một hoạt động mà Hải quân mô tả là “thường lệ”.

Đầu trang

Thứ Năm, ngày 4/2/2021 - plo.vn

Nhật, Anh ra tuyên bố chung quan ngại sâu sắc về Biển Đông

Tàu hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: Kyodo.

(PLO)- Các Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao hai nước Nhật và Anh ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông.

Tin liên quan

Các Bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng của hai nước Anh và Nhật hôm 3-2 đã có cuộc hội đàm trực tuyến bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trong khu vực.

Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi. Ảnh: Franck Robichon/POOL /AP

Kết thúc cuộc họp, hai bên đã đưa ra tuyên bố chung, trong đó bốn Bộ trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông và phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng khu vực, theo hãng tin Reuters.

“Bốn Bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi tất cả các bên thực hiện kiềm chế và hạn chế các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng” - tuyên bố cho biết.

Tờ South China Morning Post dẫn lời các quan chức Bộ Ngoại giao Nhật cho hay, tham giacuộc họp về phía Nhật có Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi, phía Anh có Ngoại trưởng Dominic Raab và Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace. Các Bộ trưởng đã thảo luận về cách thức đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở dựa trên nền tảng pháp luật.

Nhật quan ngại về luật hải cảnh Trung Quốc

Cũng trong cuộc họp giữa các bộ trưởng hai nước, Nhật đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc với Anh về luật hải cảnh của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1-2.

Tàu hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: Kyodo

“Nhật đang cảnh giác và chú ý đến ảnh hưởng của luật đối với chúng tôi. Tôi tin rằng luật này không nên được sử dụng theo cách thức vi phạm luật pháp quốc tế” - ông Toshimitsu Motegi phát biểu.

Cùng ngày, tờ Japan Times đưa tin, Chánh văn phòng nội các Nhật Katsunobu Kato lên tiếng “quan ngại sâu sắc” về luật mới gây tranh cãi của Trung Quốc. Theo đó, luật trao quyền cho lực lượng hải cảnh nước này “thực hiện mọi biện pháp cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí, khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán bị các tổ chức và cá nhân nước ngoài xâm phạm bất hợp pháp trên biển”.

Ông Kato nhấn mạnh Trung Quốc không được sử dụng luật này chống lại luật pháp quốc tế.

Anh-Nhật thắt chặt hợp tác quốc phòng

Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Anh và Nhật.

Bộ trưởng Kishi đã hoan nghênh về kế hoạch triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh tới châu Á trong năm nay, kế hoạch mà Anh gọi là “đợt triển khai quan trọng nhất của Hải quân Hoàng gia Anh”.

“Việc triển khai Hải quân Hoàng gia có ý nghĩa quan trọng, thể hiện cam kết của Anh trong việc hợp tác với các đối tác trong khu vực nhằm duy trì hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ và thúc đẩy an ninh, thịnh vượng chung” - Bộ trưởng Ben Wallace cho biết.

Chính sách Biển Đông của ông Biden liệu sẽ khác ông Trump?

(PLO)- Giới phân tích nhận định tuy có lập trường đa phương hơn, song ông Joe Biden sẽ tiếp tục kế thừa di sản "đối đầu" của ông Donald Trump trong vấn đề Biển Đông.

VĨNH KHANG

Việt Nam lên tiếng sau khi Anh, Nhật ra tuyên bố chung về Biển Đông

04/02/2021 - voatiengviet.com

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao via Zing.vn

Hôm 4/2, Việt Nam lên tiếng về việc Anh, Nhật ra tuyên bố chung quan ngại về tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông, phản đối hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng.

Trang VNEXpress dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng “hoạt động của các bên ở Biển Đông cần đóng góp vào hòa bình, ổn định và an ninh khu vực.”

“Việt Nam ủng hộ duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982,” bà Hằng nói khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước tuyên bố chung của bốn bộ trưởng Anh, Nhật hôm 3/2.

Một chiếc B-52H của Không Quân Hoa Kỳ. XEM THÊM: Mỹ tiếp tục răn đe Trung Quốc ở Thái Bình Dương

Sau hội nghị trực tuyến giữa Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi, Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi cùng hai người đồng nhiệm Anh Dominic Raab và Ben Wallace, hai bên đưa ra tuyên bố chung.

“Bốn bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế, hạn chế các hoạt động có khả năng gia tăng căng thẳng,” tuyên bố viết.

Tàu sân bay Anh HMS Queen ElizabethTàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth

“Các bộ trưởng hoan nghênh chuyến thăm đã lên kế hoạch của tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth và Nhóm tàu tấn công tới khu vực này, bao gồm khu vực Đông Á trong năm 2021, nhằm mục đích tạo ra ảnh hưởng tích cực và mang tính xây dựng đáng kể trong khu vực,” tuyên bố của các bộ trưởng Anh – Nhật viết.

Trước đó, hôm 19/1, Nhật gửi tới Tổng thư ký LHQ công hàm thể hiện lập trường phản đối một số tuyên bố của Trung Quốc về Biển Đông. Hàng loạt các quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Malaysia, Australia, Indonesia, Philippines, Hoa Kỳ và cả Việt Nam cũng gửi công hàm tương tự lên LHQ phản đối tuyên bố của Trung Quốc.

Phía Trung Quốc cho rằng "việc vẽ các đường cơ sở phân chia lãnh hải do Trung Quốc thực hiện tại các đảo và đá ở Biển Đông phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).”

Hôm 4/2, bình luận về công hàm của Nhật, bà Hằng nói: “Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về Biển Đông, phù hợp luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS.”

Đầu trang

28/01/2021 - voatiengviet.com

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ sát cánh với Đông Nam Á chống sức ép của Trung Quốc

Tân Ngoại trưởng Blinken tại lễ đón chào ở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 27/1/2021.

Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông vượt quá những gì họ được phép theo luật pháp quốc tế và đứng cùng các quốc gia Đông Nam Á chống lại áp lực của Trung Quốc, tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói hôm thứ Tư 27/1.

Ông Blinken phát biểu như vậy trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố. Trong cuộc điện đàm, ông Blinken cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một thỏa thuận quốc phòng lâu năm giữa hai nước đồng minh và khẳng định nó rõ ràng áp dụng được nếu Manila bị tấn công ở Biển Đông.

“Ngoại trưởng Blinken cam kết sát cánh với các nước Đông Nam Á là các bên đòi chủ quyền trước áp lực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao.

"Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp ước Phòng thủ chung đối với an ninh của cả hai quốc gia [Hoa Kỳ, Philippines], rõ ràng là nó được áp dụng đối với trường hợp có các cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các lực lượng vũ trang, tàu thuyền công hoặc máy bay của Philippines ở Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông", vẫn theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Những lời đảm bảo của ông Blinken được đưa ra sau khi ông Locsin nói hôm 27/1 rằng Philippines đã gửi lời phản đối ngoại giao về việc Trung Quốc thông qua luật cho phép lực lượng cảnh sát biển của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài, mà phía Philippines mô tả đó là "mối đe dọa chiến tranh".

Hôm 22/1, Trung Quốc thông qua đạo luật cho phép lực lượng cảnh sát biển của họ sử dụng “tất cả các phương tiện cần thiết” để dừng hoặc ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài, bao gồm cả việc phá dỡ các công trình của các nước khác được xây dựng trên các bãi đá ngầm mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông giàu năng lượng, đây cũng là một tuyến đường thương mại chính. Philippines, Brunei, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan cũng có các tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở vùng biển này.

Hoa Kỳ lâu nay cáo buộc Trung Quốc lợi dụng việc các nước phải đối phó với đại dịch virus corona để tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông. Mới đây, Hoa Kỳ điều một nhóm tàu sân bay đi qua tuyến đường thủy này để thúc đẩy “tự do trên biển”.

Trung Quốc loan báo hôm 26/1 rằng họ sẽ tổ chức các cuộc tập trận quân sự trong tuần này.

Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 25/1 cho biết Philippines hy vọng không nước nào làm gia tăng căng thẳng.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay ông Blinken “nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông chừng nào chúng vượt quá các vùng biển mà Trung Quốc được phép tuyên bố chủ quyền theo luật pháp quốc tế”.

Ông Blinken nhậm chức ngoại trưởng tuần này, tham gia chính quyền của Tổng thống Joe Biden, người thuộc đảng Dân chủ.

Đầu trang

2021-01-29 - RFA

Việt Nam lên tiếng về Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc

Việt Nam yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, thiện chí thực thi luật pháp quốc tế, UNCLOS, không hành động làm gia tăng căng thẳng và tích cực đóng góp cho sự hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao việt Nam Lê Thị Thu hằng tuyên bố như vừa nêu, khi bình luận về Luật hải cảnh mới của Trung Quốc, tại cuộc họp báo vào ngày 29/1.

Bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh thêm rằng Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ luật pháp, điều ước quốc tế trong ban hành luật biển. Đồng thời nhắc lại khẳng định của Việt Nam rằng:

"Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với UNCLOS và sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng đó".

Vào ngày 22/1, Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh mới, cho phép tàu hải cảnh của nước này được quyền bắn vào các tàu nước ngoài trong vùng nước mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.

Theo đó, luật quy định trong từng trường hợp cụ thể, lực lượng chấp pháp của Trung Quốc có thể sử dụng các loại vũ khí khác nhau để đối phó với tàu nước ngoài bao gồm vũ khí cầm tay, vũ khí phóng từ tàu hoặc từ trên không.

Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc cũng cho phép hải cảnh nước này được quyền tạo các vùng cấm di chuyển "khi cần" để ngăn tàu thuyền và người xâm nhập.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 22/1 nói với báo giới rằng luật mới hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trang tin Philstar.com, vào hôm 27/1 cho biết Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. đã gửi công hàm ngoại giao phản đối việc Trung Quốc tự ý ban hành luật cho phép hải cảnh được nổ súng vào tàu nước ngoài.

Đầu trang

27/01/2021 - rfi.fr

Philippines phản đối luật hải cảnh mới của Trung Quốc

Ảnh tư liệu: Tàu cảnh sát biển Philippines (P) tập luyện cùng tàu tuần duyên Mỹ , hồi tháng 5/2019. AP - Bullit Marquez

Theo tin của trang Philstar.com hôm nay, 27/01/2021, Philippines đã ra công hàm ngoại giao phản đối luật mới của Trung Quốc cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng vào tàu nước ngoài.

Mặc dù trước đó ông đã tuyên bố việc Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới “không phải là việc của chúng tôi”, ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. vừa thông báo là ông đã ra công hàm ngoại giao phản đối luật này “ sau khi suy nghĩ kỹ “.

Trên mạng Twitter hôm nay, ông Locsin khẳng định luật hải cảnh mới của Trung Quốc là một đe dọa gây chiến với bất cứ quốc gia nào thách thức luật này. "Không thách thức có nghĩa là phục tùng luật này."

Luật vừa được Trung Quốc thông qua cho phép lực lượng hải cảnh của nước này “thi hành mọi biện pháp, kể cả sử dụng vũ khí, mỗi khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển bị các cá nhân và tổ chức nước ngoài xâm phạm”. Nói một cách nôm na là luật mới cho phép hải cảnh Trung Quốc bắn vào các tàu nước ngoài.

Theo tin của trang INQUIER.net hôm qua, 26/01/2021, một tổ chức bảo vệ quyền lợi ngư dân Philippines đã yêu cầu chính quyền tổng thống Duterte mạnh mẽ lên án luật hải cảnh mà Trung Quốc vừa thông qua, xem đây gần như là “một lời tuyên chuyến” với các nước đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.

Trong một tuyên bố, ông Fernando Hicap, chủ tịch hiệp hội Pamalakaya, cho rằng luật hải cảnh mới của Trung Quốc là nhằm tăng cường lực lượng hải quân của Trung Quốc để thâu tóm Biển Tây Philippines ( Biển Đông ). Theo ông Fernando Hicap, luật này là “trái với nguyên tắc tự do hàng hải đã được luật hàng hải quốc tế công nhận”. Chủ tịch hiệp hội Pamalakaya nhấn mạnh: “ Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các ngư dân Philippines đánh bắt cá trong khu vực lãnh hải của chúng ta”.

Hiệp hội Pamalakaya còn kêu gọi các nước tranh chấp khác ở Biển Đông nên “đồng loạt xác quyết các quyền chủ quyền của họ và thúc đẩy phi quân sự hóa và tự do hàng hải tại các vùng biển tranh chấp”.

Về phần mình, Việt Nam hiện chưa có phản ứng chính thức nào về luật hải cảnh mới của Trung Quốc, mặc trên báo chí nhà nước, nhiều chuyên gia Việt Nam và quốc tế đã cảnh báo là luật này tạo nguy cơ xung đột vũ trang trên các vùng biển tranh chấp.

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Đầu trang

Jan 25, 2021 - nguoi-viet.com

BT Quốc Phòng Mỹ kêu gọi hợp tác của Nhật và Nam Hàn trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương

WASHINGTON, DC (NV) – Vị tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, ông Lloyd Austin, mới đây đã kêu gọi các đồng minh quan trọng ở Á Châu hãy cộng tác với Mỹ ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong nỗ lực nhằm gia tăng mối quan hệ quốc phòng trong khu vực, giữa khi sự căng thẳng với Trung Quốc nhiều phần sẽ tiếp tục.

Theo bản tin của tờ báo South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Hai, 25 Tháng Giêng, ông Austin, người vừa tuyên thệ nhậm chức hôm Thứ Sáu, không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng nói rằng Mỹ chống lại “bất cứ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi nguyên trạng của vùng Biển Hoa Đông” và tái xác nhận với Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Nobuo Kishi rằng quân đội Mỹ sẽ đáp trả mọi cuộc tấn công vào quần đảo Senkaku theo như hiệp ước an ninh ký kết giữa Mỹ và Nhật.

Hải quân Mỹ và Nhật cùng tập trận trên biển. (Hình: Mass Communication Specialist 2nd Class Sean M. Castellano/U.S. Navy via Getty Images)

Quần đảo Senkaku, phía Trung Quốc gọi là Diaoyu (Điếu Ngư), là các đảo không người ở trong vùng Biển Hoa Đông, hiện do Nhật kiểm soát.

Đây là cuộc điện đàm cao cấp đầu tiên giữa Nhật và Mỹ kể từ khi Tổng Thống Joe Biden nhậm chức, và ông Austin kêu gọi ông Kishi hãy “gia tăng sự đóng góp của Nhật vào vai trò của liên minh trong việc bảo vệ an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo Ngũ Giác Đài hôm Thứ Bảy.

Các khu trục hạm Mỹ và Nhật hoạt động phối hợp. (Hình: U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 2nd Class Z.A. Landers/Released)

Trong cuộc gọi hôm Chủ Nhật, ông Austin nói với bộ trưởng Quốc Phòng Nam Hàn Suh Wook rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa hai đồng minh là điều quan trọng, và hai bên “xác nhận sự cần thiết của việc duy trì trật tự quốc tế theo các quy luật đã được công nhận, và đồng ý sẽ gia tăng hợp tác đối phó với các mối đe dọa chung,” theo Ngũ Giác Đài.

Hai cuộc điện đàm này diễn ra tiếp theo cuộc nói chuyện của tân Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ Jake Sullivan và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Nam Hàn Suh Hoon hôm Thứ Sáu. Ông Sullivan nói liên minh Mỹ và Nam Hàn là mấu chốt của hòa bình và ổn định trong vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Dương vận hạm đổ bộ Dokdo của Nam Hàn và hàng không mẫu hạm USS George Washington của Mỹ thao dượt ở Biển Nhật Bản. (Hình: Adam K. Thomas/U.S. Navy via Getty Images)

Các quan sát viên về Trung Quốc nhận định rằng các cuộc nói chuyện này cho thấy chính phủ Biden sẽ tìm cách chống lại sự bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực qua các đồng minh của mình.

Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự tại Hồng Kông, nói rằng Washington có thể huy động sự hậu thuẫn của thêm nhiều quốc gia để cô lập Trung Quốc.

Ông Song nói rằng Mỹ có thể nhắm tới sự trợ giúp của Nhật, Nam Hàn, Anh và ngay cả Úc cùng Ấn Độ.

Tình trạng căng thẳng quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục lên cao trong những ngày đầu của chính phủ Biden. Hôm Thứ Bảy, Bộ Chỉ Huy Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ loan báo việc một hải đội do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt chỉ huy đã vào vùng Biển Đông để tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải và xác định quyền tự do hải hành.

Trinh sát cơ P-3C của Nhật bay tuần thám khu vực quần đảo Senkaku. (Hình: JAPAN POOL/AFP via Getty Images)

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) hôm Thứ Hai nói rằng Mỹ thường xuyên đưa phi cơ và chiến hạm vào vùng Biển Đông để “phô trương sức mạnh” và điều này “không giúp cho hòa bình và ổn định trong khu vực.”

Theo SCS Probing Initiative ở Bắc Kinh, một trinh sát cơ của Không Quân Mỹ đã rời căn cứ ở Nam Hàn và vào Biển Đông sáng ngày Thứ Hai, trong khi có ít nhất chín phi cơ quân sự khác của Mỹ thấy xuất hiện ở Biển Đông hôm Chủ Nhật.

Hôm Thứ Bảy, ông Austin cũng nói chuyện với Bộ Trưởng Quốc Phòng Anh Ben Wallace về một số vấn đề, gồm cả quan tâm liên hệ với việc Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng.

Mới gần đây, Anh đã đồng ý sẽ đưa một hải đội do hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth chỉ huy đến tham dự một cuộc tập trận do Mỹ tổ chức năm nay. Hải đội này cũng có thể sẽ được đưa tới Á Châu và vùng Biển Đông. (V.Giang)

Đầu trang

24/01/2021 - rfi.fr

Tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ trấn an về liên minh chặt chẽ với Tokyo và Seoul

Ảnh tư liệu: Máy bay tuần duyên Nhật Bản tuần tra vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông, ngày 10/10/2011. Tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ trong chính quyền Biden ngày 23/01/2021 đã cam kết bảo vệ các vùng lãnh thổ của Nhật Bản kể cả quần đào Senkaku bị Trung Quốc tranh chấp. REUTERS/Kyodo/Files

Trong ngày làm việc thứ nhì ở cương vị bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, tướng Lloyd Austin hôm 24/01/20210 đã có hai cuộc trao đổi với đồng sự Nhật Bản và Hàn Quốc. Tránh nêu đích danh Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên, tân lãnh đạo Lầu Năm Góc trên Twitter chú trọng vào mục đích duy trì một khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương « tự do và rộng mở ».

Hãng tin Anh Reuters nhấn mạnh trong cuộc điện đàm đầu tiên với đồng nhiệm Nhật Bản, Nobuo Kishi, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cam kết bảo vệ các vùng lãnh thổ của Nhật Bản trên biển Hoa Đông nơi đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo. Cam kết này bao trùm cả quần đào Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Bắc Kinh cũng khẳng định chủ quyền với cụm đảo này.

Về phía Tokyo, bộ trưởng Kishi được hãng tin Kyodo trích dẫn, khẳng định Mỹ-Nhật « đồng thanh phản đối mọi ý đồ đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại các vùng Biển Đông và Hoa Đông ». Trong thông cáo của bộ Quốc Phòng Mỹ, Lầu Năm Góc khuyến khích Tokyo « đóng góp nhiều hơn vào nỗ lực cải thiện an ninh tại Ấn Độ -Thái Bình Dương ».

Còn trong cuộc trao đổi với đồng sự Hàn Quốc, Suh Wook, tướng Austin nhấn mạnh đến mối « liên minh sắt thép » giữa Washington và Seoul trong bối cảnh hạt nhân Bắc Triều Tiên vẫn là một mối đe dọa.

Trong cuộc điều trần tại Thượng Viện cách nay hai ngày, tướng Lloyd Austin tuyên bố ông có tham vọng đem lại một « làn gió mới » trong quan hệ liên minh giữa Hoa Kỳ với các nước trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương.

Tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ xem Trung Quốc là một thách thức đối với Lầu Năm Góc và mong muốn nâng cao khả năng phòng thủ của Hoa Kỳ trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quân sự.

Đầu trang

24/01/2021 - rfi.fr

Tàu sân bay Mỹ trở lại Biển Đông, lần đầu tiên từ khi Biden nhậm chức tổng thống

Ảnh minh họa: Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt thao diễn cùng với Hải Quân Nhật Bản ngày 15/01/2021 trên Thái Bình Dương. Từ trái qua phải: Khu trục hạm John Finn, tuần dương hạm Bụnker Hill, hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt, khu trục hạm Nhật Bản JS Kongo và JS Asahi. © USS Theodore Roosevelt (CVN 71) - Petty Officer 2nd Class Casey

Nhóm tác chiến của tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt, đã tiến vào Biển Đông từ ngày hôm qua 23/01/2021 để thúc đẩy quyền "tự do hàng hải" vào lúc Trung Quốc cho oanh tạc cơ liên tục xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Đây là lần đầu tiên Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ điều tàu sân bay đến Biển Đông kể từ khi ông Joe Biden chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ ngày 20/01/2021.

Trong thông cáo đề ngày 24/01, Bộ Tư Lệnh Ấn Độ- Thái Bình Dương Mỹ cho biết thêm là nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ lần này bao gồm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, tuần dương hạm lớp Ticonderoga được trang bị tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill cùng hai khu trục hạm lớp Arleigh Burke cũng có tên lửa dẫn đường USS Russell và USS John Finn.

Quân Đội Mỹ nói rõ là nhóm tác chiến tàu sân bay đến Biển Đông tiến hành các hoạt động thường lệ « để đảm bảo tự do trên biển, xây dựng quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy an ninh hàng hải ». Reuters trích dẫn chuẩn đô đốc Doug Verissimo, chỉ huy hải đội tác chiến, theo đó các hoạt động này là nhằm « trấn an các đồng minh và đối tác ».

Theo kế hoạch, nhóm tàu sân bay Mỹ sẽ tiến hành diễn tập tấn công và hiệp đồng tác chiến trong thời gian ở Biển Đông.

Hàng không mẫu hạm Mỹ trở lại Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan gia tăng: Đài Bắc vào hôm nay 24/01 thông báo: Trung Quốc lại cho 15 máy bay, trong đó có 12 chiến đấu cơ, xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, gần quần đảo Pratas. Hôm qua, chính quyền trên đảo cũng cho biết là Bắc Kinh đã cho máy bay ném bom, chiến đấu cơ bay vào khu vực này.

Hành động dọa nạt Đài Loan đã bị Washington phản đối. Theo hãng tin Mỹ AP, Washington đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với Đài Bắc ngay từ hôm qua sau vụ Bắc Kinh điều 8 máy bay ném bom có ​​khả năng mang vũ khí hạt nhân và 4 chiến đấy cơ vào không phận tây nam Đài Loan. Theo giới quan sát, đây là cách Bắc Kinh đe dọa Đài Bắc và thử thách quyết tâm của tân chính quyền Mỹ Biden.

Bộ Ngoại Giao Mỹ đã tỏ ý lo ngại trước những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đe dọa các nước láng giềng, bao gồm cả Đài Loan. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, Ned Price, kêu gọi « Bắc Kinh ngừng gây áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với Đài Loan, thay vào đó tham gia vào các cuộc đối thoại có ý nghĩa với các đại diện Đài Loan đã được bầu lên theo cách dân chủ ».

Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng khẳng định Washington sẽ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Đài Bắc và đảm bảo khả năng phòng thủ của Đài Loan trước các mối đe dọa từ Trung Quốc, đồng thời ủng hộ giải pháp hòa bình để giải quyết các vấn đề Trung - Đài.

Hiện giờ Bắc Kinh vẫn chưa bình luận về các phát biểu từ phía chính quyền Biden.

Hải đội hàng không mẫu hạm Roosevelt vào Biển Đông, giữa khi Đài Loan căng thẳng

Jan 24, 2021 - nguoi-viet.com

TAIPEI, Đài Loan (NV) – Một hải đội hàng không mẫu hạm Mỹ, do chiếc USS Theodore Roosevelt chỉ huy, đã tiến vào Biển Đông để xác định “tự do hải hành”, theo thông báo của quân đội Mỹ hôm Chủ Nhật, 24 Tháng Giêng, vào lúc tình trạng căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan đã tạo lo ngại ở Washington.

Bộ Chỉ Huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đưa ra bản thông cáo nói rằng hải đội này tiến vào Biển Đông hôm Thứ Bảy, cùng ngày Đài Loan cho biết là có cuộc xâm nhập của nhiều oanh tạc cơ và chiến đấu cơ của Trung Quốc vào khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) của đảo quốc này, tại khu vực quần đảo Pratas (Đông Sa), theo bản tin hãng thông tấn Reuters.

Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt trong một chuyến hải hành. (Hình: US Navy/Getty Images)

Quần đảo Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát, nằm ở phía Bắc Biển Đông, cách Hồng Kông 340 km về hướng Đông Nam, cách cảng Cao Hùng của Đài Loan khoảng 444 km, và cách Đài Bắc (Taipei) chừng 850 km về hướng Tây Nam. Đảo lớn nhất nơi này là Đông Sa, có một phi trường với phi đạo dài 1,500 m.

Quân đội Mỹ nói rằng hải đội này vào Biển Đông để có các hoạt động thường lệ “nhằm bảo đảm tự do hải hành, gây dựng các mối quan hệ để duy trì an ninh hàng hải.”

Phó Đô Đốc Doug Verissimo, tư lệnh hải đội Roosevelt, nói rằng ông từng có các chuyến hải hành qua khu vực trong 30 năm quân ngũ và luôn cảm thấy thích thú khi vào vùng Biển Đông. Ông nói rằng việc Hải Quân Mỹ duy trì hiện diện ở vùng biển này là quan trọng vì có tới 2/3 trị giá hàng hóa trao đổi trên thế giới được chở qua nơi đây.

Các chiến đấu cơ F/A-18 “Hornets” sẵn sàng cất cánh trên hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt. (Hình: Eric A. Clement/U.S. Navy/Getty Images)

Việc hải đội Mỹ vào Biển Đông được loan báo chỉ ít ngày sau khi ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống.

Ông Antony Blinken, người được ông Biden vào chức vụ ngoại trưởng, hôm Thứ Ba phát biểu trước Thượng Viện rằng “So với các quốc gia khác, Trung Quốc chính là thách đố quan trọng nhất với Mỹ, không có gì nghi ngờ về điều đó.”

Trung Quốc thường xuyên phản đối việc chiến hạm Mỹ di chuyển gần các đảo đang bị họ chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông, nơi các quốc gia khác như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan cũng có các tuyên bố chủ quyền.

Tuần dương hạm USS Bunker Hill. (Hình: US Navy)

Cùng đi với hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt cũng có tuần dương hạm USS Bunker Hill, cùng hai khu trục hạm là chiếc USS Russell và USS John Finn. (V.Giang)

Đầu trang

23/01/2021 - rfi.fr

Biển Đông: Bắc Kinh ra luật cho phép Hải Cảnh ‘‘nổ súng’’ vào tàu nước ngoài

Ảnh tư liệu, 23/09/2015, một tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong vùng biển Scarborough, tranh chấp chủ quyền với Philippines. AP - Renato Etac

Nguy cơ đụng độ bùng phát tại Biển Đông gia tăng. Chính quyền Trung Quốc chính thức ra luật cho phép lực lượng Hải Cảnh có « mọi biện pháp cần thiết », bao gồm cả việc nổ súng vào tàu nước ngoài, để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội Trung Quốc đã thông qua Luật nói trên vào ngày hôm qua, 22/01. Luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2021 tới. Trong buổi họp báo hôm qua tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, khẳng định luật này sẽ cho phép « bảo đảm hòa bình và ổn định » trên biển.

Hãng tin Mỹ Bloomberg dẫn nguồn tin của Tân Hoa Xã, hôm nay, 23/01, cho biết kể từ giờ lực lượng tuần duyên Trung Quốc có quyền sử dụng vũ khí, để ngăn chặn hoặc phòng ngừa trước các thách thức từ phía tàu thuyền nước ngoài, hoạt động trong các vùng biển thuộc chủ quyền hoặc « quyền tài phán » của Trung Quốc. Bộ luật vừa được chính quyền Bắc Kinh ban hành liên quan đến Biển Đông và biển Hoa Đông.

Luật mới của Bắc Kinh không nói rõ các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc cụ thể bao gồm những khu vực nào, nhưng theo báo Nhật Nikkei Asia, yêu sách của Trung Quốc sẽ bao gồm khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vùng nằm trong bản đồ 9 đoạn ở Biển Đông (còn gọi là « đường lưỡi bò »), ăn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia ven bờ, như Việt Nam, Philippines hay Malaysia. Yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc đã bị một tòa án quốc tế bác bỏ hồi 2016.

Theo báo Nhật Nikkei Asia, Hải Cảnh Trung Quốc cũng sẽ được phép dùng vũ lực để dỡ bỏ các công trình xây dựng « bất hợp pháp » tại những vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.

Sau khi Bắc Kinh thông qua luật, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên lên tiếng. Hôm qua 22/01, ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi bày tỏ « quan ngại » về luật Hải Cảnh Trung Quốc vừa ban hành trong ngày. Năm 2020 vừa qua là năm mà số lượng tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư (do Tokyo kiểm soát) đạt mức kỷ lục. Theo Bloomberg, luật mới sẽ làm gia tăng căng thẳng hiện nay tại các vùng biển ven Trung Quốc. Báo chí Việt Nam nói đến nguy cơ « rủi ro bạo lực gia tăng tại Biển Đông » với luật Hải Cảnh mới của Trung Quốc.

Kể từ năm 2018, Hải Cảnh Trung Quốc, vốn thuộc bên dân sự quản lý, trở thành một bộ phận của Cảnh sát Vũ trang Trung Quốc, dưới quyền lãnh đạo của Quân Ủy Trung Ương, cơ quan ra quyết định cao nhất trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc. Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, số lượng phương tiện của Hải Cảnh Trung Quốc tăng vọt lên 130 tàu hơn 1.000 tấn, vào năm 2019, tức gấp hơn ba lần so với năm 2012. Hải Cảnh Trung Quốc được trang bị tàu tuần tra hơn 10.000 tấn, với súng máy 76 mm. Tàu được coi là lớn nhất tại vùng Biển Đông.

Trung Quốc ban hành luật cho phép Hải Cảnh nổ súng tại các vùng biển tranh chấp chỉ hai ngày sau khi chính quyền Biden nhậm chức, và một ngày sau khi tân cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Jake Sullivan, cam kết đặt khu vực quần đảo Senkaku dưới sự bảo vệ của hiệp định an ninh Mỹ - Nhật. Theo báo chí Nhật Bản, hành động này cho thấy Bắc Kinh tỏ rõ thái độ không khoan nhượng với tân chính quyền Mỹ, tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

Đầu trang

22/01/202 - rfi.fr

Biển Đông: Cuộc chiến công hàm tiếp diễn, Tokyo nhập cuộc tố cáo Bắc Kinh

Đá Vành Khăn, trong vùng quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Ảnh do không quân Philipines chụp qua khoang của kính máy bay ngày 11/05/2015. REUTERS/Ritchie B. Tongo/Pool TPX

Các hành động coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông tiếp tục bị vạch trần tại Liên Hiệp Quốc. Trong một động thái chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc tức tối, Nhật Bản mới đây đã gửi công hàm ghi ngày 19/01/2021 đến tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bác bỏ các đường cơ sở mà Bắc Kinh vẽ ra quanh một số thực thể địa lý trên Biển Đông, đồng thời cáo buộc Trung Quốc hạn chế quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.

Nhật Bản là nước mới nhất chính thức ra công hàm phản đối Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc về vấn đề Biển Đông.

Công hàm mang ký hiệu SC/21/002 của phái đoàn thường trực của Nhật Bản tại Liên Hiệp Quốc nêu rõ mục tiêu của Tokyo là nhằm đáp trả công hàm CML/63/2020 mà Trung Quốc đã gởi đến Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái để bác bỏ công hàm chung của ba nước Pháp, Đức và Anh. Công hàm của Nhật bao gồm hai điểm chính:

Tokyo trước hết “bác bỏ lập trường của Trung Quốc cho rằng ‘việc vẽ đường cơ sở phân định lãnh hải mà Trung Quốc thực hiện quanh các đảo và đá ở Biển Đông là phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS và luật pháp quốc tế nói chung’”.

Không có quyền vẽ đường cơ sở ở Biển Đông

Đối với Nhật Bản, UNCLOS đã thiết lập những điều kiện để áp dụng đường cơ sở một cách cụ thể và đầy đủ, trong khi Trung Quốc đã không thể viện dẫn các điều khoản liên quan của UNCLOS để khẳng định tính hợp pháp của các đường cơ sở này.

Tokyo khẳng định: “Không có chuyện một quốc gia thành viên biện minh cho việc áp dụng những đường cơ sở mà không đáp ứng các điều kiện được quy định trong khuôn khổ UNCLOS”.

Điểm thứ hai mà Nhật Bản phản bác là tuyên bố của Trung Quốc trong công hàm CML/63/2020 về quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Không có quyền hạn chế tự do hàng không và hàng hải

Theo Nhật Bản: Quyền tự do hàng hải và hàng không phải được đảm bảo trên vùng biển và không phận xung quanh và bên trên các thực thể biển được xác định là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), vốn không có lãnh hải và không phận, như những gì đã được ghi nhận trong phán quyết về Biển Đông ngày 12/07/2016, một phán quyết mang tính chất chung cuộc và ràng buộc đối với tất cả các bên tranh chấp.

Công hàm của Nhật Bản tuy nhiên cũng ghi nhận sư kiện là “Trung Quốc đã không công nhận phán quyết, và đã khẳng định họ có 'chủ quyền' trên biển và trên không xung quanh và bên trên những thực thể được xác định là lúc chìm lúc nổi”, và trong thực tế đã “phản đối việc phi cơ Nhật Bản bay qua khu vực xung quanh Đá Vành Khăn và tìm cách hạn chế quyền tự do hàng không trên Biển Đông”.

Danh sách các nước ra công hàm phản đối Trung Quốc dài thêm

Nhật Bản như vậy là nước mới nhất tham gia vào điều mà báo chí gọi là “cuộc chiến công hàm” về Biển Đông, cùng với các nước ngoài vùng như Anh, Pháp, Đức, Úc và Mỹ, và các quốc gia trong vùng như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia bác bỏ các yêu sách quá đáng và phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông.

Đối với nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP) ngày 21/01/2021, công hàm của Tokyo rất đáng chú ý vì rất hiếm khi Nhật Bản - đang có tranh chấp lãnh thổ riêng với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông - công khai phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, cho dù Tokyo trước đó đã nhiều lần thúc giục Bắc Kinh công nhận phán quyết 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông.

Trần Tương Miểu (Chen Xiangmiao), một chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Nam Hải của Trung Quốc cho rằng việc gới công hàm “có thể là một cách để Nhật Bản nâng cao vị thế trong các cuộc đàm phán [về Biển Hoa Đông] với Trung Quốc”. Do việc Tokyo là đồng minh thân cận của Washington, lập trường cứng rắn của Nhật Bản về Biển Đông sẽ được Mỹ hoan nghênh, cho dù đó là chính quyền Donald Trump hay chính quyền Joe Biden.

Nhật Bản giúp gia tăng trọng lượng của phán quyết Biển Đông

Riêng giáo sư Yoichiro Sato thuộc Đại Học Châu Á-Thái Bình Dương Ritsumeikan ở Nhật Bản thì thấy rằng việc Nhật Bản tham gia vào “liên minh luật pháp quốc tế” phản đối Trung Quốc về Biển Đông đã củng cố thêm “trọng lượng của phán quyết trọng tài năm 2016”. Tuy nhiên, theo ông Sato, khác với Mỹ và các đồng minh - vốn bác bỏ điều mà Bắc Kinh gọi là quyền lịch sử của họ đối với Biển Đông - công hàm của Nhật Bản chỉ đề cập đến việc Trung Quốc cản trở quyền tự do hàng hải và hàng không chung quanh các bãi ngầm và thực thể nửa chìm nửa nổi không có quyền sản sinh ra lãnh hải.

Theo ông Sato, tranh chấp với Bắc Kinh ở biển Hoa Đông có thể làm phức tạp thêm vị thế của Tokyo ở Biển Đông: “Thái độ thận trọng của Nhật Bản chủ yếu bắt nguồn từ nỗi lo ngại theo đó Trung Quốc có thể trả đũa ở Biển Hoa Đông trong tranh chấp về quần đảo Senkaku nếu Tokyo can dự quá mạnh vào Biển Đông”.

Dẫu sao theo giáo sư Sato, sự hiện diện của các tàu tuần duyên Trung Quốc gần Senkaku “đã thuyết phục Nhật Bản rằng sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở cả hai vùng biển đều xuất phát từ chủ nghĩa dân tộc và ý định bành trướng” của nước này.

Đầu trang


Trương Nhân Tuấn 20-1-2021 -

Chủ quyền Hoàng Sa và vấn đề “ratione temporis”

Phóng đồ hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Một năm 1974 - Courtesy Blog Bui Van Bong

Có câu hỏi trên RFA rằng “VN có vĩnh viễn mất Hoàng Sa vào tay Trung quốc?“. Sau 50 năm sẽ mất Hoàng Sa?

Theo tôi, LS Nguyễn Hoàng Duyên trả lời chính xác, là không có văn bản nào thuộc công pháp quốc tế nói về điều này.

Tuy nhiên nếu ta qui chiếu theo phán quyết (préliminaire) của Tòa Công lý quốc tế (CIJ) về vụ Nauru c. Australie, ngày 26 tháng Sáu 1992. Tòa phán rằng:

“La Cour reconnaît que (…) le retard d’un Etat demandeur peut rendre une requête irrecevable. Elle note cependant que le droit international n’impose pas à cet égard une limite de temps déterminée”.

Tạm dịch: Tòa nhìn nhận rằng… sự trễ nải của một quốc gia bên nguyên đơn có thể làm cho đơn thỉnh cầu của quốc gia này bị bác bỏ. Tuy nhiên Tòa cũng ghi nhận rằng, luật quốc tế không áp đặt một thời hạn cụ thể trong vấn đề này.

Tức là, mặc dầu luật quốc tế không đề cập gì đến thời hạn bao lâu thì một vụ tranh chấp (giữa hai quốc gia) sẽ “tàn”. Nhưng nếu một bên “ngâm tôm” quá lâu thì đơn khiếu nại của bên này có thể sẽ bị Tòa bác.

Ý kiến cá nhân của tôi, vấn đề “thời gian” sẽ không là một “trở ngại”, nếu VN liên tục lên tiếng phản đối bất kỳ một hành vi nào của TQ thể hiện ở Hoàng Sa.

Cái khó của VN là việc “mất tố quyền – forclusion – estopped”, tức VN không còn “quyền” nào nữa để kiện tụng TQ trong bất cứ vấn đề nào ở Hoàng Sa (và có thể ở Trường Sa). Công hàm 1958 của PVĐ có hiệu lực “ngăn chặn” mọi vận động pháp lý của VN liên quan đến HS và TS.

TQ luôn nói rằng trong cuộc chiến HS họ “phản công tự vệ” vì VNCH khai hỏa trước. TQ cho rằng mục đích cuộc chiến HS 17-19 tháng Giêng 1974 là “giải phóng một vùng lãnh thổ bị ngoại xâm chiếm đóng”.

Vụ đụng độ Gạc ma 1988 lập luận của TQ vẫn không thay đổi.

VN dễ dàng đi kiện TQ vụ Gạc Ma nhưng họ đã không đi kiện. Nhà cầm quyền CSVN cũng không hề có những phản đối đúng mức với những hành vi “bồi đắp đảo” của TQ (từ năm 2013) ở 7 bãi đá chiếm của VN.

Chuyện “dễ” họ không làm. Vì họ không muốn làm hay họ muốn làm nhưng không thể làm được?

Theo tôi là họ không thể làm được. VN đến nay không trả lời, không phản biện được nội dung công hàm ngày 17 tháng Tư năm 2020 của TQ gởi tổng thơ ký LHQ trong vụ “cuộc chiến công hàm” ở Ủy ban ranh giới thềm lục địa. Công hàm này TQ cho rằng VN đã bị “mất tố quyền – estopped” vì công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng (và những tài liệu như sách giáo khoa, báo chí, bản đồ… của VN nhìn nhận HS và TS thuộc TQ).

Tức là cản trở khiến VN hôm nay không thể kiện tụng gì với TQ là sự hiện hữu công hàm 1958.

Các tuyên bố của TQ như “phản công tự vệ” hay “giải phóng một lãnh thổ bị ngoại bang chiếm đóng” đều đặt căn bản trên công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.

Do đó bất cứ động thái nào của VN về pháp lý ở HS hay TS, nếu VN chưa làm một “thủ tục hóa giải” công hàm 1958 hợp lý và thuyết phục, thì VN “kiện là để thua”. Tòa sẽ bác đơn VN từ bãi “gởi xe” (nói kiểu Đỗ Dzũng trên YouTube…).

_____

RFA: Việt Nam có vĩnh viễn mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc?

Diễm Thi

19-1-2021

Sau 50 năm sẽ mất Hoàng Sa?

Ngày 19 tháng Một năm 1974, một trận hải chiến xảy ra ở vùng biển Quần đảo Hoàng Sa giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân VNCH. Ngày 20 tháng Một năm 1974, Trung Quốc đã dành được quyền kiểm soát tất cả các đảo từ phía VNCH. 74 thủy thủ VNCH tử trận, 16 thủy thủ bị thương và 48 thủy thủ bị bắt làm tù binh. Phía Trung Quốc có 18 thủy thủ tử trận, 67 thủy thủ bị thương.

Trong những năm đầu thế kỷ 20, quần đảo Hoàng Sa do người Pháp quản lý. Trong Đệ nhị thế chiến từ năm 1941 đến năm 1945, người Pháp phải rút quân khỏi Đông Dương, người Nhật quản lý quần đảo Hoàng Sa.

Tại Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951, người Nhật tuyên bố từ bỏ chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1956, chính quyền VNCH tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trên thực tế, VNCH chỉ kiểm soát nhóm đảo phía Tây là nhóm Trăng Khuyết với trung tâm là Đảo Hoàng Sa.

Khi Chính quyền VNCH trao quyền thăm dò, khai thác dầu khí cho các công ty nước ngoài ở nhóm đảo Trăng Khuyết vào giữa năm 1973, hải quân VNCH và Trung Quốc bắt đầu có những vụ đụng độ trên biển. Cao điểm là trận hải chiến đầu năm 1974.

Đến nay đã 47 năm trôi qua, nhiều người Việt Nam quan ngại rằng, chiếu theo luật quốc tế, nếu sau 50 năm mà Việt Nam không lấy lại được Hoàng Sa thì những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ sẽ trở nên vô hiệu. Điều này có nghĩa Việt Nam sẽ mất vĩnh viễn Quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Quốc.

Trả lời với truyền thông Nhà nước, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng cho biết, theo luật quốc tế, nếu như một quốc gia giữ, trực tiếp quản lý một lãnh thổ suốt 50 năm không có tranh chấp thì lãnh thổ đó coi như thuộc về quốc gia đó. Nhưng quần đảo Hoàng Sa không nằm trong trường hợp này bởi Trung Quốc đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa, chứ không phải giành được bằng biện pháp hòa bình.

Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên, từng có 7 năm làm Phó khoa trưởng Lincoln Law School of San Jose, nói với RFA sáng 19 tháng Một năm 2021:

“Điều đó không thể hiện ở bất cứ văn bản nào trên công pháp quốc tế hết. Mà thực tế là khi có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải hay những hòn đảo của hai cơ chế quyền lực, nước nào giữ càng lâu thì chắc chắn nước kia càng khó lấy lại. Nhất là vấn đề tương quan lực lượng giữa hai nước.

Nếu ngay bây giờ Việt Nam đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra tòa án quốc tế để lên tiếng về chủ quyền thì ít ra mình có cái mốc về pháp lý để nói chuyện. Nhưng nói rằng cái mốc đó nó có giá trị khẳng định mạnh tới cỡ nào thì phải nhìn nhận thực tế là kẻ mạnh luôn trấn áp kẻ yếu.

Ngoài ra, sau năm 1945 Liên Hiệp Quốc có một nguyên tắc chung, là không công nhận bất kỳ một lãnh thổ hay lãnh hải nào mà được chiếm bằng võ lực. Đó là một nguyên tắc căn bản.”

Ngày 14 tháng Mười năm 1970, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ra Nghị Quyết 2625 tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Nghị quyết 2625 quy định rõ, lãnh thổ quốc gia không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lãnh thổ quốc gia không thể bị một quốc gia khác chiếm đoạt là kết quả của việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực. Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nào được công nhận là hợp pháp.

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng quy định, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc.

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc bình luận:

“Một điểm nên nhớ là Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi họ là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đáng lẽ họ phải làm gương trong việc không dùng vũ lực xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Họ vi phạm Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc.”

Ông Đinh Kim Phúc nói thêm rằng, là một người nghiên cứu về lịch sử Biển Đông, ông chưa thấy điều khoản quốc tế nào liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo có ghi thời lượng đấu tranh là 50 năm.

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã tin rằng, Việt Nam một ngày nào đó sẽ đủ mạnh để lấy lại Hoàng Sa cho dù đã mất bao nhiêu năm chăng nữa. Ông giải thích:

“Tôi đã từng nói rằng nếu cần như thời kỳ Bắc thuộc, bị đô hộ một ngàn năm thì Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh để giành độc lập. Thế thì Hoàng Sa cũng thế thôi. Tôi cho rằng một trong cái tốt nhất của người Việt Nam hiện nay là coi việc mất Hoàng Sa là ‘chất men yêu nước’. Khi có chất men này thì người Việt ở trong và ngoài nước sẽ cùng nhau thể hiện lòng yêu nước của mình.

Người ta nghĩ rằng theo luật quốc tế, khi mất Hoàng Sa mà mình không nói gì thì coi như công nhận đã mất. Thế còn Nhà nước Việt Nam hiện nay, trong bất cứ dịp nào cũng luôn luôn khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa. Khi cả hai bên cùng khẳng định chỉ quyền tức là còn đang tranh chấp. Ngàn năm mình bị đô hộ mà mình còn lấy lại được, huống hồ chỉ mấy chục năm?”

Nhờ đồng chí giữ hộ

Trong một bài viết của Nhà báo Bùi Tín có tựa “40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt” được VOA đăng hôm Chín tháng Một năm 2014, nhà báo này chia sẻ rằng, ông cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước ông từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhận định:

“Theo tôi thì trước 1975 ở miền Nam có đồng minh, ở miền Bắc thì có đồng chí. Khi mà hai miền phân tranh đánh nhau như vậy thì nếu có đồng chí chiếm hộ Hoàng Sa hay Trường Sa thì miền Bắc họ nghĩ để các đồng chí giữ hộ. Tâm lý đó không phải chỉ có ở miền Bắc đâu.

Thế nhưng sau 1975 thì đồng chí có trả lại cho mình đâu. Cứ tưởng đồng minh, đồng chí sẽ giúp mình, nhưng thực tế thì họ chỉ vì quyền lợi của họ thôi chứ đâu phải họ vì Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đâu.”

Hàng năm, mỗi khi tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa, cư dân mạng xã hội vẫn nhắc lại câu nói của ông Lê Đức Thọ được ông Bùi Tín dẫn lại. Họ cho rằng, mất Hoàng Sa là cái giá phải trả cho thứ ngoại giao kiểu đồng chí của người cộng sản.

Ông Đinh Kim Phúc nhận xét:

“Một vấn đề cần phải đặt ra là cứ mỗi năm đến ngày 19 tháng Một, ngày 18 tháng Ba đều xuất hiện cái tin cho rằng ông Lê Đức Thọ từng nói Hoàng Sa, Trường Sa ở trong tay Việt Nam Cộng Hòa thì để người bạn Trung Quốc giữ. Sau ngày đất nước thống nhất sẽ tính sau.
Đây là chuyện mà tôi là một người nghiên cứu lịch sử và dạy lịch sử, tôi không thấy một cơ sở khoa học nào hết. Tôi chưa thấy bất cứ một văn bản nào hay một sự kiện nào bàn đến vấn đề này.”

Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.

Xem thêm: Hải chiến Hoàng Sa

Đầu trang

17/01/2019 - rfi.fr

Biển Đông: FONOP vô hiệu với Trung Quốc, Mỹ cần biện pháp mạnh hơn

Ảnh minh họa : Thủy thủ trên khu trục hạm USS McCampbell. Ảnh trên biển Hoa Đông, ngày 27/12/2018. Reuters

Ngày 07/01/2019, khu trục hạm Mỹ USS McCampbell tiến hành chiến dịch tự do hàng hải gần 3 thực thể ở quần đảo Hoàng Sa. Đây là chiến dịch lần thứ 9 được loan báo của chính quyền Trump.

Các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) đã trở nên thường xuyên hơn tại Biển Đông bất chấp các thách thức khá nguy hiểm của Trung Quốc. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến cho rằng các chiến dịch của Mỹ không mấy hữu hiệu, và muốn thách thức các hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Kỳ cần đến những biện pháp mạnh mẽ hơn nhiều.

Trong bài viết mang tựa đề khá châm biếm: “Các chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ mất dạng trên biển - America’s Freedom of Navigation Operations Are Lost at Sea”, đăng trên chuyên san Mỹ Foreign Policy ngày 08/01 vừa qua, hai chuyên gia Mỹ Zack Cooper, thuộc viện nghiên cứu American Enterprise Institute và Gregory Poling, giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS đã phân tích những lý do thất bại của Mỹ trong đối sách chống Trung Quốc ở Biển Đông, để đề ra một số biện pháp khắc phục.

Trung Quốc lấn lướt

Nhận xét đầu tiên của các tác giả là tình hình Biển Đông đôi khi được mô tả như một sự bế tắc, nhưng thực tế là các láng giềng của Trung Quốc và các quốc gia ngoài khu vực – bao gồm cả Mỹ - như đang bị thua trước Trung Quốc.

Theo bài phân tích, các chiến dịch tự do hàng hải đã không đủ sức ngăn ngừa việc Trung Quốc dùng các thủ đoạn “vùng xám” để bành trướng ảnh hưởng trên biển và trên không, ngăn chận không cho các láng giềng tiếp cận tài nguyên (từ dầu hỏa, khí đốt, đến hải sản) ngay tại chính vùng biển của họ.

Trung Quốc tìm cách giới hạn một loạt quyền tự do trên biển, vi phạm rõ rệt luật lệ quốc tế, nhưng các chiến dịch tự do hàng hải lại chỉ giới hạn trong việc bảo vệ quyền tự do đi lại của tàu quân sự nước ngoài. Đó là điều cần thiết nhưng hoàn toàn không đủ, trong lúc các nước Đông Nam Á càng lúc càng bị mất thêm lợi ích kinh tế cũng như những quyền khác ngay trong vùng biển của họ.

Washington có thể là đã đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết, và đã bỏ rơi các đồng minh và đối tác ở Biển Đông.

Lợi ích chiến lược lâu dài của Mỹ bị đe dọa ?

Theo Foreign Policy, thất bại trong việc chống lại một cách hữu hiệu sự thống trị dần dần của Trung Quốc ở Biển Đông, không chỉ tác hại đến quyền lợi các bạn bè của Mỹ, mà còn đe dọa 3 trong số các lợi ích chiến lược lâu dài của Washington trong vùng : luật lệ, quan hệ, và tài nguyên.

Luật lệ trên biển rất quan trọng đối với chính sách của Mỹ trên thế giới. Hoa Kỳ có lợi trong việc hậu thuẫn cho các quyền tự do trên biển đối với tất cả các quốc gia. Ý tưởng về vùng biển chung trong đó tất cả các nước đều được tự do đi lại, đánh bắt cá, buôn bán, là nền tảng của chính sách đối ngoại của Mỹ từ thời tổng thống Thomas Jefferson… Đó cũng là lý do thúc đẩy Hoa Kỳ dấn thân vào châu Á và trở thành cường quốc hàng đầu của Thái Bình Dương. Đó cũng là lý do Mỹ đóng vai trò cột trụ trong đàm phán về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), và tại sao cho dù Thượng Viện không phê chuẩn UNCLOS, năm đời tổng thống Mỹ gần đây nhất đều xem trọng Luật Biển Liên Hiệp Quốc.

Theo Cooper và Poling, nếu Biển Đông trở thành một ao nhà của Trung Quốc trong đó tàu Mỹ thì có thể đi lại, nhưng tàu thuyền của các quốc gia nhỏ bé hơn không thể thực hiện quyền của mình theo luật quốc tế, thì đó sẽ là một vố nặng đối với luật quốc tế và lợi ích của Mỹ. Bắc Kinh sẽ chiếm được một vùng biển rộng gấp 5 lần diện tích mà UNCLOS và luật quốc tế cho phép, và thiết lập một vùng ảnh hưởng bất chính.

Và tác động dây chuyền đối với các vùng biển khác, từ vùng vịnh Ba Tư, đến vùng Bắc Cực đang tan băng, có thể rất tai hại nếu các quốc gia ven bờ, như Iran hay Nga, quyết định xem xét lại và lý giải luật biển theo cách riêng của họ.

Nguy hại thứ hai là các quan hệ ngoại giao của Mỹ cũng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Từ khi Thế Chiến II kết thúc, hệ thống liên minh và đối tác của Mỹ đã củng cố sự ổn định ở châu Á. Mạng lưới liên minh đó là một nền tảng quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi ngoại giao, kinh tế và an ninh của Mỹ, ngăn chặn đà vươn lên của các thế lực ảnh hưởng đối nghịch và giúp Mỹ tăng cường uy lực quân sự.

Tuy nhiên, thất bại của Mỹ trong việc ngăn chặn, răn đe Trung Quốc lấn lướt, nhất là vào năm 2012, khi để cho Trung Quốc chiếm lấy bãi Scarborough từ tay Philipppines, và xây dựng căn cứ không quân và hải quân ở Trường Sa, các sự kiện đó đã làm dấy lên hồi chuông báo động trong các đồng minh và đối tác của Mỹ.

Điều này đã được thấy rõ và trở thành hiện thực ở Philippines : tổng thống Rodrigo Duterte đã lợi dụng thất bại của Mỹ trong việc ngăn chặn các hành động lấn lướt của Trung Quốc, và việc Washington không xác nhận là hiệp ước phòng thủ ký với Mỹ có bảo vệ quyền lợi của Philippines ở Biển Đông hay không, để khẳng định là ông không còn chọn lựa nào khác là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc.

Nếu đà rời xa nhau giữa Philippines và Mỹ tiếp tục, điều đó chẳng những làm Mỹ yếu thế ở Đông Nam Á, mà còn có nguy cơ tác động đến các liên minh khác trong vùng và ngoài vùng.

Đối với các tác giả bài viết trên tờ Foreign Policy, vấn đề là Mỹ đã xây dựng hệ thống liên minh ở châu Á không phải vì lòng vị tha, mà là để đối phó với những mối đe dọa tương lai bằng một sự hiện diện quân sự và các quan hệ liên minh vững chắc. Việc Trung Quốc thắng lợi liên tục ở Biển Đông đặt lại khả năng của Mỹ duy trì được quyền lợi của mình cũng như của đồng minh và đối tác ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Hiện nay, Trung Quốc có 3 căn cứ hải và không quân lớn ở Trường Sa và một căn cứ lớn khác ở Hoàng Sa, không kể nhiều tiền đồn nhỏ hơn. Những cơ sở này hỗ trợ cho sự hiện diện suốt ngày đêm của không quân, hải quân, tuần duyên và lực lượng bán quân sự Trung Quốc ở khắp Biển Đông.

Tình hình đó làm cho bạn bè của Mỹ lo âu (và họ có lý). Giả sử mà tranh chấp quân sự nổ ra giữa Philippines và Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ có sẵn căn cứ không quân và hải quân chỉ cách căn cứ Philippines ở Trường Sa, đảo Palawan hay nơi khác, vài hải lý. Trong khi đó căn cứ trên đất liền của Mỹ ở cách xa, ít ra 1000 hải lý, còn các lực lượng trên biển sẽ gặp nhiều nguy hiểm khi hoạt động tại Biển Đông hay gần đó.

Trong một cuộc đọ sức rộng lớn hơn với Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ phải huy động một nguồn lực to lớn để vô hiệu hóa căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông, khiến cho kế hoạch triển khai quân của Mỹ thêm khó khăn.

Việc lực lượng Mỹ luân chuyển qua các căn cứ quân sự ở Philippines, theo hiệp ước quốc phòng EDCA năm 2014, có lẽ sẽ giúp giải quyết thách thức chiến thuật này. Nhưng những kế hoạch này đã bị ông Duterte dẹp qua một bên, và cũng không rõ khi nào thì lực lượng Mỹ mới có thể tiếp cận với những cở sở đã đồng ý đó.

Ba bước cần thực hiện…

Đối với hai chuyên gia Cooper và Poling, Washington không thể ngồi yên nhìn Trung Quốc thao túng các quy tắc luật pháp, quan hệ ngoại giao và nguồn tài nguyên sống còn đối với quyền lợi của Mỹ. Chính quyền Trump phải thực hiện nhiều bước để bảo vệ lợi ích của Mỹ và buộc Trung Quốc phải trả giá cao hơn về những hành vi gây bất ổn định.

Bước thứ nhất là lãnh đạo Mỹ phải sử dụng mọi cơ hội để nêu bật việc Trung Quốc xâm phạm quyền của các nước khác ở Biển Đông. Không nên vùi sâu lời lẽ về Biển Đông ở cuối bản thông cáo chung của lãnh đạo khu vực, như đã xẩy ra trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - ASEAN ở Singapore vừa qua.

Biển Đông là một trong những thách thức lớn hàng đầu của Mỹ trong khu vực, và xứng đáng được nêu hàng đầu trong mọi cơ hội, nhắc nhở lãnh đạo thế giới, là Mỹ không chấp nhận cách hành xử không chính đáng và cưỡng bức của Trung Quốc.

Thứ hai, các quan chức quốc phòng Mỹ phải thông báo cho các đồng nhiệm Philippines là Hoa Kỳ xem hiệp ước phòng thủ hỗ tương và EDCA phải được gắn với nhau, vì cái thứ nhất sẽ không đáng tin nếu không có cái thứ hai. Mỹ phải trấn an quan chức Philippines, bảo đảm là hiệp ước bao trùm cả trường hợp “lực lượng Philippines, tàu thuyền hay máy bay của Nhà nước Philippines bị tấn công”…

Thứ ba, Mỹ phải xem xét lại một cách nghiêm chỉnh khả năng trừng phạt các thực thể Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Cả chính quyền Obama lẫn Trump đều muốn Nga phải chịu hậu quả kinh tế nghiêm trọng do sáp nhập Crimée và hậu thuẫn phe ly khai ở đông Ukraina. Đối với Bắc Kinh, Washington cũng nên công bố hoạt động của công ty Trung Quốc trong các ngành như đánh cá, du lịch và xây dựng, hoạt động trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, cấm họ hoạt động ở Mỹ và thuyết phục các nước đồng minh, đối tác làm tương tự.

Những hành động này không thay đổi tính cách của Trung Quốc một sớm một chiều. Nhưng nó sẽ thúc đẩy Bắc Kinh tính toán lại, thỏa hiệp một cách thành thực, thẳng thắn với các láng giềng, và cũng cho thấy là Mỹ có một chiến lược rộng lớn hơn ở Biển Đông để bảo vệ không chỉ quyền lợi của Mỹ mà cả quyền lợi của đồng minh và đối tác.

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Đầu trang

25/12/2020 - Thanh Hà - rfi.fr

Hải Quân Việt Nam - Ấn Độ diễn tập liên lạc và phối hợp chung tại Biển Đông

Tàu hộ tống của Ấn Độ INS Kiltan. Ảnh minh họa chụp ngày 16/10/2017. © CC / Ministry of Defense of India

Theo báo Hindustan Times, trước khi rời cảng Nhà Rồng, tàu hải quân Ấn Độ INS Kiltan cùng với các đối tác Việt Nam tiến hành diễn tập trao đổi liên lạc và phối hợp chung (PASSEX) ở Biển Đông.

Hôm 24/12/2020, tàu hộ tống của Ấn Độ INS Kiltan đã cập bến cảng thành phố Hồ Chí Minh, mang theo 15 tấn hàng cứu trợ nhân đạo cho nạn nhân lũ lụt ở miền Trung Việt Nam. Đây là một trong những hoạt động của New Delhi trợ giúp các quốc gia trong khu vực ở thời điểm đại dịch Covid-19 đang hoành hành.

Nhưng quan trọng hơn cả là sự hiện diện của tàu hải quân Ấn Độ vào lúc New Delhi và Hà Nội tăng cường hợp tác hàng hải, đóng góp cho an ninh và ổn định khu vực. Trong hai ngày 26 và 27/12/2020, hải quân hai nước sẽ diễn tập PASSEX.

Báo Hindustan Times nhắc lại đôi bên đẩy mạnh hợp tác song phương trong bối cảnh cả Việt Nam lẫn Ấn Độ cùng quan ngại trước các động thái « càng lúc càng hung hăng của Trung Quốc ».

Thủ tướng Modi xem Việt Nam là một « cột trụ quan trọng trong chính sách đối ngoại Hướng Đông của New Delhi và là một đối tác của Ấn Độ về tầm nhìn đối với khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương ».

Hải quân Mỹ lại tiến hành chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông

Theo trang mạng Navytimes.com ngày 24/12/2020, lần thứ hai trong tuần, chiến hạm Mỹ USS John S. McCain tiến hành chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải - FONOP ở Biển Đông. Chiến dịch nói trên đã diễn ra hôm Thứ Năm 24/12/2020, một ngày trước lễ Noel.

Theo Hạm Đội 7 đặc trách khu vực Thái Bình Dương của Hải Quân Mỹ, khu trục hạm USS John S. McCain được trang bị tên lửa dẫn đường « đã hoạt động gần Côn Đảo ». Thông cáo chính thức cho biết Hải Quân Mỹ đã tiến hành các « thao tác bình thường trong vùng biển thuộc lãnh thổ được Việt Nam tuyên bố chủ quyền ». Chiến dịch nói trên nhằm « bảo vệ các quyền tự do tiếp cận và lưu thông hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế ».

Trước đó, hôm 22/12, khu trục hạm USS John McCain đã tiến hành chiến dịch tự do hàng hải gần quần đảo Trường Sa.

Đầu trang