Vượt qua Việt
📧   ||  A  A  A  A 
Giấc mơ Đại Hán
Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình ... tan hoang !

Các dân tộc bị đế quốc đỏ thống trị, hãy đoàn kết lại !
Vượt qua Việt

Biển Đông Á (6)

Đọc báo mạng

Bài mới hơn Bài cũ hơn Mục lục Trang chính

10/05/2021 - baoquocte

The Diplomat: Tham vọng tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc ở Biển Đông giống 'vết dầu loang'

Baoquocte.vn. Trang The Diplomat nhận định, tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông nằm dưới đáy biển, nơi có lượng tài nguyên đất hiếm thiết yếu đối với các ngành kỹ thuật của nước này.

Đất hiếm được coi là nguồn tài nguyên đang nằm trong "tầm ngắm" của Trung Quốc ở Biển Đông. (Nguồn: Indiary)

Biển Đông thêm một lần dậy sóng

Vào tháng 3 vừa qua, hơn 200 tàu dân quân của Trung Quốc tập trung ở khu vực Đá Ba Đầu thuộc nhóm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa.

Sự hiện diện của các con tàu nhắc nhở nhân loại về ý đồ của Trung Quốc muốn thâu tóm phi pháp hầu hết Biển Đông trong cái gọi là đường 9 đoạn.

Giới chức Philippines đã lên tiếng báo động về các động thái của Trung Quốc và nhắc lại phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ tính pháp lý trong các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển này.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã bất chấp tất cả, tiếp tục củng cố sự hiện diện phi pháp ở nhiều nơi thuộc Biển Đông, từ đó làm tăng nguy cơ nổ ra xung đột vũ trang. Ít nhất một nhà phê bình của Mỹ đã cảnh báo về "nguy cơ chiến tranh" giữa Washington và Bắc Kinh.

Một trong các vấn đề nổi bật nhất là quyền được tiếp cận một cách tự do và không giới hạn đối với các vùng biển quốc tế và các tuyến hàng hải chạy qua đó. Các vấn đề này có tầm quan trọng lớn và thu hút sự chú ý của các lực lượng hải quân lớn nhất thế giới.

Sự hiện diện của riêng hải quân Trung Quốc đã lên tới mức độ kỷ lục và Bắc Kinh vẫn có kế hoạch mở rộng hiện diện hơn nữa.

Trong khi đó, Mỹ cũng gia tăng hoạt động hải quân ở khu vực này. Tổng thống Joe Biden đã gửi đi tín hiệu về ý đồ trong việc duy trì hiện diện mạnh mẽ của cường quốc hàng đầu thế giới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Liên minh châu Âu (EU) đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh nhu cầu tiếp cận tự do và mở đối với các vùng biển và tuyến thương mại quốc tế.

Mỹ cử tàu chiến gia nhập hạm đội tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Anh cũng đang gửi tới một hạm đội tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. Đây là hạm đội lớn nhất mà xứ sở sương mù từng triển khai kể từ cuộc chiến Malvinas/Falkland năm 1982.

Tất cả đều là điềm báo về một kịch bản 'nóng' trong khu vực.

Tuy nhiên, chiến thuật của Bắc Kinh trên Biển Đông được cho là rất tinh vi khi chỉ xác lập dần sự hiện diện và ảnh hưởng theo chiến thuật “bắp cải” quanh các vị trí ở xa, đồng thời bác bỏ các giải pháp pháp lý.

Quốc gia đông dân này chủ động dùng cách tiếp cận từ từ để tránh xung đột quy mô lớn. Có thể gọi đây là sự trì hoãn chiến lược.

Dự kiến, Trung Quốc sẽ tiếp tục chiêu thức này trong tương lai gần, áp dụng chiến thuật “vết dầu loang” để mở rộng tầm vươn ở Biển Đông.

Trung Quốc khát tài nguyên chiến lược

Trung Quốc có nhiều tham vọng ở Biển Đông, trong đó có một động cơ đáng lưu ý liên quan đến những thứ có ở đáy biển.

Trung Quốc hiện đang cạnh tranh với các cường quốc tầm cỡ toàn cầu khác trong cuộc đua kinh tế vĩ đại của thế kỷ XXI: Chinh phục thị trường năng lượng sạch thay thế nhiên liệu hóa thạch.

Trung Quốc không úp mở về ý đồ trở thành nước tiên phong trong sản xuất các loại pin đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai, tiếp năng lượng cho các thiết bị điện tử tối tân dùng để giao tiếp và kinh doanh, với tiềm năng giảm biến đổi khí hậu.

Đồng thời, nước này đang phấn đấu để trở thành nhà sản xuất hàng điện tử hiện đại hàng đầu thế giới. Với kế hoạch “Made in China 2025”, Trung Quốc ưu tiên các ngành sản xuất bán dẫn, công nghệ hàng không vũ trụ và robot.

Trong khi đó, để sản xuất các loại pin và thiết bị điện tử tiên tiến này, không thể thiếu đất hiếm. Việc tiếp cận nguồn cung đất hiếm phong phú sẽ đóng vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng không giới hạn của các ngành công nghiệp trên trong các năm tới.

Theo nghiên cứu của Mỹ, mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc là duy trì sức mạnh trên thị trường đất hiếm.

Trong 3 thập kỷ qua, Bắc Kinh đã thống trị thị trường sản xuất và xuất khẩu đất hiếm. Trung Quốc thường sản xuất trên 90% lượng đất hiếm được tiêu thụ trên thế giới và sở hữu sức mạnh thị trường để kiểm soát giá và số lượng các mặt hàng thiết yếu này.

Nếu như Saudi Arabia có thể chi phối thị trường dầu thế giới, thì Trung Quốc được nhìn nhận là có khả năng hạn chế hoặc mở rộng việc xuất khẩu đất hiếm để duy trì mức giá và mức cung mà Bắc Kinh mong muốn.


Tàu cá Trung Quốc tập kết tại Đá Ba Đầu ở Biển Đông: Thấy gì từ phản ứng của Mỹ?

Sau khi giới chức và truyền thông Philippines công bố thông tin tàu cá Trung Quốc tập kết với số lượng lớn tại Đá Ba ...

Vậy, vai trò của Trung Quốc trong thị trường đất hiếm liên quan gì đến chính trị Biển Đông?

Trung Quốc hiện đang đối diện với 2 mối đe dọa tiềm tàng đối với việc cung cấp đất hiếm.

Thứ nhất, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc phát triển và giới trung lưu nước này ngày càng mở rộng, Bắc Kinh có khả năng đã dự tính đến sự cạn kiệt các mỏ đất hiếm lớn trên đất liền ở nước này.

Thứ hai, Trung Quốc đã bổ sung thành công nguồn cung đất hiếm thô từ những nước như Congo, nhưng sự ổn định dài hạn trong việc tiếp cận các nguồn cung từ bên ngoài vẫn là một dấu hỏi.

Trước các mối đe dọa này, Trung Quốc đã bắt đầu nhìn ra biển để tìm cách bổ sung nguồn cung đất hiếm.

Đáy Biển Đông chứa đựng nhiều khoáng sản gọi là kết hạch mangan. Trung Quốc đã phát triển công nghệ khai khoáng biển sâu tiên tiến nhất thế giới và sở hữu năng lực mạnh trong khai thác các kết hạch mangan và đất hiếm chứa trong đó.

Trước các quy định mới về khai thác do Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế đặt ra, Trung Quốc thấy cách tốt nhất để đảm bảo việc tiếp cận ổn định các khoáng sản đáy biển và nguồn cung đất hiếm ở ngoài khơi là... biến các vùng biển này thành của chính mình.

Bài học về đất hiếm

Trung Quốc thực tế đã khá quen thuộc với các giới hạn về sức mạnh thị trường hiện nay đối với đất hiếm.

Năm 2010, lực lượng tuần duyên Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá của Trung Quốc dùng lưới kéo. Sau đó, Bắc Kinh áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang xứ sở hoa anh đào, cũng như hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm tới phần còn lại của thế giới. Giá đất hiếm trên thế giới liền tăng vọt, thậm chí tới 2.000%.


Foreign Policy: Australia sẵn sàng vạch ra 'lằn ranh đỏ' với Trung Quốc

Trang Foreign Policy vừa có bài bình luận về quan hệ Trung Quốc-Australia, cho rằng Canberra đang sẵn sàng tạo ra một lằn ranh đỏ ...

Việc tăng giá và giảm nguồn cung đất hiếm đã thu hút thêm các bên nhảy vào lĩnh vực này. Bộ Quốc phòng Mỹ đã mở một cuộc điều tra về sự phụ thuộc vào khoáng sản Trung Quốc và sau đó có hàng chục hãng tư nhân đã bước chân vào thị trường này.

Trong cuộc “Khủng hoảng Đất hiếm 2010-2012”, Trung Quốc nhận ra rằng, việc giới hạn nguồn cung hoặc tăng giá đất hiếm quá nhiều sẽ làm xói mòn vị thế của chính Bắc Kinh trên thị trường này.

Đến năm 2014, Trung Quốc dỡ bỏ hạn ngạch, khôi phục việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, và giá đất hiếm giảm xuống. Các nhân tố mới trong thị trường đất hiếm biến mất dần nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện trở lại.

Sau khi đã rút ra bài học đó, Trung Quốc xác định mục tiêu không phải là triển khai sức mạnh thị trường để làm xói mòn sự tiếp cận của thế giới đối với đất hiếm.

Thay vào đó, đất nước 1,4 tỷ dân này được dự báo sẽ nỗ lực đảm bảo nguồn cung cấp đất hiếm ổn định cho thị trường nội địa, trong khi tiếp tục thống trị thị trường đất hiếm toàn cầu.

Nếu Trung Quốc đảm bảo đất hiếm phong phú và giá rẻ cho chính nhu cầu sản xuất trong nước, thì họ sẽ ở vị trí thuận lợi để đạt được các mục tiêu kinh tế đầy tham vọng trong các năm tới đây. Lợi nhuận thu được từ thị trường đất hiếm toàn cầu sẽ hỗ trợ Trung Quốc trong việc trợ cấp cho nhu cầu nội địa.

Đầu trang

10/05/2021 - RFI

Trung Quốc tìm kiếm gì ở vùng biển sâu khi đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông ?

(Ảnh minh họa) - Phi đạo do Trung Quốc xây trên đảo nhân tạo Đá Xu Bi (Subi Reef) ở Trường Sa, nhìn từ một phi cơ vận tải C-130. Ảnh tư liệu chụp ngày 21/04/2017. © Francis Malasig/Pool Photo via AP

Bãi Đá Vành Khăn (Mischief Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Đá Xu Bi (Subi Reef), rồi gần đây là Bãi Đá Ba Đầu (Whitsun Reef), Trung Quốc dần dần tăng sự hiện diện và đòi hỏi chủ quyền theo một chiến lược kiên trì, chậm rãi, tạm gọi là « trì hoãn chiến lược » (strategic delay).

Vị trí chiến lược quân sự, con đường huyết mạch giao thương hàng hải chỉ là bề nổi. Nguồn cung khoáng chất đất hiếm dưới đáy những vùng biển tranh chấp này mới là điều cốt lõi cho tham vọng bá chủ công nghệ của Trung Quốc.

Trong cuộc đua này, khi đưa ra tầm nhìn « Made in China 2025 », Bắc Kinh khẳng định hai mục tiêu : Tham vọng trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực sản xuất bình điện (ắc-qui), pin sử dụng trong giao thông và nhiều lĩnh vực công nghệ cao, đồng thời sẽ là một trong những nước sản xuất các thiết bị điện tử tiên tiến nhất trên thế giới. Do vậy, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là tập trung phát triển và đổi mới các lĩnh vực như chip bán dẫn, công nghệ hàng không hay như robotic.

Để thực hiện hai mục tiêu này, việc tiếp cận nguồn cung đất hiếm đóng một vai trò thiết yếu. Chiến lược cốt lõi của Trung Quốc là tiếp tục duy trì vị thế thống trị thị trường sản xuất và xuất khẩu đất hiếm mà nước này có được từ ba thập kỷ qua. Là quốc gia cung cấp 90% lượng đất hiếm tiêu thụ trên toàn cầu, Trung Quốc có đủ sức mạnh để hạn chế hay mở rộng xuất khẩu đất hiếm nhằm duy trì nguồn cung và mức giá theo ý của mình.

Vậy vai trò của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm tác động ra sao đến chính sách Biển Đông ? Theo hai tác giả, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với hai mối đe dọa tiềm tàng cho nguồn cung ứng đất hiếm.

Thứ nhất, vào lúc kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh và tầng lớp trung lưu tăng nhanh, chính phủ Trung Quốc dự báo khả năng cạn kiệt các mỏ khai thác đất hiếm to lớn ở trong nước. Thứ hai, Trung Quốc cũng đã tận dụng được nhiều nguồn đất hiếm thô từ nhiều nước khác như Cộng hòa Dân chủ Congo, nhưng sự ổn định lâu dài hạn trong việc tiếp cận những nguồn tài nguyên bên ngoài vẫn còn là một vấn đề.

Để đối phó với những mối đe dọa trên, Trung Quốc phải mở rộng nguồn cung đất hiếm ở bên ngoài. Đáy Biển Đông chứa đựng một lượng dồi dào các mẫu khoáng chất nhỏ : Hạch đa kim (Nodules polymétalliques). Và Trung Quốc đã có được một công nghệ khai thác ở vùng nước sâu tân tiến nhất thế giới. Khả năng thu hoạch các hạch đa kim và đất hiếm mà Trung Quốc đang có là vô song.

Với việc Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế đưa ra những quy định về khai thác các mỏ khoáng sản dưới đáy biển, Bắc Kinh cho rằng cách tốt nhất để tiếp tục bảo đảm việc tiếp cận và nguồn cung ứng khoáng sản đáy biển cũng như là đất hiếm ngoài khơi, là coi những vùng biển này như là lãnh thổ có chủ quyền.

Do vậy, theo hai tác giả, Trung Quốc sẽ không được lợi gì nếu chiến tranh xảy ra, bởi vì mục tiêu chính của nước này là tìm cách kiểm soát nguồn cung ứng và giá cả của đất hiếm ít nhất là trong vòng ¼ thế kỷ tới. Hơn bao giờ hết, Trung Quốc cũng hiểu rõ những hạn chế về sức mạnh thị trường đất hiếm hiện nay của mình.

Bài học kinh nghiệm năm 2010 sau vụ Bắc Kinh trừng phạt Tokyo trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cho thấy việc ban hành lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản và ra thế giới đã làm giá cả đất hiếm tăng vọt đến 2.000%, làm xói mòn chính thị trường của Trung Quốc khi có nhiều tác nhân mới tham gia vào ngành khai thác đất hiếm.

Từ những nghiên cứu này, các tác giả đưa ra các kết luận : Việc bảo đảm nguồn cung ứng đất hiếm dồi dào, có chi phí thấp để ổn định nhu cầu ngày càng lớn trong nước sẽ mang lại cho Trung Quốc một vị thế tốt tạo thành công trong các nỗ lực kinh tế đầy tham vọng nhưng đồng thời tiếp tục thống trị thị trường toàn cầu là mục tiêu chính. Với những đích ngắm này, các cuộc đối đầu ở Biển Đông sẽ không sớm kết thúc nhưng chiến tranh cũng có thể không xảy ra.

Các mục tiêu về sức mạnh thị trường sẽ tiếp tục thúc đẩy Bắc Kinh từng bước mở rộng phạm vi tiếp cận hàng hải và khẳng định các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. Việc bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016 cho thấy rõ bất kỳ đề xuất giải pháp nào cho những tranh chấp lãnh hải mà bỏ qua những đòi hỏi kinh tế đều có khả năng gặp thất bại !

Đầu trang

08/05/2021 - vov

Hé lộ thêm nguyên nhân sâu xa khiến Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông

VOV.VN - Thế giới không lạ tham vọng của Trung Quốc trong việc độc chiếm Biển Đông. Một trong các nguyên nhân cho sự thèm khát đó nằm ở đáy biển, nơi có lượng tài nguyên đất hiếm thiết yếu đối với các ngành kỹ thuật của nước này.

Biển Đông lại dậy sóng và mưu đồ thâm sâu của Trung Quốc

Vào tháng 3/2021, hơn 200 tàu dân quân của Trung Quốc tập trung ở khu vực Đá Ba Đầu thuộc nhóm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa. Sự hiện diện của các con tàu nhắc nhở nhân loại về ý đồ của Trung Quốc muốn thâu tóm phi pháp hầu hết Biển Đông trong cái mà họ gọi đường 9 đoạn, coi đây là lãnh thổ của họ.

Giới chức Philippines đã lên tiếng báo động về các động thái của Trung Quốc và nhắc lại phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ tính pháp lý trong các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển này. Nhưng Trung Quốc bất chấp tất cả, tiếp tục củng cố sự hiện diện phi pháp của mình ở nhiều nơi thuộc Biển Đông, từ đó làm tăng nguy cơ nổ ra xung đột vũ trang. Ít nhất một nhà phê bình của Mỹ đã cảnh báo về nguy cơ chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ảnh minh họa về đáy biển. (Nguồn: NS Energy).

Một trong các vấn đề nổi bật nhất là quyền được tiếp cận một cách tự do và không giới hạn đối với các vùng biển quốc tế và các tuyến hàng hải chạy qua đó. Các vấn đề này có tầm quan trọng lớn lao và thu hút sự chú ý của các lực lượng hải quân lớn nhất thế giới. Sự hiện diện của riêng hải quân Trung Quốc đã lên tới mức độ kỷ lục và họ vẫn có kế hoạch mở rộng hiện diện hơn nữa. Mỹ cũng gia tăng hiện diện hải quân của họ ở khu vực này. Tổng thống Joe Biden đã gửi đi tín hiệu về ý đồ của ông trong việc duy trì hiện diện mạnh mẽ của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Liên minh châu Âu đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của họ, trong đó nhấn mạnh nhu cầu tiếp cận tự do và mở đối với các vùng biển và tuyến thương mại quốc tế. Anh Quốc cũng đang gửi một hạm đội tàu chiến tới vùng này, hạm đội lớn nhất mà nước này từng triển khai kể từ cuộc chiến Malvinas/Falkland năm 1982. Tất cả đều là điềm báo về một kịch bản chiến tranh trong khu vực.

Tuy nhiên thủ thuật của Trung Quốc rất tinh ranh. Họ chỉ xác lập dần sự hiện diện và ảnh hưởng trong khu vực theo chiến thuật “lá bắp cải” quanh các vị trí ở xa trong khi bác bỏ các giải pháp pháp lý. Họ chủ động dùng cách tiếp cận từ từ để tránh xung đột quy mô lớn. Có thể gọi đây là sự trì hoãn chiến lược. Dự kiến Trung Quốc sẽ tiếp tục chiêu thức này trong tương lai gần, áp dụng chiến thuật “vết dầu loang” để mở rộng tầm vươn ở Biển Đông.

Trung Quốc khát tài nguyên chiến lược ở đáy Biển Đông để duy trì sức mạnh

Trung Quốc có nhiều lý do để thôn tính Biển Đông, trong đó có một động cơ đáng lưu ý liên quan đến những thứ có ở trên bề mặt đáy biển.

Trung Quốc hiện đang hùng hổ cạnh tranh với các cường quốc tầm cỡ toàn cầu khác trong cuộc đua kinh tế vĩ đại của thế kỷ 21: Chinh phục thị trường năng lượng sạch thay thế nhiên liệu hóa thạch.

Trung Quốc không úp mở về ý đồ trở thành nước tiên phong trong sản xuất các loại pin đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai, tiếp năng lượng cho các thiết bị điện tử tối tân dùng để giao tiếp và kinh doanh, với tiềm năng giảm biến đổi khí hậu. Đồng thời, Trung Quốc đang phấn đấu để trở thành nhà sản xuất hàng điện tử hiện đại hàng đầu thế giới. Với kế hoạch “Made in China 2025”, Trung Quốc ưu tiên các ngành sản xuất bán dẫn, công nghệ hàng không vũ trụ, và robot học.

Trong khi đó, để sản xuất các loại pin và các thiết bị điện tử tiên tiến này không thể thiếu đất hiếm. Việc tiếp cận nguồn cung đất hiếm phong phú sẽ đóng vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng không giới hạn của các ngành trên trong các năm tới.

Theo nghiên cứu của Mỹ¸ một mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc là duy trì sức mạnh của họ trên thị trường đất hiếm. Trong 3 thập kỷ qua, Trung Quốc đã thống trị thị trường sản xuất và xuất khẩu đất hiếm. Trung Quốc vẫn thường sản xuất trên 90% lượng đất hiếm được tiêu thụ trên thế giới, quốc gia này có sức mạnh thị trường để kiểm soát giá và số lượng các mặt hàng thiết yếu này. Tương tự như Saudi Arabia có thể chi phối thị trường dầu thế giới, Trung Quốc có khả năng hạn chế hoặc mở rộng việc xuất khẩu đất hiếm để duy trì mức giá và mức cung mà họ mong muốn.

Vậy vai trò của Trung Quốc trong thị trường đất hiếm thì có liên quan gì đến chính trị Biển Đông?

Trung Quốc hiện đang đối diện với 2 mối đe dọa tiềm tàng đối với việc cung cấp đất hiếm. Thứ nhất, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc phát triển và giới trung lưu nước này ngày càng mở rộng, chính phủ Trung Quốc có khả năng dự tính đến sự cạn kiệt các mỏ đất hiếm lớn trên đất liền ở nước này. Thứ hai, Trung Quốc đã bổ sung thành công nguồn cung đất hiếm thô từ những nước như Congo nhưng sự ổn định dài hạn trong việc tiếp cận các nguồn cung từ bên ngoài vẫn là một dấu hỏi.

Trước các mối đe dọa này, Trung Quốc đã bắt đầu nhìn ra biển để tìm cách bổ sung nguồn cung đất hiếm. Đáy Biển Đông chứa đựng nhiều khoáng sản gọi là kết hạch mangan. Trung Quốc đã phát triển công nghệ khai khoáng biển sâu tiên tiến nhất thế giới và sở hữu năng lực vô song của mình trong khai thác các kết hạch mangan và đất hiếm chứa trong đó. Trước các quy định mới về khai thác do Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế đặt ra, Trung Quốc thấy cách tốt nhất để đảm bảo việc tiếp cận ổn định các khoáng sản đáy biển và nguồn cung đất hiếm ở ngoài khơi là... biến các vùng biển này thành của họ.

Bài học do Trung Quốc rút ra về đất hiếm

Nhưng nếu mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát nguồn cung và giá cả đất hiếm trong ít nhất 1/4 thế kỷ nữa thì việc phát động một cuộc chiến là phản tác dụng. Trung Quốc thực tế đã khá quen thuộc với các giới hạn trong sức mạnh thị trường hiện nay của họ đối với đất hiếm.

Hồi năm 2010, tuần duyên Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá của Trung Quốc dùng lưới kéo. Sau đó, Trung Quốc áp đặt lệnh cấm lên việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản cũng như hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm tới phần còn lại của thế giới. Giá đất hiếm trên thế giới liền tăng vọt, thậm chí tới 2.000%.

Việc tăng giá và giảm nguồn cung đất hiếm đã thu hút thêm các bên nhảy vào lĩnh vực này. Bộ Quốc phòng Mỹ đã mở một cuộc điều tra về sự phụ thuộc vào khoáng sản Trung Quốc, và thế rồi có hàng chục hãng tư nhân bước chân vào thị trường này.

Trong cuộc “Khủng hoảng Đất hiếm 2010-2012”, Trung Quốc nhận ra rằng việc giới hạn nguồn cung hoặc tăng giá đất hiếm quá nhiều sẽ làm xói mòn vị thế của chính họ trên thị trường này. Đến năm 2014, Trung Quốc dỡ bỏ hạn ngạch, khôi phục việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, và giá đất hiếm giảm xuống. Các nhân tố mới trong thị trường đất hiếm biến mất dần nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện trở lại.

Sau khi đã rút ra bài học đó, Trung Quốc xác định mục tiêu không phải là triển khai sức mạnh thị trường của họ để làm xói mòn sự tiếp cận của thế giới đối với đất hiếm. Thay vào đó, Trung Quốc được dự báo sẽ nỗ lực đảm bảo nguồn cung cấp đất hiếm ổn định cho thị trường nội địa trong khi tiếp tục thống trị thị trường đất hiếm toàn cầu.

Nếu Trung Quốc đảm bảo đất hiếm phong phú và giá rẻ cho chính nhu cầu sản xuất của họ thì họ sẽ ở vị trí thuận lợi để đạt được các mục tiêu kinh tế đầy tham vọng trong các năm tới đây. Lợi nhuận thu được từ thị trường đất hiếm toàn cầu sẽ hỗ trợ Trung Quốc trong việc trợ cấp cho nhu cầu nội địa./.

Trung Hiếu/VOV.VN lược dịch
Nguồn: The Diplomat

Đầu trang

07/05/2021 - voatiengviet

Việt Nam muốn Mỹ ủng hộ ASEAN về vấn đề Biển Đông

Đối thoại Mỹ - ASEAN lần thứ 34 ngày 5/6/2021. Photo: VTCNews

Hôm 6/5, tại Đối thoại Mỹ-ASEAN, Việt Nam bày tỏ mong muốn Mỹ tiếp tục đóng vai trò xây dựng, ủng hộ các nỗ lực của ASEAN đối với khu vực Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền.

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng phát biểu trực tuyến tại Đối thoại rằng Việt Nam khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông, và “mong muốn Mỹ tiếp tục đóng vai trò xây dựng, ủng hộ các nỗ lực của ASEAN nhằm xây dựng Biển Đông thành vùng biển hoà bình, hữu nghị và hợp tác,” theo VietnamNet.

TTXVN cho biết Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đề nghị ASEAN và Mỹ cần tăng cường phối hợp bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển thịnh vượng tại khu vực thông qua các cơ chế do ASEAN chủ trì, thúc đẩy trật tự khu vực dựa trên luật lệ, đề cao luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dự Đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 34 theo hình thức trực tuyến. Photo TTXVN)

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 6/5 cho biết Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Atul Keshap tham gia Đối thoại Mỹ-ASEAN thường niên lần thứ 34 và khẳng định rằng chính quyền Biden-Harris cam kết tái củng cố các mối quan hệ đối tác đa phương của Washington và vị trí trung tâm của ASEAN.

Hoa Kỳ đồng thời ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP), mong muốn tăng cường hợp tác cùng ASEAN để giải quyết các thách thức đang đặt ra.

ASEAN và Mỹ khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ nhằm đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực; trong đó có an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới vốn tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn và còn diễn biến phức tạp, đáng quan ngại.

Mỹ nhấn mạnh ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông; hoan nghênh ASEAN phát huy vai trò trong thúc đẩy hợp tác, đối thoại, xây dựng lòng tin ở khu vực.

Cũng tại đối thoại này, Đại sứ Keshap nhấn mạnh tầm quan trọng của Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ, theo đó thúc đẩy sự minh bạch, chủ quyền và tăng trưởng toàn diện, và giúp giải quyết các thách thức xuyên biên giới trên lưu vực sông Mekong.

Đầu trang

05/05/2021 - RFI

Trung Quốc : Hải quân Mỹ hành xử « nham hiểm và nguy hiểm » ở Biển Đông

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc. AP - Kin Cheung

Theo trang mạng Capital ngày 04/05/2021, Bắc Kinh khẳng định Washington tăng cường hiện diện quân sự đông đảo tại Thái Bình Dương nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Chính quyền Bắc Kinh còn tố cáo cách hành xử « đê hèn » của một số tầu chiến hải quân Mỹ.

« Hải quân Mỹ đã có những hành vi ác hiểm và nguy hiểm đối với các tầu chiến của Trung Quốc ». Đây là những lời lẽ gay gắt từ phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, trong cuộc họp báo hôm thứ Năm (29/4/2021). Chính quyền Bắc Kinh tố cáo Washington đã gây nguy hiểm cho các tầu chiến của quân đội Trung Quốc khi đang thực hiện các bài tập trận tại Biển Đông.

Chính phủ Trung Quốc giải thích rằng chiếc khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường USS Mustin không ngừng theo đuôi chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh trong suốt hơn ba tuần lễ. Bắc Kinh cho rằng tầu chiến của hải quân Mỹ đã tiến quá gần với đội tầu Trung Quốc và điều này rất có thể sẽ gây ra « những tai nạn lớn ».

Trung Quốc khẳng định rằng những hành động của chiếc USS Mustin còn nhằm mục đích chế nhạo hải quân Trung Quốc. Quả thật, chỉ huy của tầu chiến Mỹ đã đăng trên mạng internet một tấm ảnh cho thấy người này đang lặng lẽ theo dõi chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Theo chính quyền Bắc Kinh, hình ảnh này cho thấy rõ những ý đồ dọa dẫm của chú Sam.

Về phần mình, quân đội Mỹ khẳng định sự hiện diện của các tầu chiến Mỹ trong khu vực này là không có gì bất bình thường. « Đội tầu chiến của Mỹ thường xuyên hoạt động tương tác với các tầu chiến khác hay chiến đấu cơ nước ngoài để bảo đảm là tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông được tôn trọng », các quan chức cao cấp của hải quân Mỹ giải thích. Hơn nữa, họ khẳng định hành động trong khuôn khổ luật quốc tế, điều phối lưu thông hàng hải và chưa bao giờ làm gián đoạn những cuộc tập trận trong khu vực.

Những hoạt động của tầu khu trục USS Mustin chưa phải là lời ca thán duy nhất của Bắc Kinh đối với Washington. Chính phủ của ông Tập Cận Bình cho rằng kể từ khi Joe Biden lên cầm quyền, các hoạt động quân sự của Mỹ gần các bờ biển Trung Quốc đã tăng từ 20% - 40%. Đây chủ yếu là các nhiệm vụ giám sát nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường xem đấy như là « hoạt động dọ thám tăng cường ». Bắc Kinh tố cáo « một áp lực không thể nào chấp nhận được của Hải quân Mỹ tại Biển Đông ».

Trang Capital nhắc lại trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc Hội, tổng thống Joe Biden đã tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì « một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ tại Thái Bình Dương ». Nguyên thủ Mỹ còn đi xa hơn khi cho rằng Tập Cận Bình có một tham vọng, biến Trung Quốc thành một cường quốc bá chủ duy nhất trên hành tinh.

Trong một bài viết đăng trên tờ Nhân dân nhật báo hôm thứ Năm, 29/4/2021, ông Dương Khiết Trì, quan chức ngoại giao cao cấp đã đáp trả, phản bác những cáo buộc trên của Joe Biden. Ông nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ không dung thứ cho bất kỳ mưu toan nào nhằm làm suy yếu quyền lực chính trị và sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương.

(Theo Capital, Newsweek, South China Morning Post)

Đầu trang

02/05/2021 - voatiengviet

EU lên tiếng về căng thẳng trên Biển Đông

Liên minh châu Âu (EU) mới lên tiếng về căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, “trong đó có sự hiện diện gần đây của các tàu lớn của Trung Quốc ở Đá Ba Đầu”.

Tổ chức gồm hàng chục nước thành viên này nói rằng sự leo thang căng thẳng đó “đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực”.

“EU cam kết đảm bảo các tuyến hàng hải an toàn, tự do và rộng mở ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đảm bảo lợi ích của tất cả các bên”, EU nói trong thông cáo ra ngày 24/4.

Liên minh châu Âu cũng nhấn mạnh “sự phản đối mạnh mẽ của mình đối với bất kỳ hành động đơn phương nào mà có thể gây tổn hại tới sự ổn định của khu vực và trật tự dựa trên các nguyên tắc quốc tế”.

EU còn “thúc giục tất cả các bên giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, bao gồm cả các cơ chế giải quyết tranh chấp” và “nhắc lại Phán quyết của Tòa Trọng tài được đưa ra trong khuôn khổ UNCLOS vào ngày 12/7/2016”.

Phán quyết này bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Việt Nam cũng đòi chủ quyền và khẳng định rằng Bắc Kinh "không có chủ quyền lịch sử" đối với vùng biển rộng lớn. Tuy nhiên, chính quyền đông dân nhất thế giới đã bác bỏ phán quyết này.

Trong thông cáo, Liên minh châu Âu cho biết “ủng hộ tiến trình do ASEAN dẫn dắt hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử dựa trên luật pháp, hiệu quả và thực chất, mà không làm phương hại đến những lợi ích của các bên thứ ba”.

“EU thúc giục tất cả các bên hướng tới những nỗ lực chân thành để hoàn tất Bộ Quy tắc này”, tuyên bố của Liên minh châu Âu có đoạn.

Theo Reuters, EU tuần trước đã công bố một chính sách mới để tăng cường ảnh hưởng của khối ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm chống lại sức mạnh gia tăng của Trung Quốc.

Cũng trong tuần trước, Philippines đã lên tiếng tiếp tục phản đối Trung Quốc không rút các tàu mang tính “đe dọa” mà Manila cho là thuộc lực lượng dân quân trên biển tại Đá Ba Đầu.

Tháng trước, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại Đá Ba Đầu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng một lần nữa nói rằng “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.

“Là quốc gia ven biển và là thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Việt Nam được hưởng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với UNCLOS”, bà Hằng nói.

“Hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của UNCLOS về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven biển, đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc ở Biển Đông (COC)”.

Nữ phát ngôn viên nói rằng “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm; tôn trọng chủ quyền của Việt Nam; thiện chí thực hiện UNCLOS; nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình; tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC; đóng góp vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực”.

Đầu trang

16/04/2021 - BBC

Biển Đông: VN tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa để 'tỏ thái độ' với TQ?

Mỹ Hằng
BBC News Tiếng Việt

China Sea Connect. Khu trục hạm 016 Quang Trung của Việt Nam trên Biển Đông

Tuần qua, Việt Nam đã đưa tàu khu trục 016 Quang Trung và trực thăng chống tàu ngầm ra gần khu vực đảo Trường Sa để tập trận, thông tin được VnExpress đăng tải ngày 7/4.

Cuộc tập trận của Việt Nam trên Biển Đông diễn ra trong bối cảnh hàng trăm tàu cá Trung Quốc tập trung ở Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Đài Truyền hình Việt Nam cho biết thêm: "Trên quần đảo Trường Sa, công tác chuẩn bị chiến đấu đang ở mức cao nhất".

Trả lời BBC News Tiếng Việt về diễn biến nói trên, TS Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (ISCS) nói: "Chính phủ Việt Nam muốn gửi đi một thông điệp lớn lao hơn nhiều: khẳng định Việt Nam có hoàn toàn chủ quyền đối với khu vực quần đảo Trường Sa".

Việt Nam 'tỏ thái độ' với Trung Quốc?

Khinh hạm 016 Quang Trung, được trang bị tên lửa, được sử dụng để chống tàu ngầm và các tàu chiến khác, hiện đang ở Trường Sa, VnExpress cho biết.

Cùng lúc đó, trực thăng Ka-28 của Việt Nam thực hiện diễn tập hạ cánh khẩn cấp.

Cũng thời điểm này, Trung Quốc tiếp tục điều hơn 200 tàu dân quân biển ra sát khu vực Đá Kennen và Đá Gaven hôm 11/4, trong khi tại Đá Ba Đầu chỉ còn lại 9 thuyền, theo AFP.

Vụ việc đã khiến tình hình vốn đã căng thẳng trên Biển Đông trở nên nóng bỏng hơn.

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng vụ tàu dân quân Trung Quốc tập trung ở Đá Ba Đầu là hành động 'xâm phạm nghiêm chủ quyền Việt Nam'. Trong khi Philippines cử máy bay do thám tới khu vực có tàu cá của Trung Quốc, đồng thời cho triệu hồi đại sứ Trung Quốc.

Một số báo quốc tế sau đó đăng thông tin vụ tập trận của Việt Nam kèm câu hỏi có phải Việt Nam đang 'tỏ thái độ' với Trung Quốc hay không?

Trang Express của Anh nhận định rằng Việt Nam cử tàu chiến đến khu vực đảo Trường Sa tập trận là để "trả đũa các tuyên bố hung hăng của Bắc Kinh đối với Biển Đông", và cũng để " đáp trả" các tàu dân quân của Trung Quốc xâm phạm vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

"Một trong những tàu tuần duyên của Việt Nam đang neo đậu tại Đá Ba Đầu để theo dõi gần 220 tàu "dân quân" của Trung Quốc đang hoạt động trong khu vực," tờ Express viết thêm.

Trang News của Australia viết rằng Việt Nam "Việt Nam sẵn sàng tác chiến trên Biển Đông khi tàu Trung Quốc tràn vào khu vực".

"Trung Quốc điều động tàu tên lửa. Philippines đưa máy bay tới. Nhưng một nước khác đang triển khai quân đội để đưa ra yêu sách trên Biển Đông - Việt Nam," bài báo trên News mô tả.

"Khi "lực lượng tàu cá dân quân" của Bắc Kinh di chuyển trên quần đảo Trường Sa và Manila cử máy bay trinh sát đến quan sát, Hà Nội đã điều một tàu chiến của họ tiến hành "diễn tập chiến đấu" gần đó," vẫn theo News.

"Khinh hạm chống ngầm hiện đại Quang Trung và máy bay trực thăng đã diễn tập trước mắt Trung Quốc và các nhóm tàu được quân sự hóa tối đa của nước này," trang News viết.

CNN gần đây mô tả các tàu cá của Trung Quốc ở Biển Đông đang là một 'lực lượng hải quân' (Navy) mà thế giới chưa biết tới.

'Gửi đi thông điệp lớn hơn'

Tuy nhiên ông Nguyễn Thành Trung cho rằng việc Việt Nam tập trận ở khu vực này là một chuyện bình thường, và việc đưa tàu Quang Trung tới Biển Đông vào thời điểm này gửi đi một thông điệp lớn hơn nhiều.

Ông Trung nói với BBC:

"Sự việc tàu hộ vệ tên lửa 016 Quang Trung lớp Gepard tập trận bắn đạn thật ở khu vực quần đảo Trường Sa trong bối cảnh hàng trăm tàu cá Trung Quốc mà nhiều chuyên gia tin là tàu dân quân biển neo đậu không chịu di chuyển ở đá Ba Đầu, và sau đó đá Ken Na thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa dễ dẫn đến một số suy đoán về động cơ của Việt Nam."

"Mặc dù thời điểm có thể tạo ra suy đoán rằng Việt Nam muốn "tỏ thái độ" với Trung Quốc, nhưng tôi cho rằng thông điệp lớn hơn nhiều. Chính phủ Việt Nam muốn khẳng định Việt Nam có hoàn toàn chủ quyền đối với khu vực quần đảo Trường Sa và việc tập trận ở khu vực này là một chuyện bình thường. Câu chuyện muốn "tỏ thái độ" không hài lòng chỉ với một tàu hộ vệ tên lửa thì nhiều khi lại chuyển sai thông điệp."

"Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ không quan tâm nhiều tới việc tập trận của tàu hộ vệ tện lửa Quang Trung bởi vì Trung Quốc nhiều lần tập trận ở biển Đông trong thời gian qua."

"Trong năm 2020, Trung Quốc và Mỹ đã nhiều lần tập trận quy mô lớn ở khu vực biển Đông với sự tham gia của tàu hàng không mẫu hạm để nhằm thị uy sức mạnh trong việc triển khai sức mạnh."

"Mỹ thậm chí tổ chức nhiều cuộc tập trận ở khu vực biển Đông có sự tham gia của các quốc gia đồng minh như Nhật, Úc và cả đối tác thân thiết như Singapore."

"Hai bên sử dụng tập trận như là cách để cho bên kia thấy sự vượt trội về sức mạnh hải, không quân của mình, còn việc thao diễn chỉ là phụ."

"Do đó, nếu nói về tập trận của Việt Nam ở khu vực biển Đông thì tôi không cho rằng Trung Quốc sẽ đẩy căng thẳng với Việt Nam lên cao lần này khi quy mô tập trận của Việt Nam là tương đối nhỏ."

"Ngoài ra, Trung Quốc cũng không muốn đẩy Việt Nam tham gia vào một liên minh quân sự Mỹ-Philippines được hâm nóng trong vài tuần gần đây với sự kiện Đá Ba Đầu."

Gallo Images. Ảnh chụp từ trên không của đá Ba Đầu, Quần đảo Trường Sa, Biển Đông ngày 19/3/2021

"Trung Quốc sẽ bị thiệt hại về chiến lược nếu đẩy căng thẳng ở biển Đông lên cao vào thời điểm này, khi một số quốc gia ngoài khu vực như Úc, Pháp, Đức, Anh, Nhật cũng muốn tham gia cùng Mỹ duy trì luật lệ quốc tế ở khu vực biển Đông."

"Tôi cũng cho rằng Việt Nam vẫn giữ chính sách nhất quán của mình đối với chủ quyền ở khu vực biển Đông, nhưng vẫn áp dụng chính sách mềm dẻo với Trung Quốc hơn là một chính sách đối đầu mang tính cứng rắn trong tương lai."

Khinh hạm Quang Trung có gì đặc biệt?

016 Quang Trung, khinh hạm lớp Gepard, được đưa vào biên chế năm 2018, mang rất nhiều vũ khí hiện đại của Nga và công nghệ ngụy trang như sơn hấp thụ radar.

EPA. Philippines công bố hình ảnh tàu Trung Quốc neo tại một bãi đá ngầm ngày 7/3

Vũ khí chính của khinh hạm này bao gồm tám tên lửa 3M24E với tầm bắn 130 km, một súng AK-176MA và các tổ hợp súng tên lửa khác. Khinh hạm 016 Quang Trung cũng có khả năng chở một máy bay trực thăng Ka-28 cho tác chiến chống tàu ngầm.

Vỏ tàu và cấu trúc thượng tầng được xây dựng chủ yếu bằng thép. Vỏ tàu được chia thành 10 khoang kín nước. Con tàu được thiết kế để có thể nổi ngay cả khi hai khoang cạnh nhau bị ngập nước.

Các tàu này có khả năng sử dụng các hệ thống vũ khí của mình trong điều kiện lên đến Trạng thái Biển 5, theo NavyRecognition.

Các căng thẳng khu vực Biển Đông đang được nhiều quốc gia khác chú ý.

Ngoài Đức, Pháp nay có Anh Quốc cũng muốn có sự hiện diện ở vùng biển này nhằm đề cao nguyên tắc tự do hàng hải như một hình thức "nhắc nhở Trung Quốc".

Các báo Anh hôm 15/04 trích nguồn Bộ Quốc phòng và Hải quân Hoàng gia cho hay tới đây, hàng không mẫu hạm mới nhất của Anh, chiếc HMS Elizabeth sắp có chuyến hải hành đầu tiên sang châu Á.

TK Pham. Bộ đội VN trên đảo Sơn Ca, quần đảo Trường Sa

Dự kiến, con tàu sẽ qua Ấn Độ Dương, Singapore, Biển Đông để đi lên Đông Bắc Á và kết thúc chuyến đi bằng cuộc diễn tập với hải quân Nhật Bản.

Đầu trang

14/04/2021 - RFI

Vì sao Ấn Độ - Thái Bình Dương thành nơi hội tụ các mối liên minh địa chính trị ?

(Ảnh minh họa) - Cuộc tập trận hải quân Malabar, bao gồm Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, ở Biển Bắc Ả Rập vào ngày 17/11/2020. AP

Ấn Độ - Thái Bình Dương đang nổi lên như là một khu vực chiến lược trong bàn cờ địa chính trị thế giới. Thời gian gần đây, khu vực này liên tục sôi động với các hoạt động ngoại giao quốc tế.

Không chỉ có Mỹ, hay các nước trong vùng, mà ngày càng có nhiều nước châu Âu quan tâm đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, dưới các hình thức đối tác, liên minh khác nhau xung quanh Ấn Độ. Mục tiêu cũng ngày càng rõ hơn là nhằm ngăn chặn đà bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tìm kiếm những mối liên kết, hợp tác vì một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương an toàn và rộng mở là sáng kiến của Ấn Độ đưa ra từ năm 2018 trong diễn đàn an ninh châu Á ở Shangri-La, Singapore. Ý tưởng này đã nhanh chóng được nhiều nước, đặc biệt là phương Tây hưởng ứng. Sau Bộ Tứ (Ấn Độ, Mỹ, Úc, Nhật), lần lượt các nước châu Âu như Anh, Pháp rồi Đức đã khẳng định can dự mạnh mẽ và tham gia tích cực vào các vấn đề tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, sau khi nhận thấy lợi ích của mình trong vùng biển chiến lược rộng lớn này.

Các hoạt động xây dựng liên minh đối tác hướng tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trở nên sôi động, không chỉ vì tầm quan trọng vị trí địa chiến lược của khu vực, mà còn vì mối lo trật tự an ninh của khu vực này đang có nguy cơ bị đe dọa bởi sự trỗi dậy sức mạnh quân sự cũng như kinh tế của Trung Quốc.

Bà Raphaëlle Khan, nhà nghiên cứu thuộc Trung Tâm Á Châu, Đại Học Harvard, nhận định : « Ở góc độ an ninh, vấn đề ở chỗ là có sự mất an ninh đang lan rộng cùng với việc tăng chi phí quốc phòng và quân sự hóa mạnh trong vùng. Trung Quốc đang quân sự hóa các quần đảo có tranh chấp. Nói một cách tổng quát là Trung Quốc đang lật lại luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển và việc quân sự hóa cũng thể hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và các cường quốc trong vùng ».

Còn theo Cleo Paskal, chuyên gia về Ấn Độ - Thái Bình Dương, thuộc viện nghiên cứu Chatham House, Anh Quốc, thì Bắc Kinh đang cố gắng ngầm phá từ bên trong các nước phương Tây cũng như là các đối thủ trong khu vực bằng nhiều cách để chia rẽ họ. Bà Cleo Paskal cho rằng « Trung Quốc đang cố cho thấy một Ấn Độ mất ổn định nhằm tạo ra nhiiều vấn đề nội bộ cho nước này và để Ấn Độ mất bớt khả năng hợp tác với các nước khác. Đó cũng là cách Bắc Kinh tìm cách phá vỡ các quan hệ đối tác tiềm năng, giữa các nước phương Tây với các nước có thể đe dọa Trung Quốc bằng cách này hay cách khác như Ấn Độ ».

Điều này có thể lý giải cho việc New Delhi khởi xướng và trở thành trung tâm của sáng kiến Ấn Độ - Thái Bình Dương. Các cuộc đối thoại diễn ra ở Ấn Độ giúp cho New Delhi khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Mặt khác, lợi ích chiến lược của Ấn Độ cũng gắn liền với an ninh và hòa bình tại khu vực, những vấn đề đang trở nên nóng cùng với đà gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc trong những năm qua.

Riêng đối với Pháp, từ năm 2019, Paris đã có những thay đổi về chiến lược đối với vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, nơi có nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại cho phép Pháp sở hữu một diện tích vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng thứ 2 thế giới (gần 9 triệu km2), chỉ sau Mỹ. Ngoài ra, về phương diện kinh tế, theo chuyên gia Raphaëlle Khan « 40% hàng nhập khẩu của Pháp ngoài Liên Âu là từ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và 34% hàng xuất khẩu của Pháp ngoài Liên Hiệp tới khu vực này ». Những con số có thể lý giải phần nào cho sự thúc đẩy mối quan tâm của Pháp vào vùng địa chiến lược này.

Ngoài ra còn một lý do nữa, như phân tích của chuyên gia Pháp Valerie Niquet, thuộc Cơ quan nghiên cứu chiến lược châu Á của Pháp, trên báo Le Monde, rằng Ấn Độ - Thái Bình Dương là câu trả lời cho một nước Trung Quốc đang gây lo ngại cho các nước. Khái niệm này không chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc ; mà thực ra là chống lại đà bành trướng bằng sức mạnh hung hăng của Bắc Kinh. Mối lo lắng đó đã tập hợp được những quan điểm đồng nhất dựa trên những giá trị chung, quyền tự do lưu thông hàng hải và phản đối sử dụng sức mạnh để thay đổi nguyên trạng.

Thời gian tới chắc chắn sẽ có thêm nước lớn khác tham gia vào các mối liên kết về quân sự, chính trị tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương dưới các hình thức khác nhau, nhằm góp phần xác lập trật tự khu vực trên mục tiêu chung rất chính đáng : Để Ấn Độ - Thái Bình Dương là khu vực giao lưu tự do, rộng mở trên cơ sở luật pháp quốc tế, chống lại mọi hình thức dùng sức mạnh lấn lướt nước khác trong quan hệ quốc tế.

Đầu trang

13 tháng 4 2021 - bbc

Biển Đông: TQ gây căng thẳng ở Bãi Ba Đầu, VN phản ứng chưa đủ mạnh?

Bùi Thư
BBC News Tiếng Việt

Getty Images

Trung Quốc đang muốn thực hiện một kịch bản cũ để mở rộng sự chiếm đóng Trường Sa tại Bãi Ba Đầu?

Việc Trung Quốc cho nhiều tàu cá, mà truyền thông Việt Nam cũng như giới chức Philippines gọi là "dân quân biển", đậu trong thời gian dài tại Bãi Ba Đầu được đánh giá là bước đi nguy hiểm với chủ quyền của Việt Nam.

Đáp lại động thái của Trung Quốc, Philippines đã có những phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ, được truyền thông quốc tế nói đến rộng rãi. Trong khi đó, chính quyền Việt Nam có vẻ kín tiếng hơn.

Các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần chủ động và công khai hơn các phản ứng của mình.

Mưu đồ của Trung Quốc

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, chuyên gia Nguyễn Thế Phương từ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông - một dự án nghiên cứu độc lập tại Việt Nam đánh giá:

"Nếu lật lại các sự kiện trong lịch sử, như việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 hay thảm sát Gạc Ma năm 1988 đều phải dựa vào yếu tố thời cơ. Năm 1974 là nhân lúc Việt Nam Cộng hòa đang gặp khó khăn trong chiến tranh, và quá trình xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Mỹ."

"Đối với Thảm sát Gạc Ma năm 1988, Việt Nam khi đó gặp khó khăn rất lớn cả về đối nội và đối ngoại. Chính sách Đổi Mới mới thực hiện được có 2 năm, chưa thể phát huy được tác dụng, và khủng hoảng kinh tế và xã hội vì thế chưa thể được giải quyết. Việt Nam lúc bấy giờ đang gặp bao vây cấm vận, sức ép rất lớn từ tất cả các quốc gia liên quan tới vấn đề Campuchia (Trung Quốc, Mỹ, phương Tây, các nước Đông Nam Á) khiến cho nguồn lực trong an ninh quốc phòng bị hạn chế."

"Bên cạnh đó, quan hệ với Liên Xô trên danh nghĩa là đồng minh hiệp ước, nhưng bản thân Liên Xô khi đó cũng đã lâm vào khủng hoảng và Moscow cũng đang trong quá trình điều chỉnh quan hệ với Mỹ (và Trung Quốc), dẫn đến trợ giúp về mặt thực tế của Liên Xô bị hạn chế rất lớn.", chuyên gia Thế Phương phân tích.

Ông Phương nói rằng sự kiện Gạc Ma năm 1988 chính là bài học mà Việt Nam luôn nhắc đi nhắc lại khi đề cập tới lựa chọn chính sách hiện nay, tác động rất lớn tới việc hình thành tư duy "tái cân bằng" của Việt Nam hiện tại.

Theo chuyên gia của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, có nhiều lo ngại cho rằng Trung Quốc cũng đang chờ thời cơ tương tự để kiểm soát thêm các thực thể ở Trường Sa. Ông nói tham vọng của Trung Quốc ở Trường Sa là lớn hơn rất nhiều so với chỉ 7 thực thể mà họ đã chiếm đóng và cải tạo như hiện tại.

Hình chụp ngày 24/3 cho thấy tàu Trung Quốc neo đậu tại Bãi Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa

Hôm 6/4, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên nói rằng "bãi đá Ngưu Ách và các vùng biển lân cận luôn là nơi tác nghiệp quan trọng và nơi tránh gió của tàu cá Trung Quốc, các tàu cá Trung Quốc tác nghiệp và tránh gió tại đó là hợp lý và hợp pháp…". Ngưu Ách là tên mà Trung Quốc dùng để gọi Bãi Ba Đầu.

Dù Trung Quốc luôn nói rằng tàu cá của họ chỉ tránh gió, nhưng truyền thông Việt Nam và giới chức Philippines cho rằng đây là các tàu "dân quân biển" và việc tàu đậu nhiều ngày ở đây là có ý đồ tăng cường sự hiện diện, tiến dần tới chiếm đóng trên thực tế. Phía chính quyền Philippines đã liên tục lên tiếng phản đối và điều phương tiện ra khu vực này. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã chính thức phản đối.

"Việc Trung Quốc tập trung tàu cá ở Ba Đầu, và sau đó là Ken Nan cho thấy khả năng của nước này trong việc triển khai lực lượng trên thực tế, và thông qua đó cho thấy khả năng kiểm soát của Trung Quốc trên thực địa," chuyên gia Nguyễn Thế Phương đánh giá. Theo ông Phương, cụm đảo Sinh Tồn là không gian tranh chấp giữa Việt Nam, Philippines và Trung Quốc trong đó Việt Nam có 4 điểm đảo và Trung Quốc chiếm giữ 2. Tuy nhiên, cả về cơ sở hạ tầng lẫn độ sâu về lực lượng và công nghệ, Trung Quốc là bên có lợi thế lớn hơn cả.

"Bất kể việc các tàu cá neo đậu ở cụm Sinh Tồn thuộc dân quân biển hay thuần dân sự, sự hiện diện áp đảo của Trung Quốc là không thể bàn cãi," ông Phương nói.

Chuyên gia của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cho rằng, xét về mặt chiến lược, với Trung Quốc, lý tưởng nhất là phải kiểm soát cho được toàn bộ Trường Sa. Cụm Sinh Tồn là điểm mà họ chưa hoàn toàn kiểm soát 100%. Nếu trong trường hợp Trung Quốc cải tạo Ba Đầu thành một căn cứ mạnh, có sân bay hay bến cảng thì thứ nhất, Ba Đầu sẽ giúp Trung Quốc có khả năng kiểm soát 100% cụm Sinh Tồn theo hướng Bắc-Nam, do tất cả các tàu muốn vào cụm này phải đi qua một eo nhỏ phía tây nam Ba Đầu.

Google Maps. Vị trí Bãi Ba Đầu trong cụm Sinh Tồn

Thứ hai là tạo thành một cứ điểm hậu cần lớn tiếp theo ngoài Gạc Ma để Trung Quốc có thể triển khai lực lượng ra xung quanh, bổ sung nguồn lực cho Tư Nghĩa, và là điểm hỗ trợ cho Vành Khăn. Thứ ba, khi có xung đột Trung Quốc có thể vô hiệu hóa nhanh hơn các cụm cứ điểm của Việt Nam ở xung quanh, nhất là Sinh Tồn Đông.

Dù vậy, ông Phương đánh giá rằng khả năng Trung Quốc tiến hành xây dựng đảo nhân tạo ở Ba Đầu hiện tại là không cao, vì như vậy sẽ làm gia tăng căng thẳng tới mức không cần thiết, nhiều khi sẽ vượt qua lằn ranh đỏ của Việt Nam.

"Khả năng cao nhất vẫn là tăng cường hiện diện và kiểm soát thực tế, như những gì mà Trung Quốc đã làm ở Scarborough. Đây là nguy cơ thường trực," chuyên gia Nguyễn Thế Phương nói.

Dù vậy, ông Phương cho rằng không thể loại trừ bất kỳ kịch bản nào và cần phải tiếp tục theo dõi các động thái tiếp theo trong tương lai.

"Dù lý do là gì, là ngẫu nhiên hay không, thì vị thế của Ba Đầu rõ ràng là quan trọng," ông nói.

Việt Nam 'bất lợi' về mặt truyền thông

Trong câu chuyện căng thẳng ở Bãi Ba Đầu, Philippines là quốc gia lên tiếng sớm, mạnh mẽ, liên tục và có các động thái tích cực nhất, như điều tàu thủy, máy bay ra giám sát động tĩnh. Nước này cũng tuyên bố mỗi ngày đều sẽ ra công hàm phản đối đến khi nào tàu Trung Quốc rút đi.

Phản ứng của Philippines đã khiến Mỹ chú ý. Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Teodoro Locsin của Philippines vào tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh rằng hiệp ước tương trợ quốc phòng giữa Washington và Manila có thể áp dụng cho vấn đề Biển Đông. Cùng thời gian, đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã đến Biển Đông.

Trong khi đó, dù được coi là nước có cơ sở pháp lý mạnh đối với chủ quyền Bãi Ba Đầu, Việt Nam lại phản ứng chậm và không rầm rộ như Philippines. Chuyện xảy ra từ đầu tháng 3, nhưng sau đó nhiều ngày Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng, sau Philippines rất nhiều.

Philippines luôn truyền thông rộng rãi các hoạt động của tàu và máy bay tại vùng Bãi Ba Đầu để gây áp lực đối với Trung Quốc và đánh động dư luận quốc tế thì Việt Nam lại tỏ ra kín tiếng trong các hoạt động thực địa trong vụ căng thẳng này.

Mãi đến ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng mới khẳng định tàu cá Trung Quốc ở Bãi Ba Đầu đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm quy định của UNCLOS 1982 về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển và đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC).

Ngày 8/4, bà Lê Thị Thu Hằng nói: "Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến trên Biển Đông, bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982."

"Việc Việt Nam chậm trễ trong phát ngôn gây ra bất lợi, ít nhất là về mặt truyền thông, khi báo đài và các học giả quốc tế đề cập tới vấn đề này dựa trên thông tin và hình ảnh được phía Philippines đưa ra. Điều này vô tình làm xói mòn nỗ lực khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở cụm Sinh Tồn nói chung và Ba Đầu nói riêng," chuyên gia Nguyễn Thế Phương đánh giá.

Hoang Dinh Nam/Getty Images. Tranh chấp Trường Sa là chủ đề dễ khơi dậy tinh thần chống Trung Quốc tại Việt Nam (Ảnh minh họa)

Theo ông Phương, cho tới hiện nay, hải quân và cảnh sát biển Việt Nam vẫn hoạt động tích cực tại các khu vực biển có tranh chấp. Đây là điều mà Việt Nam vẫn làm thường xuyên.

"Tuy nhiên, ở đây có hai điều cần lưu ý. Thứ nhất là tương quan lực lượng bất cân xứng khiến cho các biện pháp của Việt Nam đa số vẫn mang tính phản ứng nhiều hơn là chủ động. Thứ hai, Việt Nam không thường xuyên công khai các hoạt động bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa nói riêng và Biển Đông nói chung. Trong một số trường hợp, điều này gây bất lợi cho công tác truyền thông," ông Phương đánh giá.

Chuyên gia Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cũng cho rằng chính phủ Việt Nam cần phải chủ động hơn nữa trong công tác nắm bắt thực địa, công tác dự báo, công tác trinh sát và kiểm soát, và cuối cùng là công tác truyền thông, đặc biệt là với đối tác quốc tế. Điều này có lợi nhiều hơn là có hại.

"Bài học về việc Trung Quốc tiến hành bồi đắp các đảo nhân tạo ở Trường Sa mà không ai dự báo và ngăn chặn được là một bài học nhãn tiền," ông Phương cảnh báo.

Đầu trang

12 tháng 4 2021 - BBC

Biển Đông: Bãi Ba Đầu thuộc Việt Nam, Trung Quốc hay Philippines?

Bùi Thư
BBC News Tiếng Việt

Sự việc TQ cho hàng loạt tàu neo đậu lâu ngày tại Bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa đã làm dấy lên căng thẳng Biển Đông. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra: Bãi Ba Đầu thuộc nước nào?

Việt Nam và Philippines, hai trong số các nước có yêu sách chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc cho nhiều tàu cá neo đậu tại Bãi Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa, cũng như các hành động bị cho là đe dọa các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực, của Bắc Kinh.

Vậy trên thực tế, Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của nước nào?

BBC News Tiếng Việt đã trao đổi với các chuyên gia Biển Đông tại Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, một dự án nghiên cứu độc lập tại Việt Nam, để tìm hiểu vấn đề này.

Xác định chủ quyền bãi cạn

Ba Đầu là một bãi cạn nằm trong quần đảo Trường Sa, nơi đang có sự tranh chấp toàn phần hoặc một phần giữa các bên Việt Nam, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan và Brunei.

Bãi cạn là cách gọi thường thức của thực thể chìm ở triều cao (low-tide elevation, hay LTE), mà theo Điều 13 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), là một nền đất được hình thành tự nhiên, hoàn toàn chìm dưới mặt nước khi triều cao nhưng lại nổi lên trên mặt nước khi triều thấp.

Do Philippines bất ngờ nổi lên như một bên yêu sách đối với Bãi Ba Đầu nên để xác định chủ quyền của các LTE, tiến sĩ Vân Phạm từ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông dẫn lập trường của Philippines về quy chế pháp lý của thực thể chìm ở triều cao được trình bày trong các phiên điều trần tại Tòa trọng tài Vụ kiện Biển Đông 2016, với các điểm chính như sau:

- Thực thể chìm ở triều cao không phải là một lãnh thổ đất liền, và do đó không có bất kỳ biện pháp chiếm đóng hoặc kiểm soát nào có thể xác lập chủ quyền riêng rẽ với các thực thể này;

- Một thực thể chìm ở triều cao nằm trong phạm vi 12 hải lý của một thực thể nổi ở triều cao thì chủ quyền của thực thể chìm ở triều cao đó sẽ thuộc về quốc gia có chủ quyền với thực thể nổi ở triều cao;

- Khi thực thể chìm ở triều cao nằm hoàn toàn ngoài phạm vi 12 hải lý, nhưng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của một quốc gia, thì quốc gia đó được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán độc quyền đối với thực thể chìm ở triều cao trong phạm vi được quy định ở các Điều 56 (3) và Điều 77 của UNCLOS.

- Khi thực thể chìm ở triều cao nằm ở khoảng cách lớn hơn, vượt ra ngoài các khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia, nó sẽ là một phần của đáy biển sâu và là đối tượng của phần XI của Công ước, không quốc gia nào có thể thực hiện chủ quyền hoặc bất kỳ quyền chủ quyền nào đối với hoặc liên quan tới nó.

Google Maps. Vị trí Bãi Ba Đầu trong cụm Sinh Tồn

Từ các dẫn chứng đó, tiến sĩ Vân Phạm đi đến nhận định:

"Như vậy, đứng trên lập trường của Philippines, nếu áp dụng vào trường hợp cụ thể là Bãi Ba Đầu nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông, Bãi Ba Đầu sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia có chủ quyền với đảo Sinh Tồn Đông".

Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông năm 2016 cũng cùng quan điểm với Philippines.

Dẫn án lệ vụ kiện giữa Nicarragua và Columbia năm 2012, Tòa lưu ý rằng thực thể chìm ở triều cao không phải là một phần của lãnh thổ theo khía cạnh pháp lý mà chỉ là một phần đất chìm dưới mặt biển. Do đó thực thể chìm ở triều cao không phải là đối tượng để tuyên bố chủ quyền. Thực thể chìm ở triều cao nằm trong lãnh hải một quốc gia thì sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia đó, thông qua chủ quyền của quốc gia đó với lãnh hải.

Cụ thể hơn, mặc dù Tòa kết luận rằng Bãi Xu Bi (Subi Reef), Bãi Cỏ Mây (Thomas Second Shoal) và Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) đều là các thực thể chìm ở triều cao, nhưng chúng thuộc về hai phân loại quy chế pháp lý khác nhau. Tòa kết luận rất cụ thể rằng Bãi Xu Bi nằm trong 12 hải lý của thực thể nổi ở triều cao Sandy Cay ở phía Tây đảo Thị Tứ, và sẽ thuộc chủ quyền quốc gia có chủ quyền với thực thể nổi đó. Tuy nhiên, vì Tòa không có thẩm quyền giải quyết vấn đề chủ quyền, Tòa đã không thể kết luận đó là quốc gia nào, theo tiến sĩ Vân Phạm.

Trong khi đó, Tòa kết luận rằng Bãi Cỏ Mây và Bãi Vành Khăn không nằm trong lãnh hải của thực thể nổi ở triều cao nào, nhưng nằm trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Philippines, và do đó tạo thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.

Còn một trường hợp khác, nếu LTE nhưng vì những nguyên nhân tự nhiên mà trở thành thực thể nhô lên trên mặt nước khi triều cao, thì việc xác định chủ quyền cũng sẽ thay đổi.

Tiến sĩ Vân Phạm dẫn Phán quyết Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông 2016 ghi nhận trường hợp của Đá Ken Nan, một thực thể nằm cách Đá Tư Nghĩa 1 hải lý.

Vốn lúc đầu Đá Ken Nan là một thực thể chìm ở triều cao. Theo thời gian, đã có một dải cát được bồi đắp tự nhiên do bão và Tòa đã sử dụng dữ liệu khảo sát gần nhất trước khi có sự can thiệp của con người. Điều 121 định nghĩa đảo/đá là các thực thể được tạo thành một cách tự nhiên nổi ở triều cao. Từ đó Tòa kết luận Đá Ken Nan là thực thể nổi ở triều cao, được tạo bởi bão.

Từ đó, quốc gia có chủ quyền với thực thể này có thể tuyên bố lãnh hải 12 hải lý và tất cả các LTE bên trong, bao gồm Đá Tư Nghĩa.

Chủ quyền của Bãi Ba Đầu

Bãi Ba Đầu (Whitsun Reef) là rạn san hô lớn nhất ở cụm Sinh Tồn (Union Banks) và nằm ở cực đông bắc của cụm, có hình dạng giống như một chiếc boomerang.

Về mặt địa lý, cụm Sinh Tồn nằm gần vị trí trung tâm quần đảo Trường Sa, khoảng cách đến các thực thể xa nhất ở quần đảo này theo các hướng khoảng từ 100 đến 150 hải lý. Ngoài ra, cụm Sinh Tồn cũng khá gần đảo Ba Bình (do Đài Loan kiểm soát); đảo Nam Yết (do Việt Nam kiểm soát) và Bãi Én Đất.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần toàn bộ Biển Đông, với yêu sách đường chữ U 9 đoạn và các quyết định hành chính, trong đó có quyết định thành lập Tam Sa thị, một cấp hành chính quản lý toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều thực thể khác tại Biển Đông. Các động thái mới nhất của nước này tại Bãi Ba Đầu nằm trong chiến lược lâu dài về chủ quyền đó.

Cùng lúc, phía Việt Nam và Philippines có lập trường và cách tiếp cận khác nhau đối với các thực thể tại Trường Sa, nhưng mỗi nước đều coi Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của mình. Vậy thực tế, nước nào có cơ sở pháp lý mạnh nhất đối với chủ quyền tại Bãi Ba Đầu?

Tiến sĩ Vân Phạm dẫn các khảo sát hàng hải trước đây cũng như khảo sát của Philippines cho biết, Bãi Ba Đầu là một thực thể chìm ở triều cao. Bãi Ba Đầu cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 6 hải lý, một thực thể địa lý nổi ở triều cao theo các tài liệu UKHO và khảo sát của Philippines.

Như phân tích ở trên, Bãi Ba Đầu thuộc về lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông chứ không phải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước khác.

Getty Images/Chính phủ Philippines. Hình chụp ngày 24/3 cho thấy tàu Trung Quốc neo đậu tại Bãi Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa

Và do vậy, Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của quốc gia nào có chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông.

Hiện Việt Nam đang đóng quân từ năm 1978 và khẳng định chủ quyền ở đảo Sinh Tồn Đông. Philippines, Trung Quốc, Đài Loan đều có yêu sách chủ quyền.

Theo tiến sĩ Vân Phạm, luật quốc tế coi trọng chiếm hữu thực sự một cách hòa bình. Thực tiễn quốc gia và quá trình giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại một tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ cho thấy tòa sẽ xem xét hồ sơ pháp lý của bên nào mạnh hơn thì sẽ xác định chủ quyền thuộc về bên đó.

Căn cứ luật quốc tế và các bằng chứng pháp lý, lịch sử cùng thực trạng chiếm hữu thực sự một cách hòa bình, Việt Nam là bên có cơ sở pháp lý mạnh nhất để khẳng định chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông và các thực thể chìm ở triều cao, các địa vật nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo này, bao gồm cả Bãi Ba Đầu, theo tiến sĩ Vân Phạm.

Đầu trang