Vượt qua Việt
📧   ||  A  A  A  A 
Giấc mơ Đại Hán
Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình ... tan hoang !

Các dân tộc bị đế quốc đỏ thống trị, hãy đoàn kết lại !
Vượt qua Việt

Đài Loan (2)

Đọc báo mạng

Bài cũ hơn Mục lục Trang chính

12/05/2021 - rfi

Trung Quốc công bố hình ảnh tập trận chiếm đảo với mục tiêu là "Đài Loan"

Ảnh tư liệu ngày 10/02/2020 do bộ Quốc Phòng Đài Loan công bố: Một chiếc F-16 của Không Quân Đài Loan (phía dưới) áp sát một oanh tạc cơ H-6 của Không Quân Trung Quốc khi chiếc máy bay này đến gần Đài Loan. AP

Căng thẳng tại Biển Đông là một chủ đề chính trong cuộc điện đàm giữa thủ tướng Nhật Bản và chủ tịch nước Việt Nam hôm qua, 11/05/2021. Chính quyền Trung Quốc tiếp tục đưa thêm thông điệp, đe dọa dùng vũ lực tấn công Đài Loan. Một đoạn video được Hải Quân Trung Quốc công bố hôm thứ Hai, 10/05/2021, cho thấy các hình ảnh một cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo.

Theo báo Hồng Kông South China Morning Post, trong đoạn video nói trên, một số đơn vị lính thủy đánh bộ thuộc Bộ Tư Lệnh Chiến khu Đông Bộ đã tham gia vào cuộc tấn công chiếm đảo, với một tàu đổ bộ chở quân Type 071, và xe bọc thép. Không rõ cuộc diễn tập được tiến hành ở đâu và khi nào. Hồi tuần trước, Hải Quân Trung Quốc cũng công bố hình ảnh video tập trận chiếm đảo của một số đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam Bộ Trung Quốc, với cùng loại tàu chở quân Type 071, có sự tham gia của trực thăng.

Nhà bình luận quân sự Trung Quốc Song Zhongping cho báo South China Morning Post biết Quân Đội Trung Quốc thực hiện các huấn luyện để chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể xảy ra với Đài Loan, và các cuộc tập trận đổ bộ là một phần trong kế hoạch này. Về phía Đài Loan, Lu Li-shih, cựu giảng viên tại Học viện Hải quân Đài Loan ở Cao Hùng, thông báo, trong tháng này, sẽ có nhiều cuộc tập trận đổ bộ và các hoạt động tập trận phòng thủ đảo hơn, « hải quân ở hai bên bờ eo biển Đài Loan sẽ lập kế hoạch tập trận - đổ bộ đảo hay các hoạt động phòng thủ đảo - trước khi mùa bão bắt đầu (vào tháng 6) ».

Cũng về tình hình Biển Đông, thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga có cuộc điện đàm với chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Theo hãng tin Nhật Kyodo, trong cuộc điện đàm 20 phút nói trên, người đứng đầu chính phủ Nhật Bản đã « phản đối mạnh mẽ » thái độ quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc, « những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông », trong đó có việc Bắc Kinh quân sự hóa một số thực thể địa lý ở Biển Đông, mà Việt Nam và một số quốc gia láng giềng khác đòi hỏi chủ quyền, cũng như ra luật cho phép lực lượng tuần duyên nổ súng vào các tàu mà Trung Quốc cho là xâm phạm lãnh thổ.

Thủ tướng Nhật Bản khẳng định với chủ tịch Việt Nam là Hà Nội và Tokyo là các đối tác quan trọng trong việc thực thi chủ trương « Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở ». Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia đầu tiên thủ tướng Nhật Suga công du, kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 9 năm ngoái.

Về nội dung Biển Đông trong cuộc trao đổi nói trên, báo chí chính thức Việt Nam chỉ nhắc đến thoáng qua. Báo Nhân Dân ghi nhận lãnh đạo hai nước « cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông ».

Đầu trang

07/05/2021 - RFI

Thượng Viện Pháp ủng hộ Đài Loan tham gia các định chế quốc tế

Thượng nghĩ sĩ Alain Richard, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, tại đài RFI ngày 02/12/2019. Ảnh minh họa. ©RFI

Thượng Viện Pháp ngày 06/05/2021 đã thảo luận và biểu quyết một dự thảo nghị quyết ủng hộ Đài Loan tham gia nhiều hơn vào một số định chế đa quốc gia như Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế, Interpol… Quan hệ giữa Paris và Bắc Kinh có nguy cơ căng thẳng.

Hãng tin AFP cho biết, bất luận tả - hữu, toàn thể 304 thượng nghị sĩ Pháp tham gia cuộc biểu quyết hôm 06/05 đã đồng loạt bỏ phiếu thuận về bản dự thảo nghị quyết để Đài Loan đóng góp nhiều hơn vào các định chế quốc tế. Văn bản này do thượng nghị sĩ Alain Richard, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Pháp đề xuất.

Bản dự thảo nghị quyết nói trên « không mang tính ràng buộc ». Văn bản ghi rõ mong muốn « thúc đẩy thủ tục ngoại giao mà Pháp đã khởi động từ nhiều năm qua để ủng hộ Đài Loan tham gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế », mở rộng vai trò của Đài Bắc trong các cuộc thảo luận tại CNUCC - Công Ước Khung Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu hay trong Cơ Quan Cảnh Sát Quốc Tế Interpol.

Là người chủ xướng cho ra đời dự thảo này, thượng nghị sĩ Alain Richard giải thích mời Đài Loan tham gia vào các chương trình nghiên cứu quốc tế, vào một số tổ chức đa quốc gia vì « lợi ích đa chiều và để bảo đảm các định chế này vận hành tốt. Đài Loan sẽ góp phần phục vụ lợi ích chung của thế giới ». Điển hình là Đài Loan đã quản lý rất tốt đại dịch Covid-19 và nếu được chia sẻ kinh nghiệm với Tổ Chức Y Tế Thế Giới thì đây sẽ là một đóng góp « tích cực » cho thế giới.

Ông Alain Richard lưu ý « văn bản này không nhằm chĩa mũi dao vào Bắc Kinh ». Tuy nhiên, Thượng Viện Pháp đã thảo luận và biểu quyết về trường hợp của Đài Loan vào một thời điểm nhậy cảm : Chính đề xuất đón nhận Đài Loan vào một số tổ chức đa quốc gia này, thêm vào đó là kế hoạch viếng thăm Đài Loan vào mùa hè năm nay, đã khiến thượng nghị sĩ Pháp Alain Richard trở thành mục tiêu tấn công của đại sứ Trung Quốc tại Paris Lô Sa Dã (Lu Shaye). Đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại Pháp cho rằng ở cương vị một thượng nghị sĩ, ông Alain Richard có một vai trò « chính thức » đại diện cho nước Pháp. Việc ông này dự trù viếng thăm Đài Loan « đi ngược lại với nguyên tắc Một nước Trung Hoa ».

Đầu trang

14/04/2021 - bbc

Tổng thống Mỹ cử người tới Đài Loan, Trung Quốc nổi giận

Getty Images. Cựu thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage từ lâu có quan hệ gần gũi với Đài Loan

Tổng thống Joe Biden đã cử một phái đoàn tới Đài Loan khiến Trung Quốc phẫn nộ.

Trong một động thái khiến quan hệ ba bên thêm căng thẳng, một phái đoàn Mỹ đến Đài Loan vào ngày thứ Ba. Hãng tin Reuters cho biết đây là cuộc viếng thăm của một đoàn không chính thức, bao gồm cựu Thượng nghị sĩ Chris Dodd, các cựu thứ trưởng ngoại giao Richard Armitage và James Steinberg.

Đây cũng là những người có quan hệ gần gũi với Tổng thống Biden, và là "một tín hiệu cá nhân" của lãnh đạo Mỹ về cam kết bảo vệ Đài Loan và nền dân chủ của hòn đảo này.

Theo dự kiến, đoàn Mỹ sẽ gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào thứ Năm.

Hồi tuần trước, trang mạng chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đang triển khai một bộ hướng dẫn mới, qua đó tạo điều kiện để giới chức Mỹ gặp gỡ quan chức Đài Loan nhằm "thể hiện mối quan hệ không chính thức ngày càng sâu đậm".

Bộ hướng dẫn nêu rõ Đài Loan là "một nền dân chủ mạnh mẽ và là đối tác kinh tế, an ninh quan trọng".

Các động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hoạt động nhằm vào Đài Loan mà phía Mỹ đánh giá là "đáng lo ngại".

Phát biểu trên đài NBC hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken nói: "Những gì chúng tôi đã chứng kiến và những gì thực sự là một mối quan ngại đối với chúng tôi là các hành động gây hấn leo thang của chính phủ tại Bắc Kinh nhằm vào Đài Loan, làm gia tăng căng thẳng tại eo biển."

"Và chúng ta có một cam kết với Đài Loan theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan, một cam kết lưỡng đảng đã tồn tại rất nhiều, rất nhiều năm, nhằm đảm bảo Đài Loan có năng lực tự vệ và đảm bảo rằng chúng ta đang duy trình hòa bình và ổn định tại Tây Thái Bình Dương."

Trước chuyến đi của phát đoàn Mỹ, Bắc Kinh đã đưa ra lời cảnh báo không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để ngăn chặn Đài Loan xích lại gần Mỹ và tìm kiếm độc lập.

Getty Images. Chinese J-10 fighters were among the Chinese aircraft (file photo)

Ông Mã Hiểu Quang, phát ngôn viên Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc, nói rằng việc mới đây Trung Quốc triển khai số lượng máy bay lớn nhất vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan là nhằm gửi thông điệp rằng việc Đài Loan xích lại gần Mỹ để tìm độc lập sẽ thất bại.

"Tín hiệu đưa ra trong các cuộc huấn luyện này là chúng tôi kiên quyết ngăn chặn Đài Loan độc lập và ngăn chặn Đài Loan hợp tác với Mỹ. Chúng tôi thực hiện điều đó bằng hành động," báo South China Morning Post dẫn lời ông Mã nói hôm thứ Ba.

"Chúng tôi không hứa sẽ bỏ qua việc sử dụng vũ lực và bảo lưu phương án sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết. Chúng tôi nhằm vào các thế lực ngoại bang và một bộ phận rất nhỏ bọn ly khai và các hoạt động ly khai của chúng. Chúng tôi không nhằm vào đồng bào Đài Loan."

Một ngày trước phát biểu của họ Mã, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết có 25 máy bay tiêm kích và ném bom có ​​khả năng mang vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã đi vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) Đài Loan.

Đây là vụ xâm nhập lớn nhất trong một năm và Bộ Quốc phòng Đài Loan đã điều động máy bay chiến đấu để cảnh báo máy bay Trung Quốc, trong khi các hệ thống tên lửa được huy động để giám sát.

Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh ly khai và luôn tìm mọi cách để ngăn Đài Loan độc lập. Tuy nhiên, Đài Loan theo chế độ dân chủ tự coi mình là một quốc gia có chủ quyền riêng.

Đầu trang