Các dân tộc bị đế quốc đỏ thống trị, hãy đoàn kết lại !
Vượt qua Việt
Ảnh minh họa: Tổng thống Mỹ Joe Biden (P) trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae In tại Nhà Trắng, Washington D.C. Hoa Kỳ, ngày 21/05/2021. AP - Alex Brandon |
Dù không bị nêu đích danh trong bản tuyên bố chung Mỹ-Hàn ngày 21/05/2021 nhân chuyến công du Hoa Kỳ của TT Hàn Quốc Moon Jae In, nhưng Bắc Kinh hôm 24/05 đã phản ứng giận dữ, cảnh cáo hai nước là “không nên đùa với lửa”.
Theo giới phân tích, sở dĩ Bắc Kinh bực tức, đó là vì cả Seoul lẫn Washington đều nhấn mạnh đến nhu cầu thành lập một vùng “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, điều bị Trung Quốc cho là nhằm hạn chế tham vọng bành trướng của họ.
Dĩ nhiên Trung Quốc không thể nói trắng ra là họ chống lại chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang triển khai, mà chỉ nêu bật một vài điểm cụ thể trong bản tuyên bố chung Biden-Moon để đả kích.
Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, phát biểu hôm 24/05 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã bày tỏ thái độ “quan ngại” trước việc tuyên bố chung Mỹ-Hàn “đã đề cập đến các vấn đề như Đài Loan và Biển Đông”.
Nhân vật này xác định: “Vấn đề Đài Loan hoàn toàn là vấn đề nội bộ, liên quan đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, do đó không thể bị bất kỳ thế lực bên ngoài nào xen vào”. Trung thành với kiểu cách hù dọa cố hữu, phát ngôn viên Trung Quốc đã “kêu gọi các nước có liên quan là nên thận trọng trong lời nói và hành động trên vấn đề Đài Loan và không nên đùa với lửa”.
Hai lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc đã nói gì về Đài Loan mà đã khiến Trung Quốc bực bội như vậy? Về Đài Loan, bản tuyên bố chung chỉ nói đơn giản là hai vị tổng thống “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan”. Nội dung câu nói rất bình thường, nhưng ý nghĩa quan trọng của sự kiện là vấn đề Đài Loan lần đầu tiên được Hàn Quốc và Hoa Kỳ cùng nêu lên.
Joe Biden kéo được Hàn Quốc vào chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương
Vấn đề khiến Bắc Kinh ấm ức rất có thể là thái độ bạo dạn hơn mà Hàn Quốc đã thể hiện nhân chuyến công du Hoa Kỳ của tổng thống Moon Jae In, sẵn sàng tăng cường vai trò của mình để hỗ trợ đồng minh Hoa Kỳ trong việc thực hiện chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, bất chấp thái độ quan ngại của Trung Quốc. Trong môt bài phân tích ngày 24/05/2021, chuyên san Nhật Bản The Diplomat đã cho rằng về mặt thuyết phục Hàn Quốc, như vậy là tổng thống Mỹ đã thành công.
Theo The Diplomat, cuộc gặp thượng đỉnh ngày 21/05 giữa tổng thống Mỹ Joe Biden với đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae-In đã thể hiện một bước tiến quan trọng, không chỉ trong việc củng cố quan hệ song phương, mà còn thúc đẩy được Hàn Quốc nâng cao vai trò của mình trong chiến lược rộng lớn hơn của Hoa Kỳ đối với vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Bản tuyên bố chung Mỹ-Hàn không ngần ngại xác định rõ rằng quan hệ Mỹ-Hàn vượt quá khuôn khổ của bán đảo Triều Tiên mà dựa trên các giá trị chung của hai nước đồng thời “củng cố các cách tiếp cận tương ứng của hai bên đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.”
Phối hợp chính sách Hướng Nam với tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương
Một cách cụ thể, Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí dung hợp “Chính Sách Hướng Nam mới” của Hàn Quốc với tầm nhìn của Mỹ về một vùng “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, hợp tác với nhau để “tạo ra một khu vực an toàn, thịnh vượng và năng động”.
Đối với The Diplomat, việc đề cập đến Chính Sách Hướng Nam mới của Hàn Quốc, tức là chiến lược Đông Nam Á của tổng thống Moon Jae In, trong cùng một câu với chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, do Nhật Bản và Hoa Kỳ dẫn đầu, là một chi tiết rất quan trọng vì cho dù không nêu đích danh, nhưng cả Mỹ lẫn Hàn Quốc đều xác định rõ ràng lập trường đối với Trung Quốc trong khu vực.
Đi sâu vào chi tiết, The Diplomat nêu bật hai hồ sơ được cả ông Biden lẫn ông Moon quan tâm và nói rõ trong bản tuyên bố chung: Sông Mêkông và Biển Đông. Đây là hai hồ sơ mà bóng dáng của Trung Quốc rất nặng nề.
Sông Mêkông: "Phát triển bền vững" chống "ngoại giao bẫy nợ"
Về sông Mêkông, nơi hoạt động xây đập của Trung Quốc đã gây ra quan ngại lớn đối với các láng giềng trong vùng trong những năm qua, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã nhất trí “xem xét các cơ hội cho những nỗ lực chung nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, an ninh năng lượng và quản lý nguồn nước một cách có trách nhiệm ở tiểu vùng sông Mêkông”.
Theo The Diplomat, việc sử dụng các thuật ngữ như “phát triển bền vững” rất giống với chiến lược mà Nhật Bản áp dụng để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực khi thúc đẩy các hình thức “viện trợ chất lượng” nhằm thúc đẩy “tăng trưởng bền vững” (thay vì những gì Mỹ và Nhật Bản coi là ngoại giao 'bẫy nợ' của Trung Quốc).
Tự do hàng hải trên Biển Đông
Ngoài vấn đề sông Mêkông, hai ông Moon và Biden cũng khẳng định cam kết đối với an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông: “Chúng tôi cam kết duy trì hòa bình và ổn định, thương mại hợp pháp không bị cản trở và tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và hơn thế nữa”.
Về Biển Đông, không giống như Nhật Bản vốn đã tích cực hợp tác với các nước Đông Nam Á để chống lại những gì bị coi là hoạt động bành trướng của Trung Quốc, Hàn Quốc thường tránh can dự vào vấn đề này. Đối với chuyên san Nhật Bản, tuyên bố chung Mỹ-Hàn ngày 21/05 có thể là đã đánh dấu sự thay đổi trong lập trường của Seoul.
Hàn Quốc đã bớt sợ Trung Quốc ?
Câu hỏi mà The Diplomat đặt ra là phải chăng Seoul đã bớt lo ngại trước khả năng lại bị Bắc Kinh trừng phạt vì xích lại quá gần Washington, điều mà Hàn Quốc đã phải gánh chịu vào năm 2016 khi đồng ý cho Hoa Kỳ triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD trên lãnh thổ của mình.
Phải nói là các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc đối với Hàn Quốc đã gây thiệt hại rất lớn. The Diplomat ghi nhận là chỉ tính riêng trong năm 2017, thiệt hại của Hàn Quốc do đòn trả đũa của Bắc Kinh được ước tính là 7,5 tỷ đô la, tương đương với 0,5% GDP.
Tâm lý bài Trung Quốc gia tăng
Thế nhưng các biện pháp bị cho là “bắt nạt"đó đã làm gia tăng tâm lý bài Trung Quốc tại Hàn Quốc trong những năm qua, một tâm lý càng nặng nề thêm do việc Trung Quốc xử lý vụ bùng phát dịch Covid-19, hay vụ Trung Quốc tự nhận mình mới là chủ của món kim chi. Tháng 4 vừa qua, đã có hơn nửa triệu công dân Hàn Quốc ký vào một bản kiến nghị trực tuyến trên trang web của phủ tổng thống để phản đối việc xây dựng một khu phố Tàu ở tỉnh Gangwon.
Đối với Washington, đây là một tin tốt vì hành động của Trung Quốc đóng vai trò là động lực thúc đẩy các đồng minh của Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương xích lại gần nhau hơn, dẫn đến một khối trên thực tế có thể đóng vai trò đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Theo The Diplomat, Hoa Kỳ hy vọng là Hàn Quốc sẽ tích cực tăng cường hợp tác với Nhóm Bộ Tứ Quad trong khu vực và có thể chính thức xin gia nhập nhóm.
Tàu ngầm tấn công của Hoa Kỳ. Ảnh minh họa US NAVY |
Các thủy thủ tàu ngầm gọi đáy biển là "dark sea”, với những bí mật và những điều không thể gọi tên. Ở dưới đáy biển sâu, hầu hết mọi chuyện đều có thể xảy ra, nếu con người lặn xuống được dưới đó : biên giới không được kiểm soát, các quy định của thế giới cũng không được áp dụng.
Tuy nhiên, đáy đại dương lại rất giàu tài nguyên khoáng sản, khí đốt và dầu mỏ, vốn dĩ có thể khai thác được. Đáy biển sâu thăm thẳm, theo đúng nghĩa đen, cũng là nơi đặt các đường dây cáp viễn thông của thế giới.
Hơn 95% dữ liệu toàn cầu được truyền tải nhờ những tuyến cáp dưới đáy biển. Về mặt logic, quân đội của các cường quốc trên thế giới đều quan tâm và thấy cần kiểm soát những khu vực này. Trên đây là những nhận định trong bài viết “Đáy biển, chiến trường mới” của nhà báo Nicolas Barotte trên Le Figaro ngày 13/05/2021.
Mới đây, hồi tháng 01/2021, một khái niệm mới đã được cập nhật trong Tạp chí Chiến lược của Pháp : “Chiến tranh dưới đáy biển sâu”, theo đó “Đáy biển ngày càng trở thành một địa bàn thể hiện tương quan lực lượng". Bộ trưởng Quân Lực Pháp, Florence Parly, cũng đề cập đến vấn đề nói trên hồi đầu tháng 05/2021 và khẳng định quân đội Pháp sẽ đầu tư vào lĩnh vực mới dưới đáy biển, trước hết là về thiết bị không người lái thăm dò, giám sát và hành động. Trước đó, hồi tháng 04/2021, quân đội Anh thông báo một tàu giám sát mới của Hải quân Hoàng gia Anh dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024 để bảo vệ cáp ngầm và các cơ sở hạ tầng khác.
Một khu vực bị đe dọa
Le Figaro trích dẫn một sĩ quan hải quân cao cấp của Pháp, theo đó "Chiến tranh dưới đáy biển" không phải là chuyện mới, mà thực ra đã có từ Đệ Nhất Thế Chiến : một trong những hành động đầu tiên của Anh Quốc khi đó là cắt cáp điện báo của Đức. Nhưng điều mới bây giờ là các loại cáp có dung lượng khổng lồ, toàn bộ đời sống kỹ thuật số của con người dựa vào đó. Có rất nhiều tuyến cáp biển quan trọng nối châu Âu và Hoa Kỳ và khu vực này đang bị đe dọa. Nga hoặc Trung Quốc ít bị tác động hơn bởi hai nước này đã phát triển các mạng lưới trên đất liền.
Nhiều quan chức quân đội nhận định các cuộc xung đột trong tương lai có thể sẽ diễn ra dưới đáy biển sâu, cũng như trong không gian mạng internet hoặc ngoài bầu khí quyển.
Một thuyền trưởng, chuyên trách chương trình Chof của Pháp về thủy lực và đại dương trong tương lai, giải thích giờ đây người ta đã ý thức được rằng “không gian biển không chỉ giới hạn ở các tuyến đường thương mại và không gian đánh bắt cá” và “nếu muốn làm chủ không phận và hải phận, cần phải mở rộng phạm vi xuống tận đáy đại dương”, nhằm bảo vệ các lợi ích của quốc gia, chẳng hạn như cáp thông tin liên lạc, vận chuyển năng lượng hoặc hệ thống cáp của các hòn đảo nằm tách biệt.
Tuy nhiên, việc tiếp cận độ sâu hơn 2.000m đòi hỏi những năng lực kỹ thuật hiếm có. Cũng theo vị thuyền trưởng nói trên, các giếng dầu sâu nhất nằm ở độ sâu 3.500m, các hoạt động nghiên cứu khoa học thường diễn ra ở độ sâu khoảng 1.000-5.000m và nếu xuống đến độ sâu 6.000m là có thể bao quát được 97% đáy đại dương.
Địa chính trị cáp biển
Thuyền trưởng chuyên trách chương trình Chof của Pháp cho biết hầu hết các quốc gia đều tính đến chuyện phát triển khả năng xuống sâu hơn dưới lòng đại dương. Trung Quốc hiện là một đối thủ nặng ký trong cuộc đua dưới đáy biển : Bắc Kinh đã thành công trong việc đưa một con tàu xuống độ sâu 11.000m.
Hiện nay, các nhà khai thác không thể bảo vệ được hàng chục nghìn km cáp dưới đáy biển, cho dù họ có lắp đặt thiết bị giám sát để xác định sự cố trước khi điều tàu đến tận nơi khắc phục. Địa chấn, hoạt động của các tàu đánh cá, mỏ neo tàu vướng vào … thường xuyên làm hỏng cáp biển. Thế nhưng không phải nguyên nhân nào cũng có thể được xác định.
Ngoài ra, còn phải nói tới nguy cơ gián điệp nhắm vào đường dây cáp. Cho dù nhà nghiên cứu Camille Morel về địa chính trị dây cáp không mấy tin là các dữ liệu truyền tải qua cáp ngầm có thể bị đánh cắp bởi việc lưu trữ và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ đó khó có thể thực hiện mà không bị phát hiện, thế nhưng, gần đây nhất, hôm Chủ Nhật 06/06/2021, truyền thông Đan Mạch và châu Âu loan tin từ năm 2012 đến năm 2014, với sự trợ giúp của các cơ quan tình báo quân sự Đan Mạch, Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã dọ thám nhiều lãnh đạo chính trị cấp cao ở châu Âu, trong đó có cả thủ tướng Đức Angela Merkel, cựu ứng viên cho chức thủ tướng Đức hồi năm 2013 Peer Steinbrück và tổng thống đương nhiệm Frank-Walter Steinmeier.
Le Figaro ngày 30/05 trích dẫn kết luận điều tra của đài Đan Mạch DR theo đó Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã kết nối vào đường cáp viễn thông dưới biển của Đan Mạch để theo dõi các quan chức cấp cao ở Đức, ở Thụy Điển, Na Uy và Pháp, thông qua việc truy cập vào các tin nhắn, cuộc gọi điện thoại và việc truy cập internet của người bị theo dõi, trong đó có cả các dịch vụ tìm kiếm, trò chuyện, nhắn tin.
Hoạt động gián điệp của NSA đã được đề cập trong một báo cáo nội bộ của một cơ quan của Đan Mạch có mã danh "Chiến dịch Dunhammer" và được trình lên lãnh đạo hồi tháng 05/2015. Cơ quan này bắt đầu điều tra vào năm 2013 sau tiết lộ gây rung động của Edward Snowden về các hoạt động nghe lén của NSA. Vào tháng 12/2021, cũng chính đài DR của Đan Mạch tiết lộ tình báo Mỹ đã xâm nhập vào các đường dây cáp viễn thông dưới biển của Đan Mạch để dọ thám ngành công nghiệp quốc phòng của Đan Mạch và các nước châu Âu từ năm 2012 đến năm 2015.
Những gì ẩn sâu trong lòng đại dương
Trở lại với bài viết “Đáy biển, chiến trường mới” trên Le Figaro ngày 13/05/2021, tác giả dẫn các chuyên gia cho biết về mặt kỹ thuật, cáp ngầm cũng có thể cho phép nghe ngóng động tĩnh dưới đáy biển sâu. Thế nhưng, hiện tại cáp ngầm vẫn chưa cho phép vừa truyền thông tin vừa nghe ngóng các hoạt động dưới đáy biển cùng một lúc.
Thực ra, ý tưởng lắng nghe đáy đại dương đã cũ. Trong Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã phát triển một hệ thống nghe dưới biển được đặt tên là "Sosus". Chương trình này đang được hiện đại hóa. Nhưng Mỹ cũng không còn là nước duy nhất có thể hoạt động dưới đáy đại dương. Trung Quốc và Nga cũng được cho là đang phát triển các khả năng mới về định vị bằng sóng âm dưới nước với các dự án Vạn Lý Trường Thành hoặc Harmony ở Bắc Cực. Le Figaro trích dẫn một vị thuyền trưởng theo đó nếu những hệ thống này hoạt động thì sẽ làm phức tạp thêm chuyện các nước điều động tàu đến khu vực có liên quan.
Khi không còn bí mật thì tàu ngầm sẽ không còn là bất khả xâm phạm. Đó là lý do vì sao nắm được những gì đang ẩn náu trong lòng biển khơi là điều cấp thiết với các quốc gia.
Karishma Vaswani
Phóng viên mảng Kinh doanh khu vực châu Á
Getty Images. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và vợ tại Úc năm 2014 |
Các quốc gia nên đoàn kết chống lại sự cưỡng bức về kinh tế và địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc, nếu không muốn có nguy cơ bị Bắc Kinh cô lập và trừng phạt, cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd nói với BBC.
Ông Rudd nói rằng các chính phủ ở phương Tây không nên ngại thách thức Trung Quốc về các vấn đề như nhân quyền.
Trên khắp thế giới, các quốc gia đang hình thành một trật tự địa chính trị mới được đóng khung bởi sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc.
"Nếu bạn có bất đồng với Bắc Kinh, như nhiều chính phủ trên thế giới hiện nay, tốt hơn hết là bạn nên có quan điểm cùng với các quốc gia khác thay vì đơn phương, bởi vì nó giúp Trung Quốc dễ dàng sử dụng đòn bẩy song phương chống lại bạn," ông Rudd nói với chương trình Talking Business Asia của BBC.
Getty Images. Nguyên Thủ tướng Úc Kevin Rudd |
Bình luận của ông được đưa ra khi quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đã xấu đi đến mức tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ., sau một loạt các đòn kinh tế và ngoại giao mà mỗi bên giáng xuống.
Úc đã loại bỏ các thỏa thuận gắn liền với dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc, Sáng kiến Vành đai và Con đường. Úc cũng cấm công ty viễn thông Trung Quốc Huawei xây dựng mạng 5G tại nước này.
AFP. Úc là nước sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới |
Nhưng thực sự việc Úc kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch virus corona đã gây ra một cơn bão mới giữa hai bên.
Trung Quốc đã trả đũa bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt lên hàng nhập khẩu của Úc - bao gồm rượu vang, thịt bò, tôm hùm và lúa mạch - và bóng gió rằng nhiều mặt hàng nữa sẽ bị trừng phạt.
Bắc Kinh cũng đã đình chỉ các cuộc đối thoại kinh tế quan trọng với Canberra, điều này có nghĩa là không có quan hệ cấp cao nào để giải quyết các vấn đề.
Ông Rudd, người đã lãnh đạo Úc hai lần từ năm 2007 đến năm 2013, đã chỉ trích cách tiếp cận của chính phủ hiện tại đối với Trung Quốc, nói rằng nó đôi khi phản tác dụng.
Getty Images. Úc đang chứng kiến giá quặng sắt kỷ lục |
Ông Rudd, hiện là chủ tịch của Viện Chính sách Xã hội Châu Á, nói: "Phản ứng của chính phủ bảo thủ đối với người Trung Quốc đôi khi chừng mực - nhưng đôi khi, nói thẳng ra nó khoa trương và chói tai."
Cựu thủ tướng đảng Lao động tin rằng phản ứng của chính phủ hiện tại với Trung Quốc có thể gây rủi ro cho một mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Úc sang Trung Quốc: quặng sắt.
"Họ [giới lãnh đạo Trung Quốc] sẽ coi Úc là nhà cung cấp quặng sắt không đáng tin cậy trong dài hạn, vì những kết luận địa chính trị mà Bắc Kinh sẽ đưa ra liên quan đến… chính phủ bảo thủ ở Canberra.
"Nguồn cung dài hạn đó có thể gặp rủi ro vì các yếu tố địa chính trị."
Một phần năm hàng hóa xuất khẩu của Australia là sang Trung Quốc, một mối quan hệ kinh tế mới chỉ mới trở nên quan trọng trong vài thập kỷ qua.
Getty Images. Người dân ở Thượng Hải xem lễ nhậm chức của Joe Biden vào tháng Giêng |
Ngày càng có nhiều quốc gia - đặc biệt là những quốc gia đồng minh với Mỹ về mặt tư tưởng - đang lên tiếng chống lại Trung Quốc. Theo nhiều cách, họ đã đi theo sự dẫn dắt của Mỹ.
Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã phát động cuộc chiến thương mại gay gắt với Trung Quốc, áp thuế lên hàng trăm tỷ đôla hàng hóa.
Việc này đã châm ngòi cho một cuộc chiến ăn miếng trả miếng về thương mại với Trung Quốc, và làm thay đổi quan hệ giữa hai nước.
Trung Quốc đã hy vọng rằng dưới thời Tổng thống Joe Biden, mọi thứ có thể khác đi, nhưng điều đó đã không xảy ra.
Trong khi các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra, tuần này Kurt Campbell, Phó trợ lý của Tổng thống Biden về các vấn đề an ninh quốc gia, nói Mỹ đã xong việc can dự với Trung Quốc.
Trước đây, nhiều quốc gia, bao gồm Úc và Mỹ, đã có cách tiếp cận khác với Trung Quốc. Khi Trung Quốc ngày càng giàu có, cũng có cảm giác nước này sẽ phát triển tự do hơn.
Tương tác và đối thoại là những cách cộng đồng toàn cầu cố thực hiện với Trung Quốc, nhưng dường như sự đồng thuận ngày càng tăng mà không hiệu quả.
Ông Rudd nói việc điều hướng Trung Quốc có nghĩa là bạn phải chọn trận chiến của mình.
"Trung Quốc sẽ không thích điều đó", ông nói, đề cập đến những lo ngại ngày càng tăng nhắm vào việc Trung Quốc đối xử với người dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cũng như với Hong Kong và Đài Loan.
"Nhưng việc Trung Quốc không thích điều gì đó không nhất thiết có nghĩa là chúng ta không nên làm điều đó.
"Điều đó không có nghĩa là bạn đi và chọn một cuộc chiến với Trung Quốc mỗi ngày trong tuần," ông nói thêm.
Ông Rudd, người nói thông thạo tiếng phổ thông Mandarin, bác bỏ những lời chỉ trích rằng ông có lẽ ngây thơ hoặc lạc quan về Trung Quốc khi còn đương nhiệm.
Ông nói rằng ông đã nêu ra một số lo ngại với chính phủ Trung Quốc về nhân quyền.
Ông nói với BBC: "Tôi đã có rất nhiều bất đồng với Trung Quốc về nhân quyền trong quá khứ.
"Trong chuyến thăm đầu tiên của tôi tới Bắc Kinh với tư cách là thủ tướng, tôi đã có một bài phát biểu tại Đại học Bắc Kinh bằng tiếng Trung Quốc, chỉ trích tình hình nhân quyền của Trung Quốc."
Tuy nhiên, ông cho biết cách thức mà ông tiến hành mối quan hệ với Trung Quốc là ngoại giao.
"Đó là một khó khăn, nhưng chúng tôi cũng cố gắng duy trì sự cân bằng chung của mối quan hệ."
Công nhân lắp ráp thiết bị điện tại một chi nhánh của công ti phân phối điện Hàng Châu (Hangzhou), tỉnh Chiết Giang (Zhejiang), Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 19/10/2020. AP |
Nhiều năm trước Liên Âu và Mỹ, Trung Quốc đã nhận thấy được mối nguy hiểm khi guồng máy sản xuất lệ thuộc từ nguyên liệu đến công nghệ của nước ngoài. Bắc Kinh đã có những bước chuẩn bị nào để độc lập với công nghệ của phương Tây và đã đạt đến đích hay chưa về tham vọng đuổi kịp các nền công nghiệp tiên tiến nhất thế giới ?
Vào những ngày đầu tháng Giêng 2020, đại dịch Covid-19 làm tê liệt cỗ máy sản xuất của Trung Quốc ảnh hưởng tới toàn thế giới. Đó là dấu hiệu làm lộ rõ nhược điểm của mô hình kinh tế toàn cầu hóa mà ở đó từ cái đinh ốc nhỏ cho đến khẩu trang, trang thiết bị y tế của Âu, Mỹ đều phải nhập từ Trung Quốc.
Tầm nhìn xa
Nhưng không chỉ có phương Tây lo ngại trước sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn cung cấp nước ngoài. Nhiều năm trước, giới lãnh đạo Trung Quốc đã có cùng mối lo ngại, nhưng đó là mối lo lệ thuộc vào công nghệ mũi nhọn của phương Tây và đã từng bước lên kế hoạch để « cắt đứt » sự phụ thuộc đó.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, chuyên gia về Trung Quốc Jean-François Dufour, giám đốc cơ quan tư vấn DCA Chine Analyse nhắc lại thế nào là một sự « độc lập về công nghệ » trong tầm nhìn của Bắc Kinh :
« Theo định nghĩa của ngày hôm nay, đó là một sự đối nghịch với mô hình toàn cầu hóa trong lĩnh vực công nghệ. Có nghĩa là các siêu cường, điển hình là Trung Quốc, phải có khả năng tự lập để phát triển những công nghệ mới phục vụ cho guồng máy công nghiệp mà không cần dựa vào những quốc gia khác. Đây là một trong những mục tiêu chính mà Bắc Kinh theo đuổi từ nhiều năm qua. Dù vậy Trung Quốc còn lâu mới đến đích ».
Rõ rệt nhất là từ năm 2015 Bắc Kinh đã công bố kế hoạch mang tên « Made in China 2025 » với một ý chính, đó là đến ngưỡng 2025 – tức chỉ trong 4 năm nữa, Trung Quốc phải đủ sức sản xuất những sản phẩm công nghệ cao ở trong nước và đó phải là những mặt hàng có giá trị ngang hàng với sản phẩm của Âu, Mỹ. Với kế hoạch này, Bắc Kinh theo đuổi hai mục tiêu : một là tránh để guồng máy kinh tế nội địa bị chao đảo vì « những yếu tố đến từ bên ngoài » - điều này đã được chứng minh khi mà chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump từ 2018 khởi động cuộc chiến thương mại, công nghệ nhắm vào Trung Quốc, và mục tiêu thứ nhì là tham vọng thách thức phương Tây, chinh phục thế giới kể cả trong những lĩnh vực « mũi nhọn »
Câu hỏi kế tiếp: Một cách cụ thể Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm giảm bớt lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài như thế nào ? Giám đốc cơ quan tư vấn DCA Chine Analyse, Jean-François Dufour trả lời :
« Có thể nói đến ba giai đoạn chính : trước hết là quyết tâm độc lập với công nghệ của phương Tây đã thể hiện rất rõ trong thập niên 2000-2010. Khi đó Trung Quốc muốn thoát khỏi hình ảnh là công xưởng của thế giới để trở thành một dạng "phòng thí nghiệm" của thế giới, tức là nơi kiến tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Từ khi đó Trung Quốc đã muốn nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất. Kế tới, quyết tâm tách rời khỏi công nghệ của phương Tây lại càng thể hiện rõ rệt hơn từ năm 2015 khi Bắc Kinh công bố kế hoạch "Made in China 2025". Ở giai đoạn thứ ba bắt đầu từ 2018, tất cả bắt nguồn từ xung đột Mỹ-Trung về công nghệ. Chính xung đột đó lại càng củng cố thêm lập trường của Trung Quốc : Giới lãnh đạo Bắc Kinh thấy rằng họ đã bắt mạch đúng tình hình, có nghĩa là kinh tế Trung Quốc quá lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là vào lúc Washington ban hành các biện pháp trừng phạt Trung Quốc thì đó cũng là thời điểm Bắc Kinh nhận thấy rằng hơn bao giờ hết cần phải tự lập về mặt công nghệ ».
Độc lập công nghệ phải là ưu tiên tuyệt đối
Trong bài tham luận đăng trên báo Le Monde hôm 17/05/2021 chuyên gia kinh tế François Chimits, Trung Tâm Nghiên Cứu về Triển Vọng và Thông Tin Quốc Tế (CEPII) đánh giá, từ khi Đặng Tiểu Bình tiến hành chích sách cải cách kinh tế, đảng Cộng Sản đã quan tâm đến « sự phụ thuộc » của Trung Quốc vào nước ngoài. Đầu tiên hết là sự phụ thuộc trong ngành xuất khẩu của nước này, kế tới là sự lệ thuộc vào các nguồn cung ứng nguyên liệu và năng lượng của các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa và giờ đây là sự phụ thuộc vào công nghệ cao của phương Tây.
Ngay từ 2017 trong diễn văn trình bày kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm, Tập Cận Bình đã nói tới « một mô hình phát triển mới » mà ở đó, như chuyên gia Pháp Chimits ghi nhận, « sự độc lập về mặt công nghệ được nâng lên thành một ưu tiên tuyệt đối ». Vậy để khắc phục sự chậm trễ về công nghệ và trong guồng máy sản xuất, Trung Quốc đã có những bước đi cụ thể nào ? Jean-François Dufour đưa ra một con số cụ thể : chỉ riêng về phương tiện tài chính, quỹ China Integrated Circuit Industry Fund quản lý trên 50 tỷ đô la cho các dự án hiện đại hóa bộ mặt công nghiệp của Trung Quốc, để mua lại hay tham gia vào một số các hãng của Âu-Mỹ như trong các dự án hợp tác với hãng xe hơi điện Tesla của nhà tỷ phú Elon Musk, hoặc chen chân vào hội đồng quản trị của tập đoàn hóa chất Đức BASF :
« Trung Quốc huy động rất nhiều các phương tiện tài chính để phát triển công nghệ phục vụ cho nhiều lĩnh vực trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên hiện tại, có thể nói Bắc Kinh chưa đạt tới đích và mục tiêu còn xa vời bởi nhiều lý do. Một phần là do quá khứ lịch sử, Trung Quốc vẫn tiếp tục phải trả giá cho những năm tháng cuối dưới thời Mao Trạch Đông, với cuộc Cách mạng Văn Hóa. Từ đó tới nay, ngoại trừ một vài trường hợp rất đặc biệt như trong ngành công nghiệp không gian, còn với rất nhiều lĩnh vực khác, lịch sử gần như đã phải bắt đầu lại từ một tờ giấy trắng mới chỉ từ quãng 40 năm nay mà thôi. Trung Quốc do vậy luôn trong thế cần phải đuổi kịp các đối thủ quốc tế. Hiện tại ưu tiên của Bắc Kinh vẫn là thu hẹp khoảng cách với các nền công nghiệp phương Tây và tập trung phát triển các phương tiện sản xuất tại chỗ, tức là có nhà máy sản xuất từ các phụ tùng đến thành phẩm và ít lệ thuộc vào nhập khẩu. Mục tiêu sau cùng là hoàn toàn độc lập về công nghệ, nhưng tôi nhắc lại là Trung Quốc hiện chưa đạt tới mục tiêu này ».
Nói dễ hơn làm
Trên thực tế với chiến lược « cai nghiện » công nghệ của phương Tây này, Trung Quốc nhắm tới nhiều mục đích cùng một lúc : đa dạng hóa và bảo đảm các nguồn cung cấp nguyên liệu, về năng lượng, đồng thời qua đó mở rộng giao thương với nhiều quốc gia trên thế giới, giảm thiểu mức độ lệ thuộc quá lớn vào những bạn hàng Âu, Mỹ. Về chính trị, chính sách này cho phép Trung Quốc lôi kéo thêm nhiều đối tác về phía Bắc Kinh.
Tuy nhiên theo phân tích của giám đốc cơ quan tư vấn DCA Chine Analyse, hiện tại những nỗ lực vượt bực đó của Trung Quốc chưa cho phép Bắc Kinh đạt đến mục tiêu sau cùng : đó là độc lập với công nghệ của phương Tây. Ngành công nghệ không gian là một ngoại lệ. Đâu là những trở ngại mà Trung Quốc sẽ phải vượt qua ?
« Những trở ngại, như vừa nói trước mắt vẫn còn vướng mắc cái di sản của quá khứ. Lịch sử của nền công nghiệp Trung Quốc còn quá ngắn ngủi. Và giờ đây thách thức lớn nhất là cuộc chạy đua về công nghệ với Hoa Kỳ. Khi Bắc Kinh công bố kế hoạch "Made in China 2025" Washington thấy rõ những tham vọng to lớn của Trung Quốc muốn qua mặt nước Mỹ và có thể đe dọa đến vị thế áp đảo của Hoa Kỳ về kinh tế, về công nghệ. Từ khi đó chính quyền Mỹ dồn nỗ lực để kềm hãm đà phát triển của Trung Quốc. Tiêu biểu nhất là cuộc đọ sức về công nghệ bán dẫn nhắm vào tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi. Xung đột công nghệ Mỹ -Trung tập trung cả vào hồ sơ này. Hoa Kỳ cấm chuyển giao công nghệ với hy vọng những tiến bộ của Trung Quốc sẽ bị chậm lại. Washington biết rằng Bắc Kinh trông cậy vào công nghệ của phương Tây, coi đây là bàn đạp để trở thành một đối thủ cạnh tranh nặng ký của Hoa Kỳ kể cả trong những lĩnh vực công nghệ mũi nhọn ».
Kẻ trước người sau : Trung Quốc đã thấy trước những giới hạn của một mô hình kinh tế mà ở đó các chuỗi cung ứng và sản xuất của các quốc gia phụ thuộc quá lớn vào nhau. Giờ đây đến lượt Hoa Kỳ thức tỉnh trước những lỗ hổng trong mạng lưới công nghiệp của mình trước một đối thủ cạnh tranh càng lúc càng lớn mạnh như Trung Quốc. Châu Âu cũng đã nhận thấy là đã đến lúc cần « khẩn trương » giảm thiểu mức độ lệ thuộc vào các nhà máy Trung Quốc. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là liên hệ thương mại trong tương lai giữa Trung Quốc và Âu - Mỹ thưa thớt hơn như ghi nhận của ông Sébastien Jean, giám đốc trung tâm nghiên cứu CEPII. Về phía Bắc Kinh giới chuyên gia cho rằng chỉ cần nhìn vào hai lĩnh vực công nghệ robot và bán dẫn cũng đủ cho thấy Trung Quốc vẫn cần hợp tác với phương Tây và đây cũng là điểm mạnh của Âu, Mỹ để mặc cả với Bắc Kinh trong những cuộc đàm phán sắp tới về chuyển giao công nghệ.
Các tác giả chính:
Matthew Kroenig, Giám đốc Sáng kiến Chiến lược Toàn cầu,Trung Tâm Nghiên Cứu Atlantic Council, Washington D.C.,Hoa Kỳ.
Jeffrey Cimmino, Trợ lý Giám đốc Sáng kiến Chiến lược Toàn cầu.
Người dịch: Lê Nguyễn
Hân hạnh giới thiệu tài liệu nghiên cứu công phu của Atlantic Council, không những có giá trị cao cho người nghiên cứu chính trị, mà còn rất ích lợi cho những nhà hoạch định chính sách đối ngoại. Xin cám ơn bạn Lê Nguyễn đã có công sưu tầm, dịch và giới thiệu cho độc giả.
Cùng hợp tác, các đồng minh và đối tác có chung chí hướng, một lần nữa có thể thúc đẩy các lợi ích và giá trị của họ, thúc đẩy hệ thống dựa trên luật lệ rộng lớn hơn, đồng thời chống lại thách thức do Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra cho thế kỷ 21. Tập nghiên cứu chiến lược này được hoàn thành với sự cộng tác của các chuyên gia từ mười nền dân chủ hàng đầu thế giới. Bài viết dựa theo cách viết tóm gọn để độc giả dễ dàng theo dõi. Độc giả muốn có thêm thông tin chi tiết có thể tải toàn bộ bài viết (83 trang) từ PDF kết nối ở cuối bài.
***
Lời tựa: Sau Thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác đã thiết lập một hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ. Mặc dù không bao giờ hoàn hảo, nhưng nó đã góp phần vào nhiều thập kỷ không có chiến tranh giữa các cường quốc, tăng trưởng kinh tế phi thường và giảm nghèo đói trên thế giới. Nhưng hệ thống này ngày nay đang phải đối mặt với những thử thách khác nhau, từ đại dịch toàn cầu và biến đổi khí hậu đến gián đoạn kinh tế và sự hồi sinh của sự cạnh tranh giữa các cường quốc.
Như Henry Kissinger đã chỉ ra, trật tự thế giới phụ thuộc vào sự cân bằng quyền lực và các nguyên tắc hợp pháp. Sự trỗi dậy của quyền lực Trung Quốc đang làm căng thẳng cả hai khía cạnh của hệ thống dựa trên luật lệ hiện có. Trung Quốc được hưởng lợi từ hệ thống này và không tìm cách vượt qua như Hitler đã làm với trật tự quốc tế của những năm 1930, nhưng Trung Quốc muốn sử dụng sức mạnh của mình để thay đổi các quy tắc và làm nghiêng ngã nó để nâng cao chiến thắng cho riêng mình. Bắc Kinh đang hướng sự gia tăng về kinh tế, ngoại giao và quân sự cho các mục tiêu địa chính trị theo cách chủ nghĩa xét lại. Trong khi chúng tôi từng hy vọng rằng Trung Quốc sẽ trở thành “bên liên quan có trách nhiệm” trong một hệ thống dựa trên luật lệ, thì ngày nay Chủ tịch Tập Cận Bình đã dẫn dắt đất nước của mình theo hướng đối đầu hơn.
Một số nhà phân tích mô tả đó là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nhưng ẩn dụ lịch sử này đã hiểu sai bản chất của thách thức mới. Liên Xô là một mối đe dọa trực tiếp về quân sự và ý thức hệ, và hầu như không có sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế hoặc xã hội trong mối quan hệ của chúng ta. Với Trung Quốc ngày nay, chúng ta có nửa nghìn tỷ đô la thương mại và hàng triệu giao lưu xã hội. Hơn thế, với hệ thống “thị trường-chủ nghĩa Lê-nin”, Trung Quốc đã học cách khai thác sự sáng tạo của thị trường dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản độc tài. Họ tuyên bố ý định sử dụng hệ thống này để thống trị mười công nghệ quan trọng vào năm 2025. Chúng ta và các đồng minh của chúng ta không bị đe dọa bởi sự xuất khẩu của chủ nghĩa cộng sản – có rất ít người xuống đường ủng hộ tư tưởng Tập Cận Bình – mà bị đe dọa bởi một hệ thống phụ thuộc lẫn nhau . Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của nhiều quốc gia hơn Mỹ. Tách một phần về các vấn đề an ninh như Huawei là cần thiết, nhưng tách toàn bộ khỏi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế tổng thể của chúng ta, sẽ cực kỳ tốn kém và thậm chí là không thể, trong trường hợp phụ thuộc lẫn nhau về sinh thái như biến đổi khí hậu hoặc đại dịch trong tương lai. Dù tốt dù xấu, chúng ta bị nhốt trong một “sự cạnh tranh hợp tác” trong đó chúng ta phải làm hai việc trái ngược nhau cùng một lúc.
Giải quyết thách thức Trung Quốc sẽ đòi hỏi nỗ lực tập thể của Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác, trong đó chúng ta cần tận dụng hiệu quả các nguồn lực từ quyền lực cứng và mềm để tự vệ và củng cố một hệ thống dựa trên luật lệ. Một số người bi quan nhìn vào quy mô dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và tin rằng nhiệm vụ này là bất khả thi. Nhưng nhìn xa hơn, nếu chúng ta nghĩ về các liên minh của chúng ta, sự giàu có tổng hợp của các nền dân chủ phương Tây – Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản – vượt xa Trung Quốc hằng thế kỷ. Một chiến lược rõ ràng với các mục tiêu được xác định rõ ràng, không ước tính quá thấp hoặc quá cao về Trung Quốc là cần thiết cho thời điểm hiện tại. Trong hai năm qua, Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council) đã triệu tập các cuộc họp cấp cao của các chiến lược gia và chuyên gia để đưa ra điều đó.
Trong bài báo này, „Chiến lược Toàn cầu 2021: Chiến lược Đồng minh cho Trung Quốc“ , Matthew Kroenig và Jeffrey Cimmino, cùng với các cộng tác viên chuyên gia từ mười nền dân chủ hàng đầu thế giới, đề xuất một chiến lược hợp lý và có thể hành động để giải quyết thách thức Trung Quốc. Chiến lược nêu rõ các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn rõ ràng và một số yếu tố chiến lược chính để giúp đạt được các mục tiêu đó.
Đầu tiên, bài báo kêu gọi sự tăng cường của các đồng minh và đối tác có chung chí hướng và hệ thống dựa trên quy tắc luật lệ, sẵn sàng cho một kỷ nguyên mới cạnh tranh giữa các cường quốc. Ví dụ, điều này sẽ đòi hỏi ưu tiên phát minh đổi mới, sửa chữa cơ sở hạ tầng và thiết lập các thể chế mới để tăng cường hợp tác dân chủ. Một chiến lược thành công cần được bắt đầu ở quê nhà.
Thứ hai, các đồng minh và đối tác có chung chí hướng nên phòng vệ trước hành vi của Trung Quốc đe dọa phá hoại các nguyên tắc cốt lõi của hệ thống dựa trên luật lệ. Thực thi yếu tố này sẽ có nghĩa là cấm Trung Quốc tham gia vào các lĩnh vực kinh tế quan trọng đối với an ninh quốc gia, chống lại các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc, răn đe và, nếu cần, chống lại sự xâm lược quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thứ ba, các tác giả nhận ra rằng Trung Quốc cũng tạo ra cơ hội và họ khuyến nghị rằng các đồng minh và đối tác có chung chí hướng vẫn nên tham dự với Trung Quốc trên thế mạnh để hợp tác trên các vấn đề có lợi ích chung và cuối cùng là đưa Trung Quốc vào một hệ thống dựa trên luật lệ được hồi sinh và thích ứng. Do đó, cần nỗ lực hợp tác với Trung Quốc về các vấn đề có lợi ích chung, bao gồm sức khỏe cộng đồng, nền kinh tế toàn cầu, không phổ biến vũ khí hạt nhân và sinh thái môi trường toàn cầu.
Họ cho rằng mục đích mong muốn của chiến lược không phải là cạnh tranh vĩnh cửu hay lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà là thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng lợi ích của họ sẽ được phục vụ tốt hơn bằng cách hợp tác với nhau từ bên trong,[thay vì thách thức], một hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ. Họ chú ý đến cả sự cạnh tranh và khả năng hợp tác trong mối quan hệ.
Bài báo trình bày một khuôn khổ chiến lược hợp lý và một kế hoạch toàn diện và thiết thực để Hoa Kỳ và các đồng minh dân chủ của họ tuân theo khi họ giải quyết thách thức Trung Quốc. Tôi khuyến khích các chuyên gia và quan chức từ Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh nghiên cứu báo cáo chu đáo này. Thực hiện theo chiến lược này có thể giúp các nền dân chủ hàng đầu đối phó với thách thức Trung Quốc và thúc đẩy một hệ thống dựa trên quy tắc luật lệ được phục hồi trong nhiều năm tới.
Joseph S. Nye,Jr., Giáo sư danh dự, Nguyên Khoa trưởng Học viện Kennedy bộ môn Quản trị Chính Phủ, thuộc Đại học Harvard, Hoa Kỳ.
***
Điểm chính: Sau Thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác đã thiết lập một hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ. Các quy tắc của hệ thống này định hình các hệ thống tài chính, thương mại, ngoại giao và việc giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia.
Được duy trì bởi sự lãnh đạo của Hoa Kỳ và các nền dân chủ hàng đầu khác, hệ thống này đã dẫn đến sự mở rộng chưa từng có về hòa bình, thịnh vượng và tự do trên toàn cầu.
Các yếu tố chính:
Điểm chính: Năm 1949, khi hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ còn sơ khai, Trung Quốc đã trải qua một sự thay đổi quan trọng. Mao Trạch Đông đã lãnh đạo một cuộc cách mạng, sau đó Trung Quốc nổi lên như một nhà nước cộng sản.
Nhưng Trung Quốc đã phải vật lộn để phát triển thành một thế lực lớn trên trường quốc tế cho đến khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền vào những năm 1970. Đặng đã thiết lập một loạt các cải cách kinh tế theo định hướng thị trường để mở ra một dòng chảy tăng trưởng. Trung Quốc nhanh chóng trở thành một thế lực được đánh giá cao trên thế giới.
Các yếu tố chính
Điểm chính: Nhiều học giả và nhà hoạch định chính sách ở Hoa Kỳ và các nơi khác hy vọng tự do hóa và tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến việc Trung Quốc chuyển sang một hệ thống chính trị cởi mở hơn. Người ta cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành một “bên liên quan có trách nhiệm” trong hệ thống dựa trên luật lệ, áp dụng các chuẩn mực của nó.
Nhưng điều đó đã không xảy ra.
Thay vào đó, dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã đi theo con đường đối đầu hơn. Ông Tập đã củng cố quyền lực tại quê nhà, xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ và tự đặt mình trở thành nhà độc tài quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông. Ông đã làm đình trệ hoặc cản trở các cải cách kinh tế đã hứa, và Trung Quốc tiếp tục nhử mồi hệ thống kinh tế toàn cầu. Trên bình diện quốc tế, ông Tập đã từ bỏ mệnh lệnh của Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc nên trì hoãn thời gian của mình và theo đuổi một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn.
Các yếu tố chính
Điểm chính: Trung Quốc đưa ra một thách thức nghiêm trọng đối với các đồng minh và đối tác chung chí hướng, cũng như đối với hệ thống dựa trên quy tắc pháp luật. Thách thức này thể hiện rõ ràng trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao / chính trị và an ninh.
Về mặt kinh tế, Bắc Kinh đang sử dụng sức mạnh kinh tế của mình vào các hoạt động thương mại không công bằng, tìm mọi cách thống trị để chỉ huy các công nghệ mới nổi, áp dụng phương thức đầu tư cơ sở hạ tầng không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và tiến hành các hành vi cưỡng bức kinh tế. Khi Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế, ảnh hưởng ngoại giao của nước này cũng tăng lên, và nước này đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các chế độ chuyên quyền khác, bao gồm cả Nga và Iran. Hơn nữa, Trung Quốc cũng đặt ra những thách thức đối với quản trị toàn cầu, sử dụng mô hình chính trị đàn áp và phụ thuộc vào chủ nghĩa dân tộc ích kỷ, làm giảm cơ hội hợp tác trong một hệ thống dựa trên luật lệ. Cuối cùng, Trung Quốc đang dành nguồn lực kinh tế của mình để củng cố quân đội Trung Quốc, và đã làm thay đổi cán cân quyền lực ở Đông Á,
Các yếu tố chính
Kinh tế
Chính trị
An ninh
Điểm chính: Mặc dù có những xung đột lợi ích nghiêm trọng, nhưng có một số lĩnh vực mà hợp tác với Trung Quốc là cần thiết để thúc đẩy lợi ích của các đồng minh và đối tác cùng chung chí hướng. Các lĩnh vực này bao gồm quan hệ kinh tế, hoạt động gìn giữ hòa bình, kiểm soát vũ khí, sức khỏe cộng đồng và biến đổi khí hậu.
Các yếu tố chính
Điểm chính: Một chiến lược tốt cần bắt đầu với những mục tiêu rõ ràng. Ở cấp độ rộng nhất, mục tiêu chiến lược của các đồng minh và đối tác chung chí hướng phải là phục hồi, thích ứng và bảo vệ hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ.
Đối với Trung Quốc, về lâu dài, các đồng minh và đối tác có chung chí hướng nên tìm kiếm một mối quan hệ ổn định với Trung Quốc, tránh đối đầu vĩnh viễn và cho phép hợp tác trong các vấn đề cùng quan tâm và cùng có lợi cho đôi bên, và điều đó khiến Trung Quốc trở thành thành viên hợp tác của một nước dựa trên các quy tắc luật lệ đã được sửa đổi và điều chỉnh.
Vấn đề là kịch bản này sẽ khó thành hiện thực khi ông Tập vẫn ở trên cương vị chủ tịch và thế hệ lãnh đạo ĐCSTQ hiện tại đang nắm quyền.
Vì vậy, trong ngắn hạn, các đồng minh và đối tác có chung chí hướng nên ngăn chặn Trung Quốc phá hoại hệ thống dựa trên quy tắc luật lệ hiện có và bảo vệ lợi ích cũng như các tiêu chuẩn quốc tế của họ, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích hành vi có trách nhiệm của Trung Quốc.
Các yếu tố chính
Điểm chính: Cạnh tranh trong hầu hết các lĩnh vực, chẳng hạn như điền kinh, nói chung là để cải thiện bản thân hơn là nhằm hạ gục đối thủ cạnh tranh. Các đồng minh và đối tác chung chí hướng phải củng cố bản thân, các liên minh của họ và hệ thống dựa trên luật lệ cho một kỷ nguyên mới có sự cạnh tranh giữa các cường quốc.
Bằng cách củng cố bản thân, các đồng minh và đối tác chung chí hướng sẽ có vị thế mạnh mẽ hơn, bất kể các nhà lãnh đạo Trung Quốc lựa chọn như thế nào.
Các yếu tố chính
Điểm chính: Ngoài việc tăng cường sức mạnh để cạnh tranh với Trung Quốc, các đồng minh và đối tác chung chí hướng phải chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ bản thân và hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ khỏi các hành vi đe dọa của Trung Quốc. Trên các lĩnh vực an ninh, kinh tế và quản trị, họ nên chống lại Trung Quốc và trừng phạt hay gây tốn kém cho Bắc Kinh khi nước này vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế.
Các yếu tố chính
Điểm chính: Khi cạnh tranh, các đồng minh và đối tác có chung chí hướng nên tìm kiếm cơ hội hợp tác với Trung Quốc trên các lĩnh vực cùng có lợi. Trong khi áp đặt trừng phạt cho Trung Quốc vì hành vi đe dọa của nó, họ cũng nên đồng thời, chứng minh lợi ích của việc tham gia đầy đủ hơn vào một hệ thống toàn cầu dựa trên quy tắc luật lệ, với mục đích cuối cùng là để Trung Quốc trở thành thành viên hợp tác của một hệ thống thích ứng.
Các yếu tố chính
Điểm chính: Các đồng minh và đối tác có cùng chí hướng đã cùng nhau nhiều lần trong thế kỷ 20 đánh bại những kẻ chuyên quyền thách thức hoặc chủ nghĩa xét lại . Cùng nhau làm việc, một lần nữa họ có thể nâng cao lợi ích và giá trị của mình, cũng như gìn giữ hệ thống dựa trên luật lệ rộng lớn hơn, đồng thời chống lại thách thức do Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra trong thế kỷ 21.
Phần kết luận
Trung Quốc là mối đe dọa địa chính trị quan trọng nhất đối với hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và sự cạnh tranh trở lại của các cường quốc có thể sẽ định hình trật tự toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới. Các đồng minh và đối tác chung chí hướng cần có hành động phối hợp và cân nhắc để củng cố bản thân và chống lại mối đe dọa mà Trung Quốc gây ra, ngay cả khi họ tìm kiếm hợp tác lâu dài với Bắc Kinh.
Thế giới tự do có thành tích ấn tượng trong việc đánh bại các thách thức từ các đối thủ cường quốc chuyên quyền và xây dựng một hệ thống dựa trên quy tắc luật lệ. Bằng cách theo đuổi chiến lược này – và với đủ ý chí chính trị, sự kiên cường và đoàn kết – họ có thể một lần nữa tồn tại lâu hơn đối thủ cạnh tranh chuyên quyền và mang lại cho thế giới hòa bình, thịnh vượng và tự do trong tương lai.
NGUỒN:
https://www.atlanticcouncil.org/global-strategy-2021-an-allied-strategy-for-china/
Bài biên khảo trên đây chỉ là phiên bản tóm tắt để giới thiệu một công trình nghiên cứu công phu. Xin đọc thêm chi tiết toàn bộ tập nghiên cứu chiến lược này với phiên bản PDF (83 trang) dưới đây:
Các tác giả chính
Matthew Kroenig: Phó Giám đốc, Trung tâm chiến lược và an ninh SCOWCROFT, Giám đốc Sáng kiến Chiến lược Toàn cầu,Trung Tâm Nghiên Cứu Atlantic Council, Washington D.C.,Hoa Kỳ.
Jeffrey Cimmino: Trợ lý Giám đốc, Sáng kiến Chiến lược Toàn cầu, Trung tâm chiến lược và an ninh SCOWCROFT, Trung Tâm Nghiên Cứu Atlantic Council, Washington D.C.,Hoa Kỳ.
Cộng tác viên nhóm làm việc D-10
Báo cáo chiến lược này được soạn thảo với sự cộng tác của các chuyên gia tham gia nhóm công tác liên quan đến Diễn đàn Chiến lược D-10. Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council) đóng vai trò là ban thư ký của Diễn đàn Chiến lược D-10, nơi tập hợp các quan chức hoạch định chính sách và chuyên gia chiến lược từ mười nền dân chủ hàng đầu, bao gồm Úc, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh. , Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, để đối thoại về các thách thức toàn cầu. Bài báo không phản ánh bất kỳ sự chứng thực nào về nội dung của các chính phủ quốc gia hoặc bất kỳ quan chức nào tham gia Diễn đàn Chiến lược D-10. Các chuyên gia được liệt kê dưới đây đã đóng góp quan điểm và kiến thức chuyên môn của họ, đồng thời ủng hộ lực đẩy chung và các yếu tố chính của chiến lược này, nhưng có thể không đồng ý với mọi khía cạnh của bài báo.
Nicolas Casarini, thành viên cao cấp, Viện Các vấn đề Quốc tế, Ý
Akiko Fukushima, thành viên cấp cao, Quỹ Nghiên cứu Chính sách Tokyo, Nhật Bản
Ash Jain, thành viên cấp cao, Trung tâm Scowcroft về Chiến lược và An ninh, Hội đồng Đại Tây Dương, Hoa Kỳ
Sarah Kirchberger, Giám đốc Trung tâm Chiến lược và An ninh Châu Á – Thái Bình Dương, Viện Chính sách An ninh tại Đại học Kiel, Đức
Rory Medcalf, Giám đốc, Cao đẳng An ninh Quốc gia, Đại học Quốc gia Úc, Úc
I .Raja Mohan, biên tập viên đóng góp, The Indian Express, Ấn Độ
Françoise Nicolas, Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Châu Á, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, Pháp
Roland Paris, giáo sư về các vấn đề quốc tế, Đại học Ottawa, Canada
Alessio Patalano, thành viên cấp cao, Sở giao dịch chính sách, Vương quốc Anh
Jung-Yeop Woo, thành viên nghiên cứu, Viện Sejong, Hàn Quốc
Các sáng kiến chiến lược toàn cầu phục vụ trực tiếp thúc đẩy nhiệm vụ cốt lõi của Trung tâm Scowcroft bằng cách nuôi dưỡng một hệ sinh thái của các nhà tư tưởng chiến lược và phát triển, chiến lược phi đảng phái bền vững để giải quyết hầu hết các thách thức an ninh quan trọng phải đối mặt với Hoa Kỳ và thế giới.
Hình minh hoạ. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 25/4/2019. AFP |
Dựa vào Trung Quốc
Dư luận đang dậy sóng trước việc Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 26 vừa diễn ra dưới hình thức trực tuyến vào hôm qua 20.5, đã mạnh miệng bảo vệ mối quan hệ “gần gũi” giữa Phompenh và Bắc Kinh. Ông ta còn khẳng định: “Không dựa vào Trung Quốc thì tôi sẽ dựa vào ai? Nếu không thỉnh cầu Trung Quốc, thì tôi thỉnh cầu ai?” (1)
Thái độ của ông Hun Sen là điển hình cho các lãnh đạo các nước Đông Nam Á khi tìm kiếm sự hỗ trợ về kinh tế và viện trợ vaccine từ Trung Quốc. Thế nhưng kinh nghiệm từ Philippines trong quan hệ với Trung Quốc có lẽ sẽ là bài học tốt hơn cho các nước Đông Nam Á tham khảo.
Philippines đang “thức tỉnh”?
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 21/3 đã chỉ trích“đội quân đông đảo ” gồm 220 tàu cá được trang bị vũ khí của Trung Quốc hoạt động xung quanh bãi Đá Ba Đầu ở Biển Đông. Theo ông Lorenzana, hành động này là một hành động khiêu khích trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Philippines và thềm lục địa của nước này, vi phạm luật pháp quốc tế và Phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông năm 2016. Bộ Ngoại giao Philippines đã gửi công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila gần như hàng ngày, yêu cầu Bắc Kinh nhanh chóng rút tàu và khí tài hải quân của họ ở tất cả các địa điểm mà Philippines tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Ngày 13/4, Bộ Ngoại giao Philippines thậm chí đã triệu tập phái viên Trung Quốc đến Manila, lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền năm 2016. Những diễn biến này cho thấy chiến lược của Tổng thống Philippines Duterte - đó là không đối đầu, ngược lại còn tỏ ra gần gũi với Trung Quốc, bất chấp điều đó gây tổn hại cho mối quan hệ đồng minh an ninh với Mỹ - đã không làm thay đổi hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì các hành động hiếu chiến, quân sự hóa và đánh bắt cá của Trung Quốc - thường gây thiệt hại cho ngư dân Philippines - đã trở thành cơ sở cho chiến lược biển của Trung Quốc từ rất lâu trước khi Duterte nhậm chức tổng thống.
Hình chụp hôm 27/4/2021 của Tuần duyên Philippines cho thấy các tàu của Trung Quốc ở bãi Sabina cách đảo Palawan của Philippines 235 km. AFP |
Hướng tới cuộc bầu cử toàn quốc năm 2022, Manila có thể sẽ quay lại lập trường đối đầu mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh. Trong cuộc đua trở thành người kế nhiệm Duterte, các ứng cử viên tổng thống tiềm năng - bao gồm cả các đồng minh chính trị thân cận nhất và các thành viên nội các của Duterte - sẽ có những bài diễn văn tranh cử đề cao quan điểm chống Trung Quốc, điều mà Duterte từng thực hiện và giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016. Trong bối cảnh phe đối lập và người dân ngày càng gia tăng lập trường chống Trung Quốc, một lựa chọn vững chắc cho Philippines là tái lập liên minh an ninh với Mỹ. Các cuộc tuần tra chung với đồng minh, các cuộc tập trận và triển khai các khí tài quân sự của Mỹ tới Philippines sẽ là sự đáp trả mạnh mẽ đối với các hành động khiêu khích của các tàu dân quân biển của Trung Quốc.
Kể từ khi căng thẳng ở khu vực Đá Ba Đầu bùng phát, các quan chức Mỹ và Philippines đã đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước, bao gồm cả việc tăng cường nhận diện các tình huống đe dọa ở Biển Đông. Các quan chức Mỹ nhắc lại rằng Hiệp ước Phòng thủ chung (MDT) sẽ được kích hoạt nếu Trung Quốc tấn công tàu, máy bay hoặc quân đội của Philippines ở Biển Đông. Các cuộc tập trận Balikatan - cuộc tập trận thường niên lớn nhất giữa Washington và Manila - cũng đã được tái khởi động hôm 12/4. Các nỗ lực chung nhằm tăng cường MDT và Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng năm 1999 (VFA), một thỏa thuận cho phép Washington duy trì quyền tài phán đối với quân đội Mỹ đóng tại Philippines, nên được coi là phản ứng trước sự thất bại trong chiến lược xoa dịu của Duterte.
Ngoại trưởng Philippines Teddy Locsin Jr còn muốn mở rộng "phạm vi phủ sóng" của MDT, thay vì chỉ giới hạn trong các cuộc tấn công nhằm vào tàu công và tàu quân sự của Philippines, để Manila có thêm lý do viện dẫn MDT. Các chuyên gia an ninh Philippines khác khuyến nghị Philippines nên xem xét lại các cuộc tuần tra hàng hải chung với Mỹ ở Biển Đông như một biểu tượng cho liên minh “keo sơn” của họ. Bất chấp luận điệu của Duterte chống Mỹ, có một số lý do khiến Philippines vẫn được xem là đồng minh thân thiết của Mỹ:
Thứ nhất, bộ máy quốc phòng Philippines duy trì quan hệ đối tác chặt chẽ với quân đội Mỹ do hai bên có quá trình đào tạo và trao đổi chuyên môn trong suốt nhiều thập kỷ qua. Bộ Quốc phòng đã có động thái khôn khéo để đình chỉ việc chấm dứt thỏa thuận VFA. Sau khi Duterte dọa hủy VFA với Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana đã tuyên bố quân đội Philippines phần lớn ủng hộ thỏa thuận này.
Thứ hai, trong quá trình hiện đại hóa quân sự của Manila, quân đội Philippines được hưởng lợi từ các cuộc tập trận thường xuyên và nâng cao năng lực với các lực lượng Mỹ. Washington đã cung cấp viện trợ quân sự trị giá 765 triệu USD cho Philippines kể từ năm 2015, khiến quốc gia Đông Nam Á này trở thành nước nhận viện trợ quân sự lớn nhất của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thứ ba, 60% người dân Philippines coi Mỹ là đối tác nước ngoài đáng tin cậy nhất, trong khi Trung Quốc là một trong những đối tác kém tin cậy nhất. Sự thất bại của Tổng thống Duterte trong việc xử lý đại dịch COVID-19 - với việc phụ thuộc quá mức vào vaccine Sinovac của Trung Quốc và bỏ qua các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông - càng góp phần làm gia tăng thái độ chống Trung Quốc ở Philippines.
Thứ tư, liên minh vượt ra ngoài các cuộc thảo luận an ninh cấp cao và các cuộc tập trận. Philippines có sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân để giải quyết những mối đe dọa an ninh phi truyền thống như các thảm họa, thiên tai, các mối đe dọa môi trường biển và biến đổi khí hậu.
Trước sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng đối với vai trò của Washington trong chính sách an ninh của Philippines, Duterte có thể chịu áp lực phải từ bỏ chiến lược chủ bại trong quan hệ với Trung Quốc, bao gồm cả việc ông từ chối lên án việc Trung Quốc triển khai lực lượng dân quân biển ở Biển Đông.
Trường hợp Việt Nam
Câu chuyện của Campuchia và Philippines sẽ là bài học tốt cho Việt Nam tham khảo. Việt Nam là quốc gia láng giềng có rất nhiều “duyên nợ” với Trung Quốc. Đặc biệt, hai quốc gia có thể chế và ý thức hệ tương tự nhau, với sự cầm quyền duy nhất của Đảng cộng sản. Tuy nhiên, lại có một khoảng cách lớn trong nhận thức về Trung Quốc giữa lãnh đạo và người dân Việt Nam. Các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam luôn tham khảo ý kiến từ Bắc Kinh, các quan chức Việt Nam cũng luôn được đưa sang Trung Quốc đào tạo. Trong khi người dân thì tỏ vẻ căm ghét Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội hôm 12/11/2017. AFP |
Trang The Diplomat ngày 21/5 dẫn kết quả khảo sát của tổ chức Phong vũ biểu châu Á (ABS) mới nhất cho thấy tại Việt Nam, Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng hơn, nhưng với hình ảnh kém tích cực hơn so với Mỹ. (2)
Dữ liệu mới nhất của ABS cho thấy hơn 50% người Việt Nam được hỏi tin rằng Trung Quốc có ảnh hưởng nhất ở châu Á, trong khi chỉ 14,67% chọn Mỹ. Trở lại năm 2010, 43,32% người được hỏi coi Trung Quốc là quốc gia có ảnh hưởng nhất ở châu Á, trong khi chỉ có khoảng 10% chọn Mỹ. Điều thú vị là trong khi cả hai quốc gia cùng mở rộng ảnh hưởng kể từ năm 2010, khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ đã nới rộng và Trung Quốc tiếp tục vượt xa.
Dù Trung Quốc có ảnh hưởng tương đối nhiều hơn ở Việt Nam, song nhìn chung, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam không phải là tích cực. Chỉ 25% số người Việt Nam được hỏi tin rằng Trung Quốc tác động tích cực đến đất nước mình, trong khi đối với Mỹ, con số này lên tới 85%. Nói cách khác, tuyệt đại đa số người được hỏi ủng hộ Mỹ, hoan nghênh Washington đến và mở rộng ảnh hưởng tại Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng một trong những lý do lớn nhất dẫn đến sự khác biệt này là do căng thẳng gia tăng trong tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam. Gần đây, sự quyết đoán và hành động ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm dấy lên tâm lý “bài Trung” và các cuộc phản đối chống Trung Quốc ở Việt Nam. Việt Nam nhiều khả năng sẽ xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn với Mỹ và tìm kiếm sự hỗ trợ từ Washington để đạt được lợi ích quốc gia ở Biển Đông.
Ảnh minh họa : Một nhân viên Hoa Vi (Huawei) trình diễn công nghệ 5G tại một cuộc triển lãm ở Bắc Kinh, ngày 26/09/2018. AP - Mark Schiefelbein |
L’Obs đặt vấn đề « Phải chăng Trung Quốc đã ăn cắp công nghệ 5G của Canada ? ». Theo tờ báo, đây là một trong những câu chuyện tình báo ly kỳ của thế kỷ 21.
Vào đầu những năm 2000, tập đoàn Nortel là tên tuổi lớn trong ngành viễn thông, có trên 90.000 nhân viên và giá trị chiếm đến 1/3 thị trường chứng khoán Canada. Theo tạp chí chuyên ngành Wired, Nortel kiểm soát thị trường chuyển giao dữ liệu bằng cáp quang, và phòng thí nghiệm thuộc loại hàng đầu thế giới đã sáng chế ra màn hình cảm ứng 10 năm trước iPhone, và sở hữu hàng ngàn bằng sáng chế về liên lạc không dây.
Tuy nhiên đến 2009 Nortel sụp đổ. Vào thời đó, người ta cho rằng Nortel phá sản là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên các chuyên gia về tình báo mạng đưa ra thêm một nhân tố khác. Trong 9 năm hoạt động từ 2000 đến 2009, tập đoàn này liên tục bị tấn công tin học. Chẳng hạn năm 2004, tài khoản email của tổng giám đốc và các nhà nghiên cứu chính của Nortel bị xâm nhập, 1.500 tài liệu siêu mật bị đánh cắp. Nhưng đang thành công rực rỡ, ông chủ tập đoàn không chú ý.
Trong khi đó, cũng chính từ 2004 mà Hoa Vi (Huawei), công ty viễn thông Trung Quốc bắt đầu chinh phục thị trường Bắc Mỹ với giá cả không ai cạnh tranh nổi, nhất là đối với Nortel. Pierre Bissonnette, cựu tổng giám đốc Huawei Canada, trước đó là nhà quản lý của Nortel nhìn nhận « Hoa Vi bán thiết bị thấp hơn cả giá thành sản xuất của Nortel ». Phải chăng đó là một sự tình cờ, hay do Hoa Vi biết được giá thành của tập đoàn Canada nhờ tin tặc ?
Brian Shields, từng là người chịu trách nhiệm an ninh mạng của Nortel và SCRS, cơ quan tình báo Canada đều tin như vậy. Kể cả Mandiant, công ty chuyên nghiên cứu các cuộc tấn công tin học, năm 2013 khẳng định việc xâm nhập được Nortel phức tạp đến nỗi chỉ có tầm cỡ Nhà nước mới làm được. Hơn nữa, tất cả vụ tấn công đều từ Thượng Hải, cụ thể là từ một đơn vị quân đội Trung Quốc tại đây.
Một chỉ dấu khác : ngay sau Nortel tan rã, Hoa Vi âm thầm tuyển mộ 20 nhà nghiên cứu giỏi nhất của tập đoàn Canada. Trong đó có trưởng phòng thí nghiệm gốc Hoa là Wen Tong trở thành sếp phòng thí nghiệm Hoa Vi, thuyết phục công ty Trung Quốc đầu tư 600 triệu đô la vào 5G, chương trình mà ông ta bắt đầu nghiên cứu ở Nortel. Chỉ vài năm sau, ê-kíp Wen Tong lập ra chuẩn 5G và đăng ký hàng trăm bằng sáng chế. Nhờ cựu chuyên gia của Nortel mà đến năm 2016 Hoa Vi đã áp đặt được tiêu chuẩn 5G của mình, cạnh tranh với Qualcomm, trở thành cái tên hàng đầu trong cuộc cách mạng tin học mới đang làm thay đổi thế giới.
Bắc Kinh tranh giành ảnh hưởng với Washington, từ Mỹ la-tinh đến Trung Đông
Cũng về Trung Quốc, Courrier International dịch bài viết của tờ Connectas nhận xét « Với các vac-xin, Trung Quốc quyến rũ châu Mỹ la-tinh ». Hạ tầng cơ sở, tín dụng và nay là dược phẩm, từ một thập niên qua Bắc Kinh luôn tìm cách tranh thủ sân sau của Mỹ.
Từ 1990 đến 2009, Trung Quốc đã đầu tư 7 tỉ đô la vào khu vực ; và từ 2010-2015 con số này đã tăng vọt lên 46 tỉ đô la. Năm 2019, Brazil, nhà sản xuất đậu nành hàng đầu thế giới đã xuất sang Trung Quốc đến 80% sản lượng, nhượng cho Bắc Kinh 13 thương cảng, và dự kiến bán thêm 15 cảng nữa. Achentina cũng bán 80% đậu nành cho Trung Quốc, ngược lại Bắc Kinh đầu tư vào dầu khí và cho vay để xây dựng các cảng, đường xe lửa.
Nhờ hướng ra Thái Bình Dương, Chilê ký hiệp ước tự do mậu dịch với Trung Quốc - nhà đầu tư lớn nhất vào năng lượng và khai thác lithium ở nước này. Bắc Kinh còn là chủ nợ chính của Bolivia, còn Venezuela được vay đến trên 62 tỉ đô la. Tại Ecuador, Trung Quốc tài trợ khoảng 12 dự án hạ tầng năng lượng.
Trong khi « ngoại giao khẩu trang » chưa thấy mang lại tác động, Trung Quốc ồ ạt cung ứng vac-xin cho các nước châu Mỹ la-tinh, nhờ đó cải thiện được hình ảnh. Chẳng hạn toorng thống Jair Bolsonaro, vốn là nhà lãnh đạo chống Trung Quốc nhất ở châu lục, vài ngày sau khi nhận được nguyên liệu để sản xuất vac-xin Coronavac đã bỏ lệnh cấm giao mạng 5G cho Hoa Vi (Huawei).
Còn tại Trung Đông, Bắc Kinh lợi dụng cuộc xung đột Israel-Palestine để tranh giành ảnh hưởng với Mỹ. Le Figaro nhận thấy điều bất thường là lần này Trung Quốc lớn tiếng đả kích Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, tuy xưa nay vẫn dè dặt đứng phía sau Nga trong hồ sơ này. Tờ báo cho biết nhân đại dịch, Trung Quốc dấn lên trong thế giới Ả Rập : thử nghiệm vac-xin ở Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất rồi cung ứng hàng loạt cho Maroc, Ai Cập, Irak, Algérie.
Nói về Tập Cận Bình, coi chừng « phạm húy »
Tại Hoa lục, The Economist ghi nhận tình trạng người dân tránh « phạm húy » tên Tập Cận Bình. Năm ngoái, đại gia địa ốc Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) cả gan nói về ông Tập như một « tên hề cởi truồng », đã bị lãnh án 18 năm tù vì tội tham nhũng.
Hôm 06/05, Vương Hưng (Wang Xing), một đại gia công nghệ Trung Quốc đăng một bài thơ cổ lên mạng Fanfou, chế giễu một hoàng đế Trung Hoa xưa đốt sách. Có người cho rằng ông này thực ra muốn mỉa mai Tập Cận Bình. Ông Vương vội vàng xóa bài, và các nhà kiểm duyệt cũng xóa tất cả những bình luận. Nhưng giá cổ phiếu công ty Mỹ Đoàn (Meituan) của ông nhanh chóng lao dốc, chỉ trong bốn ngày đã mất 26 tỉ đô la, khiến tài sản Vương Hưng bị bốc hơi 2,5 tỉ đô la.
Không khí hiện nay khiến ngay cả những người ủng hộ chính quyền cũng không dám nhắc tên Tập Cận Bình khi tụ họp với nhau, kể cả những bối cảnh vô hại. Họ chỉ nói « người mà ai cũng biết rồi đấy », « đại nhất », « anh cả » hoặc « bác của chúng ta ». The Economist cho biết trong một cuộc gặp riêng mới đây giữa các nhà ngoại giao, nhà quản lý, cán bộ ngân hàng mà câu chuyện chuyển sang chính trị, mọi người đều được yêu cầu tắt điện thoại cho an toàn.