Hình minh họa. |
Sự thật sẽ giải thoát con người – “The Truth will set you free”
Tin giả (bao gồm thông tin gây thất thiệt/ disinformation và thông tin tuyên truyền/ propaganda) đang là một trong các mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với nhân quyền và mọi nền dân chủ.
Trước hết, chúng ta cần nhớ rằng nó không ảnh hưởng bao nhiêu lên các thể chế độc tài/cộng sản. Lý do? Một, họ kiểm soát mọi phương tiện truyền thông một cách chặt chẽ, kể cả các mạng truyền thông xã hội. Facebook đồng ý kiểm duyệt thông tin có vẻ “bất hợp pháp” tại VN (tức chống chính quyền) từ tháng Tư năm nay, và ngày càng nhượng bộ chính phủ Việt Nam trước yêu cầu phải kiểm soát nội dung nhiều hơn nữa, nếu không sẽ bị đóng cửa. Tại Thái Lan, Facebook cũng hành xử tương tự như thế. Hai, họ là chủ mưu tạo ra các thông tin một chiều và kể cả dựng chuyện. Với bản chất trí trá và thiếu chính danh/nghĩa, họ phải dồn bao nỗ lực để tuyên truyền đánh bóng cho chính mình, để người dân tiếp tục tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của họ. Vì thế, những gì được phổ biến chính thức thì đã được nhào nặn, bóp méo, hay có khi được đổi trắng thành đen, để định hình và uốn nắn tư tưởng của người dân.
Chống lại cung cách nhìn nhận và quản lý thông tin độc đoán như thế là điều mà tất cả những ai yêu chuộng lẽ phải và công lý cần phải làm. Nhưng điều nghịch lý là nhiều người có lập trường chống cộng/độc tài cũng bị rơi vào các vòng luẩn quẩn như vậy. Một, dễ tin vào các tin giả mà có khi mục tiêu sâu xa, thầm kín của nó là đi ngược lại lẽ phải và sự thật. Hai, đi phát tán tin giả mà họ tin là thật, chẳng khác gì làm cái loa tuyên truyền cho chuyên chế. Ba, chính nhiều người chống cộng/độc tài lại tạo ra bao nhiêu tin giả. Trong thâm tâm, họ nghĩ rằng để chống lại tuyên truyền thì cũng phải tuyên truyền.
Rốt cuộc tuyên truyền và phản tuyên truyền tưởng đối nghịch nhau, tưởng hai thái cực, nhưng nếu bẻ cong lại thành vòng tròn, thì gặp nhau. Chung điểm.
Tin giả đến từ chủ trương của chuyên chế như Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thì đã đành. Nhưng không chỉ họ mới tung tin giả. Theo Yaqiu Wang, thì chính các nhà hoạt động bên trong Trung Quốc, khi có khả năng vượt tường lửa để ra ngoài quan sát mạng tự do, thì họ cũng không thể tưởng tượng được không gian mạng mà người Trung Quốc lại bị tràn ngập những sai lầm và tin giả. Wang cho biết, tin giả tràn ngập trên các cơ quan truyền thông bên ngoài Trung Quốc, trên các kênh YouTube và các tài khoản mạng xã hội, kể cả từ những nhà đối kháng nổi tiếng chống Bắc Kinh. Wang cho rằng, các diễn đàn này và những người theo dõi đã lan truyền những thuyết âm mưu và thông tin sai lệch về các vấn đề khác nhau: từ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ cho đến người thiểu số Hồi giáo đến người nhập cư trái phép. Những người khác lại sử dụng không gian này để kích động phân biệt chủng tộc.
Vì vậy mà phong trào nhân quyền hiện nay đang gặp lắm khó khăn và thử thách. Truyền thông xã hội là một phương tiện cần thiết và là nguồn khác (alternative platform) cho tự do thông tin và biểu đạt. Nhưng nó lại đang bị tấn công và lợi dụng tối đa bởi những kẻ đứng sau tin giả. Nếu cứ để tiếp tục như tình hình hiện nay thì cái hại sẽ nhiều hơn cái lợi. Còn quy định (regulated) nó ra sao để không ảnh hưởng tiêu cực lên tự do ngôn luận và bày tỏ quả là không đơn giản chút nào.
Mã Lai đã thông qua luật chống tin giả 2018. Những ai phát tán tin giả sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Singapore và Phi Luật Tân cũng thông qua luật hoặc có chủ trương tương tự. Các chính trị gia đối lập hay các ký giả tại Singapore mà đụng đến giới cầm quyền thì sẽ bị yêu cầu xóa bỏ các ý kiến phê bình này, trên truyền thông xã hội như Facebook, hoặc Facebook bị chính quyền yêu cầu phải xóa bỏ nó. Như thế, chế độ cầm quyền độc đoán sẽ xử dụng nó như công cụ để bóp nghẹt tiếng nói đối lập.
Công bằng mà nói thì Facebook, hay các truyền thông xã hội khác, xem tự do ngôn luận và bày tỏ là một trong các mục tiêu. Nhưng nó không phải là hàng đầu. Lợi nhuận mới là ưu tiên hàng đầu. Nhưng khi phải đối diện với một bên có thẩm quyền để gây khó khăn, kể cả bắt họ ngưng hoạt động trên lãnh thổ nước đó, và một bên là phục vụ cho người tiêu dùng như là sân chơi tự do để mọi ý kiến và thông tin được phát tán, thì họ sẽ phải chọn cái ít rủi ro hơn. Do đó, dù muốn hay không, truyền thông xã hội lại rốt cuộc phục tùng chuyên chế thay vì phục vụ cho các tiếng nói khác. Vận động để áp lực lên Facebook và các mạng truyền thông xã hội khác phải có trách nhiệm để bảo vệ tiếng nói và thông tin trung thực là mục tiêu vô cùng cần thiết. Yêu cầu họ không bán đứng, không nhượng bộ, đối với chuyên chế, là điều phải làm. Nhưng cũng đừng quên rằng, kẻ gây ra vấn đề chính trong này là các chế độ chuyên chế và các thành phần âm mưu đằng sau tin giả.
Tin giả gây độc hại (disinformation) là một vấn đề nhân quyền, bởi vì sự phát tán của nó ảnh hưởng trực tiếp lên trên hàng loạt những vấn đề liên quan đến quyền cơ bản của con người, trong đó có các điều cơ bản sau đây. Một, điều 25 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) là quyền đối với bầu cử tự do và công bằng. Hai, điều 12 trong Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR) là quyền đối với sức khoẻ. Ba, điều 17 của ICCPR là quyền tự do từ sự tấn công phi pháp đối với danh dự và uy tín của một người. Bốn, điều 2(1) và 26 của ICCPR là quyền không bị phân biệt đối xử. Tất cả các quyền này đều liên quan mật thiết đến thông tin. Hơn nữa, thông tin giả không chỉ gây nguy hại cho bầu cử, cho sức khoẻ, đến danh dự và uy tín, đến phân biệt đối xử, với một hay nhiều người, mà còn gây thêm chia rẽ, hận thù và bạo lực của nhiều thành phần khác nhau trong xã hội do các ý đồ của những kẻ tạo dựng và phát tán tin giả.
Để nhân phẩm được tôn trọng, đấu tranh cho nhân quyền phải bao gồm mục tiêu tôn trọng sự thật. Mục tiêu sâu xa nhất của nhân quyền và dân chủ là tự do. Như Timothy Snyder viết trong tác phẩm “Về chế độ chuyên chế” (On Tyranny), “Từ bỏ sự thật/chứng cớ là từ bỏ tự do” (To abandon facts is to abandon freedom). Cho nên những người đấu tranh phải tôn trọng sự thật, và tất cả những câu chuyện, dữ liệu, về các vi phạm nhân quyền phải khả tín, xác thực và bắt nguồn từ chứng cớ thật. Nếu xem việc sử dụng tin giả, dựng ra các dữ kiện không thật, là để đạt được mục tiêu lật đổ chuyên chế, thì đâu khác gì những chế độ chuyên chế đã làm. Như chủ trương “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”, hay hành động đổi trắng thành đen, xuyên tạc bôi nhọ những người có uy tín, v.v… hay giết hàng nghìn người trong các mồ chôn tập thể trong Tết Mậu Thân 1968.
bauTYLER, TEXAS (NV) – Dân Biểu Louie Gohmert (Cộng Hoà-Texas) thực hiện nỗ lực pháp lý mới nhất nhằm lật ngược chiến thắng cho Tổng Thống Donald Trump, bằng cách kiện Phó Tổng Thống Mike Pence.
Cùng đâm đơn kiện vào ngày Chủ Nhật, 27 Tháng Mười Hai, với ông Gohmert là một số người từng được đảng Cộng Hoà Arizona chọn làm đại cử tri trong trường hợp ông Trump thắng ở tiểu bang này, theo đài CNBC.
Vụ kiện gây áp lực trên Phó Tổng Thống Pence đòi ông phải dùng vai trò của trong thể thức đếm phiếu để lật ngược kết quả bầu cử. (Hình: Spencer Platt/Getty Images) |
Đơn kiện được nộp cho văn phòng Chánh Án Jeremy Kernodle, toà liên bang địa hạt miền Đông Texas, chưa rõ vị quan toà có chấp thuận yêu cầu xét xử cấp tốc hay không.
Chỉ còn hơn một tuần lễ nữa là thời điểm, ngày 6 Tháng Giêng, theo hiến định phó tổng thống là người chủ tọa phiên họp của Quốc Hội Lưỡng Viện nhóm họp để xác nhận kết quả bỏ phiếu của các đại cử tri bầu cho ứng cử viên nào chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3 Tháng Mười Một vừa qua.
Các đại cử tri đã bỏ phiếu hai tuần trước, 14 Tháng Mười Hai, đưa đến kết quả cựu Phó Tổng Thống Joe Biden được 306 phiếu đại cử tri- được hơn 36 phiếu quá mức cần thiết để chiến thắng là 270- trong khi đó ông Trump chỉ có 232 phiếu.
Đơn kiện trên yêu cầu Chánh Án Kernodle, người được Tổng Thống Trump bổ nhiệm, tuyên bố ông Pence có đủ thẩm quyền và toàn quyền quyết định những lá phiếu đại cử tri nào nên được đếm.
Chuyện này bắt nguồn từ một số người được đảng Cộng Hoà chọn làm đại cử tri trong trường hợp ông Trump đắc cử, cũng đã “tự nhóm họp” trong ngày 14 Tháng Mười Hai, tự xưng “đại cử tri” chính thức, rồi “tự bỏ phiếu” và gởi kết quả đến những nơi quy định.
Họ muốn ông Pence đếm những lá phiếu đại cử tri “tự xưng” này.
Dân Biểu Louie Gohmert (Cộng Hoà-Texas) kiện đòi Phó Tổng Thống Mike Pence lật ngược kết quả bầu cử. (Hình: Patrick Semansky-Pool/Getty Images) |
Đại cử tri và phiếu bầu của đại cử tri “chính thức” được xác nhận ra sao
Sau khi cơ quan bầu cử tiểu bang xác nhận kết quả của cuộc bầu cử, và kết quả này được thống đốc tiểu bang xác nhận, đảng của ứng cử viên chiến thắng chọn ra những đại cử tri “chính thức.”
Tới ngày quy định, năm nay là ngày 14 Tháng Mười Hai, các đại cử tri “chính thức” tập họp về thủ phủ bỏ phiếu “chính thức,” do tiểu bang cung cấp, để bầu tổng thống và phó tổng thống.
Kết quả cuộc bỏ phiếu của các đại cử tri “chính thức” này được uỷ ban bầu cử và thống đốc xác nhận và gửi đi những nơi quy định.
Các chuyên gia Hiến Pháp nói gì
Theo các chuyên gia hiến pháp nhận định, những lá phiếu của các đại cử tri “tự xưng, tự bỏ phiếu, tự nộp” không có giá trị pháp lý.
Đơn kiện viện dẫn một điều khoản mù mờ trong luật Electoral Count Act, năm 1887, rồi ràng buộc một cách vi hiến rằng Phó Tổng Thống Pence có toàn quyết quyết định phiếu cử tri đoàn nào được đếm.
Giáo Sư Edward Foley, chuyên gia luật hiến pháp tại đại học Ohio State University, nhận xét lập luận này là “một sự thiếu hiểu biết về Hiến Pháp.”
“Ý tưởng cho rằng phó tổng thống có toàn quyền chọn đếm hoặc không đếm các lá phiếu cử tri đoàn đại diện từng tiểu bang gởi về so với những lá phiếu tự nộp tranh giành với lá phiếu chính thức, là thiếu sự hiểu biết đúng mực về luật Hiến Pháp.”
Phó Tổng Thống Joe Biden được 306 phiếu đại cử tri- được hơn 36 phiếu quá mức cần thiết để chiến thắng. (Hình: ANDREW HARNIK/POOL/AFP via Getty Images) |
Giáo Sư Luật Steve Vladeck, chuyên gia luật bầu cử University of Texas School of Law, nhận xét: “Nếu cho rằng Tu Chánh Án số 12 cho phó tổng thống có quyền vất bỏ hết tất cả kết quả bầu của cử tri để rồi đưa cho người cùng đảng, hay cho chính mình, chắc là một trong hai ông bây giờ đã bị người kia cảnh cáo rồi. Tôi cho rằng tất cả ai đứng sau vụ này chỉ là những kẻ ngốc.”
Trong số những người đứng đơn kiện kể trên có cả bà Kelli Ward, chủ tịch đảng Cộng Hoà Arizona, người phụ hoạ theo những cáo buộc vô căn cứ về bầu cử gian lận của Tổng Thống Trump qua những vụ kiện thất bại ở tiểu bang này.
Áp lực đè nặng lên Phó Tổng Thống Pence
Vụ kiện này những người ủng hộ tổng thống đã tấn công gây áp lực trên Phó Tổng Thống Pence đòi ông phải dùng vai trò của trong thể thức đếm phiếu để lật ngược kết quả bầu cử.
Tuần trước, ông Trump đã chuyền đi tin nhắn của một người ủng hộ kêu gọi ông Pence không xác nhận chiến thắng cho ông Biden.
Theo tường thuật của CNN, ông Trump đã than phiền ông Pence không làm đủ để lật ngược kết quả bầu cử.
Theo thời khoá biểu của Phó Tổng Thống Pence được đưa ra hồi đầu tháng cho thấy ông lên kế hoạch xác nhận kết quả bầu cử như truyền thống, như vậy chứng nhận ông Joe Biden chiến thắng, rồi sau đó ông Pence đi công du ngoại quốc.
Có lẽ để tránh mặt ông Trump và những người ủng hộ trút giận.
Còn nếu, ông Pence hoàn toàn không đến Quốc Hội ngày 6 Tháng Giêng tới, Thượng Nghị Sĩ Chuck Grassley (Cộng Hoà-Iowa), Xử Lý Thường Vụ Thượng Viện, sẽ đảm nhiệm vai trò xác nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri và tuyên bố tân tổng thống và phó tổng thống.(MPL)
Cali Today News – Với vài chục vụ kiện thất bại kể từ sau ngày bầu cử cho đến nay, các luật sư của TT Donald Trump chắc chắn cũng biết rất rõ ràng là các đơn kiện tại tòa tiểu bang và liên bang sẽ lại bị bác bỏ. Nhưng việc kiện tụng này sẽ còn tiếp diễn bởi chúng giúp Donald Trump thu về một khoản lợi tài chính khổng lồ qua các vận động quyên góp từ những người ủng hộ, theo báo cáo đã ngoài 200 triệu đô la cho đến nay.
Photo Credit: AP |
Tuy nhiên, với người ủng hộ Trump, đặc biệt trong cộng đồng Việt thì không ít người đã hay vẫn còn tin rằng Tối Cao Pháp Viện (TCPV) sẽ là chiếc bùa hộ mệnh cuối cùng có thể giúp hay bảo vệ Donald Trump đảo ngược kết quả bầu cử. Hay đúng hơn là có thể đảo ngược hiến pháp, hệ thống pháp quyền và nền dân chủ lâu đời của Hoa Kỳ. Có phải như vậy không?
Khi các sắc lịnh, đơn kiện của mình bị bác bỏ, Donald Trump và người ủng hộ vẫn thường bảo vì “thẩm phán của Obama”.
Chánh Án TCPV John Roberts hồi tháng Sáu năm nay đã nhắc lại điều căn bản trong hệ thống pháp quyền Hoa Kỳ rằng, “Chúng ta không có các thẩm phán của Obama, của Trump, của Bush hay Clinton. Chúng ta chỉ có một nhóm thẩm phán danh giá đầy tận tâm đang làm hết sức mình để giữ quyền bình đẳng cho những ai ra trước án đường”.
Hồi tuần trước, tòa thượng thẩm liên bang số ba với nhóm thẩm phán được các tổng thống Cộng Hòa và chính Trump bổ nhiệm bác đơn kiện từ nhóm luật sư của Trump đã tái xác nhận lời của thẩm phán Roberts và cho thấy hệ thống pháp quyền Hoa Kỳ hoạt động ra sao.
Hệ thống toà án tại Hoa Kỳ khá phức tạp, bao gồm các tòa liên bang và tòa tiểu bang. Chúng độc lập và hoạt động song song với vai trò và chức năng khác nhau khi hầu hết các vụ phân xử là được diễn ra tại toà tiểu bang, chỉ các vụ án liên quan luật liên bang, hiến pháp hay vấn đề tranh chấp giữa các tiểu bang, quốc tế mới dẫn đến việc phân xử tại toà liên bang hay TCPV.
Cả hai hệ thống đều có những căn bản chung là dựa trên nền tảng hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ. Về mặt hành chính thì cả hai có cùng cấu trúc kim tự tháp với các tòa sơ thẩm, phúc thẩm và tòa tối cao, mà với tòa liên bang là Tối Cao Pháp Viện. Về mặt thủ tục thì cả hai hệ thống đều phân xử các vụ án qua tranh tụng dựa theo quan niệm rằng, sự thật sẽ có nhiều khả năng được phơi bày khi tạo cơ hội cho cả hai bên được quyền đưa ra những lý lẽ của mình trước một bồi thẩm đoàn hay các thẩm phán công tâm, phán xét dựa trên chứng cứ rõ ràng.
Một yếu tố quan trọng khác trong hệ thống pháp quyền Hoa Kỳ là thông luật hay luật do quan tòa xác lập qua các phán quyết của các tòa cấp cao sẽ tạo ra nền tảng pháp lý cho các vụ kiện tương tự về sau. Điều này khác với hệ thống luật pháp của đa số các quốc gia khác, chỉ xét xử dựa theo những bộ luật đã được soạn sẳn.
Tòa án Liên bang Hoa Kỳ là một hệ thống hợp nhất được phân chia theo địa lý và hành chính tư pháp, bao gồm một số tòa chuyên biệt, 94 Tòa Sơ Thẩm khu vực (US District Court), 13 toà Phúc Thẩm vùng (US Court of Appeals) và cao nhất là Tối Cao Pháp Viện (Supreme Court). Bất cứ tòa nào cũng có thẩm quyền tuyên bố sắc lịnh, luật lệ hay hành động của tổng thống và cơ quan hành pháp, lập pháp là hợp hiến hay vi hiến.
Các tòa Sơ Thẩm là những tòa án sơ khởi để xử các vụ án trong khu vực tài phán mình phụ trách, với số thẩm phán tùy thuộc vào diện tích và dân số của mỗi tiểu bang. Tòa Phúc Thẩm là những tòa trung gian, nơi phần lớn các vụ án được giải quyết tại đây nếu các bên không đồng ý với phán quyết của tòa Sơ Thẩm.
Phiên tòa phúc thẩm sẽ do ba thẩm phán được chọn lựa ngẫu nhiên, xét xử và đưa ra chung thẩm, dựa trên các văn bản biện hộ hay tranh luận, bằng chứng nơi công đường. Phán quyết cuối cùng này dựa trên quan điểm đa số của nhóm thẩm phán, tức hai trong ba người đồng ý với nhau. Thẩm phán không đồng ý với phán quyết đa số có thể đưa ra quan điểm của mình về vụ án để giải thích tại sao có sự khác biệt, tuy nhiên không có giá trị pháp lý trong vụ xét xử.
Nếu bên thua không đồng ý với phán quyết này thì có thể khiếu nại lên đến Tối Cao Pháp Viện, bao gồm chín thẩm phán để được phân xử và có phán quyết cuối cùng. Thông thường chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ các vụ án là có thể được Tối Cao Pháp Viện chấp thuận sẽ phân xử. Tương tự như tòa phúc thẩm, chung thẩm dựa theo sự đồng thuận đa số, tức năm thẩm phán có cùng quan điểm trở lên.
Các thẩm phán liên bang do tổng thống đương nhiệm bổ nhiệm và được Thượng Viện chuẩn thuận. Họ thường là những thẩm phán cấp thấp, công tố viên, luật sư thâm niên trong hệ thống tư pháp liên bang, tiểu bang cùng các cấp địa phương hay cũng có thể là những luật sư, giáo sư luật uy tín, am hiểu luật pháp. Nếu không bị bãi nhiệm vì đạo đức chức nghiệp hay hình tội, công việc của một thẩm phán liên bang là trọn đời.
Một khi đã được bổ nhiệm, các tổng thống không còn thẩm quyền nào với các thẩm phán liên bang nhưng ngược lại, các thẩm phán lại có quyền bác bỏ các luật, sắc lịnh, hành động của Tổng thống và Quốc Hội nếu chúng bị xem là vi hiến như nói trên.
Cho dù diễn giải luật pháp và hiến pháp trên quan điểm cấp tiến hay bảo thủ, các thẩm phán đặt sự công tâm, tính chuyên nghiệp và phi đảng phái như là phẩm cách và tuyên hứa trọn đời của họ nhằm bảo đảm tính độc lập và trung lập của tòa án. Tòa án sẽ là nơi để bảo vệ công lý cùng sự thật, không phải nơi hay công cụ bảo vệ lãnh tụ, chính phủ và trấn áp người dân.
Khi hiểu cách tổ chức và vận hành của hệ thống pháp quyền Hoa Kỳ như vừa trình bày thì quay trở lại cùng các vụ kiện của nhóm luật sư tổng thống Donald Trump, người ta có thể thấy rằng, một khi các vụ kiện này bị các tòa án liên bang bác đơn ngay từ đầu thì không thể nào có cơ hội lên được đến Tối Cao Pháp Viện.
Bất kể những gì đang xảy ra, một điều mà người dân Mỹ vẫn luôn đặt niềm tin là, hiến pháp Hoa Kỳ không phải được tạo lập cho những lãnh tụ và thể chế độc tài mà nó được thiết lập và duy trì để phục vụ lợi ích người dân và quốc gia.
By David Goldman, CNN Business
Updated 2132 GMT (0532 HKT) December 28, 2020
New York (CNN Business) President Donald Trump's favorite newspaper has turned against him.
The New York Post, in an editorial that got the front-page, giant-font treatment on Monday, told Trump he needs to give up his baseless fight to overturn the presidential election result.
"Mr. President ... STOP THE INSANITY," read the front page of the tabloid, famous for outlandish headlines. "You lost the election -- here's how to save your legacy."
Monday's New York Post front page |
If that wasn't clear enough, the top of the editorial got right to the point:
"Mr. President, it's time to end this dark charade," the Post's editorial board wrote. "You're cheering for an undemocratic coup."
The editorial from the Post, owned by Rupert Murdoch's News Corp. (NWS), is hardly the first time a Murdoch-owned news outlet has distanced itself from Trump and his refusal to concede the election. The Wall Street Journal's editorial board on November 6 urged Trump to concede once he was declared the loser (most other media organizations called the election the next day, and the electoral college voted for President-elect Joe Biden on December 14). The Journal argued Trump's legacy would be greatly diminished if his final act were "a bitter refusal to accept a legitimate defeat."
Fox News, owned by Murdoch's Fox Corp., has acknowledged Biden is the president-elect despite its prime-time hosts' defense of Trump's refusal to concede.
And at the Post itself, top Murdoch lieutenant Col Allan confirmed he will retire from the paper in 2021. Allan was instrumental in pushing the Post in a pro-Trump direction. Last summer, for example, CNN reported that Allan ordered the removal of a story on a Trump sexual assault allegation.
But the new editorial was notable for its sharp-worded dismissal of Trump's misinformation campaign about the election result and multi-pronged, flailing effort to remain in power.
The Post criticized Trump for undermining the election results long after his legal team found nothing to substantiate widespread election fraud that would have tipped the scales in Biden's favor. The newspaper called Trump election lawyer Sidney Powell "crazy," and it also said pardoned former Trump NSA director Michael Flynn was treasonous for his suggestion that Trump impose martial law.
"We understand, Mr. President, that you're angry that you lost. But to continue down this road is ruinous. We offer this as a newspaper that endorsed you, that supported you: If you want to cement your influence, even set the stage for a future return, you must channel your fury into something more productive."
The editorial insisted that Trump use his remaining days in office to fight for Republicans to win both Senate run-off elections in Georgia, lest Democrats gain control of both chambers of the legislature. Beyond preventing Democrats from enacting laws and regulations that Republicans detest, the Post noted a Democratic Senate could threaten the President's legacy. Republicans would be licking their wounds and less likely to listen to Trump, the Post argued.
"Democrats will try to write you off as a one-term aberration and, frankly, you're helping them do it," the editorial board wrote. "The King Lear of Mar-a-Lago, ranting about the corruption of the world."
The Post echoed concerns held by Democrats and Republicans alike that a lame-duck President Trump, unbound to any consequence and unswayed by shame, poses a danger to the future of the United States. The editorial board cautioned Trump against that approach, noting he still has something to fight for: how Americans remember him.
"If you insist on spending your final days in office threatening to burn it all down, that will be how you are remembered. Not as a revolutionary, but as the anarchist holding the match."
NEW YORK POST - NEW YORK
Publié le 28/12/2020 - 15:50
“Anarchiste” qui menace de “tout faire brûler”, “honte”, “coup d’État” : le quotidien conservateur, qui avait appelé à voter pour le président américain, ne mâche pas ses mots contre le refus de Trump de digérer sa défaite à la présidentielle du 3 novembre.
“Monsieur le président, il est temps de mettre fin à cette sombre mascarade.” L’avertissement émane du très conservateur New York Post, l’un des rares médias américains à avoir appelé à voter Trump lors de la présidentielle du 3 novembre.
Dans un éditorial qui fait la une du tabloïd américain ce lundi 28 décembre, le quotidien appelle le président américain à “abandonner” ses tentatives désespérées de faire annuler les résultats des élections, “pour [son] bien et celui de la nation”.
D’après le New York Post, celui qui est locataire de la Maison-Blanche jusqu’à l’investiture de Joe Biden, le 20 janvier prochain est “obsédé” par le 6 janvier, jour où le Congrès américain doit certifier le vote des grands électeurs :
Vous avez tweeté que, tant que les républicains ont du ‘courage’, ils peuvent […] vous donner quatre ans de plus au pouvoir. Vous appelez à un coup d’État non démocratique.”Trump avait certes le droit d’enquêter sur la bonne tenue l’élection. “Mais soyons clairs : cela n’a rien donné”, affirme le tabloïd, qui cite par exemple le recomptage des voix dans deux comtés du Wisconsin, qui a coûté 3 millions de dollars au camp Trump, et qui s’est soldé par 87 voix supplémentaires pour Joe Biden.
Sauver le Sénat en Géorgie
Selon le New York Post, l’avocate Sidney Powell, qui prétend qu’une fraude informatique généralisée a eu lieu, “est folle”. Et le fait que l’ancien conseiller de Trump Michael Flynn ait suggéré l’instauration de la loi martiale “équivaut à une trahison. C’est une honte.”
Si le président américain veut “consolider” son influence et même “préparer le terrain pour un retour futur”, il doit canaliser sa colère “vers quelque chose de plus productif”, ajoute le quotidien new-yorkais.
Et le tabloïd de pointer le 5 janvier comme seule date qui doit compter dans l’agenda de Donald Trump. Les électeurs de Géorgie éliront ce jour-là deux sénateurs qui décideront si le Sénat reste sous contrôle républicain ou passe dans le giron des démocrates.
“Réfléchissez-y”, lance encore le New York Post à Trump :
Si la Géorgie tombe, tout est menacé. […] Les démocrates essaieront de vous faire passer pour une erreur de l’histoire et, franchement, vous les y aidez. Vous allez être le roi Lear de Mar-a-Lago [propriété de Trump en Floride], qui fulmine sur la corruption du monde.”
Le tabloïd conservateur invite Trump à sauver son héritage en sauvant le Sénat, plutôt que de jouer les pompiers pyromanes :
Si vous insistez pour passer vos derniers jours à la Maison-Blanche en menaçant de tout faire brûler, c’est ce que l’on retiendra de vous. Non pas comme un révolutionnaire, mais comme l’anarchiste qui tenait l’allumette.”
SOURCE: NEW YORK POST
Photo illustration: Yahoo News; photos: NYPost, Getty Images |
Một trong những tờ báo yêu thích của Tổng thống Trump đang thúc giục ông “chấm dứt trò chơi đen tối này” và thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Trong một bài xã luận gay gắt trên trang nhất được xuất bản hôm thứ Hai , tờ New York Post cáo buộc Trump “cổ vũ cho một cuộc đảo chính phi dân chủ” trong lời kêu gọi các đảng viên Cộng hòa quốc hội lật ngược kết quả vào ngày 6 tháng 1, khi Quốc hội họp để chứng nhận lá phiếu của Cử tri đoàn xác nhận Chiến thắng của Biden .
Kể từ cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 , chiến dịch tranh cử của Trump và nhóm pháp lý của nó đã khởi kiện hàng chục vụ kiện với những tuyên bố vô căn cứ và không có cơ sở về hành vi gian lận cử tri. Họ đã mất gần như tất cả.
“Bạn có mọi quyền điều tra cuộc bầu cử,” Post nói. “Nhưng chúng ta hãy nói rõ rằng: Những nỗ lực đó không đạt được kết quả gì”.
Bài báo gọi Sidney Powell, một trong những luật sư đã đưa ra các thuyết âm mưu sai lầm và hoang đường cáo buộc gian lận cử tri lớn, một “kẻ điên rồ”. Nó càng thổi bùng lên bởi Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, người đã đưa ra ý tưởng tuyên bố thiết quân luật để tổ chức lại cuộc bầu cử ở bốn bang mà tổng thống đã thua, là phản quốc và “đáng xấu hổ.”
“Chúng tôi hiểu, thưa Tổng thống, rằng ông tức giận vì đã thua cuộc,” bài xã luận viết. “Nhưng tiếp tục đi trên con đường này thật là tai họa. Chúng tôi cung cấp điều này như một tờ báo ủng hộ ông và Nếu ông muốn củng cố ảnh hưởng của mình, thậm chí tạo tiền đề cho sự trở lại trong tương lai, ông phải chuyển sự giận dữ của mình thành một thứ gì đó hiệu quả hơn. “
Trump thường xuyên ca ngợi tờ báo New York Post vì bài đăng trong những ngày kết thúc của chiến dịch về Hunter Biden. Trump cũng có mối quan hệ rộng rãi với tờ Post từ những ngày ông còn là một nhà phát triển bất động sản. “Rất tự hào về @nypost, ‘tờ báo quê hương’ trước đây của tôi,” Trump đã tweet vào tháng 10.
Bài xã luận thúc giục Trump tập trung vào cuộc bầu cử ở vào ngày 5 tháng 1 ở Georgia sẽ quyết định đảng nào kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ. Đảng viên Đảng Dân chủ Jon Ossoff và Linh mục Raphael Warnock đang thách thức các TNS Cộng Hòa David Perdue và Kelly Loeffler.
Hiện tại, đảng Cộng hòa có 50 ghế tại Thượng viện, trong khi đảng Dân chủ kiểm soát 48 ghế. Nếu Warnock và Ossoff đều giành chiến thắng, đảng Dân chủ sẽ nắm quyền kiểm soát Thượng viện vào tháng 1 vì Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ có thể bỏ bất kỳ phiếu thuận lợi nào.
“Nếu đảng Cộng hòa David Perdue và Kelly Loeffler giành chiến thắng, họ sẽ ngăn Biden quay trở lại những gì ông đã đạt được,” Post cho biết. “Thượng viện của đảng Cộng hòa có thể gây áp lực buộc Biden quay trở lại thỏa thuận cũ với Iran đã thất bại, có thể ngăn ông mở cửa biên giới phía nam của chúng tôi, sẽ ngăn ông tăng số thẩm phán ở Tòa án tối cao.
“… Đảng viên Đảng Dân chủ sẽ cố gắng loại bỏ ông như một sự sai lầm chỉ có một kỳ hạn và thành thật mà nói, ông đang giúp họ làm điều đó. Bảo đảm Thượng viện có nghĩa là đảm bảo di sản của ông, ”Post nói thêm. “Nếu ông khăng khăng muốn dành những ngày cuối cùng của mình tại nhiệm sở và đe dọa thiêu rụi tất cả, đó sẽ là cách ông được ghi nhớ. Không phải với tư cách là một nhà cách mạng, mà với tư cách là một kẻ vô chính phủ ”.
TH
WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump đạt danh hiệu người đàn ông được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ năm 2020, theo kết quả khảo sát thường niên của Gallup, Politico cho hay hôm Thứ Ba, 29 Tháng Mười Hai.
Kết quả này chấm dứt 12 năm liên tiếp cựu Tổng Thống Barack Obama giữ danh hiệu này.
Đây là lần thứ 10 Tổng Thống Trump lọt vào danh sách 10 người đàn ông được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ. (Hình: Al Drago/Getty Images) |
Đây là lần đầu tiên Tổng Thống Trump đạt danh hiệu người được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ một mình, sau khi cùng được bình chọn với ông Obama năm ngoái.
Về phía nữ, cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama vẫn là người phụ nữ được ngưỡng mộ nhất năm 2020, năm thứ ba liên tiếp. Phó Tổng Thống đắc cử Kamala Harris xếp thứ nhì.
Trong cuộc khảo sát từ ngày 1 đến 17 Tháng Mười Hai, Gallup hỏi người Mỹ “họ ngưỡng mộ ai nhất ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.”
Kết quả cho thấy, 18% trả lời là Trump, 15% nói Obama, còn Tổng Thống đắc cử Joe Biden xếp thứ ba.
Đây là lần thứ 10 Tổng Thống Trump lọt vào danh sách 10 người đàn ông được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ, còn ông Obama lần thứ 15.
Top 10 danh sách nam còn có Bác Sĩ Anthony Fauci (xếp thứ tư), Đức Giáo Hoàng Francis, tổng giám đốc Tesla Elon Musk, Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, nhà sáng lập Microsoft Bill Gates, ngôi sao bóng rổ LeBron James và Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Ở bảng nữ, 10% người tham gia khảo sát ngưỡng mộ bà Michelle Obama nhất, 6% thích bà Harris, và 4% chọn Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump.
Top 10 nữ còn có cựu điều hợp chương trình truyền hình Oprah Winfrey, Thủ Tướng Đức Angela Merkel, cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton, Dân Biểu Alexandria Ocaso-Cortez, Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Amy Coney Barrett, và nhà hoạt động vì khí hậu Greta Thunberg. (Th.Long) [qd]
Getty Images |
(The Hill) – Cựu Thượng nghị sĩ Cộng hoà từ tiểu bang Maine, cũng là cựu Thứ trưởng Quốc phòng dưới thời Tổng thống Bill Clinton, vào thứ 5 đã chỉ trích gay gắt các nhà lập pháp Cộng hoà đang thách thức kết quả bầu cử tổng thống 2020 và đề nghị thành lập một đảng phái chính trị mới.
William Cohen đưa ra những ý kiến trên trên chương trình “The Situation Room” của CNN khi bàn về kế hoạch phản đối của Thượng nghị sĩ Josh Hawley (Cộng hoà – Missouri) trong phiên họp lưỡng viện kiểm phiếu cử tri đoàn vào thứ Tư tuần sau. Cohen gọi hành động của Hawley “đáng hổ thẹn” nhưng cảnh báo Cộng hoà đang đi theo dẫn dắt của Tổng thống, và ông gọi ông Trump là “người điều khiển chương trình xiếc – ringmaster.”
“Chúng ta phải nhớ rằng, người đang ở Toà Bạch Ốc bây giờ là một người điều khiển chương trình xiếc, và những gì ông ta mong làm là quất roi và tất cả những con voi đều nhảy lên ghế,” Cohen nói. “Những gì họ phải hiểu là ông ta sẽ tiếp tục quất roi cho dù đang tại nhiệm hay hết nhiệm kỳ. Mỗi lần ông ta như vậy thì họ phải nhảy lên và ngồi trên chiếc ghế đó để thoả mãn ông ta và người ủng hộ ông ta.”
“Ông ta luôn luôn gia tăng đòi hỏi, ông ta không thể thoả mãn. Không có gì trong ông ta cả. Không có cốt lõi đạo đức, và vì vậy họ sẽ bị tống tiền hoặc hối lộ để tránh bầu cử sơ bộ 2022 hay 2024,” Cohen nói tiếp.
Bàn về tương lai của Đảng Cộng hoà, Cohen lưu ý sự chia rẽ rõ rệt trong giới lập pháp Cộng hoà, những nhà lập pháp Cộng hoà ôn hoà như Thượng nghị sĩ Mitt Romney (Utah) và Susan Collins (Maine) rất khác với đồng minh của ông Trump. Cựu Thượng nghị sĩ Cộng hoà đặt câu hỏi: Đâu rồi các nhà lập pháp “đứng lên bảo vệ luật pháp?”
“Đối với Trump, đó là bệnh lý, đối với những người nhảy vào ủng hộ ông ta thì đó thật đáng kinh ngạc, và tôi không nghĩ đây là sự khôn ngoan đáng kinh ngạc. Tôi nghĩ họ sẽ bị làm con tin trong suốt thời gian còn lại ở Thượng viện, và sẽ tiếp tục như vậy nếu họ chỉ có mặt ở đó chỉ làm hài lòng những người theo ông Trump,” Cohen nói.
“Có lẽ đã đến lúc có một đảng phái mới. Một đảng tuân theo luật pháp,” cựu Thượng nghị sĩ Cộng hoà kết luận. “Nhưng cũng trung thành với nhân dân của quốc gia này, những người đã bỏ phiếu bầu họ.”
Những ý kiến được Cohen đưa ra vào ngày cuối năm, chỉ vài ngày trước khi Quốc hội kiểm phiếu cử tri đoàn. Cho đến nay, có khoảng hơn 140 nhà lập pháp Cộng hoà có thể thách thức kết quả bầu cử.
Bước đi này được xem là nỗ lực không đi đến đâu nhằm đảo ngược bầu cử, nhưng càng ngày càng có thêm nhà lập pháp Cộng hoà lên tiếng ủng hộ nỗ lực này.
Hương Giang (Theo The Hill)
Tổng thống Donald Trump đang dành những ngày cuối cùng tại nhiệm kỳ của mình để tấn công quyền lãnh đạo trong đảng của ông, lần này là đảng Cộng hòa cấp cao thứ hai tại Thượng viện
Chiều thứ Sáu, Trump đã gửi một dòng tweet báo hiệu sự tức giận của ông ấy về một quyền phủ quyết mà Thượng viện đã bỏ phiếu – và về quyết định của Đảng Cộng hòa không bỏ phiếu cho chi phiếu 2.000 đô la.
Tổng thống gọi cuộc bỏ phiếu phủ quyết là ‘Thảm hại !!!’ và sau đó nói thêm, ‘Bây giờ họ muốn cung cấp cho những người bị tàn phá bởi Virus Trung Quốc 600 đô la, thay vì 2.000 đô la mà họ đang rất cần. Không công bằng ‘
“Tôi hy vọng sẽ thấy Thống đốc vĩ đại của Nam Dakota @KristiNoem, đối đầu với @SenJohnThune, trong bầu cử sơ bộ năm 2022 sắp tới. Cô ấy sẽ làm một công việc tuyệt vời trong Thượng viện Hoa Kỳ, nhưng nếu không phải Kristi, những người khác sẽ ra tranh cử. Nam Dakota muốn lãnh đạo mạnh mẽ, NGAY BÂY GIỜ! ” Trump đã viết trong một tweet .
Về phần mình, Thống đốc Nam Dakota Kristi Noem, một đồng minh hàng đầu của Trump, cho biết tuần trước rằng bà sẽ không ra tranh cử ghế Thượng viện.
“@johnthune là một người bạn của tôi, và tôi sẽ không thách thức ông ấy. Tôi vinh dự được làm Thống đốc Nam Dakota và sẽ yêu cầu mọi người cho tôi cơ hội tiếp tục phục vụ họ với tư cách Thống đốc vào năm 2022”, cô viết .
Trump đã phản đối sự lãnh đạo của Đảng Cộng hòa nhiều lần trong tuần này, nhưng lần này là nêu tên. Thune, từng là một trong những đảng viên Cộng hòa hàng đầu phát biểu ủng hộ việc chấp nhận kết quả của Đại cử tri đoàn và chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden, khiến Trump tức giận.
Tổng thống đã trở lại Washington trước sự kiện ngày 6 tháng 1, khi có tới 140 đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện, cùng với ít nhất một thượng nghị sĩ, đảng viên Cộng hòa Missouri Josh Hawley, có thể bỏ phiếu để loại bỏ phiếu đại cử tri ở các bang mà Trump đã thua. Trump đã ca ngợi Hawley trong một tweet tối thứ Năm.
Hôm thứ Sáu, Hawley nói với các phóng viên rằng ông vẫn chưa quyết định có bao nhiêu kết quả Đại cử tri đoàn của tiểu bang mà ông dự định phản đối, nói rằng, “Tôi vẫn chưa tìm ra cơ chế.”
Một số đồng nghiệp đảng Cộng hòa của Hawley bày tỏ lo ngại về kế hoạch của ông hôm thứ Sáu và tác động của một hành động như vậy có thể ảnh hưởng đến nền dân chủ Mỹ. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã nghỉ hưu Lamar Alexander ở Tennessee cho biết ông nghĩ rằng kế hoạch phản đối của Hawley là một sai lầm, trong khi Thượng nghị sĩ Utah Mitt Romney, một người chỉ trích Trump, nói rằng “việc lan truyền loại tin đồn về hệ thống bầu cử của chúng tôi không hoạt động là nguy hiểm cho nền Dân chủ ở đây và ở nước ngoài.”
Thune nói với các phóng viên vào thứ Sáu rằng “đây là một vấn đề vô cùng hậu quả, vô cùng hiếm có trong lịch sử và rất hiếm có. Vì vậy, các thành viên của chúng tôi – đây là một cuộc bỏ phiếu lớn, họ đang suy nghĩ về nó.”
TH
TYLER, Texas (NV) – Chánh Án Jeremy Kernodle, tòa liên bang địa hạt miền Đông Texas, “vứt” đơn kiện của Dân Biểu Louie Gohmert và đồng minh Cộng Hoà đòi Phó Tổng Thống Mike Pence lật ngược kết quả bầu cử vào ngày 6 Tháng Giêng – thời điểm xác nhận phiếu bầu của đại cử tri trước lưỡng viện Quốc Hội.
Theo báo mạng Politico, trong quyết định đưa ra ngày Thứ Sáu, 1 Tháng Giêng, Chánh Án Kernodle phán quyết rằng ông Gohmert và đồng minh không có thẩm quyền pháp lý để kiện.
Dân Biểu Louie Gohmert (Cộng Hoà-Texas). (Hình: Andrew Harrer-Pool/Getty Images) |
Chánh Án Kernodle được Tổng Thống Donald Trump đề cử và được Thượng Viện chuẩn thuận năm 2018.
Phó Tổng Thống Mike Pence yêu cầu tòa liên bang bác đơn kiện trong nỗ lực đòi lật ngược kết quả bầu cử của Dân Biểu Louie Gohmert (Cộng Hòa-Texas) cùng một số thành viên đảng Cộng Hòa.
Đơn kiện của ông Gohmert và đồng minh cho rằng phó tổng thống có quyền hiến định để chọn bộ phiếu bầu cử của đại cử tri nào được đếm.
Hôm Thứ Năm, Phó Tổng Thống Pence gởi một lá đơn dày 14 trang cho Chánh Án Kernodle trình bày: “Nguyên đơn đã kiện sai người. Chính Thượng Viện và Hạ Viện, không phải phó tổng thống, mới là đối tượng đáp ứng những vấn đề luật pháp mà nguyên đơn đưa ra.”
Các luật sư Bộ Tư Pháp đại diện cho văn phòng Phó Tổng Thống Mike Pence viết tiếp: “Ông Pence yêu cầu tòa từ khước yêu cầu của nguyên đơn, vì điều mà họ đòi hỏi không nằm trong vai trò của phó tổng thống.”
Dân Biểu Gohmert cùng một số người từng được đảng Cộng Hòa Arizona chọn làm đại cử tri trong trường hợp ông Trump thắng ở tiểu bang này đâm đơn kiện đòi cho ông Pence có đủ thẩm quyền và toàn quyền quyết định những lá phiếu đại cử tri nào nên được đếm.
Chuyện này bắt nguồn từ một số người được đảng Cộng Hòa tại một số tiểu bang chọn làm đại cử tri trong trường hợp ông Trump đắc cử, cũng đã “tự nhóm họp” trong ngày 14 Tháng Mười Hai, tự xưng “đại cử tri” chính thức, rồi “tự bỏ phiếu” và gởi kết quả đến những nơi quy định.
Họ muốn ông Pence đếm những lá phiếu đại cử tri “tự xưng” này.
Tuy nhiên, các đại cử tri “chính thức” đã bỏ phiếu hai tuần trước, 14 Tháng Mười Hai, đưa đến kết quả cựu Phó Tổng Thống Joe Biden được 306 phiếu đại cử tri, trong khi ông Trump chỉ có 232 phiếu.
Theo quy định, trong bầu cử tổng thống, bất cứ ứng cử viên nào đạt được tối thiểu 270 trong tổng số 538 phiếu đại cử tri là đắc cử tổng thống. (MPL) [đ.d.]
WASHINGTON, DC (NV) – Ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia, cho rằng việc Tổng Thống Donald Trump công kích các nhân vật cao cấp của đảng Cộng Hòa cho thấy ông Trump muốn “xé nát đảng của mình,” theo Politico hôm Thứ Bảy, 2 Tháng Giêng.
Ông Bolton bị sa thải khỏi chính quyền Tổng Thống Trump hồi Tháng Chín, 2019, và sau đó, viết cuốn hồi ký đình đám về thời gian ông làm việc ở Tòa Bạch Ốc, trong đó, chỉ trích nặng nề ông Trump.
Ông Bolton nói: “Rõ ràng, mục tiêu cuối cùng của ông Trump là xé nát đảng của mình.” (Hình: Melissa Sue Gerrits/Getty Images) |
Hôm Thứ Bảy, ông Bolton chia sẻ trên Twitter bài báo của CNN nói về việc Tổng Thống Trump công kích Thượng Nghị Sĩ John Thune (Cộng Hòa-South Dakota), nhân vật cao cấp thứ nhì của đảng Cộng Hòa ở Thượng Viện.
Trong ngày đầu năm mới, Tổng Thống Trump lên Twitter nói rằng ông rất muốn Thống Đốc South Dakota – Kristi Noem – ra tranh cử với ông Thune năm 2022, và rằng “South Dakota cần người lãnh đạo mạnh mẽ, Ngay Bây Giờ!” Tổng Thống Trump còn gọi ông Thune là “RINO” – từ sỉ nhục ý nói “chỉ có cái mã Cộng Hòa.”
Đáp lại lời nhận xét của Tổng Thống Trump, ông Bolton viết trên Twitter hôm Thứ Bảy: “Rõ ràng, mục tiêu cuối cùng của ông Trump là xé nát đảng của mình. Ông đang tự châm lửa thiêu rụi sự nghiệp chính trị của chính mình qua việc công kích những người Cộng Hòa không chịu nghe theo ông.”
Tháng trước, ông Thune tuyên bố chống lại kết quả bầu cử tổng thống của Cử Tri Đoàn sẽ “chẳng đi đến đâu.”
Tổng Thống Trump công kích ông Thune chỉ vài ngày trước khi lưỡng viện Quốc Hội nhóm họp chung để chính thức chứng nhận kết quả bỏ phiếu của Cử Tri Đoàn, theo đó, ông Joe Biden là người đắc cử tổng thống. Tuy nhiên, vài đồng minh của ông Trump đang muốn đảo ngược kết quả này.
Vì giới chức bầu cử đã bác bỏ cáo buộc của Tổng Thống Trump về gian lận, thời gian qua, ông Bolton liên tục kêu gọi các nhà lãnh đạo đảng Cộng Hòa lên tiếng chống lại ông Trump và hỗ trợ quá trình chuyển tiếp chính quyền cho ông Biden. (Th.Long) [qd]
Một số thượng nghị sĩ, dẫn đầu là Thượng nghị sĩ Ted Cruz, nói rằng họ sẽ từ chối kết quả của Cử tri đoàn trừ khi một ủy ban được chỉ định để tiến hành kiểm tra kết quả trong 10 ngày. Quốc hội sẽ kiểm phiếu của Cử tri đoàn vào ngày 6 tháng Giêng.
“Chúng tôi dự định bỏ phiếu vào ngày 6 tháng 1 để từ chối các đại cử tri từ các bang tranh chấp vì không được ‘thường xuyên đưa ra’ và ‘được chứng nhận hợp pháp’ (điều kiện cần thiết theo luật định), trừ khi và cho đến khi cuộc kiểm toán khẩn cấp kéo dài 10 ngày đó được hoàn thành”, nhóm cho biết trong một tuyên bố vào thứ Bảy.
Nhóm của Cruz đang làm việc riêng với Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley trong nỗ lực của ông để thách thức kết quả của Cử tri đoàn khi Quốc hội triệu tập vào thứ Tư. Hàng chục thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, những người cũng được cho là sẽ thách thức chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden mặc dù Cử tri đoàn khẳng định ông có 306 phiếu đại cử tri vào tháng 12.
Những thách thức cuối cùng này sẽ không thay đổi kết quả của cuộc bầu cử và ông Biden sẽ được nhậm chức vào ngày 20 tháng 1. Danh sách các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa thách thức kết quả bao gồm một số những Thượng Nghị sĩ hàng đầu đảng, và những nỗ lực này là một cố gắng thu hút sự ủng hộ của Tổng thống Trump
Cruz đang làm việc với các Thượng nghị sĩ Ron Johnson, James Lankford, Steve Daines, John Kennedy, Marsha Blackburn và Mike Braun, và các Thượng nghị sĩ đắc cử Cynthia Lummis, Roger Marshall, Bill Hagerty và Tommy Tuberville. Chỉ có một trong số các thượng nghị sĩ này, Johnson của Wisconsin, đại diện cho một tiểu bang do ông Biden giành được.
Trong tuyên bố của mình, các thượng nghị sĩ tuyên bố đang cố gắng khôi phục niềm tin vào tiến trình dân chủ, do những cáo buộc gian lận cử tri. Đội ngũ pháp lý của ông Trump đã nhiều lần không thể cung cấp bằng chứng về việc gian lận cử tri trong một số vụ kiện thách thức kết quả bầu cử.
Tuyên bố trích dẫn cuộc bầu cử năm 1876, khi Quốc hội bổ nhiệm một Ủy ban Bầu cử vào đầu năm 1877 để xem xét và giải quyết các kết quả bầu cử tranh chấp.
“Quốc hội nên ngay lập tức chỉ định một Ủy ban bầu cử, với đầy đủ quyền điều tra và tìm hiểu thực tế, tiến hành một cuộc kiểm tra khẩn cấp trong 10 ngày đối với kết quả bầu cử ở các bang tranh chấp”tuyên bố cho biết.
Theo cơ quan Nghiên cứu Quốc hội (CRS), phiên họp chung của Quốc hội được yêu cầu theo luật để phê chuẩn kết quả tổng thống, nhưng cũng cho phép “các thành viên phản đối từ bất kỳ bang nào khi chúng được công bố” .
Hawley cho đến nay là thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa duy nhất cam kết thách thức các cuộc bỏ phiếu đại cử tri trong nỗ lực cuối cùng để đưa ông Trump nhiệm kỳ thứ hai sau những nỗ lực trước đó nhằm thách thức kết quả bầu cử đã thất bại
“Ít nhất, Quốc hội nên điều tra các cáo buộc gian lận cử tri và áp dụng các biện pháp để đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc bầu cử của chúng ta. Nhưng Quốc hội cho đến nay vẫn không hành động”, Hawley nói vào tuần trước.
Tuy nhiên, một số thành viên Đảng Cộng hòa coi nỗ lực của Hawley là gây tổn hại cho các thể chế dân chủ và cáo buộc ông thực hiện một mưu đồ xảo quyệt để thu hút sự ủng hộ của cử tri Trump trước cuộc tranh cử tổng thống tiềm năng vào năm 2024.
Trong một tweet gay gắt vào tuần trước, Dân biểu đảng Cộng hòa Adam Kinzinger cho biết “độc thoại nội bộ” của Hawley trong khi phát hành tuyên bố của mình là: “Tôi muốn trở thành Tổng thống”
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ben Sasse đã có một bài đăng dài trên Facebook hôm thứ Tư nói rằng bất kỳ ai tìm cách thách thức kết quả bầu cử đều đang “chơi với lửa”.
TH
Vào tối thứ Sáu, Tổng thống Donald Trump đã tweet rằng cuộc bỏ phiếu của Thượng viện Georgia sắp tới là “bất hợp pháp và không hợp lệ.”
Chỉ vài giờ sau, Trump tuyên bố sẽ “vận động” cho cả hai ứng cử viên Đảng Cộng hòa – Kelly Loeffler và David Perdue – và nói với người dân Georgia “hãy sẵn sàng bỏ phiếu vào thứ Ba.”
Trong luồng Twitter, Trump tuyên bố rằng cuộc bỏ phiếu hôm thứ Ba sẽ là bất hợp pháp vì một trong những dàn xếp hợp pháp của tiểu bang.
Trước khi thảo luận về vụ gian lận tràn lan diễn ra trong cuộc Tổng tuyển cử năm 2020, mà chúng ta giành được nhiều phiếu hơn mức cần thiết để chiến thắng tất cả các bang chiến địa (chỉ cần ba bang), cần lưu ý rằng các Cơ quan Lập pháp của bang không chịu trách nhiệm về những thay đổi lớn được thực hiện đối với quy trình, quy tắc và quy định bỏ phiếu, nhiều trong số đó được thực hiện vội vàng trước cuộc bầu cử, và do đó cuộc bầu cử của những bang này không hợp pháp hoặc hợp hiến”, ông Trump viết.
”Ngoài ra, Nghị định Đồng thuận của Georgia là không hợp hiến và dó đó Cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 của bang vừa bất hợp pháp vừa không hợp lệ, bao gồm cả cuộc bầu cử cho 2 ghế ở Thượng viện hiện tại…”
Những thách thức pháp lý khác nhằm lật ngược kết quả bầu cử, chẳng hạn như nỗ lực của L. Lin Wood và Sidney Powell để chứng minh kết quả của Georgia, cũng đã bị loại bỏ.
Trump sẽ phát biểu tại một cuộc vận động ở Dalton vào thứ Hai. Phó Tổng thống Mike Pence sẽ phát biểu tại Milner vào cuối buổi chiều hôm đó.
Kể từ Ngày bầu cử, các ứng cử viên Thượng viện Georgia và các nhóm bên ngoài đã chi 480 triệu đô la cho quảng cáo, theo AdImpact. Hiện đây là cuộc đua vào Thượng viện tốn kém nhất từ trước đến nay .
Theo một cuộc thăm dò gần đây, đảng Dân chủ dẫn đầu nhẹ nhưng đang mở rộng .
Hơn 3 triệu người đã bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu của Thượng viện ngày 5 tháng Giêng, theo ABC News.
TH
Photo credit: Ben Margot / Associated Press |
L. Lin Wood, một luật sư bảo thủ và là đồng minh của Trump, đã từ chối các câu hỏi về sự tỉnh táo của ông sau khi ông tweet rằng Phó Tổng thống Mike Pence nên đối mặt với vấn đề sa thải.
Luật sư, người đã kiện tụng nhiều nỗ lực thất bại để lật ngược kết quả của cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020, đã đăng một chủ đề trên Twitter vào chiều thứ Sáu.
Ông viết về việc những người tin rằng cuộc bầu cử bị đánh cắp đã tập trung vào các đảng viên Dân chủ, CIA và “những người theo chủ nghĩa toàn cầu”.
Wood sau đó nói rằng “một trong những người tham gia chính” đã bị bỏ qua – đảng Cộng hòa.
Sau đó, ông tiến hành kêu gọi các đảng viên Cộng hòa cấp cao và một thẩm phán có khuynh hướng bảo thủ bị bắt.
Wood viết: “Khi bắt đầu bắt vì tội phản quốc, hãy đặt Chánh án John Roberts, Phó Tổng Thống Mike Pence và Mitch McConnell lên đầu danh sách.”
Sau đó, để trả lời một tweet, Wood gợi ý rằng Pence nên bị xử bắn bằng cách xử bắn.
Ông viết: “Nếu Pence bị bắt, Pompeo sẽ cứu được cuộc bầu cử. Pence sẽ ở trong tù chờ xét xử vì tội phản quốc. Ông ta sẽ đối mặt với hành hình bằng cách xử bắn. Ông ta là một kẻ hèn nhát và thú nhận TẤT CẢ.”
Trên mạng xã hội, nhiều người đã bày tỏ sự không tin vào những bình luận trên.
Wood cũng bác bỏ cáo buộc ông bị “mất trí”.
Ông ấy viết: “Các dòng tweet về sự điên rồ của tôi đang ở mức cao nhất mọi thời đại vào sáng nay. Tự hỏi tại sao?”
(3) These groups aspire to the goals of Communism. A ruling elite & an oppressed class of people who exist to serve those in power.
When arrests for treason begin, put Chief Justice John Roberts, VP Mike Pence @VP @Mike_Pence, & Mitch McConnell @senatemajldr at top of list.
— Lin Wood (@LLinWood) January 1, 2021
Luật sư tiếp tục: “Đừng lo lắng. Tôi ổn. Các cuộc tấn công không liên quan đến tôi.”
Trong những tuần gần đây, Pence đã bị một số đảng viên Cộng hòa chỉ trích vì từ chối tuyên bố Tổng thống Donald Trump là người chiến thắng trong cuộc bầu cử khi ông chủ trì việc phê chuẩn các phiếu bầu của Cử tri đoàn vào ngày 6/1.
Dân biểu Louie Gohmert của Texas và các đảng viên Đảng Cộng hòa khác đã đệ trình một vụ kiện chống lại Pence, tuyên bố rằng ông có quyền lựa chọn số phiếu đại cử tri của các bang để tính. Tuy nhiên, các luật sư của Pence đã yêu cầu loại bỏ nó.
Đó là một nỗ lực cuối cùng để lật ngược kết quả cuộc bầu cử có lợi cho Trump.
Wood đã thực hiện một số nỗ lực trước đó để phá hoại chiến thắng của Joe Biden.
Vào tháng 11, ông đã đệ đơn kiện liên bang ở Georgia nhằm ngăn cản tiểu bang chứng nhận kết quả bầu cử
Một tháng sau, Wood tham gia cùng Sidney Powell trong một cuộc đấu nhằm lật đổ chiến thắng của Biden ở Michigan.
Ngoài việc phát tán thông tin sai lệch về cuộc bầu cử, Wood còn tuyên truyền thuyết âm mưu QAnon.
Đầu tuần này, ông tuyên bố rằng Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts là một kẻ ấu dâm giết người .
TH
WASHINGTON (Reuters) – Bất chấp áp lực ngày càng tăng từ Tổng thống Donald Trump nhằm đảo ngược thất bại, Phó Tổng thống Mike Pence vẫn dự tính tuân thủ nghĩa vụ nghi lễ khi làm chủ toạ phiên họp chung lưỡng viện kiểm phiếu Cử tri đoàn vào thứ Tư.
Trump vào thứ Ba tiếp tục gây áp lực, muốn Pence ngăn chặn Quốc hội chứng nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden để có thể vẫn tại nhiệm, sau khi hàng chục vụ kiện thách thức kết quả bầu cử lần lượt thất bại ở toà án, kể cả tại Tối cao Pháp viện.
Nhưng Mike Pence – Phó Tổng thống trung thành trong 4 năm nhiệm kỳ hỗn loạn của ông Trump – lại không có ý định làm theo ý Tổng thống, mặc dù ông vẫn muốn chứng tỏ sự ủng hộ đối với yêu cầu của Tổng thống Cộng hoà.
Là Chủ tịch Thượng viện, Pence sẽ chủ trì phiên họp chung lưỡng viện vào thứ Tư khi Quốc hội nhận được kết quả phiếu Cử tri đoàn từng tiểu bang một, trong đó xác định người thắng cử.
Tổng thống đắc cử Joe Biden đánh bại ông Trump phiếu cử tri đoàn 306-232, và hơn 7 triệu phiếu phổ thông.
Với vai trò Chủ tịch Thượng viện, Mike Pence sẽ “mở tất cả những phong bì chứng nhận kết quả” trước sự chứng kiến của 2 nhà lập pháp từ Hạ viện và 2 nhà lập pháp Thượng viện.
Trump đề nghị Pence có thể làm nhiều hơn như vậy. “Phó Tổng thống có quyền phản đối những đại cư tri được chọn gian lận,” Tổng thống đăng trên Twitter vào thứ Ba, tiếp tục cáo buộc bầu cử gian lận tràn lan.
Ông Trump đưa ra ý kiến trên sau khi ngấm ngầm “dằn mặt” Mike Pence tại buổi tập hợp vận động tranh cử cho hai ứng cử viên Cộng hoà tại Dalton, Georgia vào tối thứ Hai. Tôi hy vọng Mike Pence sẽ vượt qua được thử thách khó khăn vì chúng ta,” Tổng thống nói, trước đám đông hàng ngàn người ủng hộ. “Nếu ông ấy không vượt qua được thì tôi sẽ không thích ông ta cho lắm.”
Cựu cố vấn và cố vấn Toà Bạch Ốc hiện nay cho hay, Phó Tổng thống dự tính thực hiện vai trò nghi lễ của mình. Pence dự tính nói rõ trong phát biểu của mình rằng ông ủng hộ Tổng thống, nhưng sẽ tuân thủ theo những quy định về vai trò của mình, theo một cựu viên chức vẫn giữ liên lạc thường xuyên với toán của Phó Tổng thống. “Ông ấy sẽ ủng hộ Tổng thống mạnh mẽ, nhưng ông sẽ tuân theo Hiến pháp,” cựu cố vấn này nói.
Chánh văn phòng của Mike Pence, ông Marc Short vào thứ Hai cho Reuter hay, Phó Tổng thống “sẽ tôn trọng Hiến pháp và tuân theo luật pháp.”
Vào thứ Sáu, thẩm phán do ông Trump bổ nhiệm phản đối vụ kiện của Dân biểu Cộng hoà Louie Gohmert đòi Pence phản đối kết quả Cử tri đoàn, với lý do nguyên đơn không có căn cứ khởi kiện.
Một cố vấn của Trump cho Reuters hay, Tổng thống cho hay, ông muốn Phó Tổng thống đấu tranh cho ông mạnh mẽ hơn.
Cho đến nay, Phó Tổng thống đã bày tỏ sự ủng hộ nhưng không lặp lại những tuyên bố sai trái của Tổng thống về bầu cử. Trong chuyến đi riêng đến Georgia vào thứ Hai, Pence cho rằng nên lắng nghe sự phản đối của Cộng hoà, nhưng không cam kết sẽ hành động.
“Tôi chia sẻ những quan ngại của hàng triệu người Mỹ về bỏ phiếu bất thường. Và tôi hứa với quý vị, đến thứ Tư, chúng ta sẽ có ngày của mình ở Quốc hội. Chúng ta sẽ lắng nghe phản đối. Chúng ta sẽ lắng nghe chứng cớ,” Phó Tổng thống nói.
Mike Pence gặp ông Trump tại Phòng Bầu dục vào thứ Hai. Theo một cựu cố vấn, Phó Tổng thống có thể đã giải thích cho Tổng thống nghe những hạn chế trong vai trò của ông.
Hương Giang (Theo Reuters)
January 5, 2021 - baocalitoday.com
Photo Credit: Tasos Katopodis / Getty Images |
Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh sai vào thứ Ba rằng Phó Tổng thống Mike Pence có thẩm quyền từ chối chứng nhận kết quả kiểm phiếu của Cử tri đoàn, gây áp lực buộc Pence vi phạm Hiến pháp.
“Phó Tổng thống có quyền từ chối các đại cử tri được lựa chọn gian lận”, Trump đã tweet .
Pence dự kiến sẽ chủ trì chứng nhận theo quy chế về số lượng vào thứ Tư và chỉ định Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris là những người chiến thắng trong cuộc bầu cử trước một phiên họp chung của Quốc hội. Theo Hiến pháp, Pence, với tư cách là chủ tịch Thượng viện, được yêu cầu công bố kết quả cuối cùng của tất cả các phiếu bầu của Cử tri đoàn trước Hạ viện và Thượng viện.
Ngay cả một số đồng minh thân cận nhất của tổng thống cũng đã công khai thừa nhận rằng việc Pence từ chối công bố số cử tri đoàn là bất hợp pháp. Jay Sekulow, một luật sư đã giúp dẫn dắt cuộc bào chữa luận tội Trump, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba rằng yêu cầu của Trump là vi hiến và gọi vai trò của Pence là một “chức năng thủ tục.”
Nhưng tổng thống đã gia tăng áp lực lên Pence trong những ngày gần đây.
“Tôi hy vọng Mike Pence sẽ trao chiến thắng cho chúng tôi”, Trump nói trong một cuộc biểu tình ở Georgia vào tối thứ Hai. “Tôi hy vọng rằng phó tổng thống tuyệt vời của chúng tôi sẽ thông qua cho chúng tôi. Ông ấy là một người đàn ông tuyệt vời.
Các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa đang có kế hoạch làm gián đoạn buổi lễ lịch sử không đối kháng vào thứ Tư. Hàng chục thành viên Hạ viện GOP và 13 thượng nghị sĩ đã thông báo rằng họ sẽ phản đối việc kiểm đếm đại cử tri từ các bang mà Biden đã giành chiến thắng, có thể bao gồm Arizona, Georgia và Pennsylvania. Nhưng họ hầu như không có cơ hội thành công vì đa số cả Hạ viện và Thượng viện buộc phải bác bỏ các nhóm đại cử tri. Lãnh đạo Đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đã kêu gọi không phản đối số cử tri đoàn
Pence đã liên tục lặp lại những tuyên bố sai trái của Trump về việc gian lận cử tri trên diện rộng và khuyến khích đảng Cộng hòa phản đối chứng nhận bầu cử. Phát ngôn nhân của ông đã đưa ra một tuyên bố trong tuần này cho biết ông “hoan nghênh nỗ lực của các thành viên Hạ viện và Thượng viện trong việc sử dụng thẩm quyền mà họ có theo luật để đưa ra phản đối và đưa ra bằng chứng trước Quốc hội và người dân Mỹ vào ngày 6 tháng 1”.
“Tôi biết tất cả chúng ta đều nghi ngờ về cuộc bầu cử vừa qua”, Pence nói với những người ủng hộ Trump ở Georgia hôm thứ Hai. “Tôi muốn đảm bảo với các bạn rằng tôi chia sẻ mối quan tâm của hàng triệu người Mỹ về việc bỏ phiếu bất thường. Tôi hứa với các bạn, vào thứ Tư tuần này, chúng ta sẽ có ngày của mình tại Quốc hội.”
TH
January 5, 2021 - baocalitoday.com
(Washington Examiner) – Tại buổi tập hợp vào đêm trước vòng bầu cử cuối cùng ở Georgia, Tổng thống Donald Trump dồn cơ giận vào những hình nộm quen thuộc của ông ta – Thống đốc Brian Kemp, Tối cao Pháp viện, Cộng hoà ở mọi tầng lớp – khi đang chật vật đương đầu với thất bại trong bầu cử 2020.
Nhưng trên sân khấu vào tối thứ Hai ở Dalton, Georgia, ông Trump bổ sung thêm một người vào danh sách chỉ trích: Phó Tổng thống Mike Pence.
“Tôi hy vọng Mike Pence sẽ vượt qua được thử thách khó khăn vì chúng ta,” Tổng thống nói, trước đám đông hàng ngàn người ủng hộ. “Nếu ông ấy không vượt qua được thì tôi sẽ không thích ông ấy cho lắm.”
Mục đích rõ ràng của ông Trump đến Georgia là để vận động cho Thượng nghị sĩ Loeffler (Cộng hoà – Georgia) và David Perdue (Cộng hoà – Georgia) khi họ đang đấu tranh để có thể giữ được ghế và thế đa số ở Thượng viện, chứ không phải để đưa ra lời đe doạ đối với Phó Tổng thống để ông ta ngăn chặn chứng nhận chiến thắng Cử tri đoàn cho Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ diễn ra vào thứ Tư ở Thượng viện.
Nhưng đây chỉ là một trong nhiều khoảnh khắc trong bài phát biểu dài dòng, mà Tổng thống sắp mãn nhiệm chỉ nói những lời ủng hộ 2 Thượng nghị sĩ Cộng hoà cho có lệ, rồi chôn họ dưới những đợt sóng tràn ngập những lời dối trá mới và thuyết âm mưu cũ về bầu cử 2020. Trọng tâm như thường lệ vẫn là chính là bản thân ông ta và cuộc bầu cử đã qua, chứ không phải là 2 Thượng nghị sĩ Cộng hoà đang đối mặt với kỳ bầu cử có hậu quả vô cùng to lớn vào thứ Ba.
Tổng thống sử dụng bài phát biểu của mình ở Dalton – có thể là buổi tập hợp chính trị cuối cùng trước khi rời Toà Bạch Ốc – để củng cố danh sách kẻ thù trước những người ủng hộ nhiệt tâm. Sau khi công khai khích lệ đối thủ thách thức vòng sơ bộ với Brian Kemp – cựu đồng minh của Tổng thống, người đã từ chối huỷ kết qủa bầu cử ở Georgia, tại buổi tập hợp vào tháng trước, ông Trump vào tối thứ Hai thề sẽ đích thân vận động chống lại Thống đốc Georgia khi ông đối mặt với tái tranh cử vào sang năm. “Tôi sẽ đến đây trong khoảng 1 năm rưỡi nữa để vận động chống lại Thống đốc của quý vị,” Trump nói. “Tôi bảo đảm điều đó.”
Tổng thống cũng đá sang Brad Raffengsperger một ngày sau khi Washington Post loan tin về cuộc điện đàm giữa ông ta với Chánh Thư ký tiểu bang Georgia, trong đó Trump hối thúc Raffensperger “tính toán lại” kết quả bầu cử và tìm ra 11.870 phiếu mới cho ông ta.
Tối cao Pháp viện cũng bị đem ra nhạo báng tại buổi tập hợp vì đã không tán thành những nỗ lực pháp lý thất bại của ông Trump và đồng minh nhằm tìm cách đảo ngược kết quả bầu cử 2020. “Tôi không hài lòng với Tối cao Pháp viện,” Trump than phiền. “Họ không chịu hành động.”
Tổng thống cũng gợi ý một số mục tiêu của ông ta trong tương lai, trong đó có người đang ngồi trong đám đông. Có 2 lần, ông Trump bày tỏ bất mãn với Thượng nghị sĩ Mike Lee (Cộng hoà – Utah) – người đang vận động cho Loeffler và Perdue ở Georgia, và ông cũng có mặt ở Dalton – vì đã không ký tên tham gia vào nỗ lực của các Thượng nghị sĩ Cộng hoà ngăn chặn chiến thắng cử tri đoàn của Biden. Vào thứ Hai, Lee gởi thư cho giới đồng nghiệp Cộng hoà phản đối nỗ lực đó. “Tôi có chút giận anh hôm nay,” ông Trump nói với Thượng nghị sĩ từ sân khấu. “Tôi chỉ muốn Mike Lee nghe điều này, khi tôi nói,” Tổng thống nói thêm.
Tổng thống cũng tán thành một ngôi sao tương lai của phong trào Dựng nước Mỹ vĩ đại lại – MAGA, Dân biểu mới đắc cử Marjorie Taylor Greene (Cộng hoà – Georgia) – một người theo thuyết âm mưu ủng hộ QAnon đại diện Dalton.
Hương Giang (Theo Washington Examiner)
Việc gian lận bầu cử như các đồn đoán cuối cùng cũng có thật và đã bị phát hiện. Và người mang âm mưu gian lận bầu cử không ai khác hơn chính là tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm, Donald J. Trump.
Trong cuộc điện đàm với giới chức bầu cử tiểu bang Georgia hồi cuối tuần qua, người dân Mỹ đã nghe được Donald Trump đề nghị gian lận lá phiếu cử tri như thế nào.
Từ giữa năm qua, khi cuộc bầu cử chưa bắt đầu thì Trump đã lên tiếng về việc gian lận bầu cử, trong khi nắm toàn bộ quyền hành cùng vấn đề an ninh trong tay với trách nhiệm bảo vệ nó. Đó chỉ là bước chuẩn bị trong trường hợp bị thất cử mà Trump đã tiên liệu.
Các nỗ lực an ninh nhằm bảo vệ sự an toàn, minh bạch và chính xác cho cuộc bầu cử 2020 đã được giới chức trách liên bang và tiểu bang chuẩn bị và thực hiện nghiêm ngặt nhất. Trước và sau cuộc bầu cử, từ Bộ Tư Pháp, FBI, CIA hay các cơ quan an ninh quốc gia nói chung cho đến giới quan chức bầu cử các tiểu bang, hệ thống tòa án Hoa Kỳ cũng đồng kết luận không có bất cứ điều bất thường nào đã xảy ra so với các cuộc bầu cử trong quá khứ.
Đây cũng là điều mà tổ chức think tank về chính sách và luật pháp phi đảng phái Brenman Center thuộc Đại Học Luật Khoa New York NYU thu thập, phân tích các dữ liệu quốc gia đã tái xác nhận điều này.
Geogia đã ba lần kiểm phiếu, kể cả đếm tay. Những âm mưu đảo ngược kết quả, là điều không tưởng vì các kết quả cuối cùng đã chứng thực, các đại cử tri đã bỏ lá phiếu cuối cùng. Nhưng Donald Trump vẫn vô vọng gắng gượng thực hiện, bất chấp nó có thể là hành vi phạm pháp.
Luật của tiểu bang Georgia bao gồm hai điều khoản hình sự hóa tội “gian lận bầu cử” và “âm mưu gian lận bầu cử”, cũng như luật liên bang đã hình sự hóa “việc mua phiếu, bỏ hoặc đếm phiếu được biết là sai phạm nghiêm trọng, hư cấu hoặc gian lận kết quả”. Nên việc còn lại là trách nhiệm của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ với đoạn băng thu âm có được sẽ như thế nào một khi Trump rời nhiệm sở.
Dẫu sao điều Trump làm cũng có thể tạo thêm vài kích động cuối cùng cho các thần dân mình, khi chỉ đôi ngày nữa Quốc Hội tổ chức nghi thức tượng trưng để chứng nhận về kết quả bầu cử, cũng như chỉ còn hai tuần cuối cùng để nắm quyền.
Trong cuốn “Nghệ Thuật Thương Thuyết” Trump bảo rằng: “Tôi đùa giỡn trên sự hoang tưởng của người khác. Người ta có thể không suy nghĩ to tát về mình, nhưng họ vẫn có thể rất phấn khích với những ai làm được. Đó là lý do cũng chẳng hại gì với một chút cường điệu. Người ta muốn tin rằng điều gì đó là to tát nhất, vĩ đại nhất và ngoạn mục nhất“.
Nguyên văn: I play to people’s fantasies. People may not always think big themselves, but they can still get very excited by those who do. That’s why a little hyperbole never hurts. People want to believe that something is the biggest and the greatest and the most spectacular – Art of Deal,1987.
Nghệ thuật thương thảo của Trump là nghệ thuật gian lận. Là nghệ thuật đùa giỡn, xem thần dân của mình như những món đồ chơi có thể tung hứng. Nó đã xảy ra như vậy với không ít người. Nhưng chắc chắn một điều là Donald Trump không thể tung hứng và gian trá với người dân Mỹ, với cả nước Mỹ, cùng nền dân chủ lâu đời của nó.
Toàn bố cuộc điện đàm dài 1 tiếng 2 phút 2 giây tại đây:
Hai ông Jon Ossoff và Raphael Warnock đã giúp Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện |
Sự vận động quyết liệt các cử tri Dân chủ đi bầu cùng với sự bất mãn với chính quyền của Tổng thống Donald Trump cộng với sự thay đổi về cơ cấu dân số với nhiều người Dân chủ di cư sang đã khiến bang Georgia chuyển màu từ đỏ (Cộng hoà) sang màu xanh (Dân chủ) lần đầu tiên sau nhiều năm, một số nhà quan sát nói với VOA.
Hôm 6/1, Đảng Dân chủ giành được quyền kiểm soát Thượng viện với hai chiến thắng lịch sử trong vòng bầu cử cuối ở Georgia. Chiến thắng này có được sau khi ứng viên Dân chủ Joe Biden đánh bại đương kim Tổng thống Cộng hòa Donald Trump với cách biệt hẹp hồi tháng 11.
Mục sư Raphael Warnock đã đánh bại Thượng nghị sĩ Kelly Loeffler, trở thành đảng viên Dân chủ da đen đầu tiên được bầu vào Thượng viện từ miền Nam. Còn ông Jon Ossoff, 33 tuổi, chủ của một công ty sản xuất video vốn chưa từngnắm giữ chức vụ trong chính quyền, đã đánh bại Thượng nghị sĩ David Perdue, vốn vừa hoàn thành nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 28 năm qua bang Georgia, vốn được xem là tường thành của Đảng Cộng hòa, bầu cho một ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ và lần đầu tiên sau 20 năm bầu cho ứng viên Dân chủ vào Thượng viện.
Chiến thắng của hai ông Warnock và Ossoff đã giúp đảm bảo thế đa số mỏng manh cho phe Dân chủ ở cả hai viện Quốc hội, giúp Tổng thống tân cử của Đảng Dân chủ Joe Biden có thể dễ dàng thúc đẩy chương trình nghị sự của mình.
Cả hai thượng nghị sĩ thất cử là ông Perdue và bà Loeffler đều một lòng ủng hộ ông Trump trong suốt cuộc vận động nước rút ngay cả khi ông Trump từ chối công nhận chiến thắng của ông Biden và đòi các quan chức bầu cử bang Georgia lật lại kết quả theo hướng có lợi cho ông.
Tờ New York Times nhận định rằng hai ông Ossoff và Warnock đã giành chiến thắng nhờ vào một chiến dịch thúc đẩy người dân đi bỏ phiếu quyết liệt vốn diễn ra ngay sau cuộc bầu cử hồi tháng 11, khi không có ứng cử viên nào trong cả hai cuộc đua có đủ đa số phiếu để khỏi phải bầu vòng hai.
“Thúc đẩy cử tri đi bầu trong số những người cấp tiến và cử tri Da đen trong giai đoạn bỏ phiếu sớm, đảng Dân chủ đã tạo được một lợi thế khó vượt qua trong ngày bầu cử,” tờ báo này viết.
Đảng Dân chủ thắng nhờ vào cách biệt áp đảo ở các thành phố của Georgia, các chiến thắng quyết định ở các vùng ngoại ô từng là thành trì của Đảng Cộng hòa và nhờ tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thiếu nhiệt tình tại các quận hạt vốn là cơ sở truyền thống của Đảng Cộng hòa, cũng theo New York Times.
‘Bang dao động vô hình’
Theo bà Trần Thị Thúy Hằng, một nhà hoạt động của Đảng Dân chủ hiện cư ngụ tại thành phố Atlanta, bang Georgia, có hai lý do chính mà tiểu bang này ‘đổi màu’ trong kỳ bầu cử năm nay: sự bất mãn với chính quyền ông Trump và Đảng Cộng hòa và sự vận động tích cực các cử tri cấp tiến đi bầu.
Bà giải thích rằng đại dịch Covid-19 đã cho thấy những việc làm của chính quyền của Đảng Cộng hòa ‘không thật sự giúp đỡ cho người dân Mỹ’.
“Họ không nghiêm túc thực hiện những khuyến cáo chống dịch của CDC (Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh),” bà nói.
Về tỷ lệ cử tri đi bầu, bà Hằng, vốn làm việc cho Quỹ Vận động người Mỹ gốc Á (Asian American Advocacy Fund), chỉ ra rằng trong cuộc bầu cử hồi năm 2016, ‘có chưa tới 50% người da đen, người gốc Á và các cộng đồng thiểu số khác đi bầu’ ở Georgia.
Theo nhận định của bà thì trong những năm qua, Georgia ‘ngày càng đi về hướng cấp tiến’ nhưng điều này không được thể hiện trong các cuộc bầu cử vì điều mà bà gọi là ‘voting suppression’, tức là đè nén quyền bỏ phiếu.
“Ở Georgia có những thành phố mà đa số người dân có tư tưởng cấp tiến nhưng họ gặp vấn đề về bầu cử, chẳng hạn như không biết cách bầu cử, tên tuổi của họ không khớp với hồ sơ lưu hay không có người khuyến khích họ đi bầu, nên họ không có động cơ đi bầu,” bà giải thích.
Do đó, bà cho rằng bang Georgia trên thực tế ‘là tiểu bang dao động vô hình’ chứ không phải bang đỏ vì nhiều cử tri cấp tiến ‘không cảm thấy cần thiết đi bầu’.
“Hồi năm 2016, các cử tri này cho rằng bà Hillary Clinton chắc thắng nên họ không đi bầu. Họ không muốn dính vào chính trị,” bà phân tích. “Nhưng năm nay, vì chính quyền của ông Trump, vì Covid, họ cảm thấy họ phải đi bầu.”
Đến kỳ bầu cử năm nay, quỹ vận động của bà hoạt động để thúc đẩy tỷ lệ đi bầu trong các cộng đồng này, bà nói.
“Mình giúp người Việt Nam hay người gốc Á đăng ký bầu cử vì nhiều người không biết đăng ký như thế nào, không biết cách bầu qua thư hay bầu cử cho ai,” bà giải thích.
Chìa khóa thành công trong nỗ lực vận động cử tri này, theo bà Hằng, là ‘xây dựng được mối quan hệ với các cử tri’. “Chúng tôi làm chương trình phát thanh, đi gõ cửa từng nhà, gửi thư từng người. Người dân họ thấy nỗ lực đó và họ đi bầu,” bà nói.
Ngoài ra, một lý do nữa các cử tri Georgia muốn bầu cho Đảng Dân chủ vì họ muốn giữ chính sách bảo hiểm y tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19, cũng theo bà Hằng.
Xu thế bền vững?
Tuy nhiên, bang này có trở thành bang xanh luôn hay không là ‘không chắc chắn’ vì điều đó còn tùy thuộc vào việc Đảng Cộng hòa có thay đổi quan điểm, chính sách của họ hay không, chẳng hạn như ít bài di dân hơn, ủng hộ sự đa dạng hơn.
Mặt khác, nếu các thượng nghị sĩ Dân chủ vừa được bầu không giữ được lời hứa khi tranh cử thì ‘cử tri Georgia sẽ bầu cho Cộng hòa trở lại’, bà Hằng dự đoán.
Bà quan sát thấy rằng có ‘sự dịch chuyển dần dần từ bảo thủ sang cấp tiến’ ở các bang miền Nam, không chỉ ở Georgia,với bằng chứng là ‘rất nhiều người ở các bang này bầu cho ông Biden hôm 3/11’.
“Tuy nhiên những bang này chưa chuyển xanh ngay như Georgia vì thành phần bảo thủ ở đó vẫn còn rất mạnh,” bàphân tích. Ngoài ra, chủng tộc cũng là một sắc dân khiến các bang đỏ khó chuyển xanh hơn, bà nói thêm và chỉ ra ở Georgia có chưa tới 50% là dân da trắng trong khi tỷ lệ này ở các bang như Louisiana và Texas lần lượt là 62% và 70%.
Về quan điểm chính trị của người gốc Việt ở Georgia, bà Hằng nói lịch sử chiến tranh, tị nạn ‘nên đa số theo Cộng hòa’ và ‘rất khó thuyết phục họ đổi phe’.
“Khi chúng tôi vận động nhiều người Việt họ không lắng nghe mà chỉ trung thành với Đảng Cộng hòa,” bà nói.
“Vận động các cử tri gốc Việt chỉ cần nói chống Cộng, chống Trung Quốc là họ bầu ngay,” bà nói và cho biết bản thân trong gia đình bà, cha của bà cũng là ủng hộ viên trung thành của Đảng Cộng hòa.
Di dân từ bang xanh sang bang đỏ
Từ San Jose, bang California, anh Tony Đinh, một kỹ sư công nghệ thông tin và theo dõi chặt chẽ các cuộc bầu cử ở Mỹ, chỉ ra hiện tượng di dân từ các tiểu bang Dân chủ sang bang Cộng hòa khiến cho các bang đỏ ngày càng chuyển sang xanh.
“Georgia đã trải qua một thời gian khá dài để chuyển đổi thành như hôm nay,” anh nói.
Lý do chuyển đến, theo lời anh, là cơ hội việc làm ở những tiểu bang đó. Ngoài ra, các di dân thường chuyển đến các thành phố lớn để tìm việc mà các thành phố lớn thường thuộc về chính quyền Dân chủ nên ‘họ cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường cấp tiến đó’.
Trong thời gian qua, anh Đinh đã chứng kiến một số hãng công nghệ lớn ở bang California chuyển sang bang Texas và kéo theo đông đảo nhân viên của họ, vốn có lập trường Dân chủ, chuyển đến sống ở Texas và đi bầu cho Dân chủ.
Theo giải thích của người kỹ sư công nghệ thông tin này thì do dân số Dân chủ quá đông nên họ dễ dàng chuyển sang áp đảo dân số các bang Cộng hòa, trong khi ở chiều ngược lại ‘khó xảy ra’.
“Giống như California có 44 triệu dân mà Dân chủ chiếm tới 66% trong khi Georgia chỉ có bảy triệu dân,” anh chỉ ra và cho biết chỉ cần một phần dân số California chuyển sang cũng khiến các bang Cộng hòa ít dân chuyển thành Dân chủ.
Ở chiều ngược lại, nếu dân cư bang Cộng hòa chuyển sang bang Dân chủ thì có nguy cơ sẽ khiến dân số Cộng hòa ở bang của họ ‘ngày càng ít đi’.
Trong một bài viết đăng trên báo Washington Post ngày 03/01/2021, 10 cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ kêu gọi quân đội « không can thiệp » vào chính trị và tiến trình chuyển giao quyền lực phải được diễn ra một cách êm thắm.
Đó là 10 cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ còn sống ký tên vào bài viết gồm các ông Ashton Carter, Leon Panetta, William Perry, Dick Cheney, William Cohen, Donald Rumsfeld, Robert Gates, Chuck Hagel, James Mattis và Mark Esper. Các ông Mattis và Esper từng được chính ông Donald Trump bổ nhiệm vào chức vụ bộ trưởng Quốc Phòng.
Lời kêu gọi của các cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ được đưa ra ba ngày trước khi Quốc Hội chính thức công nhận Joe Biden đắc cử tổng thống Hoa Kỳ và sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/01/2021 để trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.
Theo các cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, mọi ý đồ lôi kéo quân đội vào cuộc để giải quyết tranh chấp chính trị có nguy cơ đẩy nước Mỹ vào một « vùng đất nguy hiểm, bất hợp pháp và đi ngược lại với Hiến Pháp » của Hoa Kỳ. Họ đồng thời kêu gọi quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Christopher Miller cũng như tất cả các quan chức của Lầu Năm Góc tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao quyền lưc giữa chính quyền Trump với ban lãnh đạo sắp tới trong chính quyền Biden. Quân đội cần « tránh có mọi hành động chính trị có nguy cơ làm lu mờ kết quả bầu cử hay gây khó khăn cho chính quyền sắp tới ».
Các cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã lên tiếng sau khi nhiều tờ báo ở Washington tiết lộ Nhà Trắng từng tính đến khả năng ban hành thiết quân luật để phản đối kết quả bầu cử tổng thống hôm 03/11/2020. Nhưng chính tổng thống Donald Trump đã bác bỏ tin trên.
Ngày 14/12/2020 đại cử tri đoàn đã chính thức công nhận ứng viên đảng Dân Chủ Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ với sự ủng hộ của 306 đại cử tri. Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump giành được 232 phiếu.
04/01/2021 - AP/Voatiengviet.com voatiengviet.com
AP - Lầu Năm Góc |
Hôm 3/1, tất cả 10 cựu Bộ trưởng Quốc phòng lên tiếng phản đối bất kỳ động thái nào đưa quân đội vào việc theo đuổi các cáo buộc gian lận bầu cử, cho rằng điều đó sẽ đưa đất nước tới nơi “nguy hiểm, bất hợp pháp và vi hiến” theo AP.
10 cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, đã ký vào một bài xã luận được đăng trên trang The Washington Post. Nhóm này viết rằng sau cuộc bầu cử ngày 3/11 và các cuộc kiểm phiếu tiếp theo ở một số bang, cũng như các thách thức không thành công tại tòa án, kết quả đã rõ ràng, trong khi không nêu tên ông Trump trong bài báo.
“Đã qua rồi thời hạn thẩm vấn kết quả; thời gian để kiểm phiếu chính thức các cử tri đoàn, theo quy định trong Hiến pháp và quy chế, đã đến,” các cựu bộ trưởng viết.
Các cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng cảnh báo không nên sử dụng quân đội trong bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả bầu cử.
Họ viết: “Những nỗ lực để lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tham gia giải quyết các tranh chấp bầu cử sẽ đưa chúng ta vào nơi nguy hiểm, bất hợp pháp và vi hiến.”
Nhóm này viết tiếp: “Các quan chức dân sự và quân sự chỉ đạo hoặc thực hiện các biện pháp như vậy sẽ phải chịu trách nhiệm, bao gồm cả khả năng phải đối mặt với các tội hình sự, về hậu quả nghiêm trọng của hành động của họ đối với nền cộng hòa của chúng ta.”
Một số sĩ quan quân đội cấp cao, bao gồm Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đã tuyên bố công khai trong những tuần gần đây rằng quân đội không có vai trò quyết định kết quả của các cuộc bầu cử Hoa Kỳ và rằng lòng trung thành của họ là với Hiến pháp, không phải đối với cá nhân lãnh đạo hoặc một đảng chính trị.
10 cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng cảnh báo trong bài viết trên The Washington Post về những nguy cơ cản trở quá trình chuyển giao quyền lực đầy đủ và suôn sẻ tại Bộ Quốc phòng trước Ngày nhậm chức 20/1 như một phần của việc chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Washington Post - baotiengdan.com
Trúc Lam, dịch
3-1-2021
, , , , , , , , và
Là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, chúng tôi có quan điểm chung về các nghĩa vụ trang trọng của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng. Mỗi người chúng tôi đã tuyên thệ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp, chống lại mọi kẻ thù, trong và ngoài nước. Chúng tôi không thề bảo vệ một cá nhân hay một đảng phái nào.
Các cuộc bầu cử ở Mỹ và sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình mang lại kết quả là những dấu ấn của nền dân chủ chúng ta. Với một cuộc bầu cử ngoại lệ duy nhất và bi thảm đã khiến nhiều người Mỹ thiệt mạng hơn tất cả các cuộc chiến tranh của chúng ta cộng lại, kể từ năm 1789 Hoa Kỳ chưa từng có một cuộc chuyển giao nào phá vỡ kỷ lục đó, kể cả thời kỳ xung đột đảng phái, chiến tranh, dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế. Năm nay cũng không ngoại lệ.
Cuộc bầu cử của chúng ta đã xảy ra. Các cuộc đếm phiếu lại và thẩm tra đã được thực hiện. Các thách thức thích hợp đã được giải quyết bởi các tòa án. Các thống đốc đã chứng nhận kết quả. Và cử tri đoàn đã bỏ phiếu. Đã hết thời hạn đặt câu hỏi về kết quả; đã đến lúc chính thức kiểm phiếu cử tri đoàn, theo quy định của Hiến pháp và quy chế.
Như các lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng lưu ý, “quân đội Mỹ không có vai trò gì trong việc xác định kết quả của một cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ“. Những nỗ lực để lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tham gia giải quyết các tranh chấp bầu cử sẽ đưa đất nước chúng ta vào sự nguy hiểm, bất hợp pháp và vi hiến. Các quan chức dân sự và quân sự chỉ đạo hoặc thực hiện các biện pháp như vậy sẽ phải chịu trách nhiệm, bao gồm khả năng phải đối mặt với các tội hình sự, về hậu quả nghiêm trọng qua hành động của họ đối với nước cộng hòa của chúng ta.
Quá trình chuyển giao, mà tất cả chúng ta đều đã trải qua, là một phần quan trọng của việc chuyển giao quyền lực thành công. Chúng thường xảy ra vào những lúc quốc tế không chắc chắn về chính sách và vị thế an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Đó có thể là thời điểm mà đất nước dễ bị tấn công bởi những kẻ thù tìm cách lợi dụng tình hình.
Với những yếu tố này, đặc biệt là vào thời điểm các lực lượng Hoa Kỳ đang tham gia vào các hoạt động trên khắp thế giới, thì việc chuyển đổi ở Bộ Quốc phòng càng phải được thực hiện đầy đủ, hợp tác và minh bạch. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher C. Miller và các thuộc cấp của ông – những người được bổ nhiệm chính trị, các sĩ quan và công chức – đều phải tuân theo lời thề, luật pháp và tiền lệ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chính quyền mới lên nắm quyền và phải hết lòng làm như vậy. Họ cũng phải kiềm chế mọi hành động chính trị, phá hoại kết quả cuộc bầu cử hoặc cản trở sự thành công của đội ngũ mới.
Chúng tôi kêu gọi họ, những lời kêu gọi mạnh mẽ nhất, hãy làm như nhiều thế hệ người Mỹ đã làm trước họ. Hành động cuối cùng này phù hợp với truyền thống và tính chuyên nghiệp cao nhất của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, cũng như lịch sử chuyển đổi dân chủ ở đất nước vĩ đại của chúng ta.
WASHINGTON, DC (NV) – Cựu luật sư ủy ban tranh cử của Tổng Thống Donald Trump, bà Sidney Powell, vừa bị công ty chế tạo máy bỏ phiếu đưa đơn kiện về tội phỉ báng, sau khi bà liên tục đưa ra các cáo buộc không bằng chứng là họ nằm trong một âm mưu lớn lao nhằm gian lận kết quả cuộc bầu cử hôm 3 Tháng Mười Một vừa qua.
Theo bản tin của Bloomberg hôm Thứ Sáu, 8 Tháng Giêng, công ty Dominion Voting Systems Inc. nộp đơn kiện đòi Luật Sư Sidney Powell phải bồi thường $1.3 tỷ, do các thiệt hại gây ra khi bà này nộp các đơn kiện, theo đó tìm cách hủy bỏ kết quả bầu cử, và đều bị tòa án mọi nơi bác bỏ do các cáo buộc không bằng cớ và dựa trên các thuyết âm mưu từng bị chứng minh là bịa đặt, có liên quan đến công ty.
Luật Sư Sidney Powell. (Hình: Mandel Ngan/AFP via Getty Images) |
Bà Powell bị loại ra khỏi ủy ban tranh cử của ông Trump chẳng bao lâu sau cuộc họp báo hôm 19 Tháng Mười Một. Bà từng nói rằng các nhân viên Iran và Trung Quốc đã xâm nhập vào các máy của Dominion để giúp ứng cử viên Joe Biden, và nhu liệu điều hành các máy này có liên hệ tới nhà độc tài Venezuela Hugo Chavez, người qua đời năm 2013.
Công ty Dominion, có văn phòng đặt tại Toronto ở Canada, và Denver ở Mỹ, nói trong đơn kiện rằng các cáo buộc của bà Powell là hoàn toàn bịa đặt. Công ty nói bà này hợp cùng với các đồng minh và một số cơ quan truyền thông, có cùng một ý định là đưa ra hình ảnh sai lạc về cuộc bầu cử 2020. Đơn kiện nói thêm: “Powell mở chiến dịch tung tin thất thiệt về công ty Dominion tới nhiều triệu người, gây thiệt hại lớn lao cho công ty Dominion.”
Đơn kiện này có thể là khởi đầu của các đơn kiện khác nhắm vào cá nhân cũng như một số cơ quan truyền thông bị cáo buộc là làm thiệt hại uy tín của công ty Dominion khi liên tục phát biểu hoặc loan tải các thuyết âm mưu sai lạc để giải thích lý do vì sao Tổng Thống Trump thất cử.
Luật sư riêng của ông Trump là Rudy Giuliani, Fox News và ngay cả Tòa Bạch Ốc ở trong số những nơi nhận được thư cảnh cáo từ luật sư của Dominion hồi Tháng Mười Hai. (V.Giang) [qd]
Dominion Voting Systems hôm thứ Sáu đã để ngỏ việc kiện Tổng thống Trump và các đồng minh truyền thông của ông vì đã thúc đẩy các thuyết âm mưu về vai trò của công ty trong cuộc bầu cử năm 2020.
Trong một cuộc họp báo để thảo luận về đơn kiện trị giá 1,3 tỷ đô la được đệ trình hôm thứ Sáu chống lại luật sư ủng hộ Trump, Sidney Powell, một luật sư Dominion cho biết có thể sớm có vụ kiện tụng bổ sung. Khi được hỏi liệu Trump có thể được chỉ định là một nghi can tiềm năng hay không, một luật sư cho Dominion đã nói rõ rằng tổng thống không phải là người đứng trên luật
“Câu trả lời ngắn gọn là, chúng tôi không loại trừ bất kỳ ai,” luật sư Thomas Clare của Dominion nói. “Chúng tôi đang xem xét rất kỹ những tuyên bố và hành động của tất cả những người đã liên quan đến việc nói về Dominion.”
Công ty trước đây đã đe dọa kiện tụng Fox News, một số nhân vật chính của họ và các chuyên gia và cơ sở bảo thủ khác đã liên kết Dominion với những tuyên bố vô căn cứ về việc giả mạo cuộc bầu cử và gian lận cử tri phổ biến.
Vào sáng thứ Sáu, công ty đã đệ đơn khiếu nại phỉ báng dài 124 trang chống lại Powell vì bị cáo buộc quảng bá “một câu chuyện sai lầm ” về công ty hệ thống bỏ phiếu.
Đơn kiện cáo buộc Powell “quảng bá một câu chuyện sai lầm ” về cuộc bỏ phiếu năm 2020, bao gồm những tuyên bố không có căn cứ rằng công ty được thành lập ở Venezuela như một phần của hoạt động gian lận phiếu ủng hộ cố lãnh đạo xã hội chủ nghĩa Hugo Chávez và Dominion
Powell đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ The Hill.
Luật sư của Dominion nói với các phóng viên rằng các phương tiện truyền thông đưa ra nền tảng cho Powell hoặc khuếch đại các tuyên bố sai lệch về công ty có thể phải đối mặt với các vụ kiện tương tự.
“Có một số cá nhân và công ty truyền thông mà chúng tôi cho là đồng lõa và phải chịu trách nhiệm pháp lý về những sự giả dối này “Clare nói.
Clare không đề cập đến tên của bất kỳ tổ chức tin tức nào trong khi nói chuyện với các phóng viên nhưng cho biết vụ kiện hôm thứ Sáu “nêu chi tiết ít nhất 40 trường hợp riêng biệt về các tuyên bố sai sự thật và phỉ báng của bà Powell trong các lần xuất hiện trên các chương trình truyền hình cáp và các phương tiện truyền thông khác.”
TH