Vượt qua Việt
Nước Việt và thế giới
Hội nhập được thì cần gì Thoát Trung !
  ||   A   A   A   A  

Bầu cử Mỹ 2020 (6)

Bài mới hơn  Bài cũ hơn  Mục lục  Trang chính

January 10, 2021 - baocalitoday.com

Hai viên cảnh sát Virginia tạm cho nghỉ sau khi tham dự cuộc bạo động ở Capitol

Sở cảnh sát Rocky Mount, Virginia, đã thông báo cho các viên chức liên bang rằng hai trong số các cảnh sát của họ “đã có mặt” trong nỗ lực bao vây Điện Capitol hôm thứ Tư.

Cả hai sĩ đều đã được nghỉ hành chính.

“Sở cảnh sát Rocky Mount hoàn toàn ủng hộ mọi quyền hợp pháp về quyền tự do ngôn luận và hội họp của nhân viên nhưng không dung thứ cho những hành vi trái pháp luật xảy ra vào ngày hôm đó,” Sở cảnh sát cho biết trong một tuyên bố hôm Chủ nhật.

Cả hai viên cảnh sát đều chưa được công khai danh tính, nhưng sở cảnh sát cho biết cả hai đều không làm nhiệm vụ.

Theo Bộ Tư pháp, hàng chục người xông vào Điện Capitol đã bị bắt giữ, với ít nhất 13 người hiện đang phải đối mặt với các cáo buộc liên bang.

Trong số đó có Richard Barnett, người được chụp ảnh đang ngồi tại bàn làm việc của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và đánh cắp một mảnh thư từ văn phòng của cô ấy, Lonnie Coffman, người được cho là đã lái một chiếc xe bán tải với 11 ly cocktail Molotov, và Adam Johnson, người chụp ảnh trong lúc khiêng bục phát biểu của Pelosi ra khỏi tòa nhà.

TH

Đầu trang

January 9, 2021 - baocalitoday.com

FBI điều tra mục tiêu gây thương tích, bắt con tin của kẻ nổi loạn ở Capitol

(Washington Post) – FBI đang tìm cách xác định liệu những kẻ đã xông vào Điện Capitol vào thứ Tư có dự tính làm điều gì lớn hơn ngoài việc ngăn cản chứng nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Cơ quan điều tra đang thẩm tra chứng cớ xem có ai muốn sát hại hoặc bắt giữ các nhà lập pháp hoặc nhân viên của họ làm con tin.

Hơn chục nghi can đã bị bắt giữ, và nhà chức trách vào thứ Sáu thông báo những cáo buộc chống lại người đàn ông ở Arkansas ngồi gác chân lên bàn Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Nhưng các nhà điều tra đang xác định nếu có động cơ và những mục tiêu lớn hơn, của những kẻ vũ trang hoặc mang theo thiết bị cho thấy họ dự tính gây thương tích.

Một số kẻ bạo loạn được chụp hình có mang theo dây nhựa zip tie – loại dây nhựa có thể dùng trói tay, và một kẻ đã nhắn tin muốn giết bà Nancy Pelosi. Một người đàn ông khác bị bắt vì đã mang súng vào Điện Capitol.

“Chúng tôi không nhìn vào chuyện này như một âm mưu tổng thể, nhưng chúng tôi quan tâm đến việc tìm hiểu xem người ta sẽ làm gì với những thứ như dây nhựa zip ties,” một viên chức thực thi công lực nói.

Không có tấm hình hoặc băng hình nào cho thấy ai đó với zip tie tìm cách bắt giữ con tin. Một khả năng mà các nhà điều tra đang để mắt tới là có thể có vài người đã xông vào toà nhà có thể là nhân viên hoặc cựu nhân viên thực thi công lực hoặc quân nhân hoặc cựu quân nhân.

Cảnh sát trưởng quận Canadian ở Oklahoma, ông Chris West tại buổi họp báo vào thứ Sáu tranh chấp cáo buộc cho rằng ông là người trong tấm hình được ai đó đăng trên mạng xã hội, người này cho rằng Cảnh sát trưởng có mặt bên trong Điện Capitol. Ông West gỉai thích, ông có đến D.C tham gia biểu tình với tư cách “cá nhân” và là người ủng hộ ông Trump, nhưng ông chưa bao giờ đặt chân vào toà nhà Điện Capitol, và ông bước từ Liberty Square về hướng Điện Capitol khi bạo động bắt đầu.

Trong khi đó, cảnh sát trưởng quận Bexar, tiểu bang Texas, cho truyền thông hay, một trong những trung uý của ông – Roxanne Mathai – đang bị điều tra sau khi những tấm hình trên trương mục của cô cho thấy viên cảnh sát này đã có mặt ở Điện Capitol, theo đài ABC địa phương. Mathai chưa bị cáo buộc bất cứ hành vi sai trái nào.

Nhiều cáo buộc ban đầu tập trung vào xâm nhập bất hợp pháp, nhưng nhà chức trách cũng phát giác ra bom ống đặt bên ngoài trụ sở Uỷ ban Quốc gia Dân chủ và Uỷ ban Quốc gia Cộng hoà. Lực lượng thực thi công lực bắt giữ chủ chiếc xe tải chất 11 quả bom xăng và khẩu súng trường đậu gần đó. FBI hiện đang truy tìm kẻ đã đặt bom ống.

Bổ sung thêm vào tính cấp bách của cuộc điều tra, Twitter vào thứ Sáu lưu ý, những dự tính biểu tình có vũ trang sắp tới đã bắt đầu lưu truyền trên mạng trực tuyến, gồm kế hoạch tấn công lần thứ hai vào Điện Capitol và những toà nhà chính phủ khác vào ngày 17 tháng 1. Nhà chức trách cảnh báo có thể có nhiều động cơ khác nhau trong số những kẻ xông vào Quốc hội, và phần quan trọng trong cuộc điều tra của họ là xác định liệu có kẻ nào hoặc nhóm nào dự tính trước hoặc phối hợp để gây ra bạo lực chống lại các nhà chính trị gia hay không. Những người khác có thể đơn giản bị tóm được vào lúc phạm tội liều lĩnh không toan tính trước.

Nhà chức trách vào thứ Sáu cũng thông báo, một nhà lập pháp mới đắc cử từ tiểu bang West Virginia, Derrick Evans, bị cáo buộc xâm phạm trái phép vào khu vực cấm sau khi truyền trực tiếp hình ảnh ông ta trên Facebook. “Dùng hơi cay, chúng tôi không quan tâm,” Evans hô lớn. “Chúng tôi đang giành lại quốc gia, mặc kệ quý vị có thích hay không. Hôm nay là một cuộc thử nghiệm. Chúng tôi đang giành lại quốc gia.”

Luật sư đại diện Evans, John H. Bryan cho rằng thân chủ vô tội, không nằm trong nhóm bạo động phá hoại toà nhà Quốc hội, và ông ta thực hành quyền Tu chính Án thứ nhất.

Công tố viên cũng thông báo khởi tố Lonnie Leroy Coffman 70 tuổi từ Falkville, Alabama, một tội danh liên bang và một tội danh tiểu bang liên quan đến tàng trữ vũ khí không ghi danh hoặc không có giấy phép. Ông ta là chủ chiếc xe bán tải GMC mà đỏ mang bảng số Alabama đậu gần Điện Capitol chứa 11 quả bom xăng và khẩu súng trường M14. Cảnh sát cũng phát giác ra Coffman mang theo 2 khẩu súng ngắn.

Bộ Tư pháp vào thứ Sáu cho biết sẽ không cáo buộc kích động bạo lực. “Trọng tâm của chúng tôi là những gì diễn ra tại Điện Capitol. Đến lúc này, chúng tôi không cáo buộc bất cứ ai với tội danh kích động hay bạo động. Đây là cuộc điều tra rất phức tạp và đang diễn ra, và chúng tôi sẽ tiếp tục theo sự thật và pháp luật,” Phát ngôn nhân Bộ Tư pháp Marc Raimondi cho hay.

Hương Giang (Theo Washington Post)

Đầu trang

10/01/2021 - voatiengviet.com

Thêm thượng nghị sĩ Cộng hòa kêu gọi Trump từ chức

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Pat Toomey.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Pat Toomey hôm 10/1 nói rằng Tổng thống Trump nên từ chức sau khi các ủng hộ viên của ông tuần trước tràn vào Điện Capitol, gây thương vong, theo Reuters.

Ông Toomey, người ủng hộ Tổng thống Trump cho tới gần đây, trở thành thượng nghị sĩ Cộng hòa thứ hai kêu gọi nhà lãnh đạo này từ chức.

“Tôi nghĩ rằng điều tốt nhất cho đất nước chúng ta là tổng thống từ chức và ra đi sớm nhất có thể”, ông Toomey nói trên chương trình “Meet the Press” của kênh NBC.

Theo Reuters, ông cho biết thêm rằng ông không nghĩ có đủ thời gian để tiến hành luận tội vì chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là ông Joe Biden nhậm chức.

Thượng nghị sĩ Toomey, người có ý định về hưu khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2022, nói trên chương trình “State of the Union” của CNN rằng ông nghĩ từ chức là “cách tốt nhất để cho con người này vào dĩ vãng”.

Một thượng nghị sĩ Cộng hòa khác, bà Lisa Murkowski, hôm 8/1 nói rằng ông Trump nên từ chức ngay lập tức, theo Reuters.

Bà cũng cho biết có thể cân nhắc rời bỏ Đảng Cộng hòa nếu phe này không cắt đứt với ông Trump.

Đầu trang

09/01/2021 - voatiengviet.com

Nữ thượng nghị sĩ Cộng hòa đòi Trump từ chức sau vụ bạo loạn Điện Capitol

Phát biểu của nữ thượng nghị sĩ bốn nhiệm kì có lập trường ôn hòa phản ánh sự mất kiên nhẫn và phẫn nộ đang gia tăng trong khối các nghị sĩ Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ về vai trò của ông Trump trong vụ bạo loạn.

Thượng nghị sĩ bang Alaska Lisa Murkowski ngày thứ Sáu nói rằng Tổng thống Donald Trump nên từ chức, trở thành thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đầu tiên nói rằng ông nên rời nhiệm sở sau khi ông khuyến khích những người ủng hộ chống đối kết quả bầu cử, dẫn đến vụ bạo loạn chết người tại Điện Capitol.

“Tôi muốn ông ta từ chức. Tôi muốn ông ta ra đi. Ông ta đã gây ra đủ thiệt hại rồi,” bà Murkowski nói với báo Anchorage Daily News.

Bà Murkowski nói nếu Đảng Cộng hòa không cắt đứt những liên hệ với ông Trump, bà có thể rời bỏ đảng này. “Nếu Đảng Cộng hòa trở thành một đảng không khác gì đảng của Trump, tôi thành thật tự hỏi liệu đây có phải là đảng dành cho tôi hay không,” bà nói.

Phát biểu của nữ thượng nghị sĩ bốn nhiệm kì có lập trường ôn hòa phản ánh sự mất kiên nhẫn và phẫn nộ đang gia tăng trong khối các nghị sĩ Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ về vai trò của ông Trump trong vụ bạo loạn, dù nhiệm kì của ông chấm dứt vào ngày 20 tháng 1.

Hiện phe Dân chủ trong Hạ viện đang thúc đẩy nỗ lực luận tội ông Trump lần thứ hai vào đầu tuần sau. Dân biểu Đảng Cộng hòa Adam Kinzinger nói Phó Tổng thống Mike Pence và Nội các nên sử dụng Tu chính án thứ 25 để buộc ông Trump từ chức. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ben Sasse thì nói ông sẽ cân nhắc biểu quyết truất phế ông Trump nếu Hạ viện thông qua các cáo trạng luận tội.

Bà Murkowski nói ông Trump nên từ chức nếu ông không chịu thực hiện phận sự của mình. Bà dẫn ra loan báo của ông nói rằng ông sẽ không dự lễ nhậm chức của ông Biden và việc ông không quan tâm tới đại dịch COVID-19. “Ông ta nếu không chơi đánh golf thì cũng ở trong Phòng Bầu dục trút cơn giận," bà nói với báo Anchorage Daily News.

Bà nói thêm, “Ông ta phải ra đi. Ông ta cần làm điều đúng đắn, nhưng tôi không nghĩ ông ta có khả năng làm điều đúng đắn.”

Những phát biểu của bà Murkowski được đưa ra sau khi phe Cộng hòa thua cả hai cuộc bầu cử vòng cuối cho hai ghế ở Thượng viện Hoa Kỳ đại diện bang Georgia. Với chiến thắng kép của phe Dân chủ, Thượng viện đạt thế cân bằng 50-50 nhưng sẽ ngả về phe Dân chủ với quyền biểu quyết phá thế cân bằng của Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris.

Đầu trang

10 tháng 1 2021 - bbc.com

'QAnon Shaman' Jake Angeli bị buộc tội trong vụ bạo loạn ủng hộ Trump

GETTY IMAGES - Jacob Anthony Chansley được cho là người đàn ông đeo sừng và đội mũ lông thú trong các bức ảnh, bao gồm cả bức ảnh này từ bên trong Thượng viện

Một tín đồ nổi bật của thuyết âm mưu vô căn cứ QAnon đã bị buộc tội về vụ bạo loạn ở Quốc hội Hoa Kỳ.

Jacob Anthony Chansley, được gọi là Jake Angeli, đang bị giam giữ với các cáo buộc gồm tội danh có hành vi bạo lực và gây rối.

Ông Chansley, người tự gọi mình là QAnon Shaman, được cho là người đàn ông với khuôn mặt được vẽ sơn, đội mũ lông và sừng bên trong Quốc hội hôm thứ Tư.

Donald Trump, trong khi đó, phải đối mặt với một cuộc luận tội khác vì vai trò của ông trong tình hình bạo loạn.

Đảng Dân chủ cáo buộc tổng thống khuyến khích bạo loạn, khiến 5 người chết.

FBI đã kêu gọi công chúng giúp đưa những kẻ tấn công ra trước công lý.

Ông Chansley đã không bình luận công khai về các cáo buộc.

Một tuyên bố từ luật sư liên bang của Washington DC cho biết: "Chansley được xác định là người đàn ông được nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông, bước vào tòa nhà Capitol trong trang phục sừng, đội mũ da gấu, sơn mặt đỏ, trắng và xanh, cởi trần, và quần màu beige.

"Cá nhân này mang theo một ngọn giáo, dài khoảng 2 mét, với một lá cờ Mỹ buộc ngay dưới lưỡi kiếm."

Tuyên bố cho biết cảnh sát cũng đã bắt giữ một người đàn ông đến từ Florida được cho là đã được chụp ảnh khiêng bục giảng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi từ phòng của Hạ viện.

Adam Johnson, 36 tuổi, đang bị tạm giữ với các tội danh gồm một tội trộm cắp tài sản của chính phủ và một tội xâm nhập bằng bạo lực

GETTY IMAGES - Hình ảnh một người đàn ông đang vác bục từ Hạ viện

Cũng trong số những người bị buộc tội còn có nhà lập pháp tiểu bang West Virginia, Derrick Evans. Ông được cho là đã đăng một video của mình lên mạng, đứng bên ngoài tòa nhà với những người ủng hộ Trump, và sau đó đi vào trong.

Derrick Evans bị bắt hôm thứ Sáu và cũng bị cáo buộc có hành vi xâm nhập bằng bạo lực và gây rối trật tự tại Capitol Hill, tuyên bố của Bộ Tư pháp cho biết.

Hơn một chục người hiện đã bị buộc tội liên quan đến vụ tấn công tòa nhà Capitol. Họ bao gồm một người đàn ông ở Alabama được cho là đã được tìm thấy với 11 chai bom xăng gần nơi bất ổn.

Ông Trump sẽ rời nhiệm sở sau 11 ngày nữa. Các thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện dự kiến sẽ công bố văn bản luận tội ông hôm thứ Hai, vì tội "kích động nổi dậy".

Người phát ngôn của Nhà Trắng nói việc luận tội tổng thống vào giai đoạn cuối này sẽ chỉ khiến đất nước thêm chia rẽ.

QAnon là gì và từ đâu đến?

Những người ủng hộ phong trào QAnon nằm trong đám đông xông vào tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Tư.

Một số nhà hoạt động nổi tiếng đã được phát hiện bên trong tòa nhà, và những người khác treo các biểu ngữ theo chủ đề Q từ trong ra ngoài.

Về cơ bản, QAnon là một giả thuyết rộng rãi, hoàn toàn vô căn cứ nói rằng Tổng thống Trump đang tiến hành một cuộc chiến bí mật chống lại những kẻ ấu dâm tôn thờ Satan trong chính phủ, doanh nghiệp và truyền thông.

GS Whitney Phillips tờ ĐH Syracuse University nói rằng thuyết âm mưu QAnon chẳng hạn có thể giải thích vì sao tin đồn thổi lại “lan nhanh như cháy rừng”.

Đây là niềm tin rằng TT Trump đang dẫn đầu một cuộc chiến chống lại băng nhóm bạo dâm với trẻ em và theo quỷ Satan. Họ cho rằng bà Hillary Clinton là “thuộc băng nhóm đó”.

Vào tháng 10/2017, một người vô danh đã đăng một loạt dòng trạng thái trên mạng (message board) 4chan. Ký nick là "Q" người này nhận là có quyền vào cấp độ bảo mật cao của chính phủ Mỹ, cấp "Q clearance".

Các tin bài đó trở thành hiện tượng “rải thính Q” (Q drops, Q breadcrumbs), dùng mật mã, ký hiệu kèm nhiều khẩu hiệu phò Trump.

Kể từ đó, thuyết này lan tỏa rộng tới mức Twitter phải chặn lại.

Nhưng phái ủng hộ thuyết âm mưu Q không giảm đi, và rất có thể là vì từ 2017, lưu lượng thông tin trên Facebook, Twitter, Reddit và YouTube bùng nổ.

Kể từ khi xảy ra dịch Covid, hiện tượng chia sẻ và tin vào các thuyết kỳ dị nhất cũng tăng lên chứ không giảm đi.

Vấn đề của những người đã tin vào thuyết âm mưu là họ sẽ không dừng lại kể cả khi 'thuyết cơ bản' đã hết hiệu lực.

Khi đã 'đói' các lý giải kỳ quái, phi lý nhất trên đời thì niềm tin đó sẽ cần 'thức ăn' liên tục.

Ví dụ, ban đầu QAnon chỉ nhắm vào cuộc điều tra của Robert Muller, nhưng khi kết quả cuộc điều tra chẳng hề đem lại “bom tấn” thì phái tin vào thuyết này chuyển sang tin vào chuyện khác.

Sự có mặt của một số người ủng hộ QAnon ngay trong cuộc bạo động tại Điện Capitol hôm 06/01 cho thấy người ta có thể đi từ thế giới mạng tới hành động thực, bạo lực, ngoài đời.

Đầu trang

10-01-2021 - bbc.com

Khi Twitter cấm ông Trump: Vị trí của mạng xã hội

EPA - Twitter cấm vĩnh viễn tài khoản @realDonaldTrump của ông Trump hôm thứ Bảy

Việc các mạng xã hội Twitter, Facebook và Instagram áp lệnh cấm đối với tài khoản của ông Donald Trump làm dấy lên câu hỏi lớn về việc mạng xã hội cần phải được kiểm soát như thế nào, Bộ trưởng Y tế của Anh, Matt Hancock nói.

Các công ty trên đã có hành động sau khi những người ủng hộ Tổng thống Hoa Kỳ xông vào Điện Capitol ở thủ đô Washington DC hôm thứ Tư.

Bộ trưởng Y tế Anh nói rằng việc khóa tài khoản cho thấy nay các mạng xã hội đang có "những quyết định về đường lối biên tập tin tức".

Các nhà vận động thì muốn mạng xã hội được coi là các "nhà xuất bản" thay vì là các "nền tảng", có nghĩa là các mạng xã hội cần phải chịu kiểm soát nhiều hơn.

Nhưng những người phản đối thì nói làm vậy là đồng nghĩa với việc khiến cho chính phủ các nước rộng tay hạn chế quyền tranh luận.

Tổng thống Trump hiện đang đối diện với việc bị luận tội; Đảng Dân chủ cáo buộc vị tổng thống thuộc phe Cộng hòa này là đã kích động bạo lực ở Washington, sự kiện khiến cho năm người thiệt mạng.

Twitter đã cấm vĩnh viễn tài khoản riêng của ông Tổng thống, @realDonaldTrump, vào hôm thứ Bảy và nhắc tới "nguy cơ có thêm việc kích động bạo lực".

Tuy nhiên, ông Trump gọi đây là hành động tấn công vào quyền tự do ngôn luận, và nói ông sẽ cân nhắc tới việc "xây dựng một nền tảng riêng của chúng tôi trong tương lai".

Lựa chọn tiếng nói

Đã có cuộc tranh luận kéo dài từ lâu về việc liệu các công ty vận hành mạng xã hội theo luật có cần phải được coi như các nhà xuất bản hay không. Nếu có, các mạng xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc xử lý nội dung do người dùng đăng tải có liên quan tới việc phỉ báng, phân biệt đối xử, thông tin sai hoặc kích động chống đối.

Ông Hancock, người từng giữ chức bộ trưởng văn hóa Anh, nói trong chương trình Andrew Marr của kênh truyền hình BBC One: "Những cảnh rõ ràng diễn ra do sự khuyến khích của Tổng thống Trump - những cảnh xảy ra tại Điện Capitol - là thật kinh khủng, và tôi rất buồn khi phải chứng kiến điều đó, bởi nền dân chủ Mỹ một điều đáng tự hào.

"Nhưng đã có những thứ thay đổi, đó là các nền tảng mạng xã hội đang đưa ra những quyết định có tính chất định hướng biên tập. Điều đó có nghĩa là họ đang lựa chọn ai là người được nói và ai là người không được phép lên tiếng trên các nền tảng của họ."

Ông Hancock nói rằng diễn biến như vậy nhiều khả năng sẽ tạo ra "những hậu quả".

REUTERS

Trước đó, khi được hỏi về quyết định của Twitter trong việc đóng tài khoản của ông Trump, ông Hancock nói với hãng tin Sky News: "Tôi cho rằng điều này làm dấy lên một câu hỏi vô cùng quan trọng, đó là các nền tảng truyền thông xã hội nay đang đưa ra các quyết định về mặt biên tập.

"Và đó là một câu hỏi rất lớn, bởi nó làm dấy lên những câu hỏi về các đánh giá mang tính chất đường lối biên tập của họ và cách mà họ cần phải chịu các quy định quản lý, kiểm soát."

Twitter đã cấm tài khoản của ông Trump sau khi liên tục tăng cường cảnh báo đối với các post của ông nói về đại dịch Covid-19 và về kết quả kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Trong một bài blog đăng hôm thứ Sáu, công ty nói rằng lợi ích công chúng mà Twitter muốn hướng tới là nhằm để công chúng được trực tiếp lắng nghe từ các quan chức được bầu và từ các nhà lãnh đạo thế giới.

Hãng nói thêm: "Tuy nhiên, chúng tôi phải nói rõ rằng nhìn lại những năm qua, các tài khoản này không đứng trên được các quy định của chúng tôi, và không thể sử dụng Twitter để kích động bạo lực. Chúng tôi sẽ tiếp tục minh bạch về chính sách của mình và về việc thực thi các chính sách đó."

Facebook và Instagram cấm tài khoản của ông Trump "vô thời hạn" từ hôm thứ Năm.

CEO của Facebook Mark Zuckerberg nói rằng lệnh cấm này sẽ không được dỡ bỏ ít nhất là cho tới ngày 20/1, là lúc ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức để trở thành tân Tổng thống Hoa Kỳ.

Đầu trang

09/01/2021 - Anh Vũ - rfi.fr

Vụ tấn công nhà Quốc Hội: Áp lực đòi truất quyền Donald Trump gia tăng

Ảnh minh họa: Tổng thống Donald Trump phát biểu với đám đông biểu tình ủng hộ ông tại Washington DC, trước khi họ tràn vào Quốc Hội. Ảnh ngày 06/01/2021. © REUTERS - SHANNON STAPLETONj

Hai ngày sau vụ những người ủng hộ được Donald Trump khích động tinh thần tấn công trụ sở Quốc Hội Mỹ, đồi Capitol, chính giới cũng như nhiều tổ chức nghiệp đoàn Mỹ ngày 08/11/2021 liên tiếp lên tiếng đòi truất quyền tổng thống ngay lập tức với Donald Trump dù ông chỉ còn 12 ngày tại vị.

Phe Dân Chủ chuẩn bị khởi động thủ tục luận tội tổng thống, đồng thời kêu gọi quân đội ngăn chặn khả năng tổng thống không làm chủ được mình có những hành vi thù nghịch quân sự hay thâm chí ra lệnh tấn công hạt nhân. Trong khi đó, Donald Trump hôm qua, thông báo trên Twitter không dự lễ nhậm chức tổng thống của Joe Biden, dù trước đó một hôm ông đã hứa sẽ chuyển giao chính quyền một cách « êm thắm, trong trật tự ».

Đặc phái viên RFI tại Washington, Eric de Salve tóm lược thông tin :

Đây là một trong những dòng đầu tiên của Donald Trump sau khi tài khoản Twitter của ông bị khóa 12 giờ và nội dung không thể bỏ qua được. Tổng thống Mỹ viết : « Với những người đặt câu hỏi, tôi sẽ không tới dự lễ nhậm chức ngày 20 tháng Giêng ».

Mặc dù bị áp lực mạnh từ vụ những người ủng hộ tấn công tòa nhà Quốc Hội ở Capitol hơm thứ Tư, mặc dù hàng loạt quan chức trong chính quyền, trong đó có 2 bộ trưởng, của ông từ chức, Donald Trump vẫn như vậy, tiếp tục không chịu thất bại.

Phe Dân Chủ ngày càng lo ngại một cách nghiêm túc về tình trạng sức khỏe tâm thần của người sẽ vẫn còn làm tổng thống Hoa Kỳ trong 12 ngày nữa. Các lãnh đạo phe đối lập ở Quốc Hội đánh giá Trump « thần kinh mất thăng bằng ».

Bà chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và lãnh đạo Dân Chủ tại Thượng Viện Chuck Shummer, dự kiến ngay thứ Hai tới khởi động thủ tục luận tội để phế truất tổng thống. Họ đề nghị phó tổng thống Mike Pence vận dụng điều 25 Tu chính án cho phép truất quyền tổng thống một khi bị đa số thành phần nội các đánh giá khả năng lãnh đạo.

Ngoài ra bà Nancy Pelosi thông báo đã yêu cầu các chỉ huy quân đội Mỹ ngăn chặn Donald Trump không được quyền tiếp cận các mã vũ khí hạt nhân và phát động chiến tranh. Lãnh đạo Hạ Viện thuộc phe Dân Chủ cũng cam đoan rằng Quốc Hội sẽ « hành động » trong trường hợp Donald Trump không chịu tự nguyện rời Nhà Trắng.

15 đối tượng tham gia bạo động ở đồi Capitol bị khởi tố

Theo AFP, bộ Tư Pháp Mỹ hôm qua thông báo đã quyết định khởi tố 15 đối tượng tham gia vào vụ bạo động ở đồi Capitol, trong đó có người đàn ông chụp hình ngồi trước bàn làm việc của chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi.

Số người trên chủ yếu bị truy tố vì tội xâm nhập, gây rối trong cơ quan liên bang. Một đại biểu nghi viện bang West Virginia thuộc đảng Cộng Hòa bị ghi hình trong vụ việc cũng là đối tượng bị truy tố. Theo các giới chức tư Pháp Washington, sẽ còn có những vụ bắt giữ và truy tố trong thời gian tới.

Ngoài ra, chính quyền thủ đô Washington cũng thông báo khởi tố một loạt các vụ việc khác liên quan đến cuộc biểu tình ủng hộ Donald Trump hôm thứ Tư vừa qua, chủ yếu vì tội vi phạm lệnh giới nghiêm hoặc vị phạm quy định sử dụng súng.

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Đầu trang

January 9, 2021 - baocalitoday.com

Mike Pence không loại trừ nỗ lực viện dẫn Tu chính án thứ 25

Phó Tổng thống Mike Pence không loại trừ nỗ lực viện dẫn Tu chính án thứ 25 và muốn giữ nguyên tùy chọn này trong trường hợp Tổng thống Donald Trump trở nên bất ổn hơn , một nguồn tin thân cận với phó tổng thống cho biết.

Nguồn tin cho biết có một số lo ngại trong nhóm của Pence rằng có những rủi ro trong việc viện dẫn Tu chính án thứ 25 hoặc thậm chí đối với một quy trình luận tội, vì Trump có thể thực hiện một số hành động hấp tấp khiến quốc gia gặp rủi ro.

Cho đến tối thứ Bảy, Trump và Pence vẫn chưa nói chuyện kể từ khi xảy ra vụ đột nhập hôm thứ Tư tại Điện Capitol Hoa Kỳ khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát Capitol, một nguồn tin khác nói với CNN. Tổng thống cũng không đưa ra bất kỳ bình luận công khai nào tố cáo những lời đe dọa giết người đã được đăng trên mạng xã hội nhắm vào Pence.

Hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói rằng Trump tức giận với Pence và Pence thất vọng và buồn vì Trump.

Trump đặt Pence vào một vị trí không thể, yêu cầu ông lật ngược kết quả bầu cử trong phiên họp chung của Quốc hội hôm thứ Tư. Khi Pence giải thích rằng ông không thể làm điều đó và gửi một lá thư cho các thành viên Quốc hội rằng ông sẽ tuân theo Hiến pháp, Trump đã sử dụng cuộc biểu tình hôm thứ Tư của mình để đánh thức đám đông, yêu cầu họ tuần hành trên Đồi Capitol, và nói về phó tổng thống của mình “Mike Pence, tôi hy vọng bạn sẽ đứng lên vì lợi ích của Hiến pháp và vì lợi ích của đất nước chúng ta, và nếu bạn không làm vậy, tôi sẽ rất thất vọng về bạn”

Sự rạn nứt là lần đầu tiên Pence bất đồng với Trump một cách công khai. Pence luôn là một trong những người bảo vệ Tổng thống lớn nhất, thường làm dịu đi những lời hùng biện gay gắt của ông và vận động hành lang cho các ưu tiên của ông một cách lặng lẽ và ở hậu trường trên Điện Capitol – đồng thời ủng hộ Tổng thống tại các cuộc mít tinh trong suốt chiến dịch.

Hiện tại, nguồn tin thân cận với phó tổng thống cho biết Pence và các cố vấn của ông hy vọng sẽ tạo cầu nối cho chính quyền tiếp theo và làm nhiều nhất có thể để hỗ trợ nhóm của Tổng thống đắc cử Joe Biden chuẩn bị đối phó với đại dịch coronavirus.

Tuy nhiên, nguồn tin cảnh báo, đã trở nên rõ ràng trong tuần này rằng cần giữ lại tùy chọn Tu chính án thứ 25 trên bàn dựa trên các hành động của Trump.

Việc viện dẫn Tu chính án thứ 25 sẽ yêu cầu Pence và đa số Nội các bỏ phiếu để loại Trump khỏi chức vụ do không có khả năng “hoàn thành các quyền hạn và nhiệm vụ của văn phòng của mình” – một bước chưa từng có.

Trump có thể phản đối hành động của họ bằng một lá thư gửi Quốc hội. Pence và Nội các sau đó sẽ có bốn ngày để tranh chấp ông ta và Quốc hội sau đó sẽ bỏ phiếu – điều đó đòi hỏi phải có 2/3 đa số, thường là 67 thượng nghị sĩ và 290 thành viên Hạ viện để phế truất Trump vĩnh viễn.

Hôm thứ Năm, các nguồn tin thân cận với Phó Tổng Thống nói rằng “rất có khả năng” Pence sẽ cố gắng viện dẫn Tu chính án thứ 25. Các nguồn tin cho biết có vẻ như một nỗ lực như vậy cuối cùng sẽ không thành công. Pence đã không thảo luận về việc viện dẫn Tu chính án thứ 25 với bất kỳ viên chức Nội các nào, một viên chức chính quyền trước đó nói với CNN.

Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer cho biết trong một cuộc họp báo đầu tuần này rằng ông và Pelosi đã cố gắng gọi điện cho Pence để đưa ra sửa đổi nhằm loại bỏ Trump khỏi chức vụ, nhưng họ đã bị trì hoãn trong 25 phút và sau đó được thông báo rằng ông sẽ không nghe điện thoại.

Các đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện dự kiến ​​đưa ra nghị quyết luận tội của họ vào thứ Hai, khi Hạ viện đi vào phiên họp tiếp theo. Dự thảo mới nhất của nghị quyết luận tội, được CNN thu thập, bao gồm một điều khoản luận tội vì “kích động nổi dậy”.

Ủy ban Quy tắc Hạ viện dự kiến nhóm họp trong ngày 11 hoặc 12-1 để thông qua quy tắc tranh luận về nghị quyết luận tội và dự luật của Dân biểu Jamie Raskin về cơ chế mới theo Tu chính án 25 của Hiến pháp Mỹ. Cuộc bỏ phiếu luận tội ông Trump có thể diễn ra vào giữa tuần tới tại Hạ viện.

Theo đài CNBC, Ủy ban Quy tắc Hạ viện sẽ xúc tiến các thủ tục luận tội mà không cần nhóm họp hoặc tổ chức bỏ phiếu như cuộc luận tội hồi năm 2019. Trong khi đó, dự luật mà Dân biểu Raskin soạn thảo sẽ thành lập ủy ban có vai trò tương tự các bước chính thức mà Phó Tổng thống Mike Pence và nội các có thể thực hiện để phế truất ông Trump.

Theo dòng thời gian đó, một cuộc bỏ phiếu luận tội có thể xảy ra vào giữa tuần tới.

Ngày càng có nhiều nhà lập pháp kêu gọi cách chức Tổng thống thông qua luận tội hoặc Tu chính án thứ 25. Các lời kêu gọi chủ yếu đến từ các đảng viên Dân chủ cho đến nay, nhưng ít nhất một đảng viên Cộng hòa thuộc Quốc hội, Dân biểu Adam Kinzinger của Illinois, đã tham gia.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Pat Toomey của Pennsylvania cho biết hôm thứ Bảy rằng ông nghĩ Trump “đã phạm những tội không thể xử lý”, nhưng thượng nghị sĩ – người sẽ không tái tranh cử vào năm 2022 – không chắc chắn sẽ loại bỏ Tổng thống khỏi nhiệm sở chỉ còn vài ngày nữa.

Nhưng trong một bản ghi nhớ gửi các thượng nghị sĩ hôm thứ Sáu, Lãnh đạo Đa số Mitch McConnell chỉ ra rằng Thượng viện sớm nhất có thể tiếp nhận bất kỳ điều khoản luận tội nào được Hạ viện thông qua rất có thể sẽ diễn ra ngay sau khi nhiệm kỳ của Trump kết thúc

Vì các đảng viên Cộng hòa không có khả năng tổ chức một phiên tòa trước ngày 20 tháng 1, các đảng viên Dân chủ tại Thượng viện sẽ có thể tổ chức một phiên tòa sau khi Trump rời nhiệm sở, một khi họ chính thức chiếm đa số.

Tòa Bạch Ốc kêu gọi Hạ viện không tiếp tục luận tội trong một tuyên bố hôm thứ Sáu. “Như Tổng thống Trump đã nói ngày hôm qua, đây là thời gian để hàn gắn và đoàn kết như một Quốc gia. Một cuộc luận tội có động cơ chính trị chống lại một Tổng thống còn 12 ngày trong nhiệm kỳ của ông ấy sẽ chỉ nhằm chia rẽ hơn nữa đất nước vĩ đại của chúng ta”, phó tùy viên báo chí Judd Deere nói.

TH

Đầu trang

January 9, 2021 - baocalitoday.com

Nhà lập pháp West Virginia từ chức sau khi bị bắt vì xông vào Điện Capitol

Nhà lập pháp West Virginia ghi lại cảnh mình xông vào Điện Capitol của Hoa Kỳ đã từ chức hôm thứ Bảy – một ngày sau khi bị bắt vì tham gia cuộc bao vây.

Derrick Evans, 35 tuổi, một Dân biểu tiểu bang West Virginia đã bị bắt hôm thứ Sáu, các viên chức Bộ Tư pháp cho biết hôm thứ Bảy.

Evans phát trực tiếp cảnh mình bước vào tòa nhà với đám đông trên trang Facebook của anh ấy, hét lên khi vượt qua ngưỡng cửa: “Chúng ta vào rồi, em yêu!” Evans có thể được nghe nói. “Chúng tôi ở đây. Chúng tôi ở đây. Derrick Evans đang ở Capitol. ”

Evans đã xin lỗi về hành động của mình trong một lá đơn từ chức được gửi vào thứ Bảy.

“Những ngày vừa qua chắc chắn là khoảng thời gian khó khăn đối với gia đình, đồng nghiệp và bản thân tôi, vì vậy tôi cảm thấy tốt nhất vào thời điểm này là từ bỏ ghế của mình trong Hạ viện tiểu bang và tập trung vào tình hình cá nhân của tôi và những người tôi yêu thương,” Evans nói.

“Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành động của mình và vô cùng hối hận về bất kỳ tổn thương, nỗi đau hoặc sự xấu hổ nào mà tôi có thể đã gây ra cho gia đình, bạn bè, người dân” bức thư tiếp tục. “Tôi hy vọng hành động mà tôi thực hiện hôm nay có thể loại bỏ mọi đám mây gây xao nhãng khỏi Cơ quan Lập pháp của bang, để các đồng nghiệp của tôi có thể nỗ lực xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho bang của chúng ta.”

Nhà lập pháp trước đó nói rằng anh ta sẽ không từ chức vì tham gia cuộc nổi dậy.

Văn phòng Biện lý Quận Columbia của Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Sáu rằng Evans sẽ bị liên bang buộc tội

TH

Đầu trang

Jan 9, 2021 - nguoi-viet.com

Thêm vài người trong cuộc bạo loạn tại Quốc Hội Mỹ bị bắt

WASHINGTON, DC (NV) – Bộ Tư Pháp cho biết có thêm một số người trong cuộc bạo loạn tại Quốc Hội vừa qua vừa bị FBI bắt giam tại địa phương mà họ cư trú, theo bản tin đài ABC News loan ngày Thứ Bảy, 9 Tháng Giêng.

Những nhân vật này được công luận chú ý nhiều vì những hình ảnh của họ được truyền đi trên các trang mạng truyền thông xã hội.

Ông Adam Johnson bị cáo buộc là người vác chiếc bục của chủ tịch Hạ Viện trong hình vào ngày bạo loạn tại Quốc Hội. (Hình: Win McNamee/Getty Images)

Adam Johnson, 36 tuổi, cư dân Parrish, Florida

Ông Johnson này là nhân vật trong bức hình một người đàn ông tóc dài, có râu vác chiếc bục có gắn huy hiệu chủ tịch Hạ Viện của bà Nancy Pelosi.

Theo thông báo Bộ Tư Pháp, ông Johnson bị an ninh liên bang bắt vào tối Thứ Sáu và hiện nay đang bị giam tại nhà tù ở Pinellas County Jail, Florida.

Ông Johnson bị cáo buộc chính là người đàn ông trong bức ảnh tay phải ôm chiếc bục nói chuyện, tay trái vẫy tay chào người chụp, đầu đội mũ len có chữ Trump.

Trong hình chụp trước khi vào tù, ông Johnson đã cạo râu.

Hình chụp ông Adam Johson, đã cạo râu, trước khi vào trại giam. (Hình: Sở Cảnh Sát Pinellas County)

Lệnh bắt giữ dẫn tin từ tờ báo địa phương Sarasota Herald-Tribune loan tin về đương sự đăng tải hình ảnh của mình và cho biết đang ở trong điện Capitol trên trang mạng xã hội.

Chiếc bục của chủ tịch Hạ Viện sau đó được tìm thấy ở một khu vực khác trong điện Capitol.

Theo Bộ Tư Pháp, ông Johnson bị truy tố với các cáo buộc: Xâm phạm trái phép vào khu vực cấm, đánh cắp tài sản công, dùng bạo lực xâm nhập và có hành vi mất trật tự tại tòa nhà Quốc Hội.

Ông Jacob Anthony Chansley cởi trần, mũ lông thú có hai sừng, cầm một ngọn giáo dài 6 foot có gắn lá cờ Mỹ đứng trong tòa nhà Quốc Hội. (Hình: Win McNamee/Getty Images)

Jacob Anthony Chansley, hay biệt danh “Jake Angeli,” cư dân Arizona

Ông Chansley được chú ý với hình ảnh một người cởi trần, mũ lông thú có hai sừng, cầm một ngọn giáo dài 6 foot có gắn lá cờ Mỹ đứng trong tòa nhà Quốc Hội hú vang và sau đó ngồi vào chiếc ghế chủ tịch Thượng Viện của Phó Tổng Thống Mike Pence.

Hồ sơ Bộ Tư Pháp cho biết nhân vật này tự nguyện gọi cho FBI khai xác nhận thân thế: “Ông Chansley khai đã đi cùng một nhóm ‘người yêu nước’ từ tiểu bang Arizona đến thủ đô theo lời kêu gọi ‘tất cả những người yêu nước’ đến DC vào ngày 6 Tháng Giêng của tổng thống.”

Ông “Jake Angeli” Chansley chụp hình với Luật Sư Rudy Giuliani, và hình ông đứng ở ghế chủ tịch Thượng Viện. (Hình: Twitter@peedsnjay)

Tương tự với người vác bục chủ tịch Hạ Viện, ông Chansley bị truy tố với các cáo buộc: Xâm phạm trái phép vào khu vực cấm, đánh cắp tài sản công, dùng bạo lực xâm nhập và có hành vi mất trật tự tại tòa nhà Quốc Hội.

Nicholas “Nick” Robert Ochs, người sáng lập nhóm Proud Boys tại Hawaii

Ông Ochs bị bắt ngay tại phi trường Daniel K. Inouye International Airport, Oahu, Hawaii vào đêm Thứ Năm khi bay từ DC trở về.

Bộ Tư Pháp cho biết ông Ochs bị bắt với cáo buộc “xâm nhập trái phép vào khu vực cấm.”

Hồ sơ tại tòa liên bang khu vực DC cho biết cáo buộc các thành viên của Proud Boys được huấn thị “bạo động” bảo vệ Tổng Thống Trump bị “gian lận bầu cử.”

Ông Myles Breiner, luật sư của ông Ochs, cho biết thân chủ đang bị giam tại Honolulu Federal Detention Center và không có tiền án hình sự, không đe dọa ai, không tham gia đập phá tại Quốc Hội, và không có vũ khí khi ở tại điện Capitol.

Ông Ochs nói rằng mình có mặt tại Quốc Hội để làm vai trò truyền thông và khi vào bên trong không có ai xét hỏi gì cả.

Ông Nicholas “Nick” Robert Ochs (phải), người sáng lập nhóm Proud Boys tại Hawaii, bị bắt tối 7 Tháng Giêng. (Hình: Twitter@OchsForHawaii)

Nhóm “Murder the Media” (Giết Chết Truyền Thông) tuyên bố trang mạng của họ rằng: “‘Nhà báo’ Nick Ochs của chúng tôi bị bắt tại Hawaii vì tường thuật sự kiện ‘Stop the Steal’ tại DC.”

Riêng Luật Sư Breiner minh định quan điểm của mình rõ ràng rằng: “Tôi không ủng hộ và chấp thuận vụ bạo loạn tại Quốc Hội. Tôi muốn xác minh một cách rõ ràng về vấn đề này.”

“Chính Tổng Thống Donald Trump là người đã tạo ra toàn bộ tình cảnh giả tạo này để xúi giục những người như thân chủ của tôi phải trả giá,” vị luật sư khẳng định.(MPL) [qd]

Đầu trang

Jan 9, 2021 - nguoi-viet.com

Một TNS Cộng Hòa cho rằng Trump phạm ‘nhiều tội có thể luận tội’

WASHINGTON, DC (NV) – Thượng Nghị Sĩ Pat Toomey (Cộng Hòa-Pennsylvania) cho rằng Tổng Thống Donald Trump phạm “nhiều tội có thể luận tội” và khiến ông mất quyền làm tổng thống, liên quan nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử.

Ông Toomey cho biết như vậy trong buổi phỏng vấn với đài Fox News hôm Thứ Bảy, 9 Tháng Giêng.

Thượng Nghị Sĩ Toomey trả lời phỏng vấn đài Fox News hôm Thứ Bảy, 9 Tháng Giêng. (Hình chụp màn hình đài Fox News)

“Tôi thực sự cho rằng Tổng Thống Trump phạm nhiều tội có thể luận tội, nhưng tôi không biết sẽ có đề nghị gì được đưa ra ở Thượng Viện,” ông nói.

Tuy nhiên, ông Toomey không biết Quốc Hội nên theo đuổi việc luận tội hay không, vì Tổng Thống đắc cử Joe Biden sẽ nhậm chức vào 20 Tháng Giêng.

“Phải công nhận tôi cho rằng hành vi của Tổng Thống Trump tuần này khiến ông mất quyền làm tổng thống, nhưng chúng ta chỉ còn 10 ngày thôi,” ông Toomey nói.

Thượng Nghị Sĩ Toomey nói ông không chắc bãi nhiệm Tổng Thống Trump trong thời gian ngắn như vậy có khả thi hay cần thiết hay không.

Thượng Nghị Sĩ Ben Sasse (Cộng Hòa-Nebraska) từng tuyên bố sẽ xem xét bất kỳ điều khoản luận tội nào mà Hạ Viện gửi cho Thượng Viện.

Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hòa-Alaska) hôm Thứ Sáu kêu gọi Tổng Thống Trump từ chức. (Th.Long) [qd]

Đầu trang

09/01/2021 - voatiengviet.com

Vụ bạo động ở Quốc hội Mỹ: Một dân biểu tiểu bang bị truy tố

Richard Barnett, một ủng hộ viên của Tổng thống Trump, ngồi vào bàn làm việc của Chủ tịch Hạ viện trong cuộc xâm chiếm Quốc hội hôm 6/1/2021.

Một nhà lập pháp của tiểu bang West Virginia và một người đàn ông bị ghi hình ngồi vào bàn làm việc của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nằm trong số những người đối mặt các cáo trạng liên bang trong vụ bạo động bao vây trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ hôm 6/1, các công tố viên liên bang loan báo ngày 8/1.

Ngoài ra, Cục Điều tra Liên bang Mỹ đang phối hợp với sở cảnh sát thủ đô Washington điều tra nguyên nhân gây tử vong cho cảnh sát Điện Capitol, Brian Sicknick, người qua đời vì những vết thương trong lúc bảo vệ toà nhà Quốc hội.

Sau khi bị người biểu tình gây thương tích, cảnh sát Sicknick trở về văn phòng và ngất xỉu. Ông qua đời sau đó tại bệnh viện.

Dân biểu của tiểu bang West Virginia, Derrick Evans, đối mặt các cáo trạng hình sự sau khi tự ghi hình bản thân ‘xông vào Quốc hội.’

Richard Barnett, cư dân bang Arkansas, bị truy tố vì xâm nhập phòng làm việc của Chủ tịch Hạ viện, ‘để lại một ghi chú và lấy đi một số thư từ của bà Nancy.’

Đầu trang

Jan 9, 2021 - nguoi-viet.com

Trump thu đoạn video xuống giọng do áp lực từ cố vấn cao cấp

Tổng Thống Trump lên án người biểu tình bạo động trong đoạn video đăng lên Twitter tối Thứ Năm, trong đó, ông cũng thừa nhận ông Joe Biden đắc cử tổng thống.

Tổng Thống Trump lên án người biểu tình bạo động trong đoạn video đăng trên Twitter hôm Thứ Năm, 7 Tháng Giêng. (Hình: Twitter Donald Trump)

Trước đó, hôm Thứ Tư, ông đọc bài diễn văn đầy phẫn nộ với hàng ngàn ủng hộ viên, dẫn đến cuộc biểu tình bạo loạn ở Quốc Hội khiến năm người thiệt mạng, gồm một cảnh sát viên Quốc Hội.

Hai cố vấn cao cấp là Ivanka Trump và Jared Kushner, cùng người soạn diễn văn Stephen Miller, Luật Sư Pat Cipollone, chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mark Meadows và phát ngôn viên Kayleigh McEnany đều thúc ép Tổng Thống Trump tuyên bố rõ ông không ủng hộ bạo động, hai nguồn tin cho hay.

Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien cũng nằm trong số những cố vấn cao cấp ép Tổng Thống Trump cực lực lên án vụ bạo loạn ở Quốc Hội trước khi ông Trump đăng đoạn video hôm Thứ Năm, theo một nguồn tin biết về vụ này.

Không rõ ông O’Brien nói trực tiếp với Tổng Thống Trump hay qua trung gian, nguồn tin này cho biết.

Trước đó, ông O’Brien dự tính từ chức sau vụ bạo loạn ở Quốc Hội, nhưng được các cựu giới chức an ninh quốc gia thuyết phục ở lại để giúp giữ ổn định trong những ngày cuối cùng của chính quyền Tổng Thống Trump.

Một nguồn tin cho hay các cố vấn cao cấp gây áp lực đòi Tổng Thống Trump lên án vụ bạo động trong đoạn video. Họ lưu ý rằng đang có cuộc vận động đòi luận tội ông và một số thành viên nội các đang bàn việc bãi nhiệm ông theo Tu Chính Án 25. Ngoài ra, ông cũng có thể bị kiện, nguồn tin cho biết.

Một nguồn tin khác nói các giới chức Tòa Bạch Ốc cảm thấy Tổng Thống Trump phải lên tiếng chống bạo động rõ ràng cũng như kêu gọi hòa giải sau khi ông chỉ đưa ra ý kiến qua loa trong ngày Quốc Hội bị tấn công.

Những lời tuyên bố của Tổng Thống Trump trong đoạn video được Tòa Bạch Ốc xem là bài diễn văn nhận thua cuộc mà trước đó nhiều cố vấn hy vọng ông sẽ đọc sau khi thất bại bầu cử của ông ngày càng trở nên rõ ràng, nguồn tin này cho biết. (Th.Long) [qd]

Đầu trang

January 8, 2021 - baocalitoday.com

Graham bị Những người ủng hộ Trump la hét ‘kẻ phản bội’ tại phi trường DC

Thượng nghị sĩ Nam Carolina Lindsey Graham bị những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump bắt gặp tại phi trường Quốc gia Ronald Reagan Washington gần Washington DC

Một số video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy Graham bị những người ủng hộ Trump vây quanh khi ông ngồi trong phi trường, với nhiều người gọi ông là “kẻ phản bội”.

“Trên video một nhóm những người ủng hộ Trump hôm nay quấy rối Thượng nghị sĩ Lindsey Graham tại phi trường Reagan và lớn tiếng gọi ông ấy là ‘kẻ phản bội’ sau khi ông ấy công khai chia tay với Trump vào đầu tuần này”, Daniel Lippman của Politico viết trên Twitter kèm theo video .

Trong video, có thể thấy Graham nhận được sự hộ tống từ các quan chức thực thi pháp luật, nhưng nhóm những người ủng hộ Trump vẫn tiếp tục đi theo ông

“Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã nhìn thấy ở phi trường bị bao vây bởi những người ủng hộ Trump.. … Lindsey không có bình luận gì ..”

Một video khác, được đăng lên Twitter bởi Mindy Robinson, cựu ứng cử viên Hạ viện Cộng hòa cho Khu vực Quốc hội thứ 3 của Nevada, với chú thích “Lindsey Graham vừa phạm sai lầm khi tôi và một số người yêu nước giận dữ tại phi trường ở DC. “

“Đồ phản bội, đồ phản bội,” Robinson nói trong video. “Lindsey Graham, ông là một kẻ phản bội đất nước. Ông biết nó đã bị gian lận …. ông là con người rác rưởi, nó sẽ như thế này mãi mãi, bất cứ nơi nào ông đi trong phần còn lại của cuộc đời.”

Một số người khác có thể được nghe thấy tiếng hô vang “kiểm tra cuộc bỏ phiếu” đề cập đến các tuyên bố lặp đi lặp lại về hành vi gian lận cử tri trên diện rộng của Trump và một số đồng minh của ông.

Metropolitan Washington thông báo với Newsweek rằng phi trường vẫn tiếp tục hoạt động bình thường trong ngày hôm nay. Phát ngôn nhân cũng xác nhận với Newsweek rằng không có ai bị buộc tội.

Những lời chỉ trích nhắm vào Graham xuất hiện vài ngày sau khi ông bỏ phiếu ủng hộ việc chứng nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020.

Graham nói “Đủ rồi. Chúng ta phải kết thúc nó.”

Graham cũng chỉ trích Trump về các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra tại tòa nhà Capitol hôm thứ Tư, để phản đối việc Quốc hội chứng nhận phiếu đại cử tri.

“Khi đề cập đến trách nhiệm giải trình, tổng thống cần hiểu rằng hành động của ông ấy là vấn đề, không phải giải pháp”, Graham nói hôm thứ Năm trong một cuộc họp báo ở DC

TH

Đầu trang

January 8, 2021 - baocalitoday.com

Thượng nghị sĩ Cộng hoà đầu tiên kêu gọi Trump từ chức

(New York Times) – Thượng nghị sĩ Cộng hoà Lisa Murkowski (Alaska) vào thứ Sáu kêu gọi Tổng thống Donald Trump từ chức, gay gắt lên án Donald Trump bằng những ngôn từ không khoan nhượng, thậm chí hàm ý sẽ bỏ Cộng hoà nếu đảng vẫn tiếp tục đứng về phía ông ta.

“Tôi muốn ông ấy từ chức,” bà Murkowski tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với tờ Anchorage Daily News. “Tôi muốn ông ấy rút lui. Ông ta đã gây ra đủ thiệt hại rồi.”

“Ông ta một là đánh golf hoặc ở trong Phòng Bầu dục lên cơn giận, và dùng những người trung thành và tận tụy làm vật hy sinh để đạt mục đích riêng, bắt đầu với Phó Tổng thống. Ông không muốn ở đó, ông ta chỉ muốn ở đó vì chức danh. Ông ta chỉ muốn ở đó vì cái tôi của mình. Ông ta cần phải ra đi. Ông ta cần làm việc tốt, nhưng tôi không nghĩ ông ấy có khả năng làm việc tốt.”

Về lâu về dài, Thượng nghị sĩ nghĩ bà có thể rời Đảng Cộng hoà. “Nếu Đảng Cộng hoà không gì hơn là đảng của Trump, tôi thành thật đặt câu hỏi liệu đây là đảng dành cho mình hay không,” bà Murkowski chia sẻ. Tuyên bố này còn mạnh mẽ và quan trọng hơn sự ủng hộ của Thượng nghị sĩ trong việc truất phế Tổng thống.

Với chiến thắng của ứng cử viên Dân chủ Jon Ossoff và Mục sư Raphael Warnock trong cuộc tranh cử cuối cùng vào Thượng viện Hoa Kỳ vào thứ Ba vừa qua, Dân chủ sẽ nắm quyền kiểm soát Thượng viện với tỉ lệ sít sao 50-50, và lá phiếu của Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ phá thế cân bằng. Mặc dù Murkowski không cho biết bà sẽ tham gia Dân chủ nếu rời Cộng hoà, nhưng thậm chí bà có quyết định trở thành thành viên độc lập đi chăng nữa thì sẽ thay đổi động lực chính trị ở Thượng viện.

Nếu quyết định đổi đảng, bà Murkowski sẽ không phải là nhà lập pháp đầu tiên làm việc này. Dân biểu Jeff Van Drew (New Jersey) đắc cử vào năm 2018 nhưng sau đó đã đổi sang Cộng hoà khi phản đối luận tội chống lại Tổng thống Donald Trump của Hạ viện Dân chủ. Trước đó không lâu, Dân biểu Justin Amash (Michigan) đổi từ Cộng hoà sang độc lập. Lần cuối cùng một đương kim Thượng nghị sĩ đổi đảng xảy ra vào năm 2009, khi Arlen Specter (Pennsylvania) bỏ Cộng hòa theo Dân chủ.

Giới lập pháp Cộng hoà rộng rãi lên án những hành động của những kẻ bạo loạn ủng hộ Tổng thống Donald Trump xông vào Điện Capitol và thứ Tư nhằm ngăn cản thủ tục chứng nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden, thậm chí nhiều người trong số họ trong hơn 2 tháng qua đã thúc đẩy những cáo buộc vô căn cứ về gian lận bầu cử, và 147 nhà lập pháp Cộng hòa phản đối kết quả bầu cử.

Nhưng bà Murkowski – người nhanh chóng thừa nhận chiến thắng của ông Biden ngay sau khi kết quả bầu cử được tuyên bố, là một trong ít lời công khai kêu gọi ông Trump nên rời Toà Bạch Ốc, tự nguyện hay không tự nguyện, trước khi Biden nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.

Cũng giống như Thượng nghị sĩ Murkowski, Dân biểu Cộng hoà Adam Kinzinger (Illinois) thường xuyên chỉ trích Tổng thống, ông công khai ủng hộ truất phế ông Trump theo Tu chính Án 25, và dân biểu Steve Stivers (Cộng hoà – Ohio) cũng cho biết sẽ không phản đối truất phế ông Trump nếu nội các Tổng thống quyết định như vậy.

Thượng nghị sĩ Cộng hoà Ben Sasse (Nebraska) cho hay, ông sẽ cân nhắc bỏ phiếu truất phế ông Trump nếu Hạ viện luận tội ông ta một lần nữa. Nhưng Murkowski là Thượng nghị sĩ Cộng hoà đầu tiên công khai kêu gọi Tổng thống từ chức.

Hương Giang (Theo New York Times)

Đầu trang

January 8, 2021 - baocalitoday.com

FBI: Không có chứng cớ Antifa tham gia bạo loạn Điện Capitol

WASHINGTON (CNBC) — Cơ quan Điều tra Liên bang vào thứ Sáu cho hay, không có chứng cớ chỉ ra người của Antifa giả dạng người ủng hộ Donald Trump để kích động bạo động ở Điện Capitol, cáo buộc được một số nhà lập pháp Cộng hoà lặp lại.

Khi được hỏi liệu FBI có phát giác ra những nỗ lực trên, Phụ tá Giám đốc Steven D’Antuono cho truyền thông hay, “Chúng tôi không có chứng cớ vào lúc này.”

Hồi đầu tuần, Dân biểu Cộng hoà Matt Gaetz (Florida), Mo Brooks (Alabama) và Paul Gosar (Arizona) cho rằng, tổ chức cực tả tìm cách gài bẫy cho người ủng hộ Tổng thống bằng cách tăng cường các sự kiện tại Điện Capitol vào thứ Tư sau cuộc tuần hành “Cứu nước Mỹ” của Tổng thống Donald Trump.

Vài giờ sau khi đám đông đổ về Điện Capitol nhằm làm trật đường ray thủ tục kiểm phiếu Cử tri đoàn của Quốc hội và chứng nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden, Gaetz trên sàn Hạ viện cho hay, ông ta đã đọc được “bằng chứng thuyết phục” rằng một số kẻ bạo loạn từ Antifa. “Washington Times vừa mới loan tin, một số chứng cớ khá thuyết phục từ công ty nhận diện khuôn mặt cho thấy, một số kẻ xâm nhập vào Điện Capitol vào hôm nay không phải là những người ủng hộ Trump, họ giả mạo là người ủng hộ Trump, và trên thực tế là thành viên của tổ chức khủng bố bạo lực Antifa,” Gaetz nói.

Bản tin trên sau đó được Washington Post xoá khỏi trang mạng của tờ báo.

Trong một mẩu tweet vào thứ 5, Dân biểu Brooks cho rằng, “chứng cớ cho thấy tổ chức phát xít ANTIFA dàn dựng cuộc tấn công Điện Capitol.” Brooks ghi, “Chứng cớ, đa số đã được công bố, cho thấy nhiều kẻ tấn công Capitol là nhóm phát xít ANTIFA, không phải là những người ủng hộ Trump.”

Còn theo Dân biểu Gosar đăng trên Twitter vào thứ Tư, cuộc tấn công vào toà nhà Quốc hội Hoa Kỳ có “tất cả dấu ấn khiêu khích của Antifa.”

Vụ bạo loạn vào Điện Capitol khiến 5 người bị thiệt mạng, trong đó có cảnh sát viên Capitol Brian D. Sicknick.

FBI vào thứ 5 kêu gọi công chúng hỗ trợ nhận dạng những kẻ đã tham gia vào vụ bạo động đẫm máu.

Hương Giang (Theo CNBC)

Đầu trang

Nhã Duy - 8-1-2021 - baotiengdan.com/

Nước Mỹ sang trang

Những kẻ ủng hộ ông Trump chiếm tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1/2021. Nguồn: Reuters

Có lẽ sẽ mất khá lâu để thế giới lấy lại hình ảnh cùng vai trò lãnh đạo của một nước Mỹ quyền lực, qua những gì họ đã chứng kiến trong ngày 6/1 vừa qua. Cuộc bạo động, tấn công vào tòa Quốc Hội từ những người ủng hộ Donald Trump chỉ là giọt nước tràn ly và cuối cùng sau bốn năm Trump cầm quyền và hủy hoại nền cộng hòa và dân chủ Hoa Kỳ, những tưởng là một trong những khuôn mẫu hàng đầu của thế giới.

Cuộc bạo loạn không phải sự tỏ bày quyền tự do ngôn luận, không phải là những cuộc biểu tình được bảo vệ theo hiến định, mà phải gọi đích danh là cuộc nổi loạn, cuộc tấn công vào định chế dân chủ của nước Mỹ. Nó là cái cớ để những quốc gia khác cười chế nhạo nước Mỹ khi can dự vào nội tình nước họ trong tương lai.

Đáng tiếc hơn là sự xuất hiện của những lá cờ vàng đã bị vài kẻ nào đó vẫy cao trên thềm Quốc Hội giữa đám đông bạo loạn hay trong các cuộc biểu tình. Nó đại diện cho hành động những kẻ cuồng mê gốc Việt, mạo danh cờ vàng và cộng đồng để tiếp tay cho cái xấu, phản bội lại nước Mỹ đã cưu mang mình và bêu xấu hình ảnh cộng đồng gốc Việt trong bốn năm qua. Có là số đông hay bao nhiêu người, sự tệ hại trong tâm hồn và hành động, cái tâm thức nô dịch, cuồng mê lãnh tụ kia rồi cũng sẽ bị lên án, trả giá như chính chủ chăn của họ.

Không có ai đứng trên pháp luật, không có hành động phạm pháp nào sẽ được bỏ qua, những kẻ bạo loạn sẽ bị trừng trị. Và hơn hết, những cấp lãnh đạo âm mưu phản loạn, phản quốc sẽ bị luật pháp công minh nghiêm trị. Chẳng nghi ngờ gì điều này, một khi tân nội các chấp chánh và hệ thống pháp luật Hoa Kỳ được tái lập trong vài tuần tới.

Bởi cuộc bạo loạn, tấn công vào cơ quan công quyền như Quốc Hội – một trong những công viện quyền lực nhất của Hoa Kỳ, đến từ sự kích động, xúi giục của Donald Trump, của những kẻ thuộc hạ, từ một giới truyền thông bịa đặt, tung hô lãnh tụ, cho đến những đồng minh chính trị, đã bất chấp liêm sỉ và tinh thần quốc gia còn sót lại, nếu họ đã từng có, qua danh nghĩa bảo vệ kết quả cuộc bầu cử đã bị đánh cắp. Một ngụy biện thể hiện sự xuẩn ngốc và vô đạo nhất của những kẻ đã đưa ra hay tin là như vậy.

Việc phản đối cuộc bầu cử minh bạch, công bằng và chính xác theo luật pháp và hiến pháp chỉ là cái cớ thể hiện cơn say quyền lực của Donald Trump, cùng sự sùng bái lãnh tụ của những thần dân mình. Khi Donald Trump hay những kẻ này viện dẫn 74 triệu người đã ủng hộ cho Trump, nhằm biện minh cho hành động của mình, thì đó là một giả định tìm kiếm đồng minh quá đỗi hào phóng.

Không! Chỉ có 74 triệu cử tri đã bỏ phiếu cho Donald Trump. Trong đó có bao nhiêu người đã bỏ lá phiếu của mình chỉ vì một vấn đề đơn lẻ, duy nhất nào đó mà họ quan tâm hay ủng hộ và được Trump đại diện, chứ không phải cho ông ta? Ngay cả khi có thể là họ đã không hài lòng với cá nhân Trump, nhẳng hạn như chống phá thai, như vấn đề đồng tính, như hạn chế di dân, như ủng hộ việc cắt giảm quyền lợi dân sinh, giáo dục… Hoặc đơn giản là sự ủng hộ bất cứ ứng viên thuộc cảm tình hay liên đới đảng phái chính trị của mình, bất chấp đạo đức, khả năng. Hay chỉ vì không đồng ý những đường lối của dăm dân biểu cấp tiến thuộc đảng đối lập đưa ra.

Cũng vậy, thử nhìn vào 81 triệu cử tri bỏ phiếu truất phế Trump, không biết có bao nhiêu người đã thật sự ủng hộ Joe Biden nhưng chắc chắn một điều là số phiếu cho ông là sự không chấp nhận, là thái độ phản đối, muốn truất phế Donald Trump. Là khao khát bảo vệ quốc gia, bảo vệ những giá trị và truyền thống lâu đời của một nước Mỹ vĩ đại, không để nó tiếp tục bị rơi vào tay kẻ manh nha muốn đưa nước Mỹ vào sự độc tài, phản dân chủ.

Hãy nhìn lại di sản và chân dung Donald Trump lần cuối, trước khi Trump chấm dứt nhiệm kỳ của mình. Đó là một nền kinh tế bấp bênh, đưa người dân vào nguy cơ thất nghiệp với một khoản thâm thủng và nợ công khổng lồ. Là một thái độ vô trách nhiệm, phản khoa học trước đại dịch để dẫn đến cái chết của hàng trăm ngàn người dân, đã có thể được ngăn ngừa. Là sự bất ổn xã hội, xung đột và chia rẽ nặng nề khó hàn gắn trong người dân. Là việc phá vỡ niềm tin vào những định chế cùng sự vận hành lâu đời của các cơ quan công quyền chính phủ, của giới truyền thông uy tín của nước Mỹ.

Không có bất cứ quốc gia nào, kể cả những quốc gia độc tài hay cộng sản lại có phong trào và số người dân chống đối, ghét bỏ người đứng đầu quốc gia của mình đông đảo đến như vậy. Chưa hề có một lãnh đạo quốc gia dân chủ nào bị thất cử mà người dân thế giới hò reo, nhảy múa ăn mừng như khi xảy ra với Donald Trump. Và cũng chưa từng có cấp lãnh đạo thế giới nào lại bị chính người dân mình cho đến quốc gia đồng minh khác cấm đoán được lai vãng hay sử dụng dịch vụ khi đương nhiệm hay mãn nhiệm. Bên cạnh trách nhiệm pháp lý sẽ đối diện, đó là di sản đáng sỉ nhục cho Donald Trump.

Đồng thời hiện tượng Trump là một lời cảnh tỉnh về ma lực của chủ nghĩa dân túy, có khả năng biến đám đông trở nên cuồng loạn, thiếu vắng lý trí và la bàn đạo đức. Là lời nhắc nhở rằng những nền tảng dân chủ tưởng như vững chãi nhất vẫn có thể lung lay nếu không có sự bảo vệ, tranh đấu của những người cương trực, những tinh thần ái quốc.

Cuối cùng rồi, như Quốc Hội đã chính thức xác nhận tổng thống tân cử Joe Biden là tổng thống thứ 46 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, như tiếng nói của người dân không chỉ đưa Biden vào vị trí lãnh đạo quốc gia mà còn tập trung được cả lưỡng viện lập pháp vào tay đảng Dân Chủ để hậu thuẫn cho đường hướng nghị sự, chính sách tái dựng Hoa Kỳ của ông trong những năm tới, nước Mỹ sẽ trở lại như nó vốn dĩ.

Nước Mỹ đã sang trang. Những ai đã dự phần vào câu chuyện nước Mỹ, dù chỉ là sự lên tiếng của lương tâm trước cái xấu, là sự ủng hộ tinh thần dân chủ hay bằng chính lá phiếu truất phế Donald Trump trong tư cách công dân, cũng có thể tự hào về một thời đáng nhớ trong cuộc đời mình và trong trang sử nước Mỹ.

Xin chia tay những ngày thử thách và nhìn về một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước này.

Đầu trang

08/01/2021 - Minh Anh -

Vụ chiếm điện Capitol và sự biến dạng của đảng Cộng Hòa Mỹ

Người ủng hộ tổng thống Donald Trump tràn vào trụ sở Quốc hội. Ảnh ngày 06/01/2021. REUTERS - LEAH MILLIS

Thế giới vẫn còn bị sốc trước hình ảnh những người cực hữu xâm chiếm điện Capitol ngày 06/01/2021, vào thời điểm Quốc Hội lưỡng viện tiến hành thủ tục xác nhận kết quả kiểm phiếu đại cử tri, công nhận chiến thắng của Joe Biden. Theo nhiều nhà quan sát chuyên nghiên cứu về phe cực hữu Mỹ, sự việc phản ảnh rõ một bộ mặt mới của đảng Cộng Hòa.

« Nước Mỹ hổ nhục » thay vì là « Nước Mỹ vĩ đại ». Chỉ trong khoảnh khách, hình ảnh bạo loạn, cảnh chiếm điện Capitol, thành trì nền dân chủ Mỹ bởi những kẻ cực đoan, ủng hộ tổng thống thất cử loan truyền khắp địa cầu. Trên thế giới, người lên tiếng chỉ trích, kẻ nhạo báng. Giới chuyên gia đồng loạt nhất trí, trách nhiệm của vụ hỗn loạn này đầu tiên hết thuộc về Donald Trump, người đã không ngừng « xúi giục, kích động » những thành phần cử tri, đa phần cực hữu từ hai tháng qua nhằm phản đối kết quả bầu cử.

Sự việc xảy ra làm lộ rõ một nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc sau bốn năm cầm quyền của Donald Trump. Đất nước như bị xẻ làm hai, giữa một bên là những người luôn tôn trọng luật lệ hiến pháp và các quyết định của tư pháp và bên kia là những người sống trong một thế giới song song. Một thế giới mà xã luận của Le Monde cho là được nuôi dưỡng bằng những thuyết âm mưu, theo đó, Donald Trump không thua cử và những lá phiếu dành cho Trump là bị đánh cắp do có gian lận.

Gieo nhân nào, hái quả ấy

Bạo loạn xảy ra, hình ảnh nước Mỹ bị sứt mẻ. Lỗi này còn thuộc cả về đảng Cộng Hòa, bốn năm đồng lõa với một vị tổng thống mang tư tưởng dân túy, mị dân và tự mãn. Hệ quả là giờ đây, cánh hữu Mỹ có nguy cơ bị chẻ làm đôi.

Vốn không mấy gì thiên về đối thoại cũng như là không buộc phải bảo vệ đảng Cộng Hòa (Donald Trump chưa bao giờ là thành viên của đảng trước cuộc bầu cử sơ bộ năm 2016), nhà tỷ phú địa ốc New York rất có thể tự lập một đảng phái cho riêng mình.

Hệ thống bầu cử lưỡng đảng tại Mỹ bên bờ tan vỡ. Sự chia rẽ một trong số hai đảng lớn tại Mỹ cho đến giờ vốn là điều không tưởng, hơn bao giờ hết có nguy cơ thành hiện thực trước thái độ đi đến cùng và kiên quyết không thừa nhận thất bại của Donald Trump.

Trả lời kênh truyền hình quốc tế France 24, nhà nghiên cứu người Đức Thomas Greven, chuyên gia về chủ nghĩa dân túy Mỹ, trường đại học Berlin còn đi xa hơn khi cho rằng cuộc xâm chiếm điện Capitol trong vài giờ « đơn giản phản ảnh rõ bộ mặt thật của đảng Cộng Hòa ngày nay ».

Một thăm dò do Viện YouGov thực hiện cho thấy 45% cử tri ủng hộ đảng Cộng Hòa tán đồng cuộc xâm chiếm điện Capitole. Điều này đồng nghĩa với việc cơ sở của đảng Cộng hòa bao gồm đến gần phân nửa những người ủng hộ các hành động cực đoan đó.

Với nhà chính trị học người Đức, sự kiện ngày 06/01/2021 là « kết quả hợp lý của chiến lược bầu cử được nhiều quan chức đảng Cộng hòa tiến hành từ nhiều năm qua, ngay trước khi Donald Trump lên cầm quyền ». Cánh hữu Mỹ từ bao lâu nay làm mọi cách để « huy động thành phần cử tri da trắng khi chơi lá bài chia rẽ xã hội và nỗi sợ nhằm đối trọng với quá trình phát triển dân số học ngày càng bất lợi cho họ ».

Trước nỗi sợ bị mất chỗ đứng trong xã hội, thành phần cử tri đó ngày càng trở nên cực đoan, đến mức người ta khó có thể nói rằng đảng Cộng Hòa Mỹ là phe bảo thủ, mà đúng hơn là phe hữu của cánh hữu.

Chỉ có điều như ngạn ngữ có câu : « Gieo nhân nào, hái quả ấy ». Donald Trump và những kẻ cực đoan chiếm điện Capitol chẳng khác gì là những quái vật của Frankenstein thoát ra khỏi tầm kiểm soát của người tạo ra chúng, như lời kết luận ví von của nhà chính trị học Thomas Greven !

Đầu trang

Thanh Nguyễn - 8-1-2021 - baotiengdan.com

Xây Trăm Năm, Phá Một Giờ

Đồ họa: Những kẻ khủng bố chiếm tòa nhà Quốc hội ngày 6/1/2021. Nguồn: News BHT

Các triều đại vua chúa ngày xưa thường có chung một chu kỳ là cha xây con phá. Đó là chuyện của chế độ quân chủ chuyên chế. Oái ăm thay, ở đất nước dân chủ nhất thế giới, những gì cha ông xây dựng hơn hai trăm năm, con cái chỉ phá một giờ.

Nếu phải chọn một biểu tượng cho nền dân chủ Hoa Kỳ, theo tôi, chắc nhiều người sẽ không ngần ngại cho rằng đó là toà nhà Quốc Hội Hoa Kỳ (Capitol Building). Đơn giản, bởi vì đây là nơi làm việc, hội họp của những người được dân bầu làm đại diện cho mình để có tiếng nói cuối cùng trong mọi chuyện, từ nhỏ đến lớn.

Ngày 6/1/2021, trong lúc lưỡng viện Quốc Hội đang họp để chứng thực kết quả bầu cử Tổng Thống 2020, toà nhà đã bị tấn công và thất thủ. Phó Tổng Thống Pence và các ông, bà dân biểu, nghị sĩ phải vừa chạy vừa bò xuống các hầm trú ẩn.

Đây là trò cười cho toàn thế giới. Trung Quốc, Nga hả hê kêu làng nước ra xem biểu tượng dân chủ thế giới. Họ có thêm lý do để tăng cường sự độc tài toàn trị của mình.

Nhiều nhà chính trị, cũng như các nhà báo đã gọi tên sự kiện này là khủng bố, hay nổi loạn và những người tham gia sẽ phải trả giá cho hành động của họ. Nhưng bi hài kịch này chỉ là “quả”, sinh ra từ cái “nhân” độc mà Trump và nhiều lãnh đạo chính trị đã gieo trong nhiều năm qua.

Đáng lẽ ra họ phải ngăn chặn ngay từ lúc Trump có những lời nói và hành động đi ngược lại văn minh, dân chủ. Khi ông không thừa nhận kết quả bầu cử và cho rằng cuộc bầu cử bị gian lận, các lãnh đạo Đảng Cộng hòa biết là không đúng, nhưng vì lợi ích của bản thân và của đảng mình nên đã không lên tiếng, hay hùa theo.

Nếu các chính trị gia lão luyện như Mitch McConnell không dự báo được chuyện bạo loạn này sẽ xảy ra thì quá kém, còn nếu thấy mà không hành động trước thì càng không thể tha thứ.

Cảnh tượng được truyền đi trên toàn thế giới là toà nhà Quốc hội hỗn loạn và bát nháo, một số người cuồng Trump chiếm lấy các bàn làm việc, nghênh ngang ngồi livestream cho các “chiến hữu” xem. Một số người còn đái bậy trong những phòng làm việc. Nước tiểu hay đồ uế thải có thể đã được dọn sạch, nhưng hình ảnh này sẽ đi vào lịch sử của nước Mỹ và văn minh nhân loại như một vết nhơ không thể tẩy rửa.

Trump còn 13 ngày trên cương vị tổng thống, và mọi sự chắc chưa dừng lại ở đó. Cũng may là tổng thống không thể đơn phương ra lệnh tấn công hạt nhân, chứ không thì cái gì cũng có thể xảy ra với một người bị tham-sân-si ngút trời dẫn dắt.

Phải chăng người Mỹ đang trả giá cho những gì mình đã làm trong những năm tháng qua? Cuối cùng, như người Việt chúng ta hay an ủi rằng, trong cái rủi có cái may, cũng có thể đây là cái may vì ít ra sự kiện tủi nhục này cũng đánh thức chút lương tâm còn lại của của các nhà lãnh đao, khiến họ làm việc vì dân, vì nước, hơn vì bản thân mình.

Đầu trang

Jan 7, 2021 - nguoi-viet.com

Tin nóng liên quan đến bầu cử và bạo động ở Washington, DC

WASHINGTON, DC (NV) – Tối Thứ Tư, 6 Tháng Giêng, một số thành viên nội các thảo luận sơ khởi về việc áp dụng Tu Chính Án số 25 để truất quyền Tổng Thống Donald Trump.

Trước đó, vào trưa cùng ngày cho đến chiều, bạo loạn xảy ra bên ngoài lẫn bên trong Quốc Hội ở thủ đô Washington, DC, giữa lúc các nhà lập pháp xác nhận phiếu bầu tổng thống của Cử Tri Đoàn, sau khi biểu tình bạo lực nổ ra, hai tòa nhà tạm thời di tản do nguy cơ có bom, và một người bị bắn chết bên trong, theo Fox News.

Thượng Nghị Sĩ Catherine Cortez Masto (Dân Chủ-Nevada) phát biểu sau khi Thượng Viện tái nhóm họp. (Hình: Senate Television via AP)

12:40 AM, Thứ Năm, 7 Tháng Giêng

Phó Tổng Thống Mike Pence tuyên bố kết quả xác nhận phiếu bầu đại cử tri ông Joe Biden và bà Kamala Harris là Tổng Thống Tân Cử và Phó Tổng Thống Tân Cử nhiệm kỳ 2021-2025.

9:40 PM

Thượng Viện bác bỏ đề nghị loại bỏ kết quả của Cử Tri Đoàn Pennsylvania với tỷ số 92-7

Bảy thượng nghị sĩ Cộng Hoà bỏ phiếu thuận là: Ted Cruz (Texas), Josh Hawley (Missouri), Cindy Hyde-Smith (Mississippi), Cynthia Lummis (Wyoming), Roger Marshall (Kansas), Rick Scott (Florida) và Tommy Tuberville (Alabama).

9:15 PM

Thượng Nghị Sĩ Josh Hawley (Cộng Hoà-Missouri) và Dân Biểu Scott Perry (Cộng Hoà-Pennsylvania) phản đối kết quả bỏ phiếu cử tri đoàn Pennsylvania.

Phiên họp lưỡng viện tạm dừng, các thành viên Hạ Viện và Thượng Viện thảo luận riêng từng viện và bỏ phiếu.

8:30 PM

Hạ Viện bác bỏ đề nghị loại bỏ kết quả bỏ phiếu của Cử Tri Đoàn Arizona với tỷ số 303-121.

Đa số dân biểu Cộng Hoà bỏ phiếu ủng hộ đề nghị, tỷ số 121-83.

Hạ Viện và Thượng Viện sẽ tái nhóm tiếp tục xác nhận kết quả bỏ phiếu của các đại cử tri.

7:49 PM

Thượng Viện bỏ phiếu 93-6 bác bỏ đề nghị của Dân Biểu Paul Gosar (Cộng Hòa-Arizona) và Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz (Cộng Hòa-Texas) đòi hủy kết quả bầu cử của tiểu bang Arizona.

6:42 PM

Một số thành viên nội các đang thảo luận sơ khởi về việc áp dụng Tu Chính Án số 25 để truất quyền Tổng Thống Trump, một nguồn tin đảng Cộng Hòa cho hay.

Nhưng hiện chưa rõ số thành viên nội các ủng hộ việc này có đủ để thực hiện hay không.

Vài thượng nghị sĩ ở Quốc Hội được thông báo về cuộc họp này, nguồn tin nêu trên cho biết.

5:56 PM

Quốc Hội đang tiếp tục đếm phiếu đại cử tri để xác nhận chiến thắng của ông Biden.

5:22 PM

Ông Karl Racine, chánh biện lý Washington DC, kêu gọi Phó Tổng Thống Pence tập hợp nội các lại để áp dụng Tu Chính Án số 25 nhằm truất quyền Tổng Thống Trump.

“Cho dù quý vị thích Phó Tổng Thống Pence hay không, sự thật là ông ta phù hợp cho chức vụ đó hơn… Chúng ta cần một tổng tư lệnh sẽ hoàn thành nghĩa vụ hiến pháp của mình,” ông Racine nói với CNN tối Thứ Tư.

“Tôi xin kêu gọi phó tổng thống, làm ơn thực hiện bước kế tiếp,” ông Racine nói tiếp. “Thực hiện nghĩa vụ hiến pháp của mình. Bảo vệ nước Mỹ, đấu tranh cho nền dân chủ, và áp dụng Tu Chính Án số 25.”

“Việc đó đòi hỏi Phó Tổng Thống Pence thuyết phục được đa số thành viên nội các hay đa số thành viên Quốc Hội để truất quyền Tổng Thống Trump ngay lập tức vì rõ ràng ông ấy không phù hợp cho chức vụ này,” ông Racine nói.

Ông Karl Racine, chánh biện lý thủ đô Washington, DC. (Hình: Alex Wong/Getty Images)

5:06 PM

Dân Biểu Ilhan Omar (Dân Chủ-Minnesota) tuyên bố sẽ soạn điều khoản luận tội Tổng Thống Trump. Bà Omar quy trách nhiệm cho ông Trump về vụ người ủng hộ ông âm mưu nổi loạn tại Quốc Hội hôm Thứ Tư.

“Ông Donald Trump nên bị Hạ Viện luận tội và bị Thượng Viện truất quyền,” bà Omar viết. “Chúng ta không thể cho phép ông tiếp tục nắm quyền. Đây là vấn đề bảo vệ nền Cộng Hòa của chúng ta, do đó, chúng ta cần thực hiện lời tuyên thệ.”

Dân Biểu Ilhan Omar (Dân Chủ-Minnesota). (Hình: Tasos Katopodis/Getty Images)

4:21 PM

Ông Tom Bossert, cố vấn nội an đầu tiên của Tổng Thống Trump, là một trong nhiều cựu giới chức chính quyền lên án cách ông Trump phản ứng trước nạn biểu tình bạo loạn ở Quốc Hội.

“Chuyện này vượt xa cái sai và cái bất hợp pháp. Chuyện này là phi Mỹ,” ông Bossert viết trên Twitter. “Tổng Thống Trump phá hoại nền dân chủ Mỹ một cách vô căn cứ suốt nhiều tháng. Hậu quả là ông chịu trách nhiệm cho vụ bạo động này, và hoàn toàn nhục nhã.”

4:12 PM

Thượng Viện và Hạ Viện đang được dọn dẹp để có thể tiếp tục tiến trình xác nhận kết quả bầu cử tổng thống của Cử Tri Đoàn ngay từ 8 giờ tối, giờ miền Đông, các nguồn tin Quốc Hội cho hay.

Hiện chưa rõ hai viện dự tính sẽ họp suốt đêm hay tiến trình này sẽ kéo dài bao lâu.

4:07 PM

Twitter gỡ vài “tweet” của Tổng Thống Trump nói về vụ bạo động ở Quốc Hội. Trong số những “tweet” bị gỡ bỏ có đoạn video được ông Trump đăng chiều Thứ Tư để nói với người ủng hộ ông. Ngoài ra, Twitter còn xóa “tweet” của Tổng Thống Trump nói Phó Tổng Thống Mike Pence thiếu “can đảm” làm điều cần thiết phải làm.

Trước đó, Facebook và YouTube cũng gỡ bỏ video của Tổng Thống Trump gửi cho người ủng hộ ông.

3:56 PM

Thượng Nghị Sĩ Jeff Merkley (Dân Chủ-Oregon) cho biết nhân viên Quốc Hội kịp thu lại phiếu đại cử tri trước khi người biểu tình bạo động tràn vào bên trong.

“Nếu nhân viên không thu lại kịp, có thể số phiếu đó sẽ bị đám người biểu tình đốt cháy,” ông nói.

3:51 PM

Giám đốc điều hành văn phòng Quốc Hội loan báo trụ sở Quốc Hội được bảo đảm an toàn.

3:43 PM

Trong thư gửi đồng viện, Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi loan báo các lãnh đạo Quốc Hội quyết định tiếp tục tổ chức phiên họp chung tối nay để xác nhận chiến thắng của Tổng Thống đắc cử Joe Biden ngay khi nào Quốc Hội “được bảo đảm an toàn.”

3:36 PM

Một bà bị nhân viên công lực bắn bên trong Quốc Hội và sau đó qua đời, và giới chức công lực cho hay.

Người biểu tình cố gắng tràn vào Quốc Hội. (Hình: Tasos Katopodis/Getty Images)

2:42 PM

Trước khi nổ ra biểu tình bạo động, Quốc Hội mới xác nhận được 12 trong số 538 phiếu đại cử tri.

Tiến trình xác nhận được thực hiện theo thứ tự bảng chữ cái. Các nhà lập pháp mới xác nhận được chín phiếu của tiểu bang Alabama và ba phiếu của Alaska thì bạo động nổ ra, khiến việc xác nhận phải ngưng lại. Toàn bộ 12 phiếu đó thuộc về Tổng Thống Trump.

2:35 PM

Hiện chưa rõ khi nào phiên họp chung của Quốc Hội xác nhận kết quả bầu cử tổng thống sẽ tiếp tục, nhiều nguồn tin cho CNN hay.

Các nhà lãnh đạo đang muốn kiểm soát tình hình trước.

2:26 PM

Trên Twitter, cô Ivanka Trump, con gái Tổng Thống Trump, gọi người biểu tình bạo động ở Quốc Hội là “người yêu nước.”

“Hỡi những người Mỹ yêu nước, bất kỳ sự vi phạm an ninh hay không tôn trọng nhân viên công lực đều không thể chấp nhận. Phải chấm dứt bạo động ngay bây giờ. Làm ơn giữ ôn hòa.”

Sau khi bị nhiều người chỉ trích vì gọi người biểu tình bạo động là “người yêu nước,” cô Ivanka Trump xóa dòng tin này.

Cô Ivanka Trump gọi người biểu tình bạo động là “người yêu nước” trên Twitter. (Hình: Twitter Ivanka Trump)

2:20 PM

Ít nhất một cảnh sát viên thủ đô được đưa đi bệnh viện sau khi bị xịt hơi cay, ông Douglas Buchanan, phát ngôn viên Cứu Hỏa và Cấp Cứu DC, cho hay.

Ông Buchanan cũng cho biết nhiều người khác cũng được điều trị và đưa đi bệnh viện trong suốt ngày 6 Tháng Giêng – từ lên cơn đau tim đến gãy xương do ngã từ giàn giáo xuống đất ở phía Tây Quốc Hội.

1:50 PM

-Từ Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Donald Trump kêu gọi người biểu tình nên về nhà. “Tôi thông cảm những gì quý vị cảm nhận, nhưng đã đến lúc nên về nhà,” ông Trump nói.

-AP: Tổng Thống đắc cử Joe Biden nói các cuộc biểu tình bạo động tại Quốc Hội là tấn công vào những gì linh thiêng của đất nước, và kêu gọi Tổng Thống Donald Trump “đứng ra” kêu gọi mọi người chấm dứt bạo động.

-Reuters: 1,100 lính Vệ Binh Quốc Gia được điều đến Washington, DC.

-Thống đốc Virginia cũng triển khai cảnh sát tiểu bang đến trợ giúp Washington, DC.

Các nhà lập pháp được di tản khỏi Quốc Hội trong khi rào chắn được dựng lên ở Hạ Viện.

Quang cảnh tòa nhà Quốc Hội khi người biểu tình tràn vào. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

Tin cho biết, người biểu tình đập bể cửa kính và cảnh sát phải rút vũ khí ở một cửa ra vào. Tiến trình chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống phải ngưng lại sau khi Quốc Hội ngừng họp vì bạo động gia tăng cả bên ngoài lẫn bên trong trụ sở Quốc Hội.

Phó Tổng Thống Mike Pence, người điều hành tiến trình chứng nhận kết quả bầu cử, được khẩn cấp đưa ra khỏi Hạ Viện.

Dân Biểu Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California), trưởng Khối Thiểu Số Hạ Viện, cho hay ông nghe cảnh sát nói có tiếng súng nổ bên trong Quốc Hội.

Theo Fox News, một nạn nhân trúng đạn được đưa đi. Hiện không có thêm thông tin gì khác về vụ nổ súng.

“Chúng ta không nên đi theo chiều hướng này,” ông McCarthy nói, và hối thúc Tổng Thống Donald Trump đưa ra tuyên bố.

Trong số những người biểu tình có cả người gốc Việt, họ mang theo quốc kỳ VNCH. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

Trên Twitter, Tổng Thống Trump kêu gọi người biểu tình “giữ ôn hòa” giữa lúc họ tràn vào bên trong Quốc Hội và tấn công cảnh sát.

“Tôi kêu gọi mọi người tại Quốc Hội giữ ôn hòa,” ông viết. “Không được bạo động! Nên nhớ, chúng ta là đảng pháp trị – hãy tôn trọng luật pháp và cảnh sát. Cảm ơn quý vị!”

Cảnh Sát Quốc Hội chĩa súng vào người biểu tình đang cố gắng tràn vào Hạ Viện. (Hình: AP Photo/J. Scott Applewhite)

Bộ Quốc Phòng loan báo điều Vệ Binh Quốc Gia đến hỗ trợ nhân viên công lực liên bang.

“Vệ Binh D.C. đã được điều động đến hỗ trợ nhân viên công lực liên bang ở thủ đô. Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Miller đã liên lạc với các nhà lãnh đạo Quốc Hội, và Bộ Trưởng McCarthy (Lục Quân) đang làm việc với chính quyền D.C.,” ông Jonathan Hoffman, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng, cho hay. “Nhóm nhân viên công lực giải quyết vụ này sẽ do Bộ Tư Pháp dẫn đầu.”

FBI cho biết cũng đã điều nhân viên đến khu vực này. Cơ Quan Chống Rượu, Thuốc Lá, Súng và Chất Nổ (thuộc Bộ Tư Pháp) cho Fox News hay nhân viên của họ có mặt bên trong Quốc Hội để truy lùng người biểu tình.

Một nguồn tin từ Quốc Hội cho Fox News hay Cannon House Office Building và Madison Library of Congress Building phải di tản trong một lúc ngắn sau khi có tin người ta nhìn thấy vài gói hàng khả nghi trong khu vực này.Cảnh sát Quốc Hội đang yêu cầu nhân viên rời khỏi Cannon và “ở yên” trong hai tòa nhà Rayburn và Longworth House Office Building.

Trụ sở Quốc Hội đã được phong tỏa. Loa thông báo bên trong Quốc Hội yêu cầu “tránh xa cửa sổ và cửa chính” và “nội bất xuất, ngoại bất nhập.” Nhân viên vẫn được phép đi lại bên trong.

Một thông báo khác bên trong phòng họp báo của Thượng Viện ra lệnh: “Đóng toàn bộ cửa nẻo nếu được. Nếu không, tìm nơi trú ẩn. Giữ bình tĩnh và chờ đến khi có lệnh mới. Tôi lặp lại… có đe dọa về an ninh, đe dọa về an ninh, đe dọa về an ninh bên trong Quốc Hội.”

Nhân viên Cannon House Office Building di tản sang Longsworth House Office Building. (Hình: Twitter Tom Fitzgerald)

Nhiều gói hàng khả nghi được tìm thấy gần khuôn viên Quốc Hội, theo các giới chức công lực. Ít nhất một trong những gói hàng này trông giống bom ống, một giới chức nhìn thấy gói hàng này cho hay.

Hiện chưa rõ những gói hàng này thực sự là bom hay không, hay có thể chỉ là trò đánh lừa. Nhóm chuyên gia phá bom của thủ đô đã được liên lạc. Trung tâm chỉ huy được dựng lên gần block 100 trên đường E Street SE.

Trong khi đó, một số người biểu tình đến quá gần Quốc Hội bên phía Tây, suýt làm đổ hàng rào dựng lên để ngăn người biểu tình. Cảnh Sát Quốc Hội đang cố gắng đẩy lui đám đông. Toàn bộ quảng trường Quốc Hội được phong tỏa, ngay cả các nhà lập pháp đến đây dự buổi chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống cũng không được vào.

Người biểu tình xô xát với cảnh sát liên bang. (Hình: Twitter Elijah Schaffer)

Video chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy một đám đông, trong đó vài người cầm quốc kỳ và cờ ủng hộ Tổng Thống Trump, đụng độ với cảnh sát liên bang đội nón bảo hộ và cầm khiêng.

Giữa lúc bạo lực tiếp diễn, bà Muriel Bowser, thị trưởng Washington DC, ra lệnh giới nghiêm toàn thành phố từ 6 giờ tối Thứ Tư đến 6 giờ sáng Thứ Năm.

Người biểu tình đối đầu với Cảnh Sát Quốc Hội bên trong trụ sở Quốc Hội. (Hình: Win McNamee/Getty Images)

Bà Alyssa Farrah, cựu phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc mới từ chức Tháng Mười Hai, hối thúc Tổng Thống Trump lên án việc người biểu tình gây bạo động.

“Hãy lên án ngay bây giờ, thưa ông Trump – Ông là người duy nhất họ nghe theo. Vì đất nước chúng ta!” bà Farrah viết trên Twitter (Th.Long) [qd]

Đầu trang

07/01/2021 - Thu Hằng - rfi.fr

Kích động nổi dậy, cú vớt vát cuối cùng của Donald Trump

Tổng thống mãn nhiệm Mỹ Donald Trump trong cuộc tập hợp những người ủng hộ gần Nhà Trắng, Washington, ngày 06/01/2021. AFP - BRENDAN SMIALOWSKI

Kích động nổi dậy để giành chính quyền ? Liệu một tổng thống Mỹ, như ông Donald Trump, người luôn lên án và trừng phạt những chế độ độc tài và Cộng Sản đang đi vào vết xe đó ? Vụ hàng trăm người ủng hộ ông Trump xâm nhập vào bên trong tòa nhà Quốc Hội (Capitol) được ví như « một cuộc nổi dậy » để giúp Trump « cướp chính quyền », vì ông luôn khẳng định bị đánh cắp chiến thắng.

Trong bốn năm nhiệm kỳ của tổng thống thứ 45, có lẽ hình ảnh ngày 06/01/2021 sẽ đọng lại rõ hơn cả những thành tích kinh tế trong ba năm trước khi dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ. Đó là hình ảnh của một tổng thống luôn từ chối thừa nhận thất bại, đích thân cổ vũ hàng chục nghìn người ủng hộ ông tham dự mit-tinh ở Nhà Trắng kéo đến Điện Capitol để phản đối Quốc Hội xác nhận kết quả bầu cử.

Nhiều người vì một người

Đó là « một âm mưu nổi dậy », theo nhận định của nhà báo Sylvie Kauffman trên trang Le Monde (07/01). Lộn xộn và hỗn loạn mỗi lúc gia tăng bên trong Quốc Hội, nhưng chủ nhân Nhà Trắng chỉ nhắn : « Hãy tôn trọng cảnh sát của Quốc Hội và lực lượng giữ an ninh. Họ thực sự cùng phe với đất nước chúng ta. Hãy ôn hòa », ngầm nói rằng cứ tiếp tục ! Nhưng làm sao có thể giữ được ôn hòa trong khi dẫn đầu và hung hăng nhất là những thành phần cực hữu, trong đó có nhiều người giống với thành viên của nhóm cực hữu Proud Boys, mà ông Trump, vào tháng 09/2020, từng yêu cầu họ « ẩn mình sẵn sàng chờ thời ». Trong một tin nhắn Twitter, nhưng nhanh chóng bị xóa sau đó, Ivanka Trump, con gái của tổng thống, ca ngợi họ là « những người hùng của đất nước ».

Bên ngoài tòa nhà Quốc Hội, những người ủng hộ ông Trump kiên nhẫn giương cao những lá cờ, kể cả cờ của thời nội chiến Mỹ, bên trong là cảnh đập phá văn phòng của nhiều nghị sĩ, trong đó có phòng làm việc của chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, rồi cảnh nghị sĩ phải rời phòng họp bằng mặt nạ chống khí để đến boong ke trú ẩn. Tổng thống Trump hẳn hài lòng chứng kiến lòng trung thành của những người ủng hộ ông, giúp ông đi đến cùng của « đam mê phá hoại và đề cao bản thân » : dùng bạo lực để đạt mục tiêu, nếu không có được một cách hòa bình.

Phải đến gần ba tiếng sau, ông mới nhắn người ủng hộ « Hãy về nhà », không một lời lên án bạo lực, ông còn khẳng định « Yêu mến họ », « Hiểu nỗi đau của họ » vì chiến thắng bị đánh cắp.

Bị bỏ rơi

Ông Donald Trump hoàn toàn tin được vào lòng trung thành của những người ủng hộ nhiệt thành, ngược lại với những chính khách trong đảng Cộng Hòa, như phó tổng thống Mike Pence, từng bị chủ nhân Nhà Trắng chỉ trích là « thiếu can đảm », khi thông báo sẽ không đi ngược lại thủ tục xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden.

Bị sốc vì hỗn loạn, vì những hành động chà đạp dân chủ của một nhóm thành phần cực hữu và cử tri nhiệt thành của Trump, ít nhất 5 thượng nghị sĩ (trong tổng số 11) từng tuyên bố phản đối xác nhận kết quả bầu cử, đã quay lưng lại với chủ nhân Nhà Trắng. Trường hợp thượng nghị sĩ Cộng Hòa, Kelly Loeffler, vừa bị đánh bại ở bang Georgia là một ví dụ, « vì lương tâm », bà đã « cân nhắc lại » quyết định. Những nhân vật chủ chốt trong đảng Cộng Hòa ở Thượng Viện, từ thượng nghị sĩ McConnell đến Mitt Rommey, đều phản đối lời kích động của tổng thống Mỹ.

Hai nhân viên cao cấp của Nhà Trắng, trợ lý của đệ nhất phu nhân Melania Trump, cũng từ chức tối 06/01. Theo truyền thông Mỹ, nhiều thành viên của chính phủ thậm chí đề cập đến khả năng loại Trump khỏi chính quyền. Trước đó, lực lượng Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ được chính phủ điều đến tăng viện cho lực lượng cảnh sát ở Quốc Hội để kiềm chế đám đông ủng hộ tổng thống.

Chưa bao giờ ông Trump tự nhận thất bại, nhưng sau sự kiện tấn công tòa nhà Quốc Hội, tổng thống thứ 45 của Mỹ đã tỏ dấu hiệu rõ ràng hơn là ông sẽ tự nguyện rời Nhà Trắng ngày 20/01 và « quá trình chuyển tiếp sẽ diễn ra trong trật tự ».

Liệu sau này hình ảnh của ông Trump có bị gắn với những lời lên án : « Nền dân chủ của chúng ta (Hoa Kỳ) bị tấn công », « Đó là một cuộc tấn công vào Nhà nước pháp quyền, vào những đại biểu của nhân dân » ; « Đó không phải là phản đối mà là một cuộc nổi dậy, gần với tạo phản » ? Ngoài những phát biểu trên, tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden còn nhấn mạnh : « Những lời nói của một tổng thống đều có một ý nghĩa : nếu tốt, chúng tạo gợi cảm hứng và nếu tồi tệ thì chúng chỉ là những xúi giục, kích động ».

Đầu trang

Jan 4, 2021 - nguoi-viet.com

Trump ‘tweet’ sẽ xuống đường biểu tình ngày 6 Tháng Giêng

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump cho biết ông sẽ tham dự các cuộc biểu tình ở Washington, DC vào ngày 6 Tháng Giêng, ngày mà Quốc Hội chứng nhận các phiếu bầu của đại cử tri và tuyên bố chiến thắng của Tổng Thống đắc cử Joe Biden.

Vào Chủ Nhật, 3 Tháng Giêng, Tổng Thống Trump truyền một video clip trên Twitter khuyến khích những người ủng hộ đến Washington, DC biểu tình và kèm theo lời hứa hẹn “sẽ có mặt.”

Tổng Thống Trump nhắn trên Twitter: “Sẽ có mặt tại biểu tình DC.” (Hình: Al Drago/Getty Images)

Cho đến nay, ông Trump vẫn từ chối chấp nhận thất bại và tiếp tục đưa ra những tuyên bố vô căn cứ về hành vi gian lận bầu cử, bất chấp khoảng 60 vụ kiện đã bị các tòa án liên bang và tiểu bang cũng như Bộ Tư Pháp bác bỏ.

Phiên họp lưỡng viện Quốc Hội vào ngày Thứ Tư, 6 Tháng Giêng tới, để xác nhận các lá phiếu của đại cử tri là một thủ tục thông thường và đánh dấu bước cuối cùng trong việc tái xác nhận chiến thắng của ông Biden.

Tuy nhiên, thái độ không chấp nhận kết quả và liên tục tìm mọi cách để lật ngược kết quả bầu cử của ông Trump được một nhóm các thượng nghị sĩ Cộng Hòa hưởng ứng bằng các thúc đẩy việc trì hoãn buổi xác nhận kết quả bầu cử vào Thứ Tư tới.

Nhưng, theo các chuyên gia phân tích những nỗ lực này khó lòng thành công.

Những người biểu tình đang lên kế hoạch tập trung tại Washington Monument, Freedom Plaza và tòa nhà Quốc Hội.

Proud Boys, một nhóm cực hữu ủng hộ bạo lực, tuyên bố sẽ tham gia nhưng không mặc các quần áo có màu sắc, hay đeo huy hiệu, biểu trưng cho nhóm này.(MPL) [kn]

Đầu trang