Vượt qua Việt
Nước Việt và thế giới
Hội nhập được thì cần gì Thoát Trung !
  ||   A   A   A   A  

Bầu cử Mỹ 2020 - Phản ứng của người Việt (4)

Bài mới hơn  Bài cũ hơn  Mục lục  Trang chính

21 tháng 1 2021 - bbc.com

Người Việt các giới nghĩ gì về lễ nhậm chức và nhiệm kỳ Joe Biden?

TOM BRENNER / REUTERS - Tổng thống Joe Biden vẫy chào người ủng hộ trước khi cùng Đệ nhất phu nhân Jill Biden bước vào Nhà Trắng

"Dân chủ đã thắng thế," Tổng thống Biden khẳng định sau khi tuyên thệ nhậm chức với Chánh án John Roberts trong buổi lễ nhậm chức hôm 20/1.

Đưa ra thông điệp kêu gọi đoàn kết sau nhiệm kỳ đầy sóng gió của người tiền nhiệm qua bài diễn văn ngắn sau đó, ông Biden hứa sẽ trở thành một tổng thống "cho tất cả người Mỹ" - kể cả những người không bỏ phiếu cho ông.

BBC News Tiếng Việt phỏng vấn một số người Việt theo dõi sát tiến trình cuộc bầu cử năm 2020 của Mỹ ,để tìm hiểu cảm tưởng của họ trong ngày Biden nhậm chức, kỳ vọng cho chính quyền mới và dư âm của những thuyết âm mưu vẫn còn.

Cảm tưởng của tôi ngày ông Joe Biden lên làm tổng thống của Hoa Kỳ:

Tommy Lưu: Là người ủng hộ đảng Cộng hòa và tổng thống Trump, tôi có cảm tưởng lẫn lộn vì đã sống với thuyết âm mưu nhiều quá, cho nên bây giờ hy vọng rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn cho tương lai của nước Mỹ. Tôi nghĩ ai cũng sẽ vì tương lai của đất nước chứ không thể bán rẻ lương tâm được nữa khi đã đạt được đến những chức vụ tối cao đó.

Nhưng tôi nghĩ, chính nhờ ông Trump mà tôi cũng như nhiều người mới biết được thêm một số các định nghĩa như fake news (tin giả), deep state (nhà nước ngầm) và drain the swamp (rút cạn đầm lầy) là như thế nào. Trong suốt thời gian 4 năm cầm quyền của ông ấy, những từ ngữ rất mơ hồ mà các bạn cứ nghĩ rằng ở trong các lớp học chính trị hay lịch sử của nước Mỹ mới có thôi. Nhưng thật ra hầu như tất cả mọi người dân trên toàn thế giới bỗng dưng được thông suốt đầy đủ mọi thứ tất cả từ luật tranh cử cho đến luật bầu cử đến cả hiến pháp lẫn tư pháp. Từ first amendment là quyền tự do ngôn luận, cho đến second amendment là quyền sử dụng súng, v.v...mãi cho đến 15, 18, 19, 21, 25 amendments v.v... nữa.

Ông Tommy Lưu là một nhân viên chính phủ, sống và làm việc ở gần Washington DC. Ông ủng hộ đảng Cộng hòa và TT Trump.

Lê Quốc Tuấn: Mặc dù không phải là công dân Hoa Kỳ nhưng tôi vẫn cảm thấy vui khi đất nước này tiếp tục được truyền thống chuyển quyền dân chủ, sau những xáo động chưa từng có gần đây trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, hậu quả từ một chính sách mị dân lạc hướng của chính quyền Trump. Điều này cho thấy đất nước, con người và cơ chế dân chủ Hoa Kỳ đủ vững mạnh để vượt qua những khác biệt tưởng như không thể hàn gắn của những khuynh hướng chính trị xã hội khác nhau.

Ông Lê Quốc Tuấn là một nhà họat động cho nhân quyền cho Việt Nam, hiện sống ở Canada.

TS Vũ Thị Phương Anh: Bài phát biểu của Biden và bài thơ The Hill We Climb đọc trong lễ nhận chức đã nói lên tất cả thay cho người Mỹ. Nước Mỹ là một nền dân chủ vĩ đại, dẻo dai và bền bỉ nhất trên thế giới ngày nay. Nền dân chủ Mỹ dẻo dai bền bỉ như vậy vì nó có checks and balances nên có thể tự sửa sai.

TS Vũ Thị Phương Anh là một chuyên gia giáo dục hiện sống ở Việt Nam.

Ngô Chí Thiềng: Tôi rất vui và đặt nhiều hy vọng vào tân tổng thống và phó tổng thống vì kể từ ngày hôm nay, đất nước và người dân Hoa Kỳ đã bớt đi được những chia rẽ trực tiếp từ một người cầm đầu quốc gia. Đó đó nó sẽ làm cho không khí giảm thiểu sự chia rẽ rất nhiều. Giống như quả khỏi cơn bão, người ta sẽ nhìn thấy được ánh sáng của mặt trời với sự ấm áp của nó.

Ông Ngô Chí Thiềng là một công dân Mỹ hiện sống ở Nam California. Ông ủng hộ Joe Biden.

Dana Nguyễn: Tôi cảm thấy lòng mình rất thanh thản nhẹ nhàng như vừa mới thức dậy sau một cơn ác mộng rất dài. Cơn ác mộng dài 4 năm! Tôi cảm thấy những căn bệnh trong người mình dường như đã khỏi - đó là bệnh đau đầu và đau tim do mỗi ngày chứng kiến Trump và những kẻ theo ông một cách cực đoan phá hại nền dân chủ của nước Mỹ một cách tàn tệ.

Bà Dana Nguyễn là một công dân Mỹ hiện sống ở Nam California. Bà ủng hộ Joe Biden.

Blogger Điếu Cày: Tôi cảm thấy nhẹ bớt những ưu tư trong lòng, tôi mong nước Mỹ sẽ trở lại như xưa, Nước Mỹ đã luôn tuyệt vời rồi, không cần phải ''great again'' làm gì!

Blogger Điếu Cày là một cựu tù nhân chính trị Việt Nam hiện sống ở Nam California. Ông không đi bầu kỳ vừa rồi.

ALEX WONG/GETTY IMAGES - Kamala Harris tuyên thệ trở thành phó Tổng thống Mỹ. Chồng bà, ông Doug Emhoff đứng cạnh

Kỳ vọng vào chính quyền mới:

Tommy Lưu: Kỳ vọng của chúng tôi là những gì ông Biden đã hứa sẽ hàn gắn được dân tộc, sẽ lo cho tương lai của tất cả nước Mỹ chứ không kỳ thị bất kỳ một hai như là những lời đồn đại rằng họ sẽ đuổi việc những người theo ông Trump, sẽ thu lại bằng đại học như là ý kiến của một nhóm bảo thủ tại đại học Harvard; và sẽ gom hết tất cả những con cháu của Trumpsters lại để đưa chúng nó đi reconcentration camps như là tay luật sư consultant của đài CBS phát biểu và sau đó đã bị đuổi việc.

Suốt cả buổi chiều hôm nay tôi thấy ông Biden đã ký đến 17 sắc lệnh hành pháp, nhưng ngoài chuyện tái gia nhập hiệp định khí hậu Paris và thu hồi giấy phép cho Đường ống Keystone XL thì những chuyện như hủy bỏ việc xây dựng bức tường dọc biên giới Mexico và chấm dứt lệnh cấm đi lại đối với một số quốc gia theo đạo Hồi, thì tôi thấy không rõ cho tương lai của nước Mỹ.

Lê Quốc Tuấn: Tôi mong chính phủ Biden sớm hàn gắn được những đổ vỡ, chia rẽ sâu sắc trong lòng dân chúng Mỹ và khôi phục lại niềm tin của thế giới từng hướng về nước Mỹ như một thành trì của dân chủ, tự do.

TS Vũ Thị Phương Anh: Kỳ vọng của tôi là nước Mỹ đoàn kết hơn và vị trí trên thế giới được khẳng định hơn, có sự ủng hộ mạnh mẽ hơn của đồng minh.

Ngô Chí Thiềng: Tôi mong ông Biden sẽ hàn gắn những chia rẽ, đổ vỡ trong lòng Hoa Kỳ

Dana Nguyễn: Với nước Mỹ có tổng thống, Hạ viện và Thượng viện cùng một Đảng, tôi tin rằng tổng thống Biden sẽ làm được nhiều việc tốt cho nước Mỹ. Trước hết ông sẽ đánh tan cơn đại dịch corona virus đã làm chết trên 400.000 người Mỹ. Kế đến ông sẽ sửa lại những chính sách ngoại giao mà Trump đã hủy bỏ. Ông cũng nên xét đến việc đưa ra những luật mới để không còn tổng thống nào trong tương lai có thể phá hoại nền dân chủ của nước này một cách tệ hại như đã xảy ra. Tôi kỳ vọng là ông Biden sẽ một phần nào đoàn kết được người dân Mỹ, và giúp dân chúng hiểu rõ hơn sự quan trọng của nền dân chủ, qua hệ thống giáo dục.

Blogger Điếu Cày: Mong rằng TT Biden sẽ đoàn kết được nước Mỹ, giải toả được sự kỳ thị, chia rẽ và hận thù. Chỉ có một nước Mỹ đoàn kết mới nhanh chóng khắc phục được những hâu quả do chia rẽ, dịch bệnh gây ra và phục hồi được kinh tế.

KEVIN LAMARQUE / REUTERS - Tổng thống Biden tuyên thệ với cuốn Kinh thánh của gia đình từ năm 1893 và cũng được sử dụng mỗi lần ông tuyên thệ nhậm chức thượng nghị sĩ Delaware. Cuốn Kinh thánh dày 12,5cm với cây thánh giá Celtic trên bìa

Thách thức lớn nhất của Hoa Kỳ thời Joe Biden:

Lê Quốc Tuấn: Theo tôi, khó khăn lớn nhất của Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới là phục hồi lại niềm tin của dân chúng vào chính quyền và hình ảnh của đất nước này trước cả thế giới sau một chính sách American First quá cực đoan của cựu Tổng thống Donald Trump.

TS Vũ Thị Phương Anh: Khó khăn lớn nhất của Biden là tạo được niềm tin ở phe phò Trump, vốn rất đông và có một số người khá cuồng tín. Trump rất thành công trong việc kích động bạo lực và hận thù, dựa trên một số điểm chưa hoàn hảo trong thể chế của Mỹ. Việc quan tâm đến tầng lớp người da trắng nghèo và thấy mình bị thiệt thòi sẽ phải được chú trọng hơn. Nếu nhóm phò Trump vẫn tiếp tục tức giận và quậy phá, và nếu Trump vẫn tiếp tục kích động bạo lực thì chính quyền Biden sẽ rất mệt mỏi.

Ngô Chí Thiềng: Khó khăn lớn nhất là hàn gắn vết thương vì đã qua hơn 4 năm qua, sự nghi ngờ và mất tín tưởng vào chính quyền đã tăng cao độ và những tổ chức da trắng kỳ thị đã tăng lên nhiều. Vấn đề đại dịch và kinh tế cũng rất khó khăn cho tân tổng thống.

Dana Nguyễn: Thử thách nhất của nước Mỹ vẫn là virus corona. Kế đến tôi nghĩ là sẽ có nhiều sự phản đối của nhiều người dân Mỹ đã bầu và tin tưởng vào Trump. Sẽ có những phản đối đến từ một số người bên đảng Cộng Hòa, thành ra tôi e rằng có thể sẽ có những bạo động lớn nhỏ xảy ra trên toàn nước Mỹ.

Blogger Điếu Cày: TT Biden sẽ đối diện với muôn vàn khó khăn và thử thách từ di sản của TT Trump: Gần 25 triệu người bị nhiễm dịch Covid-19 và hơn 400 ngàn đã chết. Nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng, nợ công cao và thất nghiệp cao, nạn kỳ thị, chia rẽ và hận thù.

JIM LO SCALZO / GETTY IMAGES - Bên trong Điện Capitol, Tổng thống Biden đã ký tuyên bố Ngày nhậm chức và các đề cử cho nội các và phụ tá của ông

Về thuyết âm mưu rằng ông Trump sẽ cho binh lính bắt hết phe Biden:

Tommy Lưu: Suốt từ hôm bầu cử mãi cho đến bây giờ tôi cứ sống trong hoang mang lo sợ với không biết bao nhiêu là thuyết âm mưu. Cả buổi sáng nay ai cũng hồi hộp; có người lại còn bảo là đợi sau khi ông Trump cất cánh xong rồi tới trước giờ ông Biden tuyên thệ thì các tướng lĩnh họ mới trở mặt và đọc lệnh bắt để có thể gom luôn một thể.

Sau đó không thấy gì, thì họ lại đổi thừa cho rằng đã có bàn tay của Trung Quốc nhúng vào; là vì cái cậu người Á đông Asian đi bảo vệ bên cạnh ông Biden có đeo 1 cái ngôi sao 5 cánh ở trên áo, thật ra đó chỉ là badge với logo của họ.

Lê Quốc Tuấn: Mặc dù buổi lễ nhậm chức đã diễn ra, ông Trump đã rời khỏi nhà Trắng, hoá giải tất cả những đồn đoán trái chiều về cuộc chuyển quyền hôm nay, nhưng tôi nghĩ rằng các thuyết âm mưu này khác sẽ vẫn lợi dụng sự nhẹ dạ dễ tin của nhiều người để tiếp tục quấy nhiễu dư luận, gây khó khăn cho chính quyền ở những tần số khác nhau trong thời gian tới.

Ngô Chí Thiềng: Thật là hoang tưởng khi cứ đi tin hay bày vẽ tin để tự sướng với nhau. Tôi rất tội nghiệp cho những người ấy. Họ hoàn toàn không biết và không thể hiểu được sự vận hành của Chính Phủ Hoa Kỳ, một chính phủ của một quốc gia tự do và dân chủ bậc nhất trên quả địa cầu này. Sự vận hành của Hoa Kỳ đều dựa trên nền tảng dân chủ nhưng tuyệt đối trong vòng pháp luật. Mà luật pháp Hoa Kỳ rất tuyệt vời, không có lẽ hở cho những người lạm dụng nó.

Dana Nguyễn: Thuyết âm mưu của ông Trump sẽ không làm được gì vào lúc này nữa. Ông ta đã cố gắng lật đổ chính quyền mới được bầu ra bằng mọi cách và đã thua nặng nề trong hai tháng qua.

Blogger Điếu Cày: Tôi nghĩ đó là hậu quả của truyền thông dối trá, các thuyết âm mưu thâm độc tràn lan trên các trang mạng xã hội tiếng Việt. Hậu quả đã dẫn đến biến cố ô nhục xảy ra vào ngày 6/1 vừa qua tại Điện Capitol. Việc nhiều người Việt bị truyền thông dối trá dẫn dắt, cổ suý cho những hành động trái với luật pháp và Hiến pháp Mỹ, chống lại những giá trị dân chủ mà người dân trong nước mong muốn.

Chính những lý do đó khiến họ ảo tưởng và tin rằng Trump sẽ dùng binh sĩ đang ở DC đế bắt trọn những người trong đảng Dân chủ rồi lên nắm quyền. Thử hỏi một tổng thống dùng bạo lực để chống lại ý nguyện từ lá phiếu của dân, chống lạitoàn bộ hệ thống bầu cử của đất nước và Quốc hội để đoạt được quyền lực.

Nếu ông Trump thành công, nước Mỹ sau đó có còn là một nước dân chủ? Một mô hình nhà nước mà nhiều người đấu tranh trong nước Việt đã trả giá bằng những năm tháng tù tội và cả mạng sống để mơ ước đạt được?

Đầu trang

Jan 16, 2021 - nguoi-viet.com

Thấy cờ VNCH trong bạo loạn ở thủ đô, dân biểu gốc Việt mặc áo dài đi tuyên thệ

ATLANTA, Georgia (NV) – Dân biểu gốc Việt đầu tiên của tiểu bang Georgia mặc áo dài đi tuyên thể tái đắc cử vì phẫn nộ sau khi thấy cờ VNCH trong cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc Hội ở Washington, DC.

Theo NextShark, Dân Biểu Bee Nguyễn (Dân Chủ-Atlanta) là dân cử gốc Việt đầu tiên ở Quốc Hội Georgia, sau khi cô thắng cuộc bầu cử đặc biệt vào Tháng Mười Hai, 2017, đại diện Địa Hạt 89, bao gồm các thành phố Cedar Grove, Druid Hills, East Atlanta, Edgewood, Gresham Park, và Kirkwood. Cô tái đắc cử hồi Tháng Mười Một, 2020.

Dân Biểu Bee Nguyễn (phải) mặc áo dài đi tuyên thệ hôm Thứ Ba, 12 Tháng Giêng. (Hình: Twitter Bee Nguyễn)

Vì phẫn nộ với chuyện lá cờ VNCH xuất hiện trong cuộc bạo loạn ở Washington, DC, cô Bee mặc áo dài khi tuyên thệ hôm Thứ Ba, 12 Tháng Giêng, sau khi tái đắc cử.

Cô chia sẻ lý do trên Twitter: “Khi thấy cờ VNCH được giăng trong cuộc nổi loạn ở thủ đô hồi tuần trước, tôi cảm thấy phẫn nộ và rất xấu hổ. Vì những người đó không đại diện cho tiếng nói của tôi, tôi quyết định mặc áo dài của người Việt Nam để tuyên thệ. Tuy gia đình không có mặt ở đây, nhưng tôi rất biết ơn các đồng viện.”

Gia đình của cô Bee là người Việt Nam tị nạn, và cha cô từng ngồi tù ba năm vì lý do chính trị.

Khi đến Hoa Kỳ, cha mẹ cô định cư ở tiểu bang Iowa vì muốn có một cuộc sống an lành.

Nói với đài NBC hồi Tháng Mười Hai, 2020, cô cho rằng cuộc sống ở Iowa giúp cô nhận ra được chuyện giúp đỡ được những con người không có tiếng nói quan trọng đến mức nào.

Sau khi vụ bạo loạn hôm 6 Tháng Giêng xảy ra, Dân Biểu Bee Nguyễn lập tức lên án trên Twitter : “Những kẻ khủng bố trong nước đang tìm cách lật đổ chính phủ Hoa Kỳ. Chúng ta đã biết từ lâu Tổng Thống Donald Trump là một mối nguy hiểm đối với Hoa Kỳ. Các lãnh đạo của đảng Cộng Hòa cũng biết điều đó, nhưng họ để cho vụ bạo loạn này xảy ra.”

Trong những ngày gần đây, cảnh sát phải bảo vệ nhà Dân Biểu Bee Nguyễn sau khi cô bị “fan cứng” của Tổng Thống Donald Trump đe dọa vì phản bác lại tố cáo có bầu cử gian lận tại tiểu bang Georgia trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

Theo tờ báo Decaturish ở địa phương hôm Thứ Ba, 12 Tháng Giêng, không những bị đe dọa mà địa chỉ nhà của vị dân cử gốc Việt đầu tiên tại Georgia còn bị đưa lên mạng xã hội, kể từ khi cô khám phá sai trái trong các tố cáo của Tổng Thống Trump về gian lận bầu cử, tại một buổi điều trần ở Quốc Hội tiểu bang hồi Tháng Mười Hai năm ngoái.

Vì đe dọa này mà cảnh sát Atlanta và cảnh sát DeKalb County phải cho người lái xe đi tuần thường xuyên trong khu nhà của cô, theo vị nữ dân biểu cho biết tại một cuộc họp của tổ chức Kirkwood Neighbors Organization (KNO) hôm Chủ Nhật tuần qua.

Dân Biểu Bee Nguyễn cho biết cô cũng thấy cảnh sát tiểu bang đóng chốt bên ngoài nhà cô.

“Tôi được biết có một số người tiếp tục theo dõi tôi,” cô kể. “Điều này làm tôi hơi khó chịu một chút và không cảm thấy thoải mái.”

Dân Biểu Bee Nguyễn, tiểu bang Georgia. (Hình: Facebook Bee Nguyen)

Cô được truyền thông Mỹ chú ý hồi năm ngoái sau khi “lật tẩy” ông Matt Braynard, một chuyên gia số liệu, sau khi ông này khai trước một ủy ban của Hạ Viện Georgia rằng ông thực hiện nhiều nghiên cứu đóng góp vào nội dung đơn kiện của Tổng Thống Trump và những đồng minh của ông.

Sau khi kiểm tra với ông Braynard, Dân Biểu Bee Nguyễn khám phá nhiều cử tri, mà đơn kiện tố cáo bỏ phiếu gian lận, thực ra là có ghi danh hợp pháp và đều là cư dân tiểu bang.

Thứ Hai vừa rồi là ngày đầu tiên Quốc Hội Georgia khóa mới 2021 nhóm họp. (TL) [qd]

Đầu trang

15/01/2021 - baotiengdan.com

Chống Cộng, phò Trump bằng tin vịt

Jackhammer Nguyễn
15-1-2021

Tin vịt từ những người Cộng sản Việt Nam

Năm 1970, sự kiện phi thuyền Apollo 13 đổ bộ lên mặt trăng là một thành công lớn, mang lại uy tín cho nước Mỹ. Đó là điều không thể bàn cãi, tuy nhiên, để đánh bại uy tín của Washington trong cuộc chiến Việt Nam, những người cộng sản Hà Nội chọn một phương pháp rất hữu hiệu: Tin vịt.

Các cán bộ dân vận của Mặt trận Giải phóng Miền Nam, luồn lách trong các xóm lao động, nơi họ có nhiều cơ sở, thậm chí trong cộng đồng người Việt tại Cambodia, để phao tin rằng, chuyện đổ bộ lên cung trăng là chuyện bịa đặt. Một hạ sĩ quan Việt Nam Cộng hòa, hồi năm 1970-1971 sống tại Phnompenh, đã kể với tôi như vậy.

Đó là trong vùng họ không kiểm soát được, thử hãy tưởng tượng những vùng đất đã được họ “giải phóng”, thì tin vịt còn như thế nào nữa.

Chúng ta còn nghe nhiều câu chuyện như thế trong văn chương cộng sản, cả trong sách giáo khoa cho trẻ em, chẳng hạn như các binh lính Việt Nam Cộng hòa moi gan ăn sống các tù binh. Tin vịt và những câu chuyện tương tự như thế được ông Marcelino Trương, một nhà văn người Pháp gốc Việt, nói là dùng để bôi bác hình ảnh của chế độ miền Nam, đánh đồng nó với quỉ sứ (demonize).

Sau năm 1975, báo chí Cộng sản Việt Nam tiếp tục phao tin vịt để thao túng dư luận, chẳng hạn như, tin nói rằng không có đổi tiền được tung ra chỉ một ngày trước khi họ tiến hành đổi tiền.

Tin vịt chống Cộng, pro-Trump

Những tưởng tin vịt chỉ được những người cộng sản sử dụng, nhưng không, nó cũng được những người chống Cộng sử dụng, đặc biệt là những người chống Cộng nhưng pro-Trump.

Tin vịt đáng nhớ nhất của những người này là vụ Hiệp ước Thành Đô. Theo đó, vào năm 2020, Việt Nam chính thức trở thành một tỉnh của Trung Quốc do những người cộng sản đã ký hiệp ước ấy. Chúng ta đang sống trong năm 2021, nhưng rõ ràng là điều đó đã không xảy ra.

Tin vịt tiếng Việt đặc biệt được tung ra từ hải ngoại, với hai mục đích, chống Cộng và pro-Trump, và như thế phải bôi bác hình ảnh đối thủ của ông Trump là ông Biden, Đảng Dân chủ, hay bất cứ ai khác không đồng tình với Trump. Ngoài ra, còn một lý do nữa là tiền câu view từ các kênh YouTube.

Các nơi sản xuất tin vịt hải ngoại chủ yếu là từ các kênh YouTube, trong đó có cả những nhân vật tị nạn chính trị từng bị tù cộng sản. Các kênh này lại khai thác tin vịt từ các trang tin vịt của giới cực hữu Mỹ, nhưng nhiều nhất là các trang thuộc giáo phái Pháp Luân Công qua các kênh như Epoch Times Tiếng Việt; Đại Kỷ Nguyên; Trí Thức VN; Tân Đường Nhân…

Giáo phái này thoạt đầu có mục đích tốt đẹp, phục vụ tín ngưỡng, chống những chuyện tệ hại của nhà cầm quyền Trung Cộng, nhưng dần hồi các trang này đã chủ trương làm mọi cách miễn là bôi xấu được đối thủ của họ là Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cách này của Pháp Luân Công tương tự như cách hoạt động của Quách Văn Quý, tỷ phú Trung Quốc. Ông này sau khi đào thoát khỏi Trung Quốc với nghi vấn tham nhũng, đã thực hiện các kênh YouTube chống Bắc Kinh, bằng bất cứ loại tin nào, thật hay giả, miễn nó tấn công Bắc Kinh.

Quan niệm “cứu cánh biện minh cho phương tiện” này cũng khá tương đồng với một số nhà hoạt động chống Cộng, pro-Trump của người Việt. Trong bốn năm qua, nhất là giai đoạn hơn một năm qua, tin vịt tiếng Việt liên tục được tung ra chủ yếu liên quan đến Donald Trump và cuộc bầu cử Mỹ nhiều chưa từng thấy, ngược lại, các tin vịt tấn công vào chế độ cộng sản Hà Nội ít đi.

Có thể kể một số tin vịt động trời kiểu như: Biệt kích Mỹ đột nhập nơi có máy chủ Dominion ở Đức, bà Nancy Pelosi bị bắt, quân đội Trung Quốc xâm nhập nước Mỹ, ém quân ở bang Maine, cuộc bạo loạn ở điện Capitol là do AntiFa giật dây, có thông đồng với cảnh sát, … các tin này ủng hộ tuyên bố thắng cử của Donald Trump, mặc dù ông ta thua đối thủ khá nặng.

Ngoài ra còn có cả những tin vịt về Covid-19, chẳng hạn như nói rằng, báo chí Mỹ ngụy tạo ra dịch Covid-19, số người chết quá nhiều ở Mỹ do Covid-19 là không có thật, hay Covid-19 được chế tạo từ phòng thí nghiệm, là vũ khí vi trùng nguy hiểm, do Bắc Kinh tung ra để tiêu diệt Mỹ và cả thế giới, đủ loại tin trời ơi đất hỡi!

Những tin vịt giật gân này không những thu hút giới bình dân, không đọc báo Anh ngữ, mà còn thu hút cả giới có học, có bằng cấp luật sư, tiến sĩ cả ở Việt Nam lẫn hải ngoại.

Có một nhân vật đáng chú ý là Trung Vu, làm chủ biên cho trang Đại Kỷ Nguyên. Theo điều tra của báo chí Mỹ, như New York Times, hay Atlantic, thì Trung Vu đã sử dụng những biện pháp bất hợp lệ để kích thích trang Facebook của Đại Kỷ Nguyên. Trung Vu từng được Epoch Times giao cho việc khuếch trương Epoch Times qua phương tiện Facebook khoảng từ năm 2017.

Tuy nhiên, cuối năm 2019, Epoch Times tuyên bố, họ đã cắt đứt quan hệ với Đại Kỷ Nguyên.

Nhân vật này có thể là Vũ Đức Trung, mà một số nguồn tin tiếng Việt cho biết, là một người từng bị cộng sản Việt Nam bắt hồi năm 2011, bị kết án 3 năm tù vì thực hiện việc phát thanh về Pháp Luân Công.

Theo thông tin từ trang “Môi trường tu luyện Pháp Luân Công tại Việt Nam”, sau khi ra tù, Vũ Đức Trung đi tị nạn chính trị ở Mỹ và tiếp tục điều hành Đại Kỷ Nguyên. Trang này buộc tội Vũ Đức Trung về việc điều hành Đại Kỷ Nguyên, với việc phát tán tin vịt vô tội vạ.

Cuối tháng 12, BBC đưa tin, Đại Kỷ Nguyên từng bị Facebook gỡ bỏ hàng loạt tài khoản giả.

“Cứu cánh biện minh cho phương tiện”

Sau vụ bạo loạn ở điện Capitol ngày 6/1/2021, trong đó những người ủng hộ ông Trump được ông ta kích động tấn công Quốc hội Mỹ, gây ra cái chết của 6 người. Các công ty mạng xã hội như Facebook và Twitter đã khóa hoặc ngăn chặn các tài khoản của Trump và những người ủng hộ ông phát tán tin vịt. Những người này chạy qua mạng xã hội Parler, nơi có nhiều tin vịt tung ra từ những nhóm cực hữu, nhưng trang này cũng đã bị Amazon, Google và Apple vô hiệu hóa.

Trong số những người tham gia cuộc biểu tình ngày 6/1 dẫn đến bạo loạn, có nhiều người Việt mang theo cờ vàng ba sọc đỏ. Những người này được kích động một phần rất lớn bởi các nguồn tin vịt từ Đại Kỷ Nguyên, từ các kênh tin vịt trên YouTube, rằng bầu cử là gian lận, rằng Biden là tay sai Trung Quốc,…

Cơ quan FBI, thuộc Bộ Tư pháp Mỹ, đang thực hiện hơn 170 vụ điều tra liên quan đến vụ bạo động ngày 6/1, và theo nhận xét của một số chuyên gia về pháp lý của Mỹ, những người tham gia có thể bị những hình phạt nặng nề, dựa trên luật chống bạo loạn và ly khai của Mỹ.

Những người cộng sản dùng tin vịt trong cái gọi là “cứu cánh biện minh cho phương tiện” của họ, đã dẫn đến một xã hội Việt Nam ngày nay rệu rã ra sao, mọi người cũng đã nhìn thấy rõ. Một số những người chống CSVN có vẻ cũng không khá hơn, khi không học được bài học sai lầm từ những người cộng sản.

Trước mắt, chế độ cộng sản Hà Nội vẫn còn đó, không suy suyển qua tin vịt từ những người chống Cộng, còn họ và những độc giả của họ, lại đang sống trong một không gian ảo tưởng, đầy thuyết âm mưu hết sức nguy hiểm.

Ông Trump sẽ ra đi vào ngày 20/1/2021. Nước Mỹ rồi đây cũng sẽ được khôi phục lại những giá trị mà các tiền nhân đã tạo dựng hơn 240 năm trước, nhưng những người tham gia vụ bạo loạn ở Đồi Capitol ngày 6/1/2021, trong đó có nhiều người Mỹ gốc Việt, sẽ góp phần viết nên một trang sử đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Đầu trang

15-01-2021 - bbc.com

'Nền dân chủ của Mỹ đã bị tổn thương nặng nề'

Người Mỹ gốc Việt nghĩ gì về cờ VNCH và bạo loạn Điện Capitol?

Trước ngày Hoa Kỳ làm lễ nhậm chức tổng thống thứ 46 vào ngày 20/01 tới, hai sự kiện quan trọng xảy ra ngay tại trái tim chính trị nước Mỹ: bạo loạn ở Điện Capitol và cuộc luận tội Tổng thống Donald Trump.

Cộng tác viên Võ Ngọc Ánh từ Tacoma, bang Washington ghi nhận một số ý kiến cho BBC News Tiếng Việt từ cộng đồng gốc Việt ở Hoa Kỳ sau vụ cờ VNCH xuất hiện trong cuộc bạo động tại Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ hôm 06/01/2021.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Orange County, California

Nguyễn Thị Thanh Tâm, đến Mỹ năm 1996, hiện ở Orange County, California:

25 năm sống tại Mỹ những điều mình thấy trên ti vi, trước đây chưa bao giờ nghĩ xảy ra ở nơi biểu tượng của quyền lực dân chủ nhất của nước Mỹ đã giờ đã có.

Xem tin tức, trên internet biết sẽ có biểu tình, nhưng nghĩ chỉ xảy ra trên đường phố ở thủ đô Washington. Chính ông Tổng thống đương nhiệm đã kích động người ủng hộ tràn vào. Qua các tweet, lời phát biểu của ông trong trước đó rất dễ đọc được điều này. Giờ nhiều người ủng hộ Donald Trump biện hộ, “Tổng thống kích động hồi nào?” Sao nghe giống như tự lấy tay bịt mắt để không thấy gì.

Người ủng hộ ông Trump đã có kế hoạch, có sự chuẩn bị cho việc tràn vào tòa nhà Quốc hội từ trước chứ không phải là bộc phát. Đây là kịch bản bạo động mà Trump muốn với hy vọng nó sẽ là biện pháp mạnh để lật ngược kết quả bầu Tổng thống hồi tháng 11.

Tôi nghĩ tự do, nhưng ở mỗi nơi có quy định cụ thể, việc tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ là sai, nó giống như hành động đảo chính, phá vỡ quy tắc dân chủ.

Thật thất vọng khi thấy có cờ Việt Nam Cộng Hòa bên trong tòa nhà Quốc hội Mỹ vào chiều ngày 6/1. Đây là hành động giết lá cờ thêm một lần nữa. Người Việt chạy trốn độc tài sang đây, nhưng lại đi ủng hộ một người có xu hướng độc tài tại Mỹ.

Tôi lo ngại rồi đây nhiều người nhìn lá cờ đại diện cho cộng đồng Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản với con mắt khác. Dù những người Việt cầm cờ Vàng không được ai ủy nhiệm và càng không thể đại diện cho hết người Việt tại Mỹ. Nhưng chúng ta phải đối điện với sự sai trái này khi giải thích cho con cháu.

Tôi có nhiều người quen, bạn bè bỏ phiếu cho Trump. Tôi tôn trọng sự lựa chọn, vẫn chơi với họ. Tuy nhiên, sau bầu cử vẫn nói kết quả bầu cử là gian lận, nói việc tấn công vào tòa nhà Quốc hội Mỹ là Antifa, là “Black Lives Matter” thật khó chấp nhận.

Chủ nơi tôi làm việc trước đó ủng hộ Donald Trump. Tuy nhiên, sau bầu cử thấy bản chất Trump như vậy nên ông không đồng ý, giờ thì đã phản đối Trump.

Ông Trần Đình Bảo ở Orange County, California

Trần Đình Bảo, kỹ sư điện, Orange County, California:

Đây là hành động quá đà của những người ủng hộ Trump với nền dân chủ Mỹ.

Việc người ủng hộ Trump dễ dàng tràn vào đây khiến tôi hoài nghi vào an ninh của Mỹ ngay cả ở nơi cần được bảo vệ chặc chẽ nhất. Người biểu tình dễ dàng tràn vào Capitol Hill cho thấy an ninh xem ra lỏng lẻo, thiếu sự chuẩn bị dù đã có nhiều cảnh báo từ trước đó.

Tuy nhiên, tôi vẫn thấy tự hào nền dân chủ Mỹ vẫn đứng vững trước sự kích động đảo chính của đương kim Tổng thống vẫn không thắng.

Cần thấy rằng, Trump làm được điều này đến hôm nay bởi được nhiều thành viên đảng Cộng Hòa dung túng. Họ vì quyền lợi chính trị bản thân, đảng phái đã tạo nên một Donald Trump ngày càng quá đà, phá vỡ những quy tắc về dân chủ, truyền thống chính trị tại Mỹ.

Tôi không nghĩ người Việt ủng Donald Trump chiếm đa số, nhưng họ thật sự là những người thích phô trương. Lỗi của những người Việt này là đi ủng hộ một kẻ xem thường luật pháp, có xu hướng độc tài như Trump. Trớ trêu thay người Việt phải chạy trốn độc tài mới đến Mỹ.

Ông Huy Nguyễn, bác sỹ tại thành phố Saint Paul, Minnesota:

Huy Nguyễn, bác sĩ, làm việc tại thành phố Saint Paul, Minnesota:

Tôi được rủ tham gia cuộc biểu tình này nhưng đã không nhận lời, vì không chấp nhập việc cướp kết quả bầu cử, dù tôi đã bỏ phiếu cho ông Donald Trump.

Tôi bỏ phiếu cho Donald Trump vì có những điều thích ông ấy. Giờ tôi thấy tiếc khi đưa lá phiếu của mình cho một lãnh đạo tồi, vì bản thân sẵn sàng đạp nát các giá trị của quốc gia. Donald Trump thể hiện không khác các lãnh tụ độc tài từ sau ngày bầu cử.

Tuy nhiên Donald Trump đã giãi đúng chỗ ngứa của nhiều người. Đó là điều cần suy nghĩ, để tránh trong tương lai.

Những sự việc vừa qua của chính bản thân và nước Mỹ đã cho tôi kinh nghiệm quý báu. Đây cũng là điều tôi mong mỗi người dân Mỹ cần học được để bảo vệ những giá trị dân chủ trên cơ sở của Hiến pháp và truyền thống đáng tự hào.

Tôi không bầu cho Joe Biden nhưng tôi chấp nhận ông ấy thắng cử. Tôi từng sống với những ông Tổng thống tôi không phải là người bầu cho họ nhưng không sao cả, chẳng ai chết vì điều này, họ chỉ chết vì những điều khác.

Bà Võ Minh Phượng ở Nam California

Võ Thị Minh Phượng, cử nhân hóa sinh, Nam California:

Tôi không ngạc nhiên về Donald Trump và người ủng hộ ông gây ra. Đó là kết quả của những cáo buộc, tuyên bố rất hàm hồ, vô lối, đưa tin xạo và đầu độc. Một lãnh đạo quốc gia trước bầu cử mà nói, “Tôi chỉ thua khi bầu cử có gian lận”, thật khó chấp nhận.

Dù là vậy Trump lại trở thành điểm tựa của nhiều người Mỹ bất mãn...Trump lấy lòng họ, làm họ tức lên bằng những lời dối trá, hù dọa, thuyết âm mưu.

Do đó lỗi lớn nhất trong việc người biểu tình tràn vào Capitol Hill là Trump. Nếu ông không kích động, “Họ phải tiến lên mạnh mẽ” chưa chắc họ dám vào.

Sau đó nhiều ngày ông Trump lên án người đã tràn vào Capitol Hill còn cho thấy bản chất của ông chỉ biết tìm cái có lợi cho bản thân, sẵn sàng bán rẻ người khác.

Nền dân chủ của Mỹ đã bị bị tổn thương nặng nề sau nhiều sự việc, mà đỉnh điểm là người biểu tình tràn vào Capitol Hill. Tất cả do chính Donald Trump tự tay nhào nặn nên.

Những người đã tấn công vào trung tâm của nền dân chủ Mỹ cần phải bị pháp luật xử lý.

Rồi đây nhiều nước độc tài, không ưa Mỹ sẽ cười vào quốc gia được xem dân chủ hàng đầu thế giới này.

Với tất cả những điều đáng buồn đã qua, tôi hy vọng người Mỹ sẽ tránh được những bài học trong tương lai.

Đầu trang

15/01/2021 - voatiengviet.com

Người Việt ủng hộ Trump hôm 6/1: người bị điều tra, kẻ bị dọa giết

AFP - Cuộc tập hợp ủng hộ ông Trump vào ngày 6/1 đã trở thành cuộc bạo loạn tấn công vào Điện Capitol

Ít nhất có một vài người Việt dính vào vụ biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump dẫn đến bạo loạn chiếm Điện Capitol hôm 6/1 đã gánh chịu hậu quả, trong đó có một chủ nhà hàng ở Chicago bị khách hàng tẩy chay, bị dọa giết và một cảnh sát ở Houston phải từ chức và đang bị điều tra.

Cảnh sát gốc Việt bị điều tra

Một cảnh sát viên gốc Việt được nêu tên là ông Tâm Phạm, 48 tuổi, được nhận dạng là một trong số hàng ngàn người tấn công vào Điện Capitol ủng hộ cho ông Trump hôm 6/1, Đài ABC13 đưa tin.

Ông Tâm có bề dày 18 năm làm việc cho Sở cảnh sát Houston và được điều tới đội tuần tra Westside. Hiện giờ ông đã từ chức sau vụ việc.

Ông Art Acevedo, cảnh sát trưởng Houston, thông báo ông Tâm đã từ chức. Ông nói sau khi nhận được tin báo hôm 10/1 về hoạt động của cảnh sát gốc Việt này, ông đã liên hệ với nhân viên FBI đặc trách khu vực Houston. Hiện giờ hai bên đang tiến hành một cuộc điều tra chung về hành động của ông Tâm.

Trong thông cáo báo chí được đưa ra hôm 13/1, ông Acevedo cho biết ông Tâm Phạm ‘chưa từng bị kỷ luật’.

Một người dân đã báo tin cho ông Acevedo sau khi nhận diện được ông Tâm Phạm trong những hình ảnh về vụ đột nhập Điện Capitol. Sau đó, Acevedo đã lên Facebook và thấy hình ảnh của viên cảnh sát này trong vụ bạo loạn, ông cho biết.

“Tôi không thể nào nói được nỗi tức giận mà tôi cảm thấy khi nghĩ đến một cảnh sát và những viên cảnh sát khác có ý nghĩ rằng họ sẽ tấn công Điện Capitol,” cảnh sát trưởng Acevedo được ABC13 dẫn lời.

Ông cũng nói rằng ông biết có rất nhiều người ở Houston đã đến Washington D.C. trong ngày 6/1. Tuy nhiên, FBI vẫn chưa công bố những gì họ biết về những người dân khác ở Houston đã tham gia vào cuộc bạo loạn với lý do là cuộc điều tra đang tiếp diễn.

Nhà hàng Việt bị đe dọa

Trong khi đó, chủ nhà hàng Tank Noodle của người Việt ở Chicago cũng đã trình báo việc ông nhận được những thư từ hằn học và những lời dọa giết sau khi ông và gia đình cùng đến tham dự cuộc biểu tình hôm 6/1 ở Điện Capitol.

Ông Thien Ly, 33 tuổi, chủ nhà hàng, đã bay từ Chicago đến Washington D.C. cùng với cha mẹ của ông để tham gia cuộc biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump. Họ bay về lại Chicago một ngày sau đó, ông Lý nói với tờ TODAY.

Hình ảnh gia đình ông tham gia cuộc biểu tình được đăng trên Facebook của em gái ông Thien, cô Gwen Ly, cũng như trên Facebook của chính ông Thien, đã bị cộng đồng mạng chụp lại màn hình và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

“Ngày 6/1! Hãy điên lên! Chiến đấu vì Trump (Jan#6 Get Wild! #fightfortrump),” ông Thiên đã viết trên mạng xã hội trước khi đến Washington D.C.

Ông Thien nói với TODAY rằng đến Washington D.C. cùng với ba mẹ ruột, mẹ vợ và một người bạn để tham dự cuộc biểu tình. Ông cho biết ông ‘không hay biết về cuộc bạo loạn ở Điện Capitol’ và rằng ông và gia đình ‘không đi đến Quốc hội mà chỉ tham gia cuộc tập hợp’.

Ông khẳng định gia đình ông không chủ trương bạo lực và ‘nhìn thấy những gì xảy ra ở Điện Capitol là điều kinh hoàng’.

Giờ đây, gia đình ông và thậm chí các nhân viên nhà hàng ông đang nhận những lời dọa giết qua điện thoại và trên mạng xã hội.

“Tôi đang bị chụp mũ là ‘khủng bố’ chỉ vì đi dự cuộc tập hợp đó,” ông nói. “Chúng tôi nhận được những lời dọa giết từ những người gọi vào nhà hàng, có những người đe dọa nhân viên nhà hàng và những người nói là họ sẽ đốt nhà hàng của tôi,” ông kể với TODAY.

Sau đó, ông Thien đã khóa trang Facebook cá nhân của ông cũng như trang mạng của nhà hàng khi nhiều khách hàng đã lên trang Yelp để đánh giá 1 sao cho nhà hàng Tank Noodle và kêu gọi tẩy chay.

Ông Thien than thở là gia đình ông là những người tị nạn chạy trốn sự bức hại ở Việt Nam vì bất đồng chính kiến, nhưng giờ đây gặp phải tình cảnh này ở Mỹ.

“Tôi không muốn bỏ tiền ra để đi ăn ở một nơi mà chủ là những kẻ ủng hộ bọn phản loạn theo thuyết da trắng thượng đẳng,” một khách hàng nhận xét về nhà hàng này viết trên Yelp. Trong khi một khách hàng khác kêu gọi mọi người tẩy chay vì chủ nhà hàng ‘mới trở về từ một sự kiện siêu lây nhiễm virus corona’.

VOA đã liên lạc nhà hàng này để hỏi phản ứng nhưng chủ nhà hàng đã từ chối trả lời.

Quyền bày tỏ chính kiến

Một ủng hộ viên nhiệt thành của ông Trump ở Florida bênh vực hành động đi biểu tình chống ‘gian lận bầu cử’ của người Việt hôm 6/1 nhưng lên án bạo loạn và cho rằng việc đe dọa và tẩy chay nhà hàng Tank Noodle chỉ vì họ tham gia biểu tình ủng hộ ông Trump là ‘không công bằng.’

Trao đổi với VOA, ông Nguyễn Thanh Thụy, chủ một chuỗi nhà hàng Việt ở Orlando, bang Florida, nói: “Họ có quyền tự do ngôn luận, tự do biểu tình để ủng hộ những gì họ tin tưởng theo luật pháp Mỹ.”

“Họ không vi phạm pháp luật mà lại đi đe dọa họ.” “Khách hàng có quyền tẩy chay, nhưng tẩy chay vì lý do này thì không công bằng,” ông Thuỵ tiếp lời.

Nếu thực sự chủ nhà hàng Tank Noodle có tội, vẫn theo lời ông, thì ‘họ đã bị bắt và sẽ bị đưa ra tòa xét xử’. “Khi nào họ bị tuyên là có tội thì mới nên tẩy chay, còn bây giờ đã coi họ là người có tội mà kêu gọi tẩy chay là đánh động dư luận,” ông nói.

Ông Thụy lên án việc xảy ra bạo lực trong đoàn người ủng hộ ông Trump hôm 6/1 là ‘sai lầm của những người quá khích.’

Theo lời ông thì có rất nhiều bạn bè ông từ Florida lên tham gia tập hợp ngày hôm đó và khi họ nói chuyện với ông lúc đứng trước Điện Capitol ‘họ không biết là có người vào trong đó cho đến khi mình thấy trên tivi mình báo cho họ thì họ mới biết’.

Về hành động của cảnh sát Tâm Phạm, ông Thụy bày tỏ: “Tôi ủng hộ lập trường của ông ấy ủng hộ Đảng Cộng hòa, ủng hộ Tổng thống Trump, nhưng tôi không ủng hộ việc tấn công vào tòa nhà Quốc hội vì cái đó là trái luật.”

Trước việc Quốc hội đã phê chuẩn chiến thắng của ông Joe Biden, ông Thụy nói: “Giờ phút này mọi chuyện đã xong rồi. Ý tôi là không cần biểu tình gì hết mà mình hãy chờ 4 năm nữa sẽ bỏ phiếu lại.”

Liên quan tới khả năng sẽ tiếp tục có biểu tình ủng hộ ông Trump vào ngày 20/1 khi Tổng thống tân cử Joe Biden nhậm chức, ông Thụy chỉ ra là ngay ở Orlando nơi ông ở, thứ bảy hàng tuần vẫn có người Việt ra ngoài ngã tư phất cờ phản đối ‘gian lận bầu cử,’ ủng hộ ông Trump.

“Đó là quyền của người ta thì mình làm sao cản được,” ông nói.

Đầu trang

14/01/2021 - Người Việt Hải Ngoại - voatiengviet.com

Cờ Việt Nam Cộng hòa và cuộc tấn công Đồi Capitol

Hình ảnh lá cờ Việt Nam Cộng hoà tại cuộc biểu tình dẫn tới bạo động tại Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Mỹ, hôm 6/1.

Lá cờ vàng 3 sọc đỏ của chính quyền miền Nam Việt Nam trước năm 1975 xuất hiện trong cuộc bạo loạn gây chết tróc tại Điện Capitol hôm 6/1, và điều này đã khiến nhiều người gốc Việt “lên án” cũng như cảm thấy “xấu hổ” vì hình ảnh lá cờ Việt Nam Cộng hoà có mặt trong đó

Những lá cờ VNCH có thể được nhìn thấy qua các hình ảnh được truyền trực tiếp từ các hãng truyền thông Mỹ về cuộc biểu tình sau đó biến thành bạo động của những người ủng Tổng thống Donald Trump tấn công vào Điện Capitol trong lúc các thành viên Quốc hội Mỹ bỏ phiếu xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden, bước cuối cùng chấm dứt các nỗ lực của ông Trump nhằm lật ngược kết quả bầu cử. Cuộc bạo loạn đã khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát bảo vệ Điện Capitol, và bị nhiều người lên án vì đã tấn công vào nơi được coi là thành trì dân chủ của Hoa Kỳ.

Quartz, một hãng tin quốc tế có trụ sở ở New York, đã thu thập hình ảnh các lá cờ được thấy tại cuộc biểu tình tấn công Điện Capitol hôm 6/1, trong đó có cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH. Trang mạng tiếng Anh này liệt kê ra những lá cờ của các nhóm thượng đẳng da trắng, gồm Pround Boys – một tổ chức cực hữu phát xít mới chỉ toàn đàn ông chuyên cổ vũ và tham gia bạo lực chính trị hiện đang bị Canada xem xét đưa vào danh sách khủng bố – cùng với cờ của VNCH và một số nước khác gồm Canada, nơi có chi nhánh của các nhóm kể trên, và Cuba trong số cờ của một vài quốc gia khác.

Không rõ có bao nhiêu người gốc Việt đã tham gia cuộc biểu tình hôm 6/1 nhưng một số hình ảnh lá cờ VNCH xuất hiện tại cuộc tập hợp nghe Tổng thống Trump phát biểu và sau đó trên đường phố cũng như giữa đám đông bao vây Điện Capitol và trên hành lang các tầng cao của toà nhà Quốc hội Mỹ khi cuộc bạo loạn xảy ra.

“Xấu hổ”

“Trong cuộc tấn công nổi loạn vào tâm điểm của nền dân chủ Hoa Kỳ vào ngày 6/1 vừa qua, chúng ta đã chứng kiến hình ảnh gai mắt của những người tấn công tòa nhà Quốc hội mang theo là cờ vàng ba sọc đỏ,” Tổ chức người Mỹ gốc Việt cấp tiến (PIVOT) nói trong một thông cáo ra ngày 9/1. “Lá cờ này từ lâu đã đại diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nhưng trong ngày hôm đó, nó bay cạnh những lá cờ đại diện cho sự thù hận và bất dung thứ.”

Sau khi Sài Gòn sụp đổ, lá cờ của chính thể Việt Nam Cộng hoà do Mỹ hậu thuẫn nhưng bị chính quyền Cộng sản bắc Việt đánh bại vào năm 1975 đã được những người tị nạn Việt mang theo tới Mỹ và các quốc gia phương Tây khác. Lá cờ này được kéo lên trong các sự kiện của cộng đồng người Việt trong hơn 4 thập niên qua, như các dịp Tết hay trong rất nhiều các buổi biểu diễn.

“Với người Mỹ gốc Việt, lá cờ này đoàn kết chúng ta vì chúng ta có cùng chung một di sản và lịch sử,” PIVOT nói trong tuyên bố. “Nó khiến chúng ta tưởng nhớ đến người thân đã hy sinh và bỏ mạng cho một niềm tin. Chúng ta tôn vinh nó vì nó nhắc nhở chúng ta là ai và đến từ đâu.”

“Khi tôi thấy lá cờ Việt Nam Cộng hòa tung bay trong cuộc đảo chính không thành công tuần trước, tôi cảm thấy vô cùng tức giận và xấu hổ,” Bee Nguyễn, dân biểu gốc Việt tiểu bang Georgia nói trong một đăng tải trên trang Twitter cá nhân hôm 11/1. Phụ nữ gốc Việt đầu tiên được bầu vào cơ quan lập pháp của Georgia cho biết rằng cô đã quyết định mặc áo dài cho buổi tuyên thệ nhậm chức thay vì với lá cờ mà trước đó đã được những người gốc Việt mang đến cuộc biểu tình và họ “không nói thay” cho cô. Dân biểu Bee Nguyễn trúng cử vào Hạ viện Georgia năm 2017 và tái tranh cử lần thứ 2 vào tháng 11 vừa qua mà không có đối thủ.

Giống như dân biểu Bee Nguyễn, anh Nguyễn Tín, một cư dân gốc Việt sống ở Houston, Texas, cũng cảm thấy “xấu hổ” khi chứng kiến hình ảnh lá cờ vàng 3 sọc đỏ, mà anh gọi là “Hoàng Kỳ” bởi “nó tượng trưng cho nền dân chủ Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 và giờ đây là những người Việt yêu chuộng hòa bình và tự do trên đất Mỹ cũng như mọi nơi khác trên thế giới”, xuất hiện trên thềm Điện Capitol ngày 6/1.

“Đó là một điều không chấp nhận được – một điều sỉ nhục đối với Hoàng Kỳ,” anh Tín nói. “Vì lá Hoàng Kỳ đó đã có biết bao nhiêu người đổ máu và bảo vệ nó và giờ đây nói đại diện cho tất cả những người Việt Nam (ở hải ngoại). Giờ đây báo chí Mỹ đã đặt câu hỏi tại sao lá Hoàng Kỳ đó lại nằm chung với những lá cờ biểu tượng của sự kỳ thị và bạo loạn.”

Một số tiểu bang ở Mỹ đã cho phép lá cờ VNCH được phép treo ở trường học trong khi cấm cờ Đỏ sao Vàng – hiện là cờ chính thống của Việt Nam, và anh Tín lo ngại rằng “một khi họ thấy được lá cờ vàng nằm chung với những lá cờ biểu tượng kỳ thị kia thì các nhà lập pháp tiểu bang có còn cho phép cờ VNCH tung bay trong các trường học nữa hay không.”

Dân biểu gốc Việt của tiểu bang Massachusetts, Trâm Nguyễn, từng nói với VOA rằng bà đang nỗ lực thúc đẩy để cờ vàng ba sọc đỏ của chính quyền miền Nam Việt Nam được chính thức công nhận tại tiểu bang này. Tuy nhiên hôm 7/1, dân biểu này đã lên án các “hành động bạo lực của những chiến binh ủng hộ (Tổng thống) Trump cùng những kẻ khủng bố trong nước vì đã vi phạm an ninh tại Điện Capitol của Hoa Kỳ, đe doạ sự an toàn của người dân chúng tôi và khiến nhiều người thiệt mạng”

Nghia Bui, một cư dân gốc Việt ở Allen, Texas, bày tỏ cảm giác “đau đớn nhất” của mình qua Facebook khi nhìn thấy những hình ảnh lá cờ VNCH trong cuộc bạo loạn hôm 6/1. “Bố tôi đã ngã xuống để bảo vệ lá cờ này vào năm 1968,” ông viết. “Những người đó làm tôi rất tức giận.”

Nhà văn Mỹ gốc Việt đoạt giải Pulitzer Nguyễn Thanh Việt cũng bày tỏ sự “tức điên” của mình về hình ảnh lá cờ VNCH trong cuộc bạo động tại Quốc hội Mỹ qua một đăng tải trên trang Facebook cá nhân hôm 8/1. Nhà văn này đặt câu hỏi liệu một số những người Mỹ gốc Việt, những người chạy khỏi chế độ độc tài và luôn tự cho mình là những người yêu nước, lại đang hết mình gắn kết với một phong trào sùng bái cá nhân ủng hộ Trump, gắn bó chặt chẽ với sự phẫn uất của nhóm người thượng đẳng da trắng và liên minh bảo vệ họ hay sao?

Với việc lên án những người mang lá cờ VNCH trong cuộc tấn công tại toà nhà Quốc hội, tổ chức cấp tiến của người Mỹ gốc Việt PIVOT nói rằng những người này “không đại diện” cho cộng đồng khi “họ đi ngược lại với các giá trị căn bản mà chúng ta trân trọng.”

“Đáng tiếc”

Nhiều câu hỏi được đặt ra đối với những người không biết về sự ủng hộ của những người gốc Việt ở Mỹ đối với Tổng thống Trump khi họ thắc mắc tại sao lá cờ VNCH, một chính thể trên thực tế đã không còn tồn tại kể từ sau năm 1975, lại có mặt trong rừng biểu ngữ bài Do Thái hay cờ chiến của Liên minh miền Nam thời nội chiến Hoa Kỳ tại cuộc bạo động mà giới lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ coi là một âm mưu nhằm lật đổ chính phủ.

Theo Chủ tịch cộng đồng Việt tại Jacsonville, Florida, Lê Đình Yên Phú, việc lá cờ VNCH xuất hiện trong cuộc tấn công vào toà nhà Quốc hội Mỹ và bị gắn với những lá cờ được coi là “nổi dậy” ngày 6/1 là một điều “đáng tiếc.”

“Người biểu tình (gốc Việt) đi ủng hộ với tư cách rất ôn hòa, không có chủ đích tới đó để bạo loạn hoặc làm những chuyện không hay như phá phách,” anh Phú nói và cho biết rằng những người bạn gốc Việt của anh đã tham gia biểu tình một cách ôn hòa cũng như những lần trước đó trong thời gian trước và sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi đầu tháng 11 năm ngoái.

Theo anh Phú, người gốc Việt tham gia biểu tình hôm 6/1 “chỉ muốn nói lên tiếng nói ủng hộ công bằng cho cuộc bầu cử .”

“Chúng tôi tự hào khi mang lá Cờ Vàng đi biểu tình ôn hoà, đòi công bằng, minh bạch cho cuộc bầu cử của Hoa Kỳ và cho tổng thống Donald J. Trump,” một người gốc Việt tham gia cuộc biểu tình hôm 6/1 tại Washington DC, có tên Tramy Nguyen, cho biết trên trang Facebook cá nhân. “Chúng tôi KHÔNG ủng hộ bạo động và cũng chưa từng tham gia bạo động. Tất cả những ai làm trái pháp luật thì phải chịu xét xử và hình phạt trước toà.”

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt là nhóm thiểu số gốc Á duy nhất ở Hoa Kỳ có phần đông người bỏ phiếu bầu cho ông Trump tái đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái, theo khảo sát hậu bầu cử của Quỹ Bảo vệ Pháp lý và Giáo dục của người Mỹ gốc Á AALDEF. Nhiều người trong cộng đồng Việt đã ủng hộ các cáo buộc vô căn cứ của Tổng thống Trump về một cuộc bầu cử mà ông Trump cho là “bị đánh cắp,” bởi ông tin rằng mình là người chiến thắng. Nhiều trong số họ hôm 6/1 đã tham gia biểu tình tại San Jose, California – nơi có cộng đồng gốc Việt sinh sống nhiều nhất ở Mỹ, để ủng hộ Tổng thống Trump.

Trong cùng ngày 6/1, ông Trump đã xuất hiện trước đám đông hàng chục nghìn người từ khắp nơi đổ về thủ đô Washington DC ủng hộ ông trong lúc quốc hội xác nhận kết quả của Đại cử tri đoàn mang tính thủ tục như được quy định trong hiến pháp. Tại đó ông Trump có bài phát biểu mà AP gọi là “đầy giận giữ” và kêu gọi các ủng hộ viên hãy “chiến đấu để ngăn chặn việc bầu cử bị đánh cắp” cũng như tuần hành tới Điện Capitol. Đám đông bạo loạn mang theo những lá cờ đã tràn vào Điệp Capitol, áp đảo các lực lượng an ninh bảo vệ quốc hội Mỹ, đập vỡ nhiều cửa kính cũng như châm biếm định chế dân chủ với những bức ảnh chụp họ ngồi trên những chiếc ghế quyền lực tại đây. Hạ viện Mỹ hôm 13/1 khởi động tiến trình luận tội Tổng thống Trump vì vai trò của ông trong vụ tấn công này.

“Tội cho những người Việt đã thật sự có lòng (ủng hộ TT Trump) và sự việc xảy ra ngoài ý muốn,” anh Phú nói và bày tỏ nỗi buồn vì sự việc này cũng như mong cộng đồng Việt không bị chia rẽ vì điều đó.

“Chúng ta luôn trân trọng (lá cờ vàng 3 sọc đỏ) đại diện cho sự đoàn kết của chúng ta,” tổ chức PIVOT nói. “Chúng ta luôn trân trọng nó qua nỗ lực biến các hoài bão của thế hệ người tị nạn đầu tiên đã dành cho các thế hệ sau trở thành hiện thực.”

Đầu trang

Jan 11, 2021 - Đằng-Giao/Người Việt - nguoi-viet.com

Mang cờ VNCH đi biểu tình ở Quốc Hội Mỹ: Đồng tình hay phản đối?

WESTMINSTER, California (NV) – Lá cờ vàng ba sọc đỏ đại diện chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được một số người cầm theo trong cuộc biểu tình ủng hộ Tổng Thống Trump tại Washington, D.C. sau đó xâm nhập vào tòa nhà Quốc Hội, hôm 6 Tháng Giêng, đã làm dấy lên cuộc tranh luận giữa những người gốc Việt, có người đồng tình, có người phản đối.

Một người cầm cờ VNCH trên ban công bên ngoài tòa nhà Quốc Hội khi đoàn biểu tình tràn vào hôm 6 Tháng Giêng. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

Ông Phát Bùi, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, cho biết ông không muốn phê phán những người cầm cờ VNCH trong biến cố hôm 6 Tháng Giêng.

“Cầm cờ là quyền cá nhân. Tôi không nghĩ chúng ta nên áp đặt quan niệm của mình lên việc làm của họ.”

Ông Phát thắc mắc: “Tại những cuộc biểu tình khác quanh Little Saigon trước đây, lá cờ VNCH đã xuất hiện nhiều lần, có lúc do nhóm ủng hộ ông Trump, có lúc do nhóm ủng hộ ông Biden, mà không ai có ý kiến gì cả. Tại sao bây giờ lại thành chuyện lớn?”

Tuy nhiên, có những người công khai đồng ý ủng hộ chuyện cờ vàng ba sọc đỏ có mặt trong cuộc xuống đường tại thủ đô Hoa Kỳ.

Ông Võ Văn Giỏi, thành viên ban tổ chức Ủy Ban Chào Cờ Đầu Tháng, tán thành việc này.

Ông nói: “Tôi nghĩ họ làm vậy là đúng. Điều này nói lên người Mỹ gốc Việt có quan tâm đến chuyện đất nước. Ở xứ tự do, họ làm gì thì làm miễn là đừng cầm cờ Cộng Sản là được rồi.”

Ông Bằng Phong Đặng Văn Âu, cựu thiếu tá phi công VNCH, cũng tán thành: “Họ làm vậy có gì là sai đâu. Họ biểu tình để nói lên chính kiến của mình, đó là điều tốt.”

Ông nhấn mạnh: “Họ cầm cờ chứ có đập phá gì đâu. Họ là những người có tinh thần quốc gia, có lý tưởng quốc gia. Lá cờ đó nhân danh cho một chính nghĩa yêu nước.”

Những người cầm cờ VNCH tuần hành trên đường tiến vào tòa nhà Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

Ông Thái Văn Vinh, ở Riverside, nói: “Họ làm vậy là đúng chứ. Chuyện họ cầm cờ Việt Nam Cộng Hòa cũng không sao hết. Tôi hoan hô họ cả hai tay.”

Ông giải thích: “Tôi không bao giờ quên được những người đảng Dân Chủ đã bức tử VNCH hồi 1975 cũng như tôi không chấp nhận những người đó lại nắm quyền làm chủ đất nước Hoa Kỳ hôm nay.”

Ông tiếp: “Tôi mang ơn nhân dân Mỹ đã cưu mang chúng ta bao nhiêu năm nay, nhưng tôi không thể tha thứ cho những người làm chính trị đã bức tử miền Nam Việt Nam hồi đó.”

Tuy nhiên, với suy nghĩ đối lập, nhiều người cho rằng lá cờ VNCH không nên xuất hiện trong một cuộc “phiến loạn chính trị” của Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Văn Chuyên, cựu phi công tác chiến khóa 1/70 Trừ Bị Thủ Đức, cư dân Fountain Valley, nói: “Tôi rất buồn và đau lòng khi thấy lá cờ mà chính tôi và anh em đồng ngũ của tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống cũng như thân thể để bảo vệ khi chưa mất nước lại vùng vẫy tung bay trên ban công tòa nhà Quốc Hội ở thủ đô nước Mỹ.”

Cờ VNCH cùng các lá cờ khác xuất hiện trên khán đài trong khu vực tòa nhà Quốc Hội. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

Ông thêm: “Tôi không biết thực hư thế nào, vì có tin cho rằng chuyện này có thể do một số người trà trộn vào đám phiến loạn để làm xấu lá cờ của chúng ta.”

Ông thở dài: “Dù gì đi nữa thì lá cờ tổ quốc của người gốc Việt chân chính đã bị ‘Google’ nhận diện là một một trong chín lá cờ tham dự cuộc bạo loạn vừa qua. Cả thế giới đều thấy.”

Ở Santa Ana, ông Nguyễn Quảng Bá sôi nổi nói: “Tôi hoàn toàn chống đối chuyện này. Cờ vàng ba sọc đỏ phải được trân trọng và chỉ nên xuất hiện trong những buổi lễ quan trọng của người Việt như lễ Tưởng Niệm 30 Tháng Tư, Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hay Ngày Thuyền Nhân chứ không nên có mặt trong một cuộc nổi loạn chống phá Hiến Pháp Hoa Kỳ.”

Ông nhấn mạnh: “Tôi ghi danh bầu cử là người theo đảng Cộng Hòa và tôi bầu cho ông Trump năm 2016 nhưng tôi không ủng hộ cuộc nổi loạn vô lối và phạm pháp hôm 6 Tháng Giêng và tôi, một lần nữa, đả phá chuyện sử dụng lá cờ VNCH trong cuộc nổi loạn đó.”

Ông Alex Bạch, cựu sĩ quan Hải Quân VNCH, ôn tồn nói: “Chúng ta đang nói về một biến cố chính trị của người Mỹ. Vậy thì lá cờ VNCH xuất hiện tại Washington, D.C. là hoàn toàn không đúng thời gian và không gian.”

Một người cầm cờ VNCH và mang theo cả loa phóng thanh khi tuần hành. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

Theo ông, lá cờ thiêng liêng này chỉ nên xuất hiện trong những cuộc đấu tranh cho dân quyền trong nước hay chống đối chính sách xâm lược của Trung Quốc mà thôi.

“Chúng ta là người Mỹ gốc Việt, chúng ta nên tham gia những sinh hoạt chính trị của Mỹ, nhưng không nên cầm theo lá cờ VNCH, tượng trưng cho bao nhiêu anh linh nước Việt,” ông bày tỏ.

Ông hồi tưởng: “Tôi nhớ ngày tuyên thệ nhập tịch, chúng ta chỉ cầm cờ Mỹ thôi. Điều này có nghĩa bao nhiêu tình cảm mình dành cho lá cờ VNCH, mình phải giữ trong tim chứ không dùng một cách lung tung trong một bối cảnh không dính dáng gì đến tổ quốc chúng ta.”

Những người ở tuổi trẻ hơn cũng cảm thấy tức giận khi thấy lá cờ mà họ hằng tôn vinh lại nằm trong tay của những người “nổi loạn.”

Cô Katrina Hương Phạm, sinh viên Golden West, phát biểu: “Ông tôi, cha tôi và chú tôi đã chiến đấu vì lá cờ này. Tôi vô cùng tức giận và hổ thẹn vì những người phạm pháp này. Họ đã làm hoen ố di sản tị nạn Cộng Sản của chúng ta. Họ xúc phạm bao nhiêu xương máu của cha ông chúng ta bằng cách xúc phạm lá cờ VNCH.”

Bạn trai cô, anh Patrick Nguyễn, góp ý: “Tôi ủng hộ ông Biden, nhưng tôi ủng hộ bằng lá phiếu, đó là tôn trọng dân chủ. Tôi không chống đối những người nổi loạn cũng như những người ủng hộ ông Trump một cách vô căn cứ, kêu gào gian lận mà không có chứng cớ gì cả. Điều tôi chống đối là họ làm thế giới tưởng rằng người gốc Việt chống Cộng Sản là quân phiến loạn.”

Một người cầm cờ VNCH trong đoàn tuần hành. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

Cô Alicia Nguyễn, sinh viên OCC, nói: “Tôi tức giận và xấu hổ vì những người này đã sỉ nhục lá cờ đại diện cho cộng đồng chúng ta. Đáng buồn hơn, tôi biết một nhóm người gốc Việt đã sử dụng quốc ca VNCH nhưng đổi lời để hoan hô Trump. Những người này lớn tuổi rồi, 60, 70 tuổi rồi mà sao lại vô ý thức một cách đáng xấu hổ như thế.”

Ông Phát Bùi giữ vững lập trường rằng là công dân trong một đất nước tự do, mỗi người nên có ý kiến riêng nhưng phải biết tôn trọng ý kiến của người khác cho dù có trái ngược với ý mình.

“Phải tôn trọng và tìm cách hiểu và thông cảm cho nhau thay vì công kích và mạ lỵ lẫn nhau thì chúng ta mới đoàn kết và tiến bộ được,” ông nói.

Ông thêm: “Trong vai trò chủ tịch cộng đồng, tôi nghĩ rằng chúng ta không nên phê phán nhau nữa. Đã đến lúc cộng đồng gốc Việt của chúng ta nói riêng và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ nói chung nên cùng nhau hàn gắn lại những đổ vỡ đáng tiếc trong thời gian qua.” [kn]

Đầu trang

11/01/2021 - baotiengdan.com

Dương tính cuồng Trump?

Jonathan London
11-1-2021

Ảnh: internet

Nếu quý vị mắc bệnh cuồng Trump hoặc cho rằng quý vị có thể đã mắc bệnh cuồng Trump, đọc nội dung dưới đây để chăm sóc bản thân và giúp bảo vệ những người khác trong nhà và cộng đồng của quý vị.

Bước 1: Quý vị có thể theo dõi các triệu chứng của mình bằng cách tự hỏi, liệu bạn còn sẵn sàng hỗ trợ một người tổng thống với những đặc điểm sau. (Nếu cần, quý vị có thể theo các liên kết đến các nguồn tin tức đáng tin cậy, không có tin vịt).

1. Là người phản dân chủ, cố ý lật ngược kết quả bầu cử chính đáng, kích động bạo lực đám đông: An Insurgency From Inside the Oval Office (NYT).

2. Là người phản nhân quyền, chả quan tâm chút nào đến hồ sơ này, kể cả ở VN:

The Trump Administration Human Rights Tracker (CHRLR)

How Donald Trump’s ‘America first’ agenda has damaged global human rights (TC)

3. Là người liên tục nói dối, cho đến 5/11/2020 khẳng định ý sai sự thật hoặc gây hiểu lầm 29.508 lần: In 1,386 days, President Trump has made 29,508 false or misleading claims (WP).

4. Là người phân biệt chủng tộc, luôn ủng hộ những kẻ Nazi chủ nghĩa, kẻ phân biệt chủng tộc: Donald Trump’s long history of racism, from the 1970s to 2020 (Vox).

5. Là người ngưỡng mộ các nhà độc tài từ Putin cho đến Tập: Trump Said He’s Cozier With ‘Tougher And Meaner’ Dictators, Calls Them Smarter Than Biden (Forbes).

6. Là người có vẻ đã từng lạm dụng tình dục nhiều phụ nữ, đến 2020 có ít nhất 26 phụ nữ đã cáo buộc Trump: ‘It felt like tentacles’: the women who accuse Trump of sexual misconduct (The Guardian).

7. Là người cố ý đàn áp báo chí, gọi báo chí là “kẻ thù của người dân“: Trump ramps up rhetoric on media, calls press ‘the enemy of the people’ (The Hill).

8. Là người cố ý trục xuất nhiều người gốc Việt định cư ở Mỹ, kể cả những người ở Mỹ lâu năm: Trump Moves to Deport Vietnam War Refugees (The Atlantic).

9. Là người phản đa nguyên, thể hiện động thái độc tài.

10. Là người nộp thuế bên TQ (gần $200.000 trong thời điểm 2013-2015) mà chả nộp gì bên Mỹ cả: Donald Trump paid nearly $200,000 in taxes to China, report claims (The Guardian).

Bước 2:

Biden đã thắng Trump 302 – 232 phiếu đại cử tri. Về tổng số phiếu bầu, Biden nhận được hơn 81,2 triệu phiếu bầu, hơn Trump hơn 7 triệu phiếu bầu.

Khẳng định của Trump mà ông đã thắng cử cực lớn và ai đều biết điều này rõ ràng là GIẢ DỐI, một điều được phản ánh trong những quyết định của trên 60 phiên tòa.

Nếu bạn còn tin câu này của Trump: “Chúng tôi đã thắng cuộc bầu cử này, và chúng tôi đã thắng nó một cách long trời lở đất … Đó là một cuộc bầu cử long trời lở đất, và mọi người đều biết điều đó, đặc biệt là phía bên kia” thì “chắc chắn bạn đã bị cuồng Trump“.

***

Đại dịch không phải là trò chơi, và tương lai của dân chủ ở Mỹ và thế giới cũng vậy.

Song, trong những nỗ lực để khuyến khích các bạn hãy nghĩ lại những lựa chọn chính trị của mình, thì tôi viết những điểm ở trên. Tất nhiên ai cũng có quyền giữ quan điểm của mình.

Tôi chỉ không ủng hộ và mong các bạn đừng ủng hộ cho một Tổng thống mà sẵn sàng lật ngược kết quả bầu cử chính đáng và một người còn mắc 10 đặc điểm nêu trên.

Hãy chia sẻ để chăm sóc bản thân và giúp bảo vệ những người khác trong nhà và cộng đồng của quý vị.

Đầu trang

8 tháng 1 2021 - bbc.com

Ông Trump đã tặng cho Trung Quốc 'một món quà'?

Bằng những gì đã xảy ra hôm 06/01 ở điện Capitol, với trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C. bị những người ủng hộ ông Donald Trump bao vây và tấn công, Tổng thống sắp mãn nhiệm đã tặng cho Trung Quốc và các quốc gia thù địch với dân chủ "một món quà", ý kiến từ giới bình luận, quan sát thời sự Mỹ nói với BBC.

Hôm 07/01/2021, trước hết, các ý kiến từ Hoa Kỳ chia sẻ cảm nhận của mình với BBC News Tiếng Việt về biến cố và hệ lụy của nó:

"Những gì chúng ta chứng kiến trong ngày 06/01 vừa qua sẽ là lịch sử và ngay lập tức Wikipedia đã lưu lại sự kiện này với nhãn dán là đây là một sự kiện với âm mưu 'đảo chính' và nó sẽ đi vào lịch sử, tuy nhiên theo một quá trình quan sát trong suốt hai năm qua, tôi không thấy làm lạ với những gì đang diễn ra," blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từ Houston, Texas nói.

"Điều mà đáng buồn nhất là một trong những thông điệp mà những người biểu tình để lại tại Capitol Hill, đó chính là 'Murder the media', tạm dịch là 'hãy giết bọn truyền thông', đó chính là thành quả của tổng thống đương nhiệm thứ 45 của Mỹ và nó cũng chính là sự tấn công, kết quả không hề tốt chút xíu nào cho những giá trị mà Hoa Kỳ vốn rất tự hào là tự do, dân chủ và tự do báo chí.

"Đương nhiên mọi thứ cuối cùng cũng đã lập lại trật tự và kết quả thì ai cũng biết, Hoa Kỳ đã có Tổng thống thứ 46 và đây cũng chính là thời điểm rất là khó khăn, bởi những người quan sát, những người đã bỏ phiếu cho Tổng thống thứ 46 Joe Biden sẽ đặt lên vai ông gánh nặng như thế nào để xây dựng lại một nước Mỹ sau khi hình ảnh hoang tàn, đổ nát ngày hôm qua ở Capitol Hill sẽ mãi mãi đi vào lòng người xem và công chúng trên toàn thế giới."

'Không thể tưởng tượng được'

Từ Atlanta, thủ phủ bang Georgia, chính trị gia Vũ Nguyễn Bảo Kỳ, người có hơn 20 năm hoạt động trong đảng Cộng hòa nói với BBC:

"Đây là một biến cố mà chúng ta không thể tưởng tượng được đã xảy ra ngay đầu năm 2021, không ai có thể tưởng tượng nổi một cuộc tấn công đã xảy ra nhắm vào trụ sở Quốc hội Mỹ ở một quốc gia vẫn đi đầu thế giới về tự do và dân chủ ở trên khắp thế giới...

"Nhưng... chính tôi cũng thở phào vì khi số phiếu đại cử tri đã được kiểm xong, đến lúc đó chính thức công nhận kết quả cuộc bầu cử tháng 11/2020.

"Tôi nghĩ ông Donald Trump đang dùng những quyền hành của mình và những lời nói của ông và gia đình của ông trong thời gian còn lại vì gia đình đó hiện nay đang lo ngại vì những thách thức và những liên hệ đến vấn đề luật pháp mà ông sẽ phải trải qua trong những ngày tháng tôi.

"Thành ra, ông Trump từ trước đã ra ý tưởng là ông sẽ ứng cử lại vào năm 2024, nhưng nói thực ra tôi nghĩ tất cả những lời nói của ông chỉ nhắm làm sao kìm giữ lại những sự ủng hộ của thành phần ủng hộ ông, nhưng sự kiện vừa xảy ra hôm 06/01 này có lẽ sẽ khiến cho đất nước Hoa Kỳ tiếp tục đi xuống những con đường mà gặp đầy những thử thách đáng lo ngại trong những ngày tháng tới..."

Hệ lụy đáng nói nhất là gì?

Từ San Jose, California, Tiến sỹ, Luật sư Nguyễn Hữu Liêm bình luận về hệ lụy của biến cố 06/01 từ góc độ quan điểm riêng nhất của mình:

"Hệ lụy thứ nhất là sự phân cực của xã hội Mỹ về chính trị trên các diễn đàn chính trị, cái tả khuynh sẽ càng tả phái, đi về phía bên trái nhiều hơn mà cực đoan hóa, bên hữu cũng cực đoan hóa.

"Thành ra chính trị của Mỹ, cùng tất cả các nền dân chủ pháp trị là đòi hỏi sự hòa giải, mà muốn có sự hòa giải, thì phải có một sự trung dung ở giữa, nhưng nền tảng trung dung đứng giữa tại Hoa Kỳ bây giờ đã bị xói mòn từ cả hai phía tả và hữu khuynh."

GETTY IMAGES - Cảnh sát can thiệp khi những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump vi phạm an ninh và tiến vào tòa nhà Capitol ở Washington D.C., Hoa Kỳ vào ngày 06/01/2021

TS. Nguyễn Hữu Liêm cho hay tuy nhiên ông "thở phào" nhẽ nhõ vì nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump, người mà ông cho là gây ra nhiều tranh cãi "tồi tệ nhất trong lịch sử các tổng thống được bầu ra ở Hoa Kỳ" đã khép lại.

"Và nói như chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng đúng," Tiến sỹ Liêm nói tiếp, "bây giờ vai trò và trọng trách của ông Joe Biden, Tổng thống tân cử, sẽ rất khó khăn để đem lại sự hòa giải trong tương lai, tuy nhiên tôi nghĩ là nền dân trị, tất nhiên là xã hội dân sự của Mỹ đủ mạnh để nó sẽ tiếp tục và nó sẽ xây dựng, hàn gắn lại những vết thương..."

Món quà cho Trung Quốc?

Từ Houston, Texas, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bình luận thêm:

"Những gì đã xảy ra ngày 06/01 là một món quà mà Tổng thống Donald Trump đã dành tặng cho Trung Quốc và các quốc gia thù nghịch với dân chủ...

GETTY IMAGES - Hàng ngàn người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tập trung bao vây tòa nhà Capitol ở Washington D.C., Hoa Kỳ vào ngày 06 tháng 1 năm 2021 trong một biến cố chưa từng có trong lịch sử

"Có thể thấy rằng tất cả các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc cộng sản, từ cơ quan của thanh niên là đoàn Thanh niên Cộng sản, rồi Tổng biên tập của Hoàn Cầu Thời Báo, rồi tới tất cả những cơ quan thông tin khác liên quan hệ thống tuyên truyền, ngay lập tức họ đã tập trung sử dụng biến cố ngày 06/01 ở Hoa Kỳ để họ nói một điều rằng:

"Đó, sức mạnh của nước Mỹ đang bị suy giảm. Đây là sự tự do ư?

"Và họ so sánh biến cố ngày hôm qua ở Capitol Hill với cuộc biểu tình của người biểu tình tại Hong Kong và đó chính là sự thách thức mà nước Mỹ rất lâu mới có thể gây dựng lại được uy tín của mình," blogger Như Quỳnh nói với BBC hôm thứ Năm.

Đầu trang