Jackhammer Nguyễn
13-2-2021
Một bài viết trên báo Politico hôm 12/2/2021, về bà Nikki R. Haley, là người từng làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp quốc, nói rằng, cựu tổng thống Trump đã rơi đài một cách thảm hại và mọi người không nên nghe theo ông ta nữa.
Bà nói: “Chúng tôi phải thừa nhận rằng, ông ta đã làm chúng tôi thất vọng. Ông ta đã đi xuống con đường mà ông ta không nên đi và lẽ ra chúng tôi không nên đi theo ông ta. Lẽ ra chúng tôi không nên lắng nghe ông ta. Và chúng tôi không thể để điều đó xảy ra một lần nữa”.
Bà cựu đại sứ Mỹ được biết như là một trong những người người ủng hộ ông Trump rất nhiệt tình, ngay cả sau ngày bầu cử 3/11/2020, khi ông Trump than phiền là ông bị gian lận, dù ông không đưa ra được bằng chứng gì.
Cũng hôm 12/2/2021, dân biểu Cộng hòa, bà Herrera Beutler từ bang Washington tiết lộ rằng, vào ngày xảy ra bạo loạn, trong cuộc điện đàm với thủ lĩnh phe thiểu số Cộng hòa tại Hạ viện là ông Kevin McCarthy (California), ông Trump nói rằng ông đứng cùng phía với nhóm người gây bạo loạn.
Đây là lý do để bà Beutler, cùng 9 dân biểu cộng hòa khác, bỏ phiếu ủng hộ quyết định luận tội ông Trump của phe Dân chủ ở Hạ viện, đặt sự vẹn toàn của nền dân chủ lên trên quyền lợi đảng phái.
Việc lên tiếng mới nhất của hai nhân vật này là biểu hiện của khuynh hướng trong nội bộ đảng Cộng hòa, các cử tri Cộng hòa, trong đó có những người từng ủng hộ ông Trump nhiệt tình, thấy rằng ông ta là một yếu tố làm nguy hại đến nền dân chủ Mỹ.
Với hành động phản dân chủ của mình, cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang bị tòa án Thượng viện phán xét, dù có phần chắc rằng ông ta sẽ trắng án vì số nghị sĩ Cộng hòa chống ông ta không đủ đông, nhưng sự lên tiếng của hai bà Haley và Beutler nằm trong khuynh hướng xem ông Trump không còn là một ảnh hưởng quan trọng trong chính trường Mỹ.
***
Trong khi đó, cử tri người Mỹ gốc Việt ủng hộ đảng Cộng hòa và ông Trump có lẽ không có những chuyển động tương tự.
Ngoài những người Việt theo đảng Cộng hòa đã tuyên bố chống lại ông Trump và các chính sách, cùng với những phát ngôn bừa bãi của ông ta, từ khi ông ta mới xuất hiện, không thấy những người từng ủng hộ ông ta lên tiếng chỉ trích sau cuộc bạo loạn ngày 6/1.
Thậm chí sau khi câu chuyện lá cờ Việt Nam Cộng hòa, được xem là đại diện cho cộng đồng người Việt ở Mỹ, xuất hiện trong cuộc bạo loạn, trở thành một chủ đề bàn tán trong truyền thông dòng chính của Mỹ, những người ủng hộ ông Trump vẫn son sắt một lòng với ông ta, theo một số phóng sự từ báo Người Việt, hay mới đây là một tổ chức gọi là đại diện cho các cựu sĩ quan, binh lính Việt Nam Cộng hòa (Tập thể chiến sĩ VNCH Hải ngoại).
Việc hình ảnh lá cờ vàng xuất hiện trong cuộc bạo loạn, mặc dù không được báo chí cộng sản trong nước nói đến (họ hạn chế tối đa việc đề cập đến lá cờ ấy), nhưng qua những trao đổi riêng, giới chức ngoại giao của Hà Nội có vẻ rất hài lòng khi lá cờ vàng đã trở thành một điểm đáng chú ý trong cuộc bạo loạn nhắm vào nền dân chủ Mỹ.
Lá cờ vàng ba sọc đỏ là “lá cờ tự do” của Nam Việt Nam, được những người Mỹ gốc Việt mang theo biểu tình ủng hộ ông Trump ngày 6/1/2021. Nguồn: Twitter Jeff Sharlet |
Cho đến giữa tháng 2/2021, mới có mới người Việt là Phạm Đình Tân, viên cảnh sát ở Houston, Texas bị truy tố vì đã xông vào bên trong điện Capitol. Nhưng theo thông tin từ tờ Washington Post, một số người Việt có tham gia vào việc tổ chức bạo loạn, chứ không chỉ tham gia theo đuôi những nhóm khác.
Người ta vẫn thấy các nội dung tin vịt ủng hộ ông Trump xuất hiện trên các trang blog, Facebook, kiểu như ông Trump vẫn là tổng thống, sẽ có thay đổi… Dù vậy số lượng các bình luận như thế đã giảm khá nhiều vì một số người đã đóng tài khoản Facebook “bỏ của chạy lấy người”, e ngại cuộc điều tra của FBI đang diễn ra.
Cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Trump được biết là đông nhất và tích cực nhất trong các cộng đồng thiểu số. Theo tin từ trang SunHerald, trong ngày 6/1/2021, có đến 10 xe bus xuất phát từ khu thương mại Việt Nam như Eden, Fairfax, Virginia, đến thủ đô Washington DC, tham gia cuộc tập hợp ủng hộ ông Trump, cuộc tập hợp sau đó dẫn đến bạo loạn. Không biết là có bao nhiêu người Việt đã xông vào bên trong Capitol, nhưng ít nhất có đến 500 người Việt có mặt ở thủ đô Hoa Kỳ ngày hôm đó để ủng hộ ông Trump.
Cùng ngày 6/1, cũng có các cuộc tập hợp ủng hộ Trump, ủng hộ những cáo buộc không bằng cớ của ông ta về bầu cử, tại các khu người Việt, từ Texas cho đến California, trong đó cuộc biểu tình tại San Jose có đến 80 người tham gia.
Vì lý do lịch sử, rất đông người Việt tị nạn ở Mỹ ủng hộ đảng Cộng hòa. Họ cho rằng, đảng này cứng rắn với cộng sản trong cuộc chiến tranh Việt Nam, mặc dù thật ra cả hai chính đảng của Mỹ đều hành động dựa trên việc bảo vệ quyền lợi Mỹ, xúc tiến những chương trình hành động liên quan đến quyền lợi ấy. Tổng thống Mỹ đưa quân vào tham chiến tại Việt Nam là ông Lyndon Johnson thuộc phe Dân chủ, trong khi người thực hiện việc tái bang giao với Hoa Lục, gián tiếp bỏ rơi thành trì chống Cộng ở miền Nam Việt Nam lại là ông Richard Nixon, thuộc phe Cộng hòa.
Trong cuộc biểu tình của những người Việt ủng hộ Trump tại San Jose, người ta thấy có sự căng thẳng lời qua tiếng lại giữa những người này và những người phản biểu tình. Một người thuộc nhóm Black Reach dùng loa mắng vào nhóm biểu tình: “Hắn ta thua rồi”.
Sự thật “hắn ta thua rồi” đó có vẻ không ảnh hưởng đến lập trường kiên định của người Việt theo Trump, dù họ đang sống giữa một thành phố (San Jose) nằm trong tiểu bang (California) phản đối Trump rất mãnh liệt. Kỳ lạ hơn nữa là lòng sắc son của họ với Trump làm họ trả giá hàng trăm sinh mạng vì nghe theo lời Trump, không tin bệnh Covid-19, tại khu Little Saigon, theo một phóng sự của đài RFI. Những người Việt này đang đứng bên lề lịch sử.
Điều làm cho người ta hy vọng về cộng đồng người Mỹ gốc Việt là con cháu họ không có lòng sắc son ấy. Các cử tri trẻ gốc Việt không dùng lá phiếu của họ một cách cuồng nhiệt cảm tính. Đại đa số các chính trị gia người Mỹ gốc Việt đều có khuynh hướng chống chủ nghĩa dân túy, phân biệt chủng tộc ngốc nghếch và nguy hiểm của Trump.
Tham khảo:
https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/thu-ngo-cua-tap-the-chien-si-vnch-hai-ngoai/
https://www.nytimes.com/2021/02/12/us/politics/nikki-haley-trump.html
https://www.nytimes.com/2021/02/12/us/mccarthy-trump-herrera-beutler.html
https://www.sunherald.com/news/local/counties/harrison-county/article248496455.html
Nguyễn Thị Thanh Bình
29-1-2021
LGT: Ba ngày trước, họa sĩ Trịnh Cung có đăng bài thơ kỳ thị lên Facebook Bất Bại Nguyễn của ông, nhằm giễu nhại bài thơ “Ngọn đồi chúng ta leo” của thi sĩ trẻ da đen Amanda Gorman, đọc trong lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden và phó Tổng thống Kamala Harris hôm 20/1/2021.
Rất nhiều người lên tiếng phản bác bài thơ ông Trịnh Cung, họ đặt vấn đề về tư cách đạo đức của “trí thức” Việt, “sao lại xuống cấp thê thảm như vậy”. Sau đó, ông Trịnh Cung đã phải gỡ bỏ bài thơ này ra khỏi Facebook của mình. Đây là bài thơ “Khi kẻ cuồng tín ám sát thơ”, của nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình, đáp lại bài thơ của ông Trịnh Cung:
Nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình (trái) và họa sĩ Trịnh Cung. |
Bolsa bây giờ người Việt có nhiều chuyện lạ
Có người khiến tôi cười như đầu hàng khiếp ngã
Có người khiến tôi bật khóc như những tung hô vĩ cuồng dối trá
Là thi sĩ, họa sĩ, người đàn ông kiêu hãnh nghĩ mình lắm tài ba
Tài ba như thiên tài, hay thiên tai, tai vạ(?)Sáng nay khi nhìn ngọn đồi ngàn ngàn lá cờ tung nắng mới, và cả những tàn cây trụi lá
Tôi nghĩ về bài thơ đã thắp sáng niềm tin của nhà thơ trẻ Amanda Gorman
Lại nghĩ đến bài-thơ-đen thật khó hiểu nổi vì sao
Chỉ biết là nó đã làm tối sầm lại chính tác giả
Ôi, những-lỗ-đen đồng nghĩa với cách dùng ẩn dụ… tào lao
Của thuyết-âm-mưu trời ơi đất hỡi nào
Những-hố-đen của thứ tâm hồn không đáng làm thi sĩ chút nàoBài thơ này tuyệt nhiên sẽ không cần nói gì
Về lẽ phải và sự thật
Vì điều cuối cùng đó hẳn nhiên phải thắng
Và ai cũng đã biết… không sai trật
Chẳng lẽ một nhà thơ nhập cư nhập tịch không biết?
Nhất là lại không nhận ra
Thân phận da vàng sao đòi ngang hàng
Da trắng thượng đẳng, mà dám mơ màng!
Sao để lại chi thứ di chúc Thơ tệ hại, bổ báng
Về lòng bội bạc không nhớ mình đã đến từ đâu
Cho con cháu mai sau chắc sẽ cười chê gầm đầuNhân danh cái đẹp muôn thuở của thi ca
Nhân danh cuộc đối chiếu kinh hoàng giữa những người ngợm và bầy thú rừng hoang dã
Nhân danh sự phân biệt đối xử màu da & giới tính
Nhân danh ‘nữ quyền cấm xen vào’, và giá ‘một US đô’ rẻ rúng rửa mắt… đàn bà múa cột
Nhân danh Tuyên Giáo bịt miệng trí thức chuyện đất nước mình
Và tha hồ mở miệng hò hét chuyện giành ghế TT Mỹ
Mà như thế, đã đến lúc giới văn nghệ sĩ không thể tiếp tục bị dắt mũi
Chúng ta không thể thi nhau lôi kéo rơi tỏm xuống những-cái-hố-đen
Của những tên hề ngoan cố vĩ đại
Và sẽ không có chỗ nương náu cho những con chữ
Nhân văn!
____
Ảnh chụp bài thơ “Ngọn đồi đen chúng em leo” của họa sĩ Trịnh Cung, đăng trên Facebook ngày 26/1/2021, gây tranh cãi. Hiện ông đã gỡ bỏ khỏi Facebook của ông:
Xem: Người Việt và luật pháp (ảnh hưởng tới công cuộc vận động dân chủ)
Võ Ngọc Ánh
Nền dân chủ Hoa Kỳ vừa bị “bôi tro trát trấu” qua việc người ủng hộ ông Donald Trump tấn công vào tòa nhà Quốc Hội (Capitol Hill) chiều 6 Tháng Giêng, sau nhiều kích động của chính vị tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Một tiệm in áo ở Hà Nội in hình ông Trump kèm dòng chữ “Tổng thống 46 của Mỹ,” bất chấp việc ông thất cử, để bán cho người ái mộ. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images) |
Đây là món quà tặng mà chính Donald Trump đã tự tay nhào nặn nên trong bốn năm tại vị dành cho Trung Quốc, Nga và các chính quyền độc tài khác.
Chớp lấy cơ hội để phản đòn nước Mỹ, sau sự kiện người ủng hộ Trump tấn công vào Capitol Hill, Dmitry Polyanskiy, phó đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc đã ví von sự kiện này với vụ người biểu tình ở Ukraine lật đổ Tổng Thống Viktor Yanukovych thân Nga hồi 2014.
Báo chí Trung Quốc không ngại ngần cho rằng, biểu tượng của nền dân chủ Mỹ đã sụp đổ. Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, còn so sánh việc người ủng hộ Trump tấn công vào Capitol Hill dẫn đến năm người chết, còn người biểu tình tấn công vào nghị viện Hồng Kông vào năm 2019 không có thiệt hại về nhân mạng.
“Cơn say Trump” vẫn chưa dứt
Sự tấn công vào biểu tượng của nền dân chủ Mỹ và sự mỉa mai của các chính quyền độc tài không mấy làm sứt mẻ sự ủng hộ của người Việt dành cho ông Donald Trump.
Một người bạn ở Việt Nam, người đã nhiều lần cùng đi biểu tình phản đối sự hung hăng của Trung Quốc ở Sài Gòn, và cũng có nhiều hoạt động tranh đấu cho tự do dân chủ nói với tôi, “Người tràn vào Capitol Hill là do đảng Dân Chủ mở cửa.” Những lời giải thích của tôi sau đó với anh đều như “nước đổ đầu vịt.”
Một nữ doanh nhân thành đạt, cũng là một người đấu tranh có tiếng trong nước cho rằng, Antifa và người của phong trào “Black Lives Matter” giả làm người biểu tình ủng hộ Trump vào bên trong tòa nhà Quốc Hội để phá bĩnh và hôi của. Chị cho rằng, đó không phải là hành động của những người ủng hộ Trump.
Kiểu suy nghĩ biện hộ cho ông Trump như trên tôi gặp rất nhiều ở những người đấu tranh mà tôi có dịp đọc được trên mạng xã hội trong mấy ngày qua.
Như chẳng có gì xảy ra với “ngọn hải đăng” của nền dân chủ thế giới, nhiều người đấu tranh có tiếng vẫn hết lòng ủng hộ Trump. Họ bỏ ngoài tai việc Trump luôn dùng lời lẽ mị dân, hù dọa, cáo buộc thiếu căn cứ, ủng hộ thuyết âm mưu… để loại bỏ đảng Dân Chủ, từng bước thâu tóm quyền lực vào một chính phủ độc đảng mà ông làm lãnh tụ.
Do đó, việc đấu tranh cho các giá trị tự do, dân chủ sẽ khó song hành với sự ủng hộ Donald Trump. Thực tế, dân chủ, nhân quyền chưa bao giờ là mối bận tâm với tổng thống thứ 45 của Mỹ. Bốn năm qua còn cho thấy Donald Trump là người mê thứ quyền lực tuyệt đối như Putin, hay Tập Cận Bình.
Việc các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam ủng hộ Donald chỉ làm mất đi giá trị họ tranh đấu. Chấp nhận những sai trái của ông Trump là gián tiếp ủng hộ độc tài, trao sự chính danh việc sách nhiễu, đàn áp cho nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.
Tôi thật sự trân trọng, ngưỡng mộ, khâm phục những người tranh đấu, nhà hoạt động dân chủ cho Việt Nam. Nhưng việc ủng hộ Trump bất chấp hậu quả cho thấy họ giống những nhà đối nghịch với nhà cầm quyền hơn đấu tranh cho người dân ở Việt Nam có tự do, dân chủ.
Phải chăng họ đấu tranh để thay đổi sự độc tài này bằng sự độc tài khác qua cách họ ủng hộ Trump?
Người dân thỏa mãn nhu cầu vật chất, chưa khát khao dân chủ
Trong khi nhiều nhà hoạt động dân chủ tự đánh mất mình thì nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng có nhiều lợi thế.
Việt Nam khá thành công chống dịch COVID-19 với ít ca nhiễm và người chết. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 3% trong năm 2020. Đây là điểm sáng của quốc gia độc đảng này so với nhiều nước rất ảm đạm, âm tăng trưởng trong năm qua.
Cuối Tháng Mười Hai vừa qua, Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế và Kinh Doanh (CEBR) tại Anh đã có báo cáo hằng năm. Theo đó, quy mô nền kinh tế của Việt Nam đang ở vị trí thứ 37 trên thế giới, nhưng dự báo đến năm 2035 sẽ leo lên vị trí thứ 19. Ở vị trí này, nền kinh tế của Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan, Đài Loan ở cùng thời điểm.
Khác với nhiều lo lắng trước đó, Việt Nam sẽ mắc vào bẫy thu nhập trung bình thấp, Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế Nhật Bản trong phần nghiên cứu về Việt Nam đã có một nhận xét đầy lạc quan. Việt Nam đang có nhiều yếu tố đến năm 2023 sẽ trở thành quốc gia có thu nhập trên trung bình. Đến năm 2035 sẽ đạt mức $11,000 trên đầu người.
Rõ ràng ở Việt Nam bất công vẫn còn khắp nơi, từ việc thu hồi đất đai, các công ty thân hữu, nhiều bản án bất công, sự hạch sách của quan chức trong hệ thống cầm quyền, “bôi trơn” để được thuận lợi trong các thủ tục hành chính, giáo dục với nhiều lỗi, an sinh xã hội mới manh nha, tự do báo chí, dân chủ không thực sự có… Tuy nhiên thành công về kinh tế đang che lấp đi những khuyết điểm kia.
Một nhà báo, cũng là luật sư trong nước đã nói với tôi: “Việc chính quyền Việt Nam xếp tổ chức Triều Đại Việt, hay trước đó là đảng Việt Tân, Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời vào các nhóm khủng bố là đúng. Theo nhà báo này, đang làm ăn yên ổn mà người của các tổ chức trên đến phá hoại cơ quan, nhà máy anh làm việc thì sao? Chưa nói đến việc bị thương, mất mạng. Đã có nhiều vụ đánh bom, bạo động từ các tổ chức này được đưa ra xét xử rõ ràng ra đó.”
Trong lúc nhiều người Việt “hăng say” ủng hộ ông Trump thì CSVN tuyên các bản án nặng nề cho những các thành viên “Hội Nhà Báo Độc Lập.” (Hình: STR/Vietnam News Agency/AFP via Getty Images) |
Các nước dân chủ lớn dường như rất dễ dãi với sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Trong nước không có nhiều người Việt dám đánh đổi các lợi ích về kinh tế, công việc để đối đầu với chính quyền độc tài. Đa số người dân đang được lợi từ việc kinh tế quốc gia phát triển. Người ta khuyến khích nhau làm giàu, thỏa mãn nhu cầu vật chất, tránh đụng đến các vấn đề về chính trị, thể chế, biết làm ngơ trước bất công miễn chưa đụng đến mình.
Đáng tiếc sự phát triển kinh tế của Việt Nam không đi đôi với độ mở về tự do, dân chủ. Những bản án cho các nhà đấu tranh ngày càng nặng. Họ bị buộc tội trong các điều luật mơ hồ, dễ dàng diễn giải theo theo ý muốn của chính quyền để buộc tội.
Nước Mỹ dưới thời Donald Trump, Liên Hiệp Châu Âu, Nhật Bản… đã không lên tiếng mạnh mẽ, hoặc có những chế tài thật sự trong việc chính quyền Việt Nam đàn áp các tiếng nói độc lập.
Việt Nam dù ký những ràng buộc về lao động, nhân quyền, hiệp hội… nhưng luôn diễn giải theo cách của mình để “lách luật.”
Ngày 5 Tháng Giêng, làm ngơ trước các đối tác quốc tế, Việt Nam xét xử ba thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập với những bản án nặng. Đáng buồn hơn đa số người dân thờ ơ, mách nhau như sự răn đe.
Bởi thế không ít người đã khuyên tôi, nên biết sợ cho chính mình và người thân. “Hãy chừa đường để còn về Việt Nam.”
Những năm qua tôi buồn chứng kiến phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ đi thụt lùi vì nhiều nhà đấu tranh đang bận rộn trong việc ủng hộ Donald Trump. Họ buộc tội người không ủng hộ Trump là “dân chủ cuội,” “Hán nô”… Giới đấu tranh như chia là hai phe ủng hộ và không ủng hộ Trump thay vì mục đích chung chống độc tài Cộng Sản.
“Cơn say Trump” còn chưa làm cho người Việt tỉnh. Khi những người đấu tranh cho tự do, dân chủ còn đấu đá nhau vì ông Trump thì con đường dân chủ cho Việt Nam xem ra còn dài. [kn]
Tam Pham ban đầu nói với nhà chức trách trong một cuộc phỏng vấn ngày 12 tháng 1 tại Richmond, Texas, rằng anh đã đến Washington, DC, cho một chuyến công tác, theo một bản khai được NBC News đưa ra hôm thứ Tư. Tam Pham nói đã tham dự một thời gian ngắn cuộc biểu tình của Tổng thống Donald Trump sau khi biết về nó trên Facebook, Pham phủ nhận việc đi theo đám đông đến Điện Capitol, Đặc vụ FBI Amie Stemen viết trong bản khai
Tuy nhiên, chiếc điện thoại của anh ấy đã tiết lộ khác. Các đặc vụ đã tìm thấy cảnh quay của anh ta bên trong Điện Capitol trong thư mục ảnh đã xóa. Trong số đó có các hình ảnh có chân dung của Capitol Rotunda, một bức ảnh tự chụp bên trong tòa nhà lịch sử và một bức ảnh chụp với bức tượng của cựu Tổng thống Gerald R. Ford khoác trên mình lá cờ Trump 2020.
Sau khi các nhà điều tra cảnh báo anh ta nói dối là bất hợp pháp, Pham thừa nhận anh ta đã tham gia vào cuộc biểu tình tại Điện Capitol, theo bản khai. Stemen cho biết anh ta đã nhảy qua các chướng ngại vật xung quanh tòa nhà nhưng không có ý định thực hiện bạo lực hoặc phá hoại, Stemen viết.
Pham nói với các nhà điều tra rằng anh ta đã vào Rotunda và ở đó trong khoảng 10 đến 15 phút để “xem các tác phẩm lịch sử trên các bức tường,” theo bản khai.
Anh ta bị buộcmột tội cố ý vào hoặc ở trong bất kỳ tòa nhà hoặc khu đất hạn chế nào mà không có thẩm quyền hợp pháp và một tội xâm nhập bạo lực và có hành vi mất trật tự trong khuôn viên Điện Capitol, hồ sơ cho thấy.
Nicole Hochglaube, luật sư của Pham, nói với NBC News trong một email hôm thứ Tư rằng thân chủ của cô đã hợp tác với FBI và “cầu nguyện cho sự thành công của chính quyền Biden sắp tới”.
Bà nói: “Thân chủ tôi vô cùng đau buồn khi bị liên kết với những kẻ khủng bố trong nước đã tấn công Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1, ông tin tưởng mạnh mẽ vào pháp quyền và cuộc bầu cử chọn Tổng thống Biden là công bằng và tự do.
Cảnh sát trưởng Houston, Art Acevedo, thông báo trên Twitter rằng Phạm đã từ chức ngày 14 tháng 1. Ông đã làm việc cho sở được 18 năm.
Acevedo đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận hôm thứ Tư.
Tại buổi huấn luyện chào đón học viên vào thứ Ba, ông đã khiển trách Phạm và các viên cảnh sát khác trên khắp đất nước, những người đã tham gia vào đám đông xông vào Điện Capitol.
Ông nói thêm rằng bộ đang xem xét các viên cảnh sát khác đã xông vào Điện Capitol, nhưng ông cho biết không tìm thấy trường hợp nào khác.
Pham nằm trong số hàng chục kẻ bạo loạn ủng hộ Trump mà các nhà điều tra liên bang đang truy lùng sau cuộc bạo động ở Điện Capitol, khiến 5 người chết, trong đó có một cảnh sát.
Trong số những người khác phải đối mặt với cáo buộc có hai cảnh sát Virginia , một nhà lập pháp Tây Virginia , một người ủng hộ QAnon của Arizona được nhìn thấy mang theo một ngọn giáo dài 6 feet và một người đàn ông Florida được chụp ảnh với bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi .
TH
January 15, 2021 - baocalitoday.com
Một viên cảnh sát gốc Việt từ Texas đã bị đình chỉ công tác sau khi tham gia vào đám đông những người ủng hộ Tổng thống Trump đã xông vào Điện Capitol của Mỹ vào tuần trước , chính quyền cho biết hôm thứ Tư.
Cảnh sát trưởng Houston, Art Acevedo, cho biết trong một cuộc họp báo cuối tuần qua, ông được biết rằng một thành viên của lực lượng trên đã tới Washington DC trong thời gian không làm nhiệm vụ, và xông vào nhà quốc hội trong vụ bạo loạn ngày 6/1
“Hãy nhớ rằng mọi người đều có quyền của Tu chính án thứ nhất để tham gia vào hoạt động, nhưng không vượt quá điều đó và làm điều gì đó trái pháp luật,” Acevedo nói. “Tôi có thể nói với bạn rằng có khả năng cao là người này sẽ bị buộc tội liên bang và đúng như vậy.”
Một nguồn tin nói với Fox Houston rằng cảnh sát mà ông Acevedo nhắc tới là Tam Dinh Pham, một người Mỹ gốc Việt. Pham đã làm việc 18 năm trong ngành cảnh sát và chưa từng có hành vi vi phạm trước đâytheo Fox 4.
Tam Pham, đã từ chức trước cuộc họp kỷ luật vào thứ Sáu.
Cơ quan thực thi pháp luật liên bang đã bắt giữ hơn 80 người, bao gồm cả các cựu thành viên quân đội , liên quan đến cuộc bao vây bạo lực.
TH
Thưa cô, tôi biết thời gian qua có rất nhiều gia đình rơi vào tình trạng xung đột, giận hờn nhau, thậm chí không nhìn mặt nhau, đánh chửi nhau vì bầu cử. Gia đình tôi cũng không thoát khỏi cảnh đó. Bầu cử coi như đã hạ màn vì Mỹ đã có tổng thống mới rồi. Thế nhưng hậu họa thì vẫn còn trong gia đình tôi.
Chồng tôi nghe lời kêu gọi của bạn bè, góp tiền ủng hộ ông Trump chi trả cho những vụ kiện giành lại công bằng. (Hình minh họa: Michael Ciaglo/Getty Images) |
Chồng tôi nghe lời kêu gọi của bạn bè, góp tiền ủng hộ ông Trump chi trả cho những vụ kiện giành lại công bằng. Vợ chồng tôi già rồi, hằng tháng có hơn $1,500 tiền già, hai vợ chồng dù không giàu có gì, nhưng cũng muốn góp chút tiền hằng tháng để mong đem lại công bằng, trước là cho ông Trump, sau nữa là cho xã hội, dù gì mình qua đây cũng nợ nần nước Mỹ.
Mấy tháng nay, nhờ một người bạn ghi tên vào một tổ chức nào đó, chúng tôi không rõ, nhưng cứ tháng tháng họ rút thẳng trong ngân hàng của hai vợ chồng $100. Vụ rút tiền hai vợ chồng giấu mấy đứa con vì chúng mà biết được thì sẽ la ghê lắm. Chúng tôi làm mà lòng vui vì nghĩ mình đã làm một việc tốt. Thế nhưng, bây giờ nghe nói không còn kiện cáo nữa, chúng tôi nghĩ chắc đến lúc này mình không cần góp tiền nữa mới gọi điện cho người bạn nhờ họ rút tên mình ra. Nhưng gia đình báo, bạn chúng tôi đang ở phòng cấp cứu trong bệnh viện không biết sống chết thế nào.
Thưa cô, nếu chẳng may bạn tôi có mệnh hệ nào thì coi như chuyện này không biết làm sao, họ cứ rút tiền của chúng tôi vì chúng tôi chẳng biết phải chấm dứt góp tiền bằng cách nào. Thưa cô giúp ý kiến cho chúng tôi trong vụ việc này. (Tích-Liên)
GÓP Ý CỦA ĐỘC GIẢ
-BNP:
Theo danh sách xếp hạng năm 2019, gia tài của ông Trump có tổng cộng $3,1 tỷ. Tuy ông Trump đứng thứ 259 ở Mỹ nhưng so với mình thì ông ấy giàu gấp bội bội. Ngoài ra ông Trump có bao nhiêu hãng xưởng cộng với những người nhà giàu ủng hộ ông trong những vụ kiện, số tiền của những người như ông bà đúng ra cũng chẳng thấm vào đâu.
Tôi có lời khuyên tới ông bà là những gì ông bà làm cũng nên lấy ý kiến từ con cái chứ đừng có giấu tụi nó để tránh những trường hợp tiền mất tật mang. Lúc đó vừa khổ cho mình lại khổ cho con nữa.
Tôi hy vọng vợ chồng ông bà không bị gạt. Đáng lẽ ông bà không nên để cho ai tự động rút tiền trong ngân hàng của mình. Ông bà nên tìm hiểu để biết mình đang đóng góp cho nhóm nào và nhóm đó có thật sự đang làm những gì họ đang nói không, hay số tiền mình đóng góp đi thẳng vô túi riêng của họ. Thời buổi này ngay trên nước Mỹ tình trạng lừa gạt cũng phổ biến và tinh vi không thua gì Việt Nam.
Tôi nghĩ chắc chắn nhất mà cũng an toàn nhất là ông bà nên đóng tài khoản đó lại rồi mở một cái tài khoản mới.
-Quan Vu:
Chuyện góp tiền để đi thưa kiện tranh cử đã có nhiều người mắc kẹt vì họ bị rút tiền liên tục, khi muốn chấm dứt gọi lên ủy ban tranh cử của Trump thì không được trả lời. Tôi thấy chuyện đưa số tài khoản của mình để họ rút tiền trực tiếp là một việc làm dại dột. Tôi nghĩ chỉ còn một cách là nói thật với con, nhờ gọi lên Ủy Ban Tranh Cử của Trump mà thôi.
-hong vu:
Ông bà có thể đến ngân hàng yêu cầu chặn việc rút thẳng tiền này, tức là không có authorities.
-Nam Phương:
Tôi không biết câu chuyện của vợ chồng góp tiền ủng hộ cho Tổng Thống Trump là cũ hay mới? Và nếu họ vẫn còn bị rút thẳng từ ngân hàng của họ mỗi tháng $100 thì tội nghiệp họ quá. Cái link dưới đây sẽ giúp hủy bỏ việc rút tiền:
Cancel a Recurring Subscription | Donor Support Help Center
https://donors.winred.com/en/articles/3767222-cancel-a-recurring-subscription