Tiến sĩ Anthony Fauci đã đáp trả lại những tuyên bố của cựu cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Peter Navarro khi cho rằng ông là “cha đẻ” của virus COVID-19 . Fauci bác bỏ ý kiến đó.
Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, đã nói với Neil Cavuto của Fox News hôm thứ Sáu. Cavuto đưa ra những lời chỉ trích gần đây từ Navarro và Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (R-SC) đối với ông
Trong một lần xuất hiện trên Fox News hôm thứ Ba, Navarro đã chỉ trích Fauci, gọi ông là kẻ nói dối và tuyên bố không có bằng chứng rằng chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã cho phép Trung Quốc tạo ra căn bệnh này.
“Như bạn biết đấy, tôi đã là một cái gai trong mắt họ, khi những điều tôi làm điều trái ngược và không muốn từ họ” Fauci nói về những người chỉ trích mình.
Fauci cũng trả lời những bình luận gần đây của Graham nói rằng ông đang phớt lờ tình hình ở biên giới Mỹ-Mexico. Graham và một số đảng viên Cộng hòa khác đã lập luận rằng sự gia tăng người di cư ở biên giới là một yếu tố nguy hiểm cho việc lây lan COVID.
“Lindsey Graham … là một người tốt. Nhưng việc đánh đồng tôi với những việc phải làm ở biên giới thì không thể được. Tôi không liên quan gì đến biên giới”, Fauci nói .
Fauci cũng trả lời những chỉ trích gần đây của Navarro, khi cho rằng Fauci chính là “cha đẻ” của loại virus này
“Tôi có thể nói rằng, đó là lời chỉ trích kỳ quái… Peter Navarro nói rằng tôi đã tạo ra virus?” Fauci nói. “Thật không thể hiểu nổi?
Navarro trước đây đã gọi Fauci là “kẻ sát nhân và kẻ nói dối” sau những nhận xét mà Fauci đưa ra về vắc-xin COVID. Fauci cho biết quyết định “dốc toàn lực” cho một loại vắc-xin là “quyết định tốt nhất mà tôi từng đưa ra liên quan đến sự can thiệp với tư cách là giám đốc viện.”
“Ông ấy không liên quan gì đến vắc-xin. Cha đẻ của vắc-xin là Donald J. Trump”, Navarro nói.
“Fauci là cha đẻ của cái gì? Fauci là cha đẻ của loại virus này”, Navarro nói.
Viện Y tế Quốc gia (NIH) đã cung cấp một số khoản tài trợ cho một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc nhưng không có bằng chứng nào cho thấy số tiền này được sử dụng cho kỹ thuật di truyền hoặc phát triển COVID-19.
TH
March 31, 2021 baocalitoday
Cựu cố vấn thương mại Tòa Bạch Ốc Peter Navarro đã cáo buộc Tiến sĩ Anthony Fauci là “cha đẻ” của COVID-19 vào hôm thứ Ba và đưa ra những tuyên bố không có cơ sở rằng loại virus này đã được nghiên cứu trong một phòng thí nghiệm.
Navarro đã nói với Rachel Campos-Duffy của Fox News khi ông đưa ra tuyên bố về đại dịch và Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia.
Campos-Duffy đã cho Navarro xem một đoạn clip Fauci nói về sự phát triển của vắc-xin COVID-19 . Fauci gọi quyết định “dốc toàn lực” cho một loại vắc xin là “quyết định tốt nhất mà tôi từng đưa ra liên quan đến sự can thiệp với tư cách là giám đốc viện.”
Navarro được mời trả lời đoạn phim và tấn công Fauci, đổ lỗi cho ông ta vì COVID-19.
Navarro nói: “Fauci là một kẻ giết người và nói dối. Ông ta không liên quan gì đến vắc-xin. Cha đẻ của vắc-xin là Donald J. Trump”.
Navarro dẫn lời Robert Redfield, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ( CDC ), người gần đây cho biết ông tin rằng COVID đã thoát ra khỏi một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc. Redfield là một nhà virus học được cựu Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm làm người đứng đầu CDC .
“Fauci là cha đẻ của cái gì? Fauci là cha đẻ của loại virus thực sự”, Navarro nói.
Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) cho biết “cực kỳ khó xảy ra” rằng căn bệnh này đã bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm. Viện Y tế Quốc gia (NIH) đã cung cấp một số khoản tài trợ cho một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, theo Daily Beast, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy số tiền này được sử dụng cho kỹ thuật di truyền hoặc phát triển COVID.
“Fauci đã cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tạo ra một loại virus”, Navarro tiếp tục.
“Tôi gọi nó là virus Fauci. Nếu ông ta muốn trở thành cha đẻ của thứ gì đó, ông ta là cha đẻ của loại virus đã giết chết hơn nửa triệu người Mỹ”, ông nói.
Không có bằng chứng cho thấy các Trung Quốc phát triển COVID-19. Thay vào đó, WHO đang tập trung vào nơi bán động vật sống và chết, có khả năng tạo điều kiện cho sự lây truyền từ động vật sang người.
TH
Jackhammer Nguyễn
2-4-2021
Mỏ lithium lớn nhất thế giới ở Bolivia có khả năng về tay Nga nhờ vaccine Sputnik, các dự án “Vành đai – con đường” của Bắc Kinh có khả năng nhận được sự hợp tác nhiều hơn từ các nước Đông Nam Á, châu Phi… nhờ vaccine Trung Quốc!
Ngày 31/3/2021, báo Việt Nam đưa tin về cuộc nói chuyện diễn ra giữa ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế Việt Nam, với ông Hùng Ba, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam. Ông Long đề nghị phía Trung Quốc “hỗ trợ vaccine Covid-19”.
Việc ông Long hạ mình với người Trung Quốc như vậy, làm cho nhiều người Việt Nam thất vọng, trong đó có một số người trước đây thấy rằng Việt Nam không đoái hoài gì đến vaccine Trung Quốc. Nhưng hãy đặt mình vào vị trí của ông Long, thì chúng ta phải làm gì? Những người như Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam … là những người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc chống dịch.
Thật ra, khi nói rằng, Việt Nam không đoái hoài gì về vaccine Trung Quốc cũng không sai, nhưng đó là lúc trước, khi Việt Nam vừa nhận được những lô thuốc từ chương trình Covax, Chương trình Tiếp cận Toàn cầu Vaccine Covid-19, dành cho những nước nghèo. Lúc đó chưa có chuyện Ấn Độ ách lại việc xuất khẩu vaccine, cũng như chưa xảy ra chuyện rắc rối về vaccine ở châu Âu như hiện nay, như việc hoài nghi vaccine AstraZeneca, Anh và các nước châu Âu hầm hè với nhau vụ chuyển thuốc qua lại…
Ngoại giao vaccine của Nga và Trung Quốc đang thành công
Trong bài viết ngày 8/2/2021, đăng trên Tiếng Dân: Vũ khí Covid-19 của Trung Quốc và Nga trở nên hoàn hảo nhờ… phương Tây, tôi có nêu phân tích của một số nhà quan sát và báo chí Mỹ, rằng chính hệ thống y tế, bản quyền, cấu trúc xã hội của phương Tây,… là nguyên nhân có thể làm cho chuyện sử dụng vaccine để tấn công ngoại giao của Nga và Trung Quốc thành công, mặc dù việc sản xuất thuốc men của hai nước này không minh bạch.
Phân tích mới nhất về việc này, ngày 2/4/2021, hãng tin NBC có bài báo nói rằng, Nga và Trung Quốc đang thắng thế trong chuyện dùng vaccine để tấn công ngoại giao, lý do rất đơn giản là phương Tây không tham gia trò chơi này.
Có thể thấy, đại dịch tàn phá khủng khiếp hầu hết các nước trên thế giới. Mỹ và các nước châu Âu đang tìm cách chích ngừa cho toàn dân của mình, ngoài việc ngăn chặn virus giết thêm nhiều người nữa, vaccine còn giúp các nước ổn định tình chính trị, kinh tế, xã hội…
Với các nước nghèo, để có được vaccine chích ngừa cho toàn dân trong lúc này là chuyện khó có thể thực hiện được. Không chỉ thiếu tiền, mà cho dù có tiền cũng không thể mua được, vì vaccine được sản xuất có giới hạn. Chỉ vài công ty dược ở Mỹ và phương Tây, khó có thể sản xuất đủ số vaccine cho hơn 7,5 tỉ người trên trái đất này trong khoảng thời gian ngắn. Trung Quốc và Nga đang lợi dụng sự khó khăn này của các nước nghèo, sẵn sàng dùng vaccine làm vũ khí “tuyên truyền”, ép uổng để lôi kéo một số nước nghèo về phía mình.
Dự báo của một số cây bút quá nhiệt tình trong tinh thần chống Tàu Cộng đã không lường được, khi cho rằng ngoại giao vaccine của Bắc Kinh thất bại. RFA có hai bài nói về vụ này rất sớm, là bài: Thất bại của chính sách ngoại giao Vaccine Trung Quốc, đăng ngày 2/12/2020 và bài đăng ngày 28/12/2021, của tác giả Tôn Thất Bảo Quốc, nhận định: Chính sách “Ngoại giao vaccine” thất bại của Trung Quốc.
Những gì đang diễn ra, có thể thấy, Bắc Kinh và Moscow đang thắng thì đúng hơn. Không chỉ các nước nghèo ở Đông Nam Á, hay Brazil ở châu Mỹ Latin, mà một số nước Ả Rập giàu có, hay Hungary, Serbia… thuộc châu Âu, đều sử dụng vaccine của Trung Quốc.
Mỏ lithium lớn nhất thế giới ở Bolivia có khả năng về tay Nga nhờ vaccine Sputnik, các dự án “Vành đai – con đường” của Bắc Kinh có khả năng nhận được sự hợp tác nhiều hơn từ các nước Đông Nam Á, châu Phi… nhờ vaccine Trung Quốc!
Còn Việt Nam?
Trong một số bài viết trên Tiếng Dân gần đây, tôi có đặt giả thuyết rằng Trung Quốc đang thực hiện một chiến thuật cô lập Việt Nam ở Đông Nam Á, qua chuyến ngoại giao vaccine của họ đến chín nước ASEAN cuối năm 2020, đầu năm 2021 mà không đến Việt Nam. Mới đây tại Phúc Kiến, Bắc Kinh gặp bốn nước Đông Nam Á, cũng không có Việt Nam.
Một nhà quan sát Việt Nam từ Mỹ là ông Vũ Minh Hoàng có đưa ra nhận xét rằng, Bắc Kinh không dùng vaccine để “chiêu dụ” Việt Nam trong chiến dịch ngoại giao của họ. Bây giờ, dường như Bắc Kinh đang đi đúng kế sách, khi Bộ trưởng Y tế Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Long năn nỉ tay đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc?
Có vẻ đúng như thế, nhưng có phải Việt Nam đã “hết đường binh”, để phải lệ thuộc vào Trung Quốc với món quà vaccine?
Vấn đề không hẳn là chất lượng vaccine Trung Quốc (một số thông tin từ báo chí Mỹ nói rằng vaccine này cũng có hiệu quả phần nào), mà vaccine Trung Quốc sẽ được sử dụng như một đòn bẫy để Bắc Kinh đưa ra những đòi hỏi về chính trị, ngoại giao, chủ quyền,… tiếp theo.
Đài NBC cho biết, Algeria, một nước Bắc Phi nhận vaccine Trung Quốc mà không trả xu nào, đổi lại là nước này sẽ không lên tiếng chống Trung Quốc, liên quan đến các vấn đề nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu đưa ra một nhận xét đáng chú ý là, việc gì Việt Nam phải xuống nước như vậy, vì bản thân Việt Nam đang kiểm soát dịch tốt, nên có thể chờ. Ông Chu đặt câu hỏi: “Lấy cớ gì để ngửa tay xin Trung Quốc ‘hỗ trợ vắc xin Covid-19 cho Việt Nam’?… Người dân Việt Nam, và Chính phủ Việt Nam lúc này hoàn toàn không cần thiết phải nhờ đến hỗ trợ vắc xin Covid-19 của Trung Quốc”.
Xin được bổ sung thêm rằng, việc chờ đợi này cũng có thể không lâu, khi Mỹ có khả năng kết thúc việc tiêm chủng cho dân của họ vào mùa hè này. Mỹ sẽ có một khối lượng vaccine tốt nhất còn dư thừa, cũng như khả năng Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất trong một chiến dịch phản công Trung Quốc và Nga bằng vaccine.
Tổng thống Biden hứa rằng, ông sẽ giúp đỡ phần còn lại của thế giới khi nước Mỹ đã an toàn. Mỹ đã đưa bốn triệu liều vaccine AstraZeneca cho nước láng giềng Mexico và Canada. Ngày 1/4/2021, bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, hiện đứng đầu công tác chống dịch ở nước này, nói rằng, có thể Mỹ không cần tới nguồn dự trữ vaccine AstraZeneca, mà Mỹ đã ký hợp đồng mua hàng trăm triệu liều.
Khả năng nguồn vaccine dồi dào của Mỹ sẽ được đưa đến các nước nghèo, trong đó có Việt Nam, là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Việt Nam không việc gì phải hạ mình xin Trung Quốc hỗ trợ. Kể cả cho không, Việt Nam cũng không nên nhận, vì Bắc Kinh không cho không ai bao giờ, mà họ sẽ lấy lại bằng cách khác. Cái giá mà Việt Nam phải trả từ những liều vaccine đó, chắc chắn sẽ nhiều hơn số tiền mà họ đã cho.
Hiện nay xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ gia tăng đáng kể, xuất khẩu vaccine từ Mỹ sang Việt Nam là điều có thể thực hiện được, khi Hà Nội nằm trong chiến lược đối đầu với Trung Quốc, như đã đề ra trong bản hướng dẫn chính sách ngoại giao mà Hoa Kỳ đưa ra vào đầu tháng 3/2021.
Trở lại bản tin VnExpress, trong phần bình luận của độc giả phía dưới bài viết, đa số các ý kiến đều phản đối việc dùng vaccine Trung Quốc. Sự phản đối này có hai nguyên nhân. Thứ nhất là nhiều người không tin hàng “Made in China”, thứ hai là người dân không tin lãnh đạo Trung Cộng có lòng tốt giúp đỡ Việt Nam, nhất là qua hành động xâm chiếm lãnh hải, lãnh thổ, ức hiếp Việt Nam trên Biển Đông nhiều năm qua, tâm lý chống Trung Quốc của người dân Việt Nam hiện dâng cao hơn bao giờ hết.
Có thể Trung Quốc đang thắng trên “mặt trận ngoại giao vaccine” ở đâu đó trên thế giới, nhưng Hà Nội không nên để họ thắng ở Việt Nam, bởi đa số người dân Việt Nam không muốn điều đó, cũng như Mỹ và các nước phương Tây có khả năng giúp Việt Nam, cũng như các nước Đông Nam Á, có đủ vaccine chích ngừa cho dân.
Hoa Kỳ cuối cùng có thể đã xử lý được đại dịch coronavirus, nhưng đối với rất nhiều người Mỹ điều đó là quá muộn. Một câu hỏi mà nhiều người muốn hỏi là lý do tại sao Hoa Kỳ không thể làm sớm hơn để dập tắt đại dịch như vậy
Tiến sĩ Deborah Birx , người từng là điều phối viên ứng phó với coronavirus của Tòa Bạch Ốc dưới thời chính quyền Trump, tiết lộ kết luận ớn lạnh của mình trong một bộ phim tài liệu mới của CNN rằng số ca tử vong do coronavirus lẽ ra phải “giảm đáng kể” nếu các thành phố và tiểu bang trên cả nước tích cực áp dụng các giải pháp để làm chậm vào mùa xuân năm ngoái, điều này có khả năng ngăn chặn đợt tăng sau đó.
Trong một phân đoạn của bộ phim tài liệu CNN sẽ phát sóng vào tối Chủ nhật, Birx đã được hỏi về mức độ ảnh hưởng của các biện pháp giảm thiểu sớm đối với đất nước.
“Lần đầu tiên, chúng tôi có khoảng 100.000 ca tử vong do sự gia tăng ban đầu đó. Tuy nhiên, con số đó sẽ được giảm đi đáng kể nếu chúng ta áp dụng các biện pháp phòng bệnh”
Theo Đại học Johns Hopkins, đã có 30,1 triệu ca nhiễm coronavirusở Mỹ tính đến thứ Bảy. Hơn 548.000 người Mỹ đã chết.
Trong khi đó, hơn 140 triệu liều vắc xin coronavirus đã được tiêm và 15,1% dân số được tiêm chủng đầy đủ, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
Birx, người được giao nhiệm vụ lãnh đạo phản ứng coronavirus của quốc gia dưới thời cựu Tổng thống Trump, đã lên tiếng về thời gian ở Tòa Bạch Ốc và những lo ngại của cô khi quốc gia vượt qua đại dịch coronavirus. Cô ấy đã trở thành một thành viên tại Viện George W. Bush.
Birx nói với ABC News vào đầu tháng này rằng cô vẫn còn lo ngại về sự lây lan không có triệu chứng của COVID-19 sau khi “phải trãi qua đợt tăng đột biến tháng 6 và tháng 7” của COVID-19.
TH
Ảnh tư liệu - Nhân viên y tế thực hiện việc kiểm soát và khử khuẩn tại một nhà hàng ở Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình VnExpress) |
Đại dịch Covid tới nay đã kéo dài hơn một năm. Thoạt đầu, với nỗi lo bệnh tật, phần lớn người dân Việt Nam đều chấp nhận hạn chế ra đường, hạn chế chi tiêu và tiết kiệm đến mức tối đa để duy trì cuộc sống gia đình. Nhưng hơn một năm đã trôi qua, chính sách đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại đã giúp kiếm soát dịch bệnh tốt hơn nhưng đang khiến cho cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người kinh doanh nhỏ lẻ, đang dần cùng kiệt vì tình trạng ế ẩm kéo dài.
Tại Hà Nội, những con phố trung tâm như Hàng Bông, Phùng Hưng, Cầu Gỗ, Hàng Hành và Nguyễn Thái Học… tình trạng chủ tiệm trả nhà, trả mặt bằng kinh doanh ào ạt. Cứ 10 nhà thì có đến phân nửa trả mặt bằng do làm ăn thua lỗ, theo nhìn nhận của nhiều người.
Bà Nguyễn Mỹ Loan, chủ mặt bằng tại khu phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm, cho biết gia đình bà may mắn khi cho thuê lại căn nhà mặt tiền đã khá lâu, người thuê cũng mới đầu tư sửa chữa lại để kinh doanh homestay cho khách nước ngoài nên không nỡ bỏ. Hiện thì tiền thuê mỗi tháng bà chỉ lấy 1-2 triệu đồng, bằng 1/10 so với thời điểm trước dịch để gọi là san sẻ gánh nặng cho chủ kinh doanh. Bà Loan kể một người bạn khác của bà, vốn là chủ một tiệm cà phê có tiếng tại Hàng Hành, sau khi cho thuê được mặt bằng với giá 10.000 đô la/tháng thì dịch Covid ập đến. Người thuê cầm cự được thêm 4 -5 tháng thì nay đã phải chào thua, trả lại mặt bằng. Ước mơ được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già của bà chủ quán bỗng chốc tan tành. Giờ ở tuổi gần thất thập bà phải tính toán mở lại tiệm cà phê để kiếm sống qua ngày mà cũng không có gì là chắc chắn sẽ có lợi nhuận nếu đại dịch Covid tiếp tục kéo dài.
Những người cho thuê mặt bằng đã như vậy, những người đi thuê mặt bằng để kinh doanh thì còn khó khăn hơn nhiều.
“Dân đi thuê mặt bằng làm ăn thực sự là chết hết. Bạn mình thuê một khách sạn tận 36 phòng tại phố Cầu Gỗ (quận Hoàn Kiếm) nhưng giờ đã phải trả lại. Làm gì có khách, làm sao mà tồn tại, duy trì và chi trả rất nhiều chi phí khác nhau được cơ chứ?” bà Loan chia sẻ với VOA.
Trên nhiều con phố lác đác đã có những gia đình bán nhà, tìm nơi khác sinh sống vì việc làm ăn không đem lại lợi nhuận, không thu nhập kéo dài, mà tiền tiết kiệm đã tiêu hết.
Chị Đỗ Hoàng Liên, một chủ tiệm kinh doanh tại quận Ba Đình, cho biết từ vài tháng nay, việc phá sản, trả mặt bằng kinh doanh là chuyện thường tình trên con phố chị sinh sống. Cửa tiệm của chị do là nhà của gia đình, không mất tiền thuê, lại có gia đình mẹ chị hỗ trợ, nên chị vẫn gắng gượng mở cửa. Có khách nào hay khách đấy, chứ các cửa tiệm xung quanh đã đóng cửa gần hết, chị cho biết.
“Ngay nhà bà tổ trưởng khu phố này làm biển quảng cáo. Nhà mặt phố của bà ấy hẳn hoi, nhưng mới đây bà ấy cũng bán nhà chuyển đi nơi khác rồi, vì suốt cả năm nay không có ai đến đặt biển, làm cái gì cả. Nhà nước đóng cửa du lịch, khách sạn. Người ta làm gì có khách? Hạn chế người dân ra đường, nhà hàng làm gì có ai tới ăn uống? Khách sạn nhà hàng làm gì có tiền mà người ta tới đặt biển quảng cáo hay cái gì. Cái này nó dẫn tới cái kia. Bây giờ buồn lắm, chết đói đến nơi rồi ấy chứ,” chị Liên than thở.
Giữa bối cảnh đồng lương không theo kịp vật giá đời sống, nhiều cư dân tại các đô thị lớn như Hà Nội phải trông vào thu nhập từ việc kinh doanh nhỏ. Người có điều kiện thì có sẵn mặt bằng, người không có điều kiện thì đi thuê mặt bằng để kinh doanh nuôi sống gia đình. Đại dịch Covid ập đến và những biện pháp phòng dịch hà khắc tại Việt Nam có thể nói đã tạo ra những hậu quả nặng nề cho đời sống của nhiều người.
Chị Liên cho biết cuộc sống của những gia đình kinh doanh mặt phố như chị đang thực sự khó khăn, có ngày mở cửa từ sáng tới tối chẳng có khách nào ghé qua. Không biết nhà nước nói tăng trưởng ở đâu, chứ ở đây, hiện cuộc sống phải “giật gấu vá vai” từng ngày trông chờ đại dịch kết thúc, chị ca thán.
Một linh mục nắm tay một bệnh nhân Covid-19 vừa qua đời trong khi nói chuyện với thân nhân người mất qua điện thoại ở bệnh viện Providence Holy Corss ở Los Angeles |
Nhiều người Mỹ, trong đó có người gốc Việt, mất người thân vì dịch virus corona phải chịu đựng nỗi mất mát không gì bù đắp và nỗi thương nhớ khôn nguôi, theo tìm hiểu của VOA, trong lúc nước Mỹ vừa bước qua cột mốt bi thảm là nửa triệu người đã chết vì dịch bệnh.
Trong bài diễn văn mặc niệm và chia buồn với những người Mỹ đã mất người thân hôm 22/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: “Rất nhiều người trong số các nạn nhân đã trút hơi thở cuối cùng trong đơn độc ở Mỹ.”
Con số nửa triệu người chết là lớn hơn số dân của Miami, Florida, hay Kansas, Missouri. Nó gần bằng số người Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam cộng lại. Nó giống như thảm họa ngày 11/9 diễn ra hàng ngày trong suốt gần sáu tháng.
Trong những tuần gần đây, số ca tử vong vì virus corona mỗi ngày đã giảm từ mức hơn 4.000 hồi đầu tháng 1 xuống trung bình dưới 1.900 người mỗi ngày sau khi chiến dịch tiêm chủng ở Mỹ được triển khai cấp tập.
‘Không muốn ra đi’
Cách nay ba hôm, bà Quách Kim Kim ở thành phố Santa Ana, Quận Cam, bang California, vừa lo xong hậu sự cho chồng là Ca sỹ Quốc Anh, một ca sỹ quen thuộc trong cộng đồng người Việt hải ngoại vừa qua đời vì Covid-19 hôm 29 tháng Chạp khi chỉ còn 1 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Đến giờ, bà ‘vẫn còn rất đau’, người quả phụ này nói với VOA qua điện thoại. Bà mô tả cảm giác cô đơn mỗi khi đi làm về nhà và nỗi đau khi nhớ lại những lúc vui buồn có nhau với người chồng quá cố.
Bà kể lại cảm giác mỗi khi nhìn đồ vật trong nhà: “Tôi rớt nước mắt. Tim tôi nhói.”
Hai vợ chồng ca sỹ Quốc Anh đã chung sống với nhau được 15 mặc dù không có con chung ‘nhưng rất hạnh phúc’, theo lời bà Kim Kim, và bà ‘rất được chồng thương yêu’.
“Lúc ổng còn sống, tuần nào cũng dẫn tôi đi tiệc tùng, đi hát hết, vui lắm,” bà Kim nói. “Mỗi khi tôi đi làm về, ổng chạy ra mở cửa rồi kêu tôi nghỉ đi, ngồi nói chuyện đã chứ đừng làm gì hết.”
Theo lời bà Kim thì lúc chồng bà trút hơi thở cuối cùng, bà được bác sỹ gọi vào để nhìn chồng qua lớp kính chứ không được tiếp xúc trực tiếp. Lúc đó, bà nói, ca sỹ Quốc Anh ra đi ‘mà chưa nhắm mắt hẳn, còn mở he hé’.
“Tôi nhìn ông ấy thấy như ông ấy đang nhìn tôi vậy. Tôi khóc quá trời. Tôi nghĩ là chắc ổng chưa muốn ra đi,” bà Kim nói.
Lúc đó bà chỉ khóc và gọi ‘anh ơi, anh ơi’ thôi chứ ‘không nói được gì, cũng theo lời người góa phụ này. Do khóc nhiều mà đến này bà đã sụt hơn 3kg, bà nói.
Bà cho biết trước lúc bị dính virus corona, ca sỹ Quốc Anh là người rất lạc quan, yêu đời, ‘rất ham sống’. “Tại vì số phần phải ra đi thôi,” bà than thở và nói bà ‘tiếc quá trời’ vì Mỹ vừa triển khai chích ngừa thì chồng bà lại mắc bệnh.
Từ lúc vô nhà thương cho đến khi ra đi là 4,5 tuần rưỡi, bà cho biết. Trong hai tuần đầu, ông còn rất tỉnh táo gọi điện thoại, nhắn tin cho bà. Nhưng sau khi ông được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) cho đến ngày ông ra đi thì hai vợ chồng không còn nói được với nhau lời nào nữa.
‘Do đi cà phê với bạn’
Theo lời bà thì trong đợt bùng dịch hồi mùa xuân năm ngoái, ca sỹ Quốc Anh rất kỹ lưỡng. Ông ở nhà luôn trừ những lúc ra ngoài tập thể dục vì bản thân mắc nhiều bệnh nền như tiểu đường, huyết áp.
“Tôi dặn ổng phải cẩn thận vì bên ngoài người ta bệnh chết quá trời. Ổng cũng ngoan lắm, không có ra đường,” bà kể. “Nhưng đến đợt bùng dịch thứ hai này không biết làm sao mấy người bạn ổng cứ gọi phone cho ổng mỗi ngày hỏi ‘dậy chưa, ra chơi’.”
“Tôi can nhưng ổng không nghe. Ổng nói ở nhà nhiều quá thì buồn,” bà nói thêm. “Đi về cũng được mấy ngày thấy ổng lạ lạ, mệt mệt thì tôi thấy nghi rồi”.
Sau đó, bà mới biết trong nhóm bạn đi uống cà phê với ca sỹ Quốc Anh có một người chơi đàn ngồi gần nói chuyện với ông ‘bị nhiễm Covid vô nhà thương chỉ hai tuần sau là mất’.
“Ổng nói tôi ‘Em ơi, anh khó thở’ rồi qua ngày hôm sau ổng ho dữ lắm. Tôi kêu ông ấy đi bác sỹ nhưng bác sỹ không nhận, còn kêu đi nhà thương thì ổng không chịu. Ổng sợ chết lắm,” bà nói và cho biết ca sỹ Quốc Anh cố chịu thêm hai ngày nữa rồi mới gọi 911 khi bà đang đi làm, không có ở nhà.
Kể từ đó, tinh thần bà ‘đảo lộn’. Mỗi năm vào những ngày Tết, ông thường chở bà đi chợ Tết. “Năm nay tôi ra đó ngồi khóc,” bà nói.
Sau khi tang lễ xong xuôi, hiện giờ tro cốt của ca sỹ Quốc Anh đã được gửi ở nhà chùa và hai năm sau bà Kim sẽ đem ra biển rải, theo lời bà. Bà nói ‘nhiều lúc bà muốn quên nhưng nước mắt cứ trào hoài’.
“Nếu không phải vì Covid thì ông ấy sẽ không mất,” bà nói. “Ông ấy còn khỏe, còn hát hay lắm, còn giữ gìn sức khỏe dữ lắm.”
Bà nói bà ‘xúc động’ trước sự quan tâm của Tổng thống Joe Biden đã nghĩ đến và chia buồn với những gia đình người Mỹ mất người thân vì Covid-19.
‘Có thể là bất cứ ai’
Ở bang Idaho, nhiều tuần lễ sau khi bà Cindy Pollock bắt đầu cắm những lá cờ nhỏ trên sân nhà bà – mỗi lá cờ tượng trương cho một nạn nhân trong số hơn 1.800 người dân Idaho chết vì Covid-19, hai người phụ nữ mà bà chưa từng quen biết nhấn chuông cửa trong nước mắt ràn rụa. Họ đang muốn tìm một nơi để tưởng nhớ người chồng và người cha họ vừa mới mất.
“Tôi chỉ muốn ôm chặt họ,” bà cho biết “Bởi vì đó là tất cả những gì tôi có thể làm.”
“Rất khó để cho tôi nghĩ ra một người Mỹ nào đó không biết ai đó đã qua đời hoặc có một người thân đã qua đời vì Covid-19,” ông Ali Mokdad, giáo sư về các chỉ số sức khỏe tại Đại học Washington ở Seattle, nói với hãng tin AP. “Chúng ta chưa thực sự hiểu hết đại dịch tồi tệ như thế nào, tàn phá như thế nào đối với tất cả chúng ta.”
“Tôi chưa bao giờ ngờ rằng anh ấy sẽ không vượt qua được. Tôi rất tin tưởng vào anh ấy,” cô Nancy Espinoza, người có chồng là anh Antonio đã nhập viện vì COVID-19 vào tháng trước, nói với AP.
Cặp vợ chồng này ở Hạt Riverside, bang California. Họ đã bên nhau từ thời trung học. Họ cùng đi theo nghiệp y tá và cùng tạo lập một gia đình. Vào ngày 25/1, Nancy được nhà thương gọi đến để nhìn mặt Antonio lần cuối. Khi ra đi, Antonio mới 36 tuổi và để lại một đứa con trai 3 tuổi.
“Hôm nay là chúng tôi. Và ngày mai có thể là bất kỳ ai,” cô Nancy nói.
Vào cuối mùa thu năm ngoái, 54% người Mỹ cho biết họ biết ai đó đã chết vì hoặc nhập viện vì COVID-19, theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew. Con số người chết đã tăng gần gấp đôi kể từ đó, với dịch lan rộng ra ngoài các khu đô thị đông bắc. Các bang tây bắc bị tấn công vào mùa xuân năm ngoái và đến lượt các thành phố Vành đai Ánh dương ở phía Nam bị ảnh hưởng nặng nề hồi mùa hè năm ngoái.
Khi một giáo sư được trọng vọng ở một trường cao đẳng cộng đồng ở Petoskey, bang Michigan, qua đời vào mùa xuân năm ngoái, người dân rất thương tiếc, nhưng nhiều người vẫn nghi ngờ về mức độ nghiêm trọng của nguy cơ dịch bệnh, Thị trưởng John Murphy được AP dẫn lời nói. Tuy nhiên, thái độ của người dân đã thay đổi vào mùa hè sau khi một gia đình địa phương tiệc tùng trong kho chứa cỏ. Trong số 50 người tham dự, 33 người bị nhiễm bệnh. Ba người đã qua đời, ông cho biết.
“Tôi nghĩ nhìn từ xa, mọi người sẽ nghĩ rằng ‘nó sẽ không đụng đến tôi được’,” Murphy nói. “Nhưng theo thời gian, thái độ đã thay đổi hoàn toàn từ ‘Tôi sẽ không bị đâu. Chỗ của tôi sẽ không bị đâu. Tôi đâu có già quá đâu’ đến ‘dịch bệnh là nguy cơ hiển hiện’.”
Đối với ông Anthony Hernandez, người quản lý nhà quàn Emmerson-Bartlett ở Redlands, California, cơ sở của ông đã quá tải với các nạn nhân COVID-19. Ông cho biết những cuộc nói chuyện khó khăn nhất đối với ông là khi ông không thể có câu trả lời, khi ông cố gắng an ủi những người mẹ, những người cha và con cái đã mất người thân.
Nhà quàn của ông thường chỉ có từ 25 đến 30 tang lễ trong một tháng, nhưng hồi tháng 1 đã phải tổ chức 80 đáM tang. Ông đã phải giải thích với một số gia đình rằng họ sẽ phải đợi vài tuần mới có thể chôn cất người thân được.
Bệnh nhân Covid thoát chết: ‘Đau khủng khiếp, sức khỏe yếu nhiều’
Hình minh hoạ. Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ chống COVID-19 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội hôm 28/1/2021. Reuters |
Các lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ Hà Nội luôn đưa ra những tuyên bố ‘chắc như đinh đóng cột’, nhưng rồi không thể thành sự trong thực tế. Đơn cử như tuyên bố của cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh rằng đến năm 2020, Việt Nam trở thành nước công nghiệp…
Lời cam kết “dập dịch 10 ngày” và kết quả
Gần đây nhất khi dịch COVID-19 bùng phát ở Hải Dương hồi cuối tháng 1 vừa qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cam kết sẽ dập dịch trong vòng 10 ngày. Cái mốc 10 ngày mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra về lời cam kết sẽ dập được dịch đến lúc này đã qua gần một tháng.
Hôm 29/1, ông Đam tuyên bố rằng “Chúng tôi đã đề ra một lời tự hứa với nhau và hứa với nhân dân, với lãnh đạo là trong vòng 10 ngày chúng tôi sẽ khoanh trọn được cái này. Đến ngày hôm nay chúng tôi trừ hao 2 ngày là còn 8 ngày. Chúng tôi khẳng định là vẫn cố gắng tiếp tục từng giờ từng phút để làm sao phấn đấu khoanh gọn dập được cái dịch này đúng thời hạn đấy.”
Nhưng kết quả lại không được như ông Đam mong muốn. Tính từ khi dịch vừa khởi phát ở Hải Dương vào ngày 27/1 cho đến hết ngày 22/2, dịch COVID-19 lan rộng ra 13 tỉnh, thành trên khắp cả nước. Nhiều ổ dịch mới được phát hiện với tổng cộng 800 người nhiễm bệnh.
Trong đó, nghiêm trọng nhất vẫn là ổ dịch Hải Dương khi tất cả các huyện đều có người mắc bệnh. Điều đó buộc Chính quyền tỉnh này phải đưa ra biện pháp gắt gao hơn như phát phiếu đi chợ cho các hộ gia đình. Ở huyện Cẩm Giàng, những ai làm nông phải đăng ký với thôn xóm mới được cấp thẻ ra đồng, phải ghi rõ giờ đi, hết giờ phải về thẳng nhà.
Trao đổi với phóng viên RFA vào chiều ngày 22/2, một cán bộ trực ban tại Trung tâm Y tế tỉnh Hải Dương xác nhận hiện giờ tình hình vẫn còn đang rất căng thẳng:
“Hải Dương bây giờ đang cách ly toàn tỉnh. Từ hôm 16 đến giờ đang cách ly huyện với huyện, xã với xã. Các thôn khóm không được giao lưu đi ra ngoài nếu không có giấy tờ, đi đâu tuỳ ý là sẽ bị phạt tiền.”
Hình minh hoạ. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. AFP |
Ông Đỗ Nam Trung, một người quan tâm đến tình hình chính trị-xã hội, hiện đang ở Hà Nội, cho biết chính quyền địa phương đang cách ly rất nghiêm ngặt những nơi có người nhiễm bệnh:
“Hiện tại, dịch ở Hà Nội vẫn đang rất là căng, họ vẫn chưa thể khắc phục được đâu. Ông Đam bảo như thế, nhưng thực ra 10 ngày không thể dập hết được dịch, phòng chống lây chéo trong cộng đồng.
Bây giờ, người dân rất hạn chế ra đường. Những hàng ăn hàng cà phê dọc đường đều phải đóng cửa hết. Chính quyền bắt buộc đóng cửa, còn nếu cố tình mở cửa thì sẽ bị phạt. Có rất nhiều người tụ tập đám đông xong sau đó là bị mời về phường hoặc là bị phạt hành chính.”
Các nơi khác như TPHCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Điện Biên, Lào Cai, Bình Dương, Gia Lai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Phước… đều đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của Chính phủ. Trong đó, có bảy tỉnh, thành buộc phải cho học sinh nghỉ học đến hết tháng Hai.
Như vậy, dù không thực hiện được đúng như lời cam kết, ông Vũ Đức Đam cho đến nay vẫn chưa lên tiếng giải trình về lời hứa của mình.
Nhiều lãnh đạo “Hứa cho có”
Theo ông Đỗ Nam Trung, không chỉ riêng ông Vũ Đức Đam, nhiều quan chức khác ở Việt Nam thường đưa ra những lời hứa, cam kết hay tuyên bố “đao to búa lớn”. Nhưng đến khi không thực hiện được thì chưa từng thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm với người dân:
“Ông ấy quá tự tin. Bởi vì lần trước họ đã dập dịch khá tốt. ông Chung (nguyên Chủ tịch Hà Nội-PV) và ông Đam nhận được nhiều lời khen ngợi của mọi người. Trong mắt của người dân như vậy đã là một người giỏi, người tài rồi. Và có thể là họ có một chút kiêu ngạo Cộng sản nữa, vì bệnh của người Cộng sản là luôn luôn cao ngạo, thích tuyên bố, ra oai.
Đối với giới lãnh đạo Việt Nam thì tôi không tin. Bởi vì có quá nhiều trường hợp họ hứa xong rồi họ quên đi mất. Chuyện đó không phải chỉ ở một ông, mà ở rất nhiều lãnh đạo.
Ví dụ như vụ (đường sắt) Cát Linh-Hà Đông, hứa cả chục năm nay mà cũng đã vận hành được đâu, cứ chạy thử xong rồi lại để đó mà không vận hành được. Càng vận hành thì lại càng lỗ.
Cho nên lời hứa về “dập dịch” cũng không có gì là đáng tin cả. Ví dụ như ông Chu Ngọc Anh (Chủ tịch Hà Nội-PV) đã nói nếu như Hà Nội mà toang thì ông ấy sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nếu ông ấy không hứa thì cũng phải chịu trách nhiệm.
Lúc ông nói thì nghe rất oai nhưng thực tế bây giờ mình đặt câu hỏi là ông ấy sẽ chịu trách nhiệm như thế nào? Bây giờ bao nhiêu người mất công ăn việc làm, vào cách ly như thế thì cái chi phí đó ai sẽ chịu? Ông ấy có chịu hay không? Thật ra những lời đó chỉ là “lời nói gió bay” mà thôi chứ chẳng có một tí giá trị gì cả!”
Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại phiên họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố vào chiều 2/12/2020 như sau: “Nếu Hà Nội mà bung, mà toang, hứa với các đồng chí, tôi chịu trách nhiệm”.
Số liệu thống kê không đáng tin cậy
Bình luận với RFA về đợt bùng phát dịch lần này, một giảng viên chuyên ngành sinh học đang nghiên cứu tại một trường đại học ở Hàn Quốc không muốn nêu tên nói bà không biết ông Vũ Đức Đam lấy cơ sở nào để mạnh dạn và nhanh chóng đưa ra lời cam kết sẽ “dập dịch” trong 10 ngày.
Hình minh hoạ. Người đi chợ và người bán hàng đeo khẩu trang chống dịch COVID-19 ở Hà Nội hôm 18/2/2021. Reuters |
Tuy nhiên, quan sát diễn biến và các sự kiện liên quan trong gần một tháng qua, chuyên gia này lo ngại rằng tình hình dịch bệnh ở Việt Nam là nghiêm trọng hơn so với thông báo và các con số thống kê chưa đáng tin. Mọi người cần phải cẩn trọng dù đang ở nơi không có dịch. Đầu tiên là về ổ dịch ở Hải Dương:
“Đợt dịch này người đầu tiên bị phát hiện ra không phải từ Việt Nam mà là bên Nhật phát hiện ra rồi ở Việt Nam mới nháo nhào đi truy vết và xét nghiệm.
Có một bạn công nhân ở Hải dương, trước khi lên máy bay xuất khẩu lao động có xét nghiệm virus thì không phát hiện ra, nhưng khi sang sân bay của Nhật thì bị giữ lại.
Nếu thực sự có động thái này thì đó là một sự nguy hiểm. Bởi vì mình không thật sự có một sự xét nghiệm tốt trong cộng đồng, không có thông tin tốt về số người nhiễm bệnh trong cộng đồng. Đó là cái mình đáng quan ngại.”
Thứ hai là ổ dịch ở TPHCM, xuất phát từ một nhân viên trong đội bốc dỡ, giám sát hàng hóa của sân bay Tân Sơn Nhất, được công bố là bệnh nhân số 1979 vào ngày 6/2.
Chỉ trước đó 2 ngày, vào ngày 4/2, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết đến ngày 4/2, các sân bay Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Cần Thơ, Vinh và Liên Khương đã hoàn thành xét nghiệm toàn bộ cán bộ, công nhân viên với kết quả 100% mẫu xét nghiệm âm tính với COVID-19:
“Có thể là ngày mùng 4/2 họ đã phát hiện ra nhưng họ không thông báo thôi. Bởi vì, nếu ngày mùng 6 họ thông báo thì có nghĩa là ngày mùng 4 và mùng 5 họ đã phải xét nghiệm lại một lần nữa rồi. Họ phải xét nghiệm ít nhất 3 lần thì mới xác định là dương tính, mà xét nghiệm thì phải ở ba ngày khác nhau. Có nghĩa là ít nhất vào ngày 4/2 là họ phải phát hiện ra rồi nhưng họ không công bố.”
Từ hai sự việc trên, chuyên gia này kết luận như sau:
“Nếu phát hiện ở Việt Nam và họ bắt đầu truy vết thì mình quản lý tốt về con số thống kê về dịch, số người nhiễm bệnh và mình đang có chiến lược đối phó tốt.
Nhưng nếu như phát hiện dịch đầu tiên là ở bên kia rồi mình mới quay lại truy vết thì nó sẽ lòi ra sự thật là mình đã không quản lý tốt số người bị bệnh. Mình không có xét nghiệm đúng đắn hoặc mình không khoanh vùng xét nghiệm. Mình để cho nó lan trong cộng đồng mà mình không biết thôi.
Qua đó thấy rằng dịch có trong cộng đồng nhưng mình không biết, không có xét nghiệm chính xác và mình không thống kê đúng. Con số thống kê của mình là không đáng tin cậy.”
Người dân Việt Nam có câu ‘Một lần mất tin, vạn lần bất tin’. Đối với nhiều lãnh đạo Việt Nam lâu nay, thì không chỉ họ làm người dân mất tin một lần; nếu thống kê lại thì không biết bao nhiêu lần mà kể.
Reuters - Giáo sư Dominic Dwyer nói nhóm các điều tra viên chỉ nhận được bản báo cáo vắn tắt về các dữ liệu then chốt |
Trung Quốc đã từ chối trao những dữ liệu then chốt cho nhóm các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới điều tra về nguồn gốc của Covid-19, một trong các thành viên của nhóm nói.
Nhà siêu vi trùng học Dominic Dwyer nói với Reuters, Wall Street Journal và New York Times rằng nhóm các chuyên gia đã yêu cầu thông tin chưa qua xử lý về các bệnh nhân đầu tiên nhiễm bệnh, điều mà ông gọi là là "thông lệ chuẩn mực".
Ông nói họ chỉ nhận được một báo cáo vắn tắt.
Trung Quốc chưa phản hồi cáo buộc này, nhưng trước đó nói rằng họ rất minh bạch với WHO.
Hoa Kỳ đã thúc giục Trung Quốc hãy cung cấp các dữ liệu thu thập được từ những ca nhiễm bệnh trong giai đoạn đầu tiên khi bệnh dịch mới bùng phát, và nói quan ngại sâu sắc về nội dung bản báo cáo của WHO.
Hồi tuần trước, nhóm chuyên gia WHO kết luận rằng "cực kỳ khó có khả năng" virus corona rò rỉ ra từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, qua đó bác bỏ thuyết gây tranh cãi này, vốn xuất hiện từ hồi năm ngoái.
Vũ Hán là nơi đầu tiên trên thế giới phát hiện ra virus gây Covid-19 vào cuối năm 2019. Kể từ đó, đã có hơn 106 triệu ca lây nhiễm và 2,3 triệu người tử vong trên toàn cầu.
Các chuyên gia đã yêu cầu được cung cấp dữ liệu gốc, chưa qua xử lý về 174 ca được xác định là nhiễm Covid-19 tại Vũ Hán hồi tháng 12/2019, giáo sư Dwyer nói với Reuters.
Chỉ có có một nửa các ca bệnh đầu tiên này là từng tiếp xúc với khu chợ hải sản ở Vũ Hán, nơi virus được phát hiện ra đầu tiên.
"Đó là lý do vì sao chúng tôi yêu cầu được tiếp cận thông tin đó," giáo sư Dwyer nói. "Vì sao việc cung cấp không được thực hiện thì tôi không thể bình luận gì được. Cho dù đó là do lý do chính trị hay do vấn đề thời gian, hoặc do khó khăn nào đó... nhưng cho dù có bất kỳ lý do nào khác chăng nữa khiến những dữ liệu này không có sẵn, thì tôi không biết đó là lý do gì, chỉ có thể phỏng đoán mà thôi."
Thea Kolsen Fischer, nhà nghiên cứu miễn dịch người Đan Mạch, cũng là thành viên trong nhóm các điều tra viên WHO, nói bà thấy việc điều tra là "mang tính địa chính trị cao".
"Mọi người đều biết đã có nhiều áp lực tới mức nào lên Trung Quốc để họ mở cửa cho cuộc điều tra, và đã có nhiều lời quy kết tới mức nào liên quan tới việc này," bà nói.
Giáo sư Dwyer nói rằng các hạn chế về dữ liệu sẽ được nêu trong bản phúc trình chính thức của nhóm các điều tra viên WHO, dự kiến sẽ được công bố vào đầu tuần tới.
Nhóm đã tới Trung Quốc từ đầu tháng Giêng và đã có bốn tuần ở đó, trong đó hai tuần đầu tiên là cách ly kiểm dịch trong khách sạn.
Bắc Kinh nói rằng họ rất minh bạch với các nhà điều tra WHO, những người đã có chuyến đi sau nhiều tháng đàm phán.
Các chuyên gia WHO đã bị giới chức Trung Quốc giám sát chặt chẽ.
Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc đã giấu diếm về quy mô của trận bùng phát ban đầu, và chỉ trích các điều khoản, điều kiện liên quan tới chuyến đi này, theo đó hạn chế việc nhóm WHO được tự do đi lại và phỏng vấn các nhân chứng.
Các nhà điều tra nói với New York Times rằng những bất đồng, trong đó có cả vấn đề được tiếp cận hồ sơ bệnh án, đã căng thẳng tới mức đôi khi bùng nổ thành những cuộc to tiếng giữa hai bên.
Hồi tháng trước, bản phúc trình tạm thời từ WHO đã chỉ trích phản ứng ban đầu của Trung Quốc và nói rằng các biện pháp y tế công lẽ ra đã có thể được áp dụng một cách quyết liệt hơn.
Nhóm chuyên gia WHO cũng kêu gọi có thêm cuộc điều tra về khả năng lây nhiễm trên "chuỗi đông lạnh", thuật ngữ dùng để chỉ thuyết virus có thể lây lan qua việc vận chuyển và kinh doanh thực phẩm đông lạnh.
Tiến sĩ Peter Daszak, một thành viên của nhóm điều tra WHO, nói rằng việc điều tra về nguồn gốc virus gây Covid-19 nay có thể sẽ được chuyển sang vùng Đông Nam Á.
14/02/2021 - voatiengviet.com
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan |
Nhà Trắng ngày thứ Bảy kêu gọi Trung Quốc cung cấp dữ liệu từ những ngày đầu của đợt bùng phát COVID-19, nói rằng họ có những “lo ngại sâu sắc” về cách thức mà những kết luận trong báo cáo COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được trình bày.
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan nói trong một thông cáo rằng bản báo cáo nhất thiết phải độc lập và không bị “chính phủ Trung Quốc sửa đổi,” nhắc lại những lo ngại của chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump, người đã quyết định rút Mỹ ra khỏi WHO liên quan tới vấn đề này.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày thứ Sáu nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của COVID-19 vẫn còn để ngỏ, sau khi Washington nói họ muốn xem lại dữ liệu từ một phái đoàn do WHO dẫn đầu tới Trung Quốc, nơi virus xuất hiện đầu tiên.
Phái đoàn do WHO dẫn đầu, đã ở Trung Quốc bốn tuần để tìm hiểu nguồn gốc của đợt bùng phát dịch COVID-19, trong tuần này cho biết họ không xem xét sâu hơn nghi vấn liệu virus có thoát ra khỏi một phòng thí nghiệm hay không, điều mà họ cho là khó có thể xảy ra.
Chính quyền Trump trước đó đã nói họ nghi ngờ virus có thể đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh phủ nhận mạnh mẽ.
Ông Sullivan lưu ý rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhanh chóng đảo ngược quyết định rút khỏi WHO, nhưng nói điều thiết yếu là phải bảo vệ uy tín của tổ chức này.
“Tái giao tiếp với WHO cũng có nghĩa là đảm bảo tổ chức này duy trì những tiêu chuẩn cao nhất,” ông Sullivan nói. “Chúng tôi có những lo ngại sâu sắc về cách thức mà những kết luận của cuộc điều tra COVID-19 được trình bày và có những nghi vấn về quá trình được sử dụng để đi tới những kết luận này.”
Trung Quốc đã từ chối cung cấp dữ liệu thô về các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên cho phái đoàn do WHO dẫn đầu đang điều tra nguồn gốc của đại dịch, có thể làm phức tạp nỗ lực tìm hiểu cách thức mà dịch bệnh đã bắt đầu bùng lên như thế nào, theo Reuters.
Toán điều tra trước đó đã yêu cầu cung cấp dữ liệu bệnh nhân thô về 174 trường hợp mà Trung Quốc đã xác định từ giai đoạn đầu của đợt bùng phát ở thành phố Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019, cũng như các trường hợp khác, nhưng chỉ được cung cấp bản tóm tắt, Dominic Dwyer, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm người Úc và là thành viên toán điều tra của WHO, nói với Reuters.
“Điều thiết yếu là báo cáo này phải độc lập, với các kết luận của các chuyên gia không bị can thiệp hoặc sửa đổi bởi chính phủ Trung Quốc,” ông Sullivan nói.
“Để hiểu rõ hơn về đại dịch này và chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo, Trung Quốc phải cung cấp dữ liệu của mình ngay từ những ngày đầu của vụ bùng phát,” cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng nói thêm.
Cổng vào khu vực nghĩa trang Peek Family dành cho người Việt ở Quận Cam, California, Hoa Kỳ © RFI |
Hoa Kỳ hiện là quốc gia có số tử vong vì dịch Covid-19 nhiều nhất thế giới, nay đã vượt ngưỡng 450.000, trong đó bang California đã có trên 45 ngàn ca, tính đến ngày 05/02/2021. Thuộc bang California, Quận Cam (Orange County), nơi tập trung cộng đồng người Việt đông nhất tại Mỹ, vẫn là vùng được tô màu tím, với tình dịch Covid – 19 thuộc loại « widespread » ( lây lan rộng ), số người chết tính đến ngày 05/02/2021 cũng đã lên tới 3.279.
Trong thời gian gần đây, số người Việt qua đời đã tăng vọt đến mức mà các nhà quàn, nhà hòm phải làm việc liên tục mà không đáp ứng kịp và rất nhiều gia đình phải chờ đến 3,4 tuần mới chôn cất hoặc hỏa táng được người thân.
Nhưng vì sao lại có nhiều người Việt tại Quận Cam chết nhiều như thế, bác sĩ Phạm Đặng Long Cơ, một bác sĩ nổi tiếng trong cộng đồng Little Saigon, giải thích :
" Một phần là vì người Việt mình hay sống chung đụng với nhau, share phòng nhiều. Thứ hai là người Việt mình có nhiều tin đồn là người Việt Nam có sức đề kháng giỏi. Thứ ba, tôi vẫn nghĩ cái chính là ông tổng thống Trump. Tôi có rất nhiều bệnh nhân không tin là bệnh này có thật. Khi tôi khuyên họ nên chích ngừa cúm đi vì nếu chẳng may mình bị Covid thì nó sẽ nhẹ hơn, thì họ nói : "Bác sĩ đừng có lo, cái bệnh này người ta đòn bậy bạ để chống ông Trump." Do đó, họ cũng bắt đầu không đeo khẩu trang.
Cho đến khi chết nhiều thì họ sợ, cuống lên; Họ cuống lên thì có cái nguy hiểm là họ giấu cái bệnh đó. Tôi có nhiều bệnh nhân thậm thụt đến khám rồi bảo:" Bác sĩ đừng có nói cho ai biết". Tôi nói: "Không được. Bà phải cho người nhà biết để mà cách ly chứ". Ngay cả khi đến khám chỗ chúng tôi, họ cũng giấu chúng tôi, cho đến khi chúng tôi thấy đo nhiệt độ, làm test mới thấy positif. Nhân viên chúng tôi có một số người bị lây, tôi sợ nên phải xin thuốc chích ngay cho nhân viên của mình.
Họ bị nhiễm rất nhiều, người chết cũng rất nhiều. Ở nhà thương Foutain Valley, nhà thương chính mà tôi dùng, họ nói là người chết nhiều ghê lắm. Ngay cả bác sĩ cũng bị chết. Mấy bác sĩ rất là popular ( nổi tiếng ) ở đây cũng đều chết, vì popular tức là có nhiều người đến khám, mà khổ một nỗi là họ đến khám mà không cho mình biết là họ bị nhiễm. Sau này, khi thấy bắt đầu chết nhiều họ mới sợ thiệt".
Trong những ngày này, ông Nguyễn Thiêm, chủ công ty Tobia Casket, chuyên bán quan tài, bia mộ, bận túi bụi, làm không kịp thở, điện thoại khách hàng reo liên tục, đến mức mặc dù trước đó đã nhận sẽ trả lời phỏng vấn RFI, nhưng rốt cuộc ông đành từ chối. Ông chủ nhăn nhó nói : « Người ta chết nhiều quá anh ơi ! », trước khi trả lời cú điện thoại không biết là thứ bao nhiêu trong ngày, dưới chân ông dựng sắp lớp nhiều tấm bia mộ đang chờ được mang đi.
Những người Việt tại Quận Cam khi qua đời được chôn cất hoặc hỏa táng tại Westminster Park Memorial, một công viên - nghĩa địa mênh mông, được quy hoạch, thiết kế rất đẹp, nằm trên đường Beach Boulevard, thành phố Westminster. Tại đây có một khu vực dành riêng cho người Việt gọi là Peek Family, là nơi yên giấc ngàn thu của từ những người bình thường cho đến những nhân vật nổi tiếng như nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và gần đây nhất là nghệ sĩ Chí Tài. Đây cũng là nơi đặt công ty của ông Thạch Hoàng, chuyên « lo trước hậu sự » cho những gia đình có người thân vừa qua đời, hoặc biết chắc là không thể qua khỏi. Ông cho biết chưa bao giờ gặp tình trạng như vậy:
" Chưa bao giờ gặp một tình trạng bi đát, kinh hoàng như vậy, vì số lượng người chết vì Covid tăng vọt mà không có chổ chứa thi hài. Người ta phải sử dụng hai container lớn như chiếc xe truck ( xe tải ) tại vì trong nhà xác không đủ chổ, dù có thể chứa hàng chục, cả trăm. Không có ngày nào mà Thạch Hoàng không được báo:" Gia đình chúng tôi có người vừa qua đời hoặc sắp qua đời. Ngày nào cũng như ngày nào, từ hồi tháng 11 cho đến giờ."
Về phần ông Sean Hadad, giám đốc Peek Funeral Home, một người Mỹ nói tiếng Việt rất sõi, ông cũng ghi nhận số người chết vì dịch Covid-19 tại Quận Cam đã tăng vọt từ thời điểm tháng 11:
" Sau tháng 10, bắt đầu từ tháng 11, nhà quàn bắt đầu nhận thấy rất là nhiều người Việt Nam mất vì Covid-19, thì nhà quàn bắt đầu phục vụ nhiều người cùng lúc. Có thể nói 70 những người qua đời ở đây là vì Covid-19. Số người chết nhiều gấp 2 đến 3 lần so với bình thường."
Westminster Park Memorial trong những ngày này luôn vang dậy những tiếng cầu kinh cho linh hồn người quá cố sớm được siêu thoát hoặc sớm về với nước Chúa. Một người đàn ông 69 tuổi từ trần cách đây một tháng nhưng đến nay gia đình mới được làm lễ hỏa táng cho ông. Chiếc quan tài được nhanh chóng đưa vào một trong hai lò thiêu, mà trong nhiều ngày qua vẫn nhả khói liên tục, đưa con người trở về với kiếp bụi tro.
Trước khi nói chuyện với tôi, ông Thạch Hoàng đã phải vội tiếp một cặp vợ chồng trẻ đến nhờ dịch vụ của ông, vì có bà mẹ vừa qua đời do dịch Covid-19, nhưng ông nói ngay là phải đợi cả tháng mới có thể chôn cất hay hỏa táng được. Đây là tình hình chung đối với các gia đình có người thân chết trong lúc này. Kể cả nữ danh ca Lệ Thu, qua đời từ ngày 15/01, mới làm lễ phát tang và cầu nguyện hôm 29/01, nhưng nghe nói gia đình phải đợi đến cuối tháng 2 mới hỏa táng cho bà được. Ông Thạch Hoàng ghi nhận :
"Không có chỗ chứa thi hài thì làm sao bây giờ? Nhân viên làm việc 7 ngày trên 7. Chưa bao giờ mà một ngày mười mấy người được chôn, mười mấy người được thiêu!"
Việc phải chờ nhiều tuần mới có thể chôn cất hay hỏa táng người thân càng làm tăng thêm nỗi đau của các gia đình đó, theo lời ông Sean Hadad, giám đốc Peek Funeral Home.
Như vậy là nhiều gia người Việt năm nay sẽ ăn một cái Tết rất buồn, những tang tóc càng khiến cho không khí đón Tết Nguyên Đán của Little Saigon thêm tiêu điều, hay ít ra là không nhộn nhịp như những năm trước.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price trong cuộc họp báo tại Washington, ngày 09/02/2021. REUTERS - POOL |
Hoa Kỳ phê phán Bắc Kinh thiếu « minh bạch » trong thời gian phái đoàn quốc tế tiến hành điều tra tìm nguồn gốc đại dịch Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Nhận định của bộ Ngoại Giao Mỹ được đưa ra trong lúc phái đoàn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) họp báo cho biết cuộc điều tra trong hai tuần qua chưa cho phép xác định chính xác nguồn gốc của đại dịch.
Theo AFP, trả lời báo giới, hôm qua, 09/02/2021, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ned Price, khẳng định « rõ ràng là chính quyền Trung Quốc cho đến nay đã không mang lại sự minh bạch mà chúng ta cần... và cộng đồng quốc tế cần để có thể tránh một đại dịch tương tự xảy ra trong tương lai ». Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ cũng khẳng định « ủng hộ hoàn toàn » cuộc điều tra quốc tế.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết Hoa Kỳ nóng lòng chờ đợi báo cáo đầy đủ của phái đoàn điều tra và sẽ đưa ra các đánh giá dựa trên « nền tảng khoa học » và « dữ liệu ». Ông Ned Price nhấn mạnh là Washington sẽ không đưa ra « các kết luận vội vã ».
Nhận định nói trên gián tiếp phê phán thái độ của cựu ngoại trưởng Mỹ Pompeo, đã lên án mạnh mẽ chính quyền Trung Quốc trong việc để xảy ra đại dịch, ưu tiên giả thiết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm. Cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thậm chí không loại trừ khả năng virus SARS-CoV-2 có thể được làm lan truyền một cách có chủ ý.
Trong cuộc trả lời họp báo hôm qua, trưởng đoàn điều tra về đại dịch của WHO, ông Peter Ben Embarek, chuyên gia về an toàn thực phẩm và các bệnh có nguồn gốc động vật, tuyên bố giả thiết virus truyền từ loài vật thứ nhất sang loài vật thứ hai trước khi truyền sang con người là đáng chú ý nhất. Và rất khó có khả năng virus thoát ra từ phòng thí nghiệm. Theo chuyên gia Peter Ben Embarek, cũng cần chú ý đến giả thiết truyền qua đường thực phẩm đông lạnh.
Giả thiết virus truyền qua đường thực phẩm đông lạnh nhập khẩu là điều mà chính quyền Trung Quốc liên tục quảng bá trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, về giả thiết này, lãnh đạo phái đoàn điều tra quốc tế cũng chỉ ghi nhận một cách dè dặt : « Chúng tôi biết là virus có thể sống trong những môi trường đông lạnh, nhưng chúng tôi không thực sự biết được virus như vậy có thể lây truyền sang người được không », và trong những điều kiện nào.
Phái đoàn quốc tế đến Vũ Hán từ ngày 14/01, nhưng trên thực tế chỉ làm việc trên thực địa trong khoảng hai tuần lễ, vì hai tuần đầu tiên phải cách ly, theo yêu cầu của phía Trung Quốc. Tổ Chức Y Tế Thế Giới ngay từ đầu đã tìm cách giảm nhẹ kỳ vọng xung quanh kết quả của chuyến điều tra tại Vũ Hán.
Ông Peter Daszak, một thành viên phái đoàn, hồi tuần trước cho Reuters biết, một trong các mục tiêu của các chuyên gia là « xác định các giai đoạn tiếp theo » của điều tra nhằm hiểu được nguồn gốc đại dịch, đã khiến ít nhất 2,3 triệu người chết và hơn 100 triệu người nhiễm virus, theo các số liệu chính thức.
10/02/2021 - voatiengviet.com
Ông Peter Ben Embarek, trưởng nhóm chuyên gia độc lập của Tổ chức Y tế Thế giới điều tra về nguồn gốc virus corona. |
Chính quyền Mỹ sẽ xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu trong phúc trình của Tổ chức Y tế Thế giới công bố ngày 9/2 nói rằng virus COVID-19 không phát xuất từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jen Psaki tuyên bố.
Trưởng nhóm chuyên gia do WHO dẫn đầu điều tra nguồn gốc COVID loan báo rằng dơi vẫn là nguồn gốc khả dĩ và rằng việc lây lan virus qua thực phẩm đông lạnh là một khả năng cần được điều tra thêm nữa. Ông loại bỏ chuyện virus corona chủng mới rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jen Psaki nói tại cuộc họp báo hôm 9/2 rằng chính quyền Mỹ không tham gia vào công tác “lập kế hoạch và tiến hành” cuộc điều tra và muốn mở một cuộc điều nghiên độc lập những phát hiện và dữ liệu.
Bà nói thêm cho dù Mỹ tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới, nhưng “cần phải có đội ngũ chuyên gia của chúng tôi ngay tại chỗ.”
Ông Peter Ben Embarek, trưởng nhóm chuyên gia độc lập trong chuyến điều tra Vũ Hán gần một tháng, nói nhóm phát hiện thông tin mới nhưng không thay đổi đáng kể bức tranh về dịch bùng phát. Vũ Hán là nơi virus bùng phát đầu tiên tại một chợ hải sản vào cuối năm 2019.
Khả năng virus rò rỉ từ một phòng thí nghiệm-vốn là đề tài của thuyết âm mưu- là cực kỳ không thể và không cần nghiên cứu thêm, ông Embarek nói.
09/02/2021 - .rfi.fr
Peter Ben Embarek, a member of the World Health Organization (WHO) team tasked with investigating the origins of the coronavirus disease (COVID-19), holds a chart during the WHO-China joint study news conference at a hotel in Wuhan, Hubei province, China February 9, 2021. REUTERS - ALY SONG |
Nhóm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đến Trung Quốc từ bốn tuần qua để cố gắng điều tra về nguồn gốc đại dịch Covid sau một năm khởi đầu khủng hoảng, hôm nay 09/02/2021 họp báo cho biết giả thiết virus lây nhiễm qua một vật chủ là khả dĩ nhất.
Ông Peter Ben Embarek, trưởng đoàn chuyên gia tuyên bố việc virus corona lây từ loài vật thứ nhất sang loài vật thứ hai trước khi truyền sang con người là giả thiết đáng tin nhất, tuy nhiên cần phải có những nghiên cứu chuyên biệt và tập trung hơn. Còn giả thiết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm khó có khả năng diễn ra.
Trưởng nhóm chuyên gia Trung Quốc Lương Vạn Niên (Liang Wannian) phát biểu trước đó, nói rằng việc lây nhiễm từ một con vật là rất có thể, nhưng vẫn chưa tìm thấy được vật chủ của virus corona. Ông Lương cũng nhấn mạnh là « không có đầy đủ bằng chứng để xác định SARS-Cov-2 đã lan tràn ở Vũ Hán trước tháng 12/2019 ».
Phái đoàn điều tra về đại dịch đã làm trên 2,3 triệu người chết trên thế giới, đến Vũ Hán một năm sau khi Covid khởi phát, đã gặp nhiều trắc trở ngay từ đầu. Bắc Kinh chần chừ không muốn cấp visa, lịch trình cũng không được ấn định, tuy đã duyệt kỹ về từng chuyên gia.
Đến Trung Quốc vào tháng Giêng, các chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới được đông đảo nhà báo theo dõi. Trả lời AP, một thành viên đoàn là Peter Daszak khẳng định phái đoàn được tự do đến những nơi mình muốn, nhưng chuyên gia này bị cho là có xung đột lợi ích vì từ lâu là cộng tác viên của Viện Vi trùng học Vũ Hán.
Một chuyên gia khác, bác sĩ Nguyễn Việt Hùng khi trả lời phỏng vấn AFP nói rằng cần phải có thời gian và nhiều nỗ lực để hiểu được những gì đã diễn ra.
Chính quyền Donald Trump từng đả kích Trung Quốc giấu diếm đại dịch, nêu giả thiết con virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán. Bắc Kinh khi thì nói rằng virus xuất phát từ Ý, từ quân đội Mỹ, khi lại nêu giả thiết từ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Giới khoa học đánh giá nếu điều tra theo hướng virus thất thoát từ phòng thí nghiệm sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn, thay vì lần theo từng loài vật bị nghi là vật chủ, sẽ mất nhiều năm trời. Nếu tìm được nguyên nhân gây ra đại dịch, nhân loại sẽ rút ngắn được thời gian chế tạo vac-xin và tìm ra phương cách chữa trị loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.
Dr. Deborah Birx spills the tea on what happened during her time working for President Trump
By Herb Scribner - @HerbScribner - Jan 25, 2021, 12:00pm MST
In this Nov. 19, 2020, file photo, White House Coronavirus Response Coordinator Dr. Deborah Birx speaks during a news conference with the coronavirus task force at the White House in Washington. Associated Press |
Dr. Deborah Birx, who worked as the Trump administration’s response coordinator, recently revealed that someone gave former President Donald Trump “parallel data” about COVID-19 that conflicted with her own.
Birx said on Sunday on CBS’s “Face the Nation” that she gave President Trump hard numbers to help fight the COVID-19 pandemic. However, there was someone else giving up other numbers, she said.
Birx told “Face the Nation” that she consistently thought about quitting her job, too. She had been selected by Vice President Mike Pence to lead out on the coronavirus response, but continued to face problems that added stress to her job.
For example, Birx said President Trump started to receive and share “a parallel data stream coming into the White House that were not transparently utilized.”
Birx’s comments come as Dr. Anthony Fauci, one of the top infectious disease experts in the country who worked with the Trump administration on the COVID-19 response, expressed his disappointments with the Trump response in an interview with The New York Times.
Fauci told The New York Times that President Trump would call him to “express disappointment in me that I was not being more positive. He added that Trump surrounded himself “with people saying things that didn’t make any scientific sense.”
Fauci told The New York Times he never considered walking away.
Reuters / Kevin Lamarque |
WASHINGTON (Reuters) – Không có kế hoạch phân phối vắc-xin coronavirus do chính quyền Trump thiết lập khi loại vi-rút này hoành hành trong những tháng cuối cùng tại vị, Chánh văn phòng mới của Tổng thống Joe Biden, Ron Klain, cho biết hôm Chủ nhật.
“Quy trình phân phối vắc xin, đặc biệt là bên ngoài các viện dưỡng lão và bệnh viện nói chung cho cộng đồng, đã không thực sự tồn tại khi chúng tôi tiếp quản Tòa Bạch Ốc”, Klain nói trên “Meet the Press” của NBC.
Trước đó, Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ đẩy mạnh sự tham gia của chính phủ liên bang trong tiêm chủng cho người dân.
Biden có kế hoạch hợp tác với chính quyền tiểu bang và địa phương để thiết lập các điểm tiêm chủng tại các trung tâm hội nghị, sân vận động và phòng tập thể dục. Chính quyền mới cũng sẽ triển khai hàng nghìn nhân viên y tế từ các cơ quan liên bang, nhân viên quân y và chuỗi nhà thuốc để tăng cường tiêm chủng, đồng thời tiêm chủng giáo viên và nhân viên đủ điều kiện.
Các chương trình tiêm chủng tụt hậu xa so với mục tiêu của chính quyền Trump là 20 triệu người Mỹ được tiêm chủng vào cuối năm 2020.
Klain cho biết: “Chúng tôi đã thấy yếu tố này trên khắp đất nước, nơi hàng triệu liều đã được phân phối, nhưng chỉ khoảng một nửa đã được cung cấp.”
Theo dữ liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, hơn 41,4 triệu liều vaccine Covid-19 đã được phân phát tới các bệnh viên, trung tâm y tế, và các điểm tiêm chủng khác. Hiện tại, khoảng 20,5 triệu người Mỹ đã được tiêm liều vaccine đầu tiên.
TH
(Vox) – Sau khi nhiều tháng bị Tổng thống Donald Trump gạt ngoài lề, Tiến sĩ Anthony Fauci vào thứ 5 quay trở lại phòng họp báo Toà Bạch Ốc, thoải mái chia sẻ với nhân dân Mỹ những gì ông thực sự nghĩ về chủ cũ.
Fauci chỉnh một ký giả khi người này bảo ông “nói đùa một vài lần” về những thay đổi tích cực đang diễn ra khi Joe Biden làm tổng thống.
“Anh bảo tôi nói đùa về vấn đề này. Tôi rất nghiêm túc, tôi không đùa tí nào,” Fauci nói, trước khi nhắc lại việc ông Trump thúc đẩy những “phương pháp chữa bệnh màu nhiệm” nguy hiểm và không được chứng minh về COVID 19 đặc biệt “không dễ chịu” cho ông tí nào, và “chúng không dựa vào thực tế khoa học.”
Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, ông Fauci từng là thành viên lực lượng đặc nhiệm ứng phó với virus corona của chính phủ Trump. Trong vai trò đó, ông tìm mọi cách tránh chỉ trích Tổng thống trực tiếp, thậm chí ngay cả khi Trump thúc đẩy những thông tin sai trái và trong một vài trường hợp đã góp phần làm lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, thăm dò cho thấy, ông vẫn được đa số công chúng Mỹ tin cậy vì cam kết nói lên sự thật giữa bối cảnh hỗn loạn thông tin sai trái từ Toà Bạch Ốc.
Vai trò của Fauci dưới thời ông Biden là trưởng cố vấn y khoa cho Tổng thống, và ông sẽ tham gia rất nhiều vào nỗ lực ngăn chặn virus corona của chính phủ kế nhiệm. Rõ ràng, Fauci nhìn thấy Biden nhậm chức là luồng gió mới.
“Một trong những điều mới trong chính phủ này là nếu anh không biết câu trả lời, đừng đoán, chỉ nói là anh không biết câu trả lời,” Tiến sĩ nói, ám chỉ đến lịch sử lâu dài truyền bá những thông tin sai trái về đại dịch của chính phủ ông Trump. “Một trong những điều mà chúng tôi sẽ làm là hoàn toàn minh bạch, cởi mở và trung thực. Nếu có sai xảy ra, không đổ lỗi mà sửa chúng, và làm mọi thứ dựa trên khoa học và chứng cớ,” ông Fauci trả lời câu hỏi về sự khác biệt giữa hai chính phủ.
Mối quan hệ giữa Fauci và ông Trump ngày càng trở nên tồi tệ trong năm 2020 khi Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm từ chối làm theo những trò ngớ ngẩn của Tổng thống, đỉnh điểm là Trump lên Twitter thẳng thừng chỉ trích Fauci sau khi chiến dịch của ông ta tìm cách cắt xén, bẻ cong lời của Fauci trong một mẩu quảng cáo, tạo ra ấn tượng sai trái rằng Tiến sĩ đang hậu thuẫn Trump. Thậm chí trước đó, chính phủ ông Trump cũng đã hạn chế vai trò của Fauci khi ứng phó đại dịch thất bại, và Trump tìm cách thay đổi đề tài đại dịch trong chiến lược tái tranh cử.
Fauci là một trong số ít nhân sự từ chính phủ Trump được Biden quyết định giữ lại,
Cố vấn y khoa nói về những biến thể virus corona rất dễ lây lan được phát giác ở Anh và Nam Phi. Theo ông Fauci, hai loại thuốc chủng ngừa đã được cấp giấy phép sử dụng ở Mỹ sẽ vẫn có hiệu quả chống lại biến thể mới, nhưng biến thể Nam Phi “có chút ít đáng quan ngại hơn.” Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này đã có mặt ở Mỹ.
Cũng tại buổi họp báo vào thứ 5, Fauci bác bỏ thông tin cho rằng, chính phủ ông Biden đảm đương đại dịch với con số 0 từ chính phủ Trump.
Hương Giang (Theo Vox)