Vượt qua Việt
📧   ||  A  A  A  A 
Hội nhập
Hội nhập được thì cần gì Thoát Trung !

COVID-19 (3)

Đọc báo mạng

Bài mới hơn Bài cũ hơn Mục lục Trang chính

14/05/2021 - voatiengviet

Covid-19 ảnh hưởng ra sao tới chi tiêu quốc phòng của Việt Nam, các nước Đông Nam Á?

Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Hà Nội, ngày 2/9/2015. (AP Photo/Hau Dinh)

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh tới các nền kinh tế trên toàn cầu trong năm qua, làm kinh tế co cụm hoặc tăng trưởng chậm lại tại nhiều nước. Điều đó ảnh hưởng thế nào tới ngân sách và các chi tiêu quốc phòng trong một thế giới có nhiều điểm nóng và vào lúc mà giới phân tích đã bắt đầu nói tới nguy cơ xảy ra chiến tranh?

Theo Defense News, trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, kinh tế thời đại dịch ảnh hưởng trực tiếp tới ngân sách quốc phòng của nhiều nước, đặc biệt là Singapore, Indonesia và Brunei, trong khi Việt Nam ít bị tác động.

Với nền kinh tế co cụm 5,4%, Singapore đã điều chỉnh ngân sách quốc phòng và cắt giảm chi tiêu quân sự tới 9,5%.

Tại Indonesia – nơi kinh tế co cụm 2.1%, đà tăng của ngân sách quốc phòng trong năm 2020 chậm lại hơn so với kế hoạch đã đưa ra, nhưng vẫn ở mức đáng kể là 14.3%.

Tại Brunei, ngân sách quốc phòng chỉ còn tăng ở mức 15% so với 24% trong năm 2019.

Tại Philippines, nơi nền kinh tế co cụm tới 9,5%, ngân sách quốc phòng vẫn được giữ nguyên ở mức của năm 2019. Rõ ràng áp lực về giảm chi tiêu do tình hình không thắng nổi những mối quan ngại đáng kể về an ninh, từ bên trong lẫn từ bên ngoài, đặc biệt là trước tình hình ở Biển Đông, nơi Trung Quốc không ngừng xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Riêng Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi tương đối ít bị tác động kinh tế hơn trong năm 2020, nhờ thành tích trong quá khứ kiềm chế thành công dịch Covid-19. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn chậm lại đáng kể trong năm 2020, còn 2,9% so với tăng trưởng 7% trong năm 2019.

Dù vậy trong thời gian này, Việt Nam đã tăng ngân sách quốc phòng thêm 9,8%, vượt khá xa mức tăng 7,7% trong năm 2019, bản tin của Defense News cho biết.

Bài báo đăng trên trang mạng quốc phòng Defense News hôm 10/5/2021 cho rằng điều đó có nghĩa là các nước trong khu vực liệt các chi tiêu quốc phòng vào hàng ưu tiên, bất chấp kinh tế co cụm hoặc trì chậm đáng kể.

Ngân sách quốc phòng của Việt Nam đã gia tăng mỗi năm từ năm 2015, với đà tăng trưởng trung bình khoảng 7,2% mỗi năm.

Hồi đầu năm nay, hãng sản xuất máy bay của Séc Aero Vodochody đã ký hợp đồng bán 12 máy bay phản lực huấn luyện L-39NG cho Bộ Quốc phòng Việt Nam. Theo kế hoạch các máy bay chiến đấu này sẽ được giao cho Việt Nam trong thời gian từ 2023 đến 2024.

Giá trị của hợp đồng, bao gồm đào tạo, linh kiện thay thế và hỗ trợ hậu cần, không được tiết lộ, theo trang mạng quốc phòng Defense News, Châu Âu.

Quân chủng Không quân Việt Nam đang sử dụng các phiên bản cũ của L-39, ước tính khoảng hai chục chiếc vẫn đang được sử dụng.

Đầu năm 2020, Việt Nam đã đặt mua 12 máy bay huấn luyện phản lực Yak-130 của Nga. Defense News nói kênh truyền hình nhà nước Nga đã chiếu một chiếc Yak-130 dành cho Việt Nam tại nhà máy Hàng không Irkutsk.

Quân đội Việt Nam chủ yếu được trang bị bằng các vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga, nhưng trong những năm gần đây Việt Nam đã bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung, và mua máy bay vận tải của Airbus, đồng thời nhận các tàu đã qua sử dụng của hải quân Hàn Quốc và Cảnh sát biển Hoa Kỳ.

Lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam áp đặt sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc đã được Hoa Kỳ dỡ bỏ vào năm 2016 và các tàu hải quân Hoa Kỳ, kể cả tàu sân bay, đã cập cảng Việt Nam trong những năm gần đây.

Trên bình diện thế giới, chi tiêu quân sự toàn cầu tăng lên tới gần 2.000 tỉ USD trong năm 2020, bất chấp những tác động kinh tế của đại dịch Covid-19, theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).

Như vậy chi tiêu quân sự toàn cầu tăng 2,6 % trong năm 2020 trong khi GDP toàn cầu giảm 4,4%.

Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nước chi ra nhiều nhất. Chi tiêu của Hoa Kỳ chiếm 39% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu.

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng theo tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế, ước tính đạt 252 tỉ USD trong năm 2020, chiếm 13% tổng chi tiêu toàn cầu.

Đầu trang

13/05/2021 - rfi

Thảm họa dịch Covid-19 tại Ấn Độ, hệ quả của chủ nghĩa dân túy từ chính quyền Modi ?

Một đền thờ Ấn Độ giáo ở Prayagraj, Ấn Độ, ngày 27/03/2020. AP - Rajesh Kumar Singh

Nỗi ám ảnh biến Ấn Độ thành một quốc gia Ấn giáo lớn hơn nỗi lo chống dịch bệnh Covid-19. Chính phủ của thủ tướng Narendra Modi bị cáo buộc quá mang nặng « tư tưởng dân túy-dân tộc », « ngạo mạn », « chống trí thức » và « bất tài », khiến đất nước rơi vào thảm kịch dịch tễ chưa từng thấy.

Từ lâu, Ấn Độ được xem như là một ví dụ tiêu biểu về nền dân chủ nghị viện tự do trong số các nước Nam Á. Ngoài sự tách bạch về hành pháp và tư pháp, cũng như là quyền tự do ngôn luận, tính đa nguyên chính trị còn là nền tảng cho chế độ liên bang và cho sự đa dạng văn hóa, cả trong ngôn ngữ lẫn tôn giáo.

Từ dân chủ thế tục đến dân chủ sắc tộc

Nhưng kể từ khi ông Narendra Modi, một người mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ giáo, lên cầm quyền năm 2014, nền dân chủ đó đang dần bị xói mòn. Narendra Modi cho rằng đã đến lúc phải xem xét lại chủ nghĩa thế tục – một khái niệm cho phép duy trì mối liên hệ giữa Nhà nước và các nền tôn giáo – tồn tại ở Ấn Độ từ nhiều thập niên qua.

Về điểm này, chuyên gia về Ấn Độ, bà Ingrid Therwath, nhà báo và giảng viên ngành báo chí trường đại học Khoa học Chính trị Sciences Po trên đài Arte có lưu ý : « Nhưng đó không phải là một sự thế tục theo kiểu Pháp. Một cách chính xác, chủ nghĩa thế tục ở đây là một sự cách đều giữa Nhà nước với tất cả các cộng đồng tôn giáo. Đó không phải là sự tách rời, một sự chối bỏ tôn giáo mà là một sự công nhận đồng đều tầm quan trọng của bảy nền tôn giáo lớn tại Ấn Độ, gồm Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Sikh giáo, Kỳ Na giáo (Jaina giáo) và Hỏa giáo. »

Xuất thân từ phong trào chủ nghĩa dân tộc Hindu, mà lực lượng chính trị chính yếu là đảng BJP (Bharatiya Janata Party – Đảng Nhân dân Ấn Độ), mang nặng tư duy « tính Ấn Độ giáo », Narendra Modi nhìn nhận vai trò ưu thế của cộng đồng người Hindu chiếm đa số đối với những sắc tộc thiểu số. Do đó, người theo đạo Hồi chiếm thiểu số phải là những công dân hạng hai.

Từ quan điểm này, đảng BJP cầm quyền của thủ tướng Modi thực hiện tiến trình gọi là sắc tộc hóa nền dân chủ Ấn Độ. Ông ban hành một loạt các đạo luật cả ở cấp độ các bang lẫn chính quyền trung ương trong nhiều lĩnh vực từ văn hóa, chính trị, xã hội để rồi dần biến Ấn Độ thành một nền dân chủ sắc tộc pháp quyền.

Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân túy - dân tộc. AFP - DIPTENDU DUTTA

Nhà nghiên cứu Christophe Jaffrelot, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI), cho rằng « Ấn Độ hiện không chỉ đang xây dựng một Hindu Rastra – một quốc gia Ấn Độ giáo, mà cả một Hindu Raj – nghĩa là một Nhà nước Hindu » (Tạp chí Questions Internationales số ra tháng 3-4/2021).

Điều nghịch lý của nền dân chủ sắc tộc – một thuật ngữ do nhà xã hội học Israel Sammy Smooha đề ra để mô tả bản chất mâu thuẫn của chế độ Nhà nước Israel – buộc phải dựa trên những giá trị của chủ nghĩa cá nhân.

Một số cột trụ của nền dân chủ vẫn tồn tại như các cuộc bầu cử vẫn được tổ chức đều đặn (ở mức tối thiểu), một nền tư pháp tương đối độc lập tạo vỏ bọc cho Nhà nước pháp quyền, và nhất là một nền báo chí có vẻ tự do cho thấy vẫn có tiếng nói đối lập, một sự đa dạng nào đó. Nhưng các công dân lại không được hưởng tất cả các quyền như nhau. Cộng đồng chiếm đa số áp đặt các biểu tượng bản sắc dân tộc của mình, cách thức sống và sự thống trị xã hội – chính trị đối với các sắc tộc thiểu số.

Giới trí thức : Nạn nhân của Hindu hóa xã hội

Chính ở điểm này người ta thấy rõ có những điểm tương hợp giữa chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa chuyên chế, như nhận xét của ông Christophe Jaffrelot : « Trên thực tế, rất nhiều phe dân túy đã vượt qua một bước mới : Tiếm lấy hết quyền lực. Chúng ta thấy sự trỗi dậy một chế độ chính trị mới trên khắp thế giới. Họ cần các cuộc bầu cử, đơn giản chỉ vì tính chính đáng của các chế độ dân túy – chuyên chế đó cần có được sự chấp thuận của người dân thông qua lá phiếu cử tri. Điều này đúng cho cả ông Erdogan, Bolsonaro thậm chí cả với ông Putin... » (France Culture ngày 01/05/2021)

Xu hướng này đã được ông Narendra Modi thúc đẩy nhanh ngay từ nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên. Tiến trình Hindu hóa đã được thực hiện trong lĩnh vực công và những nạn nhân đầu tiên của làn sóng chủ nghĩa dân tộc Hindu là những tầng lớp trí thức, bị lên án vì tư tưởng « chủ nghĩa tự do » - một thuật ngữ kể từ giờ mang nghĩa xấu.

Hệ quả là theo nhà nghiên cứu và nhà báo Ingrid Therwath, sự tự do ngôn luận ở Ấn Độ hầu như rất hạn hẹp. « Vụ ám sát nhà báo Gauri Lankesh tháng 9/2017 vẫn còn in đậm trong tâm trí. Người này bị sát hại chỉ vì cô ấy đi điều tra về những thành phần dân quân tự vệ người Hindu cực đoan (…) Các phóng viên điều tra, nhà báo độc lập và nhà báo đối lập phải chịu nhiều áp lực về thể chất, vật chất. Các ban biên tập thường xuyên bị sách nhiễu trên bình diện pháp lý, thuế khóa. »

Quá trình Hindu hóa này còn thể hiện rõ qua việc viết lại lịch sử đất nước, thanh lọc sắc tộc trong bộ máy chính quyền, các công sở, dẫn đến tình trạng kỳ thị sắc tộc, rồi hình thành một cơ chế gọi là « cảnh sát văn hóa » nhằm ngăn cản các cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa những người Ấn giáo và Hồi giáo.

Trong khuôn khổ dự án « Quốc gia Hindu », chính quyền các bang do đảng BJP lãnh đạo còn ban hành nhiều đạo luật nhằm bảo vệ loài bò – con vật linh thiêng, biểu tượng của Ấn Độ Giáo, hay ngăn chặn sự đa dạng tôn giáo trong những thành phố lớn, bằng cách nghiêm cấm người Ấn giáo bán bất động sản cho những người thuộc các tôn giáo khác…

Chủ nghĩa dân túy : Những nhà quản lý tồi

Như cách nói của nữ ký giả Therwath, một chương « Ấn Độ thế tục của Nehru » – vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập, tạm thời bị khép lại. Ấn Độ đang hướng dần đến một Nhà nước Ấn giáo – một Nhà nước dân chủ sắc tộc. Nhưng khủng hoảng dịch tễ xảy ra cho thấy rõ « những người mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân túy là những nhà quản lý tồi », theo như cách đánh giá của ông Christophe Jaffrelot.

Trong cảnh hỗn loạn vì thiếu các phương tiện y tế và thuốc men trị bệnh, cách thức tốt nhất để ông Modi xử lý khủng hoảng là phủ nhận thực tế. Cũng như bao nhà lãnh đạo chuyên chế khác, từ Donald Trump cho đến Bolsonaro, hay như Erdogan, ông Modi « chưa bao giờ thừa nhận đó là một thất bại, một cú tát hay tất cả những gì gần giống với một sự đại bại cả » (The Print, được Courrier International ngày 06/5/2021 trích dẫn).

Những giàn hỏa thiêu lộ thiên các nạn nhân của Covid-19. AFP - SAJJAD HUSSAIN

Bất chấp dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại ở Bombay, nhưng thủ tướng Modi trên diễn đàn Davos vẫn hùng hồn khẳng định « Ấn Độ đã thoát dịch, đất nước kể từ giờ sẽ dẫn đường nhân loại chống virus corona ». Với ông Jaffrelot, đó cũng chính là biểu hiện của « hội chứng chủ nghĩa dân túy-dân tộc », những hội chứng mà người ta có thể nhìn thấy ở Bolsonaro, Donald Trump, và giờ là ông Modi.

« Đây chính là điểm yếu lớn thứ nhất, là kẽ hở cho những người mang tư tưởng chủ nghĩa dân túy – dân tộc khi cho mình vượt lên trên cả các chính sách của Nhà nước (…) Narendra Modi giờ đây không còn là người trần nữa mà tự cho mình đang trở thành một thánh nhân, một nhà hiền triết. Từ khi xảy ra khủng hoảng Covid, ông tự tạo cho mình hình ảnh nhân vật được biểu tượng bởi bộ râu bạc phơ mà ông cố tình để dài quá mức, để nói rằng tôi bây giờ ở nơi khác. Tôi là một nhà hiền triết, đúng hơn là một lãnh đạo tinh thần cho Ấn Độ, một vị giáo chủ cho thế giới ».

Phủ nhận sự thật và những lời dối trá

Nỗi ám ảnh Ấn Giáo hóa đất nước và nhà nước lớn đến mức khiến ông Modi xa rời với thực tế hiện tại, bỏ qua nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách khác của đất nước, và đi đến một dạng phi lý, một yếu tố khác thúc đẩy nhanh dịch bệnh bùng phát ở Ấn Độ. Chuyên gia Christophe Jaffrelot giải thích tiếp :

« Bởi vì khi người ta đã thần thánh hóa, đương nhiên họ được quyền có một lễ hội tụ tập đến hơn một triệu người, rằng người ta có thể dùng các sản phẩm từ bò để chữa bệnh và bộ trưởng Y Tế còn cấp phép chính thức cho các loại giả dược do những người thân cận với chính quyền chế ra.

Ở đây người ta không chỉ có thuyết âm mưu, thông tin sai lệch, thông tin giả là những điều thường thấy ở phe chủ nghĩa dân túy, mà còn cả chuyện thần thánh hóa cả bộ máy phủ nhận sự thật và chuyên tung ra những lời dối trá ».

Tờ Caravan, một trong tạp chí độc lập chỉ trích chính phủ Modi mạnh mẽ nhất cho rằng sự suy sụp của Ấn Độ hiện nay còn là « hệ quả không thể tránh khỏi từ sự ủng hộ mù quáng » của người dân dành cho « một chính phủ chống trí thức ».

Ông Christophe Jaffrelot, cho rằng cách điều hành chính phủ theo kiểu của ông Modi chính là sự chối bỏ những lời khuyên can, sự bác bỏ mọi ý kiến có thể đối nghịch với ông. Vì xung quanh ông Modi chỉ là những "Yes Men", chưa bao giờ dám nói những lời « nghịch nhĩ », nên người ta cũng không thể nghe được những điều các bang nói về tình hình ở địa bàn.

Vẫn theo nhà Ấn Độ học, « cuộc khủng hoảng chế độ liên bang mà người ta đang thấy tại Ấn Độ hiện nay còn là một trong số những triệu chứng khác của những người mang tư tưởng dân túy – dân tộc. Trong bối cảnh dịch bệnh dữ dội, việc chính quyền các bang phải mua vac-xin với giá cao hơn so với giá mua của chính quyền liên bang, là điều chưa từng thấy. Việc phải mua vac-xin để tiêm ngừa đã là một sự lệch lạc trong tình cảnh hiện nay, nhưng giá bán khác nhau đây lại là một sai lầm khác. »

Tóm lại, nỗi ám ảnh « Một Quốc gia Ấn giáo, Một Nhà nước Ấn giáo » của ông Narendra Modi và đảng BJP đã đánh quỵ Ấn Độ, biến đất nước thành một « gian phòng của mọi sự kinh dị » !

Đầu trang

13/05/2021 - rfi

Covid-19: WHO lẽ ra cần tuyên bố Tình trạng khẩn cấp sớm hơn để tránh đại dịch

Ảnh minh họa : một cuộc họp về Covid-19 tại trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới ở Genève, ngày 03/07/2021. POOL/AFP

Virus corona chủng mới, xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc), đã biến thành đại dịch Covid-19 khiến hơn 3,3 triệu người chết trên toàn cầu và làm tê liệt nền kinh tế thế giới. Trong bản báo cáo công bố ngày 12/05/2021, sau 8 tháng nghiên cứu, một nhóm chuyên gia độc lập của Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã tổng kết hàng loạt nguyên nhân dẫn đến đại dịch, để rút kinh nghiệm đối phó với các khủng hoảng dịch tễ có thể xảy ra trong tương lai.

Nhóm nghiên cứu, gồm 13 chuyên gia độc lập, được tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tedros Adhanom Ghebreyesus thành lập, theo một nghị quyết được các nước thành viên của WHO thông qua vào tháng 05/2020. Đại dịch hiện nay được nhóm chuyên gia gọi là « Tchernobyl của thế kỷ XXI »« lẽ ra đã có thể tránh được », theo bà Ellen Johson Sirleaf, cựu tổng thống Liberia, đồng chủ tịch nhóm chuyên gia.

Không chỉ đích danh một thủ phạm duy nhất (như tổng thống Donald Trump vẫn cáo buộc Trung Quốc hay WHO), nhóm 13 chuyên gia đánh giá « tình hình hiện nay là do hàng loạt thất bại, thiếu sót và chậm trễ trong quá trình chuẩn bị và đối phó » với đại dịch, như « lựa chọn sai lầm chiến lược, thiếu tinh thần giải quyết bất công và một hệ thống thiếu phối hợp ».

Bà Helen Clark, cựu thủ tướng New Zealand, đồng chủ tịch nhóm chuyên gia, cho rằng « rõ ràng là có những chậm trễ ở Trung Quốc, nhưng điều này cũng xảy ra khắp nơi », với « thời gian chết » là toàn bộ tháng 02/2020. Nói chung, chính « sự chậm trễ, do dự và phủ nhận » đã biến dịch Covid-19 thành đại dịch.

Theo AFP, nhóm chuyên gia khuyến nghị một số cải cách để có được một hệ thống quốc tế hoàn chỉnh, để đối phó hiệu quả với dịch bệnh, bao gồm từ khâu chuẩn bị, cảnh báo đến ứng phó. Ví dụ, thành lập một Hội đồng Thế giới chống các hiểm họa dịch tễ, triển khai một hệ thống giám sát mới « minh bạch hoàn toàn », giúp Tổ Chức Y Tế Thế Giới có quyền công bố ngay lập tức những thông tin về dịch bệnh có nguy cơ trở thành đại dịch, hay tăng cường nguồn tài chính của WHO...

Đầu trang

May 10, 2021 - baocalitoday

Cựu cố vấn của Trump: Fauci đã giết hàng triệu người Mỹ

(Yahoo News) – Sự giận dữ của Cộng hoà đối với Tiến sĩ Anthony Fauci – cố vấn y khoa hàng đầu trong cuộc chiến chống COVID 19 cho Tổng thống Donald Trump và Joe Biden – dường như đang bước vào những mức độ cao hơn trong cuối tuần qua, khi cố vấn thương mại của chính quyền tiền nhiệm tuyên bố rằng, khoa học gia nổi tiếng “đã giết hại hàng triệu người Mỹ.”

“Vì bất cứ lý do gì, Fauci muốn vũ khí hoá con virus này, và ông ta là cha đẻ của nó. Ông ta đã giết hại hàng triệu người Mỹ nếu nó đến từ một phòng thí nghiệm. Bây giờ thì điều này chắc chắn 99,99%,” Navaro nói với cựu chiến lược gia của ông Trump, Steve Bannon, về thuyết âm mưu vô căn cứ rằng virus corona có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán – cơ quan chính phủ Trung Quốc đã nhận được hỗ trợ ngân quỹ từ Viện Y tế Quốc gia NIH, nơi Fauci làm Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm.

Trong năm vừa qua, cứ mỗi khi Tiến sĩ Fauci phát biểu về đại dịch, một số nhà lập pháp Cộng hoà lên mạng xã hội chỉ trích ông. Sự xuất hiện của Tiến sĩ trên chương trình “Meet the Press” của NBC vào Chủ nhật vừa qua cũng gây ra phản ứng dữ dội như vậy. Khi được hỏi liệu người dân Mỹ có cần tiếp tục mang khẩu trang theo mùa để ngăn chặn lây lan COVID 19 hay không, Fauci đáp, “Anh biết đó, có thể như vậy.”

Kelli Ward – Chủ tịch Cộng hoà ở Arizona – nhanh chóng chỉ trích đề nghị trên.

Việc Navarro gia tăng giọng điệu chống lại Fauci đặc biệt đáng chú ý. Trong buổi phỏng vấn trên Fox News hồi tháng 3 vừa qua với xướng ngôn viên Maria Bartiromo, Navarro nắm lấy thuyết âm mưu vô căn cứ về virus có nguồn gốc từ Viện Virus học của Vũ Hán để chỉ trích Fauci.

“Đây là toà nhà mà Tony Fauci xây,” Navaro nói. “Ông ta lấy tiền thuế của người dân Mỹ rồi rửa tiền qua NIH, và đưa cho phòng thí nghiệm này để họ thực hiện loại nghiên cứu đã dẫn đến con virus, nếu Bob Redfield – cựu Giám đốc CDC đúng.”

Là người không dấu ác cảm dành cho Fauci, Navarro ám chỉ đến $600.000 Mỹ kim chính phủ Mỹ tài trợ Viện Virus Học Vũ Hán trong thời gian từ năm 2014 đến 2019 để nghiên cứu những loại virus corona có nguồn gốc từ dơi. Fauci là Giám đốc trong NIH – cơ quan đã tài trợ tổ chức bất vụ lợi EcoHealth Alliance $3,4 triệu Mỹ kim vào năm 2014, trong số này, $600.000 Mỹ kim được phân cho phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Phúc trình của Tổ chức Y tế Thế giới vào tháng 3 phát giác ra, thuyết âm mưu virus corona bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán ra ít thuyết phục nhất về nguồn gốc của đại dịch, mà giải thích có lý hơn là virus lây từ động vật sang người. Tuy nhiên, phúc trình không làm thoả mãn giới chỉ trích Fauci.

Dân biểu Mike Gallagher (Cộng hoà – Wisconsin) cho rằng, vấn đề với cuộc phỏng vấn của Fauci trên Meet the Press hôm Chủ nhật là Tiến sĩ không được hỏi về lý thuyết về nguồn gốc của virus corona.

Đối với Fauci, một người cống hiến sự nghiệp vào việc ngăn chặn sự lây lan bệnh truyền nhiễm, thì những cáo buộc ông đứng đằng sau sự xuất hiện của virus chẳng khác nào đổ lỗi cho sứ giả. “Có chút gì kỳ cục, tôi nói … Peter Navarro bảo, tôi tạo ra con virus ư?” Fauci nói trong cuộc phỏng vấn với Neil Cavuto của Fox News. “Chuyện này nghe không kỳ cục à? Thôi mà!”

Thậm chí ngay từ đầu đại dịch, chỉ trích của Cộng hoà nhắm vào Fauci cũng đã gay gắt, trước sự thật Viện trưởng quốc gia về bệnh truyền nhiễm đôi khi công khai bất đồng với những tuyên bố sai trái của ông Trump nhằm giảm nhẹ mối đe doạ của virus. Chính Tiến sĩ Fauci là người kêu gọi đồng bào Mỹ ở nhà, mang khẩu trang và đóng cửa cơ sở kinh doanh cho đến khi kiểm soát được đại dịch, trong khi Trump lại kêu gọi ngược lại.

Hương Giang (Theo Yahoo News)

Đầu trang

07/05/2021 - voatiengviet

Việt Nam điều binh chủng hoá học xử lý khẩn cấp ổ dịch liên quan hơn 5.000 người

Quân đội được điều đến phun khử khuẩn tại Bệnh viện K, Hà Nội, vào ngày 7/5/2021.

Binh chủng hoá học của quân đội Việt Nam vừa được điều đến phun khử khuẩn khẩn cấp tại Bệnh viện K, một ổ dịch mới được phát hiện có liên quan đến hơn 5.000 người, vào chiều 7/5 sau khi có lệnh phong toả bệnh viện vì 10 ca dương tính với virus corona mới được phát hiện tại đây, giữa lúc các quan chức Y tế cho rằng nguy cơ diễn ra làn sóng dịch mới ở Việt Nam chủ yếu là do tình trạng nhập cảnh bất hợp pháp, đặc biệt từ Trung Quốc.

Truyền thông Việt Nam dẫn lời Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh nói ổ dịch tại cơ sở Tân Triều của Bệnh viện K “có tính chất còn phức tạp hơn cả ổ dịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2”, nơi trước đó đã phát hiện một loạt các trường hợp dương tính với COVID-19.

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Việt Nam phát hiện một loạt các ca nhiễm mới liên quan đến biến chủng virus corona đang giết chết hàng trăm ngàn người ở Ấn Độ và biến chủng virus ở Anh.

Tại buổi họp vào chiều 7/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương phải “kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng dịch” và đặt trong “tình trạng báo động rất cao” vì tốc độ lây nhiễm nhanh, mạnh của các biến chủng virus trên.

Hiện nhiều khu vực ở các tỉnh thành như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc… đã bị đặt trong tình trạng phong toả.

Các quan chức Việt Nam lưu ý về nguy cơ bùng phát dịch rất cao tại các thành phố lớn khi hàng trăm ngàn người từ các địa phương quay trở lại sinh sống và làm việc sau kỳ nghỉ.

Tại Hà Nội, Chủ tịch Chu Ngọc Anh vừa kiến nghị Ban chỉ đạo quốc gia chỉ đạo các địa phương khuyến cáo người dân hạn chế lên khám chữa bệnh ở các bệnh viện trung ương sau khi hai chùm ca bệnh được phát hiện tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện K. Kể từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 34 ca mắc tại cộng đồng.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, người đứng đầu công tác phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam, trong cuộc họp chiều 7/5 bày tỏ lo ngại tính phức tạp của đợt dịch thứ 4 này khi các ca bệnh được phát hiện liên quan đến các biến chủng virus mạnh trên thế giới, giữa lúc nguồn lây bệnh F0 còn chưa được xác định ở một số nơi như Đà Nẵng, Hải Dương, Hà Nội.

Phó thủ tướng Việt Nam cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch lần này là do vấn đề quản lý người nhập cảnh, với gần 20.000 chuyên gia, người lao động nước ngoài vào Việt Nam gần đây nhưng không được quản lý chặt chẽ, đặc biệt có những người được nhập cảnh mà không nằm trong nhóm thực sự cần thiết.

Ngoài nhóm người nhập cảnh hợp pháp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Việt Nam Trần Văn Sơn hôm 5/5 nói tình trạng nhập cảnh trái phép (chủ yếu từ Trung Quốc) cũng đề ra nguy cơ lây nhiễm dịch rất cao tại Việt Nam, bên cạnh những nguyên nhân khác như việc quản lý cách ly chưa nghiêm ngặt và tâm lý chủ quan của người dân.

Người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam, trung tướng Tô Ân Xô, hôm 5/5 cho hay số lượng người nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian qua rất đông, lên đến khoảng 150.000 người. Trong đó, số người nhập cảnh qua đường bộ khoảng 110.000 người, qua đường hàng không khoảng 40.000 người, bao gồm các chuyên gia nước ngoài và người Việt hồi hương.

Riêng về số lượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, báo cáo của công an từ 39/63 tỉnh cho biết đã phát hiện được 1.343 người

Tại ổ dịch Vĩnh Phúc, nơi có nhiều khu vực vừa bắt đầu áp dụng lệnh phong toả kể từ ngày 7/5, công an đã phát hiện 58 người Trung Quốc nhập cảnh và lưu trú trái phép tại đây.

Tính đến ngày 7/5, Việt Nam ghi nhận 3.091 ca nhiễm COVID-19, trong đó có hàng trăm ca mới được phát hiện trong tuần này.

Đầu trang

06/05/2021 - RFI

Vac-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc: Nhiều nước còn nghi ngại

Ảnh minh họa : Vac-xin Trung Quốc Sinovac chuyển đến Philippines. Ảnh chụp ngày 28/02/2021. REUTERS - ELOISA LOPEZ

Cơ quan Dược phẩm châu Âu EMA ngày 04/05/2021 vừa thông báo sẽ khởi động thủ tục “xem xét liên tục” vac-xin ngừa Covid-19 do hãng Trung Quốc Sinovac sản xuất, mở đường cho khả năng loại vac-xin này được cấp phép trong Liên Hiệp Châu Âu. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đang chuẩn bị xét cấp phép cho vac-xin của hai hãng Trung Quốc Sinovac và Sinopharm.

Nhân đây, chúng ta thử tìm hiểu về mức độ hiệu quả của những vac-xin được sản xuất tại quốc gia mà từ đó đại dịch Covid-19 đã lan ra khắp thế giới.

Sinovac Biotech là một hãng chuyên về vac-xin ngừa cúm, viêm gan A, B và bệnh quai bị. Khác với vac-xin như Pfizer hay AstraZeneca ( sử dụng các công nghệ ARN messager hay adénovirus ), loại vac-xin ngừa Covid-19 do Sinovac sản xuất sử dụng kỹ thuật “cổ điển” hơn, tức là đưa vào cơ thể chúng ta một virus đã bị vô hiệu hóa để giúp tạo ra những kháng thể chống virus gây bệnh Covid-19.

Tuy tác dụng này đã được một số nghiên cứu xác nhận, nhưng Cơ quan Dược phẩm châu Âu sẽ tiếp tục tiến trình xem xét cho đến khi nào có đủ thông tin để hãng Sinovac có thể đệ trình yêu cầu chính thức cấp phép cho sử dụng trong Liên Hiệp Châu Âu.

Đã được cấp phép ở khoảng 30 nước

Vac-xin của Sinovac đã được cấp phép khẩn cấp ở khoảng 30 quốc gia. Theo thống kê của hãng tin AFP, vac-xin của hãng này đang được sử dụng ở ít nhất 22 quốc gia và vùng lãnh thổ ( trên tổng số 209 quốc gia và vùng lãnh thổ đã bắt đầu chích ngừa cho dân), trong đó có nhiều nước châu Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á. Còn các vac-xin của hãng Sinopharm thì đã được sử dụng ở ít nhất 42 quốc gia, trong đó có cả Hungary, một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, mặc dù khối này chưa cấp phép cho bất kỳ thuốc tiêm ngừa nào của Trung Quốc.

Vào tháng trước, Sinovac thông báo là hơn 200 triệu liều vac-xin của họ đã được giao ở hơn 20 quốc gia, tính luôn cả Trung Quốc. Trước đó vào đầu tháng, hãng này cũng thông báo đã đưa vào hoạt động một dây chuyền sản xuất thứ ba và khẳng định kể từ nay họ có thể sản xuất mỗi năm 2 tỷ liều.

Hiệu quả của vac-xin Trung Quốc ra sao ?

Về mặt chính thức, Sinovac và Sinopharm vẫn bảo đảm là vac-xin của họ đạt mức hiệu quả là 79%. Vấn đề là cho tới nay phía Trung Quốc vẫn chưa công bố những kết quả của thử nghiệm giai đoạn 3, tức là thử nghiệm trên hàng chục ngàn người. Trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng trên toàn thế giới, gần 15.000 đã được chích vac-xin CoronaVac của Sinovac.

Không chỉ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới khởi động chiến dịch chích ngừa Covid-19, Chilê, với 19 triệu dân, còn là một trong những quốc gia tiến xa nhất ở châu Mỹ Latinh về tiêm phòng virus corona, chủ yếu là sử dụng vac-xin của Sinovac ( 86,9% ), còn vac-xin Pfizer/BioNTech chỉ chiếm 13,1%.

Theo kết quả nghiên cứu đầu tiên được chính phủ Chilê công bố vào giữa tháng 4 vừa qua, loại vac-xin CoronaVac của hãng Sinovac đã chứng tỏ hiệu quả 67% trong việc ngăn ngừa các ca nhiễm có triệu chứng và 80% trong việc ngăn ngừa tử vong. Khi trình bày kết quả nói trên, bộ trưởng Y Tế Chilê Enrique Paris lúc đó đã khẳng định những con số nói trên “sẽ làm an tâm mọi người dân”.

Theo hãng Sinovac, các cuộc thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn ở Brazil đã chứng tỏ mức độ hiệu quả ngăn ngừa các triệu chứng nặng nhất của Covid-19 là 80% và hiệu quả ngăn ngừa tử vong là 100%. Nhưng đó là tuyên bố của hãng sản xuất, còn phía Brazil thì lại nói hiệu quả của vac-xin Trung Quốc chỉ là ...51%.

Chính Trung Quốc lại nói hiệu quả không cao!

Vấn đề là ngay chính một nhân vật được mệnh danh là “ngài Covid-19” của Trung Quốc lại tỏ ý nghi ngờ về hiệu quả của vac-xin made in China.

Trong một cuộc họp báo tại Thành Đô ngày 10/04, ông George Gao, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Trung Quốc đã nhìn nhận rằng hiệu quả của các vac-xin Trung Quốc “ chưa được cao” và có thể cần “một số cải tiến”. Không chỉ nhìn nhận là vac-xin Trung Quốc ít hiệu quả, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Trung Quốc còn nói là, để tăng hiệu quả, chắc có lẽ phải pha trộn các thuốc tiêm ngừa của Trung Quốc với các vac-xin sử dụng công nghệ ARN messager ( như Pfizer/BioNTech ), mà đây lại là công nghệ của phương Tây!

Thông tin này sau đó đã bị kiểm duyệt. Cụ thể là sau khi thấy cả nước Trung Quốc bàn tán xôn xao về lời thú nhận của ông George Gao, chính quyền Bắc Kinh bèn ngăn chận trên các mạng xã hội toàn bộ những từ khóa liên quan đến tuyên bố nói trên.

Nhiều nước còn nghi ngại

Cho nên, thật dễ hiểu là còn khá nhiều nước nghi ngại về vac-xin made in China. Chẳng hạn như Singapore đã mua ( đúng hơn là bị ép mua ) thuốc tiêm ngừa của Trung Quốc, nhưng cho tới nay vẫn từ chối sử dụng.

Tại Philippines, hôm 04/05 vừa qua, tổng thống Rodrigo Duterte, 76 tuổi, đã chích liều đầu tiên với một vac-xin của hãng Trung Quốc Sinopharm. Thật ra, loại vac-xin này ít được sử dụng ở Philippines, vì các chương trình tiêm phòng ở nước này dựa trên một vac-xin khác của Trung Quốc là Sinovac, Sputnik V và AstraZeneca. Nhưng theo hãng tin AFP, tâm lý nghi ngại các thuốc tiêm ngừa nói chung là rất phổ biến ở Philippines. Một nghiên cứu gần đây cho thấy có đến 60% dân số không muốn được chích ngừa Covid-19. Tỷ lệ những người nghi ngại đối với các loại vac-xin Trung Quốc còn cao hơn, một phần là do tâm lý bài Trung Quốc trong công luận Philippines.

Còn Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, vốn sử dụng rất nhiều vac-xin của Sinopharm, gần đây đã cho biết rất có thể phải chích thêm liều thứ 3 cho “bảo đảm”, bởi vì họ thấy là ở một số người đã được chích ngừa, phản ứng miễn dịch còn yếu và như vậy phải tiêm mũi thứ ba để tạo thêm kháng thể.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đang có tham vọng trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về vac-xin, cho nên họ đã ký hiệp định với hãng Trung Quốc Sinopharm để sản xuất vac-xin của hãng này dưới một nhãn hiệu khác là HayatVax ( "hayat" tiếng Ả Rập có nghĩa là “cuộc sống” ). Họ đã đầu tư rất nhiều tiền xây một nhà máy nhằm sản xuất với số lượng lớn, để phân phối trước hết cho các nước Ả Rập. Nhưng có lẽ họ đã tính toán sai lầm khi đặt cược vào một loại vac-xin có vẻ ít hiệu quả và khó được chấp nhận ở nhiều nước.

Đầu trang

03/05/2021 - RFI

Nguồn gốc Covid-19: Giới khoa học đòi WHO rọi sáng các vùng tối

Bên ngoài khu vực phòng thí nghiệm P4 của Viện Virus Học Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 03/02/2021. AP - Ng Han Guan

Trong một lá thư ngỏ đề ngày 30/04/2021 gửi đến Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS), khoảng 30 nhà khoa học quốc tế thuộc nhiều lãnh vực khác nhau một lần nữa đã kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập trên một loạt các vấn đề cụ thể liên quan đến nguồn gốc con virus SARS-Cov-2, cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Theo những người đã ký tên vào bức thư, cuộc điều tra của một phái đoàn quốc tế được WHO cử đến Trung Quốc đã vấp phải những trở ngại về măt “cấu trúc, thủ tục và dữ liệu phân tích” khiến cho không thể làm rõ được nguồn gốc của đại dịch Covid-19 hiện nay để dự phòng những cuộc khủng hoảng khác trong tương lai.

Các nhà khoa học đã đưa ra lời kêu gọi dựa trên chính những tuyên bố dè dặt của tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tedros Adhanom Ghebreyesus vào cuối tháng 3 vừa qua, khi bản báo cáo kết quả cuộc điều tra chung WHO-Trung Quốc về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 được công bố.

Vào lúc ấy, ông Ghebreyesus đã xác định: “Tôi không nghĩ rằng đánh giá (của nhóm điều tra về khả năng một sự cố xảy ra trong phòng thí nghiệm) đã đủ thấu đáo”. Sẽ cần thêm nhiều dữ liệu và nghiên cứu hơn để đưa ra kết luận vững chắc hơn”.

Trong một bài phân tích ngày 30/04 về nội dung bức thư ngỏ của các nhà khoa học quốc tế, nhật báo Pháp Le Monde đã nêu bật những gì mà giới nghiên cứu yêu cầu, đối với Tổ Chức Y Tế Thế Giới, qua đó là đối với Trung Quốc, bị tình nghi là vẫn tìm cách cản trở cuộc điều tra rất cần thiết về nguồn gốc của con virus SARS-CoV-2.

Bắc kinh che giấu thông tin

Theo Le Monde, các tác giả bức thư ngỏ ngày 30/04/2021 gởi Tổ Chức Y Tế Thế Giới trước hết đã nhắc lại những phê phán mà họ đã từng nêu lên trong một bức thư trước đây, đã được cả tờ báo Pháp lẫn đồng nghiệp Mỹ The Wall Street Journal công bố hôm 04/03. Đó là tình trạng phái đoàn chuyên gia điều tra hỗn hợp WHO-Trung Quốc đã không được Bắc Kinh cung cấp thông tin một cách đầy đủ.

Theo những người đã ký tên vào thư ngỏ, thì các chuyên gia quốc tế, dù hoạt động dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, đã không thể yêu cầu được tiếp cận tất cả các thông tin sẵn có. Trong nhiều trường hợp, họ đã phải tự bằng lòng với những phân tích có sẵn do cơ quan y tế Trung Quốc cung cấp. Thậm chí, khi tìm lời giải cho những nghi ngờ đang đè nặng lên Viện Virus Học Vũ Hán (WIV), họ chỉ có được những phát biểu của nhân viên tại cơ sở này.

Tính chất thiếu độc lập của quá trình điều tra đó đã khiến cho nhiều nước quan ngại, và trong một tuyên bố chung ngày 30/03, chính phủ của mười bốn quốc gia (Hoa Kỳ, Úc, Canada, Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Na Uy, v.v.), đã kêu gọi mở lại một cuộc điều tra thực sự độc lập về nguồn gốc của virus gây dịch Covid-19.

Trong bức thư ngỏ mới của mình, giới khoa học lần này đưa ra những vấn đề rất chính xác, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời, mà theo ho một cuộc điều tra độc lập sẽ phải ưu tiên tìm kiếm đáp án. Trong số này có yêu cầu được tham khảo dữ liệu về các bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở tỉnh Vũ Hán, cũng như tất cả các kết quả phân tích mẫu lấy từ động vật hoang dã và vật nuôi mà Bắc Kinh không chịu công bố.

Trong báo cáo của mình, phái bộ chung của WHO-Trung Quốc đã nói đến hàng chục nghìn mẫu được lấy ở nhiều vùng của Trung Quốc từ hàng chục loài động vật - không loài nào trong số đó có thể được xác định là vật chủ trung gian. Các nhà khoa học yêu cầu là các dữ liệu thô về các mẫu đã thu thập được phải được mở ra cho cộng đồng khoa học quốc tế tham khảo.

Cố tình xóa bỏ dấu vết cơ sở dữ liệu về virus corona?

Theo Le Monde, các nhà khoa học tác giả bức thư ngỏ rất chú ý đến các nghiên cứu của Viện Virus Học Vũ Hán và những gì mà họ coi là còn bị che giấu, không chính xác, mâu thuẫn hoặc công bố sai lạc.

1/ Vấn đề đầu tiên được nêu lên là tại sao cơ sở dữ liệu về virus corona do Viện Virus Học Vũ Hán duy trì, đã bị chuyển sang chế độ ngoại tuyến offline, tức là cắt rời khỏi mạng tin học, ngay từ tháng 9 năm 2019 trong khi các quan chức của viện này thì cho biết là nó chỉ bị ngắt kết nối từ lúc bắt đầu dịch, vào đầu năm 2020.

2/ Tương tự như vậy, bức thư ngỏ nêu bật khả năng cố tình xóa bỏ mọi dấu vết của cơ sở dữ liệu nổi tiếng này, với việc bài báo khoa học mô tả ngắn gọn bản chất và nội dung của dữ liệu đã bị xóa khỏi tạp chí trực tuyến Dữ Liệu Khoa Học Trung Quốc (China Science Data).

Vào tháng 12 năm 2020, báo Le Monde đã ghi nhận việc bài báo đã bị xóa, nhưng các bài khác - đều mô tả các bộ dữ liệu - vẫn có thể truy cập được. Nhưng theo các nhà khoa học đã ký bức thư ngỏ thì đến khoảng hai tháng Ba và Tư năm 2021 này, toàn bộ tạp chí đã bị xóa khỏi Internet. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự biến mất như vậy.

Hạn chế thông tin về virus RaTG13, "tiền thân" của SARS-CoV-2?

3/ Các nhà khoa học cũng cho rằng điều kiện lấy mẫu và phân tích của loại virus gần nhất với SARS-CoV-2 được biết đến cho đến nay là điều tối quan trọng. Loại virus corona từ loài dơi, tên khoa học là “RaTG13”, đã được các nhà nghiên cứu của WIV thu thập vào năm 2013 từ một mỏ bỏ hoang ở Vân Nam và được lưu giữ trong nhiều năm trong phòng thí nghiệm của họ. Các tác giả bức thư nhắc lại rằng sáu công nhân làm việc trong mỏ này, nơi có nhiều đàn dơi thường xuyên lui tới, vào năm 2012, đã bị mắc một căn bệnh với triệu chứng tương tự như Covid-19 và ba người đã chết vì bệnh đó.

Câu hỏi đặt ra là các nhà nghiên cứu Trung Quốc có thông tin gì về bệnh lý của những công nhân này gần mười năm trước đây? RaTG13 được thu thập trong điều kiện nào và trình tự gen của nó ra sao? Các mẫu sinh học của virus có còn không? Tám virus corona loại SARS-CoV khác, mà các nhà nghiên cứu của WIV xác nhận là đã lấy từ cùng một mỏ đã bị bỏ hoang ở Vân Nam, đã được giải trình tự chưa? Và đã từng là chủ đề của các thí nghiệm chưa được công bố hay không? Đây là những câu hỏi này cần phải có câu trả lời.

Quốc Hội Mỹ lên tiếng

Đối với giới khoa học, vấn đề đáng quan tâm là bản chất chính xác của công việc được tiến hành ở Viện Virus Học Vũ Hán trong những tháng gần đây vẫn chưa được biết rõ hoàn toàn. Các nghị sĩ Mỹ đang đặt những câu hỏi tương tự, và một số câu trả lời có thể được tìm thấy không phải ở Vũ Hán mà là ở Hoa Kỳ.

Theo Le Monde, cho đến gần đây, Quốc Hội Hoa Kỳ thường rất kín đáo về giả thuyết virus “xổng chuồng” sau một tai nạn trong phòng thí nghiệm. Thế nhưng, trong hai tháng Ba và Tư vừa qua, các dân biểu đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện Mỹ đã yêu cầu Viện Y Tế Quốc Gia (National Institutes of Health NIH), và EcoHealth Alliance, một tổ chức phi chính phủ của Mỹ chuyên về sức khỏe và môi trường, cung cấp các tài liệu làm sáng tỏ nội dung công việc mà giới khoa học Mỹ đã phối hợp với Viện Virus Vũ Hán để thực hiện.

Các nhà khoa học Mỹ đã hợp tác với Viện Virus Học Vũ Hán biết gì?

Theo Le Monde, kể từ năm 2008, EcoHealth Alliance đã nhận được gần 8 triệu đô la tài trợ từ NIH để thực hiện nghiên cứu về các loại virus mới ở dơi. Một phần ngân quỹ này được cho là đã được chuyển qua cho WIV để giúp các nhà khoa học Trung Quốc thu thập mẫu và tiến hành các thí nghiệm về virus corona. Công việc này đã dẫn đến việc công bố một số nghiên cứu mà hai lãnh đạo của EcoHealth Alliance, Peter Daszak và Jonathan Epstein, là đồng tác giả.

Các nhà lập pháp Mỹ đang muốn biết là các nhà khoa học Mỹ đã có quyền truy cập vào ngân hàng sinh học của WIV, nơi lưu giữ tất cả các mẫu thu thập từ dơi hay không? Các mẫu có được gửi đến Hoa Kỳ hay không? Các nhà nghiên cứu của EcoHealth Alliance có phê chuẩn các thí nghiệm hàm chưa các mối nguy hiểm hay không? Họ có lo ngại gì về sự an toàn của phòng thí nghiệm Vũ Hán không?

Đó là các câu hỏi mà các nghị sĩ Mỹ hy vọng sẽ tìm được lời giải đáp nơi MIH - vì Viện Y tế Quốc Gia Mỹ đã từng nhận được một loạt các báo cáo về nghiên cứu được EcoHealth Alliance thực hiện - và trực tiếp với các nhà khoa học tại tổ chức phi chính phủ.

Các nghị sĩ đặc biệt có ý định khôi phục thư từ giữa các bên khác nhau và các tài liệu nội bộ có khả năng cho họ thấy rõ về nghiên cứu do WIV thực hiện trên các loại virus corona gần với virus SARS-CoV-2.

Đầu trang

April 24, 2021 - baocalitoday

Tiết lộ bên trong xảy ra như thế nào khi Trump đề nghị tiêm chất khử trùng điều trị COVID-19

Một cựu phụ tá đã tiết lộ những gì đã xảy ra khi Trump lần đầu tiên đề nghị tiêm chất khử trùng để điều trị COVID-19, HuffPost đưa tin.

Olivia Troye, người từng phục vụ trong Lực lượng Đặc nhiệm Coronavirus của Tòa Bạch Ốc và cũng là nhân viên cho cựu Phó Tổng thống Mike Pence, đã chia sẻ “câu chuyện nội bộ” trong một video do Dự án Trách nhiệm Giải trình của Đảng Cộng hòa chống Trump phát hành hôm thứ Bảy.

“Chúng tôi rất sốc”, Troye nói trong clip. “Bạn có thể thấy mọi người đang nhìn quanh phòng và nói, ‘Ông ấy thực sự vừa nói vậy sao?”

Trước cuộc họp hàng ngày vào ngày 23 tháng 4 năm 2020, Troye nói rằng lực lượng đặc nhiệm đã đồng ý với Trump rằng ông nên thông báo “các biện pháp để làm chậm sự lây lan “

Tuy nhiên, Trump đã đi chệch hướng trong họp báo và thay ông nói với các phóng viên rằng virus corona chết vì tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp trong một phút, “với điều kiện chúng ta phơi cơ thể trước bức xạ cực tím mạnh hoặc đơn giản chỉ là ánh sáng mạnh”.

Trong cuộc họp, Trump nói một cách sai lầm khi gợi ý rằng tiêm chất khử trùng vào người có thể hoạt động như một phương pháp điều trị COVID-19.

“Tôi thấy chất khử trùng hạ gục virus trong một phút, một phút thôi. Và có cách nào để chúng ta làm điều tương tự bằng cách tiêm vào bên trong cơ thể hay tẩy sạch chúng không? Bởi vì virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở phổi, và lây lan số lượng lớn trên phổi. Sẽ rất thú vị khi thử tới khả năng đó. Bạn sẽ phải nhờ sự trợ giúp của các bác sỹ y khoa nhưng tôi thấy nó rất thú vị”, ông Trump nói.

Tự tiêm thuốc tẩy hoặc bất kỳ chất khử trùng nào khác không chỉ nguy hiểm , thậm chí đe dọa tính mạng mà còn không phải là phương pháp điều trị hoặc chữa khỏi coronavirus hiệu quả.

Troye giải thích lực lượng đặc nhiệm đã kinh hoàng và thất vọng như thế nào trước những bình luận. “Ông ấy đã vứt bỏ tất cả công việc mà chúng tôi đã làm. Đêm đó đã có một cuộc thảo luận về cách chúng ta giảm thiểu những người thực sự tiêm thuốc tẩy”

Sau đó trong đoạn clip, cựu phụ tá đã trích dẫn sự việc này như một bằng chứng về lý do tại sao Trump không nên tái tranh cử năm 2024 …

TH

Đầu trang

April 21, 2021 - baocalitoday

Nhà khoa học Trung Quốc chỉ trích WHO là “vô trách nhiệm”

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) đã bị chỉ trích bởi một nhà khoa học Trung Quốc, người cáo buộc Tổng giám đốc WHO là “cực kỳ vô trách nhiệm” khi nói vào tháng 3 rằng thuyết “rò rỉ phòng thí nghiệm” ở Vũ Hán cần được điều tra thêm, tờ South China Morning Post đưa tin hôm thứ Tư.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, báo cáo ngày 30 tháng 3 của WHO về chuyến thăm thực địa Vũ Hán để điều tra nguồn COVID-19 đã đặt ra những câu hỏi “cần được giải quyết bằng các nghiên cứu sâu hơn.” Ông cho biết nhóm đã gặp khó khăn trong việc truy cập dữ liệu thô và nói thêm rằng báo cáo kết luận một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm là “giả thuyết ít có khả năng xảy ra nhất.”

“Nhận xét của Tedros là cực kỳ vô trách nhiệm”, báo chí nhà nước Trung Quốc Hubei Media Group đưa tin, trích lời nhà khoa học Trung Quốc giấu tên trong nhóm quốc tế của WHO điều tra nguồn gốc của COVID-19, theo Morning Post .

“Là một cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực y tế công cộng toàn cầu, WHO lẽ ra phải thể hiện sự tôn trọng hơn đối với khoa học, và đi đầu trong việc duy trì thẩm quyền của báo cáo. Tuy nhiên, tổng giám đốc Tedros đã bỏ qua nghiên cứu công phu của các chuyên gia. và sự đồng thuận khoa học, đó không phải là quan điểm của WHO. “

Hôm thứ Tư, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin nói rằng “không có gì khó khăn trong việc thu thập dữ liệu thô” và “tất cả các bên nên tôn trọng khoa học cũng như ý kiến ​​và kết luận của các nhà khoa học.”

“Đặc biệt, đây là nơi WHO nên đóng vai trò hàng đầu”, Wenbin nói thêm.

Tedros cho biết báo cáo đã trình bày một “cái nhìn toàn diện về dữ liệu có sẵn”, nhưng để hiểu những trường hợp nhiễm COVID-19 sớm nhất, hiểu biết khoa học sẽ có lợi từ “quyền truy cập đầy đủ vào dữ liệu”, bao gồm cả quyền truy cập vào dữ liệu trên các mẫu sinh học từ ít nhất Tháng 9 năm 2019.

Ông cho biết ông hoan nghênh các khuyến nghị cho các nghiên cứu sâu hơn “để hiểu các trường hợp và cụm con người sớm nhất, theo dõi các động vật được bán tại các chợ trong và xung quanh Vũ Hán, và để hiểu rõ hơn về phạm vi vật chủ và trung gian tiềm năng của động vật.”

Tedros lưu ý rằng vai trò của các chợ động vật ở Vũ Hán vẫn chưa rõ ràng và xác nhận rằng có “sự nhiễm SARS-CoV-2 trên diện rộng ở chợ Huanan ở Vũ Hán”, theo nhóm dẫn đầu báo cáo. Không thể xác định được nguồn gây ô nhiễm.

Nhóm của WHO đã đến thăm nhiều phòng thí nghiệm ở Vũ Hán để đánh giá khả năng rò rỉ phòng thí nghiệm vi rút xâm nhập vào quần thể người, một đánh giá mà Tedros nói thêm là chưa đủ sâu rộng và cho biết ông sẵn sàng triển khai “các nhiệm vụ bổ sung liên quan đến các chuyên gia chuyên môn”, để điều tra thêm.

“Theo như WHO có liên quan, tất cả các giả thuyết vẫn còn trên bàn”, Tedros nói và lưu ý rằng nguồn của COVID-19 vẫn chưa được xác định.

Nhà khoa học giấu tên người Trung Quốc nói rằng những tuyên bố của ông có thể gây nguy hiểm cho việc truy tìm nguồn gốc của COVID-19 trong tương lai, theo Morning Post.

Nhà khoa học cho biết: “Nếu giai đoạn tiếp theo của việc truy tìm nguồn gốc vi rút toàn cầu bị đình trệ vì điều này, thì WHO cũng phải chịu trách nhiệm”.

TH

Đầu trang

Đậu Ngọc Xuân. 2021-04-20 - rfa

Trung Quốc đang thua sau cuộc chiến chống COVID

Hình minh hoạ. Vaccine phòng COVID-19 trên nền cờ Trung Quốc. Reuters

Đằng sau ánh hào quang

Bắc Kinh đã thành công trong chiến lược phong tỏa để ngăn chặn COVID-19 và đã đẩy phương Tây vào một cuộc khủng hoảng. Nhưng hiện giờ tình thế đã đảo ngược.

Trung Quốc đã ghi được những bàn thắng quyết định trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh lạnh COVID. Nước này đã áp đặt các biện pháp phong tỏa với mức độ khắt khe từng chi tiết khi buộc người dân phải ở nhà. Sau khi đã gần như hoàn toàn kiểm soát được dịch COVID-19 ở trong nước, Trung Quốc đã kích hoạt cỗ máy công nghiệp của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vọt đối với hàng hóa nội địa. Tiếp đó là một chiến thắng ngoại giao với Mỹ sau khi Tổ chức Y tế Thế giới bác bỏ giả thuyết virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Và trên hết là chiến thắng về mặt tâm lý khi Bắc Kinh hân hoan vì ngăn chặn thành công dịch bệnh COVID-19 theo cách của Trung Quốc, còn phương Tây thì ủ rũ trong tình trạng phong tỏa.

Tuy nhiên, giờ đây chiến lược vaccine tệ hại và sự phục hồi kinh tế giả tạo đang trở lại ám ảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phương Tây vốn chìm trong một năm khủng hoảng tồi tệ có thể tự hỏi: Rốt cuộc thì quyền lực của một nhà nước độc tài tập trung có cạnh tranh nổi với sự nhanh nhạy đầy sáng tạo của xã hội tư bản tự do hay không? 

Thật ngạc nhiên khi quan chức kiểm soát dịch bệnh hàng đầu của Trung Quốc đã thừa nhận vaccine ngừa COVID-19 của nước này có hiệu quả thấp. Các thử nghiệm ở nước ngoài cho thấy tỷ lệ phòng bệnh của vaccine Trung Quốc chỉ thấp ở mức 50% và nước này hiện đang xem xét khả năng kết hợp các vaccine khác nhau nhằm tăng hiệu quả. Đây là một thảm họa đối với Trung Quốc. Nước này đang kẹt trong bẫy miễn dịch COVID-19 không bền vững và chỉ có thể kiểm soát dịch bằng cách đóng cửa biên giới với hầu hết người nước ngoài và hạn chế du lịch trong nước. Bắc Kinh có thể bị bỏ lại phía sau trong vòng vài tháng tới, khi các đối thủ phương Tây đạt được miễn dịch cộng đồng và mở cửa trở lại hoạt động kinh tế toàn cầu.

Về điểm này, ngay cả giới bình luận Trung Quốc cũng tỏ ra rất thẳng thắn. Các nhà dịch tễ học Trung Quốc đã cảnh báo trên truyền hình rằng tỷ lệ phòng bệnh của vaccine Trung Quốc không đủ để nước này đạt được miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021, chứ đừng nói là đến cuối mùa Hè này. Các chuyên mục bình luận trên báo chí Trung Quốc, vốn phê phán “những tham vọng thối nát” của các lực lượng chống Trung Quốc, giờ đây lại phân tích những tiến bộ của Anh, Israel và Mỹ với sự nể phục đúng mực.

Hình minh hoạ. Vaccine chống COVID-19 của hãng AstraZeneca. Reuters

Tuy nhiên, vaccine không phải là vấn đề duy nhất đe dọa lợi thế của Trung Quốc. Bắt đầu rộ lên những nghi ngờ về sự phục hồi kinh tế thần kỳ của Bắc Kinh. Theo dự báo gần đây của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), trong khi các nền kinh tế phương Tây gần như hoàn toàn tránh được những hậu quả lâu dài do đại dịch COVID-19 gây nên và GDP của Mỹ vào năm 2024 thậm chí sẽ cao hơn so với dự đoán trước đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ bị cắt giảm thêm 1,59% so với dự đoán trước đại dịch. Điều này cho thấy những hạn chế của mô hình Trung Quốc đang theo đuổi, trong đó ưu tiên tham vọng hơn phát minh, giữ thể diện hơn đặt nền tảng, và mở rộng quy mô hơn nâng cao chất lượng. Có lẽ, Trung Quốc đã đánh mất bản sắc của chính mình trong sự lạc hậu của đất nước vào thế kỷ XX. Nền văn minh khai phá đã tự “đổi mới” bằng cách trở thành cường quốc chuyên đánh cắp mà không thể sáng tạo. Hóa ra, đây lại trở thành một hạn chế trong đại dịch.

Ngành công nghiệp sinh dược Trung Quốc có quy mô nhỏ và còn yếu kém vì không thể phát triển mạnh trong lĩnh vực khoa học tiên tiến chỉ bằng cách sao chép rập khuôn các đối thủ (không giống như đối với điện thoại thông minh và pin Mặt Trời). Bắc Kinh đã phải dựa vào công nghệ lạc hậu để sản xuất ra loại vaccine không chỉ kém hiệu quả hơn so với các loại tương đương của phương Tây mà còn đắt hơn. Vaccine Sinovac có giá 30 USD/liều, so với giá 3 USD của AstraZeneca. Nhà nước Trung Quốc trợ cấp cho việc sản xuất vaccine thông qua quá trình mua sắm tập trung quá mức. Sự tăng trưởng khiêm tốn nhất trên toàn cầu của ngành dược phẩm Trung Quốc trong những năm gần đây bị sa lầy trong các vụ bê bối tham nhũng và việc thu hồi hàng trăm nghìn loại vaccine. Chính trong bối cảnh khó khăn này, các công ty Trung Quốc đã lao vào sản xuất vaccine ngừa COVID-19 cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Là nơi virus SARS-CoV-2 xuất hiện và từ đó lây lan ra thế giới, Bắc Kinh đã hy vọng sẽ khôi phục hình ảnh của mình thông qua ngoại giao vaccine. Nhưng chiến lược này có thể sắp phản tác dụng.

Phương Tây cũng không hoàn hảo. Các vấn đề của vaccine AstraZeneca cho thấy việc phát triển và triển khai một loại vaccine hiệu quả cao và rẻ tiền là một thách thức. Sự hợp tác gần đây của công ty Anh-Thụy Điển này với các cơ quan quản lý của Mỹ cũng cho thấy các "ông lớn" dược phẩm phương Tây (Western Big Pharma) cũng không tránh khỏi những chỉ trích chính đáng về minh bạch dữ liệu. Dù vậy, thực tế cho thấy các công ty dược hoạt động vì lợi nhuận này đã sử dụng COVID-19 như một cơ hội để quảng bá cho bản thân, thay vì cho lợi ích lớn hơn của quốc gia. Với danh tiếng của mình, họ đã nhắm đến việc phát triển các loại vaccine có hiệu quả càng nhanh càng tốt, thay vì có hiệu quả theo yêu cầu.

Lộ trình phát triển kinh tế của Trung Quốc thời hậu COVID cũng cần sự giám sát tương tự. Tỷ lệ nợ công trầm trọng của này nước, vốn đã trở nên tồi tệ hơn do các khoản chi không kiểm soát nhằm phục hồi kinh tế khu vực công, có thể không bền vững như các nhà kinh tế Trung Quốc tuyên bố. Các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp nhà nước song hoạt động èo uột đã không thể cạnh tranh nổi với “động lực khởi nghiệp và đổi mới hàng loạt” của nền kinh tế. Thất bại của “mô hình phát triển mới” của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm giải phóng tiêu dùng trong nước dường như đã được định trước, vì mô hình này phụ thuộc vào việc phân phối quyền lực tài chính thực sự cho các công dân bình thường. Sau khi đưa hàng trăm triệu nông dân từ đồng ruộng vào nhà máy, Trung Quốc đã cạn kiệt nguồn lao động giá rẻ do dân số bắt đầu già đi nhanh chóng.

Để giải quyết những vấn đề lớn dài hạn này, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần tự do hóa và mở cửa. Thay vào đó, Tập Cận Bình lại tăng cường xây dựng một siêu nhà nước chuyên chế biệt lập. Trong khi đó, các công ty châu Âu và Mỹ được thiết lập để thúc đẩy phục hồi. Môi trường tư bản năng động hơn đã buộc họ phải thích ứng với một thế giới mới thời kỳ hậu COVID-19, giảm chi phí và thay đổi mô hình kinh doanh theo yêu cầu.

Có thể học được nhiều điều từ các giá trị của Trung Quốc như ham muốn, năng lượng và đầu tư của nước này trong tương lai, thay vì những giá trị hiện tại. Và ngược lại, nếu Trung Quốc không học được từ phương Tây rằng tự do là điều cốt yếu để phát triển, thì nước này có thể sẽ chỉ trở thành một cường quốc chết yểu.

Việt Nam có khác gì?

Những vấn đề của Trung Quốc cũng là những vấn đề đối với Việt Nam, có khác chỉ là quy mô. Trong bài phát biểu đầu tiên trước chính phủ, tân Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính có nhắc tới việc chống dịch, tuy nhiên một vấn đề quan trọng là vaccine ở đâu thì chưa có câu trả lời rõ ràng. Ngày 31/3, báo chí Việt Nam đã đưa tin Bộ trưởng Bộ y tế Việt Nam đã phải “năn nỉ” phía Trung Quốc giúp đỡ vaccine (1). Nhưng với chất lượng của vaccine từ Trung Quốc như đã phân tích ở trên thì Trung Quốc “ốc còn chưa mang nổi mình ốc, thì sao còn đóng cọc cho rêu” được.

Hình minh hoạ. Tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam. Reuters

Báo chí Việt Nam đăng lại các phát biểu “chính thống” nói Việt Nam đã đạt được những thành tích kỳ diệu về kinh tế, cho dù COVID -19 hoành hành. Tuy nhiên, còn những góc khuất mà ít người nhìn thấy trong bức tranh kinh tế Việt Nam.

Chỉ tính trong quý I/2021, đã có 40,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 15,6%, cao hơn so với 29,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới (2). Số giải thể cao hơn số thành lập là điều đáng phải suy nghĩ.

Theo UNIDO (Tổ chức Phát triển Công nghiệp của LHQ) thì một quốc gia được xếp hạng là “nền kinh tế công nghiệp mới nổi” khi quốc gia đó đã có những thành tựu đáng kể về công nghiệp hóa và GDP bình quân đầu người từ khoảng 10.000 USD đến 20.000 USD. Theo nhận xét của một phóng viên chuyên về kinh tế đăng trên Facebook cá nhân của anh ta thì với GDP bình quân đầu người khoảng 2.750 USD năm 2020 và tăng trưởng bình quân 5,9% trong thập kỷ qua, Việt Nam phải mất cả chục năm nữa, nếu không bị vướng vào bẫy thu nhập trung bình, để vượt qua tình trạng “nền kinh tế đang phát triển” và trở thành “nền kinh tế công nghiệp mới nổi”.

Theo GSO, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới.

Có tới 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng thuộc thế hệ những năm 1960-1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang. Tỷ lệ máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu; tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 20% trong khi tiêu chí để đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trên 60% công nghệ mới.

Có lẽ, Việt Nam cần một cuộc cải cách thực sự để có thể phát triển, chứ như hiện nay các con số “ảo” vẫn làm nức lòng các lãnh đạo, nhưng đời sống người dân càng ngày càng gặp nhiều khó khăn chồng chất. Và hơn hết, việc tạo dựng môi trường tự do để có thể tận dụng các nguồn lực cho phát triển là một yêu cầu cấp bách vào lúc này.

Tin, bài liên quan

Đầu trang

14/04/2021 - RFI

Chuyên gia thú nhận kém hiệu quả, ‘ngoại giao vac-xin’Trung Quốc choáng váng

Vac-xin Sinopharm của Trung Quốc tại một phòng mạch ở Hungary. Tuy đạt tỉ lệ chủng ngừa đến 30%, mỗi ngày tại Hungary vẫn có khoảng 250 người chết vì Covid. AP - Istvan Filep

Hồ sơ chính của Le Monde hôm nay được dành cho chủ đề « ngoại giao vac-xin » Trung Quốc đang khốn đốn vì bị tiết lộ kém hiệu quả. Từ cuối năm 2020, Bắc Kinh cung cấp vac-xin cho nhiều nước để gây ảnh hưởng, tuy sản phẩm Trung Quốc chưa hề được công nhận. Tại các nước dựa vào vac-xin Trung Quốc để chống Covid, con virus tiếp tục hoành hành.

Đại dịch Covid chiếm nhiều trang báo hôm nay : La Croix chạy tựa « Một cách nhìn khác về đại dịch », Le Figaro nói về « Các điều kiện để ra khỏi khủng hoảng. Trong bài « Ngoại giao vac-xin Trung Quốc bị tấn công từ phía sau », Le Monde nhận xét, khi tuyên bố hôm 10/04 là vac-xin của Sinopharm và Sinovac hiệu quả không cao, ông Cao Phú (Gao Fu), giám đốc trung tâm phòng chống dịch đã khiến nhiều tháng trời nỗ lực của ngoại giao Trung Quốc trở thành công cốc.

Vac-xin : Đã có Trung Quốc lo cho « cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh »

Trong khi Hoa Kỳ hạn chế xuất khẩu Pfizer, châu Âu và Anh tranh cãi về AstraZeneca, Bắc Kinh phân phối vac-xin cho vài chục nước kể cả ở châu Âu. Phương Tây chỉ nghĩ về mình ? May thay, đã có Trung Quốc lo cho « cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh », coi vac-xin là « tài sản chung của thế giới ».

Ai cũng biết rằng vac-xin Trung Quốc chưa hề được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chứng nhận, cũng không được tạp chí khoa học nào công nhận. Thế nhưng đứng trước dịch bệnh, nhiều nhà lãnh đạo coi đây là lối thoát. Vương Nghị hôm 12/04 khoe đã cung cấp cho trên 160 nước và tổ chức quốc tế.

Lời thú nhận của nhà khoa học Trung Quốc có ảnh hưởng thế nào ? Vấn đề nóng bỏng đến nỗi hôm thứ Hai 12/04, video này không còn tìm thấy được trên mạng xã hội Trung Quốc mà ngược lại, tối Chủ nhật 11/04, Cao Phú nói với Hoàn Cầu Thời Báo là phát biểu của ông đã bị hiểu sai, ông không nói về hiệu quả của vac-xin Trung Quốc mà là nói chung các loại vac-xin. Tuy vậy, tờ báo Hồng Kông South China Morning Post khẳng định, giáo sư Cao Phú hôm đó cho biết đang xem xét hai khả năng để « giải quyết vấn đề vac-xin Trung Quốc kém hiệu quả » : gia tăng liều lượng đồng thời kéo dài thời gian giữa hai mũi chích, thậm chí tăng số lượt chích ; hoặc pha trộn các vac-xin dùng công nghệ khác nhau.

Nếu phải chích ba mũi, các nước nhập vac-xin Trung Quốc sẽ phải chi ra nhiều hơn và có nguy cơ lượng cung không đáp ứng nhu cầu. Các Nhà nước sẽ quay lại kiện Bắc Kinh ? Theo giáo sư Jean-Pierre Cabestan ở Hồng Kông, thật ra họ không có nhiều chọn lựa, khi Pfizer không mua được, AstraZeneca có khuyết điểm, Sputnik sản xuất ít, Ấn Độ nay giữ lại vac-xin cho mình, còn chương trình Covax tiến rất chậm. Khó thể bỏ qua Trung Quốc, nhưng nay tính khả tín đã bị lung lay.

Sĩ diện, Bắc Kinh không muốn nhìn nhận hạn chế về khoa học

Dù hậu quả về ngoại giao không quá trầm trọng đi nữa, nhưng lời thú nhận của giáo sư Cao Phú đã để lộ một vấn đề khác, đó là năng lực khoa học của Trung Quốc, mà theo chuyên gia Cabestan, điều này chứng tỏ trong nhiều lãnh vực Bắc Kinh không nằm trong top đầu. Nhất là ông Cao đã ca ngợi các loại vac-xin ARN thông tin, cho rằng công nghệ này mang lại khả năng « vô giới hạn » cho ngành y. Trong khi cho đến nay tại Hoa lục vẫn tỏ ra nghi ngờ, Hoàn Cầu Thời Báo hồi tháng Giêng còn tìm cách gán trách nhiệm cho Pfizer về số trường hợp tử vong ở Na Uy.

Theo Le Monde, trong năm kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc, vấn đề thể diện là quan trọng. Tập Cận Bình luôn nhấn mạnh đến tính ưu việt của « chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa », nên tuy vac-xin Pfizer rõ ràng hiệu quả hơn rất nhiều, Bắc Kinh không hề công nhận mà tiếp tục « ngoại giao chiến lang », tố cáo phương Tây bóp méo tuyên bố của giáo sư Cao Phú.

Nhưng phía sau cánh cửa đóng kín, có thể có những tiếng nói phản biện dù hiếm hoi, và Bắc Kinh sẽ cố gắng rút ngắn khoảng cách. Tờ báo lưu ý là đặc sứ phụ trách vấn đề môi trường của Mỹ, ông John Kerry sắp tới sẽ đến Trung Quốc. Như vậy Bắc Kinh sẵn sàng đón tiếp một quan chức Mỹ mà không áp đặt cách ly, mặc nhiên nhìn nhận rằng một thành viên chính quyền Biden đã được tiêm chủng bằng Pfizer không thể lây nhiễm.

Vac-xin Trung Quốc không giúp giảm Covid tại Hung, Thổ, Brazil

Về phía các nước dùng vac-xin Trung Quốc, Le Monde cho biết Hungary tuy đạt tỉ lệ tiêm chủng trên 30% nhưng lại nằm trong số những nước có tỉ lệ tử vong nhiều nhất châu Âu : mỗi ngày có khoảng 250 nạn nhân thiệt mạng vì con virus corona từ Vũ Hán.

Thủ tướng Victor Orban, người đã quyết định dùng vac-xin Sinopharm của Trung Quốc và Sputnik của Nga dù chưa được Bruxelles cho phép, vẫn khoe rằng đã cứu được nhiều mạng người nhờ « vac-xin phương đông ». Báo chí Hungary do chính quyền kiểm soát chỉ trích sự « tấn công » của cánh tả, việc tiêm chủng bằng vac-xin Sinopharm vẫn tiếp tục tại đất nước 10 triệu dân. Bên cạnh hiệu quả kém, còn có những hoài nghi về việc chính quyền hợp đồng mua 5 triệu liều vac-xin Trung Quốc thông qua một công ty bí ẩn hạng trung không hề có kinh nghiệm trong lãnh vực này, với cái giá lên đến 30 đô la một liều, cao hơn tất cả các loại vac-xin cạnh tranh !

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhờ vac-xin CoronaVac do Trung Quốc sản xuất, đã có 18,7 triệu người được chích ngừa. Tuy nhiên chiến dịch tiêm chủng nay đang giậm chân tại chỗ vì 50 triệu liều tiếp theo mà Bắc Kinh đã hứa vẫn chưa thấy đâu. Người ta nghi ngờ Trung Quốc làm áp lực để đòi Ankara phải cho dẫn độ các nhà hoạt động Duy Ngô Nhĩ đang tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong lúc đó số trường hợp mới bị lây nhiễm hàng ngày hôm thứ Hai 12/04 đã lên đế mức kỷ lục là 54.562 ca, cao chưa từng thấy kể từ đầu đại dịch. Hồi đầu tháng Ba, con số này chỉ khoảng 10.000 ca dương tính/ngày, như vậy đã tăng lên gấp 5 lần, nhiều phòng mổ phải chuyển đổi thành phòng hồi sức bệnh nhân Covid nhưng vẫn không đủ. Đã có đến 58/81 tỉnh bị xếp ở mức báo động đỏ, trong đó có hai thành phố lớn nhất nước là Istanbul và Ankara. Chính phủ đành phải siết thêm phong tỏa ngay trong mùa chay Ramadan.

Còn tại Brazil đang chao đảo vì đại dịch, việc sử dụng CoronaVac do Viện nghiên cứu Butantan ở Sao Paulo hợp tác sản xuất với tập đoàn Sinovac Trung Quốc nay mang màu sắc chính trị. Đây là loại vac-xin được dùng phổ biến nhất ở Brazil. Tuy số tử vong nơi người trên 85 tuổi có giảm, nhưng số bệnh nhân nặng dưới 40 tuổi giờ đây chiếm đến 52% ở khoa hồi sức, thay vì trước đây là 14,6%. Thị trưởng thành phố Araraquara thuộc bang Sao Paulo đã can đảm đi ngược lại chính sách thả lỏng của tổng thống, dù bị dọa giết : không trông cậy vào vac-xin Trung Quốc mà áp đặt phong tỏa nghiêm ngặt đến cuối tháng Hai. Kết quả là tỉ lệ tử vong giảm đến 60%.

« Mỗi ngày một chiếc Boeing bị rơi »

Cũng về đại dịch nhưng tại Pháp, bài xã luận của La Croix nhắc lại câu nói của một bác sĩ trên truyền hình để làm tựa đề « Người ta chấp nhận một chiếc Boeing bị rơi mỗi ngày » : con virus corona mỗi ngày cướp đi hàng trăm mạng sống ở Pháp. Khi mà đã có 100.000 người chết vì Covid và trên toàn thế giới là 3 triệu, phải chăng chúng ta đã trở nên vô cảm trước cái chết ?

Le Figaro đề nghị bốn vấn đề cần theo dõi để chuẩn bị giải tỏa mà không gặp quá nhiều rủi ro. Trước hết, đánh giá xem việc phong tỏa có hiệu quả hay không ? Tỉ lệ lây nhiễm R cần phải được kéo xuống mức 0,7 như trong hai đợt đầu để chương trình tiêm chủng có thể giúp dỡ bỏ một số hạn chế. Thứ hai, những người dễ tổn thương nhất liệu đã được vac-xin bảo vệ ? Theo Viện Pasteur, cần phải chích ngừa cho 90% số người trên 65 tuổi mới có thể ngăn được sự bùng nổ các ca nặng.

Kế đến, đã kiểm soát được các biến thể virus hay chưa ? Theo con số mới nhất của cơ quan y tế, biến chủng Anh chiếm 82% trong số các mẫu thử, còn biến chủng Nam Phi chiếm 4,2%. Cần phải giảm tối đa việc các biến chủng virus xâm nhập vào lãnh thổ Pháp qua việc kiểm soát thật chặt khách nhập cảnh. Từ hôm qua Paris đã cho ngưng các chuyến bay đến Brazil.

Cuối cùng, liệu thời tiết mùa xuân có làm con virus lây lan chậm hơn so với mùa đông, như cúm mùa hay không ? Dù vẫn chưa hiểu được cơ chế, nhưng một số yếu tố có thể ảnh hưởng. Chẳng hạn người ta ra ngoài nhiều hơn khi trời đẹp nên thông khí hơn, virus dễ tổn thương hơn trước tia cực tím, màng nhầy ở mũi ít bị ảnh hưởng vì trời lạnh, các giọt bắn tồn tại ngắn hơn trong không khí…Tuy nhiên không thể vì vậy mà quên đi các biện pháp vệ sinh căn bản, đặt tất cả hy vọng vào sự rộng lượng của ông trời.

NATO trước thử thách khủng hoảng Ukraina

Chuyển sang vấn đề địa chính trị : Liên minh Bắc Đại Tây Dương đang đứng trước thách thức của cuộc khủng hoảng Ukraina. Theo phân tích của tác giả Nicolas Barotte trên Le Figaro, xung đột đã kéo dài bảy năm qua ở ngay cửa ngõ châu Âu, nhưng NATO vẫn chưa có giải pháp, trong khi đây là vấn đề lớn cho ảnh hưởng của tổ chức này.

Ba tháng sau khi Joe Biden bước vào Nhà Trắng, dường như Vladimir Putin một lần nữa quyết định trắc nghiệm năng lực hành động của NATO. Từ sau vụ Nga xâm chiếm Crimée năm 2014, NATO vẫn để cho ngoại giao Đức, Pháp và OSCE xử lý tình hình. Nhưng ở biên giới Ukraina, ngưng bắn từ tháng 7/2020 đã nhường chỗ cho vũ lực : có đến 80.000 quân Nga tập trung gần Donbass. NATO sẽ phải định ra một chiến lược, một lằn ranh đỏ, lý do tồn tại của liên minh.

Khi nói về Montenegro, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã dám phá vỡ một điều cấm kỵ xưa nay khi đặt câu hỏi, nước nào trong liên minh sẽ sẵn sàng gởi quân đi cứu giúp quốc gia nhỏ bé ở vùng Balkan ? Câu hỏi này nay lại đặt ra đối với Ukraina.

Theo tác giả, Nga chơi trò hỏa mù trong lúc che giấu sự yếu kém của mình. Nói về thế mạnh quân sự, NATO thừa sức răn đe các chiêu trò của Matxcơva, và Nga sẽ thiệt hại nặng nếu xảy ra xung đột. Nhưng Putin hy vọng lợi dụng được điểm yếu của phương Tây, đó là sự chia rẽ. Ba mươi Nhà nước thành viên liệu có đứng chung trong một mặt trận ? Câu trả lời về việc có cảnh cáo Matxcơva hay không, trước hết dành cho nước đứng đầu là Mỹ. Hôm qua Biden đã đề nghị đồng nhiệm Nga gặp gỡ tại một nước thứ ba. NATO, như vậy còn là một sức mạnh ngoại giao.

Poseidon, ngư lôi nguyên tử tự hành của Nga có uy lực đến đâu ?

Cũng liên quan đến năng lực quân sự của Matxcơva, Le Figaro nói về « Poseidon, ngư lôi Nga tạo ra những đợt sóng thần ». Loại vũ khí nguyên tử đang trong giai đoạn thử nghiệm này nhắm vào vùng duyên hải nước Mỹ.

Trong lúc tiếng giày đinh ầm vang ở biên giới Ukraina, trên mặt nước và dưới lòng biển, Nga theo đuổi chính sách « ngoại giao kim loại nặng » - theo nhà nghiên cứu Anh Mark Galeotti. Tuần trước, một nguồn tin từ kỹ nghệ quốc phòng Nga cho biết tàu ngầm nguyên tử Belgorod sẽ được triển khai trong hạm đội Thái Bình Dương. Chiếc Belgorod mang theo ngư lôi hạt nhân Poseidon 2M39 (CIA gọi là Kanyon).

Poseidon là một loại tàu ngầm tự hành dài 24 mét, có vận tốc 185 km/h ở độ sâu 1.000 mét, trang bị một đầu đạn nguyên tử mạnh gấp 100 lần quả bom đã thả xuống Hiroshima. Ngư lôi này được cho là có thể tự vận hành 10.000 kilomet, các trung tâm đô thị lớn của Mỹ như New York hay các căn cứ hải quân như Norfolk ở Virginia có thể là mục tiêu. Poseidon được tiết lộ hồi tháng 11/2015 do kênh truyền hình NTV vô tình hoặc cố ý chiếu cảnh một tướng Nga trong cuộc họp ở Sotchi cầm trong tay bản vẽ ngư lôi.

Tuy nhiên các chuyên gia vẫn hoài nghi về phương diện kỹ thuật lẫn việc sử dụng. Nếu cho chạy với vận tốc tối đa, Poseidon có thể bị tất cả các loại thiết bị dò siêu âm phát hiện và bị phá hủy trước khi đạt đến mục tiêu. Còn nếu âm thầm chạy rất chậm dưới lòng biển sâu Bắc Đại Tây Dương, sẽ mất nhiều ngày mới đến nơi, khó thể « tiên hạ thủ vi cường ».

Đầu trang

11/04/2021 - RFI

Trung Quốc thừa nhận vac-xin bào chế trong nước kém hiệu quả hơn vac-xin công nghệ ARN

Ông Cao Phúc (Gao Fu), giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, phát biểu tại Hội thảo về Vac-xin và Y tế tổ chức tại Thành Đô (Chengdu), tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 10/04/2021. AP

Một quan chức Y Tế cấp cao của Trung Quốc thừa nhận các loại vac-xin ngừa virus corona do nước này bào chế đạt hiệu quả không cao như vac-xin thế hệ mới theo công nghệ ARN thông tin. Tại một hội thảo ngày 10/04/2021 ở Thành Đô (phía tây Trung Quốc), giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã đề cập đến một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của vac-xin Trung Quốc.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết :

« Nhà chức trách Trung Quốc công khai thừa nhận điều mà nhiều phòng nghiên cứu đối tác ở nước ngoài đã nói : Các loại vac-xin bất hoạt của Trung Quốc, vốn dĩ sử dụng virus đã chết để kích hoạt hệ thống miễn dịch, có khả năng bảo vệ người được tiêm ngừa kém hơn so với vac-xin công nghệ ARN thông tin, được bào chế dựa trên công nghệ di truyền tiên tiến.

Tại Brazil, một viện y sinh ở São Paulo từng xác định vac-xin Sinovac của Trung Quốc chỉ đạt hiệu quả ở mức trên 50%. Còn theo một nghiên cứu của giới đại học ở Chilê, thậm chí loại vac-xin này còn hầu như không phát huy kết quả sau liều tiêm đầu tiên : hiệu quả chỉ đạt 3%. Ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, một số bệnh viện phải tiêm tới ba liều vac-xin Sinopharm cho các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

Tạm thời, Trung Quốc không khuyến nghị dùng nhiều loại vac-xin hay để ngừa các biến chủng SARS Cov-2. Nhưng điều này có thể sẽ thay đổi. Ông Cao Phúc (Gao Fu), giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, giải thích là có hai giải pháp đang được nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề về tính hiệu quả của các vac-xin hiện có. Giải pháp đầu tiên là điều chỉnh khoảng cách giữa hai lần tiêm - hiện tại hai liều được tiêm cách nhau 6 tháng - hoặc tăng số lần tiêm ngừa. Giải pháp thứ hai có thể là kết hợp các loại vac-xin. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tăng cường nghiên cứu về những loại vac-xin có khả năng ngừa virus tốt hơn.

Những tuyên bố này của giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc đã khiến nhiều người chú ý, vì có thể dẫn đến việc lùi ngày mở cửa biên giới quốc gia rộng lớn này, nơi đã trở thành một hòn đảo biệt lập do áp dụng các biện pháp dịch tễ nghiêm ngặt về nhập cảnh. Mục tiêu của chính quyền là đạt 80% miễn dịch cộng đồng trước khi diễn ra Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022 ».

Trong khi đó, Reuters cho biết cũng tại Thành Đô, ông Trịnh Trọng Vĩ (Zheng Zhongwei), người đứng đầu nhóm điều phối các dự án phát triển vac-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc cho biết từ nay đến cuối năm 2021 nước này có khả năng sản xuất được 3 tỷ liều vac-xin, đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Mới đây Bắc Kinh cho biết tính từ tháng Hai, sản xuất vac-xin đã tăng gấp 3. Đến cuối tháng 3/2021, các hãng dược phẩm Trung Quốc sản xuất được 5 triệu liều/ngày.

Đầu trang