WASHINGTON, DC (NV) – Quyết định vào phút chót của cựu Tổng Thống Donald Trump về việc tiếp tục để Secret Service (Sở Mật Vụ) bảo vệ các người con trưởng thành của ông thêm sáu tháng đã tiêu tốn công quỹ ít nhất là $140,000 trong 30 ngày đầu tiên sau khi ông rời khỏi Tòa Bạch Ốc.
Số tiền nêu trên chỉ là một phần so với chi phí thật sự, theo bản tin tạp chí Forbes loan ngày Thứ Tư, 5 Tháng Năm.
Các người con đã trưởng thành của ông Donald Trump. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images) |
Theo hồ sơ do Citizens For Responsibility and Ethics (CREW), một cơ quan giám sát phi đảng phái có trụ sở Washington, Sở Mật Vụ đã chi hơn $52,000 chi phí vận chuyển và gần $90,000 tiền khách sạn cho các nhân viên bảo vệ các con trưởng thành của ông Trump trong một số chuyến đi.
Tính trung bình công quỹ trả ít nhất khoảng $4,699/ngày trong việc bảo vệ các con ông Trump.
Tuy nhiên, Sở Mật Vụ không kê khai chi tiết mà chắc chắn gây tranh cãi đó là bao nhiêu trong số tiền mắc mỏ này được trả cho các khách sạn của cựu tổng thống, khi các người con của ông Trump thường xuyên ở tại các khách sạn của công ty gia đình.
Các nhân viên Sở Mật Vụ Mỹ là những chuyên gia bảo vệ an ninh giỏi nhất thế giới, sự phục vụ của họ cho gia đình ông Trump là hoàn toàn miễn phí.
Việc thuê mướn một đội ngũ bảo vệ an ninh tầm cỡ như thế là một gánh nặng tài chánh nặng nề ngay cả cho gia đình giàu có như nhà Trump.
Công quỹ phải trả rất nặng trong việc bảo vệ các người con ông Trump, đặc biệt họ có lối sống thượng lưu và thường xuyên du lịch.
Sau khi ông Trump mãn nhiệm, hai vợ chồng Ivanka Trump và Jared Kushner đi nghỉ 10 ngày tại Salt Lake City, Utah. Chỉ riêng khoản tiền khách sạn cho các nhân viên bảo vệ đi theo đã là $62,599.39.
Năm ngoái, nhật báo The Washington Post đệ đơn kiện để có hồ sơ cho thấy công quỹ trả cho các khách sạn của cựu tổng thống ít nhất là $1.1 triệu trong thời gian ông tại nhiệm.
Trung bình hệ thống khách sạn của ông Trump tính tiền Sở Mật Vụ khoảng $650/phòng/đêm.
“Ngay cả khi rời khỏi chức vụ, việc cựu tổng thống gia hạn thêm sáu tháng bảo vệ các người con đã trưởng thành, tiền công quỹ vẫn tiếp tục chảy vào túi tiền của các công ty ông Trump,” nhận xét của tổ chức CREW. (MPL) [qd]
(CNN) – Dân biểu Wyoming Liz Cheney , đảng viên Đảng Cộng hòa số 3 tại Hạ viện, đã công khai bác bỏ cáo buộc sai lầm gần đây nhất của cựu Tổng thống Donald Trump rằng ông sẽ thắng cuộc bầu cử năm 2020 nếu không vì phiếu bầu “gian lận”
Cheney đã nhiều lần bác bỏ những khẳng định vô căn cứ của Trump rằng đã có gian lận trên diện rộng trong cuộc bầu cử năm 2020. Cô là một trong 10 đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu để luận tội cựu tổng thống về tội “kích động nổi dậy” sau vụ bạo loạn chết người tại Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1.
“Cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 không bị đánh cắp,” Cheney đã tweet vào thứ Hai. “Bất cứ ai tuyên bố điều đó đang truyền bá LỜI NÓI DỐI TRẮNG TRỢN, quay lưng lại với nhà nước pháp quyền và đầu độc hệ thống dân chủ của chúng ta.”
Những lời chỉ trích thẳng thắn của Cheney đối với Trump đã khiến một số thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện cáo buộc bà đã chia rẽ hội nghị và sao lãng khỏi các mục tiêu của đảng. Một số người gần đây đã cảnh báo rằng Cheney có thể phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu để loại bỏ cô ấy khỏi vị trí trong Đảng Cộng hòa Hạ viện trong vai trò lãnh đạo. Trước đó, Cheney đã bị bỏ phiếu để loại bà ra khỏi chức vụ nhưng không thành công vào đầu năm nay.
Vào tháng 1, một đám đông ủng hộ Trump đã xông vào Điện Capitol trong một nỗ lực nhằm lật ngược cuộc bầu cử năm 2020 khi Quốc hội chứng nhận cuộc bỏ phiếu. Cheney đổ lỗi trực tiếp cho cuộc bạo loạn – và cái chết của 5 người – cho Trump, nói rằng ông đã “triệu tập”, “tập hợp” và “thắp lên ngọn lửa của cuộc tấn công này”.
Lá phiếu của Cheney để luận tội Trump đã gây ra phản ứng dữ dội trong hội nghị đảng Cộng hòa tại Hạ viện và ở Wyoming, mà Trump đã giành chiến thắng vào năm 2020 với gần 70% phiếu bầu, nhiều nhất so với bất kỳ bang nào trong nước. Cheney cũng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích sau khi chào hỏi thân thiện với Tổng thống Joe Biden vào tuần trước
Tuần trước, Chủ tịch thiểu số Hạ viện Kevin McCarthy đã được hỏi liệu Cheney có còn phù hợp với vị trí lãnh đạo hay không. Ông ta từ chối xác nhận cô ấy, thay vào đó nói rằng tương lai của Cheney sẽ do hội nghị quyết định . Một số thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện ủng hộ Cheney ở lại vị trí lãnh đạo của đã nói với CNN rằng hội nghị có thể bỏ phiếu một lần nữa để phế truất cô
TH
Một người đàn ông 70 tuổi ở Pennsylvania đã nhận tội bỏ phiếu bất hợp pháp cho cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2020 và bị kết án 5 năm quản chế vào thứ Sáu.
Bruce Bartman, ở Delaware County, Pennsylvania, thừa nhận đã bỏ phiếu bất hợp pháp với tên người mẹ đã chết của mình và nói với tòa án hôm thứ Sáu rằng đó là một “sai lầm ngu ngốc”.
“Tôi đã bị cô lập vào năm ngoái trong tình trạng bị nhốt”, Bartman nói với Thẩm phán George Pagano của Tòa án Common Pleas, theo Philadelphia Inquirer. “Tôi đã nghe tuyên truyền quá nhiều và đã phạm một sai lầm ngu ngốc.”
Bartman đã nhận hai tội danh khai man và một tội danh bỏ phiếu bất hợp pháp sau khi các nhà điều tra phát hiện ra rằng ông đã sử dụng bằng lái xe của người mẹ đã chết của mình để ghi danh bầu cử trực tuyến cho bà và điền tên bà vào một lá phiếu vắng mặt.
Vào thời điểm bỏ phiếu, mẹ của anh, Elizabeth Bartman, đã qua đời được 12 năm, Philly Voice đưa tin.
Bartman cũng cố gắng làm điều tương tự cho mẹ vợ đã qua đời của mình, Elizabeth Weihman, sử dụng số An sinh xã hội của bà. Tuy nhiên, ông đã không bỏ phiếu cho Weihman.
Hệ thống bỏ phiếu của bang đã gắn cờ ghi danh của Elizabeth Bartman sau khi thông báo rằng cô đã chết được vài năm, nhưng Bartman đã ký và gửi lại một lá thư khẳng định cô vẫn còn sống, tờ Inquirer đưa tin. Các cuộc điều tra dần dần hé lộ rằng Bartman đã thực hiện hành vi gian lận cử tri thành công sau khi một tin đồn lan truyền trên mạng xã hội và một đơn khiếu nại chính thức được đưa lên Hội đồng bầu cử của quận.
Hôm thứ Sáu, Bartman thừa nhận rằng ông đã ghi danh cho cả hai phụ nữ đã qua đời là đảng viên Đảng Cộng hòa vào tháng 8 và xin lỗi về hành động của mình. Luật sư của ông, Samuel Stretton đã lặp lại lời xin lỗi trước tòa, và gọi các hành động này là “một sai lầm chính trị và rất ngu ngốc.”
Thay vì tuyên án tù cho ông ất, Pagano đã kết án Bartman 5 năm quản chế, tước quyền bỏ phiếu của anh ta trong một cuộc bầu cử trong 4 năm và khiến anh ta không đủ điều kiện để phục vụ nghĩa vụ bồi thẩm đoàn.
Bartman là một trong ba người đàn ông ở Pennsylvania bị buộc tội gian lận cử tri bằng cách bỏ phiếu bất hợp pháp cho Trump. Hai người khác, Ralph Thurman ở Hạt Chester và Richard Lynn ở Hạt Luzerne, đang chờ xử lý các vụ án hình sự, theo Inquirer.
Trong khi đó, Trump tiếp tục đưa ra câu chuyện sai lệch rằng cuộc bầu cử đã bị “đánh cắp” khỏi tay ông do hành vi gian lận cử tri phổ biến cho Tổng thống Joe Biden .
Tại Maricopa County, Arizona, đảng Cộng hòa hiện đang cố gắng lật ngược chiến thắng bầu cử của Biden bằng cách thực hiện kiểm tra khoảng 2,1 triệu phiếu bầu. Hôm thứ Năm, Trump dường như đề nghị với đám đông những người ủng hộ ông rằng một số bang khác – bao gồm Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin và New Hampshire – cũng có thể phải đối mặt với các cuộc kiểm phiếu lại.
“Hãy xem những gì họ tìm thấy. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu họ tìm thấy hàng nghìn hàng nghìn và hàng nghìn phiếu bầu, vì vậy chúng tôi sẽ theo dõi điều đó rất chặt chẽ”, Trump nói với đám đông những người ủng hộ ở Mar-a-Lago.
TH
(Business Insider) – Chính phủ ông Donald Trump tin rằng họ sẽ thương lượng rất tốt với Trung Quốc đến nỗi một ngày nào đó có thể được tạc tượng vinh danh.
Cựu Giám đốc phụ trách các vấn đề Trung Quốc, Đài Loan và Mông Cổ tại Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời ông Barack Obama, Ryan Hass thuật lại trong buổi ra mắt cuốn sách mới: “Stronger: Adapting America’s China Strategy in an Age of Competitive Interdependence.”
Hass nhớ lần đến Trump Tower trong những ngày sau bầu cử 2016 để báo cáo cho chính phủ kế nhiệm về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. “Chính phủ Trump vừa mới đắc cử, và họ từ chối nhận bất cứ báo cáo nào từ chính phủ Obama. Họ nói, họ hiểu rồi, họ biết những gì họ cần biết, họ có kế hoạch rồi,” tác giả nói.
Tuy nhiên, “Tổng thống và Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice tỏ ra kiên quyết rằng chính phủ kế nhiệm cần được báo cáo về Trung Quốc. Và hướng dẫn mà chúng tôi phải theo là đừng tìm cách làm gì khác, đừng tìm cách thuyết phục họ bất cứ điều gì, chỉ đưa họ sự thật để họ biết những gì sẽ được thừa hưởng.”
Rồi Hass kể một viên chức chính phủ Trump tỏ thái độ cuộc họp với họ như thế nào. “Chúng tôi mất khoảng 5 phút giải thích bằng cách nào chúng tôi đến được tình trạng lúc đó, thì một người phía bên kia bàn đưa tay lên. “Chúng tôi hiểu rồi. Chúng tôi đã nghe đủ rồi. Chúng tôi biết những gì cần biết. Vấn đề với chính quyền Obama là quý vị không hiểu Hoa Kỳ và Trung Quốc bị rơi vào một cuộc đấu tranh sinh tồn mà nếu Mỹ không thắng thì sẽ còn nước Mỹ trong 50 năm hoặc 100 năm. Và chúng tôi phải làm mọi thứ để thắng thế, và khi chúng tôi làm sẽ có tượng tạc để vinh danh.”
Ông Trump thúc đẩy một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vào những năm tháng đầu nhiệm kỳ tổng thống, đánh thuế cao vào hàng hoá Trung Quốc và thúc đẩy một loạt hạn chế và chế tài Trung Quốc qua Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp.
Bắc Kinh trả đũa bằng cách chế tài hơn một chục viên chức và đồng minh của ông Trump, trong đó có Mike Pompeo, Steve Bannon, và John Bolton – cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của ông Trump.
Sau đó, khi đại dịch COVID 19 bắt đầu lan tràn vào đầu năm 2020, cựu Tổng thống tìm cách đổ lỗi bùng phát virus ở Trung Quốc.
“Trong khi không có bức tượng nào được tạc để vinh danh, chính phủ Trump đã thành công trong việc dựng lên những rào chắn đối với chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương mà có thể đạt được tốt nhất mục tiêu chiến lược của Mỹ về công bằng kinh tế và nhân quyền, giải quyết những thách thức xuyên quốc gia như biến đổi khí hậu và đại dịch trong khi giảm rủi ro xung đột,” cố vấn cao cấp tại McLarty Associates, đồng thời là người chủ trì phát hành cuốn sách, Steven Okun cho hay.
Hass bảo, ông sốc trước tuyên bố của viên chức rằng, Trung Quốc sẽ dựng tượng đài vinh danh chính phủ Trump. Ý kiến đó, theo tác giả, “cho thấy dấu hiệu ngay từ đầu sẽ có thay đổi trong cách Hoa Kỳ đối phó với Trung Quốc.”
Hương Giang (Theo Business Insider)
Allison Shelley/Getty Images, FILE |
(abc News) – Mặc dù có hệ tư tưởng đối lập tại Tối cao Pháp viện, nhưng vào hôm thứ Tư, Thẩm phán Sonia Sotomayor và Neil Gorsuch lại đoàn kết trong một lần cùng nhau xuất hiện hiếm hoi trước công chúng, lên án việc phát tán thông tin bị bóp méo trên mạng xã hội là mối đe dọa khẩn cấp đối với an ninh quốc gia.
“Tôi ít lo ngại về kẻ thù nước ngoài hơn,” ông Gorsuch nói trong bài phát biểu trực tuyến tại một sự kiện do tổ chức phi đảng phái Viện An ninh Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tổ chức. “Chủ đề mà chúng ta đang nói là vấn đề nội địa … nếu chúng ta không hướng đến khu vườn dân chủ và những điều kiện làm cho nó đúng, đây không phải là điều tự động diễn ra.”
Bà Sotomayor viện dẫn một nghiên cứu mới đây từ MIT, trong đó cho thấy, những tin tức sai trái có khả năng được đăng lại trên Twitter nhiều hơn 70% so với những câu chuyện thật. “Đó là điều đáng sợ, phải không?” Thẩm phán nói, “cho thấy, người ta không tìm hiểu những tuyên bố sự thật nhiều như những tuyên bố sai sự thật trên mạng xã hội. Đó là đe doạ thật sự đối với an ninh quốc gia chúng ta.”
Thẩm phán Gorsuch và Thẩm phán Sotomayor đều không nhắc đến cựu Tổng thống Donald Trump, bạo động Điện Capitol ngày 6 tháng 1 hay Nga can thiệp vào hai cuộc bầu cử tổng thống. Nhưng những sự kiện gần đây rõ ràng nằm trong đầu họ khi cả hai thẩm phán trực tiếp nói về nhu cầu cần phải đấu tranh chống lại sự không khoan dung, thù ghét và chia rẽ.
“Các nền dân chủ vỡ vụn từng mảnh từ bên trong,” ông Gorsuch lưu ý. “Chúng sụp đổ vì một bè phái tìm cách áp đặt ý nguyện của mình lên nhóm khác thay vì cùng hợp tác với nhau để giải quyết sự khác biệt thông qua những thủ tục hợp pháp.”
“Thái độ cư xử, lắng nghe, khoan dung,” Thẩm phán nói tiếp. “Những điều này trở thành những ngôn từ xấu. Và tôi rất quan ngại.”
Cũng như Thẩm phán Stephen Breyer trong bài phát biểu tràn đầy cảm hứng dài 2 tiếng đồng hồ vào tuần trước, bà Sotomayor tìm cách bác bỏ những ý kiến cho rằng, Tối cao Pháp viện là một cơ quan đảng phái. “Tất cả chúng tôi trên căn bản tôn trọng lẫn nhau,” Thẩm phán nói về các đồng nghiệp, kể cả nhóm đa số 6 thẩm phán bảo thủ. “Họ cũng đam mê như tôi trong việc giữ gìn tất cả những điều đó. Chúng tôi bất đồng về việc đạt được bằng cách nào. Nhưng tôi không bắt đầu bằng việc công kích động cơ của họ. Và tôi nghĩ, nhiều thông tin sai trái ngày hôm nay bắt đầu theo cách đó.”
Gorsuch nói thêm, “Mọi người đều tập trung vào một vài hồ sơ nơi Thẩm phán Sotomayor và tôi có xu hướng bất đồng trong năm nay. Ổn thôi. Chuyện này xảy ra. Nhưng chúng tôi làm việc này trong thái độ tôn trọng lẫn nhau, thậm chí đôi khi khá đằm thắm.”
“Và đầy nhiệt tình,” bà Sotomayor chen vào.
“Vâng, đầy nhiệt tình,” Gorsuch đồng tình. “Đó là một phần tình cảm, một phần tình cảm.”
Hai Thẩm phán không bàn đến những đề nghị đảng phái gần đây về việc mở rộng Tối cao Pháp viện hay cải tổ nhiệm kỳ của các vị thẩm phán. Cả Sotomayor và Gorsuch đều lên tiếng ủng hộ mở rộng giáo dục công dân là phần quan trọng trong thời gian họ phục vụ ở Tối cao Pháp viện.
Toà Tối cao sẽ triệu tập lại vào thứ Hai cho hai tuần tranh cãi cuối cùng của nhiệm kỳ hiện tại.
Hương Giang (Theo abc News)
WASHINGTON, DC (NV) – Cựu Tổng Thống Donald Trump mới đây lại tiếp tục có những lời mắng chửi tục tằn về Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell (Cộng Hòa, Kentucky), lãnh tụ khối thiểu số Cộng Hòa tại Thượng Viện, gọi ông này “thằng ngu, do chó đẻ ra” (dumb son of a b—-), và “hoàn toàn là kẻ thất bại” (stone cold loser).
Lời của ông Trump phát ra tại một cuộc họp của thành phần ủng hộ tài chánh cho đảng Cộng Hòa vào tối ngày Thứ Bảy, 10 Tháng Tư, trong đó ông cũng lập lại các lời tuyên bố sai trái rằng ông mới chính là kẻ chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi Tháng Mười Một năm ngoái.
Cựu Tổng Thống Donald Trump và Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell. (Hình: Saul Loeb, Mandel Ngan/AFP via Getty Images) |
Theo bản tin của NBC News, tại hội quán Mar-a-Lago ở Florida, ông Trump nói rằng “một nhà lãnh đạo thật sự” sẽ không bao giờ là kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn.
Các tuyên bố sai trái của ông Trump, dựa trên những cáo giác không bằng chứng, sau khi bị thua trong cuộc bầu cử, đã dẫn đến cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng và khiến ông bị Hạ Viện luận tội lần thứ nhì.
Thành phần bạo loạn đã hò hét đòi treo cổ ông Mike Pence, và cũng dựng lên một cột xử tử bên ngoài tòa nhà. Ông Trump vào tối ngày Thứ Bảy cũng nói “thất vọng” vì người cựu phó tổng thống của ông xác nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn.
Ông Trump nói: “Nếu là Schumer (ông Chuck Schumer, lãnh tụ khối đa số Dân Chủ tại Thượng Viện) thay vì là thằng ngu, do chó đẻ ra, Mitch McConnell, thì họ sẽ không bao giờ để cho điều đó xảy ra. Họ sẽ chống tới cùng.”
Mối quan hệ giữa ông McConnell và ông Trump cũng khá phức tạp.
Sau phiên xử ở Thượng Viện, ông McConnell chỉ trích ông Trump về các hành động của ông này, dù rằng cá nhân ông không bỏ phiếu kết tội ông Trump. Ngay sau đó, ông Trump đưa ra bản thông cáo dài, tấn công cá nhân ông McConnell.
Ít ngày sau đó, ông McConnell nói sẽ ủng hộ ông Trump nếu ông này được đảng Cộng Hòa đề cử năm 2024.
Trong lời phát biểu hôm Thứ Bảy, ông Trump cũng diễu cợt bà Elaine Chao, cựu bộ trưởng Giao Thông, vợ của ông McConnell, về việc bà từ chức sau khi xảy ra cuộc bạo loạn.
Ông Trump nói: “Tôi mướn bà vợ của ông ta. Mà ông ta có bao giờ cám ơn tôi đâu. Vậy mà bà cũng từ chức sau ngày 6 Tháng Giêng, như là bị tổn thương nặng nề lắm vậy.”
Tuy tấn công ông McConnell và các giới chức Cộng Hòa khác, nhất là những người bỏ phiếu chống ông, cựu Tổng Thống Trump cũng kêu gọi đoàn kết trong đảng. (V.Giang) [kn]
April 11, 2021 - baocalitoday
Một số nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa hôm Chủ nhật bày tỏ lo ngại trước những bình luận mang tính kích động của cựu Tổng thống Donald Trump trong bài phát biểu vào tối thứ Bảy
“Bất cứ điều gì gây chia rẽ đều là mối quan tâm và không hữu ích cho chúng tôi khi chiến đấu trong các trận chiến ở Washington và ở cấp tiểu bang,” Thống đốc Arkansas Asa Hutchinson nói trên CNN “State of the Union”
Cựu tổng thống đã đi sai kịch bản trong một bài phát biểu quan trọng dài khoảng 50 phút tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông ở Nam Florida, mạt sát Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mitch McConnell , thậm chí còn gọi ông là “ kẻ khốn nạn ngu xuẩn”. Trump cũng nhắm vào cựu Phó Tổng thống Mike Pence – nói rằng ông “thất vọng” về ông ấy vì đã không chống lại việc chứng nhận kết quả bầu cử vào tháng Giêng
Các cuộc tấn công bằng lời nói của Trump xảy ra khi cựu tổng thống đã tái xuất hiện trong thế giới chính trị GOP trong những ngày gần đây – tăng cường các nỗ lực gây quỹ và đưa ra những lời ủng hộ cho cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022.
Một số nhà lãnh đạo GOP đã phản đối lời phát biểu nảy lửa của Trump, cho rằng nó “không hữu ích” trong việc thống nhất Đảng Cộng hòa trước cuộc bầu cử năm 2022.
Khi được Chuck Todd của NBC hỏi liệu tiếng nói của Trump có “hữu ích” đối với Đảng Cộng hòa hay không, Hutchinson, thống đốc bang Arkansas, trả lời: “Tôi không nghĩ những bình luận gần đây nhất của ông ấy về Thượng nghị sĩ McConnell là hữu ích ”
Hutchinson nói tiếp tục. “Hiện tại, chúng tôi đang có một số cuộc chiến quan trọng ở Washington về một giải pháp lớn của chính phủ cho mọi vấn đề mà chúng tôi gặp phải. Và tiếng nói của đảng Cộng hòa là quan trọng ”.
Dân biểuLiz Cheney (R-Wyo.), Một nhà phê bình thẳng thắn đối với cựu tổng thống, nói với người dẫn chương trình “Face the Nation” Margaret Brennan trên CBS rằng trong bài phát biểu ở Mar-a-Lago Trump đã sử dụng “cùng một ngôn ngữ mà ông ấy biết là đã kích động bạo lực vào ngày 6 tháng 1. “
“Là một đảng, chúng ta cần tập trung vào tương lai ”Cheney nói.
Thượng nghị sĩ John Thune (RS.D.) cho biết trên “Fox News Sunday” rằng nên đoàn kết “để đánh bại đảng Dân chủ. ”
Thune, giống như McConnell, là mục tiêu của Trump trong những tháng gần đây vì từ chối ủng hộ thách thức của Trump đối với kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.
TH
Ông Trump ném một chiếc nón Trump về phía người ủng hộ trong một cuộc tập hợp vận động tranh cử |
Một người gốc Việt ủng hộ nhiệt thành cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã mất tiền chỉ vì không cảnh giác khi lên mạng mua đồ ủng hộ và quyên góp cho chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống.
Tờ New York Times mới đây có bài phóng sự điều tra về chiến thuật từ ban vận động tranh cử của ông Trump với nhan đề ‘Làm cách nào ông Trump dụ người ủng hộ quyên tiền mà họ không hề hay biết?’
Theo tờ báo này thì sau khi phát hiện nhiều người đã kiện cáo đòi tiền lại và đã được hoàn trả, nhưng số tiền đóng góp trước đó của họ được xem là ‘khoản vay không có lãi suất để giúp duy trì chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump’.
Dòng chữ nhỏ xíu
Chiến thuật áp dùng là đánh dấu sẵn một ô nói là khoản đóng góp thay vì là một lần thì sẽ là đóng góp liên tục hàng tháng mà nếu ai không tinh ý sẽ không thấy để bỏ đánh dấu đó ra. Những người quyên góp phải đọc một dòng chữ nhỏ xíu mới biết được điều này, theo New York Times.
Cuộc điều tra cho thấy đây là một nỗ lực có chủ đích nhằm tăng ngân quỹ cho chiến dịch vận động của Trump và công ty WinRed, đơn vị xử lý các khoản quyên góp. Hồi tháng 9 năm ngoái khi gần đến ngày bầu cử, chiến dịch tranh cử của ông Trump đã bị thiếu thốn tiền bạc và bị phía ông Biden qua mặt về chi tiêu vận động. Chính vào lúc đó mà ban vận động của ông Trump mặc định tất cả các khoản quyên góp sẽ là quyên góp nhiều lần.
Không lâu sau đó, ban vận động của ông Trump đã thêm một ô được đánh dấu trước nữa để tự động tăng khoản tiền đóng góp lên gấp đôi mà họ gọi là ‘bom tiền’ vào ngày sinh nhật của ông Trump.
Càng gần đến ngày bầu cử, dòng chữ nhỏ xíu để biết bỏ đóng góp đó ngày càng khuất và khó đọc. Chiến thuật này đã đánh lừa được nhiều người trung thành của ông Trump bao gồm cả những người đã nghỉ hưu, cựu chiến binh và thậm chí một số nhà hoạt động chính trị lão luyện.
Tờ New York Times đã kể về trường hợp của ông Stacy Blatt, 63 tuổi. Sau khi nghe trên radio rằng chiến dịch vận động của ông Trump đang hết sức cần tiền, bệnh nhân ung thư này đã lên mạng và quyên góp hết mức khả năng của ông là 500 đô la. Đó là một số tiền lớn đối với ông Blatt, vốn đang chiến đấu với bệnh ung thư và sống với mức chưa tới 1.000 đô la mỗi tháng. Hồ sơ liên bang cho thấy đây là khoản quyên góp đầu tiên của Blatt.
Khoản quyên góp 500 đô la lẽ ra là một lần duy nhất đó đã nhanh chóng tiếp diễn. Thêm 500 đô la nữa đã được rút từ tài khoản của Blatt vào ngày hôm sau và 500 đô la khác mỗi tuần sau đó. Cho đến giữa tháng 10, tài khoản của ông cạn sạch tiền mà ông vẫn không biết. Chỉ cho đến khi tiền nhà và tiền điện nước của ông không thanh toán được thì ông mới biết và báo cho em trai để xin giúp đỡ.
Họ đã phát hiện ra chiến dịch của ông Trump đã rút 3.000 đô la của ông trong vòng chưa đầy một tháng. Cho rằng mình là nạn nhân của trò lừa đảo, họ gọi đến ngân hàng khiếu kiện. Ông Blatt đã qua đời vì ung thư vào tháng Hai năm nay.
Ông Blatt không phải là người duy nhất nghĩ rằng mình đã bị lừa.
Ông Victor Amelino, 78 tuổi, đã quyên góp 990 đô la cho chiến dịch tranh cử của Trump hồi tháng 9. Tuy nhiên, khoản đóng góp đó lại trở thành đóng góp định kỳ, khiến ông mất gần 8.000 đô la. Ông Amelino được New York Times dẫn lời nói: “Quân ăn cướp! Tôi đã nghỉ hưu. Tôi không đủ khả năng để quyên góp nhiêu đó tiền.”
Các khoản quyên góp định kỳ đã giúp ông Trump có được hàng chục triệu đô để duy trì chiến dịch vận động của ông vào tháng 9 và tháng 10. Sau bầu cử, ông Trump vẫn tiếp tục huy động tiền với lý do bị gian lận bầu cử nhưng không đưa ra căn cứ để có tiền hoàn lại các khoản mà các nhà tài trợ kiện cáo.
“Trên thực tế, số tiền mà ông Trump cuối cùng phải hoàn lại là khoản vay không lấy lãi từ những người ủng hộ không hề hay biết vào thời điểm quan trọng nhất của cuộc đua,” New York Times nhận định.
Ngay cả một số người sành sỏi về chính trị cũng trở thành nạn nhân của việc bị rút tiền ngoài ý muốn.
Giám đốc điều hành của quỹ bảo thủ Oregon Capitol Watch, Jeff Kropf, nói ông đã ‘rất cẩn thận’ để bỏ sự lựa chọn đóng góp nhiều lần, nhưng không thấy ô ‘bom tiền’ và bị rút tiền thêm một lần nữa.
Chừng nào WinRed sửa lại cách làm lén lút của họ để lấy thêm tiền từ thẻ tín dụng như họ đã làm với tôi, tôi sẽ không đóng góp cho họ nữa,” ông Kropf khẳng định.
Khiếu nại gia tăng
Các nhân viên phụ trách xử lý các khiếu nại gian lận tại các ngân hàng và công ty thẻ tín dụng cho biết có sự gia tăng đáng kể các khiếu nại nhắm vào ban vận động của ông Trump và công ty WinRed.
Trong hai tháng rưỡi cuối năm 2020, chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump đã phải hoàn tiền hơn 530.000 khoản với tổng giá trị 64,3 triệu đô la. Để so sánh, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Joe Biden đã hoàn tiền 37.000 lần, tương đương 5,6 triệu đô la trong cùng thời gian đó, theo đài KUTV.
64,3 triệu đô la chỉ trong hơn hai tháng là quá nửa số tiền 122 triệu đô la mà ban vận động của ông Trump hoàn lại cho các nhà tài trợ trong cả năm 2020, một mức độ hoàn tiền đáng kinh ngạc đối với bất kỳ chiến dịch chính trị nào.
Tất cả các chiến dịch vận động tranh cử đều phải hoàn lại tiền tài trợ vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như đóng góp nhiều hơn số tiền cho phép.
Không rõ có phải chính ông Trump đã chỉ đạo thực thi hay thậm chí biết về cách làm này hay không. Tuy nhiên, phát ngôn nhân của ông Trump, ông Jason Miller, đã phản công cáo buộc gian lận khi nói với tờ The Hill rằng chỉ có 0,87% các giao dịch quyên tiền cho WinRed đã bị kiện cáo chính thức.
“Việc chúng tôi có tỷ lệ kiện cáo dưới 1% tổng số tiền quyên góp mặc dù huy động được nhiều tiền hơn bất kỳ chiến dịch vận động nào trong lịch sử là điều đáng chú ý. Chiến dịch của chúng tôi được tạo nên bởi những người đàn ông và phụ nữ Mỹ làm việc chăm chỉ và trân trọng các khoản đóng góp của họ là điều tối quan trọng đối với chúng tôi so với bất kỳ điều gì khác,” ông Miller nói.
Theo WinRed, tất cả các mạnh thường quân đều nhận được trước ít nhất một email sau đó về các khoản đóng góp định kỳ đang chờ được rút và họ giúp mọi người lấy lại tiền ‘đặc biệt dễ dàng’.
‘Thôi bỏ qua’
Ông Tommy Lưu, một nhân viên chính phủ sống ở miền bắc bang Virginia và là người ủng hộ trung thành của ông Trump từ mấy năm nay, cho biết ông cũng là nạn nhân của ‘ô đánh dấu sẵn này’.
Ông kể lại rằng ông lên mạng mua một cái cốc Trump hồi năm 2018 để góp tiền cho chiến dịch tái tranh cử của ông Trump. Lúc đó ông thao tác rất nhanh và cuối cùng nhấp vào chỗ đồng ý mua mà không đọc kỹ các chi tiết.
Đến khi nhận được báo cáo chi tiêu tín dụng thì ông mới tá hỏa vì thấy tiền mình bị trừ thêm 42 đô la tiền quyên góp cho ông Trump, ông nói. Lúc đó, để thử lại, ông mới giả vờ tìm mua thêm một cái nón Trump nữa. Lần nữa, ông cẩn thận đi từng bước rất chậm và đọc kỹ thì mới phát hiện ra có một ô đã được đánh dấu sẵn nói ông đồng ý đóng góp hàng tháng.
“Mỗi tháng góp 42 đồng, nhưng qua đến tháng mười năm 2020 là chuyển qua góp hàng tuần cho đến hết ngày 6/1,” ông Tommy nói và cho biết tổng cộng số tiền ông đóng góp cho ông Trump trong gần ba năm qua là 1.800 đô la.
“Tôi cũng giống như bao nhiêu người khác là nhanh hơn một giây mà không đọc cái dòng đó, không bỏ chọn cái ô đó nên hàng tháng bị mất tiền,” ông nói. “Nếu anh không để ý cái ô đó thì tức là anh đồng ý góp tiền hàng tháng.”
Ông nói sau khi phát hiện ông có cãi với nhà băng, nhưng sau đó ông nghĩ lại ‘chỉ có 42 đồng một tháng thôi nên cho họ lấy’.
“Tôi hy vọng đến ngày 3/11 ông Trump sẽ thắng nên số tiền đóng góp cho quỹ bầu cử của ông Trump tôi cứ để họ làm luôn,” ông giải thích.
Ông cho biết hàng ngày ông nhận được rất nhiều email, ‘cái nào cũng Trump mời gọi mua đồ, quyên góp ủng hộ’. Ông nói những lời chào mời đó đến từ nhiều tổ chức khác nhau, cho nên nếu nhấp vào mà phải đăng ký một tài khoản mới thì ‘đó là đóng góp cho một nguồn khác nữa’.
Ông cảnh báo có nhiều tài khoản không cần mật khẩu mà chỉ cần ‘nhận diện khuôn mặt’ là đã mở ngay trang mua hàng. “Tôi đang cầm chiếc phone trước mặt tự dưng nó nhận diện gương mặt chuyển thẳng tôi đến trang ủng hộ Trump có ô chọn sẵn là góp tiền hàng tháng,” ông nói.
Ông thừa nhận cách làm này ‘có phần lừa đảo’ nhưng ‘cũng có phần không vì là tự nguyện’.
“Đó là do mình không đọc kỹ những gì đã được đánh dấu sẵn cho mình thôi, nếu mình không muốn thì có thể bỏ đánh dấu,” ông Tommy nói.
Việc Tổng thống Trump thúc đẩy ‘làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’ trong 4 năm cầm quyền đã khiến giá trị tài sản ròng của ông giảm hơn 1 tỷ USD, theo danh sách tỷ phú mới nhất của Forbes.
Trump luôn tự hào là người nhạy bén trong kinh doanh. Tuy nhiên, Forbes nhận xét trong nhiệm kỳ tổng thống, Trump đã bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền từ thị trường. Ông đã từ chối bán tài sản khi nhậm chức. Nếu bán đi năm 2017 và tái đầu tư sau đó, ông sẽ có nhiều hơn 1,6 tỷ USD so với hiện tại.
Hiện tại, giá trị tài sản ròng của ông đã giảm từ 3,5 tỷ đô la khi ông nhậm chức vào năm 2017 xuống còn 2,4 tỷ đô la bây giờ.
Trump đứng thứ 1.299, rơi gần 300 bậc so với năm ngoái. Còn so với năm 2017, ông tụt khoảng 755 bậc.
Việc định giá chỉ là ước tính và không thể được thực hiện chính xác một phần do sự biến động của thị trường bất động sản. Trump cũng từ chối công bố bản khai thuế khi còn đương chức, mặc dù các công tố viên ở Manhattan đã thu được 8 năm khai thuế.
Hãng tin Bloomberg đã báo cáo số liệu thống kê tương tự vào tháng trước, khi họ phát hiện ra rằng giá trị tài sản ròng của cựu tổng thống đã giảm từ 3 tỷ USD xuống còn 2,3 tỷ USD trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Bloomberg lưu ý rằng đại dịch coronavirus và cuộc tấn công chết người vào ngày 6 tháng 1 ở Capitol đã ảnh hưởng nặng nề đến đế chế kinh doanh của ông.
Một số doanh nghiệp của Trump, bao gồm khách sạn, sòng bạc và văn phòng cho thuê, đã bị tổn hại trong đại dịch, khi các nơi làm việc đóng cửa và du lịch ngừng hoạt động vì những hạn chế đi lại toàn cầu.
TH
(Business Insider) – Ông Donald Trump vào tối thứ Hai được xuất hiện trên Twitter trong tấm hình chụp chung với cựu cố vấn di trú thân tín Stephen Miller trong văn phòng mới tại Mar-a-Lago, và bức hình nhanh chóng khuấy động sự náo nhiệt trên mạng xã hội.
Cố vấn lâu năm của cựu Tổng thống cho người sử dụng Twitter một cái nhìn thoáng qua về những điều kiện làm việc mới của ông Trump kể từ khi ông ta về dinh thự tư ở Florida sau khi rời Toà Bạch Ốc vào tháng 1. “Vừa mới có cuộc gặp gỡ rất tốt đẹp với Tổng thống Donald Trump,” Miller ghi chú tấm hình vào 1h34’ chiều thứ Hai.
Nhưng công chúng tò mò nhanh chóng phát giác điều cấm kỵ bị che đậy nghèo nàn trên bàn làm việc của ông Trump. Phía sau chiếc điện thoại trông như là một chai nước ngọt được cựu Tổng thống ưa thích – Diet Coke – đã được uống hết.
Chai nước ngọt không có gì nổi bật nhưng đặc biệt thu hút sự chú ý, do cựu Tổng thống chỉ vài ngày trước kêu gọi Cộng hoà và bảo thủ tẩy chay các sản phẩm Coca-Cola.
Trong một tuyên bố được gởi ra vào tối khuya thứ Bảy, ông Trump kêu gọi Cộng hoà “chống trả” vì “chúng ta có nhiều người hơn họ,” và hối thúc bảo thủ tẩy chay các công ty cụ thể gồm Coca-Cola, hàng không Delta Airlines và Citigroup sau khi những công ty này công khai lên án luật SB202 của Georgia được Thống đốc Brian Kemp (Cộng hoà) ký vào tháng trước, và các dự luật bầu cử khác đang được các tiểu bang đưa ra trên khắp nước Mỹ.
“Cuối cùng, đây là lúc Cộng hoà và Bảo thủ chống trả – cho đến nay, chúng ta có nhiều người hơn họ! Tẩy chay Liên đoàn Bóng chày Mỹ, Coca-Cola, Delta Airlines, JPMorgan Chase, ViacomCBS, Citigroup, Cisco, UPS và Merck. Đừng quay trở lại sản phẩm của họ cho đến khi họ dịu lại. Chúng ta có thể chơi tốt hơn họ,” ông Trump nói.
Trong những ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, New York Times tiết lộ, cựu Tổng thống mỗi ngày uống khoảng 12 lon/chai Diet Coke, và xem truyền hình 8 tiếng đồng hồ.
Săm soi hơn nữa tấm hình trên trương mục của Stephen Miller người ta còn thấy cặp kính lão nằm trên bàn ông Trump – khác với người đàn ông không lâu trước đây hiếm khi cho phép bản thân được nhìn thấy với cặp kính. Vào năm 2019, New York Times cũng loan tin, Trump không thích đăng Twitter trước mặt người khác vì ông ta cần phải mang kiếng mới nhìn thấy màn hình Iphone của mình. Thay vào đó, ông ta đọc ý kiến của mình để Giám đốc truyền thông xã hội Dan Scavino đăng.
Không có lời nào về việc khi nào và bằng cách nào Trump mang mắt kiếng kể từ khi ông bị Twitter cấm cửa vĩnh viễn.
Tấm hình của Miller cũng nhấn mạnh một tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý trong văn phòng của ông Trump. Trong bức tường nhìn từ bàn làm việc, cựu Tổng thống treo bức tranh đóng khung Mount Rushmore.
Trump, in his post presidency, a bit more comfortable letting it be known that his eyesite isn’t 20/20 pic.twitter.com/i5NXjNHeAN
— Sam Stein (@samstein) April 5, 2021
Vào năm 2019, một cố vấn Toà Bạch Ốc đã yêu cầu văn phòng Thống đốc South Dakota Kristi Noem làm thế nào có thể bổ sung thêm các vị Tổng thống vào Mount Rushmore. Bà Noem trong buổi gặp gỡ đầu tiên với ông Trump tại phòng Bầu dục đã mời cựu Tổng thống ghé thăm tiểu bang, khoe khoan về Mount Rushmore. “Cô có biết, ước mơ của tôi là có mặt trên Mount Rushmore không?” ông Trump đáp.
Trong góc bên trái tấm hình, trên chiếc bàn nhỏ là cái tượng nhỏ của chính ông Trump bị Miller che mất một phần, cho thấy một vị tổng thống luôn luôn thích ca ngợi, đề cao bản thân.
Hương Giang (Theo Business Insider)
WASHINGTON, DC (NV) – “Fan cứng” của ông Donald Trump góp tiền qua mạng vào quỹ tái tranh cử của cựu tổng thống sẽ tiếp tục bị lấy tiền hàng tuần, hoặc hàng tháng, nếu không tự tay xóa (uncheck) “dấu” đánh vào ô đặt trước dòng chữ “cho phép lấy tiền” được in rất nhỏ trên mẫu đơn ủng hộ tài chánh khi cho tiền lần đầu tiên, theo nhật báo The New York Times hôm Thứ Bảy, 3 Tháng Tư.
Ô này, đã được đánh dấu sẵn, báo hiệu người ủng hộ đồng ý để ban tranh cử của ông Trump tự động tiếp tục lấy tiền hàng tháng hoặc lấy gấp đôi số tiền từ trong tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của họ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump tại một cuộc vận động tranh cử. (Hình: BRENDAN SMIALOWSKI/AFP via Getty Images) |
Chiêu “uncheck” moi tiền người ủng hộ tranh cử
Bài báo “Trump ‘giăng bẫy’ moi tiền ngoài ý muốn ‘fan cứng’ ra sao” (How Trump Steered Supporters Into Unwitting Donations) của NYT kể câu chuyện ông Stacy Blatt, 63 tuổi, một bệnh nhân ung thư đang nằm chờ chết tại nhà (hospice) bị ban tranh cử của cựu tổng thống moi tiền mà ông không hề hay biết.
Chỉ chưa đầy một tháng sau, ông Blatt mới ngỡ ngàng nhận ra việc ủng hộ khẩu hiệu chính trị “America First” của mình kết thúc trong cảnh tài khoản ngân hàng bị “lủng” và “đóng băng.”
Hồi Tháng Chín, 2020, sau khi nghe nhà truyền thông cực hữu Rush Limbaugh kêu gào quyên góp cho ban tranh cử của ông Trump đang lúc rất cần tài trợ, ông Blatt, cư dân Kansas City, ngay lập tức lên mạng đóng $500, trong khi ông chỉ có mức thu nhập dưới $1,000/tháng.
Ông LImbaugh, mới qua đời hôm 17 Tháng Hai, từng được ông Trump trao tặng huy chương Medal of Freedom hồi Tháng Hai, 2020.
Một ngày sau, tài khoản ngân hàng của ông Blatt bị rút $500, rồi tuần kế tiếp lại thêm $500 nữa, và cứ như thế mỗi tuần, cho tới khi tài khoản ngân hàng của ông hoàn toàn trống rỗng.
Ông Blatt chỉ biết sự tình kiệt quệ khi chủ nhà và các công ty điện, nước đòi tiền, lúc đó, ông phải kêu cứu thân nhân.
Người em trai, ông Russell Blatt, khám phá ra rằng chỉ trong vòng 30 ngày, ban tranh cử của ông Donald Trump rút $3,000 từ tài khoản của người anh trai bị ung thư, đang chờ chết.
Thế là hai anh em gọi cho ngân hàng báo cáo ông Stacy là nạn nhân của một vụ lừa đảo.
“Tôi cảm giác đây là một âm mưu lừa đảo,” ông Russell Blatt nói với tờ NYT.
Cạn tiền, ban tranh cử Trump dùng chiêu “Money Bomb”
Những đồng tiền mà ông Stacy Blatt bị “moi” thực chất là nằm trong chiến thuật tăng quỹ tranh cử của ban vận động của ông Trump và công ty WinRed, trước tình cảnh phía ông Trump cạn tiền trong lúc bị phía ông Joe Biden qua mặt về phương diện tài chính.
WinRed là công ty phụ trách gom tiền qua mạng cho ban vận động của ông Trump.
Do đó, ban vận động tái tranh cử của cựu tổng thống cài đặt việc “tự động” tái đóng góp định kỳ cho đến khi cuộc bầu cử chấm dứt.
Người ủng hộ ông Trump trở thành nạn nhân trong việc đóng góp tiền ngoài ý muốn nếu không đọc kỹ dòng chữ in “nhỏ xíu” đó để mà “uncheck.”
Không “uncheck” có nghĩa là đồng ý cho phép ban vận động tranh cử của ông Trump tiếp tục rút tiền.
Chuyện moi tiền càng leo thang khi đến gần ngày bầu cử, và ban vận động của ông Trump càng thêm “ma mãnh.”
Đó là, họ cho thêm chữ “gấp đôi” vào trước ô được đánh dấu sẵn, khi đồng ý cho tiền.
Bảng vận động tranh cử liên danh Trump-Pence bị khoét tên phó tổng thống. (Hình minh họa: Michael Ciaglo/Getty Images) |
Trong nội bộ, ban vận động của ông Trump dùng thuật ngữ “bom tiền” (money bomb) để ám chỉ “chiêu thức” này, theo ghi nhận của NYT.
“Một băng cướp!” ông Victor Amelino, cư dân 78 tuổi ở California, nói một cách phẫn uất về ban tranh cử cựu Tổng Thống Donald Trump.
Ông Amelino cho biết, lần đầu tiên, hồi Tháng Chín, 2020, ông ủng hộ $990 trên mạng qua công ty WinRed, sau đó, tài khoản của ông liên tục bị rút tiền lên đến gần $8,000.
“Tôi đã về hưu. Làm sao tôi có đủ tiền để chi trả các chi phí đó?” ông Amelino đặt câu hỏi không có lời giải đáp.
Bằng “chiêu thức” tiếp thị trên, quỹ vận động tranh cử của ông Trump tăng nhanh vào Tháng Chín và Tháng Mười, 2020, sau khi bị “hao hụt” bất ngờ dù đã gây quỹ vượt quá $1 tỷ trong thời gian trước đó.
Chuyện “hao hụt” này lại là một nghi vấn lớn về hoạt động của ban vận động tranh cử của ông Trump và người con rể Jared Kushner, cũng là cố vấn cao cấp Tòa Bạch Ốc.
Hơn một nửa số tiền tranh cử $1.2 tỷ của Trump đi đâu?
Hồi giữa Tháng Mười Hai, 2020, tạp chí Business Insider cho biết ông Jared Kushner bị tình nghi tạo ra công ty bình phong để bí mật dùng tiền quỹ tranh cử trả cho thành viên gia đình nhà vợ.
Theo Business Insider, ông Kushner bị tố cáo chuẩn thuận tạo một công ty bình phong trả khoảng một nửa trong tổng số $1.26 tỷ trong quỹ tranh cử của ông Trump.
Một người có liên quan tố cáo ông Kushner sắp xếp và chỉ đạo đưa ông John Pence, ông Sean Dollman, và bà Lara Trump làm thành viên hội đồng quản trị hai công ty bình phong, có tên là America Made Media Consultants Corp. và American Made Media Consultans LLC (viết tắt AMMC).
Ông John Pence là con trai Dân Biểu Greg Pence (Cộng Hòa-Indiana) và gọi cựu Phó Tổng Thống Mike Pence là chú ruột.
Ông Sean Dollman là trưởng ban tài chánh ban tranh cử của Tổng Thống Trump lúc đó.
Bà Lara Trump là con dâu và cố vấn ban tranh cử của ông Trump.
Việc tạo ra công ty bình phong là nhằm mục đích che giấu chi tiết tài chánh và chi phí hoạt động trước pháp luật, đặc biệt khi ban tranh cử của Tổng Thống Trump đã trả một số tiền khổng lồ $617 triệu cho hai công ty trên trong các chi phí tái tranh cử từ Tháng Giêng, 2019, đến Tháng Mười Một, 2020, theo Business Insider.
Hai công ty bình phong trên được thành lập từ Tháng Tư, 2018, và hoạt động như một ban tranh cử nằm trong một chiến dịch tranh cử, nhằm chi tiền ra cho các cố vấn hàng đầu và thành viên gia đình tổng thống.
Qua việc chi trả cho các công ty bình phong, ban tranh cử của ông Trump không cần phải tuân thủ chi tiết về tài chánh theo luật định.
Theo những nguồn tin nội bộ cho biết, các thành viên lãnh đạo ban tranh cử cũng không biết hết hoạt động của hai công ty này và ban điều hành chiến dịch tranh cử phải tổ chức một cuộc kiểm toán nội bộ, nhưng kết quả cuộc kiểm toán không được công khai.
Người biểu tinh phản đối Trump với tấm bảng: “Yêu nước giả hiệu. Tín đồ giả hiệu. Tỷ phú giả hiệu. Tổng thống giả hiệu.” (Hình: Gerardo Mora/Getty Images) |
Tiếp tục xài chiêu “uncheck” kiếm tài trợ kiện “gian lận bầu cử”
Không chấp nhận thất bại trong cuộc bầu cử ngày 3 Tháng Mười Một, 2020, ông Donald Trump hô hoán “gian lận bầu cử” một cách vô căn cứ và thành lập nhóm pháp lý theo đuổi các vụ kiện nhằm lật ngược kết quả.
Ban vận động tranh cử của ông tiếp tục chơi trò “uncheck” để moi tiền người ủng hộ trong khẩu hiệu mới, ủng hộ quỹ pháp lý “chống gian lận bầu cử.”
Trang mạng của ban tranh cử ông Trump kích động cử tri với dòng chữ “FRAUD like you’ve never seen!” (‘Gian Lận’ chưa từng thấy bao giờ!) kêu gọi cử tri góp tiền để “bảo đảm cho chúng tôi có đủ nguồn tài chánh nhằm bảo vệ kết quả bầu cử và tiếp tục chiến đấu sau ngày bầu cử.”
Người ủng hộ “quỹ pháp lý chống gian lận bầu cử” của ông Trump sẽ bị “moi tiền” liên tục nếu trong lần đầu tiên ký tiền ủng hộ mà không xóa đi dấu (uncheck) trên ô đồng ý.
Nếu không làm như vậy, có nghĩa là – những ai cả tin vào lời hô hào “gian lận bầu cử” của ông Trump – cho phép ban vận động tranh cử của cựu tổng thống tiếp tục định kỳ rút tiền từ thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng.
Chiêu “uncheck:” Gian trên thương trường, vô luân nơi chính trường
Đa số những ủng hộ viên nhiệt thành của ông Trump đều tưởng rằng số tiền đóng góp cho quỹ tranh cử hay gây quỹ pháp lý “chống gian lận bầu cử” chỉ là “một lần rút ra” từ túi tiền của họ, tất cả đều không ngờ đến việc mình bị “moi tiền” liên tục vì rớt vào chiêu “uncheck” ma mãnh.
“Trò ma mãnh ‘uncheck’ này là điều cấm kỵ trong sách giáo khoa về kinh tế/thương mại, tất cả các thầy đều dạy rằng không được làm,” ông Harry Brignull, một chuyên gia kinh nghiệm về kỹ thuật tiếp thị Internet ở London, Anh, nói với NYT.
Chiêu thức đánh dấu vào ô đồng ý tiếp tục mua dài hạn sản phẩm nào đó và cho phép các công ty rút tiền là ngón nghề tiếp thị “cổ điển” trên thương trường, nhưng để một vị tổng thống áp dụng nhằm lấy tiền tranh cử là “một điều bất công, vô luân lý, và không thể nào chấp nhận được,” bà Ira Rheingold, tổng giám đốc National Association of Consumer Advocates, nói với tờ báo. (MPL) [đ.d.]
05/04/2021 rfi
Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ tại sân bay Capital Region International, Lansing, Michigan, Hoa Kỳ, ngày 27/10/2020. REUTERS - JONATHAN ERNST |
Những người đóng góp quỹ cho chiến dịch vận động tranh cử tổng thống 2020 của ông Donald Trump tố cáo họ là nạn nhân của một trò lừa gạt. Hơn 500.000 người đã khiếu nại và được bồi hoàn số tiền họ đã phải đóng góp hàng tháng, hàng tuần không theo chủ ý. Báo New York Times tiết lộ như trên trong số đăng ngày Chủ Nhật 04/04/2021.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :
“Trong chiến dịch vận động tranh cử của ông Donald Trump, hàng ngày những người ủng hộ ông đều nhận được tin nhắn và thư điện tử vận động hỗ trợ tài chính. Nhưng không phải tất cả những người đáp ứng lời kêu gọi nói trên kể từ tháng 03/2020 đều chú ý đến một điều khoản được viết bằng chữ in nhỏ trên trang web của công ty chuyên trách gây quỹ cho ông Trump.
Điều khoản đó cho phép công ty này tự động rút tiền của người quyên tặng cho ông Trump định kỳ hàng tháng, và kể từ tháng 9 là hàng tuần, cho đến khi cuộc bỏ phiếu diễn ra vào tháng 11/2020. Để không phải đóng góp hàng tuần như vậy, những người quyên tặng tiền phải tự tay bỏ đánh dấu ô đã được điền sẵn theo mặc định. Gần đến ngày bầu cử, lại có thêm một điều khoản khác được đưa ra theo đó số tiền đóng góp sẽ phải tăng lên gấp đôi so với mức ban đầu.
Rất nhanh chóng sau đó, các ngân hàng đã nhận được khiếu nại của hàng trăm ngàn người ủng hộ Donald Trump. Trong hai tháng rưỡi, nhóm vận động tranh của ông Trump, Ủy ban Quốc gia đảng Cộng Hòa, với các tài khoản dùng chung, đã buộc phải hoàn trả tổng số tiền hơn 64 triệu đô la đóng góp không theo chủ ý của 530.000 người. Một số người đóng góp còn bị rút tiền vượt quá giới hạn chi tiêu cho chiến dịch vận động tranh cử theo quy định của pháp luật”.
HOUSTON, Texas (NV) – Gần 200 công ty Mỹ, gồm cả các công ty như HP, Dow, Under Armour, hôm Thứ Sáu, 2 Tháng Tư, đã cùng ký thư ngỏ để mạnh mẽ bày tỏ bất bình về các dự luật bị coi là nhằm ngăn chặn quyền tự do bầu cử ở hàng chục tiểu bang. Các quan sát viên nói rằng đây là thêm một chỉ dấu nữa cho thấy các công ty Mỹ nay sẵn sàng lên tiếng về các vấn đề liên quan đến công bằng xã hội.
Theo bản tin của tờ Washington Post hôm Thứ Bảy, 3 Tháng Tư, trong khi Liên Đoàn Bóng Chày Mỹ (Major League Baseball MLB) loan báo sẽ di dời cuộc thi đấu All-Star Game ra khỏi thành phố Atlanta vào mùa Hè này, để đáp lại việc tiểu bang Georgia thông qua luật giới hạn quyền đi bầu, lãnh đạo của ít nhất là 193 công ty, gồm cả Dow, HP, Twitter và Estée Lauder, kêu gọi phải có sự bảo vệ quyền đi bầu của cử tri trên khắp nước Mỹ.
Đám đông tuần hành ở Selma, Alabama, để đòi bảo vệ quyền được đi bầu. (Hình minh họa: Roberto Schmidt/AFP via Getty Images) |
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ viết rằng “Hiện đang có hàng trăm dự luật, đe dọa tạo thêm khó khăn cho cử tri khi đi bầu, đang được chuẩn bị ở hàng chục tiểu bang trên toàn quốc,” trong bức thư được cả tổng giám đốc của Under Armour, Salesforce và ViaComCBS ký vào.
Bức thư nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo dân cử ở các tiểu bang và tại Quốc Hội, thuộc các phe phái, hãy cộng tác với nhau để bảo đảm rằng những người dân Mỹ có quyền đi bầu, đều được sự tự do để dễ dàng bỏ phiếu và hoàn toàn tham dự vào nền dân chủ của chúng ta.”
Việc ký vào bức thư ngỏ này do vận động của tổ chức Civic Alliance, gồm các doanh nghiệp không theo đảng phái nào, chuyên chú trọng vào vấn đề khuyến khích cử tri Mỹ tham gia bầu cử.
Sau khi Georgia thông qua luật giới hạn bầu cử, tiểu bang Texas là nơi đang có nhiều dự luật nhằm ngăn trở cử tri nhất, vào khoảng 49 dự luật, tính tới ngày 24 Tháng Ba.
Một trong những dự luật này, Texas House Bill 6, sẽ tạo thêm khó khăn để người dân không được nhận phiếu bầu khiếm diện.
Tổng giám đốc công ty Dell, ông Michael Dell, hôm Thứ Năm gửi tweet ra nói: “Chính quyền nên có hành động để bảo đảm rằng tiếng nói của người dân được lắng nghe. Dự luật Texas House Bill 6 này làm ngược lại.”
Tuần hành hồi Tháng Ba năm 1965 ở Selma, Alabama, để đòi quyền bỏ phiếu của người da đen. (Hình: William Lovelace/Express/Getty Images) |
Công ty American Airlines, có trụ sở đặt tại Texas, nói rằng: “Chúng tôi mạnh mẽ chống lại dự luật này, cũng như các dự luật tương tự. Là công ty có trụ sở đặt tại Texas, chúng tôi phải đứng lên bảo vệ quyền lợi của những người cùng làm việc cũng như khách hàng ở Texas, đồng thời cũng để vinh danh những hy sinh của nhiều thế hệ người Mỹ nhằm bảo vệ và mở rộng quyền được bỏ phiếu.” (V.Giang)
Những người ủng hộ cựu tổng thống Donald Trump đã tuyên bố sẽ tẩy chay Coca-Cola sau khi công ty này cho biết họ phản đối luật bỏ phiếu mới của Georgia.
Trump, người được cho là đã cài đặt nút Diet Coke trong bàn làm việc tại Phòng Bầu dục của mình , đã kêu gọi những người ủng hộ ông tẩy chay tất cả “các công ty đã phản đối luật bỏ phiếu mới .”
Giám đốc điều hành Coca-Cola James Quincey tuyên bố trước đó cùng ngày công ty phản đối đạo luật bỏ phiếu Georgia vừa được thông qua.
Quincey nói trong tuyên bố: “Chúng tôi thất vọng về kết quả của luật bỏ phiếu Georgia.”
Sau đó, ông nói thêm: “Ngoài ra, trọng tâm của chúng tôi hiện nay là hỗ trợ luật pháp liên bang bảo vệ quyền tiếp cận bỏ phiếu và giải quyết sự đàn áp của cử tri trên toàn quốc. Tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ bảo vệ quyền bầu cử của mọi người và chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho những gì đúng đắn Georgia và trên toàn nước Mỹ “
Các đảng viên Dân chủ đã chỉ trích mạnh mẽ dự luật với việc Tổng thống Joe Biden gọi nó là “Jim Crow trong thế kỷ 21” và “một cuộc tấn công trắng trợn vào hiến pháp.”
Cộng Hòa bang đã bổ sung các đạo luật khiến việc bỏ phiếu qua thư khó khăn hơn và tạo ra những hạn chế hơn nữa, chẳng hạn như không cung cấp nước cho những người xếp hàng chờ đợi
Luật bầu cử mới của Georgia thông qua sau khi đảng Dân chủ giành chiến thắng trong hai cuộc đua quan trọng vào Thượng viện vào đầu năm nay
Tuy nhiên, những người theo Đảng Cộng hòa ủng hộ dự luật tuyên bố rằng luật làm cho các cuộc bầu cử trở nên công bằng hơn và sẽ giúp ngăn chặn khả năng gian lận cử tri.
Sự can thiệp của Coca-Cola cũng gây ra phản ứng lớn từ những người trung thành với Trump, những người đã tuyên bố trên mạng xã hội rằng họ sẽ tẩy chay công ty.
Một người ủng hộ Trump với hơn 13.700 người theo dõi đã đăng: “Nước Mỹ buổi sáng: Đã đến lúc quốc gia MAGA đứng về phía Cựu Tổng thống Trump và tẩy chay hoàn toàn các tập đoàn MLB và Coca-Cola chống Mỹ .”
“Chúng ta cần gửi cho các tập đoàn này một thông điệp. Tỉnh dậy đi.”
Một người bình luận khác nói thêm: “Coca-Cola hãy để tôi làm rõ điều này một cách hoàn toàn rõ ràng, Tôi đang chuyển sang Pepsi”
Matt Schlapp, Chủ tịch Liên minh Bảo thủ Hoa Kỳ, cũng tuyên bố trong một tuyên bố trên mạng xã hội rằng ông sẽ tẩy chay Coke và thay vào đó sẽ uống Pepsi.
TH
Foreign Policy
Tác giả: Frankie Huang
Jackhammer Nguyễn chuyển ngữ
27-3-2021
Ảnh chụp cảnh trong show “Tucker Carlson Tonight” ngày 20/3/2021 trên Fox News. |
Lời người dịch: Hai khái niệm chính trị xã hội là “Tả” và “Hữu” có từ thời cách mạng Pháp, nhưng hiện nay được sử dụng theo những cách rất thú vị, ít ai ngờ tới. Đó là, những người bảo thủ, ủng hộ Donald Trump và những người ủng hộ đảng Cộng sản Trung Quốc lại rất ưa chuộng từ “Tả” để tấn công các đối thủ ý khác thức hệ của mình. Mà kẻ thù của họ lại là một, đó là những người mang đầu óc cấp tiến phương Tây. Xin giới thiệu bài viết của bà Frankie Huang, đăng trên tạp chí Foreign Policy về sự trùng hợp thú vị này.
***
Ngày 19/3/2021, người dẫn chương trình của Fox News là ông Tucker Carlson, đả kích ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, cho là ông Blinken đã làm nhục nước Mỹ khi không đáp trả mạnh mẽ thái độ của phái đoàn Trung Quốc, trong cuộc họp tay đôi ở Alaska. Lát sau, Tucker Carlson lại chế giễu dân biểu Jerry Nadler của New York, khi ông này cảnh báo về sự gia tăng chống người Mỹ gốc châu Á, vì sử dụng cụm từ “China virus” (khi nói về dịch Covid-19).
Hai sự việc đó dẫn ông Carlson giới thiệu một từ tiếng Trung là Baizuo (âm Hán Việt là Bạch Tả), mà ông ta nói rằng, được người Trung Quốc sử dụng để ám chỉ những người Mỹ đầu óc phóng khoáng (liberal) là yếu kém. Ông ta cũng nói là, điều đó làm cho chính phủ Trung Quốc nhìn ra những yếu kém của Mỹ và sẽ lợi dụng. Khi chứng minh điều đó, ông Carlson trích dẫn giải thích của giáo sư Chenchen Zang, nhưng lại nhầm bà Zang là một phần của truyền thông Trung Quốc (ND: Giáo sư Zang làm việc ở đai học Belfast, Bắc Ái Nhĩ Lan).
Từ Bạch Tả, có nghĩa đen là những người da trắng thuộc cánh tả, xuất hiện khoảng 10 năm trước đây, đặc biệt nổi lên từ năm 2017 khi Donald Trump bắt đầu nắm quyền. Đôi khi nó có được dùng như là từ Woke trong tiếng Anh, mà giới bảo thủ dùng để chế nhạo phe cấp tiến. (ND: Từ Woke xuất hiện từ phong trào đấu tranh đòi bình quyền của người da đen, có nghĩa là sự thức tỉnh. Khi nó bị biến thành một từ mang nghĩa mỉa mai, có thể được sử dụng giống như cụm từ “trí thức, trí ngủ” trong tiếng Việt?!). Hiện nay từ này (Bạch Tả) được dùng liên tục trên thế giới mạng Internet ở Trung Quốc, nó có nghĩa nhục mạ, nhằm ném đá những ai bị xem có những ý tưởng thơ ngây, buồn cười về công bằng xã hội, phá hoại sự ổn định chính trị [của chế độ].
Nhưng từ này có thể được dùng khác nhau, tùy thuộc bạn nói về quốc gia nào, bạn đang đứng ở bờ Đông hay bờ Tây Thái Bình Dương, hay là xung đột Mỹ – Trung.
Gốc của từ ‘bạch’, thoạt đầu để chỉ chủng tộc và được dùng một cách tinh tế hơn. Theo bà DD Yang, người đồng dẫn chương trình podcast bằng tiếng Quan thoại rất phổ biến, có tên là Loud Murmurs (Thì thầm ồn ào), lần đầu tiên bà nghe từ (bạch tả) này, nó được dùng để chỉ sinh viên Mỹ đi du lịch ở các nước nghèo để làm phong phú thêm hồ sơ nhân thân của họ. Bà Yang nói: “Bạch Tả dùng để chỉ nhóm cấp tiến người da trắng ở những quốc gia giàu có, từng có một quá khứ đế quốc. Họ bị cho là có một kiểu đạo đức giản đơn và nông cạn khi họ nhìn thế giới. Từ này có ẩn ý là chỉ thành phần được ưu ái trong xã hội, nhưng lại đạo đức giả, luôn cho mình là đúng”.
Nhưng ý nghĩa của từ “bạch” đã thay đổi, nó không còn chỉ chủng tộc nữa, mà chỉ sự ngây thơ, kém hiểu biết. Chẳng bao lâu sau, bà Yang cũng bị gọi là “bạch tả”, bởi những người từng chế giễu những người da trắng “ái kỷ, cứu rỗi” trước kia.
Bà Yang nói: “Tôi bị gọi là bạch tả trên mạng Vi Bác (Weibo) bắt đầu khoảng thời gian trước bầu cử 2016 vì tôi không ủng hộ Trump. Điều này làm tôi rất tổn thương vì nó ám chỉ rằng những lý tưởng của tôi trước kia là không có thật, và tôi đang hành xử như một kẻ da trắng, quên mất mình là ai”.
Nhóm người Hoa chống đảng Cộng sản Trung Quốc ở hải ngoại, những di dân có tinh thần bảo thủ, lại dùng từ này (Bạch Tả) để chống lai những ai không ủng hộ các lý tưởng hay các chính trị gia bảo thủ ở phương Tây. “Bạch tả” dùng để chống những ai đặt những giá trị cấp tiến lên trên những gì là Trung Hoa, trong đó gồm cả những người gốc châu Á ủng hộ phong trào “Black Lives Matter”, đòi quyền bình đẳng của người da đen.
Các cây bút ủng hộ Trump dùng từ “Bạch Tả” để chỉ việc Mỹ đã thất bại trong chính sách đối với Hoa Lục, họ muốn có một chính sách mạnh mẽ hơn, vì họ có một tình cảm chống cộng sản Hoa Lục rất mạnh. Những người Hoa ủng hộ Trump này chắc chắn dựa vào những thái độ có vẻ như cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc. Trump được những người Hoa ủng hộ ông ta xem là một người đàn ông mạnh mẽ, dựa trên sự tồn tại sống còn và thống trị của ông ta. Đối với họ, Trump có vẻ như là một giải pháp duy nhất trong cuộc đấu tranh của họ chống Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong khi Bạch Tả là không có hiệu quả và yếu kém.
Đối với những thành phần chống đảng Cộng sản Trung Quốc ở Mỹ thì chữ ‘tả’ được hiểu rất đơn giản, và ghép nó vào kiểu định nghĩa chính trị của chính Trung Quốc, trong đó ‘tả’ được xem là chủ nghĩa Mao, còn ‘hữu’ có nghĩa là thị trường tự do, chống Mao. Một nhà văn bất đồng chính kiến người Hoa lưu vong ở Mỹ là ông Cao Hành Kiện, so sánh phong trào Black Lives Matter với Hồng vệ binh trong cuộc cách mạng văn hóa, gây đổ nát trên toàn cõi Trung Quốc.
Cha mẹ tôi là những người đã sống qua thời cách mạng văn hóa ở tuổi thiếu niên, giải thích cho tôi vì sao những người thuộc thế hệ ông Cao ở hải ngoại lại có những suy nghĩ không hợp lý đến như vậy. Những tương đồng ở hình thức bên ngoài từ những bất ổn xã hội trên diện rộng hôm nay, gợi lại cho họ ký ức thương tổn mà họ hứng chịu sau những cơn điên của cách mạng văn hóa. Đối với họ, chủ nghĩa lý tưởng tạo ra cảm xúc mạnh mẽ và chết chóc, kiểu nhiệt quyết đạo đức giả của Mao trong cách mạng văn hóa, và như thế là mọi ý tưởng nhằm xóa bất công cho những tầng lớp sống bên lề xã hội bị cho là phá hoại trật tự hiện hữu, một khởi đầu của việc đảo lộn và phá vỡ mọi trật tự xã hội. Đối với họ, tư tưởng Bạch Tả không những là điên khùng mà còn nguy hiểm, nó đe dọa, phá hoại sự ổn định và phồn thịnh tương đối mà họ [đến Mỹ] để hưởng thụ.
Nhưng việc hiểu từ Bạch Tả như trên là đối với những người chống cộng sản ở hải ngoại, nơi dùng từ này nhiều nhất lại là ở Hoa lục, được những người ủng hộ đảng Cộng sản Trung Quốc dùng để tấn công những người mà họ cho là bị nước ngoài tẩy não, hoặc quá quan tâm đến chuyện nhân quyền. Trong cả hai trường hợp, Bạch Tả là những người bị [dán nhãn và] tấn công vì đã đặt công lý xã hội và bản ngã cá nhân lên trước sự vĩ đại của quốc gia.
Cái ý ám chỉ phản bội giống nòi thường được những cổ động viên nhiệt thành của đảng Cộng sản Trung Quốc dùng khi họ gọi ai đó là Bạch Tả. Ông Yao Lin, một nhà khoa học chính trị của trường luật, đại học Yale, nói: “Khi những người dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc dùng từ Bạch Tả, họ hàm ý sự cạnh tranh trong đó. Có nghĩa là người da trắng là bá quyền từ lâu rồi, nhưng Trung Quốc đang trỗi dậy và sẽ nắm quyền bá chủ thế giới”.
Khi một người, hay một ý tưởng bị dán nhãn Bạch Tả ở Trung Quốc, có nghĩa là người đó, ý tưởng đó bị biếm nhẽ vì đã lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc trên trường quốc tế. Chẳng hạn như trong cuộc khủng hoảng bong bóng bất động sản hồi thập niên 2010 ở Trung Quốc, những người đặt câu hỏi về đạo đức đằng sau sự đầu cơ bất động sản, bị chỉ trích là nhát gan và thiển cận, không thấy sự cần thiết phải phát triển bằng mọi giá, rằng không khó nhọc thì làm sao mà khá được, giống như dùng chất kích thích vậy.
Tại Hoa Lục, có một bộ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng ba tập rất được ưa chuộng mang tên Tam Thể (Three body Problem), tác giả Lưu Từ Hân, trong đó ý chính là, được ăn cả ngã về không, theo kiểu cạnh tranh chọn lọc tự nhiên khốc liệt theo thuyết Darwin trong thế giới địa chính trị: Thống trị hoặc bị trị. Có thể bộ sách nổi tiếng ở Hoa lục vì người Hoa nghĩ rằng, việc đấu tranh giữa những dân tộc là không thể tránh khỏi, và cách tốt nhất để chiến thắng là đừng làm cho người Hoa bị lo ra, làm suy giảm khối thống nhất dân tộc không lay chuyển của Trung Quốc.
Trong suy nghĩ đó, thì Mỹ và châu Âu đã tích góp được sự thịnh vượng của mình vào thời đế quốc bằng cách bóc lột, nay bị suy yếu vì đặt những ưu tiên như là đa văn hóa, nhân quyền lên trên. Và đó là một sai lầm mà Trung Quốc không được mắc phải. Những nhà dân tộc chủ nghĩa Hoa lục lý luận như thế, và điều đó dẫn họ tới một từ ít thông dụng hơn là “Hoàng Tả”, dùng để chỉ người Trung Quốc có đầu óc cấp tiến tự do, cứ mơ màng những chuyện đa văn hóa, bình đẳng sắc tộc như những thành phần cấp tiến da trắng đã bị rớt đài vì quá mềm yếu. Chủ nghĩa chống Bạch Tả được xem như lời hứa không mất tập trung, không lặp lại sai lầm.
Thế là có một sự đồng nhất ngộ nghĩnh giữa hai kiểu chủ nghĩa dân tộc. Sau chương trình của Tuck Carlson, đông đảo người Trung Quốc trên mạng Vi Bác cảm thấy rất hứng khởi khi cái từ Bạch Tả của họ được dùng để chống lại Bai Deng (Biden). Trong từ Bai Deng này cũng có từ Bạch để chỉ tổng thống Biden. Họ thấy lời lẽ cẩn trọng của Biden như là một kiểu phản bội lại dân tộc, giống như là bọn Bạch Tả ở Trung Quốc quên mất chuyện đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Trump thì được họ nhìn như một người mạnh mẽ ở phía ngược lại.
Và cuối cùng, còn một từ nữa hay đi đôi với từ Bạch Tả, là Thánh Mẫu, lần này mang nghĩa bất bình đẳng giới tính rất tệ hại, dùng để móc mỉa những ai ‘trí thức, trí ngủ’ (woke). Khi Bạch Tả được dùng để dán nhãn cho đàn ông, nó sẽ được dùng với dạng làm cho người đàn ông đó yếu đi. Như vậy những vẫn đề mà người phụ nữ nhạy cảm lo lắng đều không đáng xu nào khi so sánh với sự thống trị, và như thế phải loại bỏ sự yếu đuối. Vậy là dù ủng hộ Trump hay Tập Cận Bình, thì khi dùng từ Bạch Tả, cả hai đều muốn nói rằng, phải đặt quyền lực lên trên hết.
______
Tác giả: Frankie Huang là một nhà báo và là chiến lược gia, sinh ra ở Bắc Kinh, lớn lên ở New Jersey, Hoa Kỳ, hiện sống ở Thượng Hải.