Đỗ Ngà
2-2-2021
Việc đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo trước phe quân đội trong cuộc bầu cử Quốc hội ở Myanmar tuy bị tố gian lận nhưng chưa chắc gì thực sự có gian lận. Vì quyền lợi của mình thì phe quân đội có quyền nghi ngờ bên kia gian lận, tuy nhiên giải quyết tranh chấp hợp pháp là kiện tụng lên tòa án. Đó là cách văn minh nhất, cách giải thuyết phục nhất.
Khi anh chỉ tố người mà không kiện, thì rõ ràng anh không có bằng chứng gian lận anh mới không dám kiện thôi, chứ nếu kiện mà chắc thắng thì anh vác súng đi cướp chiến thắng người khác làm gì?!
Hiện nay hành động của quân đội Myanmar phải khẳng định rằng, đó là bất hợp pháp. Dù cho bầu cử có gian lận thật thì cách hành xử đó vẫn bất hợp pháp.
Cũng nghi ngờ gian lận bầu cử, nhưng cuộc bầu cử ở Mỹ người ta đem nhau ra tòa xử và kết quả cuối cùng là hoàn toàn làm cho cả thế giới tâm phục khẩu phục.
Hình ảnh nền dân chủ mẫu mực của Mỹ bị bôi bẩn bởi những lời tố gian lận vô căn cứ cuối cùng cũng được tòa án độc lập ở xứ cờ hoa rửa sạch và trả lại danh dự cho nền dân chủ nước này.
Tuy có bôi bẩn nền dân chủ Mỹ thật, nhưng phe thua cuộc ở Mỹ họ vẫn chọn cách giải quyết bằng tòa án, đấy là điểm không những đáng khen và đáng ngưỡng mộ. Họ cũng đã hành xử rất văn minh.
Hiến pháp năm 2008 của Myanmar do quân đội viết ra đã rào trước đón sau để bảo vệ quyền lợi chính trị cho cánh quân đội. Bản hiến pháp này đã cấm bà Suu Kyi làm tổng thống và cho phép quân đội tham gia tranh ghế quốc hội, tham gia nắm một số bộ trong chính quyền dân sự. Đó là lý do tại sao bà Aung San Sui Kyi không làm tổng thống mà làm Có Vấn Nhà Nước.
Hiến Pháp Myanmar do quân đội viết và đưa đặc quyền của nó vào trong đó, cấm quyền lợi chính của đối thủ. Nó khá giống bản hiến pháp Việt Nam. Một bản hiến pháp bảo vệ phe quân đội, một bản hiến pháp thì bảo vệ đảng Cộng sản.
Chính sự khác nhau về nền tảng như thế mà khi cuộc tranh chấp bầu cử nước Mỹ diễn ra căng thẳng nhất thì tổng tham mưu trưởng liên quân Hòa Kỳ, Tướng Mark Milley đã đăng đàn tuyên bố: “Quân đội Hoa Kỳ không thề trung thành với một ông vua hay nữ hoàng, một bạo chúa hay một nhà độc tài. Chúng ta không thề trung thành với bất kỳ cá nhân nào”. Và kết quả là nền dân chủ Mỹ được bảo vệ.
Đó là bài học cho những quốc gia lạc hậu noi theo. Trong khi đó, cũng xảy ra hoàn cảnh tương tự tại Myanmar thì quân đội lại vác súng đi cướp. Cứ nghi ngờ bị oan là vác súng đi cướp thì xã hội không loạn mới lạ! Hành động như vậy thì không thể nào xây dựng được một đất nước tiến bộ. Tiến bộ gì được khi mà nền chính trị đó dựa trên nền tảng cướp bóc.
Ở Việt Nam thì quân đội cũng được chính trị hóa bằng việc bắt buộc các cấp sỹ quan đều là đảng viên. Mà đảng viên là những con người phải biết phục tùng chỉ thị của đảng. Khi quân đội trở thành công cụ của thế lực chính trị thì vô cùng nguy hiểm.
Ở Myanmar thì quân đội tham gia ăn cướp chiến thắng bầu cử, ở Tàu thì quân đội thành lực lượng nghiền nát dân biểu tình ở Thiên An Môn nhằm bảo vệ quyền lợi cho đảng Cộng sản. Còn ở Việt Nam thì quân đội cũng chẳng khác gì Trung Cộng. Sẵn dàng cướp đất, sẵn sàng chỉa súng vào dân nếu đảng cần. Rất nguy hiểm.
Muốn đất nước tiến bộ thì thể chể chính trị phải tiến bộ đã. Thể chế chính trị mà còn để quân đội tham chính thì hỏng. Nó là rào cản mà quốc gia nào không phá bỏ thì không thể tiến đến văn minh tiến bộ được.
Song Chi
Gửi cho BBC từ Lees, Anh quốc
Getty Images - Bà Aung San Suu Kyi trước khi bị lực lượng đảo chính bắt giữ đóng vai trò Cố vấn Quốc gia của chính phủ do đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ chiếm đa số lãnh đạo |
Tôi chợt nhớ lại năm 2009, khi tôi vừa tới Na Uy chưa được bao lâu và lần đầu tiên từ nơi ở là Kristiansand đến Oslo chơi, một trong những nơi tôi ghé thăm là Nobel Peace Center, nơi trưng bày mọi hình ảnh, tư liệu về các nhân vật, tổ chức đã từng được đoạt giải Nobel Hòa Bình.
Gặp đúng lúc người ta đang tổ chức ký tên kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, người đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1991 và hiện đang bị chính quyền quân phiệt độc tài Myanmar giam lỏng tại nhà.
Tất nhiên là tôi cũng ký tên như nhiều người khác. Thật ra, trước đó khi còn ở trong nước tôi phải thú nhận là tôi không biết gì nhiều về bà Aung San Suu Kyi, tôi ký vì ngay tại đó tôi đứng đọc những thông tin về cuộc đời đấu tranh của bà.
Không bao lâu sau, tháng 11/2010 bà Aung San Suu Kyi được thả tự do tại Yangon. Báo chí quốc tế khắp nơi đưa tin này.
Những ngày tháng ấy bà Aung San Suu Kyi là một biểu tượng của hòa bình, một ngọn hải đăng cho phong trào đấu tranh dân chủ không chỉ ở Myanmar, từng được thế giới ca ngợi hết lời. Không có mấy nhân vật đấu tranh được như bà, bao nhiêu giải thưởng, bằng danh dự quốc tế, bao nhiêu tổ chức lên tiếng đòi trả tự do cho bà, trong cuộc đời mình bà đã từng gặp biết bao chính khách, lãnh đạo từ Đông sang Tây, ở đâu bà cũng được tiếp đón trọng thị.
Bà thu hút mọi người không chỉ vì danh tiếng của một nhà đấu tranh mà còn vì là một trí thức từng tốt nghiệp Cử nhân, Thạc sĩ các ngành chính trị, kinh tế tại các trường Cao đẳng thuộc Đại học Delhi ở New Delhi, đại học Oxford…, có thể nói được vài ba ngoại ngữ. Người phụ nữ mảnh mai, tuy đã có tuổi nhưng vẫn giữ được nét đẹp thanh lịch, nền nã trong những bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Myanmar, luôn luôn cài hoa tươi trên đầu.
Và rồi khi bà bắt đầu nắm quyền lực, một số vết mờ trên bức chân dung của bà bắt đầu xuất hiện.
Getty Images - Bà Aung San Suu Kyi trong xe hơi sau khi nộp đơn tranh cử như một ứng viên hồi tháng 8/2020 trong cuộc bầu cử năm ngoái ở Myanmar mà sau đó đảng của bà thắng cử với tỷ lệ phiếu bầu 83% |
Từ chuyện vì có chồng quá cố và con sinh ra ở nước ngoài nên không được làm Tổng thống do một điều khoản trong Hiến pháp Myanmar, nhưng vẫn "đẻ" ra cái vai trò là State Counsellor of Myanmar (Cố vấn Quốc gia) có thực quyền hơn cả Tổng thống, thậm chí "cao hơn Tổng thống", như lời tuyên bố của bà.
Những vết mờ ngày càng lớn hơn khi bà lên nắm quyền, Myanmar chẳng những không có những tiến bộ đáng kể nào về kinh tế mà quan trọng hơn, bà vẫn không xây dựng được một lộ trình dân chủ thật sự cho đất nước, nhiều vi phạm về nhân quyền vẫn tồn tại. Một ví dụ là dưới sự lãnh đạo của bà, nhiều nhà báo tại Myanmar đã bị truy tố.
Bà cũng không giải quyết được những mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo vốn âm ỉ trong xã hội Myanmar, thay vào đó lại im lặng trước hành động bị xem là tội ác diệt chủng của quân đội đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Rohingya. Thậm chí ngày 10/12/2019 bà đã ra Tòa án Công lý Quốc tế LHQ ở La Haye, Hà Lan, để bảo vệ quân đội, bảo vệ cho đất nước Myanmar trước cáo buộc phạm tội diệt chủng đối với người thiểu số Hồi giáo Rohingya.
Thật khó tin rằng một người trí thức, bị ảnh hưởng bởi cả triết lý bất bạo động của Mahatma Gandhi và cụ thể hơn là bởi các khái niệm Phật giáo, luôn chọn con đường đấu tranh bất bạo động, một con người đã dùng những năm tháng bị giam lỏng tại gia để nghiễn ngẫm triết học Phật giáo và thiền định, lại trở thành một con người khác đến thế khi nắm được quyền lực.
Có những người bênh vực bà Aung San Suu Kyi, cho rằng bà chấp nhận bị phương Tây chỉ trích, chấp nhận đánh đổi danh tiếng của mình để "chung sống hòa bình" với bên quân đội vẫn chưa bao giờ thực sự mất quyền lực, và vì bà biết thế của bà và của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà (National League for Democracy) không đủ mạnh để nắm trọn quyền, rằng nếu bà cực lực lên án vụ đàn áp người Hồi giáo Rohingya thì sẽ bị bên quân đội cho "lên đường" ngay. Có thể điều đó có một phần đúng chăng?
Đối với người Việt Nam, tôi đã từng nghe không biết bao nhiêu lời ca ngợi, ước ao, giá mà Việt Nam có một Aung San Suu Kyi. Sự thay đổi của bà không chỉ làm cho hàng triệu người Việt thất vọng, mà phương Tây càng thế… Nhưng, có lẽ đó là do nhiều người chỉ nhìn thấy bà từ xa?
Getty Images - Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tham dự một buổi lễ tại thành phố Loikaw, ngày 15/01/2020 |
Dù sao, câu chuyện của bà Aung San Suu Kyi và con đường dân chủ hóa gập ghềnh vừa bị ném ngược trở lại mấy chục năm trước của Myanmar, cũng cho người Việt chúng ta rất nhiều bài học quý báu.
Theo tôi, đó là giành được quyền lực đã khó, xây dựng một lộ trình dân chủ thực sự cho đất nước, không để cho đất nước "chuyển hóa" thành một dạng độc tài kiểu khác, còn khó hơn gấp nhiều lần.
Cuối cùng là bài học về việc xây dựng lực lượng kế thừa. Cho đến giờ có vẻ như đảng của bà Aung San Suu Kyi và người dân Myanmar vẫn chưa chuẩn bị những người có khả năng thay thế bà, đã ở tuổi 75, cho nên nếu quân đội bắt bà Aung San Suu Kyi thì cũng có nghĩa là không còn ai khác. Người Việt Nam đấu tranh càng phải lựa chọn việc xây dựng một phong trào mạnh chứ không phải đặt hết vào một hai "lãnh tụ".
Getty Images - Đảng Cộng sản Việt Nam vừa tổ chức Đại hội 13 và đang chuẩn bị đánh dấu 91 năm ngày thành lập |
Lại có người cho rằng cuộc đảo chính này có sự hỗ trợ phía sau của Trung Cộng, quốc gia từng không hài lòng khi nhìn thấy Myanmar tiến lên một bước về dân chủ và nhích ra xa khỏi ảnh hưởng của mình, và đây cũng là thêm một "phép thử" của Bắc Kinh đối với chính phủ mới của Mỹ, bên cạnh những "phép thử" về biển Đông và Đài Loan.
Không biết điều này có đúng không, nhưng dù sao, tôi vẫn tin rằng con đường dân chủ hóa của Myanmar dù có gập ghềnh, khi tiến khi lùi, nhưng chí ít dân tộc Myanmar vẫn còn may mắn vì giữ được sự hiền lương, thật thà, tử tế.
Nhiều người từng đến thăm Myanmar đều nhận xét như vậy. Myanmar là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo nhưng phần lớn vẫn là Phật giáo, trong cách sống của họ rất thấm nhuần tư tưởng Phật giáo. Xã hội Myanmar dù cũng trải qua một chế độ độc tài sắt máu, nhưng không bị một chủ nghĩa cộng sản "giả cầy" phá nát đến tận gốc rễ từ văn hóa, đạo đức xã hội, tính thiện trong con người, các mối quan hệ gia đình cho tới kỷ cương, luật pháp… như các nước Liên Xô cũ cho tới Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn… Xây dựng lại từ đầu trên cái phông nền con người, xã hội như vậy có phần đỡ hơn.
Và từ bên ngoài, thế giới có lẽ sẽ không để mặc Myanmar.
Một số lãnh đạo các nước đã lên tiếng. Hoa Kỳ đã tính đến chuyện cấm vận trở lại Myanmar. Bởi vì cho dù hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi có phần bị hoen ố nhưng thế giới sẽ lên tiếng, vì người dân Myanmar, vì bây giờ là năm 2021 chứ không phải 1962 để quân đội Myanmar muốn làm gì thì làm. Kết quả cuộc bầu cử và ước muốn được sống một cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân Myanmar phải được tôn trọng.
Nhưng xét cho cùng, mọi thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn cho mọi quốc gia phải bắt đầu từ chính khát vọng và hành động của người dân chứ không thể chỉ trông chờ vào bên ngoài.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nhà báo tự do, cựu đạo diễn truyền hình, hiện sống tại Leeds, Anh Quốc.
Tùy viên Quốc phòng Mỹ Tom Stevenson viếng đài tưởng niệm phố Khâm Thiên, 2/2/2021 |
Đại tá Tom Stevenson, Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ, đến thăm và thắp hương tưởng niệm tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho biết trên trang Facebook chính thức hôm 2/2.
Đại sứ quán Mỹ tường thuật rằng về phía Việt Nam có Thiếu tướng Lê Văn Cầu, Trưởng Ban Đối ngoại, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, cũng có mặt cùng Đại tá Stevenson và các đại diện của Văn phòng Tuỳ viên Quốc phòng Hoa Kỳ.
Đại diện hai nước Mỹ và Việt Nam đã tưởng niệm 278 người dân bị thiệt mạng vào đêm 26/12/1972, cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ cho hay.
“Những thiệt hại sinh mạng của dân thường là lời nhắc nhở lịch sử về những mất mát bi thương do xung đột gây ra khi Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hòa giải và mở rộng các nỗ lực chung nhằm tăng cường quan hệ hợp tác và hòa bình”, Đại sứ quán Mỹ bày tỏ quan điểm về hoạt động chung vừa diễn ra.
Theo quan sát của VOA, sau 4 tiếng hiện diện trên Facebook, bài đăng của cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ nhận được hơn 1.030 phản ứng “yêu”, “thích”, và gần 60 phản ứng “tức giận”.
Ngoài ra, bài đăng cũng nhận được gần 500 lời bình luận từ công chúng Việt Nam. Trong số đó, chiếm áp đảo là các ý kiến không đồng tình với việc Đại sứ quán Mỹ dùng từ “xung đột” để nói về giai đoạn xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam những năm 1965-1973.
Nhìn chung, các ý kiến đó cho rằng Mỹ đã tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, sử dụng từ “xung đột” là đánh tráo khái niệm.
Những người đưa ra các ý kiến như nêu trên cũng nói thêm rằng hai nước Việt, Mỹ có thể khép lại quá khứ hướng tới tương lai, nhưng phía Mỹ không nên bóp méo sự thật.
Bên cạnh đông đảo ý kiến phê phán cách dùng từ của Đại sứ quán Mỹ, có một số lời bình luận khác tỏ ý rằng người Việt đã khép lại một trang lịch sử đau thương do phải chiến đấu chống xâm lược, giờ đây trân trọng tình hữu nghị với Mỹ và hai nước cùng nỗ lực gìn giữ hòa bình.
Mỹ tài trợ 300 triệu đô la để khắc phục hậu quả chiến tranh ở sân bay Biên Hòa |
Trong cuộc chiến mà phía Mỹ thường gọi là Chiến tranh Việt Nam (Vietnam War), kéo dài từ đầu thập niên 1960 đến 30/4/1975, Mỹ là đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa, còn gọi là Nam Việt Nam, để chống lại Bắc Việt theo chủ nghĩa Cộng sản, khi đó có tên chính thức là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đầu năm 1973, Mỹ rút quân khỏi Nam Việt Nam theo Hiệp định Hòa bình Paris. Nhưng một tháng trước đó, Mỹ điều máy bay ném bom Hà Nội, Hải Phòng và một số địa điểm khác ở Bắc Việt Nam từ ngày 18 đến 29/12/1972. Phía Bắc Việt nói các đợt ném bom này giết chết tới 1.600 dân thường, bao gồm các nạn nhân ở phố Khâm Thiên, Hà Nội.
Sau khi Mỹ rút quân, đến cuối tháng 4/1975, quân đội Bắc Việt giành chiến thắng, toàn bộ đất nước Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của chính quyền Cộng sản.
Sau 20 năm kể từ khi cuộc chiến kết thúc, hai nước Mỹ, Việt bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 7/1995.
Hồi cuối tháng 7/2013, nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam đến Mỹ, hai nước ra tuyên bố “xác lập quan hệ đối tác toàn diện” giữa hai bên.
Từ hai kẻ thù trong chiến tranh, đến nay quan hệ hai nước đã phát triển sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực gồm ngoại giao, kinh tế, quân sự, giáo dục, nhân đạo, giao lưu nhân dân…
Tính chung trong 20 năm trở lại đây, các con số thống kê chưa đầy đủ cho thấy Mỹ cung cấp hơn 1,8 tỷ đô la để hỗ trợ cho Việt Nam trong các vấn đề nhân đạo (bao gồm cả khắc phục hậu quả chiến tranh), y tế và phát triển.
Trong năm 2020, hai nước Mỹ và Việt Nam có nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Các quan chức cấp cao hai nước đều nhất trí đánh giá rằng sau một phần tư thế kỷ, quan hệ song phương đã đạt được những bước phát triển toàn diện, thực chất, ngày càng đi vào chiều sâu, đóng góp tích cực cho an ninh, hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.
22/06/2020 - voatiengviet.com
Đại sứ Mỹ Kritenbrink thăm nghĩa trang tử sĩ VNCH (nghĩa trang Bình An) ở Bình Dương, 21/6/2020 |
Hôm 21/6, lần đầu tiên một đại sứ của Hoa Kỳ đến thăm Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Trong cùng ngày, Đại sứ Mỹ Kritenbrink cũng thăm nghĩa trang của quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở tỉnh Bình Dương, còn có tên là nghĩa trang Bình An, trang Facebook của tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội cho hay tối 22/6.
Tường thuật về cuộc viếng thăm hai nghĩa trang, tòa đại sứ Mỹ đăng lên 4 bức ảnh theo thứ tự lần lượt là ảnh về Đại sứ Mỹ thăm nghĩa trang liệt sĩ Cộng sản đứng trước, tiếp theo là ảnh ông thăm nghĩa trang tử sĩ Cộng hòa.
Lời chú thích của bức ảnh đầu tiên viết: “Đại sứ Kritenbrink bày tỏ lòng tôn kính tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM trong chuyến thăm đầu tiên của một Đại sứ Hoa Kỳ đến nghĩa trang này”.
Tuy là lần đầu thăm một nghĩa trang của liệt sĩ Cộng sản ở Tp.HCM, song trước đây, Đại sứ Kritenbrink đã thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, ở tỉnh Quảng Trị, vào tháng 8/2019, và được xem là lần đầu tiên một đại sứ Mỹ tưởng niệm các quân nhân Cộng sản đã ngã xuống trong Chiến tranh Việt Nam.
Đại sứ Mỹ Kritenbrink thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Tp.HCM, 21/6/2020 |
Bức ảnh thứ hai trong bài tường thuật của đại sứ quán Mỹ cho hay ông đại sứ cùng Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM, bà Marie Damour, và Tùy viên quân sự, Đại tá Thomas Stevenson, “bày tỏ lòng tôn kính tại Nghĩa trang Biên Hòa (còn gọi là Bình An) ở tỉnh Bình Dương”.
Đi cùng 4 bức ảnh là thông điệp của Đại sứ Kritenbrink nói rằng: “Khi chúng ta cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh thì lòng tin và tình bạn của chúng ta sẽ ngày càng vững mạnh hơn”.
Đại diện ngoại giao cấp cao nhất của Mỹ ở Việt Nam nhấn mạnh: “Là một phần trong quá trình hàn gắn cùng tinh thần hoà giải và tôn trọng lẫn nhau, chúng tôi thể hiện sự kính trọng đối với tất cả những người đã hy sinh, bất kể họ đứng về phía nào”.
Trong Chiến tranh Việt Nam, kéo dài từ đầu thập niên 1960 đến 30/4/1975, Mỹ là đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa, còn gọi là Nam Việt Nam, để chống lại Bắc Việt theo chủ nghĩa Cộng sản, khi đó có tên chính thức là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đầu năm 1973, Mỹ rút quân khỏi Nam Việt Nam theo Hiệp định Hòa bình Paris. Đến cuối tháng 4/1975, quân đội Bắc Việt giành chiến thắng, toàn bộ đất nước Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của chính quyền Cộng sản.
Sau 20 năm kể từ khi cuộc chiến kết thúc, hai nước Mỹ, Việt bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 7/1995. Tháng 7 năm nay, hai nước sẽ kỷ niệm mốc 25 năm của mối quan hệ song phương.
Hồi cuối tháng 7/2013, nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam đến Mỹ, hai nước ra tuyên bố “xác lập quan hệ đối tác toàn diện” giữa hai bên.
Từ hai kẻ thù trong chiến tranh, đến nay quan hệ hai nước đã phát triển sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực gồm ngoại giao, kinh tế, quân sự, giáo dục, nhân đạo, giao lưu nhân dân…
Trong phần cuối thông điệp của đại sứ Mỹ đăng trên Facebook chính thức hôm 22/6, ông Kritenbrink khẳng định: “Ngày nay, Hoa Kỳ và Việt Nam đang hợp tác để xây dựng một tương lai mới, dựa trên cam kết chung vì hòa bình và thịnh vượng cho nhân dân hai nước”.
Biểu tình ủng hộ Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở bên ngoài sứ quán Miến Điện tại Bangkok, Thái Lan, ngày 01/02/2021. REUTERS - ATHIT PERAWONGMETHA |
Sau nhiều ngày nói bóng nói gió, quân đội Miến Điện hôm nay 01/02/2021 đã cho bắt giữ lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng với nhiều nhà lãnh đạo khác của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Giới quan sát cho rằng đây là một cuộc đảo chính.
Theo nhận định của nhà báo Sarah Bakaloglou, từng là thông tín viên của RFI tại Rangoon, vụ việc phản ảnh những căng thẳng giữa giới quân đội và giới chính khách dân sự.
« Quả thật là từ nhiều ngày qua, căng thẳng trở nên gay gắt giữa quân đội và chính phủ dân sự. Quân đội lúc đầu đã đề cập đến khả năng đảo chính. Nhất là, người ta đã thấy các xe bọc thép lưu thông trên các nẻo đường của Rangoon, mặc dù quân đội vẫn cứ nói là đó chỉ là những hoạt động tuần tra thông thường.
Rồi cảnh sát được điều đến đông đảo tại thủ đô Naypyidaw, nơi có trụ sở của Nghị Viện, lãnh đạo Aung San Suu Kyi và tổng thống Miến Điện. Trên đường phố ở Rangoon cũng vậy, có nhiều cuộc tập hợp ủng hộ quân đội.
Những tín hiệu căng thẳng đó ngày càng nhiều, nhưng quân đội cứ làm ra vẻ trấn an vụ việc hồi cuối tuần qua, khi nói là họ sẽ bảo vệ Hiến Pháp và nhất là cáo buộc truyền thông diễn giải sai lệnh những phát biểu của họ.
Nhưng những căng thẳng này giữa chính phủ dân sự và quân đội vẫn luôn tồn tại kể từ khi đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ lên cầm quyền năm 2015. Bà Aung San Suu Kyi mong muốn sửa đổi Hiến Pháp vốn dĩ trao rất nhiều quyền lực cho quân đội Miến Điện : Ba vị trí bộ trưởng chủ chốt, 25% số ghế trong Nghị Viện được bảo đảm dành cho giới quân nhân.
Dù vậy, bà Aung San Suu Kyi vẫn là một nhà lãnh đạo rất được lòng dân. Giờ phải chờ xem có những cuộc tập hợp ủng hộ bà có sẽ diễn ra hay không nhằm phản đối cuộc đảo chính này. »
Cho đến lúc này, quân đội Miến Điện bắt giữ tổng cộng 21 người, bao gồm nhiều nhà lãnh đạo chính trị, các nghị sĩ và các nhà hoạt động đấu tranh. Sự việc khiến nhiều nhà đấu tranh lo ngại Miến Điện có nguy cơ trở lại với chế độ độc tài quân sự, như thổ lộ của một cựu tù nhân chính trị :
« Tôi thật sự lo sợ là thế hệ trẻ nói rằng quân đội Miến Điện là định chế hùng mạnh nhất của đất nước. Đây thật sự là rất nguy hiểm cho thế hệ mới. Và tôi cũng sợ rằng quân đội, nhất là những sĩ quan trẻ tuổi, tự cho mình là những người hùng mạnh nhất, có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.
Điều này thật sự không tốt cho tương lai của Miến Điện. Điều này không phù hợp với chuẩn mực của nền dân chủ và điều đó sẽ là một trở ngại cho Miến Điện trên con đường hướng đến dân chủ. Giới quân sự phải tôn trọng kết quả bầu cử hồi tháng 11/2020, bởi vì đó là nguyện vọng của người dân, và họ phải trả tự do cho các nhà lãnh đạo của chúng tôi. »
Donald Trump : « Người đầu têu » ?
Về phần mình, ông Phil Robert, đại diện cho Human Right Watch trong khu vực, nhận xét rằng cú đảo chính này, tuy đã gây bất ngờ cho mọi người, nhưng gợi nhắc lại những sự kiện gần đây tại Hoa Kỳ.
« Thành thật mà nói, ban đầu người ta nghĩ là quân đội lòe mọi người. Trên thực tế, vụ việc rất giống những gì xảy ra ở Mỹ lúc còn Donald Trump, nhưng theo phong cách Miến Điện. Những cáo buộc gian lận bầu cử hàng loạt không có bằng chứng nhưng người ta chỉ nghĩ đó chẳng qua là cách để phe quân đội gây áp lực với bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ.
Việc họ dám thực hiện cuộc đảo chính dựa trên cái cớ tình trạng khẩn cấp được dàn dựng hoàn toàn, thật sự là một thảm họa cho người dân Miến Điện. Điều đó giống như việc quân đội quẳng vào thùng rác một thắng lợi bầu cử lớn của một đảng ủng hộ dân chủ trong một cuộc bầu cử được hầu hết các nhà quan sát địa phương và quốc tế nhìn nhận như một cuộc bỏ phiếu công bằng và hợp lệ. »
Anh Khoa biên dịch
Tờ Diplomat nhận xét rằng Việt Nam đã mất đi hai người bạn thân vào tay Trung Quốc là Lào và Campuchia. |
Lào và Campuchia dù chỉ ở cấp độ 3 trong chính sách ngoại giao của Việt Nam với mối “quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt”.
Quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt của Hà Nội với Lào và Campuchia không bị gián đoạn trong hàng chục năm. Nhưng trong những năm gần đây, tận dụng các dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) Trung Quốc đã dần kéo được cả hai quốc gia này ra khỏi quỹ đạo của Hà Nội.
Tác động lớn nhất của việc này có thể nói là việc Campuchia và Lào không ủng hộ hoàn toàn lập trường của Việt Nam trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của ASEAN ở Biển Đông, khiến cho không ít người cho rằng Lào và Campuchia là “những kẻ vô ơn”.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, thủ tướng do Hà Nội dựng nên và ủng hộ mạnh mẽ trong suốt những năm Trung Quốc, Hoa Kỳ và các đối tác của họ trong ASEAN cấm vận. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Hun Sen trở thành bạn tốt của Tập Cận Bình.
Hunsen xem Campuchia và Trung Quốc là “những người bạn kiên định”. Hun Sen bỏ qua bất kỳ cuộc nói chuyện nào đề cập đến sự vi phạm của Trung Quốc và Hà Nội rõ ràng không còn người của mình ở Campuchia. Campuchia tham gia tích cực vào dự án Vành đai và Con đường với quy mô ít nhất 5,3 tỷ USD và đang hưởng lợi từ các dự án cơ sở hạ tầng nhưu đường xá, cầu, sân bay, đường sắt, đập thủy điện và các đặc khu kinh tế.
Ở các khu vực khác trên thế giới, chẳng hạn như Sri Lanka, Bắc Kinh đã tận dụng các dự án BRI để đạt được lợi ích địa chính trị một khi nước nhận đầu tư nhận ra rằng họ không thể chi trả được chương trình. Hun Sen bác bỏ những lo ngại này đối với Campuchia mặc dù một số nhà quan sát tin rằng Phnom Penh đã từ bỏ một số chủ quyền của mình do các thỏa thuận BRI, đặc biệt là trong các SEZ do Trung Quốc sở hữu.
Dù không thừa nhận cho Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân và không quân tại Ream và Dara Sakor, nhưng Bắc Kinh lại đang rót vốn xây dựng cơ sở hạ tầng tại những địa điểm này cho phép Trung Quốc khả năng tiếp cận ưu đãi với những căn cứ này trong tương lai.
Bên cạnh đó Trung Quốc và Campuchia đã tiếp tục tổ chức các cuộc tập trận chung bất chấp đại dịch. Mạn sườn phía tây của Việt Nam sẽ bị đe doạ nghiêm trọng nếu Bắc Kinh có thể tiếp cận cảng Ream hoặc Dara Sakor dọc theo Vịnh Thái Lan, hoặc, trong trường hợp xấu nhất, Bắc Kinh bất ngờ sở hữu và vận hành các căn cứ, điều này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sườn phía Tây của Việt Nam.
Báo Nhật Nikkei nhận định rằng chính sách ngoại giao bẫy nợ của thực dân đỏ Trung Quốc đã có thêm một nạn nhân mới nhất là Lào. Một quốc gia nhỏ bé và giàu tài nguyên. Lào đã trao cho Trung Quốc quyền kiểm soát phần lớn lưới điện quốc gia vào thời điểm mà nợ của công ty điện lực quốc doanh Lào đã lên tới 26% tổng sản phẩm quốc nội vì đang mang nợ đầm đìa
Tham vọng của Lào là trở thành nơi cung cấp năng lượng của Đông Nam Á khi cho đầu tư vào phát triển thủy điện và xuất khẩu điện. Vì vậy, Lào đã đồng ý giao cho các công ty nhà nước lớn của Trung Quốc vai trò quan trọng trong việc khai thác trữ lượng thủy điện dồi dào của Lào.
Bắc Kinh hiện đã kiểm soát hiệu quả lưới điện cũng như các nguồn tài nguyên nước của Lào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh môi trường và phát triển bền vững ở Lào khi Lào không có biển, trong bối cảnh Trung Quốc xây dựng đập thuỷ điện lớn ở thượng nguồn sông Mekong đang góp phần làm cho mực nước sông cạn kiệt và hạn hán tái diễn ở các vùng hạ lưu.
Các công ty Trung Quốc đã và đang phát triển một khu nghỉ dưỡng tại đặc khu kinh tế Boten ở bắc Lào dọc theo biên giới Trung Quốc, và nhiều đặc khu kinh tế khác đã có hoặc sắp đi vào hoạt động với hợp đồng thuê đất dành cho Trung Quốc lên đến hàng nhiều chục năm. Lào đã đồng ý cho Trung Quốc thuê Bote 90 năm.
Những thỏa thuận thuê đất dài hạn tạo ấn tượng rằng Lào cũng nhưu Campuchia đang hoặc đã trở thành một nửa thuộc địa của Trung Quốc. Quyền lực của Bắc Kinh làm mờ tất cả khiến cho Lào không còn chỗ để nhức nhích trong khi Lào đã quay cuồng với món nợ nần chồng chất.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã dễ dàng trở thành con nợ của Trung Quốc.
Trước hết là vay tiến của Trung Quốc rất dễ dãi. Khác với IMF thường chỉ cho vay kèm theo các điều kiện và giám sát nghiêm ngặt. Trung Quốc không đánh giá mức độ tín nhiệm của quốc gia đi vay; trong khi IMF sẽ không cho vay nếu đánh giá thấy các khoản vay bổ sung có thể đẩy nước này vào khủng hoảng nợ nghiêm trọng, Trung Quốc sẵn lòng cho vay cho đến khi các quốc gia đối mặt với khủng hoảng nợ.
Trung Quốc bắt đầu làm đối tác kinh tế của một quốc gia nào đó chỉ để dần dần trở thành chủ kinh tế của quốc gia đó. Trên thực tế, nước nào càng cần vay tiền thì mức lãi suất mà họ có thể phải trả cho Trung Quốc càng cao. Trung Quốc có thành tích khai thác lỗ hổng của các nước nhỏ, có vị trí chiến lược vay nhiều. Một ví dụ như vậy là Maldives, nơi Bắc Kinh chuyển các khoản tín dụng lớn thành ảnh hưởng chính trị, kể cả việc mua lại một vài hòn đảo nhỏ với giá rẻ trong quần đảo Ấn Độ Dương này.
Maldives đã may mắn thoát khỏi bẫy nợ của Trung Quốc. Kể từ khi cuộc bầu cử lật đổ tổng thống độc tài cách đây chưa đầy hai năm, Ấn Độ đã đứng ra bảo lãnh với gói hỗ trợ ngân sách hào phóng và một gói viện trợ gần đây.
Trong khi hàng loạt các quốc gia khác đã không may mắn như vậy. Sri Lanka và Pakistan phải nhượng các tài sản chiến lược lạ cho Bắc Kinh. Sri Lanka phải gán nợ hải cảng Hambantota cho Trung Quốc trong 99 năm; Pakistan trao cho Trung Quốc nhiều độc quyền, cùng với việc miễn thuế, để điều hành cảng Gwadar trong 40 năm tới. và hưởng 91% doanh thu của cảng.
Tajikistan,gần đây đã yêu cầu Bắc Kinh giảm nợ. Kyrgyzstan cũng đã nhờ Bắc Kinh cứu trợ vào tháng trước trước. Ở châu Phi, một danh sách dài các quốc gia muốn đình chỉ trả nợ cho Bắc Kinh trong thời kỳ đại dịch corona gồm có Angola, Cameroon, Congo, Ethiopia, Kenya, Mozambique và Zambia.
__________
Nguồn:
https://asia.nikkei.com/Opinion/Why-do-so-many-Asian-nations-want-to-be-in-China-s-debt
https://thediplomat.com/2020/11/vietnam-is-losing-its-best-friends-to-china/
Ảnh tự liệu: Các nghệ sĩ Cuba biểu tình trước bộ Văn Hóa tại La Habana đòi quyền tự do ngôn luận, ngày 27/11/2020. AFP - YAMIL LAGE |
Hai tháng sau cuộc tập hợp mang tính lịch sử, giới nghệ sĩ Cuba vẫn kiên trì đòi thêm quyền tự do ngôn luận, nhưng chính phủ lại liên tục tố cáo phong trào này là một âm mưu chính trị. Nói cách khác, tại Cuba, sự chung sống giữa văn hóa và cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn đầy sóng gió.
Cho dù dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại và việc hợp nhất hai đồng tiền kể từ ngày 1/1/2021 đang gây nhiều xáo trộn về kinh tế, giới văn nghệ sĩ ở Cuba vẫn không từ bỏ những yêu sách của họ, được bày tỏ chủ yếu trên các mạng xã hội, tại một quốc gia mà mạng Internet di động đang mang lại nhiều thay đổi kể từ khi được thiết lập vào cuối năm 2018. Nhưng báo chí Nhà nước thì hầu như ngày nào cũng tố cáo phong trào này chính là do kẻ thù truyền kiếp của Cuba là Hoa Kỳ chỉ đạo từ xa.
Phong trào đã khởi đầu từ ngày 27/11 năm ngoái, khi khoảng 300 văn nghệ sĩ tập hợp suốt 15 tiếng đồng hồ trước trụ sở bộ Văn Hóa Cuba để đòi thêm quyền tự do ngôn luận, một sự kiện chưa từng có tại quốc gia Cộng Sản vùng biển Caribe này. Cuộc biểu tình diễn ra sau vụ trục xuất thô bạo 14 thanh niên Cuba, cố thủ trong một căn nhà ở trung tâm La Habana để đòi trả tự do cho một nam ca sĩ nhạc rap bị cầm tù.
Để xoa dịu các văn nghệ sĩ, vào chiều ngày 27/11, chính quyền Cuba hứa sẽ đối thoại với họ. Nhưng rốt cuộc, theo lời nhà thơ và nhà văn Alexis Diaz Pimienta, được hãng tin AFP trích dẫn, đây chỉ là « một cuộc độc thoại ». Đối với La Habana, cuộc biểu tình của giới văn nghệ sĩ chính là một « âm mưu đảo chính trá hình », là mưu toan cuối cùng mà những người ủng hộ Trump và « tổ chức mafia chống Cuba » ( ở Miami ) tiến hành trong khuôn khổ « chiến lược chiến tranh không quy ước nhằm lật đổ cách mạng », như tuyên bố của chủ tịch Miguel Diaz-Canel.
Theo AFP, đối với bà Maria Isabel Alfonso, chuyên gia về văn hóa Cuba của Đại học St Joseph, New York, phản ứng của chính quyền La Habana không có gì mới. Bà Alfonso nhắc lại là trong quá khứ, chính quyền đã từng sử dụng những công cụ như vậy, chẳng hạn như huy động một đám đông vây quanh một nhà bất đồng chính kiến chửi rủa, la mắng người này, hoặc là cứ thấy ai có suy nghĩ khác thì vu là « lính đánh thuê ». Chuyên gia Alfonso còn lưu ý rằng biện pháp quản thúc tại gia, thay vì bắt giam, cũng được sử dụng thường xuyên.
Trả lời AFP, đạo diễn kỳ cựu Fernando Pérez, trước đây vẫn đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai bên, cho rằng cuộc tập hợp ngày 27/11 là « một cuộc biểu tình chính trị nhưng được thể hiện một cách thi vị, bất bạo động, qua các bài hát, bài thơ ». Đối với đạo diễn Pérez, những văn nghệ sĩ trẻ đó là biểu tượng cho một nước Cuba mà nhiều người dân Cuba đã mơ tưởng và vẫn còn mơ tưởng. Nhưng nhà làm phim 76 tuổi này không hề có chút ảo vọng, bởi vì « tâm lý khó mà thay đổi nhanh chóng, con đường sẽ còn dài ».
Theo AFP, chung sống giữa giới văn nghệ sĩ với cách mạng đã không hề êm ả kể từ khi Fidel Castro vào năm 1961 định nghĩa chính sách vãn hóa bằng công thức : « Theo cách mạng, thì được tất cả, chống cách mạng, thì không được gì ».
Dưới ảnh hưởng của Liên Xô, chính quyền Castro đã mở một chiến dịch thanh trừng ồ ạt, loại bỏ toàn bộ những văn nghệ sĩ nào không đáp ứng các tiêu chuẩn do họ đặt ra : có tư tưởng cách mạng và không phải là người đồng tính. Những văn nghệ sĩ nào « có vấn đề » về ý thức hệ thường bị đưa đi lao động ở các nông trường hoặc nhà máy. Các tác phẩm của họ bị cấm đoán.
Nhưng thời đại bây giờ là thời đại công nghệ thông tin. Hôm 27/11 năm ngoái, chính quyền đã hoàn toàn bị bất ngờ trước một cuộc tập hợp hoàn toàn mang tính tự phát, theo lời kêu gọi lan truyền trên mạng, cho nên họ đã buộc phải ngồi vào bàn đối thoại.
Như ghi nhận của chuyên gia Maria Isabel Alfonso, một điểm mới khác, đó là đòi hỏi rất mạnh mẽ của giới trí thức văn nghệ sĩ muốn chính quyền công nhận tính chính đáng của sáng tác độc lập và tôn trọng các quyền của họ. Bà kêu gọi chính quyền nên chấm dứt việc trừng phạt những ai có suy nghĩ khác và mở ra một không gian đối thoại với giới văn nghệ sĩ.
Hôm qua, 26/01/2021, các quan chức đại diện cho bộ Văn Hóa Cuba đã tiếp một nhóm đại diện cho giới diễn viên. Cuộc gặp được tổ chức theo yêu cầu của Hiệp hội Diễn viên Cuba. Nhưng hiện giờ còn quá sớm để xem đây là khởi đầu của một cuộc đối thoại thật sự giữa chính quyền với giới văn nghệ sĩ Cuba.
28/11/2020 - rfi.fr
Tập hợp ủng hộ các nghệ sĩ ly khai và đòi đối thoại về tự do ngôn luận. La Habana, Cuba, ngày 27/11/2020. © REUTERS - ALEXANDRE MENEGHINI |
Đêm qua, 27/11/2020 là một ngày lịch sử đối với Cuba. Suốt ngày hôm qua, hơn 200 thanh niên đã tập hợp trước trụ sở bộ Văn Hóa để đòi chính quyền tôn trọng tự do ngôn luận, tự do sáng tác. Đến 21 giờ, giờ địa phương, bộ Văn Hóa Cuba đã chấp nhận đối thoại với đại diện phong trào. Cuộc đối thoại diễn ra trong hơn 4 giờ.
Phong trào đã bùng lên sau khi an ninh can thiệp vào đêm hôm trước, thứ Năm 26/11, để trục xuất 14 thành viên và người ủng hộ phong trào San Isdro, đang tuyệt thực tại một cơ sở nằm tại trung tâm thủ đô La Habana. Phong trào San Isdro bao gồm các nghệ sĩ, giảng viên đại học và phóng viên, đấu tranh đòi tự do ngôn luận, tự do sáng tác tại Cuba.
Phóng sự của thông tín viên RFI Domitille Piron từ Cuba :
« Tia lửa đã làm bùng lên phong trào - theo nhận định của một nữ đạo diễn trẻ, tham gia cuộc phản kháng cùng với gần 200 nghệ sĩ, nhà sáng tác, trước trụ sở bộ Văn Hóa – đó chính là việc tối thứ Năm, 26/11, cảnh sát trục xuất các thành viên phong trào San Isidro, tuyệt thực để đòi tự do cho một trong các thành viên phong trào, bị kết án 6 năm tù, vì tội ‘‘xúc phạm’’ chính quyền.
Tuy nhiên, các yêu sách của họ rộng lớn hơn. Sau nhiều giờ phản kháng trước trụ sở bộ Văn Hóa, khoảng 30 đại diện của giới hoạt động văn hóa độc lập đã được một thứ trưởng tiếp. Họ đã thành công trong việc thiết lập đối thoại với chính quyền, theo lời nghệ sĩ Tania Bruguera:
‘‘Bộ Văn Hóa không còn có thể nói không biết gì về tình hình nghệ thuật độc lập tại Cuba. Họ cũng không thể nói là không biết gì về các vụ hành hung, truy bức và đàn áp nghệ thuật độc lập tại Cuba. Họ không thể nói là họ không biết !’’.
Bên trong trụ sở bộ Văn Hóa, đối thoại diễn ra trong hơn 4 giờ đồng hồ. Trong lúc đó, ở bên ngoài, hàng trăm người trẻ tập hợp, họ ngồi lại trong không khí bình tĩnh. Những người có mặt hát vang nhiều bài ca, thảo luận và cứ 15 phút lại vỗ tay một lượt, để người bên trong trụ sở bộ Văn Hóa có thể nghe thấy những phản ứng bên ngoài.
Trên đường phố xung quanh, lực lượng an ninh được tăng cường, khu vực biểu tình bị phong tỏa, cảnh sát dùng hơi cay để đánh bật bất cứ ai có ý định tham gia vào nhóm biểu tình trước trụ sở bộ Văn Hóa. Đa số các thanh niên tham gia biểu tình lần đầu tiên trong đời. Thế rồi, trên khoảng sân trước trụ sở chính quyền, xuất hiện 30 người đại diện cho phong trào, vừa đối thoại với bộ Văn Hóa, trong đó có nhà biên kịch Yunior Garcie. Họ đi ra như những người anh hùng.
Ông Yunior Garcie nói : ‘‘Những gì diễn ra hôm nay quả là một ngày lịch sử đối với đất nước chúng ta ! Chúng ta có quyền lạc quan, bởi chúng ta đang khởi sự cho một cuộc đối thoại mới, khi các khác biệt được tôn trọng’’. Một ngày và một đêm phản kháng trong căng thẳng đã khép lại trong bầu không khí đầy tinh thần công dân ».
Một trong các mục tiêu chủ yếu của phong trào là đòi chính quyền xem xét lại nghị định 349, buộc các nghệ sĩ độc lập muốn hoạt động phải đăng ký với một tổ chức chính quyền. Phong trào San Isidro yêu cầu bộ Văn Hóa tổ chức thảo luận về nghị định này.
Các nhà lập quốc Mỹ. |
Các nhà lập quốc Mỹ nằm trong số những người giàu có nhất trong các vùng đất thuộc địa khi họ soạn thảo và ký Bản Hiến pháp, và đó cũng là thành phần mà họ kỳ vọng sẽ tiếp tục dẫn đường quốc gia non trẻ này.
“Chưa bao giờ nhắm vào kiểu dân chủ trực tiếp, rằng tất cả dân Mỹ sẽ bỏ phiếu về mọi vấn đề,” ông Andrew Wehrman, phó giáo sư về lịch sử tại Đại học Central Michigan, nhận định. Họ cho rằng “phiếu bầu phải dành cho những người giàu có và học thức, nhưng họ chắc chắn không muốn hạn chế tất cả những người khác tham dự vào chính trị.”
Các nhà lập quốc kỳ vọng là thường dân, người nghèo và không có học vấn tham gia gián tiếp, thông qua các chính quyền địa phương, tại những cuộc họp công chúng và qua những hành động phản đối như tẩy chay.
Một số nhà lập quốc đặc biệt quan tâm đến chủ nghĩa dân túy và chính quyền quần chúng.
“Đó là những người nghĩ rằng dân chủ là một từ bẩn thỉu. Ngay cả ông John Adam cũng nói như vậy. Ông không muốn người nghèo bỏ phiếu, ông không muốn phụ nữ bỏ phiếu,” ông Wehrman nói.
Ông Bruce Kuklick, giáo sư lịch sử Mỹ tại Đại học Pennsylvania, nói các nhà soạn thảo Hiến pháp Mỹ có ý niệm về dân chủ rất khác biệt so với người Mỹ hiện nay.
“Các nhà lập quốc không muốn kiểu dân chủ này. Hiến pháp được viết sao cho quyền của công dân bị giới hạn,” ông nói. “Họ lo ngại về dân chủ… Đây là một hình thức chính phủ tệ hại vì một khi bạn cho mọi người tham gia, thì có phần chắc bạn sẽ bầu một người mị dân. Bạn có thể có người cầm quyền thu hút sự điên cuồng của quần chúng. Ý niệm này từ lâu không còn nữa.”
Ông Wehrman chỉ ra rằng những người soạn thảo Hiến Pháp cho là chỉ một phần trong một nhánh của chính phủ liên bang, Hạ viện, là do dân chúng bầu lên. Cử tri Đoàn chọn Tổng thống, Tổng Tư lệnh quân đội chọn các thẩm phán Tối cao Pháp viện và, theo như trước đây, các thượng nghị sĩ do các cơ quan lập pháp tiểu bang chọn.
“Đây là một nỗ lực khác nhằm giảm bớt dần sự tham dự trực tiếp của số đông dân chúng trong tiến trình chính trị,” ông Kuklick nói.
“Do đó có những hạn chế khác được viết trong Hiến pháp để hỗ trợ cho điều mà họ xem là có thể là một con tàu rò rỉ khi có nhiều người ít học, nghèo khó được quyền bỏ phiếu.”
Chỉ sau khi phê chuẩn tu chính án Hiến pháp thứ 17 vào năm 1913, các thượng nghị sĩ mới được dân chúng bầu trực tiếp.
“Rõ ràng, Hiến pháp được soạn thảo và ban hành để bớt lại một số hành động của các cơ quan lập pháp tiểu bang. Những người như ông James Madison và Alexander Hamilton cho rằng các cơ quan lập pháp tiểu bang và cử tri tại hầu hết các tiểu bang đã đi quá xa, và rằng quá nhiều người tham gia vào chính trị, quá nhiều người bỏ phiếu,” ông Wehrman nói.
Chẳng hạn như New Jersey trao quyền bỏ phiếu cho những cư dân nào đạt được một mức tài sản nào đó. Rồi những phụ nữ và người Mỹ gốc Châu Phi, họ chỉ có thể bỏ phiếu từ năm 1776 cho đến năm 1807, khi các tiểu bang giới hạn quyền bỏ phiếu lại, chỉ dành cho những người đàn ông da trắng.
“Các nhà lập quốc nghĩ rằng có quá nhiều tiếng nói trong cơ quan lập pháp tiểu bang, rằng các tiểu bang trở thành quá cực đoan, dựa vào quyền lợi của thường dân trong khi họ cần phải dè dặt hơn và thích nghi hơn với người giàu, những loại người làm ăn buôn bán, có học thức,” ông Wehrman nói.
Vậy những người như ông Alexander Hamilton, John Adam và những nhà soạn thảo khác của Bản Hiến pháp nghĩ gì về nước Mỹ ngày nay?
“Tôi nghĩ họ đều vui mừng rằng khung sườn tổng quát mà họ tạo ra vẫn còn hoạt động,” ông Wehrman nói.
Và họ có thể sẵn sàng thay đổi. Cuối cùng họ đã viết nên Hiến pháp trong một tiến trình thay đổi hoặc tu chính. Họ thậm chí còn tận dụng tiến trình đó vào việc phê chuẩn tu chính án 12 vào năm 1804 vốn lập nên phiếu Cử tri Đoàn riêng cho Tổng thống và Phó Tổng thống. Sự điều chỉnh nhỏ này nhằm không để cho đối thủ chính trị từ hai đảng đối lập cùng phục vụ trong một chính quyền ttrong tư cách Tổng thống và Phó Tổng thống.
Dù vậy, ông Kuklick nói, các nhà lập quốc sẽ bị xem là phản động chiếu theo tiêu chuẩn hiện nay.
Ông Kuklick nói “Một trong những chuyển đổi tuyệt vời của nước Mỹ vào thế kỷ 19 là chúng ta đi từ quan điểm rất giới hạn về sự tham gia của người dân vào chính quyền cho đến điều mà mọi người hoàn toàn công nhận là cách thức dân chủ.”
Dù dân chủ vận hành ngày nay không giống như các nhà lập quốc dự kiến, nhưng tiền tài và quyền lực vẫn đóng vai trò thiết yếu trong chính trị Mỹ. Với đại đa số Tổng thống Mỹ là những người giàu có một cách độc lập, thì mục tiêu mà các nhà lập quốc nhắm dành vị trí quan trọng trong chính quyền cho người giàu rốt cuộc đã được công nhận.
(Nguồn: Dora Mekouar)
39 người Việt tử nạn ở thảm kịch Essex |
Tòa án hình sự Old Bailey ngày 22/1 ở London đã tuyên mức án tổng cộng 78 năm tù giam cho 4 bị cáo phạm tội ngộ sát trong vụ phát hiện 39 thi thể người Việt Nam trong thùng xe tải đông lạnh năm 2019.
Gheorghe Nica (43 tuổi, người vùng Essex ở Đông Nam nước Anh) và bị cáo Ronan Hughes (41 tuổi, người vùng Bắc Ireland) nhận mức án cao nhất, lần lượt là 27 năm và 20 năm tù giam.
Hughes đã thừa nhận có tội đối với 39 cáo buộc giết người và âm mưu đưa người nhập cảnh trái phép.
ESSEX POLICE - Ronan Hughes (left) met Gheorghe Nica at a budget hotel in Thurrock, Essex |
Gheorghe Nica, phụ trách điều phối việc vận chuyển người nhập cư trái phép, thừa nhận có tội đối với các tội danh giết người và buôn người trái phép.
Lái xe Eamonn Harrison, 24 tuổi là kẻ đưa thùng xe có 39 người Việt bên trong đến cảng Zeebrugge, Bỉ, bị xử 18 năm tù.
Eamonn Harrison chịu trách nhiệm đón người nhập cư ở Pháp và lái xe tới cảng Zeebrugge ở Bỉ, trước khi xe tải được đưa đến Anh.
Maurice Robinson, 26 tuổi, lái xe chặng cuối bên Anh nhận thùng xe ở Essex, nhận án 13 năm và bốn tháng.
Nhưng trong cả phiên toà, tên kẻ chủ mưu là Phong được nhắc đến nhiều trong cáo trạng mà không rõ y ở đâu.
Hôm 11/2/2020, cảnh sát Anh kết luận 39 nạn nhân người Việt tử vong vì thiếu oxy và tăng thân nhiệt.
Các báo Anh cho hay Phong là một ông trùm đường dây, ở cấp cao hơn.
Theo các báo Anh, ông trùm người Việt này "sống trong một căn hộ ở London và nhận tiền, tổ chức các điểm bí mật tại châu Âu" cho người nhập cư lậu vào Anh.
Ông ta "vẫn sống ngoài vòng pháp luật" dù cảnh sát nỗ lực truy tìm.
Sài Gòn, thủ phủ kinh tế của Việt Nam. Ảnh chụp năm 2017. © Wikipedia |
Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ có ban lãnh đạo mới nhân kỳ họp Đại Hội lần thứ 13, được tổ chức từ ngày 25/01 đến 02/02/2021. Đáng chú ý hơn cả là bốn vị trí chủ chốt, tổng bí thư Đảng, chủ tịch Nước, thủ tướng Chính phủ và chủ tịch Quốc Hội. Làm thế nào cân bằng các mối quan hệ với Trung Quốc và nhất là Hoa Kỳ, một đối tác chiến lược quan trọng hiện nay, được giới quan sát đánh giá là một thách thức then chốt với Hà Nội trong 5 năm sắp tới.
Theo nhận định của hãng tin Anh Reuters, căng thẳng gay gắt Mỹ - Trung, cùng với đại dịch Covid-19 đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội trở thành một trong những trục sản xuất công nghệ quan trọng, cũng như là một trong những trung tâm « xưởng may » lớn nhất thế giới.
Với tổng số ca nhiễm bệnh trên khoảng 1.500 người, và 35 ca tử vong, Việt Nam là một trong số hiếm hoi các nước có nền kinh tế hồi phục nhanh và vẫn duy trì mức tăng trưởng dương, tuy có thấp hơn so với nhiều năm trước, trong khi phần lớn các nước khác đang rơi vào suy thoái do đại dịch Covid-19.
Ông Lê Hồng Hiệp, thuộc ISEAS-Yusof, thuộc Viện Ishak Singapore, lưu ý rằng « cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung sẽ tiếp tục gây xáo trộn môi trường địa chiến lược và kinh tế khu vực trong 5 năm tới. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với Việt Nam vì nền kinh tế nước này rất mở, lệ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. »
Trong những năm gần đây, mối quan hệ Việt – Mỹ đã có nhiều cải thiện, nhưng không vì thế mà Washington lơi lỏng giám sát Hà Nội trong bối cảnh thâm thủng mậu dịch giữa Mỹ với Việt Nam ngày càng lớn. Chính quyền mãn nhiệm Donald Trump hồi cuối năm 2020 đã tố cáo Việt Nam thao túng tiền tệ gây bất lợi cho Mỹ trong trao đổi thương mại. Chính quyền Donald Trump chưa đưa ra những biện pháp trừng phạt tức thì, nhưng « bản án treo » này được xem như là để dành lại cho chính quyền Biden xử lý.
Trong bối cảnh đó, theo phân tích của chuyên gia Hà Hoàng Hợp, cũng thuộc ISEAS-Yusof Ishak, « Việt Nam sẽ phải duy trì đối thoại với Mỹ để hiểu rõ hơn chính quyền Biden và thành tâm xem xét lại các chính sách và biện pháp tiến hành trong lĩnh vực ngoại thương cũng như tiền tệ ».
Một thách thức quan trọng khác đối với Việt Nam là phải tìm ra phương kế đối phó với các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, được cho là giầu nguồn tài nguyên và năng lượng, nằm chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chuyên gia Hà Hoàng Hợp dự phóng triển vọng an ninh Biển Đông trong năm 2021 là khá bi quan. « Việt Nam sẽ phải luôn trong thế đề phòng và chuẩn bị đáp trả các thế lực thù địch nước ngoài ».
Nhưng Hà Nội cũng ý thức được tầm quan trọng của Trung Quốc đối với an ninh và bình ổn kinh tế đất nước. Dù có những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước tại Biển Đông, nhưng ngành công nghiệp sản xuất Việt Nam vẫn cần rất nhiều đến nguồn cung nguyên nhiên liệu và trang thiết bị từ Trung Quốc.
Ngoài ra, theo giới quan sát, bên cạnh mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, ban lãnh đạo Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khác như tiến hành các cải cách cần thiết để thực thi các thỏa thuận tự do mậu dịch quốc tế, có một cách tiếp cận mới hoàn thiện hơn và một chính sách đối ngoại kiên quyết, tích cực hơn. Nhất là, làm thế nào tăng cường phòng thủ quốc gia, biện pháp giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc quản lý sông Mêkông – vốn dĩ cũng là một mặt trận khác với Trung Quốc – cũng như là việc phòng chống Covid-19, tiêm ngừa cho người dân, sẽ là những thử thách cho dàn lãnh đạo mới của Việt Nam trong 5 năm tới.
Một điều chắc chắn, trong số những thử thách trên, giới chuyên gia cùng nhất trí rằng « cố gắng duy trì thế cân bằng giữa hai siêu cường » vẫn sẽ chiếm một vị trí lớn trong lịch trình hành động của Hà Nội trong 5 năm tới.
Zaria Gorvett
BBC Future
EPA |
Vào năm 331 trước Công Nguyên, có điều không ổn xảy ra với Thành Rome. Khắp thành phố, hàng loạt những người đàn ông xuất sắc đều ngã bệnh, và tất cả bọn họ đều đang chết dần. Tổn thất ghê gớm, mọi người hoảng loạn.
Và rồi ngày nọ, một nữ nô lệ tiến lại gần một vị quan tòa và nói nàng biết lý do vì sao.
Nàng dẫn quan quân đến vài căn ngôi nhà, nơi cô nói họ sẽ tìm ra một nhóm các phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu đang bí mật điều chế độc dược.
Họ tìm ra thật.
Các nghi phạm bị giải ra giữa quảng trường trung tâm, được yêu cầu chứng minh bản thân vô tội. Vì họ cho rằng họ điều chế là để làm thuốc chữa bệnh, vậy họ có dám uống không?
Lạy trời, hai nghi phạm bị ép uống - và lập tức ngã ra chết.
Sau đó, nhiều cuộc bắt bớ trên diện rộng xảy ra; có thêm 170 phụ nữ nữa bị cho là có dính líu đến.
Đây là vụ gây phẫn nộ cực lớn. Sau đó, người dân thành Rome bầu một viên quan để tiến hành nghi lễ xua đuổi tà ma, nghi thức trước đây thường được viện tới như giải pháp cuối cùng sau một vụ náo động dữ dội trong dân chúng.
Hay, ít nhất, đó là phiên bản câu chuyện về sự việc được nhà sử học đáng kính Livy ghi lại trong tâm thế đầy trách nhiệm.
Ông ra đời vài trăm năm sau sự kiện đó. Nhưng ông không tin rằng những phụ nữ là thủ phạm, và cả các chuyên gia thời hiện đại cũng không tin điều này.
Livy chỉ ra một nguyên nhân có lý hơn nhiều: đó là dịch bệnh đã xảy ra.
Thời đó, thành phố bị bủa vây bởi những dịch bệnh không ai rõ là gì - đây là nguyên nhân phổ biến gây chết người thời cổ đại.
Mặt khác, đầu độc hàng loạt lại là nguyên nhân chưa từng nghe đến. Vụ án mà Livy viết về là vụ đầu tiên kiểu này, và toàn bộ sự việc đã khiến cư dân Thành Rome cảm thấy rất lạ lùng.
Trong thực tế, có lẽ những phụ nữ đó thực sự đang điều chế thuốc - và phần còn lại của câu chuyện đã bị thêm mắm dặm muối hoặc hoàn toàn bịa đặt.
Vụ đầu độc nổi tiếng vào năm 331 trước Công Nguyên được cho là thuyết âm mưu nhằm giải thích cho những cái chết có nguyên nhân rõ rành rành từ thời đó.
Giữa thời đại dịch hiện tại, kịch bản này giống nhau đến kinh ngạc.
Từ đầu tháng Tư, ít nhất 77 cột thu phát sóng điện thoại và 40 kỹ sư bị tấn công ở Anh Quốc, sau khi một số người tin vào ý tưởng sai lệch là Covid-19 bằng cách nào đó lây lan qua công nghệ viễn thông toàn cầu.
Giờ đây, tin đồn đã lan tới Mỹ, nơi người ta lo ngại sẽ dẫn đến thêm nhiều vụ bạo lực. Một lần nữa, lý lẽ bị đẩy ra ngoài lề, thay cho cách giải thích nông cạn tin rằng căn bệnh liên quan đến một kịch bản bí mật đầy hiểm hóc.
Câu hỏi là, tại sao những câu chuyện như thế lại phát sinh?
Getty Images - Người La Mã cổ đại luôn nghi ngờ các nô lệ và những phụ nữ thượng lưu |
Từ kẻ thống trị vốn là loài bò sát xâm lăng đến từ ngoài hành tinh, cho đến cá mập tấn công theo sắp đặt của điệp viên, cho đến những vụ lừa tinh vi trị giá hàng tỉ đô la, đủ kiểu thuyết âm mưu đang tồn tại cực kỳ kỳ quái; mà lý do khiến một số thuyết âm mưu trỗi dậy, trong khi số khác biến mất không còn dấu vết - có lẽ hầu như là ngẫu nhiên.
Thậm chí còn có cả thuyết âm mưu theo đó giải thích thuyết âm mưu được chế biến ra sao (để theo đúng chuẩn công thức chế thuyết âm mưu, CIA cũng bị cáo buộc có liên quan).
Nhưng có những mô thức ẩn sau sự kỳ lạ của chúng.
Ý tưởng gần đây nhất cho rằng thuyết âm mưu được gạn lọc theo cách gần giống với chọn lọc tự nhiên, cho phép những thuyết âm mưu có một số đặc tính có thể lan truyền nhanh trong xã hội - trong khi một số khác lại nằm chết dí đâu đó trên internet.
Vậy điều gì khiến thuyết âm mưu hấp dẫn với đám đông? Và liệu có gì mà chúng có thể dạy ta về vấn đề ta phải đối mặt - và làm sao để sửa chữa chúng?
Đầu tiên, những thuyết âm mưu thành công là những thuyết luôn có kẻ thích hợp để vào vai ác.
Trong suốt lịch sử, rất nhiều thuyết âm mưu được chấp nhận rộng rãi đều đổ lỗi về những sự vụ, vấn đề khó khăn lên những người mà đa số dân chúng đều đồng tình coi là kẻ xấu.
Theo một khảo sát từ Victoria Pagan, nhà lịch sử cổ điển tại Đại học Chicago, thuyết âm mưu về chuyện đầu độc ở Thành Rome có vẻ như một phần xuất phát từ cách nó mô tả phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu và nô lệ, đó là những người mà đàn ông thuộc giới tinh hoa cảm thấy có thể đe dọa họ.
Mặc dù nền văn minh La Mã lệ thuộc rất nhiều vào việc bóc lột hai nhóm người này, nhưng đàn ông vẫn thường xuyên lo lắng người lệ thuộc vào họ sẽ trở mặt.
Phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu thường bị nhìn bằng ánh mắt ngờ vực, và thường bị mô tả là bí mật và nguy hiểm.
Mặt khác, giới nô lệ từng được biết đến là đã có lúc ra tay sát hại chủ nhân, và vì vậy người ta có tâm trạng hoang tưởng rằng đôi khi nô lệ có thể làm gián điệp, do đó không đáng tin.
Tóm lại, một thuyết âm mưu về nhóm phụ nữ giết người bị nô lệ phản bội là câu chuyện lý tưởng - nó sẽ luôn hấp dẫn hơn sự thật.
Trong khi đó, trong thế giới hiện đại, không phải ngẫu nhiên mà những thuyết âm mưu nổi tiếng thường liên quan đến chủ đề như đời sống ngoài hành tinh, những nhóm thiểu số tôn giáo, tầng lớp tinh hoa đầy quyền lực, quốc gia đối lập, công nghệ kỳ bí và việc hủy diệt môi trường.
"Khắp thế giới, nói chung mọi người tin theo những thuyết liên quan đến các sự kiện lịch sử và văn hóa từng xảy ra ở những nơi đặc thù," Karen Douglas, nhà tâm lý xã hội tại Đại học Kent giải thích.
Mỗi xã hội có những lo lắng và ám ảnh riêng - và thuyết âm mưu thành công thường đụng đến những vấn đề đó.
Ví dụ như ở Romania, nơi rất nhiều phụ nữ từ chối không cho con gái họ tiêm ngừa vaccine HPV, virus này gây ra đến 99% số ca ung thư cổ tử cung.
GETTY IMAGES - Thuyết âm mưu thành công thường đánh trúng vào sự ám ảnh và hoang mang của xã hội đó |
Vào năm 2008, năm đầu tiên mà loại vaccine này được đưa ra - chỉ có 2,5% phụ nữ Romania đủ tiêu chuẩn tiêm ngừa. Tỷ lệ rất thấp, chương trình tiêm chủng trường học cuối cùng phải hủy bỏ.
Điều này rõ ràng là đáng ngạc nhiên nếu bạn tính đến những nơi khác ở Châu u, nơi mũi ngừa HPV cực kỳ phổ biến với số người tiêm lên đến khoảng 80% hoặc cao hơn, và thực tế là Romania có tỷ lệ tử vong cao nhất vì ung thư cổ tử cung ở Châu u trong suốt thời gian dài.
Có nhiều lý do khiến các bà mẹ Romania nghi ngờ vaccine, nhưng nghiên cứu cho thấy một trong những lý do là có rất nhiều thuyết âm mưu về động cơ thực sự khi người ta cung cấp loại vaccine này, trong đó có cả thuyết cho rằng đây là nỗ lực kiểm soát dân số thế giới bằng cách khiến phụ nữ vô sinh và đây là thử nghiệm y học của ngành công nghiệp dược phẩm - dù rằng chẳng có bất cứ bằng chứng nào cho lý lẽ này.
Những thuyết này, có lẽ đã được sinh ra từ lịch sử của Romania, vốn từng có tình trạng can thiệp vào sự sinh sản của phụ nữ, cùng với sự mất niềm tin của công chúng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe: ở đây tình trạng bệnh nhân phải đút lót cho nhân viên y tế vẫn còn phổ biến, dù chỉ là săn sóc cơ bản, và rất nhiều phụ nữ trong nghiên cứu cho biết họ nghi ngờ vì sao chương trình tiêm chủng này lại miễn phí.
Trong một số trường hợp, người ta cho rằng những lo lắng như vậy vẫn ngủ yên trong tâm trí ta, cho đến khi có sự kiện nào đó xảy ra - như thay đổi về mặt chính trị - kích thích chúng thức tỉnh. Điều này có thể khiến chúng làm niềm tin của đám đông hướng về thuyết âm mưu.
Những thuyết âm mưu về chủ nghĩa bài Do Thái - chẳng hạn như ý tưởng cho rằng người Do Thái rất quyền lực và có nhúng tay vào những kịch bản đen tối bí mật - đã từng xuất hiện trong thời gian xảy ra căng thẳng xã hội, như khi xảy ra tình trạng thất nghiệp.
Lý do, có lẽ là vì những thuyết này khiến người ta có thể đổ lỗi cho thứ có thể là hệ quả từ hàng loạt các tình huống xã hội và kinh tế phức tạp, thay vì phải tìm ra một con dê tế thần đơn lẻ.
Điều này phù hợp với nguyên tố phổ biến khác với những thuyết âm mưu nổi tiếng - đó là chúng khiến ta cảm thấy nhóm xã hội của mình tốt, thường là bằng cách hạ bệ những nhóm mà ta coi là đối thủ.
"Đó có thể là nhóm quốc gia của bạn, nhóm giới tính của bạn hay bất cứ thứ gì," Douglas nói. "Có một số bằng chứng cho thấy mọi người thường thích những thuyết âm mưu thỏa mãn cách nhìn định kiến của họ."
Bằng cách nhấn mạnh sự khác biệt giữa yếu tố "trong nhóm" và "ngoài nhóm", thuyết âm mưu có thể dẫn đến sự gắn kết xã hội chặt chẽ hơn - và đem lại cảm giác được bảo vệ chống lại khỏi những người khiến họ thấy bị đe dọa. Vì vậy, thuyết âm mưu thường dễ lan tỏa trong những nhóm người có cùng xung đột.
Bất an
"Cũng có một số nghiên cứu cho thấy mọi người trở nên tin vào thuyết âm mưu hơn khi họ phải đối mặt với tình huống khủng hoảng," Douglas nói.
Ý tưởng cho rằng mạng viễn thông 5G và các mạng điện thoại di động có tác động xấu đến sức khỏe con người đã xuất hiện từ nhiều năm trước - từ khi công nghệ này được sử dụng rộng rãi, khoảng 30 năm trước.
Ban đầu, công nghệ này bị cáo buộc sai lệch là gây ra bệnh tự kỷ, vô sinh và ung thư, cùng nhiều bệnh khác - nhưng nói chung chúng nằm trong nhóm những người theo thuyết âm mưu cực đoan nhất.
Sự xuất hiện của virus corona mới bí ẩn vào 12/2019 đã tạo ra sân khấu mới cho ý tưởng có từ lâu này.
Vào ngày 22/1, khi virus mới chỉ lây nhiễm cho 314 người, với sáu người chết, một bài báo được đăng đã thay đổi mọi thứ.
Đó là cuộc phỏng vấn với một bác sĩ gia đình chẳng có tên tuổi gì đăng trên báo ở Bỉ, với tựa bài "Mạng 5G chết người, và không ai biết điều đó". Quan trọng là, bài báo liên hệ sự nguy hiểm của mạng 5G với virus corona mới mặc dù không hề có bằng chứng nào cho ý tưởng này. Và thế thôi.
"Thuyết âm mưu có xu hướng xuất hiện khá nhanh khi một điều gì đó quan trọng xảy ra," Douglas cho biết. "Chúng thình lình xuất hiện khi có một khủng hoảng hay xung đột gì đó mà mọi người thực sự muốn giải thích và muốn có câu trả lời."
Bà chỉ ra rằng đợt cháy rừng vừa rồi ở Úc cũng gây ra một hoạt các thuyết âm mưu ăn theo trào lưu.
Thuyết về mạng 5G được gọi là "cocktail âm mưu", vì nó gom vào nhiều nỗi sợ lớn nhất của loài người, trộn lẫn với nhau thành một hỗn hợp khoái khẩu ngon lành.
Tương tự như nỗi sợ có từ lâu đời với cái mới hay công nghệ vô hình, vốn làm lan tràn rất nhiều thuyết âm mưu nổi tiếng khác, nó cũng chạm vào sự lo âu thẳm sâu về sự trỗi dậy của Trung Quốc để trở thành siêu cường quốc toàn cầu.
Một lý do khác khiến thuyết âm mưu 5G có thể hấp dẫn hơn sự thật, đó là vì nó là một câu chuyện.
Chuyện cổ tích, truyền thuyết, giai thoại hay tin đồn là cách giúp não ta hiểu về thế giới, đây là cách có từ hàng chục ngàn năm trước, và người ta cho rằng đó là điều khiến ta là con người.
Trong thời khủng hoảng, có thể ta chọn thuyết âm mưu vì ta thấy chúng giúp mình vững dạ.
Thuyết âm mưu có đầy đủ các yếu tố của một câu chuyện hay - kẻ ác kinh hoàng, cốt truyện sáng tạo, và bài học đạo đức.
Vì điều này, một thuyết âm mưu được xây dựng tốt có thể nắm bắt được sự tưởng tượng của công chúng rất tốt, khiến cách mô tả sự việc như "loại virus xuất hiện hoàn toàn bất ngờ và vô cớ giết hàng ngàn người" có thể không cạnh tranh nổi với thuyết âm mưu.
Một số nhà tâm lý đã so sánh thuyết âm mưu với niềm tin tôn giáo, theo cách giúp ta cảm thấy có thể kiểm soát tình hình, bằng cách chọn những sự kiện ngẫu nhiên, không đoán trước được và bằng cách nào đó khiến chúng có vẻ như được định sẵn hay do bàn tay con người gây ra.
Một số khác đi xa tới mức cho rằng đây chính là lý do vì sao chúng được chấp nhận: trong nội dung câu chuyện, trong mạch truyện và các lý do phát sinh, các thuyết này gần giống với những đức tin in hằn trong nhiều tôn giáo có tổ chức.
Một số người tin vào thuyết âm mưu đến mức thậm chí họ có thể đánh đổi cả mạng sống của bản thân để chứng minh thuyết đó là đúng.
EPA - Người ta cho rằng mọi người dễ tin vào thuyết âm mưu hơn trong thời gian khủng hoảng |
Tương tự, những thuyết âm mưu hàng đầu thường thể hiện một số bí ẩn hay nhập nhằng, từ những vụ rơi máy bay không thể giải thích, đến cái chết bất ngờ của nhân vật nổi tiếng nào đó.
Khi nhà chức trách cũng không thể hoặc không cung cấp thêm thông tin, những khoảng trống tri thức này cộng với sự bất tín trong công chúng sẽ đẩy cộng đồng ngã vào tay của những kẻ tuyên bố rằng họ có câu trả lời.
Điều này cộng với thực tế là khoa học, các yêu cầu với chính phủ và các hình thức thu thập thông tin chính thức khác có thể cực kỳ chậm chạp, và vì vậy để lại khoảng trống tạm thời, khiến các nguồn tin khác có thể trở thành đáng tin.
Sau khi nhà khoa học mất uy tín Andrew Wakefield tuyên bố sai lệch là vaccine MMR có thể gây bệnh tự kỷ vào thập niên 1990, người ta đã phải tốn hàng chục năm nghiên cứu để khẳng định rằng tuyên bố này hoàn toàn không có căn cứ khoa học - trong khi đó, thuyết âm mưu đã có đủ thời gian để gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Cuối cùng, thuyết âm mưu có thể phổ biến đến mức chúng bước vào giai đoạn chu kỳ phản hồi tích cực, nghĩa là khi chúng càng được bàn luận nhiều, thì chúng càng có vẻ hợp lý.
Chẳng hạn, một phân tích về các nội dung trên Twitter đề cập đến mạng 5G và Covid-19 cho thấy chỉ có khoảng 34,8% nội dung gợi ý rằng hai thứ này có liên hệ với nhau, trong khi đa số hoặc là lên án thuyết này hoặc chẳng thể hiện ý kiến gì.
Thật không may là cho dù người dùng Twitter có coi ý tưởng đó là trò đùa hay cố gắng giải thích rằng thuyết này là sai lệch, thì họ cũng đang góp phần làm cho nó được biết đến nhiều hơn.
Thật vậy, sự ra đời của mạng xã hội và sự trỗi dậy của công nghệ mới đã trở thành khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử thuyết âm mưu.
"Dĩ nhiên, bạn sẽ thấy ở một số quốc gia thì có nhiều thuyết âm mưu mang tính địa phương vùng miền mà người ở nơi khác thậm chí không hề biết đến," Douglas giải thích. "Nhưng cách chúng ta giao tiếp với mọi người và cách ta hấp thụ thông tin thời nay thì mang tính toàn cầu hóa hơn nhiều so với trước đây, cho nên có những thuyết âm mưu trở nên cực kỳ, cực kỳ nổi tiếng khắp thế giới."
Một số thuyết âm mưu, chẳng hạn như những thuyết cho rằng một số nhóm người độc quyền đang vận hành thế giới trong bí mật, giờ đây xuất hiện ở khắp nơi, bà nói.
REUTERS - Khi chính trị trở nên phân hóa hơn, một số chuyên gia cho rằng nó khiến thuyết âm mưu dễ chiếm vị trí hơn |
Khi xã hội thay đổi, thuyết âm mưu cũng thay đổi theo - và Russell Muirhead, nhà khoa học chính trị làm việc tại Trường Đại học Darthmouth, bang New Hampshire, quan ngại về cách chúng chuyển biến.
"Thuyết âm mưu, về mặt truyền thống mà nói, thì thường do những nhóm người bên lề loan ra - chúng hầu như là vũ khí của những người yếm thế, được dùng với mục đích để kiểm soát những kẻ quyền lực," ông nói.
"Nhưng giờ đây những thuyết âm mưu mới lại đến trực tiếp từ những kẻ quyền lực, và điều này thực sự khác thường."
Từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, nhiều lãnh đạo trên thế giới đã tuyên bố công khai ủng hộ một số thuyết âm mưu liên quan, vốn thường phù hợp với động cơ riêng của họ một cách đáng kinh ngạc.
Chẳng hạn, Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cho rằng ông thấy có bằng chứng là virus corona bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Trung Quốc, trong khi chính các cơ quan tình báo của ông thì nnói không hề có bằng chứng nào cho thấy điều đó.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro lại tuyên bố theo kiểu khác - cho rằng đại dịch là do vũ khí sinh học do Trung Quốc tung ra (nhưng cũng lại chẳng có bằng chứng nào cả).
Muirhead cho rằng chúng ta đang bị thao túng bởi chính vũ khí của mình. "Các chính tri gia nỗ lực xóa sạch bằng chứng và thông tin và biến thế giới thành thứ gì đó có lợi cho mục đích của họ."
Mọi chuyện càng trầm trọng thêm khi nhiều quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ, đang trải qua mức độ phân cực chính trị lớn chưa từng có. "Đó là động cơ khiến những thuyết âm mưu mới xuất hiện," Muirhead nói.
Ông lấy ví dụ về "Pizzagate", là thuyết âm mưu đã bị chỉ trích và không ai tin nữa, theo đó cho rằng giám đốc chiến dịch tranh cử của cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton có liên quan đến một đường dây xâm hại trẻ em trong tầng hầm một nhà hàng pizza.
Dù hoàn toàn là chuyện bịa đặt, câu chuyện này lại cực kỳ được ủng hộ rộng rãi vào năm 2016, mà đỉnh điểm là một người đàn ông đã nổ súng bên trong nhà hàng đó.
"Thuyết âm mưu này không giải thích gì về thế giới cả," Muirhead nói. "Những gì nó tạo ra chỉ là tô vẽ ra Hillary Clinton như một người không chỉ kém hấp dẫn hơn đối thủ cạnh tranh, mà còn là một dạng người còn tồi tệ hơn bọn Phát xít."
Trong cuốn sách "Rất Nhiều Người Đang Nói" mà MUirhead là đồng tác giả với nhà khoa học chính trị Nancy Rosenblum từ Đại học Havard, ông giới thiệu làn sóng thứ hai trong thế giới thuyết âm mưu: âm mưu không cần đến thuyết."
"Ngoài chuyện không có em nhỏ nào bị giữ ở nhà hàng pizza đó mà ở đó thậm chí còn chẳng có tầng hầm," Muirhead nói. "Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là cách kể chuyện này hoàn toàn bịa đặt, từ đầu đến cuối."
Ông giải thích rằng thông thường thì thuyết âm mưu sẽ bắt đầu với hạt nhân là sự thật - đó sẽ là một sự kiện nào đó trong thế giới thực mà người ta dễ dàng nhìn thấy nhưng lại khó hiểu, ví dụ như cuộc ám sát hay tấn công - và từ đó xây câu chuyện trên nềng tảng đó. Nhưng thế hệ mới nhất của thuyết âm mưu thì bỏ qua luôn bước đầu tiên này và có vẻ vẫn thành công dù rõ ràng các thuyết này là sai lệch.
"Tôi lo rằng người bình thường cố gắng hiểu thế giới giờ đây sẽ cảm thấy rất mất phương hướng khi họ cố gắng định vị giữa trận bão tuyết mù trời của chuyện dối trá và bịa đặt trong thuyết âm mưu," Muirhead nói.
REUTER - Thuyết âm mưu "Pizzagate" đã được ủng hộ rộng rãi trong năm 2016, dù hoàn toàn bịa đặt |
Vậy ta có thể làm gì?
"Ta không thể tấn công từng thuyết âm mưu hết cái này đến cái khác," Muirhead nói.
Theo quan điểm của ông, một phần của vấn đề nằm ở chỗ mọi người dần mất niềm tin vào giới chuyên gia, chính phủ và những tổ chức quyền lực.
Để sửa chữa hệ thống, ông đề nghị ta cần phải chính danh hóa lại nền dân chủ - cải cách chính phủ và tập huấn lại các cơ quan, tổ chức.
"Ở Mỹ, điều này đã được thực hiện vào những thập niên đầu Thế kỷ 20. Quốc gia này cải tạo chính phủ cho thế hệ mới, và dẫn dắt nhiều cải cách cấp tiến, và dẫn đến quyền đi bầu cử của phụ nữ."
Mặt khác, Douglas cho rằng cần thêm nhiều nghiên cứu nữa. "Tôi cho rằng hiểu thuyết âm mưu đến từ đâu và bằng cách nào chúng có thể lan tỏa là điều cực kỳ, cực kỳ quan trọng, vì có những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy tin vào chúng sẽ gây ra những kệ quả nghiêm trọng."
Ví dụ, bà giải thích có rất ít nghiên cứu tìm hiểu vì sao một số thuyết tồn tại cực kỳ lâu, ví dụ như những người tin rằng Trái Đất là bằng phẳng, thuyết tin vào hội ký Illuminati, hay thuyết âm mưu về chuyện đáp xuống Mặt Trăng, trong khi một số câu chuyện khác nhanh chóng chết yểu, dù đây là một nội dung mà bà bắt đầu tìm hiểu.
Trong thực tế, dù đã có nhiều thập niên nghiên cứu và khiến công chúng không ngừng mê mẩn, vẫn còn rất nhiều câu hỏi không lời đáp trong lĩnh vực này.
"Tôi nghĩ nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận rằng ta đang sống trong thời đại của thuyết âm mưu, nhưng một lần nữa, chẳng có bằng chứng thật nào cho thấy điều đó," Douglas nhận định.
Biết đâu đây có thể là thuyết âm mưu kế tiếp…
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.