Vượt qua Việt
Nước Việt và thế giới
Hội nhập được thì cần gì Thoát Trung !
  ||   A   A   A   A  

Nước Việt và thế giới (4)

Bài mới hơn  Bài cũ hơn  Mục lục  Trang chính

08/02/2021 - voatiengviet.com

Chính quyền Biden sẽ tái gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ

Một kỳ họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ tái kết nối với Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, ba năm sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi tổ chức này, theo Reuters.

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thông báo vào 8/2 rằng Hoa Kỳ sẽ trở lại hội đồng có trụ sở tại Geneva với tư cách quan sát viên, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao cho biết hôm 7/2.

“Chúng tôi dự định làm như vậy khi biết rằng cách hiệu quả nhất để cải tổ và cải tiến Hội đồng Nhân quyền là tham gia vào Hội đồng này theo cách thức có nguyên tắc,” quan chức này nói.

“Chúng tôi biết rằng Hội đồng có tiềm năng trở thành một diễn đàn quan trọng cho những người đấu tranh chống lại bạo quyền và bất công trên toàn thế giới. Thông qua sự hiện diện này, chúng tôi tìm cách cải tổ nó và đảm bảo nó có thể phát huy hết tiềm năng đó,” quan chức này nói.

Vào năm 2018, Tổng thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi Hội đồng Nhân quyền vì cho rằng cơ quan này có thành kiến kinh niên đối với Israel và thiếu cải cách.

Đại hội đồng LHQ gồm 193 thành viên sẽ bầu thành viên mới vào hội đồng này vào cuối năm nay.

Phiên họp tiếp theo của Hội đồng Nhân quyền có 47 thành viên có trụ sở tại Geneva sẽ bắt đầu vào cuối tháng này.

Đầu trang

02/02/2021 - voatiengviet.com

Di sản chống cộng của chính quyền Donald Trump

Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2019.

Qua bốn năm dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump, yếu tố Trung Quốc nổi lên như một tâm điểm trong các chính sách đối ngoại của Washington, từ thương chiến đến an ninh quốc phòng, cùng hàng loạt các chính sách trừng phạt các quan chức Bắc Kinh và quân đội cộng sản. Chính quyền Trump cũng mạnh mẽ lên tiếng tố cáo tội ác của chủ nghĩa cộng sản ở Cuba, Venezuela, Iran, Triều Tiên...nhưng hầu như chưa đề cập nhiều đến Việt Nam.

Đâu là nguyên nhân cốt lõi của các xung đột này? Đó là do sự khác nhau về ý thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản hay chỉ là một cuộc đối đầu mang tính chiến lược? Vì sao Hà Nội chưa bị Washington trừng phạt dù bị gắn mác “thao túng tiền tệ”? VOA sẽ cùng các chuyên gia nhìn lại di sản nổi cộm này của chính quyền Donald Trump.

Phần 1: Nhìn lại di sản chống cộng của chính quyền Trump

Các chuyên gia cho rằng sự khác biệt về ý thức hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ chiếm phần nhỏ trong căng thẳng Mỹ - Trung, điểm mấu chốt là cạnh tranh chiến lược.

Ý thức hệ

Tiến sĩ Lê Minh Nguyên ở California nên nhận định:

“Trong nhiều ngàn năm Trung Quốc rất giỏi về vấn đề buôn bán, và tư bản quân chủ (imperial capitalism) của họ tập trung do chính quyền kiểm soát thông qua các công ty nhà nước, điều này khác với tư bản tự do (liberal capitalism) của Hoa Kỳ chủ yếu tư nhân làm kinh tế. Xung đột Hoa Kỳ và Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ sự khác biệt này, chứ còn vấn đề ý thức hệ xã hội chủ nghĩa thì đã lỗi thời và đã qua rồi.

Từ Việt Nam, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS - Singapore), nói:

“Đúng ra có một chi tiết về mặt ý thức hệ, thể hiện ở chỗ là ngày 24/7/2020 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có bài phát biểu ở thư viện Richard Nixon. Ông có nói đến vấn đề ý thức hệ và ông chỉ ra rằng tất cả những vấn đề từ phía Trung Quốc là do việc hành xử của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

“Đó là một nhân tố quan trọng để người Mỹ tiếp tục cư xử với Trung Quốc bằng cách tạo liên minh mà Hoa Kỳ đóng vai trò chủ chốt để làm thay đổi Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Tiến sĩ Roger Canfield, tác giả của sách Các con ngựa Thành Troy Trung Quốc: Chiến binh, Thủy Thủ, Sinh Viên, Khoa học Gia và Điệp viên Trung cộng chiếm đóng quốc nội Hoa Kỳ, nhận định:

“Tôi nghĩ rằng chính quyền Trump và Ngoại trưởng Pompeo đã thực hiện một công việc tuyệt vời trong việc chống trả và cảnh báo người dân Mỹ về sự nguy hiểm của chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt đối với chế độ Tập Cận Bình. Ông Tập là Mao mới. Như chúng ta đã biết điều gì đã xảy ra với chủ nghĩa Mao: chiến dịch Đại Nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa Trung Quốc.

“Trên thực tế, chúng ta có thể nhận thấy rằng Cách mạng Văn hóa Trung hoa đã được đưa đến Mỹ để nhằm triệt tiêu văn hóa Mỹ, và các hoạt động chính trị và gián điệp của Trung Quốc đã rất tích cực tại Mỹ.

“Ngoài ra, Trung Quốc còn gây hấn với các quốc gia có tranh chấp trên Biển Đông, mua chuộc hoặc đe dọa các quốc gia ở châu Phi và Nam Mỹ.”

Ngoại trưởng Mike Pompeo viết trên Twitter trước khi kết thúc nhiệm kỳ:

“Chính quyền Trump đã kết thúc nhiều thập kỷ xoa dịu và chính sách can dự sai lầm đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

“Chúng ta không thể bỏ qua những khác biệt về chính trị và ý thức hệ giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giữa tự do và chuyên chế.”

Cạnh tranh Chiến lược

Từ Singapore, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) nêu ý kiến:

“Căng thẳng Trung – Mỹ chủ yếu là xoay quanh vấn đề cạnh tranh chiến lược về việc xem quốc gia nào là quốc gia dẫn đầu trong hệ thống quốc tế, nó không mang nhiều yếu tố ý thức hệ như cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trước đây.

“Hiện tại, ảnh hưởng về mặt ý thức hệ của Trung Quốc rất là hạn chế. Sự khác biệt về ý thức hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là mô hình phát triển kinh tế, nhưng Trung Quốc không có tham vọng xuất khẩu cách mạng hay áp đặt mô hình của mình ra bên ngoài. Do đó yếu tố ý thức hệ trong cạnh tranh chiến lược Mỹ- Trung mờ nhạt hơn rất nhiều so với trước đây.”

“Mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ có bản chất là mối cạnh tranh chiến lược. Trung Quốc coi mình đã mạnh rồi và muốn Mỹ xem họ ngang hàng như là một đối thủ cạnh tranh chiến lược. Chính vì vậy mà trong chính sách an ninh quốc gia và chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ công bố năm 2017, Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược.”

Tổng thống Trump đã tiến hành hàng loạt biện pháp trừng phạt thương mại nhằm vào Bắc Kinh như tăng thuế đối với nhiều mặt hàng của Trung Quốc. Ở lĩnh vực công nghệ cao, tập đoàn Huawei và nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc cũng bị Mỹ đưa ra biện pháp trừng phạt mạnh mẽ vì ông Trump cho rằng Trung Quốc đã lợi dụng Hoa Kỳ theo các cách có hại cho nền kinh tế và an ninh quốc gia.

Dù có nhiều tranh cãi về tác động của thương chiến Mỹ - Trung diễn ra dưới chính quyền Trump, nhưng các nhà quan sát thừa nhận việc ông Trump cứng rắn với Trung Quốc là phù hợp với góc nhìn lợi ích của Mỹ và đó là điều mà người kế nhiệm ông, tân Tổng thống Joe Biden, cần cân nhắc sau khi tiếp quản quyền lực. Lý do là Trung Quốc hiện tại đang phát triển nhanh, mạnh và đã được dự báo sẽ rút ngắn khoảng cách và sớm soán ngôi Mỹ ở vị trí nền kinh tế số một thế giới. Bên cạnh đó, sức ảnh hưởng của Trung Quốc cũng ngày càng sâu rộng, đủ để bất kỳ nhà lãnh đạo nào của Mỹ cũng phải bận tâm hàng đầu.

Nhiệm kỳ của ông Donald Trump được đánh giá là 'nhiệm kỳ hỗn loạn' XEM THÊM: Ủng hộ viên gốc Việt ‘sẽ nhớ di sản’ của tổng thống Trump

Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tổng kết trên Twitter về vai trò của chính quyền của ông Trump trong việc chống lại các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc, các lý do biểu tình ở Hong Kong, làm nổi bật việc Bắc Kinh lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ thiểu số ở Tân Cương, tấn công các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc ở Hoa Kỳ, chống lại sự tiến bộ của người Trung Quốc, các công ty công nghệ ở châu Âu, đối đầu với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và củng cố các liên minh khu vực ở châu Á nhằm chống lại Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mike Pompeo viết trên Twitter tố cáo cộng sản Trung Quốc

Ông Pompeo viết trên Twitter trước khi kết thúc cương vị ngoại trưởng: “Chính quyền Trump đã thay đổi cuộc trò chuyện toàn cầu về Trung Quốc. Chúng tôi đã vạch trần thái độ thù địch của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với thế giới tự do và xây dựng các liên minh để đẩy lùi hành vi xấu của Bắc Kinh.”

Tiến sĩ Lê Minh Nguyên nói:

“Ở Hoa Kỳ, nền tảng của đảng Cộng hòa là tư bản, căn cứ địa của họ là những nhà tư bản và ưu tiên của họ là đảm bảo thế giới yên ắng để làm giàu, thịnh vượng, kể cả làm giàu với các nền kinh tế không tự do, không bắt buộc phải thay đổi chế độ.

“Bên phía Dân chủ thì hơi khác, từ đầu họ không xuất phát từ nền tảng tư bản và trọng tâm của họ là dân chủ, nhân quyền. Do vậy khi họ làm ăn với bên ngoài, họ thường đặt ra vấn đề dân chủ và nhân quyền trong những thương ước, và họ đòi hỏi phải có sự thay đổi nhiều hơn.

“Nếu chúng ta nhìn về lịch sử một cách tổng quát mà nói thì thường đòi hỏi thay đổi và gây ra chiến tranh thì bên đảng Dân chủ nhiều hơn: ở vùng Đông Bắc Á là chiến tranh Triều Tiên, ở Đông Nam Á là chiến tranh Việt Nam đều do các tổng thống Dân chủ gây ra...”

Phát biểu của Tổng thống Donald Trump về Trung Quốc. Twitter US Department of State

Tiến sĩ Satoru Nagao, thuộc Viện Nghiên cứu Hudson, nhận định với trang Thanh niên: “Có rất nhiều chỉ trích nhằm vào chính quyền Tổng thống Donald Trump và thực sự chính phủ của ông cũng có nhiều sai lầm. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời ông Donald Trump vẫn có nhiều dấu ấn, điển hình như thành tựu trong chiến lược đối với Trung Quốc có rất nhiều khác biệt”.

Ông Trump cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dành nhiều thập kỷ để tước đoạt sự giàu có của người Mỹ, thông qua việc đánh cắp bí mật thương mại, chính sách bảo hộ thương mại và bóp méo thị trường. Chính quyền Trump cáo buộc Trung Quốc đã sử dụng nguồn tiền “đánh cắp” này để tài trợ cho một chiến dịch quyền lực mềm khổng lồ, làm suy yếu lợi ích của Hoa Kỳ trong mọi lĩnh vực, và giành được ảnh hưởng đối với các tổ chức đa quốc gia.

Trong bốn năm qua chính quyền Trump đã đối đầu trực diện với mối đe dọa ở Trung Quốc, trên thế giới và ngay ở Hoa Kỳ.

Vào ngày 23/9/2020, trên diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ông Trump gọi chủ nghĩa xã hội là “một trong những thách thức trầm trọng nhất mà thế giới phải đương đầu.”“Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng Sản không phải là về công bằng… mà về quyền lực cho giai cấp thống trị… Nước Mỹ sẽ không bao giờ là nước xã hội chủ nghĩa.”

Chủ nghĩa xã hội đã từng phát triển ở Liên Xô, các nước Đông Âu trước năm 1990, và hiện còn tồn tại với một số biến tướng ở Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cuba, Cambodia, Lào, và Venezuela.

Có thể nói mặc dù đưa ra hàng loạt lập trường cứng rắn với những nước cộng sản này, nhưng ông Trump không kéo nước Mỹ vào bất kỳ cuộc chiến tranh nào.

Phần 2: Vì sao chính quyền Trump chưa lên án hay trừng phạt cộng sản Việt Nam?

03/02/2021 - voatiengviet.com

Chính quyền Tổng thống Donald Trump mạnh mẽ lên án và trừng phạt các chế độ cộng sản hoặc chuyên chế như Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, Venezuela, Iran… nhưng dường như Việt Nam là một ngoại lệ.

Vào giữa nhiệm kỳ, Tổng thống Trump lên tiếng chỉ trích Việt Nam một cách thoáng qua rằng nước này “lợi dụng thương mại” và vào cuối nhiệm kỳ, chính quyền của ông liệt đã Hà Nội vào danh sách “thao túng tiền tệ” nhưng vẫn không tiến hành áp đặt bất kỳ một biện pháp trừng phạt nào.

Chỉ với hai cáo buộc này mà đã diễn ra hàng loạt các cuộc gặp gỡ và điện đàm giữa giới lãnh đạo Hà Nội và các nhân vật chủ chốt trong nội các của chính quyền Trump, với mục đích là nhằm chuyển tải thông điệp “duy trì đối tác toàn diện”, trong đó phía Hà Nội thì nỗ lực “biện hộ”, “xoa dịu”, còn Washington thì vừa “dọa”, vừa “ve vãn” như các chuyên gia nhận định.

Việt – Mỹ: từ ý thức hệ đến địa chính trị

Chuyên gia quan hệ quốc tế Hà Hoàng Hợp thuộc viện ISEAS-Yusof Ishak (Nghiên cứu Đông Nam Á, tại Singapore) nói với VOA:

Một vài chính phủ Mỹ được biết là từng nói rằng Việt Nam trong bản chất không còn là một thể chế cộng sản nữa, nên họ có cách cư xử hơi thực tế!
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

“Các chính phủ Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ (1995) đã không nhắc gì đến ý thức hệ của Cộng sản Việt Nam vì họ cảm nhận rằng Việt Nam đang trên con đường chuyển đổi về kinh tế và chính trị. Trong hội nhập quốc tế, yếu tố ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa [của Việt Nam] được xem khá là nhẹ nhàng.Tuy từ đó đến giờ họ luôn để ý đến các chỉ số dân chủ, nhân quyền, và có lúc cũng nặng lời”.

“Một lý do nữa là một vài chính phủ Mỹ được biết là từng nói rằng Việt Nam trong bản chất không còn là một thể chế cộng sản nữa, nên họ có cách cư xử hơi thực tế!”

“Về mặt địa chính trị và chiến lược, chắn chắn các nước như Hoa Kỳ và các đồng minh cũng cần phải tranh thủ Việt Nam vì Việt Nam có vai trò địa chính trị chiến lược ở Đông Nam Á để từ đó họ có thể mở rộng sự ảnh hưởng trật tự thế giới dựa trên quy tắc luật”.

Tiến sĩ Lê Minh Nguyên ở bang California, Hoa Kỳ, nêu nhận định:

“Trong văn thư của Tòa Bạch Ốc đưa ra trước đây có nhắc đến Trung Quốc, Venezuela, Cuba… và chưa nhắc đến Việt Nam vì lý do là yếu tố địa chính trị”.

“Hoa Kỳ tìm cách ve vãn và gây ảnh hưởng để Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng thân thiết hơn với Hoa Kỳ vì Việt Nam có địa chính trị như một cái bàn đạp, tiền đồn đối với Hoa Kỳ trong việc bao vây và ngăn chặn Trung Quốc, trong khi Trung Quốc coi Việt Nam là cửa ngõ để tiến ra Đông Nam Á, thành ra vô hình chung Việt Nam là địa chính trị”.

Rõ ràng Hoa Kỳ không chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam mà chỉ muốn ve vuốt Việt Nam.
Tiến sĩ Lê Minh Nguyên

“Rõ ràng Hoa Kỳ không chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam mà chỉ muốn ve vuốt Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng hiểu ra rằng đi với Hoa Kỳ thì chế độ sẽ vững như bàn thạch, ít nhất trong một đến hai thập niên tới, và cũng hiểu rằng Hoa Kỳ không có ý định thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam và chỉ muốn cộng tác với Cộng sản Việt Nam để chống Trung Quốc”.

Khi được hỏi rằng liệu việc Hoa Kỳ liên tục lên án các chế độ cộng sản có ảnh hưởng gì đến thể chế chính trị Việt Nam hay không, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói:

“Nó có ảnh hưởng đến Việt Nam ở chỗ này: đảng lãnh đạo ở Việt Nam mang tên Đảng Cộng sản, về hình thức là dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng xây dựng chính quyền thì dựa trên chế độ tư bản nhà nước, không hoàn toàn theo cơ chế thị trường thực thụ. Vì vậy nó cũng có ảnh hưởng một chút thôi vì Việt Nam không phải là đối thủ cạnh tranh chiến lược với Mỹ như là Trung Quốc”.

“Mỹ cũng nói rõ khi bình thường hóa hai nước rằng phía Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam, hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển quan hệ càng nhiều càng tốt”.

Lợi ích chiến lược của Mỹ

Về lợi ích chiến lược, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiều điểm song trùng, đặc biệt trong việc ứng phó với Trung Quốc.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore nêu nhận định:

“Nếu như Mỹ chỉ trích Trung Quốc, Venezuela, hay Cuba về mô hình chính trị là do lợi ích chiến lược của Mỹ đối với các nước này không có song trùng với nhau. Mỹ nêu lên các mô hình chính trị và cầm quyền, chế độ… là để gây sức ép lên các nước nước này để phục vụ lợi ích chiến lược của Mỹ là chính”.

“Trong trường hợp Việt Nam, Việt Nam và Mỹ có hệ thống chính trị khác nhau, có ý thức hệ khác nhau; nhưng về lợi ích chiến lược, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiều điểm song trùng, đặc biệt trong việc ứng phó với Trung Quốc. Vì vậy Mỹ không nhấn mạnh và không đề cập nhiều về mặt ý thức hệ”.

Hôm 1/2/2021, ông Derek Grossman, chuyên gia Hoa Kỳ về an ninh quốc phòng của tập đoàn Rand viết trên trang The Diplomat rằng trong bốn năm qua, chính quyền Trump đã tận dụng động lực do các chính quyền trước xác lập để làm sâu sắc hơn “quan hệ đối tác toàn diện” của Washington với Hà Nội, bao gồm cả trong lĩnh vực an ninh quốc phòng luôn nhạy cảm.

“Việc Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nơi có tranh chấp với Việt Nam, chỉ củng cố thêm mối quan hệ đối tác Việt - Mỹ, khiến đây trở thành một trong những điểm sáng nhất trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump”, ông Grossman viết.

Nỗi lo sợ của Việt Nam về lật đổ chế độ

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói:

“Lâu nay có một nỗi lo sợ mơ hồ trong giới lãnh đạo Việt Nam rằng Mỹ thúc đẩy quan hệ với Việt Nam với mưu đồ lâu dài là xóa bỏ thể chế chính trị của Việt Nam. Theo tôi, điều này không đúng thực tế, Mỹ vẫn có quan hệ tốt với các nước không cùng thể chế chính trị, kể cả chế độ độc tài”.

“Nỗi sợ bị Mỹ can thiệp tại Việt Nam để lật đổ chế độ thì không có cơ sở: Việt Nam hiện đang có quan hệ khá tốt với Mỹ; lợi ích chiến lược Mỹ - Việt có sự song trùng rất lớn. Thay vì lo sợ Mỹ, Việt Nam nên tăng cường quan hệ với Mỹ nhiều hơn để vừa phục vụ lợi ích chiến lược đất nước vừa phục vụ lợi ích chính trị của đảng cầm quyền”.

Phát biểu tại Đại hội Đảng XIII vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lặp lại ba nguy cơ “đe dọa sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ” bao gồm: âm mưu hoạt động chống phá, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động ngày càng thâm độc; đe dọa chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, gắn với thách thức trong xử lý quan hệ với các nước lớn và giữ vững uy tín của Đảng, chế độ trước nhân dân; nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Diễn tập bảo vệ Đại hội Đảng 12 tại Hà Nội vào ngày 8/1/2021. Ảnh chụp màn hình báo Người Lao Động. XEM THÊM: Ba thách thức ‘đe dọa sinh mệnh đảng và sự tồn vong chế độ’

Thương mại và nhân quyền

Vào tháng 12/2020, chính quyền Trump xác định Việt Nam là nước thao túng tiền tệ, cho rằng “các hành vi, chính sách và tập quán không lành mạnh đã góp phần vào việc định giá thấp tiền tệ gây hại cho người lao động và doanh nghiệp Hoa Kỳ, và cần phải được giải quyết”. Nhưng cuối cùng, chính quyền Trump đã không có bất kỳ hành động nào đối với Việt Nam.

Trong bốn năm qua, các công cụ mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump sử dụng để trừng phát các nước và lãnh đạo cộng sản bao gồm chính sách thuế quan, cấm nhập cảnh, phong tỏa tài sản, hạn chế viện trợ, cấm giao thương… sử dụng các đạo luật đa dạng từ Luật Magnitsky Toàn cầu đến danh sách Các quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt (CPC)…

Chuyên gia Grossman nhận định rằng cho đến nay vẫn chưa biết liệu chính tân Tổng thống Joe Biden sẽ đưa vụ “thao túng tiền tệ” ra xem xét hay không, và sẽ có hành động nào trừng phạt Việt Nam hay không, nhưng nếu có thì chắc chắn điều đó “sẽ gây căng thẳng trong quan hệ song phương”.

Tiến sĩ James Carr, Uỷ viên của Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIR). Photo USCIRF. XEM THÊM: USCIRF: Tiếp tục áp lực Việt Nam phóng thích tù nhân tôn giáo năm 2021

Từ thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Mạc Văn Trang, nêu nhận định:

“Tổng thống Trump (và chính giới Mỹ nói chung) nói chống cộng, nhưng trừ Việt Nam, vì họ biết Việt Nam chỉ độc tài, độc đảng chứ không cộng sản, không xã hội chủ nghĩa gì hết; nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa cũng không làm hại cho nước nào khác…”

Tổng thống Trump (và chính giới Mỹ nói chung) nói chống cộng, nhưng trừ Việt Nam, vì họ biết Việt Nam chỉ độc tài, độc đảng chứ không cộng sản, không xã hội chủ nghĩa gì hết!
Tiến sĩ Mạc Văn Trang

“Và quan trọng là việc chế độ ở Việt Nam hiện nay ổn định sẽ có lợi cho Mỹ trong việc kiềm chế Trung cộng, vì thực chất Việt Nam vẫn coi Trung Quốc là kẻ thù. Bên ngoài nhẫn nhục, cố giữ quan hệ ‘hữu nghị’ vậy thôi. Cũng như các chính quyền phong kiến ngày xưa đối với ‘Thiên triều’: vẫn cống nạp, nhưng xâm lược thì đánh; đánh rồi lại sang triều cống... Cộng sản ngày nay cũng vậy thôi!”

Giáo sư Mạc Văn Trang viết thêm: “Chính vì Mỹ muốn Việt Nam cứ tồn tại kiểu này, không muốn xáo trộn, nên Mỹ không hề gây áp lực lên chính quyền Việt Nam trong việc đàn áp những người đấu tranh cho dân chủ. Cộng sản Việt Nam biết điều đó nên ngày càng đàn áp nặng nề phong trào đấu tranh, mà Mỹ làm ngơ!”

Chuyên gia Derek Grossman nhận định rằng chính quyền Trump ít chỉ trích thành tích nhân quyền kém cỏi của Việt Nam, hay chỉ lên án ở mức độ thấp mà thôi, dù Hà Nội thực hiện hàng loạt các vụ bắt bớ và giam cầm các nhà hoạt động và các nhà báo tự do.

Ông Grossman dự báo: “Hà Nội có khả năng sẽ đặc biệt lưu ý đến việc triển khai các ‘Báo cáo Quốc gia về Nhân quyền’ thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để xem chính quyền Biden đánh giá như thế nào về Việt Nam, không chỉ trong báo cáo mà quan trọng hơn là trong các tuyên bố chính thức, nếu có”.

Với tôn chỉ “đổi mới tinh thần và mục đích chung của các quốc gia trong Thế giới Tự do” của Tổng thống Biden, chuyên gia Grossman nhận định rằng chính quyền mới của Mỹ “sẽ ít hợp tác hơn với các đối tác độc tài” chẳng như chế độ độc tài Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà sẽ hợp tác nhiều hơn với các đối tác dân chủ.

Đầu trang

04/02/2021 - rfi.fr

Hồ sơ Mỹ trừng phạt Iran : Wahington « thất vọng » vì Tòa Công lý Quốc tế

Ảnh tư liệu : Phái đoàn Hoa Kỳ (T) và Iran tại Tòa án Pháp lý Quốc tế, La Haye, Hà Lan, ngày 03/10/2018. AP - Peter Dejong

Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ), định chế tư pháp của Liên Hiệp Quốc, chuyên giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, hôm qua 03/02/2021 cho rằng có đủ thẩm quyền phân xử vụ khiếu kiện của chính quyền Teheran hồi năm 2018 về việc Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhắm vào Iran sau khi tổng thống Trump rút Mỹ hỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.

Quyết định của Tòa Công lý Quốc tế được Iran coi là một chiến thắng nhưng lại gây thất vọng cho Hoa Kỳ. Trước đây, Washington đã phản bác, cho rằng các yêu cầu của Iran nằm ngoài thẩm quyền xét xử của Tòa Công lý Quốc tế.

Từ La Haye, thông tín viên RFI Stéphanie Maupas cho biết thêm chi tiết :

« Liên quan đến Iran và Hoa Kỳ, nói đến tình bạn hữu là một điều không phù hợp. Thế nhưng, vào năm 2018, Iran đã quyết định đệ đơn kiện Hoa Kỳ trên cơ sở một hiệp ước hữu nghị cũ có từ hồi năm 1955. Chính quyền Teheran đã quyết định kiện sau khi chính quyền Mỹ thời Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran rồi áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Teheran. Đó là lý do khiến Teheran lấy lại hiệp ước hữu nghị cũ này làm cơ sở để đưa vấn đề về trừng phạt ra Tòa án Công lý Quốc tế. Washington ngay lập tức tuyên bố đó là một hiệp ước "lỗi thời" và phản bác thẩm quyền của các thẩm phán. Nhưng nỗ lực của Mỹ không thành công. Bất chấp những nỗ lực của Hoa Kỳ, các thẩm phán cho rằng họ có thẩm quyền.

Phần tiếp theo của vụ án, tức là xem xét nội dung hồ sơ, sẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể được quyết định. Phán quyết sẽ không bao giờ được đưa ra nếu Teheran quyết định rút khiếu nại, hoặc nếu Mỹ và Iran hướng tới một dạng bình thường hóa quan hệ. Chính quyền Biden cho biết muốn Hoa Kỳ quay trở lại thỏa thuận mà Pháp, Anh, Trung Quốc, Nga, Đức và tất nhiên là cả Iran đang tham gia.

Nhưng đó là một sự quay trở lại có điều kiện, nhất là về việc cho phép các quan sát viên quốc tế tiếp cận các cơ sở hạt nhân của Iran. »

Đầu trang

04/02/2021 - rfi.fr

Trung Quốc đứng đằng sau cú đảo chính tại Miến Điện ?

Giới quan sát đặc biệt chú ý đến cuộc gặp giữa ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) (P) và lãnh đạo giới quân sự Miến Điện, Min Aung Hliang, ngày 12/01/2021, ở Naypyidaw. AP

Ngày 01/02/2021, quân đội Miến Điện đảo chính lật đổ chính phủ dân sự, ban hành tình trạng khẩn cấp trong một năm. Tiến trình dân chủ hóa vừa được khởi sự, với sự ra đời của chính phủ dân sự cách nay hơn 5 năm, có nguy cơ bị đảo ngược. Hoa Kỳ và các nước phương Tây ngay lập tức lên án. Hội Đồng Bảo An họp khẩn ngày 02/02, nhưng chưa ra được tuyên bố chung, do Trung Quốc và Nga "phủ quyết".

« Bắc Kinh có hậu thuẫn cuộc đảo chính ở Miến Điện hay không ? » là câu hỏi và cũng là tựa đề bài viết của nhà nghiên cứu Azeem Ibrahim, đăng tải trên trang mạng Foreign Policy, đúng vào ngày nổ ra cuộc đảo chính. Theo ông Azeem Ibrahim, mặc dù giới tướng lãnh Miến Điện liên tục gây áp lực với chính quyền dân sự kể từ tháng 11/2020, trong vụ cáo buộc cuộc bầu cử ngày 03/11 là « gian lận », và buộc chính phủ của bà Aung San Suu Kyi phải xét lại kết quả, nhưng họ chưa quyết định hành động.

Tại sao Tatmadaw lại ra tay vào thời điểm này ? (« Tatmadaw » là từ mà người Miến Điện thường dùng để gọi giới tướng lãnh).

Theo tác giả, cần chú ý đến việc giới tướng lãnh Miến Điện kiên quyết phản đối kết quả cuộc bầu cử dân chủ diễn ra bối cảnh tại nước Mỹ, tổng thống mãn nhiệm Donald Trump cũng tìm mọi cách để phản bác kết quả cuộc bầu cử dân chủ, cho dù không đưa ra một bằng chứng nào, mang lại những áp lực chưa từng có đối với các định chế dân chủ, pháp quyền tại Mỹ (với đỉnh điểm là những người ủng hộ ông Trump tấn công nhà Quốc Hội ngày 06/01). Tuy nhiên, tác giả nhấn mạnh là rất có thể chính Trung Quốc mới là thế lực có « vai trò quan trọng nhất » trong quyết định đảo chính của giới tướng lãnh.

Chuyến công du của ngoại trưởng Trung Quốc

Nhà nghiên cứu trung tâm tư vấn chính trị quốc tế Center for Global Policy đặc biệt chú ý đến cuộc gặp giữa ngoại trưởng Trung Quốc và lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện Min Aung Hlaing trong chuyến công du Miến Điện của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), ngày 11 và 12 tháng Giêng.

Ông Azeem Ibrahim nêu giả thiết : chính cuộc gặp này đã là tác nhân dẫn đến quyết định đảo chính của giới tướng lãnh. Theo nhà nghiên cứu Mỹ, rất có thể là phía Trung Quốc « đã không hề có một dấu hiệu công khai nào, để bật đèn xanh cho ý đồ đảo chính của giới tướng lãnh Miến Điện », nhưng thái độ của đại diện ngoại giao Bắc Kinh có thể đã khiến cho giới tướng lãnh Miến Điện nghĩ rằng dù sao chăng nữa, họ cũng sẽ được Bắc Kinh bảo vệ. Tính toán của giới quân sự Miến Điện có thể là Bắc Kinh « sẽ không bỏ lỡ cơ hội để mở rộng ảnh hưởng tại châu Á ». Và trong trường hợp Hoa Kỳ và các đồng minh trừng phạt giới quân sự Miến Điện, do đảo chánh, chính quyền Trung Quốc ắt hẳn sẽ đứng về phía giới tướng lãnh, để bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh.

Nhà nghiên cứu Azeem Ibrahim cũng nêu bật tình huống phức tạp hiện nay trong quan hệ giữa Trung Quốc và Miến Điện. Có một điều khá nghịch lý là, trong những năm vừa qua, Bắc Kinh đã siết chặt quan hệ với chính phủ dân sự do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, nhiều hơn là với giới tướng lĩnh Miến Điện trước đây, dưới thời độc tài quân sự. Tuy nhiên, hợp tác giữa Bắc Kinh với chính phủ Aung San Suu Kyi đang gặp trở ngại lớn trong một số dự án, như con đập khổng lồ Myitsone, trị giá 3,6 tỉ đô la, và sự phản đối của dân chúng địa phương, do các tác động lớn về môi trường. Có thể chính tướng Min Aung Hliang đã có những cam kết tăng cường quan hệ với Trung Quốc, tái khởi động dự án đập Myitson, và đây chính là một dấu hiệu cho thấy giới tướng lãnh có thể có những nhân nhượng quan trọng với Trung Quốc, nhiều hơn là với chính quyền dân sự.

Tướng Miến Điện đề cập bất đồng về bầu cử với ngoại trưởng Trung Quốc

Chuyến công du của ngoại trưởng Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với chính quyền Miến Điện, cả về phía chính phủ dân sự, cũng như bên quân đội. Ông Vương Nghị là ngoại trưởng nước ngoài đầu tiên công du Miến Điện, kể từ sau cuộc bầu cử đầu tháng 11. Về mặt chính thức, chuyến công du này, cho thấy chính quyền Bắc Kinh « ủng hộ tân chính phủ », được thành lập sau cuộc bầu cử Quốc Hội, tuy nhiên, Bắc Kinh cũng duy trì quan hệ mật thiết song song với giới tướng lãnh.

Cuộc gặp hồi giữa tháng Giêng 2021 giữa ngoại trưởng Trung Quốc và người đứng đầu giới tướng lãnh, tướng Min Aung Hliang, được báo chí Miến Điện chú ý, đặc biệt do việc thủ lĩnh quân đội Miến Điện đã công khai đề cập với đại diện ngoại giao Trung Quốc về những bất đồng nội bộ Miến Điện liên quan đến bầu cử. Trang mạng độc lập Irrawady cho biết tướng Min Aung Hliang đã chia sẻ với vị khách mời « những kết luận » của quân đội về « những sai lầm », « những cách tính toán không chính xác » làm sai lạc kết quả bỏ phiếu (điều khiến báo Irrawady ngạc nhiên, vì ắt hẳn lãnh đạo quân đội Miến Điện phải thừa hiểu, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc, tại Trung Quốc, không hề có bầu cử tự do).

Về câu hỏi Bắc Kinh có hậu thuẫn cho cuộc đảo chính của giới tướng lãnh Miến Điện hay không, hãng tin AP dẫn quan điểm của một số nhà quan sát ghi nhận, cho dù Trung Quốc « không có vai trò nào trong việc lật đổ bà Aung San Suu Kyi », thì cú đảo chính này cũng có thể khiến ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng tại Miến Điện, và ảnh hưởng này sẽ càng gia tăng, nếu Hoa Kỳ và phương Tây áp đặt các trừng phạt.

Bắc Kinh muốn Miến Điện « ổn định »

Tuy nhiên, tình hình Miến Điện dường như phức tạp hơn nhiều, đen trắng không dễ tách bạch. Theo AP, bất kể nội tình chính trị Miến Điện diễn biến ra sao, sự hiện diện về kinh tế của Trung Quốc tại Miến Điện có xu hướng ngày càng trở nên mạnh mẽ, với hàng loạt dự án khai thác mỏ, thủy điện xây dựng cơ sở hạ tầng, với tổng cam kết đầu tư hơn 21 tỉ đô la tính cho đến nay.

Hãng tin AP dẫn một luận điểm hoàn toàn ngược lại, của học giả Trung Quốc Triệu Can Thành (Zhao Gancheng), Viện nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải. Nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, « kinh doanh đòi hỏi môi trường ổn định », Bắc Kinh sẽ hoàn toàn không có lợi lộc gì khi Miến Điện rơi vào rối loạn, khiến các dự án của Trung Quốc ở đây bị ảnh hưởng nặng nề. Quan điểm của học giả Trung Quốc cũng phần nào trùng với nhận định của chuyên gia chính trị và kinh tế quốc tế Chris Ankerson, Center for Global Affairs, có trụ sở tại New York, theo đó, lợi ích chiến lược của Bắc Kinh tại Miến Điện là « ổn định » phải được duy trì.

Tuy nhiên, vấn đề thế nào là « ổn định » ? Cũng chuyên gia Chris Ankerson lưu ý, rất có thể quân đội Miến Điện đã quyết định ra tay đảo chính khi tính toán là, các thiệt hại do trừng phạt phương Tây do cú đảo chính sẽ ít hơn nhiều so với cái lợi thu hoạch được, do việc loại bỏ được đối thủ chính trị ngày càng trở nên đáng gờm trong nội bộ.

Đối với giới quân sự, lật đổ chính quyền Aung San Suu Kyi lúc này chính là thượng sách, khi áp lực từ phía các quốc gia dân chủ, đang trong tình trạng phân hóa, là không đủ để tác động đến nội tình Miến Điện, và chính quyền dân sự Aung San Suu Kyi vừa được dân chúng ủng hộ nhiều hơn (theo kết quả bầu cử vừa qua), cũng vừa duy trì được quan hệ tốt với Bắc Kinh, có thể sẽ trở thành mội đối thủ đáng sợ hơn nhiều trong tương lai.

Đối tác kinh tế lớn nhất hiện nay của Miến Điện là Trung Quốc. Giới tướng lãnh kiểm soát một bộ phận lớn nền kinh tế Miến Điện. Rất có thể các tính toán của giới tướng lĩnh Miến Điện đã gặp gỡ quan điểm của Bắc Kinh. Theo chuyên gia John G. Dale, Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ, Bắc Kinh sẽ được hưởng lợi hơn nhiều, nếu kéo được Miến Điện vào hẳn quỹ đạo các dự án phát triển kinh tế của Trung Quốc. Như vậy, chuyến công du của ngoại trưởng Trung Quốc giữa tháng Giêng vừa qua có thể chỉ là một tín hiệu đồng thuận bổ sung cho sự thống nhất quan điểm đã hình thành giữa hai bên.

Đầu trang

04/02/2021 - baotiengdan.com

Đừng bắt chước những người cộng sản với chiêu trò xóa bỏ lịch sử

Jackhammer Nguyễn
4-2-2021

Phủ nhận vụ thảm sát Rohingya ở Miến Điện

Sau cuộc đảo chánh của đám tướng lãnh tại Miến Điện, bắt giam lãnh đạo Aung San Suu Kyi, tôi bắt gặp một bài viết về chủ đề này trên Facebook. Bài viết có tựa đề “Câu chuyện Miến Điện của tác giả Vũ Linh. Trong bài này có một đoạn buộc tội người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện, nguyên văn như sau:

“Khối dân Hồi giáo Rohingya rất cuồng tín và quá khích. Họ tràn qua Miến Điện, chiếm làng Miến, đuổi dân Miến đi, đốt chùa, giết hết sư, xây đền Hồi giáo khắp nơi, thậm chí lùng giết luôn cả dân Miến không Hồi giáo mà họ gọi là ‘infidels’, lập các loại làng tự trị với rào kẽm và tre giống y như ấp chiến lược của VN ta năm xưa, thành lập các nhóm ‘dân vệ’ địa phương, có võ trang súng ống để chống lại cảnh sát và quân đội Miến”.

Vũ Linh bác bỏ những bằng chứng người ta đã có mấy năm qua về hiện trạng diệt chủng người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện do quân đội Miến gây ra, đầy đủ cả hình ảnh, âm thanh, nhân chứng. Vũ Linh không đưa ra dẫn chứng nào cả về những cáo buộc bừa bãi của mình.

Người Hồi giáo Rohingya, từ Myanmar đến Bangladesh, xếp hàng chờ nhận viện trợ tại trại tị nạn Kutupalong ở Ukhiya, Bangladesh, ngày 15/11/2017. Nguồn: AP

Một bài viết với nhiều thông tin sai lệch như vậy, lẽ ra không để cho tôi bận tâm, nhưng tôi thấy có hàng trăm lượt chia sẻ, với hàng ngàn “like”, một điều rất đáng ngại trong xu hướng yêu tin vịt của cộng đồng người Việt trong nước nói riêng, những người nói và viết tiếng Việt nói chung.

Thật ra những kiểu bài viết trộn lẫn một phần sự thật, văn chương dài dòng lê thê, cưỡng từ đoạt lý như của Vũ Linh để chối bỏ lịch sử, không phải chỉ có người Việt mới có. Xin dẫn ra đây vài ví dụ về chối bỏ lịch sử đáng chú ý nhất.

Không thừa nhận vụ diệt chủng người Do Thái (Holocaust Denial)

Thuyết âm mưu này bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1970. Thuyết này nói rằng, không có diệt chủng người Do Thái trong thế chiến thứ 2, không có phòng hơi ngạt, rằng chuyện diệt chủng chỉ là do truyền thông cánh tả nói quá,… Trong bài viết của Vũ Linh có lặp lại ý, nói rằng diệt chủng người Rohingya ở Miến Điện là do truyền thông cánh tả nói quá.

Các nhóm chủ trương không có diệt chủng người Do Thái có khuynh hướng cực hữu, phân biệt chủng tộc, nối kết thân thiết với các nhóm phân biệt chủng tộc như KKK. Các nhóm này phát triển mạnh trong bốn năm qua và ủng hộ Donald Trump. Điều trớ trêu là, các nhóm này lại ‘vai kề vai’ với các nhóm nói rằng phải tiêu diệt thêm người Do Thái (nhóm 6mwe, Six millions weren’t enough, 6 triệu là không đủ) trong các cuộc tụ họp ủng hộ Trump.

Chối bỏ sự thật: Không có Thiên An Môn!

Sự kiện Thiên An Môn là một cuộc thảm sát lần đầu tiên được truyền hình trực tiếp trên thế giới. Ngày 4/6/1989, xe tăng của quân đội Trung Quốc tràn vào, đàn áp cuộc biểu tình đòi dân chủ của sinh viên, học sinh Bắc Kinh, hàng ngàn người bị sát hại.

Một lần đến Thiên An Môn, tôi có hỏi người hướng dẫn viên trẻ tuổi ở Bắc Kinh về vụ thảm sát. Anh ta mắt tròn mắt dẹt nhìn tôi, không hiểu gì cả. Thiên An Môn bị xóa bỏ trong lịch sử do những người cộng sản Hoa lục viết nên.

Không có thảm sát Tết Mậu Thân, “trại cải tạo” và thuyền nhân?!

Cuộc thảm sát Mậu Thân 1968 còn để lại cho chúng ta nhiều phim ảnh khi các đơn vị Mỹ và Việt Nam Cộng hòa tái chiếm cố đô Huế, với nhiều hố chôn người tập thể, chôn những người dân đã bị các đơn vị cộng sản xử bắn hàng loạt. Vụ thảm sát này không hề được đề cập đến trong sách giáo khoa lịch sử của chế độ cộng sản hiện nay.

Sau chiến thắng của những người cộng sản trên toàn nước Việt Nam vào năm 1975, hàng ngàn trại cải tạo, thực chất là những trại khổ sai, được dựng lên trên cả nước, thường là ở những nơi rừng thiêng nước độc, để giam cầm binh lính, sĩ quan và viên chức Việt Nam Cộng hòa. Hàng ngàn người đã bỏ mình trong các trại khổ sai ấy.

Hàng trăm ngàn người miền Nam Việt Nam và sau đó là cả miền Bắc, bỏ nước ra đi bằng đường biển, tạo nên thảm trạng thuyền nhân, với hàng trăm ngàn người bỏ mạng trên biển, một sự kiện có một không hai trong lịch sử nhân loại.

Trong một lần về Việt Nam, tôi có đọc quyển sách lịch sử của chế độ cộng sản hiện nay, về thời kỳ sau năm 1975, trong đó họ đề cập một dòng ngắn về sai lầm trong quản lý kinh tế, không một dòng nào nói về trại cải tạo và thuyền nhân. Vết tích trại cải tạo dần dần biến mất, không còn dấu vết trên lãnh thổ Việt Nam.

Không chỉ những người cộng sản có ý đồ đổi trắng thay đen

Trở lại bài viết của tác giả Vũ Linh, tôi tự hỏi rằng tại sao người này quan tâm đến chuyện Miến Điện và bày ra một trò đổi trắng thay đen như vậy?

Lần đọc lại những gì người này viết, tôi hiểu anh/ chị ta là một nhân vật chống cộng rất nhiệt thành và cũng là một tín đồ của Donald Trump, cho nên học rất thuộc hai chủ đề tuyên truyền ưa thích của Trump, đó là chống người Hồi giáo và tấn công vào truyền thông tự do, mà họ gọi là “thiên tả”.

Chính truyền thông bị gọi là “thiên tả” này đã giúp cho sự thật lịch sử phơi bày trước ánh sáng, dù nó được che giấu bởi sử quan của kẻ chiến thắng. Truyền thông bị gọi là “thiên tả” này đã phơi bày những cuộc thảm sát từ Mỹ Lai cho đến Mậu Thân, từ Thiên An Môn cho đến thảm trạng thuyền nhân Việt Nam.

Truyền thông “thiên tả” này đưa tin về tất cả các cuộc chiến tranh, cũng như lên án việc đàn áp, bắt bớ khắp nơi. Từ cái chết oan ức của Breonna Taylor ở Mỹ, cho đến vụ bắt bớ Phạm Đoan Trang ở Việt Nam, đều từ truyền thông “thiên tả” loan tin.

Cho nên những lãnh đạo độc tài rất ghét loại truyền thông này và gọi nó là truyền thông “thiên tả”, còn những người ủng hộ ông Trump nhạo báng, gọi đó là truyền thông “thổ tả”.

Tôi không tin là những sử quan cộng sản có thể xóa được lịch sử. Đừng bắt chước những người cộng sản Vũ Linh ạ!

Đầu trang

03/02/2021 - rfi.fr

Nhật Bản cảnh báo đảo chính ở Miến Điện có thể giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng

Ảnh tư liệu chụp ngày 10/12/2019 tại Rangoon, Miến Điện, cho thấy uy tín của bà Aung San Suu Kyi trong công luận rất lớn. Sai Aung Main AFP/Archivos

Nhật Bản theo dõi chặt chẽ tình hình đảo chính tại Miến Điện. Trong khi đó, Trung Quốc hôm nay 03/02/2021, phủ nhận ủng hộ đảo chính. Hoàn Cầu Thời Báo còn đưa tin Miến Điện chỉ cải tổ nội các.

Trước phản ứng của Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ đe dọa có các biện pháp trừng phạt kinh tế, thứ trưởng bộ Quốc Phòng Nhật Bản, ông Yasuhide Nakayama, được Reuters trích dẫn, cảnh báo rằng những quyết định cứng rắn đó chỉ đẩy « Miến Điện ngày càng xa rời các quốc gia dân chủ tự do về chính trị ». Và mối quan hệ giữa quân đội Miến Điện và Trung Quốc sẽ càng thêm chặt chẽ. Theo Tokyo, « điều đó sẽ gây ra nhiều rủi ro cho an ninh khu vực ».

Ông Nakayama đề xuất Nhật Bản nên thảo luận một chiến lược chung với các đồng minh. Mọi ý định đình chỉ hợp tác giữa Nhật Bản và quân đội Miến Điện đều tạo cơ hội cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng, làm suy yếu an ninh trong khu vực.

Nhật báo Le Figaro (03/02/2021) lưu ý rằng Nhật Bản luôn duy trì một mối quan hệ đặc biệt với Miến Điện ngay từ những năm 1950. Tokyo vẫn luôn chiếm được cảm tình của người dân và chính quyền dù là dưới thời chế độ quân sự độc tài hay là dân chủ.

Nhật Bản là quốc gia viện trợ lớn, có quan hệ chặt chẽ lâu đời với Miến Điện. Kể từ năm 2014, thông qua các cuộc hội thảo trong nước và các chương trình hợp tác, bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã đào tạo các sĩ quan quân đội Miến Điện về y học dưới nước (underwater medicine), khí tượng hàng không, cứu trợ thảm họa và ngôn ngữ Nhật.

Với một lời lẽ hòa dịu hơn so với các nước phương Tây, chính quyền Tokyo cũng lên tiếng kêu gọi quân đội Miến Điện trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và nhiều thành viên chính phủ dân sự khác, và khôi phục lại nền dân chủ.

Trung Quốc, Nga : Thần hộ mệnh cho quân đội Miến Điện

Lời cảnh báo trên của chính phủ Nhật Bản được đưa ra trong bối cảnh Liên Hiệp Châu Âu dọa sẽ có những biện pháp trừng phạt nếu tình trạng khẩn cấp tại Miến Điện không được dỡ bỏ. Lãnh đạo khối G7 – khối các nước có nền công nghiệp phát triển bày tỏ quan ngại.

Và nhất là trong cuộc họp khẩn hôm qua tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, các nước thành viên không tìm được một tiếng nói chung cho hồ sơ này.

Từ New York, thông tín viên RFI, Carrie Nooten tường thuật buổi họp :

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc rất rõ ràng : Ông Antonio Guterres lên án cuộc đảo chính « phản hiến », đi ngược lại « chọn lựa của người dân qua lá phiếu » và yêu cầu trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện các tù nhân.

Nhưng sau một ngày thương thảo, cuộc họp của Hội Đồng Bảo An đưa ra những cáo buộc không trực diện như thế. Mười lăm nước thành viên đã không đạt được đồng thuận về một tuyên bố chung gởi đến tập đoàn quân sự Miến Điện.

Đúng là rất khó xử lý các hồ sơ Miến Điện ở New York, bởi vì từ sau vụ trấn áp quân sự năm 2017, giới tướng lãnh Miến Điện không có gì phải lo ngại vì được Nga và Trung Quốc bảo vệ.

Cùng lúc, nhiều bộ phận của Liên Hiệp Quốc cũng tìm cách liên hệ với bộ tham mưu quân đội Miến Điện hay với các tù nhân, với nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, tổng thống Win Myint và khoảng 40 thành viên xã hội dân sự bị bắt cùng với họ.

Chưa có kết quả cụ thể cho dù có sự giúp đỡ của khối ASEAN. Đặc phái viên của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sẵn sang tới Miến Điện ngay khi phía quân đội bật đèn xanh.

Đầu trang

03/02/2021 - rfi.fr

Người dân Miến Điện phát động phong trào « Bất tuân dân sự » để phản đối quân đội đảo chính

Nhân viên y tế cài ru-băng đỏ, giơ ba ngón tay, tiến hành đình công để phản đối cuộc đảo chính, tại bệnh viện Đa Khoa Rangoon, Miến Điện ngày 03/02/2021. REUTERS - STRINGER

Sau hai ngày im ắng, người dân Miến Điện bắt đầu phong trào phản kháng ôn hòa. Không biểu tình rầm rộ trên đường phố, nhưng phong trào « Bất tuân dân sự », khởi động từ ngày 02/02/2021, được hưởng ứng rộng rãi trên các mạng xã hội. Giới y bác sĩ bắt đầu đình công trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn hoành hành tại Miến Điện.

Thông tín viên trong khu vực Carol Isoux tường trình từ Bangkok :

« Một phong trào đã được giới bác sĩ, y tá trong lĩnh vực y tế công khởi xướng. Hôm qua (02/02), họ thông báo sẽ bắt đầu đình công từ hôm nay (03/02) để phản đối quân đội chiếm quyền. Hiện tại, nhân viên của khoảng 40 bệnh viện ở các thành phố lớn như Rangoon, Naypyidaw và Mandalay đã tuyên bố hưởng ứng phong trào.

Phong trào được loan tải rộng rãi trên các mạng xã hội, kể cả trong giới sinh viên. Họ đăng những thông điệp kêu gọi giúp đỡ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, người cũng thấy nhiều điểm tương đồng với những phong trào xã hội gần đây ở Hồng Kông và Thái Lan, trong đó có việc sử dụng ứng dụng nhắn tin Signal và kiểu chào với 3 ngón tay giơ lên.

Một thông điệp khác cũng được gửi tới toàn dân là gõ xoong nồi ngoài ban công và trước nhà vào 20 giờ mỗi tối. Tục lệ thường để đuổi tà ma giờ được dùng để phản đối sự hiện diện của quân đội.

Vào đúng mùa dịch Covid-19, cuộc đình công của các bác sĩ có thể gây tác động, nhưng quân đội cũng có một mạng lưới bệnh viện quân y vững chắc. Vì thế, các nhà đại diện cho phong trào bất tuân dân sự hy vọng có nhiều lĩnh vực khác nhanh chóng tham gia ».

Đến tối 02/02, trang Facebook « Bất tuân dân sự » đã có gần 150.000 theo dõi. Họ yêu cầu trả tự do cho các chính trị gia bị bắt, trong đó có nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và chính phủ dân sự trở lại nắm quyền.

Trả lời thông tín viên RFI Sarah Bakaloglou, một nhà hoạt động tại Rangoon giải thích :

« Rất nhiều bác sĩ tại các bệnh viện công đã quyết định tham gia phong trào bất tuân dân sự. Và người ta cũng thấy nhiều nhân vật nổi tiếng nói rằng « Chúng tôi sẽ không hợp tác, không làm việc với quân đội cũng như với những doanh nghiệp thuộc sở hữu của quân đội ». Nhiều tiểu thương cũng nói rằng không bán những mặt hàng do các công ty của quân đội sản xuất nữa.

Chị biết đấy, không một người dân nào xuống đường phản đối cuộc đảo chính. Trên đường phố, chỉ có những cuộc tập hợp của các phong trào dân tộc chủ nghĩa cực đoan vui mừng chiến thắng của họ. Do đó chúng tôi tung chiến dịch hành động trên mạng. Vì các nhà lãnh đạo của đảng Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ từ giờ không thể truyền tải bất kỳ thông điệp nào, nên chúng tôi phải tự tổ chức để cho quân đội thấy nỗi tức giận của chúng tôi ».

Quân đội đảo chính : Miến Điện trở lại thời độc tài quân sự

02/02/2021 - rfi.fr

Đoàn xe cảnh sát túc trực trước Tòa Thị chính Rangoon, Miến Điện ngày 01/02/2021. REUTERS - STRINGER

Xe bọc thép chặn mọi trục đường chính, quân đội canh giữ hàng trăm đại biểu Quốc Hội bên trong khu nhà hành chính ở thủ đô Naypyidaw đúng ngày khai mạc phiên họp đầu tiên của Quốc Hội khóa mới. Internet bị cắt, mạng xã hội bị chặn, người dân đổ xô đi rút tiền, không dám lên tiếng vì sợ bị trả đũa dù vẫn ủng hộ chính phủ dân sự. Trong một ngày, Miến Điện trở lại với chế độ độc tài quân sự, kéo dài ít nhất một năm.

Trước đó đã có nhiều dấu hiệu cho thấy quân đội sẽ tiến hành đảo chính, từ những đoàn xe bọc thép được điều động về thủ đô trong những tuần qua, đến phát biểu úp mở của phát ngôn viên quân đội. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế phần nào đó vẫn bị bất ngờ về cuộc đảo chính vì đa số các nước còn bận chống dịch Covid-19, không chú ý đến tình hình Miến Điện trong khi uy tín của bà Aung San Suu Kyi cũng bị sứt mẻ. Ngoài ra, “vẫn khó để hiểu được hết động cơ của quân đội”, theo nhận định của nhà nghiên cứu Romain Caillaud, thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS) được báo Les Echos trích dẫn ngày 01/02/2021.

Quân đội “thất thế” trong cuộc bầu cử Quốc Hội 2020

Quân đội Miến Điện chọn ngày khai mạc kỳ họp Quốc Hội mới để đảo chính vì không công nhận kết quả bầu cử ngày 08/11/2020 với cáo buộc có hơn 8 triệu phiếu gian lận. Mọi quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được giao cho quân đội nằm trong tay tổng tư lệnh Min Aung Hlaing.

Đối với quân đội, có lẽ đảo chính là cách duy nhất chứng tỏ sức mạnh và phủ nhận thực tế bị mất uy tín thảm hại trong cuộc bầu cử Quốc Hội. Đảng Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ (LND) của bà Aung San Suu Kyi áp đảo ở Quốc Hội với 83% số ghế được bầu (396 trên tổng số 476 ghế), trong khi đảng Liên Minh Đoàn Kết và Phát Triển (USDP) do quân đội hậu thuẫn chỉ nhận được 7% số ghế (33). Cần nhắc lại là quân đội vẫn chiếm 25% số ghế đại biểu Quốc Hội không thông qua bầu cử và nghiễm nhiên giữ ba bộ quan trọng, gồm bộ Nội Vụ, Quốc Phòng và Biên Giới.

Bất bình của “kẻ bại trận” thêm gia tăng sau khi chính quyền Naypyidaw liên tục từ chối điều tra gian lận bầu cử ồ ạt, dù thừa nhận một số sai sót nhưng không đủ nghiêm trọng làm thay đổi quy mô chiến thắng của đảng LND. Đối thoại giữa đảng cầm quyền, được đông đảo người dân ủng hộ, và quân đội đã bị gián đoạn.

Nhưng đây chỉ là một trong những lý do, theo nhà nghiên cứu Romain Caillaud, và phải nêu thêm một số nguyên nhân khác, như sự lo lắng của phe quân đội về tình hình ở bang Rakhine, cũng như tham vọng cá nhân của nhiều tướng lĩnh, trong đó có tướng Min Aung Hlaing.

Theo phân tích của Hervé Lemahieu, một chuyên gia về Miến Điện tại Viện Lowy, vị tướng đầy quyền lực này “từng có ý định ra tranh cử. Có thể ông thấy rằng chính đảng được quân đội ủng hộ đã bị thất bại hoàn toàn và không bao giờ ông có thể nắm quyền thông qua bầu cử”. Ảnh hưởng của quân đội sẽ tỉ lệ nghịch với uy tín của chính quyền dân sự.

Nền dân chủ mong manh” sụp đổ

Vụ đảo chính cho thấy rõ cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc tại quốc gia Đông Nam Á này và phản ánh thực tế mà người ta vẫn gọi từ năm 2010 là “nền dân chủ mong manh” hoặc “giai đoạn quá độ dân chủ”, theo phân tích của ông Maung Zarni, giảng viên đại học người Miến Điện hiện tị nạn tại Luân Đôn, được La Croix trích dẫn.

Cú đảo chính cũng đẩy Miến Điện vào tương lai bất trắc và khó hình dung ra được “một lối thoát nhanh chóng”, theo phân tích của Soe Myint Aung với báo Singapore The Straits Times. Thứ nhất là do quân đội Miến Điện “ngày càng cảm thấy khó chịu với ý nghĩ phải khó khăn sống chung trong 5 năm tới, thậm chí là lâu hơn, với đảng Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ”. Tiếp theo, tập đoàn quân sự “cảm thấy mất quyền lực trên chính trường Miến Điện”.

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp khẩn ngày 02/02. Liệu cộng đồng quốc tế có thể làm được gì khi Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, không kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và theo dõi để nắm rõ hơn tình hình ? Sự nghiệp chính trị của “Quý bà Rangoon”, hiện 75 tuổi sẽ ra sao ? Dù vẫn giữ được uy tín trong nước, nhưng bà Aung San Suu Kyi bị quốc tế chỉ trích vì không lên tiếng bảo vệ người Hồi Giáo Rohingya. Thậm chí, nhiều tiếng nói còn yêu cầu tước giải Nobel Hòa Bình được trao cho bà năm 1991.

Miến Điện : Nền dân chủ mong manh trở lại vạch xuất phát

02/02/2021 - rfi.fr

Ảnh tư liệu : Bà Aung San Suu Kyi tới trụ sở đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, Rangoon, Miến Điện, ngày 02/04/2012. AP - Khin Maung Win

Biến cố xảy ra tại Miến Điện là tin được hầu hết các tờ báo chính của Pháp nhất loạt đăng tải hôm nay (02/02/2021), một ngày sau khi giới quân sự Miến Điện bất ngờ đặt dấu chấm hết cho chính quyền dân sự sau 5 năm tồn tại, bắt giam các lãnh đạo đất nước, ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm.

Nhật báo Le Monde ra từ chiều hôm trước chạy tựa trang nhất : « Tại Miến Điện, quân đội chiếm quyền ». Aung San Suu Kyi, cái tên giờ trở lại trung tâm của sự kiện. Giải Nobel Hòa bình 1991, lãnh đạo của chính quyền dân sự Miến Điện trong 5 năm qua, lại một lần nữa bị giới quân sự bắt giữ.

Le Monde cho biết nguyên do là từ cuộc bầu cử Quốc Hội Miến Điện hồi tháng 11 năm 2020. Phe quân đội không chấp nhận thất bại, chỉ giành được 33 trên tổng số 476 ghế trong khi đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi giành được đến 82% số ghế.

Thất bại cay đắng này là một sự sỉ nhục đối với giới tướng lãnh quân đội. Họ lấy cớ nghi ngờ bầu cử có gian lận và kết cục là cuộc đảo chính quân sự đã diễn ra ngày hôm qua. Đó là ngày theo dự kiến Quốc Hội mới được bầu hồi tháng 11 khai mạc phiên họp đầu tiên, đánh dấu nhiệm kỳ lãnh đạo thứ 2 của bà Aung San Suu Kyi.

Theo Le Monde tương lai số phận của bà Aung San Suu Kyi ra sao đến lúc này chưa có câu trả lời, nhưng có thể thấy ngay lúc này là Miến Điện đang tụt lại phía sau về chính trị.

Nhật báo Le Figaro chạy tựa « Miến Điện trở lại dưới ách tập đoàn quân sự ». Cuộc đảo chính quân sự hôm thứ Hai cùng với việc bắt giữ bà Aung San Suu Kyi đánh dấu điểm dừng của nền dân chủ mới ra đời cách đây 10 năm từ sau khi kết thúc chế độ độc tài quân sự.

Tờ báo nhận định: « Quân đội Miến Điện đã phá vỡ quá trình chuyển tiếp dân chủ mong manh, đưa kẻ thù quen thân của mình, bà Aung San Suu Kyi vào tù một lần nữa, đẩy đất nước ở Đông Nam Á này vào bất trắc ».

Phe quân sự với sức mạnh trong tay đã thổi còi chấm dứt cuộc dạo chơi dân chủ ở Miến Điện trong 5 năm qua vào đúng lúc « Quý bà Rangoon » chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước thứ 2. Với phe quân sự như thế là quá đủ, họ không thể chịu được thêm 5 năm nữa. Theo như phân tích của giới quan sát chính trị tại Miến Điện.

Tuy nhiên, hầu hết các báo đều ghi nhận tình hình yên ắng ở Miến Điện. Quân đội tiến hành vụ đảo chính tương đối êm đẹp không có tiếng súng. Mặc dù bà Aung San Suu Kyi đã kêu gọi dân chúng biểu tình chống lại cuộc đảo chính, nhưng phóng viên tại chỗ của các báo đều ghi nhận không có những dấu hiệu nào của các cuộc tập hợp ở hai thành phố lớn là thủ đô Naypyidaw và Rangoon.

Aung San Suu Kyi, lận đận với chính trị

Về số phận của bà Aung San Suu Kyi, nhật báo Le Figaro nhận xét : Một lần nữa Aung San Suu Kyi lại bị giới quân nhân đưa vào tù sau khi đã từng bị giam hãm quản thúc 15 năm khi bà còn là lãnh tụ đối lập.

Nhưng lần này, biểu tượng của nền dân chủ Miến Điện đã mất đi hào quang đối với phương Tây vì sự im lặng liên quan đến các vụ truy bức người Rohingya. Aung San Suu Kyi trước khi trở thành lãnh đạo đất nước còn là người được trao giải Nobel Hòa bình 1991.

Vẫn trong dòng sự kiện Miến Điện, Le Figaro có bài viết điểm lại sự nghiệp chính trị thăng trầm của « Aung San Suu Kyi, biểu tượng toàn cầu bị phá vỡ của nền dân chủ », tựa bài báo. Cùng đồng thanh, La Croix cũng như Libération đều ghi nhận, vụ đảo chính quân sự đã đưa Miến Điện trở lại thời kỳ độc tài. Theo La Croix, vừa thoát ra khỏi chính quyền độc tài quân sự kéo dài gần nửa thế kỷ, được chục năm, Miến Điện chìm trở lại trong cơn ác mộng một chế độ độc tài quân sự mới.

Nhân sự kiện này, Les Echos có bài liên quan đến vấn đề kinh tế của đất nước đang trên đường mở cửa với thế giới bên ngoài từ khi tiến hành dân chủ hóa. Nhật báo kinh tế cho hay Miến Điện hiện là điểm đang hấp dẫn các nhà đầu tư châu Á là chính.

Trung Quốc là nước bao trùm khắp các dự án đầu tư ở Miến Điện. Đứng thứ 2 là Singapore, nhưng phần đông các đầu tư của Singapore đều núp bóng người Trung Quốc. Bắc Kinh nhìn nhận Miến Điện và Pakistan là hai điểm chiến lược trong hành lang kinh tế đi ra Ấn Độ Dương.

Trung Quốc đã đổ nhiều tỷ đô la dưới dạng đầu tư trực tiếp hay cung cấp tín dụng cho các đối tác trong nước. Theo bài viết thì người Trung Quốc không lo lắng với cuộc đảo chính lần này. Họ vốn đã có quan hệ tốt với giới quân sự ở nước này từ trước khi có chuyện quân đội chia sẻ quyền lực cho dân sự.

Khi làm đảo chính có thể phe quân sự cũng đã tính toán khả năng bị quốc tế trừng phạt, các nhà đầu tư phương Tây rút khỏi Miến Điện, nhưng các vị trí trống đó sẽ nhanh chóng được thay thế bằng các nhà đầu tư châu Á.

Ngoài Trung Quốc còn có Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ cũng đầu tư rất mạnh vào Miến Điện. Năm nay dự kiến kinh tế sẽ tăng trưởng 8%, sau khi năm 2020 đất nước này đã tránh được suy thoái vì trận đại dịch.

Quân đội Miến Điện, một Nhà nước trong Nhà nước

03/02/2021 - rfi.fr

Xe bọc thép của quân đội Miến Điện trên đường phố sau đảo chính, ngày 03/02/2021. REUTERS - STRINGER

Theo Le Monde, từ khi Miến Điện được độc lập năm 1948, quân đội vẫn luôn là một Nhà nước trong Nhà nước, ngay cả trong những năm tháng hiếm hoi (từ 1962 đến 2011) các tướng lãnh không trực tiếp nắm quyền.

Đến 2015, lần đầu tiên chuyển sang một chính phủ được bầu cử một cách dân chủ, Tatmadaw (quân đội Miến Điện) vẫn là tổ chức do một giai cấp tướng lãnh thống trị, coi thường chính quyền dân sự. Họ có thể tiến hành những cuộc chiến tùy thích, cho đến khi nổi lên những vụ tàn sát người thiểu số Rohingya năm 2017. Liên Hiệp Quốc tố cáo các tướng lãnh, đứng đầu là tướng Min Aung Hlaing, « mưu toan diệt chủng ». Ngày nay chính vị tướng 64 tuổi này đang nắm trọn quyền hành tại Miến Điện.

Hôm 22/12/2020, tướng Min nhắc nhở Tatmadaw là « cần thiết cho nghĩa vụ bảo vệ Nhà nước », và mở rộng vai trò của quân đội : bảo vệ chính sách quốc gia, đạo Phật, văn hóa truyền thống. Theo nhà nghiên cứu Amara Thiha của think tank độc lập Myanmar Institute for Peace and Security, định nghĩa này quan trọng vì « giới quân nhân không tự đặt mình cao hay thấp hơn Nhà nước, mà là một định chế song song, tập trung vào nghĩa vụ quốc phòng ».

Quân đội sắt máu vì tư tưởng dân tộc cực đoan đã bắt rễ

Khi được độc lập, quân đội Miến Điện chỉ có sáu tiểu đoàn gồm khoảng 3.000 quân. Ngày nay Tatmadaw đã trở thành một lực lượng được trang bị khá tốt với trực thăng tấn công của Nga, oanh tạc cơ và chiến hạm Trung Quốc, các loại pháo hạng nặng và hệ thống phòng không tân tiến. Tuy nhiên chỉ đạt được những kết quả thảm hại trước quyết tâm của các lực lượng du kích thiểu số.

Khoảng 3.000 lính đã tử trận kể từ 2011, một con số thiệt hại lớn vì địa hình thuận lợi cho chiến tranh du kích chứ không phải những trận đánh quy ước. Từ bảy thập niên qua, Miến Điện phải đối phó với vô số nhóm vũ trang, và với thời gian, trở thành một mạng lưới phức tạp. Một số nhóm ký thỏa thuận ngưng bắn hoặc biến mất, hiện còn khoảng năm, sáu nhóm hoạt động mạnh. Trước các vụ thanh lọc chủng tộc Rohingya, quân đội cũng đàn áp mạnh mẽ các sắc tộc Shan, Karen, Kachin, Mon trong thập niên 80 và 90.

Thái độ sắt máu của Tatmadaw, tấn công cả thường dân, được chuyên gia Anthony Davis của tạp chí chuyên ngành Jane’s Defense Weekly giải thích, đó là do quân lính hầu hết là người Bamar vốn có tư tưởng sô-vanh. Sắc tộc này theo đạo Phật, chiếm 68% trong số 52 triệu dân Miến Điện. Nhà độc tài đầu tiên của Miến Điện, tướng Ne Win (nắm quyền từ 1962-1988) đã dần dần dựng lên một hệ thống nhà nước theo kiểu nhà binh, dựa trên dân tộc chủ nghĩa cực đoan nhuốm màu kỳ thị chủng tộc.

« Bán linh hồn cho quỷ », bà Suu Kyi vẫn thất bại

Sức mạnh của quân đội còn trong lãnh vực kinh tế : chiếm 14% ngân sách quốc gia, chưa kể kinh tế ngầm. Ngoài các mỏ cẩm thạch và nguồn lợi từ ma túy, quân đội Miến Điện còn được hưởng cổ tức từ tập đoàn Myanmar Economic Holding Public Company (MEHL) trực thuộc, khống chế nhiều lãnh vực từ bia, thuốc lá cho đến khai thác mỏ, dệt may.

Với trọng lượng quân sự, chính trị và kinh tế của Tatmadaw, hợp đồng « bán linh hồn cho quỷ » của bà Aung San Suu Kyi khó có cơ hội thành công. Thần tượng dân chủ đã sụp đổ cũng là người sắc tộc Bamar, hy vọng việc hợp tác với quân đội sẽ giúp tiến hành được chính sách phát triển kinh tế và tìm kiếm được hòa bình tại các bang nổi dậy.

Le Monde nhận định, bà Suu Kyi không có đủ thời gian thực hiện mục đích thứ nhất, và thất bại trong mục đích thứ hai. Tờ báo nhắc lại một câu nói lan truyền ở Pakistan, đất nước cũng chia rẽ và quân đội có quyền lực lớn : « Có những nước sở hữu một quân đội, nhưng có những quân đội sở hữu hẳn một đất nước ».

Min Aung Hlaing, vị tướng trong bóng tối quyết định đảo chính

Cũng về Miến Điện, Le Figaro phác họa chân dung Min Aung Hlaing, vị tướng kín tiếng đã chà đạp lên « Mùa Xuân Miến Điện ». Sáu tháng trước thời điểm về hưu, tổng tham mưu trưởng 64 tuổi đã mạnh tay đảo chính. Từ nhiều tháng qua, tướng Min đã ngầm đe dọa, nhưng cho đến những ngày gần đây Tatmadaw vẫn khẳng định tôn trọng Hiến Pháp 2008 do chính mình soạn thảo, trong đó bảo đảm đại biểu quân đội chiếm 25% trong Quốc Hội và nắm ba bộ quan trọng. Lâu nay điều khiển trong hậu trường, tướng Min giờ đây công khai vai trò lãnh đạo.

Viên sĩ quan kiên quyết có tài đàm phán, năm 2009 đã lọt vào mắt xanh của tướng Than Shwe, người đứng đầu tập đoàn quân sự lúc đó, nhờ chiến thắng tại bang Shan gần tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Min Aung Hlaing được chỉ định làm tổng tham mưu trưởng năm 2011 và thừa hưởng một nhiệm vụ chiến lược : thương lượng việc mở cửa về dân chủ và kinh tế với bà Aung San Suu Kyi được phương Tây ủng hộ, đổi lấy việc dỡ bỏ trừng phạt.

Tướng Min mở tài khoản Facebook được hàng triệu người theo dõi, đóng vai một chính khách dễ mến. Ông tươi cười tiếp đón giải Nobel hòa bình, trong tiếng vỗ tay của các nhà đầu tư phương Tây, nhưng trong hậu trường thì vẫn so găng ; đồng thời tiến hành chiến dịch thanh lọc chủng tộc làm hơn 700.000 người Rohingya phải chạy trốn sang Bangladesh láng giềng. « Cố vấn đặc biệt nhà nước » Aung San Suu Kyi trước Tòa án Hình sự Quốc tế La Haye bác bỏ cáo buộc diệt chủng, hy sinh vầng hào quang ở phương Tây để giữ chiếc ghế tại Rangoon.

Theo điều tra của Amnesty International được Le Figaro trích dẫn, từ 1990 đến 2010 MEHL đã nộp 16 tỉ đô la cho quân đội. Riêng tướng Min Aung Hlaing, cổ đông số 9.252 sở hữu 5.000 cổ phiếu, năm 2011 được chia cổ tức 250.000 đô la. Các tướng lãnh lo sợ bị mất quyền lợi, sau khi chỉ giành được 33 ghế trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. Họ cho rằng lằn ranh đỏ đã bị vượt qua, nếu không còn giữ được 1/4 Quốc Hội, có nguy cơ bà Aung San Suu Kyi đạt được giấc mơ làm tổng thống.

Đầu trang

04/02/2021 - voatiengviet.com

Tiếp tục ‘thoát Trung’, Apple đẩy mạnh sản xuất tại Việt Nam, các nước ĐNÁ

Tư liệu: Một cửa hiệu Apple ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 24/4/2014. Việt Nam cũng là thị trường lớn cho các sản phẩm Apple, REUTERS/Kham (VIETNAM - Tags: BUSINESS) - GM1EA4O1UCN01

Tập đoàn Apple đã tăng tốc kế hoạch rút ra khỏi Trung Quốc và chuyển một phần dây chuyền sản xuất các thiết bị cốt lõi của Apple sang Việt Nam và các nước Á châu khác như Ấn Độ, hầu giảm bớt sự lệ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung Quốc, theo Nikkei Asia.

Trang mạng này cho biết Apple đang đẩy mạnh sản xuất iPhone, iPad, máy tính Mac và các sản phẩm Apple khác trong một dấu hiệu cho thấy tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ đang tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hóa dây chuyền sản xuất, bất chấp hy vọng các quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể bớt căng thẳng hơn dưới quyền Tổng thống Joe Biden.

Việt Nam sẽ bắt đầu sản xuất Ipad sớm nhất là vào giữa năm nay, đánh dấu lần đầu tiên công ty sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới sẽ sản xuất các thiết bị với số lượng lớn bên ngoài Trung Quốc, theo các nguồn tin được Nikkei trích dẫn.

Vào cuối năm 2020, Apple bắt đầu sản xuất loa thông minh HomePod mini tại Việt Nam từ khi sản phẩm này được tung ra thị trường hồi năm ngoái. Apple còn có kế hoạch chuyển một phần sản xuất MacBook sang Việt Nam trong năm nay.

Ngoài ra, Apple đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất Mac Mini, máy tính để trên bàn, sang Malaysia. Đa số dây chuyền sản xuất máy tính còn lại, vẫn được duy trì ở Trung Quốc. Apple cũng đang đẩy mạnh sản xuất iPhone ở Ấn Độ, với kế hoạch sản xuất loại iPhone 12 mới nhất, dòng điện thoại thông minh 5G đầu tiên cuả Apple, ngay trong quý đầu năm 2021.

Apple chọn các nước Đông Nam Á để sản xuất các sản phẩm ‘cốt lõi’ của công ty như iPhones, iPads, MacBooks, AirPods và các sản phẩm khác, điều mà theo Nikkei, “không thể tưởng tượng được” cách đây 2 năm.

Tập đoàn Foxconn của Đài Loan, có tên thương mại chính thức là Hon Hai Precision Industry, đã bơm 270 triệu USD để thành lập một chi nhánh ở Việt Nam vào cuối năm ngoái, trong một nỗ lực tương tự để mở rộng khả năng sản xuất tại Việt Nam.

Đây là một xu hướng toàn cầu của các tập đoàn công nghệ quốc tế muốn giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc, một thời được coi là ‘hãng xưởng của thế giới’.

Tiến trình ‘thoát Trung’ này của các tập đoàn công nghệ quốc tế vẫn tiếp tục, không chậm lại bất chấp Hoa Kỳ đã có tổng thống mới, theo một nhà quản trị được Nikkei dẫn lời.

Đầu trang

04/02/2021 - voatiengviet.com

Greta Thunberg tham gia phong trào chống dự án xây nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam

Tư liệu: Nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg tham gia một cuộc biểu tình của phong trào "Fridays For Future- Thứ Sáu vì Tương lai" trước tiền đình Quốc hội Thụy Điển ở Stockholm, ngày 25/9/2020. (Photo by JONATHAN NACKSTRAND / AFP)

Greta Thunberg, nhà hoạt động bảo vệ môi trường trẻ tuổi người Thụy Điển, lên tiếng ủng hộ các bạn trẻ Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, kêu gọi họ tiếp tục lên án dự án xây nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam, Nikkei Asia đưa tin.

Các nhà hoạt động sinh viên trong khu vực chống đối dự án xây nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 ở Hà Tĩnh, nói rằng nhà máy chạy bằng than này sẽ thải ra khí gây hiện tượng nhà kính, với những hậu quả thảm khốc đối với các thế hệ tương lai.

Theo Mitsubishi, tập đoàn dẫn đầu dự án, chính phủ Việt Nam cấp thiết yêu cầu xây nhà máy để giải quyết nạn thiếu điện năng ở Hà Nội, và xây một nhà máy điện chạy bằng than ít tốn kém hơn so với xây một nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt hóa lỏng.

Hồi đầu tháng Giêng năm nay ở Nhật Bản, một nhóm 9 người trẻ tuổi do sinh viên đại học Keio Momoko Nojo lãnh đạo, đã gửi một thư ngỏ, kêu gọi các công ty tham gia dự án Vũng Áng 2 như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM Bank) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) rút ra khỏi dự án nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 2 tại Hà Tĩnh.

Thư gửi cho trưởng dự án tại tập đoàn Mitsubishi và các ngân hàng thuộc quyền sở hữu nhà nước như Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, viết:

“Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã kêu gọi một xã hội không còn khí thải vào năm 2050. Trước những diễn tiến như vậy, quý vị có dự định hủy bỏ các kế hoạch của mình hay không?"

“Nếu không, làm thế nào dự án Vũng Áng 2 phù hợp với Thỏa thuận Paris mà cả Nhật Bản và Việt Nam đều ký kết, mục đích là để hạn chế và giảm thiểu tác động của hiện tượng tăng nhiệt điạ cầu, không để nó vượt quá 1,5 độ C?”

Trả lời câu hỏi, tập đoàn Mitsubishi nói:

“Nạn thiếu điện năng xảy ra hàng ngày tại Hà Nội, ngay cả trong tháng 1. Chúng tôi đã được chính phủ Việt Nam mạnh mẽ yêu cầu xây nhà máy này”.

Mitsubishi hứa sẽ không tham gia bất cứ dự án xây nhà máy nhiệt điện than nào khác trong tương lai.

Cũng tham gia dự án Vũng Áng 2 còn có Công ty Điện lực Hàn Quốc và 3 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, gồm Mizuho Financial Group, Mitsubishi UFJ Financial Group và Sumitomo Mitsui Financial Group.

Phong trào Fridays for Future, chi nhánh Nhật Bản, mới đây tải lên Twitter một băng video, trong đó Greta loan báo hết mình ủng hộ chiến dịch “Nói Không với Than vì Tương lai Chúng ta”, một phong trào do Greta Thunberg sáng lập khi còn ở tuổi thiếu niên, kêu gọi học sinh bãi khóa vào mỗi ngày Thứ Sáu để chống biến đổi khí hậu.

Quý vị đã đánh cắp những giấc mơ và tuổi thơ của chúng tôi với những lời sáo rỗng… Chúng ta đang ở giai đoạn đầu trong quá trình bị tuyệt chủng, trong khi quý vị chỉ nói tới tiền, và tăng trưởng kinh tế...
Greta Gunberg, nhà hoạt động bảo vệ môi trường

Cô Thunberg, năm nay 18 tuổi, kêu gọi giới trẻ Châu Á hãy tranh đấu vì tương lai của các thế hệ tương lai:

“Đừng im lặng”, cô nói, “Hãy tiếp tục phấn đấu. Tôi ủng hộ các bạn hết mình trong chiến dịch ‘Nói Không với Than vì Tương lai chúng ta’, mà mục đích là chặn nguồn tài trợ cho dự án xây nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2”.

Greta được tạp chí TIME chọn làm Nhân vật trong năm của TIME năm 2019, khi cô mới 16 tuổi. Nhà hoạt động tuổi teen này đã khiến cả thế giới phải ngồi dậy chú ý với những tuyên bố đanh thép tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc gửi đến các nhà lãnh đạo thế giới, chẳng hạn như:

“… Chúng ta đang ở giai đoạn đầu trong quá trình bị tuyệt chủng, trong khi quý vị chỉ nói tới tiền, và những chuyện thần tiên về tăng trưởng kinh tế. Sao các ông cả gan như vậy?”, cô nói, “Chúng tôi sẽ chứng minh rằng chúng tôi đoàn kết, và rằng không ai có thể cản đường những người trẻ tuổi chúng tôi. Con mắt của tất cả các thế hệ tương lai đang theo dõi quý vị”.

Trước đó, hơn một trăm tổ chức quốc tế trong đó có Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, kêu gọi chính phủ Nhật Bản và các công ty tham gia hay cung cấp tài chính cho dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 2, hãy rút khỏi dự án mà họ cho là sẽ vô cùng tai hại cho môi trường.

Đầu trang