Getty Images. Quân đội Mỹ đã rải 76 triệu lít Chất Da cam trong thời gian từ 1962 đến 1971 của Cuộc chiến Việt Nam |
Một tòa án ở Pháp hôm thứ Hai bác vụ kiện của một phụ nữ Pháp gốc Việt đối với 14 công ty hóa chất đa quốc gia, trong đó có Monsanto và Dow Chemical.
Bà Trần Tố Nga, năm nay 79 tuổi, hồi năm 2015 đệ đơn kiện về việc các công ty đã cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ Chất Da cam để sử dụng trong Cuộc chiến Việt Nam.
Kênh France24 đưa tin hôm 10/05 rằng tòa ở Evry, ngoại ô Paris nói họ này không có quyền tài phán đối với một vụ việc liên quan tới các hoạt động thời chiến của chính phủ Hoa Kỳ.
Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, bà Nga nói bà là nạn nhân của Chất Da cam, và cáo buộc các hãng hóa chất đã gây tổn hại cho bà và những người khác qua việc bán Chất Da cam cho chính phủ Mỹ.
Theo báo Thanh Niên, bà từng tham gia lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, và bị phơi nhiễm với Chất Da cam do quân đội Mỹ thả xuống căn cứ Củ Chi hồi năm 1996.
76 triệu lít hóa chất đã được quân đội Mỹ sử dụng để khai quang ở trong thời gian từ 1962 đến 1971, đặc biệt là ở các chiến trường ác liệt giữa phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa với lực lượng vũ trang VNDCCH từ miền Bắc xâm nhập vào.
Các nhóm vận động ước tính có bốn triệu người ở Việt Nam, Lào và Campuchia bị phơi nhiễm với Chất Da cam.
Việt Nam nói di chứng để lại là có 150 ngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ra đời, bên cạnh việc nhiều người trưởng thành bị phát sinh bệnh tật.
Bà Trần Tố Nga nói bà bị bệnh tiểu đường tuýp 2 và bị chứng dị ứng hiếm gặp với insulin, mà bà nói là do hậu quả của việc bà bị phơi nhiễm với Chất Da cam.
Bà cũng nói bà bị bệnh lao hai lần, bên cạnh việc bị ung thư, còn một trong những người con gái của bà qua đời do bị dị tật ở tim.
Việc kiện tụng liên quan tới việc sử dụng hóa chất trong chiến tranh đã từng xảy ra, nhưng kết quả các vụ kiện khác nhau là khác nhau.
Cho đến nay, mới chỉ có các cựu binh từ Mỹ, Úc và Hàn Quốc được bồi thường cho việc họ phải chịu hậu quả do phơi nhiễm hóa chất độc hại trong chiến tranh.
Trong vụ kiện của bà Trần Tố Nga, luật sư bên nguyên nói các công ty hóa chất lẽ ra đã phải từ chối cung cấp Chất Da cam cho quân đội Mỹ, còn các bị đơn nói họ không thể bị buộc phải chịu trách nhiệm về việc quân đội Mỹ đã sử dụng sản phẩm của các hãng hóa chất như thế nào.
Tòa ở Evry, ngoại ô Paris, nay nói tòa này không có quyền tài phán đối với một vụ việc liên quan tới hành động thời chiến của chính phủ Hoa Kỳ.
Trong phán quyết bãi bỏ vụ kiện, tòa chấp nhận lập luận của các công ty hóa chất, theo đó nói họ hành động "theo đơn đặt hàng" của chính phủ Mỹ.
Bà Trần Tố Nga nói bà sẽ kháng cáo, theo hãng tin Reuters.
Trước đó, hồi năm 2004, tòa án tại New York City, Hoa Kỳ đã xử một vụ kiện tương tự, với nguyên đơn là Hội Nạn nhân Chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam cùng ba người đại diện cho các nạn nhân Chất Da cam Việt Nam là Phan Thị Phi Phi, Nguyễn Văn Quý và Dương Quỳnh Hoa, với bị đơn là 37 công ty hóa chất Mỹ.
Sau nhiều năm, qua hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, đơn của bên nguyên bị bác, mà một trong những lý do tòa ở New York đưa ra là các công ty hóa chất chỉ hoạt động theo đơn đặt hàng của chính phủ Mỹ, trong lúc chính phủ Mỹ được hưởng quyền miễn tố.
USAID. Dự án tẩy dioxin ở sân bay Đà Nẵng được triển khai từ năm 2012 |
Bên cạnh việc khiếu kiện, phía Việt Nam trong nhiều năm đã nỗ lực vận động, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ nhận trách nhiệm về những tổn thất đã gây ra trong Cuộc chiến Việt Nam.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã có tranh luận kéo dài về vấn đề bồi thường cho nạn nhân chất hủy diệt lá và cây cỏ.
Tuy không chính thức nhận trách nhiệm nhưng Hoa Kỳ đã có những ngân khoản hỗ trợ Việt Nam làm sạch tác nhân chất độc hại trong môi trường.
Từ 2007, Quốc hội Mỹ chuẩn chi trên 380 triệu USD cho công tác tẩy chất dioxin (Agent Orange) mà Hoa Kỳ đổ xuống lãnh thổ VNCH thời chiến để ngăn quân đội cộng sản hoạt động, theo báo cáo CRS (Congressional Research Service In Focus report: U.S.-Vietnam Relations, 16/02/2021).
Trong số các hoạt động nổi bật, có dự án tẩy một phần đất sân bay Đà Nẵng vốn bị ô nhiễm dioxin từ thời chiến tranh, được triển khai từ năm 2012, với chi phí 110 triệu đôla.
Washington và Hà Nội cũng đồng ý lập một cơ sở tẩy rửa chất dioxin cạnh sân bay Biên Hòa với tổng chi phí 300 triệu đô la, với phía Mỹ hỗ trợ 183 triệu đô la, dự kiến thực hiện trong 10 năm, bắt đầu từ cuối 2019.
Bettmann. Không chỉ hai miền Nam Bắc VN thời chiến mà Lào (trong hình) cũng là nơi Hoa Kỳ đem nhiều bom đạn vào dù đây là nước trung lập |
Phía đối tác của cơ quan chuyên trách về phát triển quốc tế United States Agency for International Development (USAID) trong dự án xử lý ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa là Bộ Quốc phòng Việt Nam, theo báo Nhân Dân.
Xem thêm về Chiến tranh Việt Nam:
Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, người đã đệ đơn kiện chống lại 14 công ty sản xuất và buôn bán chất độc màu da cam. |
Một tòa án Pháp hôm 10/5 bác bỏ vụ kiện của một phụ nữ Pháp gốc Việt chống lại hơn một chục công ty đa quốc gia sản xuất và buôn bán chất độc màu da cam đã được quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến ở Việt Nam, theo Reuters.
Vụ kiện nổi bật này được bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, đệ trình vào năm 2014. Bà Nga tuyên bố mình là nạn nhân chất độc da cam và đệ đơn chống lại 14 công ty, bao gồm các công ty đa quốc gia của Mỹ là Dow Chemical và Monsanto, hiện thuộc sở hữu của tập đoàn khổng lồ Bayer của Đức.
Xác nhận với Reuters rằng vụ kiện đã bị bác bỏ, bà Nga nói sẽ kháng cáo lại phán quyết.
Bà Trần Tố Nga là một ký giả và nhà hoạt động ở Việt Nam vào độ tuổi 20. Bà nói bà đã bị ảnh hưởng nặng của chất độc da cam, bao gồm bệnh tiểu đường loại 2 và dị ứng insulin hiếm gặp.
Nếu không bị bác, vụ kiện có lẽ dẫn tới việc lần đầu tiên một nạn nhân người Việt Nam được bồi thường, theo Reuters. Cho đến nay, chỉ những cựu binh Mỹ và các quốc gia khác tham gia chiến tranh mới được bồi thường.
26/01/2021 - VOA Tiếng Việt
Bà Trần Tố Nga trả lời phỏng vấn của France24 về lý do vì sao bà đưa vụ kiện các công ty đa quốc gia bán chất độc da cam cho chính phủ Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam. |
Một tòa án ở Pháp vừa bắt đầu xét xử vụ án chống lại hơn một chục công ty đa quốc gia bị một phụ nữ gốc Việt kiện là đã gây tổn hại cho bà và những người khác do đã bán chất độc da cam cho chính phủ Hoa Kỳ mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam, theo truyền thông Pháp.
Bà Trần Tố Nga, 78 tuổi và từng là nhà báo và nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam khi ở độ tuổi 20, đệ đơn kiện 14 công ty sản xuất hoặc bán hóa chất có độc tính cao, bao gồm Monsanto, hiện thuộc sở hữu của tập đoàn khổng lồ Bayer của Đức và Dow Chemical, vào năm 2014, theo France 24.
Được sự hậu thuẫn của một số tổ chức phi chính phủ, bà Nga cáo buộc các công ty phải chịu trách nhiệm về những thương tích mà bà, con cái bà và nhiều người khác phải gánh chịu, cũng như những thiệt hại đối với môi trường.
“Việc công nhận các nạn nhân dân sự của Việt Nam sẽ trở thành một tiền lệ pháp lý,” chuyên gia luật quốc tế Valérie Cabanes nói với AFP.
Cho đến nay, chỉ có các cựu chiến binh quân đội – từ Mỹ, Úc và Hàn Quốc – được bồi thường cho hậu quả của chất hóa học có tính độc hại mà bà Cabanes nói là "hoàn toàn kinh khủng", gấp khoảng 13 lần độc tính của thuốc diệt cỏ trong dân dụng như glyphosat.
Bốn triệu người ở Việt Nam, Lào và Campuchia đã bị phơi nhiễm chất độc da cam, theo số liệu của các tổ chức phi chính phủ được France 24 và AFP trích dẫn, trong hơn một thập kỷ khi quân đội Hoa Kỳ rải ước tính 76 triệu lít (20 triệu gallon) chất diệt cỏ và chất làm rụng lá để ngăn chặn các bước tiến của quân cộng sản miền Bắc trong Chiến tranh Việt Nam.
Hoa Kỳ chấm dứt việc sử dụng chất làm rụng lá trong chiến tranh vào năm 1971, và rút khỏi Việt Nam vào năm 1975.
Các tổ chức phi chính phủ cho biết chất độc da cam đã phá hủy thực vật, làm ô nhiễm đất và gây độc hại cho động vật, cũng như gây ung thư và dị tật ở người.
“Tôi không đấu tranh cho bản thân mình, mà cho những đứa con của tôi và cho hàng triệu nạn nhân,” bà Nga nói với AFP và cho biết chất da cam tấn công hệ miễn dịch của con người.
Bản thân bà Nga cũng bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, với các ảnh hưởng bao gồm bệnh tiểu đường loại 2 và dị ứng insulin rất hiếm gặp. Bà cho AFP biết, bà cũng mắc bệnh lao hai lần, bị ung thư, và một trong những con gái của bà đã chết vì dị tật tim.
Luật sư Cabanès cho biết hàng năm có khoảng 6.000 trẻ em được chẩn đoán dị tật bẩm sinh ở Việt Nam. Theo thống kê Hội Nhạn nhân Chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam (VAVA), hơn ba triệu người ở Việt Nam bị phơi nhiễm dioxin, còn gọi là chất độc da cam, trong chiến tranh và ít nhất một triệu người đang bị ảnh hưởng từ chất độc này.
Các công ty đa quốc gia lập luận rằng họ không thể chịu trách nhiệm về việc quân đội Mỹ sử dụng sản phẩm của họ.
Tiếp xúc với AFP trước phiên tòa, đại diện của Bayer nói rằng chất độc da cam được tạo ra "dưới sự quản lý duy nhất của chính phủ Mỹ cho các mục đích quân sự riêng".
Ngay sau khi thủ tục tố tụng bắt đầu hôm 25/1, các luật sư của công ty dược đa quốc gia của Đức lập luận rằng tòa án ở Evry, một vùng ngoại ô phía nam của Paris, không có thẩm quyền thích hợp để tổ chức phiên tòa, theo France 24.
Các nhà quan sát được AFP trích lời cho biết trước phiên tòa rằng họ mong đợi nguyên đơn và các luật sư của bà Nga lập luận rằng những người tạo ra chất độc da cam đã đánh lừa chính phủ Mỹ về độc tính thực sự của nó.
Phiên toà xét xử ban đầu dự kiến diễn ra vào tháng 10, nhưng đã bị hoãn lại do các hạn chế vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Đây không phải lần đầu tiên một nạn nhân chất độc da cam Việt Nam kiện các công ty trên ra toà.
Hồi năm 2004, VAVA đã thay mặt cho các nạn nhân từ Việt Nam kiện Monsanto, Dow Chemical và 30 công ty khác đã sản xuất chất da cam lên một toà án liên bang Mỹ ở New York. Tuy nhiên, theo truyền thông Việt Nam, tổ chức này đã 3 lần bị toà án Mỹ bác đơn kiện.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hồi năm 2018 nói rằng Monsanto phải có trách nhiệm khắc phục những hậu quả chất độc da cam/dioxin đã gây ra tại Việt Nam.
Bản đồ Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2021 của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho thấy Việt Nam trong nhóm các nước màu đen vì có môi trường bị RSF coi là "rất tồi tệ" đối với tự do báo chí. |
Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward, mới đây đã tới Bảo tàng Báo chí ở Hà Nội, nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới, đồng thời nêu bật vai trò của báo chí tự do.
Cơ quan ngoại giao Anh hôm 3/5 đã đăng tải một video ngắn trên mạng xã hội, trong đó ông Ward nói bằng tiếng Việt rằng ông tới thăm “nơi kể những câu chuyện về lịch sử báo chí tại Việt Nam”.
Nhà ngoại giao này cho biết ông “đặc biệt ấn tượng với chiếc loa phóng thanh được trưng bày tại bảo tàng” vì trong thời chiến nó “có thể truyền tải tin xa tới 10km”.
Đại sứ Ward nói rằng “tự do báo chí được công nhận tại Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam và Điều 19 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một trong các quốc gia thành viên”.
Ông nói thêm: “Một nền báo chí tự do đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của cộng đồng. Báo chí là phương tiện để chia sẻ sáng kiến và thông tin. Báo chí giúp giải phóng năng lượng sáng tạo, thúc đẩy thay đổi tích cực và quyền yêu cầu trách nhiệm giải trình”.
Ông Ward nói tiếp rằng “vương quốc Anh cam kết thúc đẩy tự do báo chí toàn cầu” và “tại Việt Nam, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội dân sự để tổ chức các khóa đào tạo báo chí”.
Cũng nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, Đại sứ quán Đức ở Hà Nội đăng tải một tuyên bố của Ngoại trưởng nước này, ông Heiko Maas, trong đó ông nói rằng “đứng lên và đấu tranh vì một nền báo chí tự do là một nhiệm vụ đối với mỗi chúng ta”.
Nhà ngoại giao hàng đầu nước Đức được trích lời nói thêm rằng chúng ta “cần thông tin độc lập và tự do” vì “thiếu nó, các nền dân chủ không thể hoạt động”, và rằng “báo chí không phải là tội phạm” cũng như việc làm báo “không phải chịu cảnh bị đe dọa tính mạng”.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) tháng trước công bố phúc trình, trong đó Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 6 quốc gia có ít tự do báo chí nhất trên thế giới, kèm theo nhận định rằng quốc gia do Đảng Cộng sản cầm quyền tăng cường kiểm soát mạng xã hội và tiến hành một làn sóng bắt giam các nhà báo độc lập trong năm qua.
Trong số 180 quốc gia được đánh giá trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2021 của RSF được đưa ra hôm 20/4, Việt Nam xếp hạng 175 và nằm trong nhóm các quốc gia, gồm cả Trung Quốc và Triều Tiên, được coi là có “tình trạng rất tồi tệ” đối với môi trường báo chí.
RSF nói trong thông cáo báo chí rằng Việt Nam “cũng tăng cường sự kiểm soát của mình đối với nội dung mạng xã hội, trong khi tiến hành một làn sóng bắt giữ các nhà báo độc lập hàng đầu trong thời gian chuẩn bị cho kỳ Đại hội được tổ chức 5 năm một lần của Đảng Cộng sản” vào cuối tháng 1 vừa qua.
Tổ chức có trụ sở tại Paris, Pháp, nhắc đến tên bà Phạm Đoan Trang, nhà báo được giải Tự do Báo chí ở hạng mục Tầm ảnh hưởng của RSF năm 2019, trong số những người bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào năm ngoái.
Việt Nam chưa có phản ứng về báo cáo mới nhất của RSF này, nhưng năm ngoái, báo chí trong nước dẫn lời Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nói rằng “đây không phải lần đầu tiên Tổ chức Phóng viên Không biên giới đưa ra những báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và có dụng ý xấu”.
Người phát ngôn này nói thêm rằng “việc Tổ chức Phóng viên Không biên giới tự cho phép xếp hạng tự do báo chí của một quốc gia theo những tiêu chí riêng của họ mà không thực sự hiểu rõ về hoàn cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia khiến những đánh giá, nhận định của Tổ chức này không có độ tin cậy, thuyết phục", theo trang tin Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao.
Ngại trưởng Nga trong một cuộc họp báo tại Mátxcơva hôm 05/05/2021. AFP - ALEXANDER ZEMLIANICHENKO |
Hôm qua, 07/05/2021, Nga, Mỹ và Trung Quốc có cuộc họp Hội Đồng Bảo An trực tuyến cấp ngoại trưởng. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov mạnh mẽ lên án cách tiếp cận đa phương của Mỹ và châu Âu có thể gây ra những « rạn nứt » mới. Đáp lại, Hoa Kỳ kêu gọi đấu tranh chống lại những nước « làm tổn hại trật tự quốc tế » khi « vi phạm » các nguyên tắc.
Theo AFP, trong cuộc họp lần này, ba nước đã phơi bày những bất đồng về cách nhìn cơ chế đa phương. Ngoại trưởng Serguei Lavrov đã có những lời lẽ gay gắt nhất khi lên án có những « mưu toan thiết lập một trật tự quốc tế nhằm áp đặt cho tất cả những quy định mới được triển khai trong nhiều định chế không chính thức ».
Trong bối cảnh « chính quyền Washington mong muốn tổ chức "Thượng đỉnh các nền dân chủ". Nhưng điều này có nguy cơ làm cho các mối quan hệ quốc tế thêm phần căng thẳng và làm xuất hiện những rạn nứt mới trên thế giới trong khi mà chúng ta đang cần có một mục tiêu chung và thống nhất ».
Ngoại trưởng Nga còn chỉ trích sáng kiến thành lập một liên minh theo sáng kiến của Pháp và Đức, nhằm biến Liên Hiệp Châu Âu như là một « cột trụ chính cho cơ chế đa phương ». Với ông Lavrov, « đây chính là một hình thức áp đặt độc quyền của Liên Âu coi thường quyền bình đẳng giữa quốc gia ».
Đáp lại, ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, tuy không nêu đích danh Nga và Trung Quốc, mạnh mẽ chỉ trích một số chính phủ chuyên quyền, phớt lờ và chà đạp các giá trị nhân quyền.
Khi hàm ý nhắc đến vụ trấn áp người Duy Ngô Nhĩ, ngoại trưởng Blinken cho rằng « việc khẳng định quyền tài phán quốc gia không là một nguồn bảo đảm cho bất kỳ quốc gia nào để chế ngự, tra tấn, làm biến mất, thanh trừng sắc tộc, người dân hay vi phạm nhân quyền. »
Lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ còn chỉ trích những nước đã vi phạm quyền « bình đẳng chủ quyền » của những quốc gia đã được Hiến Chương Liên Hiệp Quốc công nhận, khi cho « vẽ lại đường biên giới của một nước khác », một ngụ ý dường như nhắm vào Nga và việc chiếm lấy bán đảo Crimée của Ukraina.
Về phần mình, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lần này có lời lẽ hòa dịu hơn khi cho rằng có sự lệch lạc trong cách nhìn về thế giới đa phương. Thay vì là một cơ chế để « cùng nhau làm việc để đưa ra những quyết định tập thể, thì người ta lại có xu hướng xem đấy như là một phương tiện để áp đặt các quy định của mình cho những nước khác ».
Dân biểu Meng và Thượng Nghị sĩ Schumer nói về dự luật chống nạn thù ghét người gốc Á hôm 19/4 ở New York. |
Nhờ có vắc-xin và đồ bảo hộ, sinh viên y khoa Natty Jumreornvong được bảo vệ trước virus corona. Nhưng cô không thể tránh được nguy cơ gặp phải các thái độ hay hành động chống người châu Á đã nổi lên sau khi mầm bệnh ban đầu được xác định là ở Trung Quốc.
Cô cho biết các bệnh nhân khoa tâm thần đã chửi cô bằng những lời lẽ tục tằn nói về bệnh dịch. Một người đứng ngoài đường đã nhổ nước bọt vào sinh viên gốc Thái Lan này và bảo cô "hãy cút về Trung Quốc" khi cô bước ra khỏi bệnh viện ở thành phố New York, nơi cô đang được đào tạo.
Và khi cô đang đi bộ trên phố hôm 15/2, một gã đàn ông đến gần cô, gầm gừ “đồ virus Tàu”, hắn lấy mất điện thoại của cô và kéo lê cô trên vỉa hè, Jumreornvong kể lại. Cô đã báo cáo vụ tấn công cho cảnh sát. Một cuộc điều tra đang diễn ra.
Đối với các nhân viên y tế gốc châu Á và các đảo ở Thái Bình Dương, “có vẻ như chúng tôi đang phải chiến đấu trong nhiều trận chiến cùng một lúc - không chỉ là COVID-19, mà còn cả nạn phân biệt chủng tộc nữa”, Jumreornvong nói. Cô là sinh viên tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai.
Người Mỹ gốc Á và các đảo Thái Bình Dương đã phải đối mặt với làn sóng quấy nhiễu và tấn công ở nhiều nơi trong thời kỳ đại dịch. Nhưng những người làm việc trong lĩnh vực y tế đang cảm thấy đặc biệt rõ ràng về việc bị nhắm làm mục tiêu của nạn phân biệt chủng tộc có nguyên nhân từ dịch bệnh, trong khi chính họ vẫn đang làm việc vất vả để chữa trị, phòng chống dịch để mọi người không bị chết vì nó.
“Những người trong cộng đồng của tôi từ chỗ là anh hùng ngành y đã trở thành vật tế thần”, bác sĩ Michelle Lee, một chuyên gia X quang ở New York, nói. Bà đã thực hiện một cuộc diễu hành gồm 100 nhân viên y tế mặc áo choàng trắng hồi tháng 3 để lên án nạn tội phạm vì lòng thù ghét chống người châu Á.
Bà Lee nói: “Chúng tôi không làm quý vị lây virus. Chúng tôi thực sự đang cố giúp quý vị loại trừ virus”. Bà kể lại rằng những người xa lạ trên đường phố đã khạc nhổ vào bà hai lần trong năm ngoái.
Người gốc châu Á và các đảo Thái Bình Dương chiếm khoảng 6% đến 8% dân số Hoa Kỳ, nhưng họ chiếm tỷ lệ lớn hơn trong một số ngành nghề chăm sóc sức khỏe, bao gồm khoảng 20% bác sĩ và dược sĩ phi phẫu thuật, và 12% đến 15% bác sĩ phẫu thuật, nhân viên trị liệu và y sĩ, theo thống kê liên bang.
Tổng thống Biden tại một điểm tiêm vắc-xin COVID-19 ở Virginia, có các nhân viên gốc Á; 6/4 |
Trước đại dịch, các nghiên cứu cho thấy 31% đến 50% bác sĩ gốc Á gặp phải sự phân biệt đối xử trong công việc, từ chuyện bệnh nhân từ chối việc họ chăm sóc cho đến chuyện gặp khó khăn trong việc tìm người kèm cặp.
Tỷ lệ đó thấp hơn các bác sĩ da đen, nhưng cao hơn các bác sĩ da trắng và gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha, theo một nghiên cứu năm 2020.
Một cuộc nghiên cứu khác cũng trong năm 2020 về nhân viên ngành y cho thấy tất cả những người gốc Á cho biết rằng bệnh nhân đã hỏi họ về gốc gác của họ.
Sinh viên y khoa tại Đại học Columbia có tên là Hueyjong “Huey” Shih kể lại rằng anh đã phải đối diện với chuyện “người ta nghĩ thế này thế kia và tất cả đều đi đến một câu hỏi vô duyên” từ một đồng nghiệp trong bệnh viện, đó là: Có phải Shih là con một vì chính sách một con của Trung Quốc trước đây không?
Shih sinh ra ở bang Maryland, gia đình anh đến từ Đài Loan. Anh cho biết là người đồng nghiệp đã xin lỗi sau khi được trả lời thẳng thắn. Viết trên trang tin tức ngành y có tên là Stat, anh và các sinh viên y khoa Jesper Ke và Kate E. Lee đã đề nghị các trường y đưa những chuyện trải qua của người Mỹ gốc Á và các đảo Thái Bình Dương vào mục đào tạo về chống phân biệt chủng tộc.
Trong nhiều thế hệ, người Mỹ gốc Á đã phải đối mặt với việc bị coi như “mãi mãi là bọn ngoại quốc” ở một quốc gia có lịch sử từng xem họ là những mối đe dọa. Các quan chức đã đổ lỗi sai trái rằng Khu Phố Tàu của San Francisco đã gây ra dịch đậu mùa vào những năm 1870, rồi thì cấm nhiều người nhập cư Trung Quốc theo Đạo luật Loại trừ Trung Quốc năm 1882, và buộc những người Mỹ gốc Nhật phải vào các trại tái định cư ngay cả khi hàng chục nghìn người thân của họ phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến II.
Trong thời kỳ đại dịch, cựu Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần gọi COVID-19 là “virus Tàu” và bằng các cụm từ khác mà các nhà hoạt động cho rằng đã khiến người Mỹ gốc Á nổi giận.
Báo cáo của cảnh sát cho thấy tội phạm vì lòng thù ghét chống người châu Á ở 26 thành phố và quận hạt lớn của Hoa Kỳ đã tăng vọt 146% vào năm ngoái, trong khi tội phạm thù ghét nói chung chỉ tăng 2%, theo Trung tâm Nghiên cứu Chủ nghĩa thù hận và cực đoan thuộc trường đại học California State University, San Bernardino.
Nhóm vận động có tên Stop AAPI Hate (Hãy ngăn chặn lòng thù ghét người gốc Á và các đảo Thái Bình Dương) đã nộp gần 3.800 báo cáo về hành vi tấn công, quấy nhiễu và phân biệt đối xử xảy ra từ giữa tháng 3/2020 đến cuối tháng 2/2021 - trước khi có vụ một tay súng giết chết 8 người, trong đó có 6 người gốc Á, tại các cơ sở kinh doanh mát-xa ở khu vực Atlanta vào tháng 3.
Các số liệu thống kê không tách riêng là có bao nhiêu nhân viên y tế trong số các nạn nhân.
Đối với bác sĩ Amy Zhang, sự leo thang này “khiến cho nạn phân biệt chủng tộc dường như đáng sợ hơn rất nhiều so với virus”. Bà là một bác sĩ chuyên khoa gây mê tại các bệnh viện của Đại học Washington.
“Đó là nỗi sợ hãi thường trực. Không bao giờ biết được khi nào thì mình sẽ bị nhắm mục tiêu”, bà nói.
Hồi đầu đại dịch, bà phải đối mặt với nguy cơ nhiễm COVID-19 khi đặt nội khí quản cho bệnh nhân. Và bà trực tiếp đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc khi một người đàn ông da trắng trên phố lẩm bẩm những lời lẽ thô tục để bà nghe thấy, nói về Trung Quốc và về chuyện "gây ra cho chúng tao bệnh đậu mùa", sau đó hắn ta bắt đầu bám theo bà, đồng thời la hét các câu phân biệt chủng tộc và đe dọa tấn công tình dục cho đến khi bà đi vào trong bệnh viện, bà kể lại.
Nhiều vụ kỳ thị người gốc Á xảy ra ở New York thời đại dịch. |
Bà Zhang viết trên Crosscut, một trang tin tức ở vùng tây bắc nước Mỹ, ven biển Thái Bình Dương, rằng “Cho dù tôi đã thoát nghèo và theo đuổi giấc mơ Mỹ, cho dù tôi có thể và đã cứu nhiều mạng người trong những hoàn cảnh căng thẳng, song tất cả những điều đó đều chẳng thể bảo vệ tôi trước nạn phân biệt chủng tộc”. Bà có cha mẹ là những di dân Trung Quốc đã từng phải làm việc nhiều giờ với mức lương thấp.
Thời gian này, Ida Chen, sinh viên ngành y sĩ ở New York, luôn mang theo bình xịt hơi cay, cô cũng cài đặt điện thoại di động để tất cả bạn bè biết vị trí của cô và không đi lang thang xa một mình. Có một thời gian, cô giấu phần chân tóc màu nâu sẫm của mình bằng cách đội mũ, chỉ để cho phần ngọn tóc nhuộm màu vàng lộ ra.
Cô bắt đầu thực hiện những biện pháp đề phòng đó sau khi một gã đàn ông đạp xe về phía cô trên đường phố Manhattan vào tháng 3/2020 và chế nhạo rằng "có thể anh cũng thích em đấy, nhưng anh không muốn nhiễm virus corona", sau đó hắn bám theo cô, nói lải nhải cho đến khi cô đã gọi 911, cô kể lại.
Chen là người gốc Trung Quốc. Cô nói: “Tôi học ngành y với suy nghĩ: Tôi chữa trị cho mọi người với ý định tốt đẹp nhất có thể được. Thật đau lòng khi có người không đáp lại sự chân tình và ý định tốt đẹp đó".
Chen và một số người khác nói rằng vụ xả súng ở Georgia đã thúc đẩy họ lên tiếng về chuyện lâu nay nạn phân biệt chủng tộc chống người gốc Á đã bị xem nhẹ.
"Toàn bộ lý do tôi trở thành bác sĩ là để giúp đỡ cộng đồng", bà Lee nói. Bà có cha mẹ là những người Hàn Quốc nhập cư và không ai khác trong gia đình là bác sĩ. Bà nói tiếp: “Nếu tôi không lên tiếng vì cộng đồng, thì họ đã hy sinh, và tất cả những gì họ đã làm, là để làm gì?”
Jumreornvong, tự cho rằng cô sống khác người, cho biết là trước đây cô đã từng bị phân biệt đối xử. Nhưng cô cảm thấy có sự khác biệt khi bị nhắm mục tiêu vì lý do chủng tộc và ở một đất nước nơi mà cô hình dung rằng giấc mơ Mỹ là cố gắng “biến Mỹ thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người và chính bản thân”.
“Đã có lúc tôi hơi bi quan về việc liệu người ta có muốn tôi ở đây hay không”, cô nói. Nhưng cô nghĩ nhiều hơn về việc các đồng nghiệp tập hợp xung quanh cô, bệnh viện bày tỏ sự ủng hộ , và các bệnh nhân thể hiện sự trân trọng đối với công việc của cô ra sao.
Và cô cho biết: “Tôi vẫn tin vào những điều tốt đẹp nhất của nước Mỹ”.
Ông John Huỳnh, 29 tuổi, bị hàng xóm đâm chết vì không mang khẩu trang |
John Huỳnh, một người gốc Việt sinh ra ở bang Pennsylvania , bị đâm chết sau khi dừng lại nói chuyện với một người láng giềng ở gần nhà tại một khu ngoại ô thành phố Seattle, cảnh sát bang Washington cho biết.
Ông Huỳnh, 29 tuổi, bị đâm trúng tim sau khi cãi cọ với Ian Patrick Williams, 25 tuổi, về vấn đề đeo khẩu trang, theo giấy tờ đệ nạp lên Tòa thượng thẩm King County.
Tờ Daily Voice trích hồ sơ tòa án tường trình rằng trước khi xảy ra án mạng, ông Huỳnh cùng vợ và hai người bạn vừa bước ra khỏi khu Villas tại chung cư Beardslee ở Bothell sau 7g30 tối Chủ nhật 25/4/2021 thì gặp người hàng xóm. Ian Williams đưa ngón tay giữa lên trong một cử chỉ khiếm nhã, nên nhóm người dừng lại để nói chuyện phải trái. Theo lời các nhân chứng, ông Huỳnh hỏi: Anh muốn nguyền rủa chúng tôi hay có ý vẫy chúng tôi lại? Đó là những lời cuối cùng của ông.
Đài Kiro 7 dẫn lời cảnh sát tường trình rằng ngay sau câu hỏi đó, Williams rút ra một con dao găm và đâm liên tiếp vào người ông Huỳnh, kể cả một nhát trúng tim. Cảnh sát đã cố gắng hồi sinh nạn nhân nhưng ông qua đời ngay tại hiện trường.
Sau khi đâm Huỳnh, Williams chạy về căn hộ của anh ta và nói với mẹ rằng anh ta bị “một kẻ chống mang khẩu trang” tấn công, cảnh sát quận King kể lại.
Hung thủ đã bị cảnh sát bắt trong phòng ngủ của anh ta ngay sau đó. Con dao được cho là vật chứng giết người được tìm thấy trong phòng tắm của căn hộ.
Trường mẹ của John Huỳnh, Washington State University, đã ra thông cáo đề cập tới gốc gác sắc tộc của John và tìm cách trấn an người gốc Á trong bối cảnh nạn thù ghét người gốc Á đang phổ biến tại Hoa Kỳ.
Thông cáo của trường viết: “Chúng tôi thừa nhận rằng đối với người Á châu, hay Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương, cuộc tấn công này gợi nhớ các cuộc tấn công và hành động đe dọa khác đối với người gốc Á, chúng tôi rất lưu tâm đến vấn nạn này, và hiểu nỗi lo lắng, sợ hãi mà vụ việc này gây ra.”
Đại úy cảnh sát Bryan Keller được báo Daily Voice dẫn lời phát biểu:
“Tôi biết là có rất nhiều dấu hỏi về động lực của hành động này, nhưng cuộc điều tra chỉ mới ở giai đoạn đầu.”
Nghi can Williams đang theo học môn điện toán và không có tiền án, anh ta đã bị kết tội giết người cấp độ 2. Anh ta sẽ ra hầu tòa vào ngày 15/5.
Gia đình và bạn bè của John Huỳnh đã mở một trang Go Fund Me để quyên tiền hỗ trợ chi phí tang lễ và giúp vợ của nạn nhân, bà Rumeet Waraich.
“Với lòng nặng trĩu chúng tôi xin loan báo mất mát to lớn của chúng tôi: người chúng tôi thương yêu, John Huynh, đã ra đi ngày 25/4/2021. John đã thay đổi cuộc sống của vô số người, trong đó có bạn bè và gia đình. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích đối với tất cả những người đã liên lạc và tỏ ý muốn giúp đỡ. Số tiền quyên được sẽ được dùng để trang trải chi phí tang lễ và giúp vợ của John, Rumeet, và cha mẹ của John.”
Theo Go Fund Me, tới ngày 6/5/2021, hơn 1000 người đã đóng góp hơn 81.000 USD, vượt xa chỉ tiêu 15.000 USD. Số tiền lớn nhất là 10.000 USD do một người vô danh, Anonymous, đóng góp.
Hồng Hải
5-5-2021
(Ở phía đông nước Lào vẫn còn tăm tối lắm, huhu)
Nhiều người hay đem những đức tính cao quý của người Nhật ra để so sánh, để thấy người Việt mình tệ biết chừng nào. Rồi nhiều người khác kêu rằng so sánh như vậy là khập khiễng… Khập khiễng vì nước Nhật giàu có và văn minh từ lâu, sao bì được.
Tui thấy vầy: Có thể phú quý sinh lễ nghĩa; rách quá, đôi khi cũng khó mà thơm, thế nhưng văn minh là chuyện khác. Không phải cứ giàu là văn minh, và ngược lại (tui, và chắc các bạn cũng vậy, đã nhiều lần chứng kiến lắm kẻ giàu nứt đố nhưng văn minh vẫn là zero đó thôi).
Không nói đâu xa xôi, sát bên nách mình thôi, nước Lào nè….! Trời ơi, họ văn minh khủng khiếp. Chân đã đi nát mặt địa cầu nhưng nếu hỏi tui yêu quý dân tộc nào nhất, câu trả lời sẽ là Lào….!
Người Nhật văn minh vì đôi khi họ buộc phải gồng lên làm điều đó để thỏa mãn những chuẩn mực tối thiểu của một nền văn hóa khắt khe, dần dà thành bản tính đặc hữu giống nòi…
Người Lào thì khác, họ văn minh một cách rất hồn nhiên, như máu họ sẵn có, như ngàn đời nay vẫn vậy, chẳng cần cố gắng gì….!
Nước Lào tươi đẹp, tươi đẹp vì xanh mát, trong lành và bình yên….!
Người Lào hồn nhiên, hiền hậu, chân thật, lịch sự và điềm đạm. Từ lao động chân tay đến trí thức, cảnh sát hay doanh nhân, ai ai cũng toát lên một thần thái an lạc…
Nước Lào ít có người giàu, phần lớn những người giàu nhất là doanh nhân Hoa kiều và Việt kiều. Vì người Lào ít kinh doanh. Nếu có, họ cũng đóng cửa sớm lắm. Khi thấy mới 5 giờ chiều họ đã đóng cửa hàng, tui hỏi sao sớm quá, không bán thêm vài tiếng nữa, anh chị cười cười “Thôi, nhiêu đó đủ rồi, về ăn cơm rồi xem ti vi”. Là không phải họ lười biếng là không phải họ hổng biết kinh doanh, là không phải họ chê tiền, chỉ là họ biết đủ….!
Làm được điều này như họ khó, khó lắm….!
Ở Lào, rất rất hiếm có chuyện cướp giật hay mất trộm ngoài đường. Chiếc xe máy dựng trước thềm nhà không khóa, sáng ra vẫn y nguyên. Nửa khuya, giữa ngã tư thênh thang vắng, người ta vẫn dừng đúng vạch đèn đỏ. Giao thông bên ấy rất tuyệt vời, thỉnh thoảng giữa thủ đô cũng có kẹt xe giờ tan tầm nhưng tuyệt nhiên không có chen lấn hay bóp còi, không có cáu gắt hay bực dọc. Khi bạn băng qua đường, dù không trên vạch trắng, xe cộ thấy bạn từ xa, họ đã hãm tốc. Thành phố lúc nào cũng lằng lặng, ngày cũng như đêm. Đi mua sắm, lựa chọn đã đời, xách đít không đi ra, họ vẫn vui vẻ chắp tay chào. Và còn nhiều nữa…!
Vũ trường ở Lào, nói thiệt, như cái quán hủ tíu bên mình vậy, sơ sài, nghèo nàn và vắng vẻ. Nhưng bảo tàng và thư viện rất to, nhà hát rất đẹp, lúc nào cũng đông…!
Tự suy ra nhé…!
Để tui kể chuyện này cho nghe, hồi SEA Games 25, lúc biết bóng đá Việt Nam vào được chung kết và cơ hội thắng Malaysia để vô địch là rất cao, tui rủ thằng bạn bay qua Viêng Chăn để ủng hộ đội nhà, để sướng với cảm giác vô địch. Trần ai kiếm được vé máy bay, qua tới nơi, khách sạn sang hèn, nhà trọ lớn nhỏ không còn một chỗ trống. Dân Việt Nam ngập tràn bên đó, phần lớn đi đường bộ qua cửa khẩu Lao Bảo.
Anh taxi cũng khốn đốn tới khuya để chở tụi tui đi tìm nơi ở, rồi anh xin lỗi vì không giúp được. Thì thôi, kiếm chỗ nào có mái che, lăn ra ngủ vậy, cổ động viên bóng đá chứ có phải doanh nhân đi nghỉ dưỡng đâu. Nghe vậy, anh taxi hổng chịu. Anh nói ở đây an toàn, không sợ gì con người nhưng anh sợ nửa đêm gió sương… Rồi anh mời tụi tui về nhà, gọi vợ mình dậy nấu mì cho ăn. Khách tắm rửa xong, vợ chồng anh nhường cho họ phòng ngủ của mình. Sáng ra, anh chở đi tìm vé vào sân vận động (ui trời, dân bán vé chợ đen toàn Việt Nam tràn qua). Gửi biếu anh chị tiền, họ nhất mực không nhận, chỉ lấy tiền taxi.
Vậy đó…!
Ai mơ ước người Việt được như người Nhật thì cứ việc… Tui, thằng đã mòn đít ở Nhật, chai chân ở Việt Nam, bạc đầu ở Đức,… lại mơ ước dân mình được như… dân Lào!
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói về kế hoạch 2000 tỷ đô la để phát triển cơ sở hạ tầng tại Trung tâm huấn luyện Carpenters Pittsburgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ, ngày 31/03/2021. REUTERS - JONATHAN ERNST |
Hơn 40 năm trước, Trung Quốc chuyển hướng theo mô hình kinh tế « thị trường mang màu sắc xã hội chủ nghĩa ». Đến lượt Hoa Kỳ gây nhạc nhiên : chính quyền Biden thông báo tăng thuế doanh nghiệp, đánh thuế vào những thành phần giàu có nhất để « xóa bỏ bất công xã hội ».
Tổng thống Biden « lấy thuế của người giàu để trợ cấp cho người nghèo » « Mỹ muốn đánh thuế các đại tập đoàn đa quốc gia »... Một số nhà bình luận tại Pháp nói đến một cuộc « cách mạng » tại nền kinh tế tự do nhất toàn cầu, khi Nhà nước ồ ạt can thiệp vào các hoạt động kinh tế qua các kế hoạch đầu tư hàng ngàn tỷ đô la. Nhưng chưa chắc tổng thống Biden là « địch thủ » của giới tư bản Hoa Kỳ.
Trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ và còn lại 500 ngày nữa trước bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2022, tổng thống Mỹ thứ 46 đưa ra hình ảnh một nhà lãnh đạo năng động và « không buồn ngủ » chút nào.
Phải đối mặt với cùng lúc ba cuộc khủng hoảng về mặt y tế, kinh tế, xã hội, chính quyền Biden đã nhanh chóng thông qua kế hoạch Cứu Trợ Hoa Kỳ - American Rescue Plan trị giá 1.900 tỷ đô la.
Trả lời đài RFI tiếng Việt, nhà nghiên cứu Jean-François Boittin, cộng tác viên của Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI nhấn mạnh đến tính « cấp bách » của gói hỗ trợ tương đương với 3 % GDP của Mỹ :
Jean-François Boittin : « Trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ, về mặt kinh tế chính quyền Biden đã ban hành kế hoạch Cứu Nguy Nước Mỹ gần 2.000 tỷ đô la và biện pháp được chú ý đến nhiều nhất là ngân phiếu 1.400 đô la rót vào mỗi đầu người trong một hộ gia đình có thu nhập hàng năm dưới ngưỡng 75.000 đô la. Đây là một biện pháp vừa mang tính mỵ dân vừa rất được lòng dân. Theo báo cáo mới nhất của chính phủ, nhờ ngân phiếu này mà trung bình thu nhập của các hộ gia đình đã tăng thêm được 20 %. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ ở Mỹ cũng sẽ tăng lên. Song song với biện pháp đã thu hút mọi chú ý đó chính phủ Biden còn đưa ra nhiều quyết định quan trọng khác, chẳng hạn như tăng trợ cấp thất nghiệp.. »
Tăng thuế để tài trợ các chương trình xã hội
Không chỉ dừng lại ở gói hỗ trợ khẩn cấp 1.900 tỷ đô la sau khi chính quyền tiền nhiệm đã bơm gần 1.000 tỷ đô la vào các hoạt động kinh tế để khắc phục hậu quả virus corona gây ra, chính quyền Biden còn đưa ra một tầm nhìn bao quát hơn với tham vọng « làm thay đổi cục diện » của nước Mỹ.
Để đánh dấu 100 ngày đầu nhiệm kỳ, phát biểu trước Quốc Hội Lưỡng Viện, tổng thống Joe Biden tuyên bố dành ưu tiên nâng đỡ tầng lớp trung lưu bởi vì « giới Wall Street không gây dựng lên nước Mỹ, mà đó là công lao của giới trung lưu, công lao của các công đoàn bảo vệ tầng lớp trung lưu ». Nghe qua những lời lẽ này có vẻ như tấn công vào tầng lớp tư bản. Thế rồi Joe Biden thông báo luôn hai chương trình phục hồi kinh tế cho siêu cường số 1 thế giới tổng trị giá 4.000 tỷ đô la. Hơn phân nửa số tiền nói trên dự trù đầu tư vào cơ sở hạ tầng (Infrastructure Plan), phần còn lại nhằm trực tiếp hỗ trợ các hộ gia đình dưới nhiều hình thức (Families Plan). Một cách cụ thể hơn, trong kế hoạch chủ yếu nhắm vào các hộ gia đình này, chính phủ Mỹ dành đến 1.800 tỷ cho các khoản trợ cấp trực tiếp nhằm tạo những điều kiện thăng tiến trong xã hội bình đẳng hơn cho tất cả những người dân Mỹ.
Nhìn xa hơn về tương lai, chương trình đầu tư của tổng thống Biden dự trù từ việc hiện đại hóa hơn 32.000 cây số đường xa lộ và các trục giao thông, trùng tu khoảng 10.000 cây cầu trên toàn quốc, hiện đại hóa hệ thống đường xe lửa, thay thế 20 % những chiếc xe buýt cũ kỹ đưa đón học sinh bằng một thế hệ xe điện đời mới, xây dựng thêm hay nâng cấp trường học, bệnh viện, mở rộng thêm các viện dưỡng lão …
Để đương đầu với Trung Quốc, để chống hiện tượng khí hậu bị hâm nóng, để tạo công việc làm cho « hàng triệu người dân Mỹ » tổng thống Biden dành hẳn một ngân sách trên 2.000 tỷ đô la và ngay sau phát biểu tại điện Capitol trước các dân biểu của hai đảng Cộng Hòa và dân Chủ, ông « Joe buồn ngủ » đã lên đường đến Pittsburgh, một trong những thành phố công nghiệp đã giúp ông vào Nhà Trắng, và tại đây ông tuyên bố « không có lý do gì để những cánh quạt tạo ra năng lượng gió được sản xuất tại Bắc Kinh thay vì ở Pittsburgh ». Nguyên thủ Mỹ một lần nữa khẳng định với cử tri của thành phố này : « kinh tế Hoa Kỳ sẽ vững mạnh hơn trước, (…) nước Mỹ sẽ là nền kinh tế có sức sáng tạo cao nhất thế giới » và điều này sẽ giúp cho Hoa Kỳ « ghi bàn thắng » trong cuộc đọ sức với Trung Quốc.
Tính khả thi
Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tài trợ cho chương trình Build Back Better – tái thiết tốt hơn đó ?
Jean-François Boittin : « Trước mắt các khoản ‘chi-thu’ không nhất thiết cân bằng, nhưng điều cốt lõi ở đây là chủ đích huy động những người giàu có, huy động các doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là chính quyền Biden đang xóa bỏ phần nào các biện pháp ưu đãi thuế khóa cho người giàu và doanh nghiệp từng được chính quyền Trump ban hành. Hồi trước tổng thống Trump đã giảm thuế doanh nghiệp đang từ 35 % xuống còn 21 %. Thì bây giờ chính quyền Biden đẩy tỷ lệ đó lên thành 28 %. Nhà Trắng chủ trương tăng mức thuế đánh vào 1 % những người Mỹ giàu có nhất ».
Đương nhiên các đề xuất đầy tham vọng này còn phải vượt qua cửa ải của Thượng và Hạ Viện Mỹ. Đầu tháng 3/2021 gói kích cầu 1.900 tỷ trong kế hoạch American Rescue Plan đã chỉ được thông qua nhờ lá phiếu quyết định của phó tổng thống Kamala Harris. Điều đó có nghĩa là đảng Dân Chủ đã không thuyết phục được một thượng nghị sĩ nào của bên đảng Cộng Hòa đối lập. Do vậy để hai dự án trị giá 4.000 tỷ đô la sắp tới được thông qua, hành pháp Hoa Kỳ phải vượt qua ít nhất ba rào cản, mà trở ngại đầu tiên là về mặt chính trị. Chuyên gia Boittin, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp sống và làm việc từ lâu năm tại thủ đô Washington tương đối lạc quan :
Jean-François Boittin : « Trong bài diễn văn phát biểu trước Quốc Hội lưỡng viện, tổng thống Joe Biden được cử tọa nhiệt liện hoan hô, bao gồm cả các đại biểu của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, là khi ông bất ngờ đề cập đến vế « Buy American » tức là khuyến khích tiêu thụ hàng của Mỹ. Rõ ràng là có một sự tiếp nối với chính quyền tiền nhiệm của ông Trump. Tương tự như Donald Trump, Joe Biden cũng chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ quay trở lại nguyên quán, mở thêm xí nghiệp trên lãnh thổ Hoa Kỳ thay vì hoạt động tại những nơi có nhân công rẻ. Rõ ràng về điểm này hai chính quyền Trump và Biden rất ăn ý với nhau. Đây là một chính sách kinh tế mang nặng màu sắc dân tộc chủ nghĩa được cả giới công đoàn, lẫn giới chủ cùng hoan nghênh và đặc biệt là những công ty đang kỳ vọng nhiều vào các kế hoạch đầy tham vọng của ông Biden để vực dậy kinh tế Hoa Kỳ ».
Doanh nghiệp và công luận cũng tán đồng
Thế còn về phía các doanh nghiệp thì sao ? Liệu số này có dễ dàng chấp nhận đóng thuế cao hơn vì những mục tiêu công bằng xã hội tại Hoa Kỳ ?
Jean-François Boittin : « Đương nhiên là các doanh nghiệp phản đối biện pháp tăng thuế, song số này cũng ý thức được rằng họ cần có một sự đồng thuận từ phía người tiêu dùng. Cũng đừng quên là ở Mỹ các doanh nghiệp tiên phong trên khá nhiều lĩnh vực, như là môi trường và kể cả những chuẩn mực về mặt xã hội. Do vậy không hẳn có một sự chống đối mạnh mẽ từ phía các nhà sản xuất. Hơn nữa chính quyền Biden đang dự trù đầu tư rất nhiều cho các công ty, thành thử có phải trả thuế thêm một chút là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được ».
Thiên thời địa lợi nhân hòa
Cuối cùng công luận Mỹ nói chung đón nhận các kế hoạch cải tổ sâu rộng bộ mặt xã hội và kinh tế của đất nước ra sao ? Tại một quốc gia dân chủ, tự do như Hoa Kỳ công luận có dễ dàng chấp nhận một mô hình mà ở đó chính quyền liên bang can thiệp nhiều hơn vào cả mảng kinh tế lẫn xã hội ?
Jean-François Boittin : « Tôi vừa đọc được một bài phân tích mà tác giả không hẳn là một người có khuynh hướng thiên tả. Trên báo The Wall Street Journal, một cựu cộng tác viên của tổng thống Reagan đánh giá : những dự án ông Biden đề xuất sẽ làm thay đổi cục diện của xã hội Mỹ. Một trong những hậu quả đại dịch Covid-19 đem lại đó là mỗi cá nhân cảm thấy có trách nhiệm nhiều hơn với xã hội, với những người chung quanh. Nhìn chung công luận có vẻ hài lòng về các kế hoạch Biden và xét cho cùng, theo tôi đây không phải là một chính sách kinh tế theo đường lối xã hội chủ nghĩa như là bên đảng Cộng Hòa trước đây từng tố cáo. Chính quyền hiện tại đang mở ra một mô hình kinh tế và xã hội tương tự như mô hình của các nước Tây Âu ».
Biden không là một nhà « lãnh đạo cánh tả »
Theo thăm dò của trung tâm nghiên cứu Mỹ Pew Research được công bố hôm 15/04/2021, có tới 55 % những người được hỏi đánh giá « tích cực », gói kịch cầu 1.900 tỷ đô la tổng thống Mỹ đã phê chuẩn và được thông qua hồi tháng 3/2021 và sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ, 59 % cho rằng Joe Biden « làm tốt nhiệm vụ ».
Dù vậy còn quá sớm để cho phép bên đảng Dân Chủ có thể tự mãn, bởi chưa chắc dấu ấn Biden trong lĩnh vực kinh tế đạt được đồng thuận rộng rãi như vừa nêu. Trong thông cáo với lời lẽ gay gắt cựu tổng thống Donald Trump đã chỉ trích kế hoạch đầy tham vọng của người kế nhiệm, xem chiến lược kinh tế của ông Biden là « một sự đầu hàng hoàn toàn », tăng thuế doanh nghiệp là một « món quà to lớn » mà chính quyền Biden dành tặng cho Trung Quốc. Cũng ông Trump gọi chính sách kinh tế của tổng thống bên đảng Dân Chủ này là « một đòn chí tử tấn vào giấc mơ Hoa Kỳ… làm hủy hoại kinh tế của Mỹ ».
Theo thăm dò hôm 30/04/2021 thực hiện cho đài truyền hình Mỹ CNN hơn 100 ngày kể từ khi tổng thống Biden bước vào Nhà Trắng trong hàng ngũ cử tri trung thành với đảng Cộng Hòa vẫn có 70 % cho rằng ông Biden « không đủ tính chính đáng » để lãnh đạo đất nước.
Về đường lối « tả khuynh » của chính sách kinh tế dưới chính quyền Biden, hãng tin Mỹ Bloomberg nêu lên một vài con số : trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ của vị tổng thống bị chụp mũ là không hữu hảo với giới tư bản này, tài sản của 10 người giàu có nhất nước Mỹ đã tăng thêm được 255 tỷ đô la. Không chắc giới tư bản xem tổng thống Biden là người của « cánh tả ».
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright, Viên chức Chính trị Ted Osius, và Đại sứ Pete Peterson, tại lễ động thổ xây tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 6/1997. |
Ông Ted Osius, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, vừa đăng các trích đoạn trong hồi ký của ông, trong đó ông tiết lộ các hoạt động hậu trường chưa từng được Việt Nam công bố về quan hệ giữa hai cựu thù, chẳng hạn như chuyện Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright “thách thức” Tổng Bí thư Đỗ Mười về vấn đề nhân quyền, và thúc giục Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng thả tù nhân chính trị, khiến ông “tức giận”.
Ông Ted Osius giữ chức Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 2014 đến 2017, ghi lại các hình thức ngoại giao khác nhau một cách sinh động, kể từ khi hai quốc gia cựu thù bắt đầu tiến trình hòa giải từ những năm đầu của thập kỷ 1990 đến khi Washington giúp mang lại thịnh vượng mới cho Việt Nam trong những năm gần đây. Sách được cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry viết lời tựa “kể một câu chuyện đầy cảm hứng về cách ngoại giao quốc tế có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn,” trang web Ted Oisus viết.
Cựu Đại sứ chia sẻ trên trang Facebook rằng bản tiếng Anh của hồi ký “Nothing Is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam” (tạm dịch: “Không gì là bất khả thi - Qúa trình hòa giải của Mỹ với Việt Nam), do nhà xuất bản Rutgers University Press phát hành, sẽ dự kiến ra mắt vào tháng 10/2021.
Xem thêm: Ted Osius rời ĐH Fulbright VN, dành thời gian viết sách
Albright ‘thách thức’ Đỗ Mười…
Hôm 29/4, một ngày trước khi Việt Nam kỷ niệm 46 năm ngày chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ 30/4/1975, ông Osius chia sẻ trên Facebook một trích đoạn trong sách của ông viết về chuyến thăm thành phố Hồ Chí Minh của Ngoại trưởng Madeleine Albright vào ngày 28/6/1997.
“Chuyến thăm của Ngoại trưởng Albright giúp chúng tôi khánh thành Tổng Lãnh sự Quán, và tôi có thể bắt đầu nhiệm vụ là viên chức chính trị đầu tiên tại TP.HCM sau 20 năm, kể từ khi nó bị mất tên gọi chính thức cũ - Sài Gòn,” ông Osius viết.
“Chuyến thăm của ngoại trưởng cũng không phải toàn chuyện vui. Bà đã gặp Tổng bí thư đảng Cộng sản Đỗ Mười, khi đó 80 tuổi, ở Dinh Độc Lập, nơi từng là dinh thự của những tổng thống miền Nam Việt Nam.”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright hội kiến Tổng Bí Thư Đỗ Mười tháng 6/1997 tại Dinh Độc lập ở Tp. Hồ Chí Minh. |
Cựu đại sứ cho biết ông là viên chức “ghi chép” nội dung cuộc họp giữa ông Đỗ Mười và bà Albright, và ông “đánh giá cao sự trực diện và thẳng thắn của bà Madeleine, khi bà thúc giục vị cựu lãnh đạo thời chiến về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của nước ông [Việt Nam]”.
“Ông Đỗ Mười chưa từng quen với việc bị thách thức như vậy, nhưng ông biết rằng mình cần phải phối hợp với bà Madeleine nếu Việt Nam muốn xây dựng quan hệ với Mỹ,” ông Osius kể trong hồi ký.
Ông Đỗ Mười chưa từng quen với việc bị thách thức như vậy, nhưng ông biết rằng mình cần phải phối hợp với bà Madeleine nếu Việt Nam muốn xây dựng quan hệ với Mỹ. |
---|
Đại sứ Ted Osius kể trong hồi ký |
... và làm tướng Hưởng ‘tức giận’
Ông Osius viết : “Bà Madeleine cũng giục các nhà lãnh đạo Việt Nam thả tù chính trị. Bà đề cập cụ thể đến ông Đoàn Viết Hoạt và ông Nguyễn Đan Quế. Hai năm sau, cả hai được phóng thích. Ông Hoạt và gia đình ông đồng ý rời Việt Nam để đến Mỹ sống lưu vong.”
“Tuy nhiên, Bác sĩ Quế không muốn rời Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng tức giận, đáp trả: “Đó là thỏa thuận mà!”
Nhà ngoại giao Hoa Kỳ cho biết bạn bè thúc giục Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, anh trai của Bác sĩ Quế, nên khuyên em mình rời Việt Nam, nhưng Bác sĩ Quân nói rằng: “Nếu tiếng gọi lương tâm của anh ấy là phải ở lại Việt Nam, thì tôi là ai mà nói anh ấy phải ra đi?”
Đại sứ Mỹ Ted Osius gặp Bác sĩ Nguyễn Đan Quế ngày 16-10-2015. Courtesy boxitvn |
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, ông Đoàn Viết Hoạt chia sẻ rằng những nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ của phía Hoa Kỳ là một yếu tố quan trọng để Hà Nội phóng thích ông và Bác sĩ Quế:
“Việc chính phủ Hoa Kỳ áp lực với Hà Nội để thả tôi và Bác sĩ Quế thì cá nhân tôi không biết rõ chi tiết, nhưng tất nhiên là họ có thể tạo áp lực để tạo ra tình hình tốt hơn cho Việt Nam. Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam là một quan hệ tế nhị vì Việt Nam vẫn là một nước cộng sản.”
Cuộc gặp Trump – Phúc
Ngày 30/5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trở thành lãnh đạo đầu tiên từ Đông Nam Á đến Nhà Trắng hội kiến Tổng thống Donald Trump.
Đại sứ Osius bay cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ New York đến Washington, trong quãng bay này, Thủ tướng Phúc hỏi thăm ông Osius về cách làm thân với ông Trump, theo hồi ký “Không gì là bất khả thi - Qúa trình hòa giải của Mỹ với Việt Nam.”
Nhà ngoại giao Mỹ khuyên ông Phúc: “Hãy là chính Ngài. Ngài nên sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan, nhưng cũng đừng quá phụ thuộc vào những ghi chú được chuẩn bị sẵn.” Ông Osius đề cập đến bản đồ như là một ví dụ hỗ trợ hữu ích.
Tổng thống Donald Trump tiếp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng, ngày 31/5/2017. |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó thực hiện theo lời khuyên của ông Osius. “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho ông Trump xem bản đồ Biển Đông, như một lời nhắc nhở rằng hành vi của Trung Quốc khiến Việt Nam lo ngại,” nhà ngoại giao Mỹ viết.
Nhưng sau đó ông Phúc bày tỏ điều ông Osius cho là sự “thận trọng” khi Cố vấn An ninh Quốc gia McMaster đề nghị “chuyến thăm tàu sân bay sẽ mang tính lịch sử và là biểu tượng quan trọng.”
“Thủ tướng Phúc thận trọng đáp lại rằng Việt Nam ‘trân trọng sáng kiến về đưa tàu sân bay. Khi chúng tôi có khả năng, chúng tôi sẽ tiếp đón nó. Hiện tại chúng tôi chưa chuẩn bị cho việc này,’” hồi ký của ông Osius có đoạn.
Ông viết tiếp: “Các lãnh đạo Việt Nam trước tiên cần đánh giá phản ứng của Trung Quốc trước khi cam kết một ngày cụ thể. Trong tuyên bố chung đưa ra sau chuyến thăm của Thủ tướng đến Nhà Trắng, phía Việt Nam chỉ đồng ý rằng hai nhà lãnh đạo ‘đã xem xét khả năng một tàu sân bay Mỹ ghé thăm Việt Nam.’”
Về phần mình, Tổng thống Trump, liên tục đề cập đế vấn đề thặng dư mậu dịch với Việt Nam trong cuộc gặp với Thủ tướng Phúc. Hồi ký cho biết ông Trump ít nhất ba lần đã nói về vấn đề này.
“Tổng thống Trump một lần nữa thúc giục Thủ tướng Phúc giảm thặng dư mậu dịch của Việt Nam với Hoa Kỳ từ 32 tỷ đôla xuống 0 trong bốn năm,” hồi ký viết.
Ông Trump kêu gọi “hai nước phải đạt nhiều bước tiến hơn trước hội nghị cấp cao APEC”.
Đại sứ Osius viết rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu lên những mặt tích cực của thương mại tự do và công bằng là tạo tăng trưởng và việc làm, và nói hai nền kinh tế Việt - Mỹ “bổ sung cho nhau” hơn là cạnh tranh.
Vài lời bình
Cựu Ngoại trưởng Albright nhận xét về hồi ký của cựu Đại sứ Osius: “’Nothing Is Impossible’ - một trong những câu chuyện ngoại giao đáng chú ý nhất trong ba thập kỷ qua. Trong cuốn sách mới của mình, Đại sứ Osius đưa độc giả về hậu trường của sáng kiến này, giúp họ hiểu cách hai kẻ thù truyền kiếp đã cùng nhau tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân của họ. ‘Không gì là bất khả thi’ là một cuốn hồi ký hấp dẫn của một trong những nhà ngoại giao giỏi nhất của Hoa Kỳ.”
Ông Phạm Quang Vinh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhận xét rằng ông Ted Osius “đã được các nhà lãnh đạo của cả hai nước đánh giá cao vì sự tận tâm và tư vấn sáng suốt của ông.”
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, cựu Đại sứ Việt Nam tại EU, nhận xét rằng ông Ted Osius “đã thể hiện sự cam kết và kiên trì vượt trội trong hành trình phức tạp và khó khăn hướng tới mục tiêu hòa giải Việt Nam-Hoa Kỳ.”
Bà cho biết thêm: “Hồi ký của ông cung cấp cho chúng ta góc nhìn cần thiết của người Mỹ từ một nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ. Chúng ta hãy hy vọng rằng trong tương lai gần cũng sẽ có những góc nhìn của Việt Nam về chủ đề hòa giải Việt Nam-Hoa Kỳ.”
Ông Pete Peterson, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, viết: “Lối tường thuật trực tiếp sống động của ông về các thời điểm, các nhân tố chính và những hoàn cảnh phức tạp dẫn đến việc hòa giải và phát triển quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ khiến độc giả dán mắt vào các trang sách.”
Trả lời phỏng báo Dân Việt hôm 5/3, ông Ted Osius, hiện đang làm việc cho chi nhánh của Tập Đoàn Google ở Singapore, cho biết bản tiếng Việt cuốn hồi ký sẽ được xuất bản vào năm tới.
Tina Hà Giang
BBC News Tiếng Việt
Nguồn hình ảnh: Others. TS Phương Nguyễn, tác giả cuốn Becoming Refugee American - the Politics of Rescue in Little Saigon, xuất bản năm 2017 |
Theo cha mẹ đến Mỹ tị nạn năm 1977, lúc mới hai tuổi, TS Phương Nguyễn ít có cơ hội học tiếng Việt và không được sinh hoạt nhiều với cộng đồng người Việt lúc còn nhỏ.
Thế mà sau khi tốt nghiệp cao học môn sử học tại đại học USC (University of Southern California), ông đã nghiên cứu và viết về cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Nam California.
Công trình nghiên cứu 10 năm của ông được tóm gọn trong cuốn 'Becoming Refugee American - the Politics of Rescue in Little Saigon', do University of Illinois Press xuất bản năm 2017.
'Becoming Refugee American' mô tả sự giằng co giữa nỗ lực hòa nhập vào giòng chính và ý muốn giữ gìn bản sắc của người Mỹ gốc Việt ở Nam California, trong quá trình hình thành một cộng đồng khá đặc thù và năng động so với những cộng đồng khác ở Mỹ.
Tác giả viết trong phần kết cuốn sách:
''Ngôn ngữ đặt ra mối đe dọa lớn nhất cho sự tiếp nối của văn hóa. Rất ít kinh nghiệm về người tị nạn được kể lại bằng tiếng Anh.
Các bậc cha mẹ chống cộng người Mỹ gốc Việt [trong cộng đồng] thường nói với con cái là không nên tin vào hầu hết những gì đã được xuất bản về Chiến tranh Việt Nam, nhưng lại hầu như không làm gì để cung cấp cho thế hệ sau những tài liệu tiếng Anh đáng tin cậy.''
Nguồn hình ảnh: Others. TS Phương Nguyễn (thứ 2, từ trái) trong một buổi sinh hoạt tại Cornell University năm 2016, khi đại sứ Việt Nam tại LHQ đến thăm trường |
Tiếp xúc với BBC News Tiếng Việt, TS Phương Nguyễn chia sẻ cảm nghĩ về những người Việt nói tiếng mẹ đẻ như ngôn ngữ thứ hai:
''Người Việt thuộc thế hệ mới phải đối diện với những thử thách, và lựa chọn rất khác với thế hệ trước.
'Rời Việt Nam khi còn tấm bé, hoặc sinh ra ở Mỹ, những người trẻ này có quyền lựa chọn bỏ lại văn hóa Việt Nam, và hoàn toàn biến thành người bản xứ. Điều đó có lợi hơn cho họ về mặt xã hội, chính trị, vì sẽ giúp họ hòa nhập dễ hơn vào dòng chính, thay vì ôm lấy và nhấn mạnh văn hóa Việt Nam. Nhấn mạnh sự khác biệt của mình chắc chắn là điều bất lợi ở những xã hội sẵn sàng và có lẽ sẽ luôn luôn xem mình là 'người ngoài.'
Thế nhưng, cố gắng vượt qua rào cản ngôn ngữ việc họ chọn đón nhận và nhấn mạnh di sản Việt Nam, và tìm ra những phương cách mới để xác định di sản đó, tôi nghĩ thực sự đã cho chúng ta thấy năng lượng và sự tự hào của thế hệ trẻ trong cách họ suy nghĩ và định nghĩa thế nào là người Việt.''
Về rào cản ngôn ngữ, ông nói:
''Ngôn ngữ quan trọng, nhưng không phải là rào cản không thể vượt qua được trong việc tìm hiểu về văn hóa và cội nguồn. Những người trẻ này có điểm chung là họ cảm thấy gắn bó đủ với cộng đồng để bỏ thì giờ ra tìm hiểu di sản của mình và tổ chức những sinh hoạt để duy trì duy sản đó, dù họ chỉ có thể nói được tiếng Việt ở mức trung bình.
Mãi khi lớn lên tôi mới có dịp và cố gắng học tiếng Việt. Khi phỏng vấn những người ở Mỹ, những người cùng là người Việt Nam, tôi hay nói tiếng Anh vì tiếng Việt không trôi chảy lắm, và những người này cho rằng chắc tôi lạc lõng với văn hóa của mình, chắc tôi không ăn thức ăn Việt Nam, không có bạn người Việt.''
Nguồn hình ảnh: TS Phuong Nguyen. TS Phương Nguyễn cùng nhóm hợp ca Quintessence sau đêm văn hóa Cafe Sài Gòn do Hội Sinh viên Người Việt tại Đại học Cornell tổ chức năm 2017 |
''Nhưng đây là một ngộ nhận lớn. Người ta cho rằng thành thạo ngôn ngữ là điều kiện tiên quyết để chúng ta giao tiếp với xã hội chung quanh. Nhưng điều đó có lẽ không quan trọng bằng việc mình có đặt di sản của mình thành một ưu tiên không.
Ở nhà tôi nói chuyện với vợ bằng tiếng Anh cho nhanh. Nhưng hai chúng tôi rất Việt Nam, ăn cơm Việt Nam, sinh hoạt với người Việt, có bạn bè người Việt. Cha mẹ tôi nói chuyện với con gái 3 tuổi của tôi bằng tiếng Việt, và cháu nói bặp bẹ được vài chữ tiếng Việt, như 'kẹo'...
''Không nói được tiếng Việt lưu loát, nhưng tôi vẫn có nhiều bạn là người Việt.'' Ông nói thêm.
''Phải có bạn bè người Việt thì chúng ta mới có thể chuyện trò và rủ nhau tham gia vào những sinh hoạt cộng đồng, mới thấy mình có cảm giác thuộc về, rồi chọn thế nào để là người Việt [ở Mỹ] theo cách của mình.
Vợ tôi là một người lớn lên với nhà thờ, đó là lối vào cộng đồng của cô ấy. Ca hát, tham dự những sinh hoạt văn nghệ của nhà thờ là chìa khóa để vợ tôi học về văn hóa và học tiếng Việt.
Những sinh hoạt chung này là yếu tố giữ gìn và phát triển cộng đồng. Khi chúng tôi còn đang mới là bạn, vợ tôi chính là người hết sức khuyến khích và sát cánh hỗ trợ tôi trong việc nghiên cứu và viết cho xong cuốn sách.
Giữ gìn di sản tinh thần luôn luôn là một thách thức với một cộng đồng di dân, nhưng có vẻ thế hệ mới của người Việt hải ngoại đang tìm ra những cách rất sáng tạo để làm điều đó. Nếu có điều kiện viết một cuốn sách nữa về người Việt hải ngoại, tôi chắc chắn sẽ viết về thế hệ mới này.''
Ông giải thích:
''Chúng ta đang sống ở một đất nước mà chuẩn mực là chủ nghĩa cá nhân, nơi hầu hết mọi người đều bận rộn với công việc và trách nhiệm riêng, không có thì giờ cho những sinh hoạt rất 'bao đồng' đó.
Chúng ta rất cần những con người đặc biệt, biết hướng tới cộng đồng này. Họ gọi là những 'nhân viên xã hội phi chính thức'. Họ tạo ra các sự kiện chung, cơ sở hạ tầng, nơi mọi người có thể tận hưởng không khí chung đó. Họ là nền tảng kéo mọi người lại với nhau, là chất keo gắn kết mọi người, cho phép mọi người xác định mình cùng thuộc về một cộng đồng, thay vì chỉ là một nhóm người rời rạc đến từ cùng một nguồn gốc.''
Những khuôn mặt tiêu biểu mà TS Phương Nguyễn mô tả là 'sẽ giữ gìn văn hóa Việt Nam ở hải ngoại,' rất 'tha thiết với di sản Việt Nam và tích cực trong những sinh hoạt cộng đồng', dường như bị chính quyền Việt Nam liệt vào dạng 'nhạy cảm'.
TS Phương Nguyễn tiết lộ:
''Khi được một tờ báo trong nước yêu cầu viết một bài về cộng đồng người Việt hải ngoại nhân dịp 30/4 năm nay, tôi đã viết về những người Việt thuộc thế hệ mới này.
Tôi nghĩ bất cứ người đọc nào ở Việt Nam cũng tò mò muốn biết làm sao mà người Việt ở Mỹ hay ở những nước khác có thể giữ được di sản của mình cho đến giờ. Và khi viết về những người Việt trẻ, tôi cho rằng mình có giúp người trong nước hình dung ra được điều gì đã xảy ra cho cộng đồng người Việt hải ngoại trong vòng 46 năm qua.
Nhưng rất tiếc, tôi được thông báo vào giờ chót, là vì lý do 'nhậy cảm', bài viết của tôi không được đăng.''
TS Phương Nguyễn cho biết những người trẻ này gồm 4 người ở Mỹ và 5 người ở Canada.
Ông tả nhanh về họ:
''TS Thuy Vo Dang, tác giả cuốn 'Vietnamese in Orange County', hiện làm việc với Trung tâm Lưu trữ Đông Nam Á, tại đại học UCI. Thuy Vo Dang là người trẻ tuổi Việt Nam đầu tiên tôi gặp đã chịu khó bỏ thì giờ ra để nghiên cứu về cộng đồng, vì sự tò mò và lòng yêu thương.''
''Alex Thái Võ, Tiến sĩ sử học, hiện đang làm việc tại Honolulu, Hawaii. Alex Thái Võ từng về Việt Nam dạy sử, và cống hiến một phần cuộc đời mình để kết nối với Việt Nam, với con người Việt Nam và văn hóa Việt Nam dù bất cứ ở nơi nào.''
Nguồn hình ảnh: Others. BS Thu Quach và TS Alex Thái Võ |
''Bác sĩ Thu Quach ở Bắc California, là người làm việc không ngừng nghỉ để đảm bảo các viên chức y tế công cộng đáp ứng được nhu cầu bảo vệ sức khỏe của người Việt làm nails và những người châu Á khác.''
''TS Jennifer Tran, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Việt Mỹ tại Oakland, California. Khả năng lãnh đạo của Jennifer trong việc đoàn kết cộng đồng doanh nghiệp Việt tại Oakland rất đáng ca ngợi.''
Nguồn hình ảnh: Others. TS Thuy Vo Dang và TS Jennifer Tran |
''Thai-Hoa Le, một diễn viên, hiện sống ở Vacouver, Canada, thể hiện hành trình của một người sinh ra ở nước ngoài nhưng kết nối với di sản của mình qua nghệ thuật trình diễn.''
''Jessica Ly, ở Vancouver, Canada, tận tụy với việc dùng nhạc pop Việt Nam để giúp giới trẻ gốc Việt hãnh diện mình là người Việt, và mang lại sự thoải mái và nhẹ nhõm cho người Việt tha hương nói chung.''
''Paul Nguyen, một nhà báo, hiện ở Toronto, Canada, là người tôn vinh và làm nổi bật văn hóa giới trẻ tại thành phố nơi anh sống.''
Nguồn hình ảnh: Others. Paul Nguyen, Jessica Ly và Thai-Hoa Le |
''Mai-Nguyen Lim đóng góp cho cộng đồng người Việt tại Toronto bằng cách tham gia vào ban tổ chức những công tác từ thiện.''
''Van Dang, một nhà hoạt động, hiện ở Vancouver, Canada, đang làm một công việc có giá trị là tiếp cận với giới trẻ Việt Nam ở mọi thành phần.''
Nguồn hình ảnh: Mai-Nguyen Lim. Mai-Nguyen Lim va Van Dang |
Được hỏi ông rút tỉa được điều gì về tương lai cộng đồng và văn hóa của người Việt tại hải ngoại, sau khi nghiên cứu về những người trẻ này, TS Phương Nguyễn nhận định:
''Hiện tượng thường thấy là thế hệ thứ nhất của một giống dân nào đó khi đến một đất nước mới sẽ tạo ra cộng đồng để nương tựa vào nhau và cùng sinh hoạt. Nhưng những thế hệ sau sẽ hòa mình vào dòng chính, và cộng đồng đó dần dà biến mất.
Với những người Âu châu đến Mỹ định cư, điều này khá đúng. Họ sống tản mát, có thể mỗi năm có một lễ hội nào đó như Oktoberfest của người Đức, chẳng hạn, và chỉ thế thôi.
Với người Việt hải ngoại, với sự gắn bó với di sản tinh thần và tận tụy với sinh hoạt chung của những người trẻ tôi đã gặp, tôi cho rằng dù có thể dần dà sẽ không còn nhiều người nói được tiếng Việt, nhưng họ vẫn sẽ là người Việt, vẫn giữ gìn văn hóa Việt.
Cộng đồng người Việt ở Mỹ theo tôi sẽ tồn tại và lớn mạnh, dù chúng ta có thể sẽ phải chấp nhận là định nghĩa thế nào là người Việt ở hải ngoại sẽ khác với định nghĩa thế nào là người Việt ở trong nước.
Nói một cách khác, văn hóa Việt Nam đang được giữ gìn và được phát huy ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ.
Nó có thể không phải là văn hóa mà chúng ta có ở trong nước hay văn hóa mà thế hệ người Việt tị nạn đầu tiên ở Mỹ đã có, nhưng văn hóa Việt Nam chắc chắn đang hiện hữu và đang được phát triển ở hải ngoại.
Văn hóa có lẽ không phải là thứ mà chúng ta mô tả là thuần túy hay bị pha loãng, mà theo thời gian và tùy không gian nó có thể có những đặc tính cá biệt.
Việc chúng ta có hai nền văn hóa vì hai hoàn cảnh sống, hai môi trường sống khác nhau không có gì là sai, miễn là người Việt chúng ta vẫn nói chuyện với nhau và vẫn giữ được những di sản chung.''
TS Phương Nguyễn hiện là Phó giáo sư môn lịch sử Hoa Kỳ tại Đại học CSU Monterey Bay.
Thiện Lê/Người Việt
ORANGE COUNTY, California (NV) – Cộng đồng người Mỹ gốc Việt khắp Hoa Kỳ phải trải qua 46 năm đầy khó khăn để gầy dựng cuộc sống tại một đất nước mới, và đạt được nhiều thành tựu. Để nhìn lại hành trình của cộng đồng gốc Việt, tổ chức Tiếng Nói Người Mỹ Gốc Việt (VVA) mời nhiều đại diện của cộng đồng phát biểu dự cuộc hội thảo trực tuyến qua Zoom hôm Chủ Nhật, 2 Tháng Năm.
Poster của buổi hội thảo. (Hình: Voice of Vietnamese Americans) |
Nhờ nghị quyết của Thượng Nghị Sĩ Jim Webb (Dân Chủ-Virginia) và Dân Biểu Joseph Cao Quang Ánh (Cộng Hòa-Louisiana), Quốc Hội Hoa Kỳ công nhận ngày 2 Tháng Năm là “Ngày Người Việt Tị Nạn.” Chính vì vậy, VVA tổ chức buổi hội thảo vào ngày đầy ý nghĩa với cộng đồng gốc Việt.
Buổi hội thảo có sự tham dự của nhiều diễn giả gốc Việt thuộc thế hệ trẻ, và những người thuộc thế hệ đi trước, để chia sẻ suy nghĩ của họ sau khi nhìn lại lịch sử 46 năm của người Việt ở Hoa Kỳ.
Cả hai thế hệ sau đó sẽ cùng nhau đưa ra những giải pháp để giúp cộng đồng dùng những kinh nghiệm trong quá khứ để thăng tiến trong tương lai, và tìm cách hỗ trợ thế hệ trẻ trong giai đoạn kế tiếp của cuộc hành trình.
Mở đầu cuộc hội thảo là Thượng Nghị Sĩ Tim Kaine (Dân Chủ-Virginia) với đôi lời về cộng đồng gốc Việt ở Virginia và khắp Hoa Kỳ.
TNS Tim Kaine phát biểu tại buổi hội thảo. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom) |
“Người Mỹ gốc Việt là một phần vô giá của tiểu bang Virginia và Hoa Kỳ. Quý vị là chủ doanh nghiệp, là nhân viên ‘tuyến đầu’ ở Arlington, là nhân viên xã hội và lãnh đạo cộng đồng ở Richmond, là cựu quân nhân và giáo viên ở Hampton Roads. Quý vị làm mọi nơi của tiểu bang Virginia tốt đẹp hơn,” Thượng Nghị Sĩ Kaine nói.
Ông còn cho biết sẽ luôn ủng hộ các cộng đồng gốc Á trong thời gian đầy nguy hiểm này vì tình trạng thù ghét người gốc Á đang gia tăng.
Cuối cùng, ông cám ơn cộng đồng gốc Việt đã góp phần lớn cho sự đa văn hóa của tiểu bang Virginia sau 240 năm, và cho rằng đó là một trong những ưu điểm của tiểu bang này.
“Tôi thành thật cám ơn những việc làm của quý vị, và đã cho tôi cơ hội được trò chuyện với mọi người hôm nay. Tôi chúc quý vị nhiều năm thành đạt, có nhiều tiềm năng để cùng nhau xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn,” ông nói.
Diễn giả đầu tiên của buổi hội thảo Dân Biểu Liên Bang Stephanie Murphy (Dân Chủ-Florida). Bà là phụ nữ gốc Việt đầu tiên đắc cử dân biểu liên bang vào năm 2016.
Bà Genie Giao Nguyễn, tổng giám đốc của Voice of Vietnamese Americans. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom) |
Dân Biểu Murphy phát biểu: “Tôi rất cảm kích vì hôm nay có nhiều người tham dự buổi hội thảo để nhìn lại lịch sử của cộng đồng gốc Việt hôm nay. Gia đình tôi chạy khỏi Việt Nam khi tôi còn rất nhỏ, và chiếc thuyền lênh đênh giữa biển. Chúng tôi may mắn được Hải Quân Hoa Kỳ giải cứu và được tị nạn ở Mỹ.”
Bà cho hay cha mẹ mình và nhiều người tị nạn cùng thế hệ không biết tiếng Anh, nhưng bà may mắn học Anh ngữ trong trường. Nhờ sự nuôi nấng của cha mẹ và các cơ hội của xứ sở tự do Hoa Kỳ, bà trở thành phụ nữ gốc Việt đầu tiên đắc cử dân biểu liên bang.
Tuy cộng đồng gốc Việt tìm được may mắn ở Hoa Kỳ, họ phải vượt qua nhiều khó khăn, trong đó có tình trạng kỳ thị người gốc Á gia tăng trong năm 2020 và năm 2021. Vì vậy, bà cho rằng các dân cử phải có biện pháp bảo vệ cộng đồng gốc Á.
Một trong những biện pháp đó là dự luật chống thù ghét người gốc Á, mới được Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua. Dân Biểu Stephanie Murphy cho biết bà sẽ ủng hộ dự luật này, và sẽ tìm cách kêu gọi Hạ Viện thông qua.
Sau Dân Biểu Murphy là nhóm dân cử gốc Việt ở nhiều tiểu bang trình bày suy nghĩ và những nỗ lực của họ để giúp đỡ đồng hương khắp nước Mỹ.
Người đầu tiên là ông Dean Trần, cựu thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts. Ông cho biết chính phủ Hoa Kỳ đang đưa ra nhiều đạo luật có ảnh hưởng không hay đối với cộng đồng gốc Á và người gốc Việt.
Từ trái, Dân Biểu Stephanie Murphy, Dân Biểu Trâm Nguyễn, Dân Biểu Bee Nguyễn, và Dân Biểu Kathy Trần. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom) |
Một trong những đạo luật đó có “hệ thống chỉ tiêu” của các đại học, giới hạn số sinh viên gốc Á được nhận vào, làm nhiều người mất cơ hội, và gây nhiều trở ngại cho người gốc Việt.
Theo ông, người Việt Nam bỏ quê nhà để tìm đến Hoa Kỳ, để có được tự do, bình đẳng và cơ hội, nên phải đấu tranh để bảo vệ các quyền lợi đó tại quê nhà thứ hai là nước Mỹ.
Một dân cử khác của tiểu bang Massachusetts là Dân Biểu Trâm Nguyễn, đắc cử vào Tháng Mười Một, 2018.
Bà cho biết mục đích theo đuổi chính trị là để kêu gọi cải tiến giáo dục cùng nhiều chính sách giúp đỡ cộng đồng gốc Việt.
Không chỉ vậy, bà còn nói bà muốn thành một tấm gương cho nhiều người trẻ tuổi gốc Á để họ có dũng khí vào chính trường.
Một nữ dân cử gốc Việt khác tham dự buổi hội thảo là Dân Biểu Bee Nguyễn của tiểu bang Georgia, đắc cử năm 2017.
Bà kể lại nhiều khó khăn trong lần đầu tranh cử, ví dụ như tiểu bang Georgia không có nhiều người gốc Á, nên không có nhiều người ủng hộ bà. Sau đó, nhóm vận động của bà phải đi gõ cửa 35,700 căn nhà để trò chuyện với cử tri, và đó là một nỗ lực giúp bà đắc cử.
Theo bà, tiểu bang Georgia chưa có những đạo luật để người gốc Việt và gốc Á có thể dễ dàng bỏ phiếu, nên bà muốn tìm cách giúp đỡ các cộng đồng đó.
Tuy đang lái xe, nhưng Dân Biểu Kathy Trần của tiểu bang Virginia rất sốt sắng tham dự buổi hội thảo của VVA để chia sẻ những thành tựu đã đạt được.
Từ trái, cô Cookie Dương, anh Long Nguyễn, và cô Crysta Trần. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom) |
Bà cho biết rất vui mừng vì đã giúp tiểu bang mở rộng các dịch vụ bảo hiểm y tế, nhất là trong đại dịch COVID-19 này.
Ngoài ra, bà còn chia sẻ một mục tiêu là có tiếng Việt trong các dịch vụ của tiểu bang.
“Nhiều người gọi điện thoại sẽ nghe ‘Bấm số 1 cho tiếng Anh, số 2 cho tiếng Tây Ban Nha, và số 3 cho ngôn ngữ khác,’ nhưng khi bấm số 3 thì bị cúp máy. Tôi muốn các dịch vụ của tiểu bang có thêm tiếng Việt,” vị dân biểu nói.
Nhiều người gốc Việt trẻ tuổi cũng tham gia buổi hội thảo của VVA để chia sẻ cảm nghĩ về lịch sử của cộng đồng trong 46 năm vừa qua, và nói lên những nỗ lực để hàn gắn cộng đồng, cũng như giúp thế hệ sau thăng tiến.
Những người đó gồm có cô Cookie Dương, sáng lập viên của trang web Người Thông Dịch (The Interpreter), chuyên dịch tin tức tiếng Anh từ các nguồn đáng tin cậy qua tiếng Việt; anh Long Nguyễn, cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Trung Đại Tây Dương (MAUVSA) năm 2006 đến 2007; và cô Crysta Trần, cựu chủ tịch MAUVSA năm 2016 đến 2017.
Anh Long và cô Crysta chia sẻ nhiều khó khăn để gầy dựng được MAUVSA trong nhiều năm, và cho biết sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để giúp đỡ các sinh viên gốc Việt.
Cô Cookie cho biết trang web Người Thông Dịch có mục đích giúp đồng hương vượt qua rào cản ngôn ngữ, và điều đó sẽ giúp thế hệ lớn tuổi với thế hệ trẻ có những cuộc đối thoại tích cực.
Từ trái, cựu Thượng Nghị Sĩ Dean Trần, Luật Sư Steven Điểu, ông Công Xuân Tùng, và ông Vinh Nguyễn. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom) |
Theo cô, trang web này được thành lập vào Tháng Sáu, 2020, trong lúc cao trào nhất của phong trào biểu tình “Black Lives Matter.” Lúc đó, cô nói chuyện với cha mình về các cuộc biểu tình đó, nhưng gặp trở ngại về ngôn ngữ nên không thể trình bày rõ các suy nghĩ cho ông nghe.
Vì vậy, cô nghĩ “nếu không thuyết phục được cha mình, tôi sẽ thuyết phục người khác,” và cô sáng lập trang web Người Thông Dịch với nhóm thông dịch viên hoàn toàn tự nguyện để đưa tiếng nói của người trẻ tuổi đến với thế hệ cha chú.
Các diễn giả trẻ tuổi đều cho rằng chính trị gây chia rẽ trong các gia đình gốc Việt, và thế hệ trẻ không được phản bác quan điểm của cha mẹ vì truyền thống “cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư.”
Sau đó, các diễn giả thuộc thế hệ trước chia sẻ cảm nghĩ của mình về tình hình chính trị trong cộng đồng gốc Việt, và các nỗ lực của thế hệ trẻ.
Nhóm diễn giả này gồm có ông Vũ Bão Kỳ, đại cử tri của tiểu bang Georgia; Luật Sư Steven Điểu, chủ tịch Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt Houston và Vùng Phụ Cận; ông Công Xuân Tùng, tổng giám đốc Congero Technology Group; ông Thọ Võ, kỹ sư âm thanh; ông Vinh Nguyễn, chủ tịch West Gate Realty Group; ông Trần Quốc Sĩ; và Tiến Sĩ Nguyễn Quỳnh Tài.
Từ trái, ông Trần Quốc Sĩ, ông Vũ Bão Kỳ, và Tiến Sĩ Nguyễn Quỳnh Tài. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom) |
Ai trong nhóm diễn giả này cũng công nhận cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ có sự chia rẽ vì quan điểm chính trị, và còn cho rằng nhiều người quá mù quáng trong quan điểm của họ vì chỉ bỏ phiếu theo đảng, không cần biết đảng đó có các dự luật và các chính sách mới ra sao.
Không chỉ vậy, họ còn nhấn mạnh đây là Hoa Kỳ, nên thế hệ trẻ có quyền mạnh dạn nói lên quan điểm với cha mẹ, và suy nghĩ “cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư” đã lỗi thời.
Cuối cùng, bà Genie Giao Nguyễn, tổng giám đốc VVA và điều hợp viên buổi hội thảo, cho biết bà rất cảm kích vì có nhiều diễn giả thuộc hai thế hệ tham dự, và hy vọng cả hai thế hệ sẽ tiếp tục cố gắng để hàn gắn cộng đồng, cũng như giúp đỡ nhau trong nhiều năm tới.
Bà Genie cũng hy vọng lịch sử của cộng đồng trong 46 năm vừa qua là một bài học bổ ích cho những thế hệ mai sau. [đ.d.]