Voice of Vietnamese Americans
Genie Nguyễn
Ông Biden ký Đạo luật Chống Tội Phạm Căm Thù Người Mỹ gốc Á hôm nay. Nguồn: ABC News |
Ngày 20 tháng 5 năm 2021, Washington DC: Tiếng Nói Người Mỹ gốc Việt hoan nghênh Cdo Thượng nghị sĩ Mazie Hirono, Thượng nghị sĩ Tammy Duckworth đưa ra, đã được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua với tỷ số 94-1 và tất cả các Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ đã thông qua phiên bản tương tự của Đạo luật Chống Tội Phạm Căm Thù Người Mỹ gốc Á.
Là Công dân Hoa Kỳ, chúng tôi cảm thấy yên tâm rằng các quan chức dân cử của chúng tôi trong Quốc hội Hoa Kỳ đã nghe thấy tiếng nói và kêu gọi sự giúp đỡ của chúng tôi. Quý Dân Cử tại Quốc Hội đã phản ứng bằng cách che chở và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ: “Rằng tất cả con người được tạo ra bình đẳng, với Tự do và Công lý cho tất cả mọi người“.
Xin cảm ơn Tổng thống Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, và tất cả các Thượng nghị sĩ và Dân biểu Hoa Kỳ, những người đứng sau dự luật này, đã được cả Thượng viện và Hạ viện, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thông qua.
Tiếng nói của Người Mỹ gốc Việt đứng lên trong tình đoàn kết với tất cả người Mỹ gốc Á hoan nghênh việc Tổng thống Biden ký Đạo luật Chống Tội phạm Hận thù Người Mỹ gốc Á này.
Trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc là kẻ thù của chúng ta, thì người dân Trung Quốc và người Mỹ gốc Á phù hợp với giá trị của Mỹ là anh chị em của chúng ta.
Hơn bao giờ hết, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ vươn cao như ngọn hải đăng thành phố trên Đồi, để giương cao ngọn đuốc của TỰ DO và DÂN CHỦ, với Công lý và Tự do cho TẤT CẢ.
Chúng ta tố cáo sự căm ghét, chúng ta đón nhận tình yêu và sự hòa hợp trong thế giới này.
Cùng nhau, chúng ta sẽ tạo ra một thế giới hoàn hảo hơn!
______
Bản tiếng Anh:
May 20, 2021, Washington D.C: Voice of Vietnamese Americans applauds the Anti-Asian Hate Crime Act introduced by Senator Mazie Hirono, Senator Tammy Duckworth, passed with 94-1 by the US Senate, and all US Representatives who passed similar version of the Anti-Asian Hate Crime Act. As American Citizens, we feel assured that our elected officials in the US Congress have heard our voices, calling out for help . You have responded by defending and protecting the US Constitutional: “That all humans are created equal, with Liberty, and Justice for all”.
Thank you, President Biden, Vice President Kamala Harris, and all the US Senators and US Representatives who stand behind this bill, passed by both the Senate and the House, both parties, Democrats and Republicans alike.
Voice of Vietnamese Americans stands in solidarity with all Asian Americans to applaud the signing of this Anti-Asian Hate Crime Act by President Biden.
While the Chinese Communist Party is our adversary, the Chinese people and Asian Americans who are in alignment with the American Values are our brothers and sisters.
More than ever, the United States of America will stand high as the beacon city on the Hill, to lift the torch of FREEDOM and DEMOCRACY, with Justice and Liberty for ALL.
We denounce hate, we embrace love, and harmony in this world.
Together, we will create a more perfect union!
Genie Nguyen, President, CEO
Voice of Vietnamese Americans
Một tổ bầu cử ở Hà Nội, ngày 19/5/2021. |
Với số ứng cử viên độc lập giảm so với các kỳ bầu cử trước và sự thống lĩnh của Đảng Cộng sản trong Quốc hội Việt Nam, truyền thông quốc tế cho rằng cuộc bầu cử ngày 23/5 sắp tới “vô ích” vì chỉ tạo thêm sự độc quyền của Đảng Cộng sản.
Số ứng cử viên độc lập giảm đi trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam XV so với các kỳ bầu cử trước đây, hãng tin Reuters cho biết hôm 21/5.
Trong cuộc bầu cử này chỉ có 9 người tự ứng cử mà trong số này đó có đến 6 người là đảng viên. Tính chung chỉ có 74 ứng cử ngoài đảng trong số 868 ứng cử viên để tranh 500 ghế tại Quốc hội nhiềm kỳ 2021-2026, so với con số 97 ứng cử viên ngoài đảng trong kỳ bầu cử 2016.
Chuẩn bị bầu cử ở Hà Nội. |
Tạp chí The Diplomat hôm 19/5 đăng bài viết của tác giả Mu Sochua, hiện là nghị sĩ khối ASEAN về Nhân quyền (APHR) và là cựu nghị sĩ Quốc hội Campuchia, cho rằng cuộc bầu cử ngày 23/5 ở Việt Nam là “vô ích” vì nó chỉ được tổ chức để “để đóng dấu cho sự độc quyền quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.”
“Cũng như các cuộc bầu cử trước, Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ thống trị kết quả bầu cử và kéo dài thời gian cầm quyền trong 5 năm tới. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong ngày bỏ phiếu dự kiến cũng sẽ cao,” ông Mu Sochua nhận định.
Ông cũng cho rằng bầu cử ở Việt Nam không tự do và không công bằng, tương tự như ở Lào, không có một cơ quan độc lập đứng ra giám sát các cuộc bầu cử.
Ngoài việc Uỷ ban bầu cử quốc gia do Đảng lãnh đạo và các cuộc hiệp thương bầu cử do Mặt trận Tổ quốc tổ chức, chính quyền Việt Nam còn sách nhiễu và bắt bớ những người có nguyện vọng ra ứng cử, trang The Diplomat cho biết thêm.
Viết bài ‘ảnh hưởng’ đến bầu cử, một blogger Việt Nam bị bắt
Ký giả Michael Caster, đồng sáng lập viên của tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders, viết trên Twitter hôm 20/5 rằng “việc giam giữ những ứng cử viên tự ứng cử vì họ chỉ thảo luận về luật pháp và chính trị của Việt Nam trên mạng xã hội là thêm bằng chứng cho thấy cuộc bầu cử sắp tới sẽ không có gì khác ngoài một trò hề.”
Hôm 20/5, tổ chức nhân quyền Article 19 lên án việc chính quyền Việt Nam bắt giam và sách nhiễu những người có nguyện vọng tự ứng cử.
Article 19 thường xuyên nhấn mạnh rằng việc bảo vệ bầu cử đòi hỏi nhiều hơn là đảm bảo rằng cử tri có quyền tiếp cận lá phiếu. “Công dân có quyền được cung cấp thông tin và các ứng cử viên có quyền tự do trao đổi với công chúng,” tổ chức này viết.
Ân xá Quốc tế lên tiếng việc Việt Nam bắt giam hai ứng cử viên độc lập
Trên mạng xã hội xuất hiện những lời kêu gọi tẩy chay bầu cử Việt Nam.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ bất đồng chính kiến Đinh Đức Long, cho VOA biết rằng ông sẽ không đi bầu vào ngày 23/5 vì ông cho rằng ông chưa tiếp xúc trực tiếp với các ứng cử viên và “không có điều kiện để giám sát hành vi của họ trên cương vị người đại biểu nhân dân”.
Nhà hoạt động nhân quyền Trần Bang ở Hà Nội viết trên Facebook hôm 21/5: “Bầu cử thể hiện quyền tự do chính trị của người dân! Tự do chính trị mà không có tự do lập đảng là lừa bịp! Tôi tẩy chay bầu cử độc Đảng!”
Trước đó, ông Trần Bang viết: “Tẩy chay bầu cử giả là tiết kiệm gần 3.700 tỷ đồng thuế!”
Đường phố Hà Nội trước ngày bầu cử. |
Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Ở nước ta, bầu cử là một định chế quan trọng của dân chủ, nền tảng hợp pháp để hình thành các chức danh, cơ quan lãnh đạo của các tổ chức thành viên hệ thống chính trị.”
Tuyên bố chung của Liên Hiệp quốc năm 2020 về Tự do ngôn luận và Bầu cử trong Kỷ nguyên Kỹ thuật số tái khẳng định rằng các nguyên tắc về việc trao đổi thông tin và ý tưởng tự do về các vấn đề chính trị và công ích giữa công dân, ứng cử viên và đại diện được bầu là điều cần thiết, và nguyên tắc này tồn tại bình đẳng đối với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và truyền thông truyền thống.
Việt Nam liên tục bị nhiều tổ chức quốc tế, chẳng hạn như Freedom House và The Economist, phân loại là “không tự do” và “độc tài”. The Economist đã tiến xa đến mức xếp Việt Nam ở cuối Chỉ số Dân chủ ở châu Á - chỉ trước Afghanistan, Trung Quốc, Lào và Triều Tiên.
(PLO)- Tổng thống Joe Biden khẳng định Mỹ phải bảo vệ các tuyến đường hàng hải rộng mở và an toàn ở Bắc Cực và Biển Đông trước ảnh hưởng gia tăng của Nga, Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 19-5 khẳng định Mỹ phải bảo vệ các tuyến đường hàng hải rộng mở và an toàn ở Bắc Cực và Biển Đông trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đang tìm cách khẳng định quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các khu vực này, tờ Bloomberg đưa tin.
Đây là tuyên bố của ông Biden trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị tổng thống tại buổi lễ khai giảng hôm 19-5 của Học viện Cảnh sát Biển ở TP. New London, tiểu bang Connecticut.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại buổi lễ khai giảng Học viện Cảnh sát biển tại tiểu bang Connecticut hôm 19-5. Ảnh: AFP |
Phát biểu trong buổi lễ, ông Biden đã nêu rõ lập trường về chính sách hàng hải của chính quyền Mỹ.
"Điều quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Mỹ là đảm bảo dòng chảy thương mại toàn cầu không bị cản trở" - ông Biden cho biết.
“Và điều đó sẽ không xảy ra nếu không có các bạn, những người đóng vai trò tích cực để thiết lập các chuẩn mực ứng xử, để hình thành các chuẩn mực đó xung quanh các giá trị dân chủ” – ông Biden nói thêm.
Theo trang Rollcall, ông Biden hôm 19-5 cũng nhấn mạnh chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
“Khi Mỹ làm việc cùng các đối tác dân chủ trên thế giới, để cập nhật các quy tắc trong thời đại mới này và để tất cả chúng ta chịu trách nhiệm về việc tuân theo các quy tắc đó, sứ mệnh của các bạn sẽ mang tính toàn cầu hơn, và thậm chí còn quan trọng hơn” – ông Biden nhắn nhủ đến các học viên tại học viện.
Trước đó, hôm 18-5, các thượng nghị sĩ gồm bà Mazie K. Hirono, ông Tim Kaine và bà Lisa Murkowski đã đưa ra một dự thảo nghị quyết kêu gọi Thượng viện xem xét và ủng hộ UNCLOS 1982 một lần nữa.
“Tại Biển Đông, Công ước sẽ cho phép chúng ta phản bác các yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc thông qua tòa án quốc tế, hơn là thông qua việc leo thang quân sự và các hoạt động tự do hàng hải nguy hiểm dễ bị tính toán sai lầm” – bà Murkowski cho biết.
“Tại Bắc Cực, Công ước sẽ cho phép chúng ta giải quyết các tranh chấp lãnh thổ về các yêu sách thềm lục địa khi chúng ta có nhiều quyền tiếp cận hơn đối với khu vực mà cho đến thời điểm này là không thể tiếp cận được” – bà Murkowski nói thêm.
Bà Murkowski nhấn mạnh: "Tuy nhiên, nếu không có sự phê chuẩn [đối với UNCLOS], Mỹ sẽ thiếu một ghế trong các bàn đàm phán về các vấn đề này".
Trong bài phát biểu hôm 19-5, ông Biden đã đề cập hai thách thức mà bà Murkowski nêu trước đó.
“Khi các quốc gia cố gắng chi phối tình hình, hoặc đưa ra các quy tắc có lợi cho họ, điều đó sẽ khiến mọi thứ lệch khỏi thế cân bằng. Và đó là lý do tại sao chúng ta rất kiên quyết về việc cần đảm bảo sự bình yên đối với những khu vực trên thế giới, vốn là huyết mạch của thương mại và hàng hải, cho dù đó là Biển Đông, Vịnh Ả Rập hay Bắc Cực. Đây là lợi ích quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ” – ông Biden khẳng định.
Ông Biden cũng đề cập việc Lực lượng tuần duyên Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tích cực hơn trên trường quốc tế.
“Các bạn có vai trò thiết yếu trong nỗ lực của Mỹ về việc đảm bảo một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” – ông Biden nói.
“Thỏa thuận hợp tác tuần duyên mới giữa Mỹ với Đài Loan đảm bảo cho Mỹ một vị thế giúp Mỹ ứng phó tốt hơn các mối đe dọa chung trong khu vực, cũng như phối hợp thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo và môi trường” – ông Biden nói thêm.
Mỹ đã chỉ trích việc Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, đồng thời chỉ trích Nga vì đã xây dựng các tiền đồn dọc theo bờ biển Bắc Cực.
HÒA ĐẶNG
Biểu tình tại Mỹ về xung đột Israel và Palestine. Người biểu tình cùng nắm trong tay 2 lá cờ, Israel và Palestine. |
Chính quyền Hà Nội từ trước tới nay vẫn ủng hộ Palestine mỗi khi có những cuộc tấn công của Israel vào vùng đất Palestine mà quân đội Do Thái chiếm kể từ cuộc chiến sáu ngày hồi năm 1967.
Trong xung đột hiện nay giữa hai bên, Hà Nội đã “lên án các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và các cơ sở hạ tầng dân sự” mà Israel nói nhằm đáp trả việc Hamas, tổ chức bị Israel và nhiều nước coi là khủng bố, phóng hàng ngàn đạn pháo vào các khu dân cư ở Israel.
Nhưng người dân Việt Nam nên đứng ở đâu trong xung đột vốn bắt đầu kể từ khi Israel ra đời ngày 14/5/1948?
Những cuộc tấn công của Hamas và những trận giáng trả gây chết chóc gấp hàng chục lần của quân đội Do Thái khởi nguồn từ những tranh chấp và tranh cãi về đất đai cũng như quyền tới nơi cầu nguyện tại Đông Jerusalem ở Bờ Tây.
Không phải ai cũng ý thức được chuyện Israel đã chiếm Bờ Tây và Dải Gaza, nơi sinh sống của người Palestine, từ tháng 6/1967 và chưa bao giờ trả lại bất chấp Nghị quyết 242 hồi tháng 11/1967 của Liên Hiệp Quốc. Nghị quyết 242 kêu gọi Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ họ chiếm được sau chiến thắng trước Ai Cập, Jordan và Syria trong cuộc chiến chóng vánh kéo dài chưa tới một tuần. Trước tháng 6/1967, Jordan cai quản Bờ Tây còn Dải Gaza do Ai Cập quản lý kể từ sau cuộc chiến 1948 với Israel khi người Anh rút đi khỏi Palestine.
Khi cuộc chiến sáu ngày mà Israel nổ súng trước diễn ra, Hoa Kỳ còn đang sa lầy trong cuộc chiến ở Việt Nam và chưa phải là đồng minh gần gũi với nhà nước Do Thái như hiện nay. Chiến thắng nhanh chóng và vang dội của Israel trước các láng giềng Arab đã khiến Hoa Kỳ phải nhìn Israel, khi đó là quốc gia mới 19 tuổi, với con mắt khác hẳn và hiện mỗi năm trợ giúp quân sự của Washington cho Israel lên tới hơn ba tỷ đô la.
Ngày nay Israel vẫn chiếm đóng Bờ Tây và lập hàng trăm chốt kiểm soát khắp nơi và người Palestine nói họ cảm thấy tủi nhục khi bị khám xét toàn thân mỗi khi cần di chuyển trên mảnh đất quê hương. Israel rút quân chiếm đóng khỏi Dải Gaza hồi năm 2005 để tránh tổn thất sinh mạng binh lính.
Nhà nước Do Thái cũng đã phong toả Gaza thành phố có diện tích chỉ hơn 360km2, bằng nửa diện tích Singapore, kể từ năm 2007 sau khi Hamas lên cầm quyền. Israel chỉ cấp phép cho vài trăm người rời Gaza qua ngả Israel mỗi ngày. Số người từ Gaza có thể qua cửa khẩu với Ai Cập, nước thường làm trung gian giữa Hamas và Israel trong các cuộc xung đột trước đây, cũng chỉ ở con số vài trăm mỗi ngày.
Mặc dù Gaza là thành phố biển, ngư dân ở đây từng bị Israel cấm đánh cá và hiện cũng chỉ được ra khơi trong phạm vi không quá 15 hải lý khiến số ngư dân giảm hơn một nửa từ con số 10.000 của nhiều năm trước.
Một nghị quyết khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hồi năm 2016 mà Israel tiếp tục vi phạm mang số 2334. Israel tiếp tục cho phép người Do Thái lập các khu định cư tại vùng lãnh thổ chiếm đóng ở Bờ Tây. Số người Israel sống tại hơn 200 khu định cư nay đã lên tới 600.000 và người Palestine nói đây sẽ là cản trở lớn cho đàm phán hoà bình trong tương lai.
Xung đột Israel – Palestine chủ yếu vẫn là xung đột về chủ quyền và quyền con người dù tôn giáo và các cuộc tấn công khủng bố là một phần của xung đột này. Một số nước Arab hiện vẫn không thừa nhận Israel kể từ khi Liên Hiệp Quốc quyết định lấy một phần đất mà ở đó người Arab, chủ yếu là người Palestine, chiếm đa số, trao cho người Do Thái thiểu số. Sau cuộc chiến năm 1948, hơn 700.000 người Palestine đã bị đuổi khỏi quê hương và trở thành người tị nạn. Tới nay những người tị nạn này và hậu duệ của họ đã lên tới bảy triệu. Rất nhiều người trong số họ vẫn đang đòi quyền hồi hương.
Chuyện hiện Israel có chính phủ thiên hữu, vốn ủng hộ việc tiếp tục lập thêm hay mở rộng các khu định cư Do Thái và coi công dân Israel có gốc Palestine như công dân hạng hai, không giúp gì cho tiến trình hoà bình và hoà giải giữa hai bên.
Vậy người Việt nên đứng ở đâu trong xung đột này? Câu trả lời là người Việt nên đứng về phía những người Israel và Palestine ôn hoà và mong muốn có hoà bình và sự bình đẳng cho cả hai bên. Người Việt cũng nên đứng về phía sự thật và họ cần tìm hiểu để hiểu đúng về những gì đang diễn ra ở Trung Đông. Trong bất cứ xã hội và bất cứ cuộc xung đột nào cũng có nhiều người ôn hoà bị thiểu số cực đoan át tiếng. Không ít người Palestine phản đối những hành động của Hamas và nhiều cử tri Israel chán ngấy với chính phủ thiên hữu. Đó là những người cần sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong đó có người Việt.
Thiếu tướng Lương Xuân Việt (trái) nói chuyện nhân Tháng Di sản Người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương trên trang US Army, 18/5/21. |
Thiếu tướng Lương Xuân Việt, Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ ở Nhật Bản, hôm 18/5 kể lại câu chuyện từ một cậu bé tị nạn ông trở thành một chỉ huy quân đội Mỹ ra sao, đồng thời chia sẻ quan điểm về vấn đề bình đẳng, đa dạng chủng tộc trong quân đội Mỹ.
Cuộc nói chuyện của vị tướng gốc Việt được truyền trực tiếp trên trang Facebook chính thức của Lục quân Hoa Kỳ và là một hoạt động để kỷ niệm Tháng Di sản Người Mỹ gốc Á và các đảo Thái Bình Dương.
Nói trên trang Facebook có tên tiếng Anh là U.S. Army, ông Việt cũng tâm sự rằng khi ông được người gốc Á xem là nguồn cảm hứng, ông nhận thấy có áp lực nhất định, song ông sẵn sàng chấp nhận thử thách này.
Mở đầu cuộc nói chuyện, Thiếu tướng Lương Xuân Việt cho biết câu chuyện của ông gắn với việc gia đình ông phải di tản vào cuối tháng 4/1975, một vết sẹo tinh thần về biến cố đau thương. Điều này đồng nghĩa là ông không thích thú gì khi kể lại, nhưng ông cũng hiểu rằng nó cần được kể vì nó khái quát lên phần nào về người Mỹ, là nước Mỹ.
Theo lời kể của Tướng Việt, trong những ngày cuối tháng 4/1975, khi Nam Việt Nam dần tan rã sau các cuộc tấn công của các lực lượng cộng sản Bắc Việt, cha của ông - một thiếu tá Thủy quân Lục chiến Việt Nam Cộng Hòa - được một người bạn Mỹ giúp đỡ để rời khỏi Sài Gòn.
Trong hai ngày 27-28/4/75, cùng nhiều người khác, gia đình ông gồm bố mẹ, các chị gái và ông Việt, khi đó 9 tuổi, phải chờ đợi bên đường băng sân bay Tân Sơn Nhất dưới các đợt pháo kích, ném bom của quân đội cộng sản.
Ông Việt nhớ lại rằng cha của ông đã lấy thân mình để che chắn cho ông và trấn an để các con cảm thấy yên tâm, trong khi xung quanh bom đạn vẫn rơi, nhiều người bị trúng đạn hoặc kêu khóc.
Thiếu tướng Lương Xuân Việt nói chuyện nhân Tháng Di sản Người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương trên trang US Army, 18/5/21 |
Với giọng run run xúc động, ông Việt kể tiếp: “Tôi sợ gần chết. Một đứa trẻ 9 tuổi như tôi biết làm gì khác ngoài lẩm nhẩm đọc Kinh Thánh. Và chúng tôi vượt qua được ngày hôm đó”.
Sang ngày 29/4, gia đình ông và hơn 50 người khác được lên một trực thăng CH-53 của Mỹ, bay ra ngoài khơi, bên dưới là những làn đạn bắn đuổi theo. Sau 30 phút họ hạ cánh.
“Khi ra khỏi máy bay, tôi hỏi cha của mình: ‘Đây là đâu ạ?’ Ông đáp: ‘Chúng ta đang ở trên tàu USS Hancock’. Tôi lại hỏi: ‘Như thế nghĩa là gì ạ’. Ông nói: ‘Nghĩa là không có gì trên đời này có thể hại con được nữa’. Đó là một khoảnh khắc trọng đại trong đời mà tôi nhớ mãi đến ngày nay. Có thể nói rằng những gì diễn ra trên tàu USS Hancock đã là động lực để tôi phục vụ trong quân đội và đi theo con đường của cha tôi”, Thiếu tướng Lương Xuân Việt nói.
Ông Việt cho rằng thời điểm bước ngoặt trong cuộc đời binh nghiệp của mình là khi ông giữ chức tiểu đoàn trưởng, chỉ huy hoạt động sơ tán người dân ở New Orleans, bang Louisiana, sau bão Katrina vào năm 2005.
Công việc và vai trò của ông ban đầu được tường thuật trên trang nhất báo Los Angeles Times và sau đó được ca ngợi trong một bài báo tiếng Việt ở Mỹ. Nhớ lại thời điểm này, Thiếu tướng Việt nói:
“Khi đó, tôi biết ngay rằng tôi đại diện cho một điều còn lớn lao hơn bản thân tôi, các binh sĩ thuộc cấp và đơn vị của tôi. Sau đó, chúng tôi nhận được nhiều sự chú ý trong cộng đồng người gốc Việt”.
Ông Việt cũng tâm sự rằng khi nắm chức vụ tiểu đoàn trưởng là quãng thời gian “vui nhất” trong đời binh nghiệp. Ông nói thêm:
“Chức tiểu đoàn trưởng thực sự là lúc đầu tiên mà bạn có thể tác động và định hình chính sách và có thẩm quyền làm nhiều điều cho mọi người”.
Như VOA đã đưa tin trước đây, các nấc thang thăng tiến của ông Việt bao gồm thiếu tá, tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 82 Nhảy dù, phục vụ ở Iraq từ năm 2005-2006; đại tá, chỉ huy một lữ đoàn thuộc Sư đoàn 101 Nhảy dù ở Afghanistan trong giai đoạn 2010-2011; chuẩn tướng vào tháng 8/2014; và được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận cấp thiếu tướng vào tháng 4/2017.
Đại tá Tôn Thất Tuấn (trái) và Thiếu tướng Lương Xuân Việt (phải) tại Hội thảo Quản lý Lục quân Thái Bình Dương 42 ở Hà Nội, 22/8/2018. |
Nói về hiện tại, Thiếu tướng Lương Xuân Việt cho biết thời gian gần đây ông nhận được nhiều email từ các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt và gốc Á nói với ông rằng họ nhập ngũ vì lấy cảm hứng từ ông.
“Quả thực, đứng ra làm khuôn mặt đại diện cho cộng đồng tạo ra áp lực nhất định đối với tôi. Nhưng tôi sẵn sàng chấp nhận thử thách này”.
Nói về sự bình đẳng và tính đa dạng chủng tộc trong quân đội Mỹ, Thiếu tướng Lương Xuân Việt nhìn nhận rằng đã có, thậm chí cho tới thời gian gần đây vẫn có vấn đề là người Mỹ gốc Á, gốc Phi và gốc các nước Trung Mỹ có ít cơ hội hơn để nắm các vị trí chỉ huy từ cấp lữ đoàn trở lên.
Ông nói tiếp: “Tôi nghĩ để sửa chữa điều đó sẽ cần có thời gian và chúng ta phải quay lại từ những bước đầu. Bởi vì phải mất nhiều năm để đào tạo ra những sĩ quan và hạ sĩ quan giỏi, nên chúng ta cần phải bắt đầu ngay từ khâu tuyển mộ, phải thu hút và giữ chân người tài trong lĩnh vực này. Có nhiều việc phải làm”.
Bàn về vấn đề này trên một bình diện rộng hơn, tự nhận rằng ông không có một sự phân tích tổng quát mang tính học thuật, song Thiếu tướng Việt chỉ ra một thực tế mà ông quan sát thấy trong đời sống mà ông gọi là “sự thiên kiến có hệ thống”.
Cụ thể hơn, ông nêu ra ví dụ rằng ở một số tổ chức hay công ty, người gốc Á làm việc rất tích cực nhưng không được cất nhắc, vì đối với ban lãnh đạo, vấn đề đa dạng không phải là ưu tiên hàng đầu, và họ tin rằng người gốc Á “không kêu ca, vẫn cứ trung thành”, nên họ trao cơ hội thăng tiến cho người khác.
Cùng với vấn đề thiên kiến đó, những vụ việc có tính chất thù ghét người gốc Á xảy ra gần đây làm cho ông cảm thấy tổn thương sâu sắc, Thiếu tướng Việt nói.
“Tôi nghĩ để giải quyết tổng thể vấn đề, chúng ta cần một cách tiếp cận toàn diện. Cùng với tội ác từ lòng thù ghét, có những vấn đề khác mà chúng ta cũng phải xử lý cùng một lúc. Nếu chúng ta không biết gốc rễ của vấn đề, chúng ta chỉ xử lý các triệu chứng chứ không phải là giải quyết vấn đề, mà dường như đó là điều tôi đang thấy hiện nay”.
Dù nước Mỹ không hoàn hảo, song Thiếu tướng Lương Xuân Việt khẳng định ông biết ơn quốc gia này và luôn giữ niềm tin rằng đó là đất nước tốt đẹp nhất trên thế giới.
Viên tướng trong quân đội Mỹ bày tỏ ông không quên nguồn gốc Việt Nam của mình với lời tâm sự rằng ông chắc chắn muốn quay lại thăm Việt Nam, đưa cả 3 con đi cùng. Các con ông đều sinh ra ở Mỹ, ông Việt cho biết, và nói thêm rằng do đại dịch Covid-19 đang diễn ra nên ông không thể thực hiện được một chuyến thăm như vậy.
Thiếu tướng Việt chia sẻ thêm rằng ông đã về Việt Nam một lần để tham gia một chương trình chính thức ở Hà Nội và vì vậy ông không có nhiều thời gian cho hoạt động cá nhân.
Theo tìm hiểu của VOA, Thiếu tướng Lương Xuân Việt có mặt tại Hội thảo Quản lý Lục quân Thái Bình Dương lần thứ 42 diễn ra ở Hà Nội từ ngày 20-23/8/2018 với gần 30 nước tham gia.
NBC News
Tác giả: Claire Wang
Joaquin Nguyễn Hòa, chuyển ngữ
14-5-2021
Lời người dịch: Bee Nguyễn, một dân biểu gốc Việt ở tiểu bang Georgia, đã tham gia ứng cử vào chức vụ Bộ trưởng Hành chánh tiểu bang. Đây là một chức vụ quan trọng, giám sát và tổ chức bầu cử của tiểu bang. Cuộc bầu cử này sẽ diễn ra đầu tháng 11/2022, là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ.
Cô Bee là dân biểu đại diện cho một khu vực ở tiểu bang Georgia. Cô cũng là một nhà hoạt động thúc đẩy cho quyền bầu cử của người thiểu số ở bang này, giúp các cử tri da đen, các cử tri gốc Á và Mỹ Latin đi bầu đông đảo, trong kỳ bầu cử vừa qua. Có thể nói, Bee Nguyễn là một trong những nhân vật góp phần vào chiến thắng của ông Biden ở bang Georgia, cũng như giúp hai ứng cử viên của đảng Dân chủ ở tiểu bang này giành được ghế Thượng nghị sĩ trong cuộc bầu cử runoff ngày 5/1/2021, một chiến thắng quyết định, giúp đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ.
Bee Nguyễn là con gái của một cặp vợ chồng người Việt, chạy nạn cộng sản sau năm 1975. Đài NBC có cuộc phỏng vấn cô Bee Nguyễn về những gì cô đã, đang và sẽ làm, cũng như suy nghĩ của cô về những khó khăn của người thiểu số mà cô đang đấu tranh để xóa bỏ. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
***
NBC: Vì sao cô tranh cử chức Bộ trưởng Hành chính của tiểu bang [Georgia]?
Bee Nguyễn: Tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện này hồi cuối năm ngoái, vào lúc diễn ra một cuộc điều trần của Hạ viện, trong Quốc hội tiểu bang (trong cuộc điều trần này các dân biểu thuộc đảng Cộng hòa, mời các nhân viên trong ủy ban tranh cử của ông Trump đến trình bày cái gọi là bằng chứng của việc bầu cử gian lận).
Chúng tôi đã trở thành đích nhắm của tin vịt, thuyết âm mưu và những lời dối trá. Nhiều đồng nghiệp của tôi thuộc đảng Cộng hòa cứ cho họ (người của Trump) vào trình bày, mà không kiểm tra gì cả. Rồi sau đó, khi chứng kiến cuộc bạo loạn [ở tòa nhà Quốc hội Mỹ] ngày 6/1, tôi nhận ra rằng, chúng ta đi tới gần trong việc lật đổ nền dân chủ của chúng ta và điều này nguy hiểm như thế nào. Tôi cảm thấy tôi có trách nhiệm và bổn phận phải đứng lên [chống lại điều đó].
NBC: Cô nghĩ thế nào về ông Raffensperger, là người mà nhiều người xem là một anh hùng khi dám chống lại yêu cầu đảo ngược kết quả bầu cử ở Georgia?
Bee Nguyễn: Đương kim Bộ trưởng Hành chánh [Raffensperger] đã thực hiện đúng pháp luật, tôi và nhiều người dân Georgia thở phào khi thấy ông ấy bảo vệ luật pháp. Nhưng bên cạnh đó, ông ta ủng hộ những chính sách giới hạn quyền bầu của của dân chúng và tiếp tục bày tỏ lòng trung thành với cựu tổng thống [Trump].
Tôi nói thẳng rằng, sau vụ bạo loạn ngày 6/1 mà vẫn còn trung thành [với cựu tổng thống] thì không thể chấp nhận được. Tôi nghĩ, người dân Georgia có sự lựa chọn tốt hơn, họ xứng đáng có lãnh đạo tốt hơn. Họ có thể có được người nào đó đấu tranh cho quyền bầu cử. Điều thất vọng nhất là, ông bộ trưởng hành chánh nói đi nói lại rằng, cuộc bầu cử vừa qua ở Georgia là an toàn nhất, trong khi đó ông ta lại ủng hộ các đạo luật hạn chế quyền đi bầu của người dân, biến cả việc đưa nước uống cho người xếp hàng đi bầu thành một hành động tội phạm.
NBC: Cô cho rằng việc làm đáng tự hào nhất của cô là bỏ được đạo luật đăng ký bầu cử “ghi tên chính xác”, đạo luật này ghim lại đến 58.000 cử tri đăng ký bầu cử giữa kỳ năm 2018. Tại sao?
Bee Nguyễn: Luật đó được thông qua lúc bà Stacey Abrams còn là dân biểu tiểu bang, đại diện cho chúng tôi, tôi còn nhớ bài phát biểu của bà ở Quốc hội tiểu bang. Bà nói rằng, đạo luật đó, nếu được thông qua sẽ ảnh hưởng nặng nề đến những cử tri người da đen và da nâu. Và sự thật đã diễn ra như vậy.
Luật đó dựa trên những sai sót của những người làm công việc ghi chép, chứ không phải của cử tri ghi tên họ sai. Bất cứ ai đưa tên họ vào hệ thống cũng có thể ghi đảo ngược hai chữ với nhau mà không cố ý. Nếu tiếng mẹ đẻ của bạn là tiếng Anh, thì con mắt không được tập luyện để nhìn ra các tên không phải là tiếng Anh. Kết quả là, luật đó ảnh hưởng đến 80% người da đen, da nâu và người gốc Latin.
Đó là một điều mà tôi hoàn toàn hiểu được, vì người ta cứ nói sai cái họ của tôi. Ví dụ như chữ “N” và chữ “Y” trong họ [Nguyễn] của tôi cứ thường bị đổi chỗ nhau. Khi tôi thắng cử vào Quốc hội tiểu bang, website của tiểu bang ghi tên tôi theo ba kiểu khác nhau ở ba nơi khác nhau. Đó là ví dụ cho tôi thấy rằng, cái luật đó có sai sót, và tôi đã cố gắng dùng rất nhiều thì giờ của mình để loại bỏ nó.
NBC: Nếu thắng cử [Bộ trưởng Hành chánh], cô sẽ đại diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Á ra sao, một cộng đồng bị nhiều thương tổn trong năm qua?
Bee Nguyễn: Thời điểm xảy ra việc xả súng ở Atlanta là một thời điểm hết sức đau đớn. Nó vẫn còn gây ra những cảm xúc mạnh mẽ. Tôi đã gặp một trong những người con gái của những nạn nhân, và nhìn vào mắt cô gái, tôi thấy tôi trong đó. Vị cựu lãnh đạo với quyền lực bao trùm cả quốc gia của chúng ta đã cho phép người Mỹ không còn xem những người Mỹ gốc Á là con người sống trên đất nước này, và kết quả là, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng tội ác thù hận.
Tôi hiểu những sắc thái khác nhau của những nhu cầu trong cộng đồng AAPI (người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương) ở tiểu bang của chúng tôi, và không đả động tới những nhu cầu đó sẽ làm tổn hại đến kinh tế và sức khỏe cộng đồng của chúng tôi. Tôi cho rằng, việc tiếp tục xây dựng một liên minh đa dạng ở Georgia là rất quan trọng, trong đó việc đại diện cho cộng đồng AAPI là một phần.
NBC: Người Mỹ gốc Á phải đối mặt với những rào cản về văn hóa và ngôn ngữ đặc biệt, khi bỏ phiếu. Cô giải quyết vấn đề này như thế nào?
Bee Nguyễn: Đối thoại với người dân, hiểu được những rào cản văn hóa và ngôn ngữ là rất quan trọng. Không chỉ riêng việc bầu cử. Khi chúng tôi lập đường dây nóng về Covid-19, tôi gọi cho văn phòng thống đốc và nói là chúng tôi cần những ngôn ngữ khác nhau vì dịch này ảnh hưởng tới tất cả mọi người. Điều này cũng tương tự như việc bắt buộc phải dịch sang một ngôn ngữ khác của dịch vụ 911 ở tiểu bang, để báo cáo các trường hợp khẩn cấp. Nơi yêu cầu phiếu bầu bằng thư (trên website) cũng phải có những ngôn ngữ khác nhau. Tương tự như vậy, những thông tin cho việc ghi tên cử tri [cũng phải có nhiều ngôn ngữ khác nhau].
NBC: Cô sẽ thay đổi điều gì để bảo vệ quyền bầu cử của người dân Georgia?
Bee Nguyễn: Ba vấn đề quan trọng nhất là sự bình đẳng, hiệu quả và khả năng tiếp cận của mọi người trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có bầu cử. Một phần trong đó là bảo đảm cho những người không nói tiếng Anh tiếp cận được các tài liệu mà Bộ Hành chánh cung cấp. Không chỉ bầu cử, mà còn cung cấp các nguồn lực liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và giấy phép.
Là Bộ trưởng Hành chánh, tôi sẽ hơp tác với 159 hội đồng bầu cử trên toàn tiểu bang, để họ được huấn luyện tốt hơn, có nhiều phương sách tốt hơn. Tôi sẽ làm việc với họ khi họ có những trở ngại. Vị bộ trưởng đương nhiệm của chúng ta cứ liên tục tấn công các hội đồng bầu cử vùng Atlanta, nhất là quận Fulton.
Lãnh đạo đâu phải là việc đẩy cây, rủ bỏ trách nhiệm, mà nó là việc xây dựng sự hợp tác. Trong quá khứ, các viên chức bầu cử rất ngại việc ra điều trần vì họ sợ Bộ trưởng Hành chánh trừng phạt họ, đó không phải là cách lãnh đạo mà chúng ta cần ở Georgia.
Nhã Duy
Cali Today News – Vài ngày qua trên mạng có lan truyền một bài viết về vấn đề lịch sử tại dải Gaza trước cuộc chiến giữa Palestine và Do Thái hiện nay. Bài viết trích câu nói rằng, “hãy đi tìm lịch sử bởi chỉ có lịch sử mới đi kể cho bạn về nguồn gốc của vấn đề”, cũng như kết luận rằng “Tôi chỉ là người kể lại lịch sử, để bạn biết căn nguyên vấn đề vì sao có súng nổ, chứ không phải để phán xét”. Bài viết khá chi tiết và tóm lược một số cột mốc lịch sử của vùng đất giao tranh này.
Nhưng rất tiếc, như một vài ký giả nước ngoài viết về cuộc chiến Việt Nam chỉ dựa vào các tài liệu của “bên thắng cuộc”, lịch sử dường như nghiêng về một chiều hay có những điều chưa chính xác. Tỏ như trung dung và chỉ dựa vào các sự kiện lịch sử nhưng bài viết đã cho cảm giác tổ chức Hamas của Palestine như một nhóm khủng bố với “hơn 1,000 rocket bắn về Do Thái” và người Do Thái là “những con người cầm chắc tay súng để bảo vệ vùng đất tổ tiên” đã có từ 3,000 năm trước. Có phải vậy không?
Trước khi quay lại đôi nét sơ lược lịch sử của dải đất Gaza này, nhắc đến bài viết trên vì cuộc chiến giữa Palestine và Do Thái hiện nay đã xuất hiện khá nhiều thông tin sai trái và ngụy tạo hay dẫn dắt công luận. Nó xuất hiện ngay từ chính phủ và quân đội Do Thái.
Vài ngày trước, phát ngôn viên của Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu là Ofir Gendelman đã tung lên một video chiếu cảnh quân Hamas phóng rocket về khu dân cư Do Thái, cáo buộc nhóm này đang thực hiện một “tội ác chiến tranh khủng khiếp” nhằm giành lấy chính nghĩa và quyền “tự vệ chính đáng” của mình. Đáng tiếc là clip phim này được phát hiện là lấy trên YouTube và đã có từ hơn hai năm trước, lấy cảnh giao tranh đâu đó tại Syria. Sau khi bị phát hiện, clip này đã bị xóa. Ofir Gendelman còn chia sẻ một clip khác từ Tik-Tok về tình trạng hiện nay nhưng thật ra nó đã có từ tháng Ba và không liên quan gì đến Hamas.
Không những vậy, Lực lượng Phòng vệ Do Thái IDF vừa lừa cả truyền thông thế giới một cú ngoạn mục khác khi khuya hôm qua họ nhắn tin và xác nhận là quân đội Do Thái tiến quân vào dải Gaza. Sau khi hầu hết các hãng tin đã tung tin ra thì IDF lại gởi lời xin lỗi vì đã … nhầm do lỗi phiên dịch, không có chuyện đưa lính vào Gaza. Lý do chính của việc này là IDF muốn sử dụng truyền thông để lừa quân Hamas chui vào các đường hầm, rồi cho hơn 150 phi cơ sang oanh tạc. Họ chỉ xin lỗi và rút lại lời sau khi thực hiện xong phi vụ.
Kể lại dăm câu chuyện thời cuộc trước khi quay lại cùng lịch sử của sự tranh chấp vùng đất Jerusalem hay dải Gaza vì những thông tin hiện nay về lịch sử hay giao tranh dễ dàng bị thao túng có ý định hay vô tình lan truyền theo lý lẽ một bên.
Vùng đất lịch sử “3,000 năm” của người Do Thái là điều mà người Do Thái dựa vào kinh Cựu ước để tin là vậy hơn là sự xác thực về phân bổ lãnh thổ, địa chính trị rõ ràng từ thời cận đại. Khó lòng xác định lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào trong hàng ngàn năm trước chỉ dựa vào “niềm tin” hay một tài liệu do chính họ đưa ra trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Không quay lại quá xa vấn đề lịch sử mang tính lý thuyết, đây là vùng đất thuộc về các đế chế hùng mạnh trong nhiều thế kỷ cùng các cuộc giao tranh mang tính tôn giáo giữa Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo qua những cuộc thập tự chinh từ thế kỷ 11. Chiến tranh, những vụ tàn sát và bị bắt làm nô lệ đã buộc người Do Thái phải sống lưu vong khắp thế giới, không có quê hương và lãnh thổ. Tuy có cùng nguồn gốc và những khởi thủy tương đồng về đức tin, những người Do Thái ở lại đã sống chung với người Hồi Giáo trong sự thù ghét lẫn nhau bởi niềm tin tôn giáo khác biệt.
Cho đến tận cuối thế kỷ 19, Theodor Herzl , cha đẻ của chủ nghĩa và phong trào phục quốc (Zionism), đồng thời người được xem như là quốc phụ tinh thần của Do Thái đã viết trong cuốn sách “The State of the Jews” kêu gọi người Do Thái rời bỏ Châu Âu để tìm về “vùng đất hứa” cội nguồn, tức vùng đất của Palestine, một phần vì làn sóng bài Do Thái. Ý định thành lập một quốc gia Do Thái ra đời từ đây.
Sau Đệ Nhất Thế Chiến, khi quân đồng minh đánh bại và kết thúc sự trị vì của đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực, người Ả Rập đồng minh với Anh đã được Anh cam kết trả độc lập để thành lập các quốc gia tại vùng Trung Đông nhưng người Anh cũng đồng thời bí mật có những hứa hẹn riêng với người Do Thái. Sau Đệ Nhị Thế Chiến thì Anh rút hẳn ra khỏi khu vực, giao lại cho Liên Hiệp Quốc. LHQ quyết định phân chia Palestine làm hai, một phần thuộc về Palestine và phần khác thuộc về Do Thái, nếu chấp thuận sẽ công nhận sự độc lập và chủ quyền lãnh thổ.
Tưởng cũng nói thêm rằng, là một dân tộc thông minh và mạnh mẽ, dù từng bị ghét bỏ tại nhiều quốc gia nhưng người Do Thái lại nắm giữ những vai trò hay có ảnh hưởng khá mạnh trên khắp thế giới. Người Do Thái nhanh chóng đồng ý, được Mỹ và Châu Âu ủng hộ và hậu thuẫn, trong khi Palestine và khối Ả Rập phản đối vì không thể mất đất đang có về tay Do Thái.
Do Thái chính thức được công nhận độc lập và trở thành một quốc gia có chủ quyền vào năm 1948 trong khi Palestine dứt khoát không chịu mất đất nên vẫn không là quốc gia độc lập và có chủ quyền. Điều này đã dẫn đến chiến tranh khi liên quân Ả Rập tấn công Do Thái nhưng bị thua trận vào năm 1948, giúp cho Do Thái thu tóm khoảng ba phần tư vùng đất lịch sử của Palestine. Không những vậy, trong “cuộc chiến sáu ngày” vào năm 1967, Do Thái còn chiếm thêm một số phần lãnh thổ còn lại của Palestine như Đông Jerusalem, Tây Ngạn West Bank, một phần dải Gaza, lẫn đồi Golan của Syria và bán đảo Sinai của Ai Cập.
Hùng mạnh và tàn bạo, lại được hậu thuẫn, Do Thái sẳn sàng trấn áp bất cứ manh nha chống đối nào, trong khi người Palestine quyết không khuất phục. Đó là lý do những cuộc chiến lớn nhỏ, đẫm máu đã liên tục xảy ra từ khi nhà nước Do Thái ra đời.
Hamas là phong trào và lực lượng vũ trang của nhóm kháng quân Hồi Giáo Sunni được bầu cử và nắm quyền tại dải Gaza thuộc quyền Palestine từ năm 2006. Hamas mang mục tiêu thành lập nhà nước Palestine và đòi Do Thái phải trả lại những vùng đất đã chiếm trong cuộc chiến 1967. Bị Do Thái tấn công và Hamas đã trả đũa với những vụ ôm bom tự sát hay bắn trả phi đạn sang Do Thái. Đó là việc Hamas bị xem là tổ chức khủng bố. Tuy nhiên điều này cũng là điều tranh cãi tùy theo góc nhìn nào hay đặt vào trong vị thế của người Palestine.
Các cuộc xung đột giữa Do Thái với Palestine cùng khối Ả Rập là vấn đề nan giải cho Hoa Kỳ lẫn thế giới bởi Do Thái không hề nhượng bộ, luôn có những hành động cứng rắn và trả đũa tàn bạo. Cuộc xung đột hiện nay xảy ra khi Do Thái trục xuất sáu gia đình Palestine tại Đông Jerusalem, là điều mà Do Thái từng bước thực hiện với người dân Palestine từ nhiều năm qua.
Quốc Hội Hoa Kỳ có những dân biểu gốc Do Thái cả trong lưỡng đảng, cộng đồng Do Thái lại là một cộng đồng thiểu số hùng mạnh bậc nhất tại Mỹ, từ trong chính trị, tài chính cho đến truyền thông, học thuật. Đây điều đặt bất cứ tổng thống Mỹ nào vào vị thế đầy cân nhắc và thận trọng trong các vấn đề liên quan, để rồi hầu như thường bảo vệ hay bào chữa cho các hành động cùng phản ứng của Do Thái.
Trong đêm qua, Do Thái đã cho đánh bom cả vào tòa cao ốc mà các hãng truyền thông thế giới đặt bản doanh tại dải Gaza với lý do là có nhóm tình báo của Hamas trú ẩn. Truyền thông thế giới buộc phải rời khỏi khu vực chiến sự. Bom vẫn rơi trên đầu người dân và trẻ em Palestine, trong khi các tin tức về cuộc chiến tại đây xem như đã bị chặn lại. Và ở bên ngoài, không ít người tin rằng Do Thái đang tự vệ chính đáng để chống lại khủng bố. Đó là thứ lý lẽ của kẻ mạnh.
Lịch sử rất cần cái nhìn từ nhiều phía. Và bất luận thế nào, những cuộc tấn công vào dân thường từ bất cứ phía nào là một sự tấn công vào nhân loại.
05/2021
Nhã Duy
Getty Images |
Giao tranh leo thang giữa Israel và người Palestine đã khiến Liên Hợp Quốc cảnh báo về một "cuộc chiến toàn diện".
Vụ bạo lực mới nhất diễn ra sau một tháng gia tăng căng thẳng ở Jerusalem, mặc dù xung đột đã kéo dài hàng thập niên.
Anh đã nắm quyền kiểm soát khu vực được gọi là Palestine sau khi chính quyền cai trị, Đế chế Ottoman, bị đánh bại trong Thế chiến 1.
Vùng đất này là nơi sinh sống của thiểu số Do Thái và đa số Ả Rập.
Căng thẳng giữa hai dân tộc ngày càng gia tăng khi cộng đồng quốc tế giao cho Anh nhiệm vụ thành lập "ngôi nhà quốc gia" ở Palestine cho người Do Thái.
Đối với người Do Thái, đó là quê hương của tổ tiên họ, nhưng người Ả Rập Palestine cũng tuyên bố chủ quyền và phản đối việc di dời này.
Getty Images. Ảnh chụp 1917 |
Giữa những năm 1920 và 40, số lượng người Do Thái đến đó ngày càng tăng. Nhiều người chạy trốn khỏi cuộc đàn áp ở châu Âu và tìm kiếm quê hương trong Thế chiến thứ hai.
Bạo lực giữa người Do Thái và người Ả Rập, và chống lại sự cai trị của Anh, cũng gia tăng.
Năm 1947, Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu cho Palestine được tách thành các nhà nước Do Thái và Ả Rập riêng biệt, với Jerusalem trở thành một thành phố quốc tế.
Getty Images. Lực lượng tự vệ Do thái Haganah năm 1948 |
Kế hoạch đó đã được các nhà lãnh đạo Do Thái chấp nhận nhưng bị phía Ả Rập bác bỏ và không bao giờ thực hiện.
Năm 1948, không thể giải quyết được vấn đề, người Anh rời đi và các nhà lãnh đạo Do Thái tuyên bố thành lập nhà nước Israel.
Getty Images |
Nhiều người Palestine phản đối và một cuộc chiến xảy ra sau đó. Quân đội từ các nước Ả Rập láng giềng tiến vào.
Hàng trăm nghìn người Palestine chạy trốn hoặc buộc phải rời khỏi nơi ở trong biến cố mà họ gọi là Al Nakba, hay "Thảm họa".
Vào thời điểm giao tranh kết thúc bằng lệnh ngừng bắn vào năm sau, Israel đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ.
Jordan chiếm vùng đất được gọi là Bờ Tây, và Ai Cập chiếm Gaza.
Getty Images |
Jerusalem bị chia cắt giữa lực lượng Israel ở phía Tây và lực lượng của Jordan ở phía Đông.
Bởi vì không bao giờ có một hiệp định hòa bình - mỗi bên đổ lỗi cho bên kia - đã có nhiều cuộc chiến và giao tranh hơn trong những thập niên sau đó.
Trong một cuộc chiến khác vào năm 1967, Israel đã chiếm đóng Đông Jerusalem và Bờ Tây, cũng như hầu hết Cao nguyên Golan của Syria, Gaza và bán đảo Sinai của Ai Cập.
Hầu hết những người tị nạn Palestine và con cháu của họ sống ở Gaza và Bờ Tây, cũng như ở các nước láng giềng Jordan, Syria và Lebanon.
Cả họ và con cháu của họ đều không được Israel cho phép trở về nhà của họ - Israel nói rằng điều này sẽ hỗn loạn đất nước và đe dọa sự tồn tại một nhà nước Do Thái.
Getty Images |
Israel vẫn chiếm đóng Bờ Tây, và mặc dù đã rút khỏi Gaza nhưng LHQ vẫn coi mảnh đất đó là một phần lãnh thổ bị chiếm đóng.
Israel tuyên bố toàn bộ Jerusalem là thủ đô của mình, trong khi người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô của một nhà nước Palestine trong tương lai.
Mỹ là một trong số ít quốc gia công nhận yêu sách của Israel đối với toàn bộ thành phố.
Trong 50 năm qua, Israel đã xây dựng các khu định cư ở những khu vực này, nơi hiện có hơn 600.000 người Do Thái sinh sống.
Người Palestine cho rằng những điều này là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế và là trở ngại cho hòa bình, nhưng Israel phủ nhận điều này.
Getty Images. Quân Israel trong Chiến tranh 6 ngày năm 1967 |
Căng thẳng thường xuyên dâng cao giữa Israel và người Palestine sống ở Đông Jerusalem, Gaza và Bờ Tây.
Gaza được cai trị bởi một nhóm chiến binh Palestine có tên là Hamas, nhóm đã từng nhiều lần chiến đấu với Israel. Israel và Ai Cập kiểm soát chặt chẽ biên giới của Gaza để ngăn chặn vũ khí đến Hamas.
Người Palestine ở Gaza và Bờ Tây nói rằng họ đang đau khổ vì các hành động và hạn chế của Israel. Israel nói rằng họ chỉ hành động để bảo vệ khỏi bạo lực của người Palestine.
Tình hình leo thang kể từ khi bắt đầu tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo vào giữa tháng 4 năm 2021, với các cuộc đụng độ hàng đêm giữa cảnh sát và người Palestine.
Việc một số gia đình Palestine ở Đông Jerusalem bị đe dọa đuổi ra khỏi nhà cũng khiến sự tức giận gia tăng.
Có một số vấn đề mà Israel và Palestine không thể thống nhất.
Ví dụ như điều gì sẽ xảy ra với người tị nạn Palestine, liệu các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây bị chiếm đóng nên giữ lại hay bị dỡ bỏ, liệu hai bên có nên chia sẻ Jerusalem, và - có lẽ khó khăn nhất - liệu một nhà nước Palestine có nên được thành lập cùng với Israel hay không.
Các cuộc đàm phán hòa bình đã diễn ra liên tục trong hơn 25 năm, nhưng cho đến nay vẫn chưa giải quyết được xung đột.
Tóm lại, tình hình sẽ không sớm được giải quyết.
Kế hoạch hòa bình gần đây nhất do Mỹ chuẩn bị khi Donald Trump làm Tổng thống - được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi là "thỏa thuận của thế kỷ" - đã bị người Palestine bác bỏ là phiến diện.
Bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai sẽ cần cả hai bên đồng ý để giải quyết các vấn đề phức tạp.
Cho đến khi điều đó xảy ra, xung đột sẽ tiếp tục.
Getty Images |
Thoạt đầu đa số người gốc Á bị hành hung ngày càng nhiều ở Mỹ là người già yếu không thể tự vệ, được cho là lựa chọn dễ dàng của giới căm ghét họ.
Nhưng tình hình bây giờ đã rất khác.
Cả người trẻ mới 29 tuổi cũng bị đâm chết như một người Mỹ gốc Việt ở tiểu bang Washington.
Tiếp xúc với BBC News Tiếng Việt, anh William Bùi, 30 tuổi, sinh ra và lớn lên ở New York, tâm sự:
"Vài tuần trước, lúc mẹ tôi gọi phôn hỏi con ơi kỳ thị có hệ thống là gì, thì tôi biết những vụ hành hung gần đây đang làm bà rất lo."
''Tôi nhắc là mẹ với ba là cần đi đâu thì kêu tụi con đến chở đi, lớn tuổi rồi... thì chưa đợi tôi dứt lời, mẹ đáp lớn tuổi gì, ông John Huỳnh gì mới bị đâm chết cỡ tuổi con đó.''
William kể sau khi buông điện thoại, anh ngỡ ngàng vì nỗi lo âu trong giọng người mẹ đã gần 70.
''Bây giờ thì không phải chỉ tụi tôi lo cho ba mẹ, mà ông bà cụ cũng phải lo cho mình nữa. Sống kiểu này chán quá.'' William than.
Thân mẫu của William Bùi có lý do để quan tâm. Trong vòng hơn một tháng qua, ngày càng nhiều nạn nhân châu Á bị hành hung là người trẻ hoặc trung niên.
Tại San Francisco, hôm 30/4, Bruce, người đàn ông châu Á 36 tuổi đang chờ sang đường ở ngã tư với đứa con mới lẫm chẫm biết đi ngồi trong xe đẩy, thì bị một người đàn ông từ phía sau, nhào đến đánh vào đầu, khiến ông ngã xuống đất.
Theo báo cáo của cảnh sát SFGATE, kẻ tấn công Bruce mới 26 tuổi, tên là Sidney Hammond, tiếp tục đánh Bruce sau khi ông đã ngã xuống đất, cho đến khi cảnh sát kéo đến lôi hắn ra.
Nói chuyện với đài truyền hình địa phương, Bruce cho biết cảm giác an toàn của anh ''hoàn toàn bị phá vỡ.''
''Tôi không bảo vệ được con. Tôi nằm dưới đất, và con thì ở trong một xe đẩy đang bị lăn đi, đó là trải nghiệm hãi hùng nhất của một người làm cha.'' Bruce tâm sự.
Hôm 3/5, tại thành phố New York, cảnh sát công bố một video có dấu chân của nghi phạm mà họ đang truy lùng trong vụ tấn công một phụ nữ châu Á 31 tuổi.
Người đàn bà 31 tuổi này bị tấn công bằng búa khi đang đi dạo với người bạn trong khu Hell's Kitchen, tối Chủ nhật 2/5. Đây là một trong những sự việc mới nhất trong chuỗi các vụ tấn công bạo lực nhằm vào người châu Á trên khắp Hoa Kỳ.
Đoạn phim của cảnh sát cho thấy nữ nghi phạm hét lên yêu cầu nạn nhân cởi khẩu trang ra.
Nạn nhân trẻ tuổi nhất và làm cộng đồng người Việt rúng động nhất là anh John Huỳnh, 29 tuổi, bị đâm chết ở gần nhà tại khu Bothell, thành phố Seattle, thuộc tiểu bang Washington, đêm 25/4.
Sở Cảnh sát Bothell cho biết họ đang điều tra "tất cả các động cơ có thể có" trong cái chết của anh.
Tuy nhiên, theo hồ sơ tòa án, John Huỳnh bị nghi phạm là Patrick william, 25 tuổi, đâm nhiều nhát, có nhát trúng tim, sau khi hai bên lời qua tiếng lại về vấn đề đeo khẩu trang. John Huỳnh chết ngay tại chỗ.
Cảnh sát, trong đa số trường hợp, khá ngần ngại trong việc tuyên bố lý do của việc tấn công, nhất là khi có tử vong.
Nhưng giới ủng hộ AAPI và các nhà hoạt động cho rằng đây là những tội ác thù ghét và thường liên quan đến tâm lý đổ lỗi cho người châu Á về sự lây lan của Covid-19, một biến cố bị chính trị hóa trầm trọng ở Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump.
Theo BBC, khi Covid bắt đầu bùng phát mạnh ở Mỹ, cơ quan FBI đã cảnh báo rằng họ dự kiến tội ác thù hận với những người gốc Á sẽ gia tăng.
Dữ liệu tội phạm căm thù của liên bang cho năm 2020 hiện vẫn chưa được công bố, nhưng số tội phạm căm thù năm 2019 đã ở mức cao nhất trong hơn một thập niên.
Cuối năm ngoái, Liên Hiệp Quốc đưa ra một báo cáo chi tiết về "mức độ đáng báo động" của bạo lực có động cơ chủng tộc và các sự việc thù hận khác với người Mỹ gốc Á.
Rất khó để xác định con số chính xác cho các tội phạm liên quan đến kỳ thị chủng tộc, vì không có tổ chức hay cơ quan chính phủ nào theo dõi vấn đề này lâu dài, hơn nữa các tiêu chuẩn báo cáo có thể khác nhau giữa các khu vực.
Tuy nhiên, một báo cáo cho biết các vụ kỳ thị mang tính thù hằn chống người châu Á tăng gần 150% vào năm 2020.
Và nhóm Stop AAPI Hate mới đây cho biết họ đã nhận được báo cáo về 6.603 vụ tấn công từ tháng Ba 2020 đến tháng Ba 2021 so với khoảng 3.800 vụ trong suốt năm 2020, một sự gia tăng đáng kể.
Getty Images |
Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, hơn 1/3 người Mỹ gốc Á nói họ sợ có thể bị ai đó bất chợt đe dọa hoặc tấn công, hơn 80% nói họ cảm thấy rằng nạn tấn công vì thù ghét kỳ thị chủng tộc đang gia tăng.
Khó giải thích được hiện tượng tại sao ngày càng nhiều người trẻ gốc Á bị tấn công đưa con số nạn nhân nói chung ngày càng lên cao.
Trả lời phỏng vấn của BBC News, Amanda Nguyễn, một nhà hoạt động gốc Việt, sáng lập viên của tổ chức phi lợi nhuận Rise, cho rằng sự gia tăng này đến từ tình trạng "bỏ sót diện rộng" người Mỹ gốc Á trong các cuộc đối thoại về văn hóa.
Mặc dù dân số gốc Á tăng nhanh hơn so với các nhóm thiểu số khác trong dân số Hoa Kỳ, nhưng truyền thông không đưa tin nhiều về những câu chuyện của cộng đồng này, và mối quan tâm của họ cũng không được các đảng chính trị mấy quan tâm, bà Amanda Nguyễn nói với BBC.
Bàn về việc này trên Twitter, chủ tài khoản 'Stocks-R-Hard' thắc mắc:
'Tại sao người châu Á không mang theo vũ khí tùy thân, và không chống cự, đó là điều tôi không hiểu nổi.''
Người có tài khoản Sokunthy đáp:
''Người Á đông chúng tôi không tin vào việc mang vũ khí. Chúng tôi cũng không đánh trả mà chỉ bỏ đi. Văn hóa nhiều đời nó thế, khó sửa.''
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, Sharon Trần, 26 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Los Angeles, California, nói:
''Trước đây việc là người Á đông không bao giờ làm tôi bận tâm, nhưng lúc này thì định đi đâu, làm gì cũng phải suy tính kỹ hơn.''
''Sự e ngại luôn lẩn khuất đâu đó. Tôi thường thấy mình có cảm giác nặng nề và không tự do và vô lo như trước,'' cô giải thích.
Sharon Trần kể sau khi có tin nhiều người trẻ gốc Á bị hành hung, cha cô đã giục cô ghi danh ngay vào một lớp Taekwondo ở gần nhà để học cách tự vệ, và cô đã làm theo, dù ''không bao giờ nghĩ là mình một ngày sẽ đi học võ.''
Ted Nguyễn, 28 tuổi, bạn trai của Sharon, cũng sinh ra ở Mỹ, phản ứng mạnh mẽ hơn:
''Nạn kỳ thị người châu Á đã có từ lâu, và ở một chừng mực nào đó, người châu Á, nhất là thuộc thế hệ thứ nhất, chọn thái độ nhẫn nhịn, cho đó là cái giá phải trả khi định cư ở xứ người.'' anh nói với BBC News Tiếng Việt.
Và khẳng định:
''Rõ ràng là người gốc Á ngày càng bị tấn công nhiều. Cứ vài ngày lại nghe tin có người bị đâm, bị đập. Đột nhiên những kẻ hung bạo này chính là đại dịch, chứ virus không phải đại dịch. Không thể chấp nhận được!''
''Tôi từ đầu tháng Tư đã tham gia vào các tổ chức chống nạn thù hận người AAPI ở địa phương. Tụi tôi rủ nhau quyên tiền làm những việc thiết thực như mua còi báo động tặng người cao niên, tổ chức những nhóm theo dõi chia nhau đến các khu phố để bảo vệ người già.'' Ted kể.
''Chúng tôi học việc mua còi báo động từ nhóm 'Asians in America' ở New York. Họ rất thực tế. Giúp người già tự vệ khó hơn việc tặng cho họ chiếc còi báo động nhiều. Nói tóm lại chúng tôi phải lên tiếng, phải có hành động.
''Trước làn sóng người bị tấn công, tụi tôi nhận ra là mình phải tự giải quyết vấn đề. Không thể chấp nhận sống trong sợ hãi, mà cũng không thể ngồi chờ những bộ luật cấm tội ác thù ghét của chính phủ giúp mình được.'' Anh kết luận.
"Chắc để học võ khá một chút, tôi cũng sẽ tham gia những tổ chức này. Không thể ngồi yên được nữa.'' Sharon, bạn gái Ted, phụ họa.
Những cuộc hành hung gần đây đã tạo một loạt phản ứng.
Nhiều người nổi tiếng như nữ tài tử Trung Quốc Gemma Chan, cũng lên tiếng ủng hộ chiến dịch quyên tiền để chống nạn thù ghét người gốc Á.
Getty Images. Nữ tài tử Gemma Chan |
Gemma Chan nói cha mẹ cô cũng phải đối mặt với những cuộc tấn công bằng lời từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch, và kêu gọi mọi người nâng cao nhận thức và hỗ trợ phong trào.
"Giống như nhiều người khác, tôi lo lắng cho người thân mỗi khi họ ra khỏi nhà hoặc dùng phương tiện giao thông công cộng," Gemma tiết lộ.
Nam diễn viên Henry Golding cũng cam kết ủng hộ phong trào.
"Sự căm ghét người châu Á đã lan tràn khắp nơi trên thế giới, không chỉ ở Mỹ," bạn diễn Crazy Rich Asians của Gemma viết trên Instagram.
Được gắn nhãn hiệu ''người thiểu số gương mẫu'' nhiều người Mỹ gốc Á trước đây đã chọn thái độ nhẫn nhịn, và cố hòa mình vào dòng chính, mong được sống yên bình với người bản xứ.
Nhưng những cuộc tấn công gần đây khiến nhiều người trẻ nhận ra là họ phải tích cực hơn trong việc đối phó với nạn thù ghét hiện không thấy có dấu hiệu nguôi ngoai.
Cố Thượng nghị sỹ John McCain, trong bức ảnh chụp ngày 29/5/2015 tại một buổi nói chuyện với sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở TPHCM, là một trong những người đã nỗ lực rất lớn cho tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. |
Phải mất 20 năm sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam và Mỹ mới bình thường hoá được mối quan hệ và hơn 1/4 thế kỷ kể sau đó, hai quốc gia cựu thù vẫn chưa thể nâng cấp mối quan hệ lên tầm chiến lược dù song trùng về lợi ích trước những quan ngại về Trung Quốc. Vì sao?
Với nhiều nỗ lực từ những thượng nghị sỹ Mỹ như John McCain và John Kerry trong hai thập kỷ sau chiến tranh, Việc Nam và Mỹ mới có được một sự tin tưởng và thiện chí để hoà giải mối quan hệ cựu thù. Từ đó, Tổng thống Bill Clinton mới ra quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam vào năm 1994 và hai nước chính thức bình thường hoá quan hệ một năm sau đó.
Nhưng trong một thời gian dài sau khi bình thường hoá, mối quan hệ của hai nước không thực sự là bình thường, theo nhận định của Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Việt, trưởng khoa chính trị quốc tế và ngoại giao của Học viện Ngoại giao Việt Nam.
“Lòng tin là yếu tố lớn làm cản trở mối quan hệ giữa hai nước để có thể tiến xa hơn,” TS Việt nói tại buổi thảo luận về tương lai quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Mỹ do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington tổ chức hôm 29/4 qua hình thức trực tuyến.
TS Việt, người có luận án tiến sỹ về mối quan hệ Mỹ-Việt tại Đại học Virginia, cho biết mối quan hệ giữa hai nước phát triển rất chậm trong những năm sau khi bình thường hoá. Ông Việt đưa ra ví dụ về sự khó khăn trong việc thương thảo giữa Mỹ và Việt Nam về Hiệp định Thương mại Song phương và Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn mà ông nói là đã mất rất nhiều thời gian. Theo TS Việt, một trong nhiều yếu tố, mà ông tìm hiểu được qua các nghị sỹ như John McCain và Jim Webb cùng nhiều quan chức cấp cao của Việt Nam cho biết, đó là “lòng tin.”
Cuộc chiến tranh kéo dào gần 20 năm đã khiến cho cả hai phía mất mát nhiều sức người và của. Hơn 58.000 binh lính Mỹ thiệt mạng ở Việt Nam trong khi phía Việt Nam cho biết hơn 2 triệu người dân và quân nhân Việt bị giết hại. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, Mỹ áp đặt lệnh cấm vận lên Việt Nam cho đến khi dỡ bỏ vào ngày 12/7/1995.
“Có những hận thù từ cả hai phía,” Murray Hiebert, nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình Đông Nam Á tại CSIS cho biết khi nói về lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ tại buổi hội thảo của trung tâm nghiên cứu này. “Quân đội Việt Nam chắc chắc là rất coi trọng quân đội Mỹ nhưng họ thực sự không hoàn toàn tin tưởng nhau.”
Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài từ cựu thù đến khi trở thành đối tác của nhau. Trong những năm gần đây, hai nước trở nên gần gũi hơn một cách nhanh chóng do mối quan ngại chung về các tuyên bố chủ quyền và hành xử hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
“Tuy nhiên vẫn còn thiếu vắng sự tin tưởng giữa Việt Nam và Mỹ,” Bich Tran, nhà nghiên cứu chuyên về chính sách an ninh và đối ngoại Việt Nam tại Viện nghiên cứu Verve, nói tại buổi thảo luận hôm 29/4. Một trong số những lý do để phía Việt Nam chưa có hoàn toàn niềm tin vào Mỹ, theo nhà nghiên cứu này, là vì “có những nghi ngờ từ phía Hà Nội rằng việc Mỹ ủng hộ các nhà bất đồng chính kiến cỗ vũ cho dân chủ và ủng hộ những tiêu chuẩn về nhân quyền là nhằm lật đổ Đảng Cộng sản trong một tiến trình được gọi là ‘diễn biến hoà bình’.”
Một báo cáo cập nhật của Quốc hội Mỹ về tình hình quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đưa ra hồi tháng 2 vừa qua cho biết mối quan hệ song phương giữa hai nước còn bị hạn chế bởi một số yếu tố trong đó có việc các lãnh đạo Việt Nam còn nghi ngờ rằng “mục tiêu lâu dài của Hoa Kỳ là thấy được sự chấm dứt độc quyền quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua diễn biến hoà bình.”
Một lý do khác, theo bà Bich Tran, hiện cũng là một thành viên của Chương trình Đông Nam Á tại CSIS và ứng viên Tiến sỹ tại Đại học Antwerp, là Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc miễn trừ Việt Nam khỏi bị trừng phạt nếu mua vũ khí của Nga theo Đạo luật Chống Đối thủ (CAATS) của Hoa Kỳ mặc dù Quốc hội Mỹ hồi tháng 7/2018 đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách này.
Giám đốc cấp cao về Đông Á và Châu Đại Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Edgard Kagan cũng thừa nhận sự khó khăn trong việc thay đổi sự phụ thuộc về thiết bị quốc phòng của Việt Nam đối với Nga. “Đây không phải là điều có thể thay đổi nhanh chóng và có nhiều yếu tố trong đó,” ông Kagan nói tại buổi hội thảo của CSIS hôm 29/4.
Tuy nhiên dữ liệu thống kê của Viện Nghiên cứu Hoà bình (SIPRI) ở Stockholm của Thuỵ Điển cho thấy giao dịch mua vũ khí của Việt Nam từ Nga giảm đáng kể trong giao đoạn từ 2000-2019 so với 10 năm trước đó, từ 68% xuống 25%. Các nhà cung cấp vũ khí cho Việt Nam giờ đây ngoài Nga, còn gồm có Canada, Israel, Ukraine và Slovakia trong số những nước khác.
Đối tác chiến lược
Việt Nam và Mỹ ký kết hiệp định đối tác toàn diện vào năm 2014 và kể từ đó đã có những cuộc hội thoại giữa hai bên về việc nâng tầm mối quan hệ. Theo các chuyên gia và các nhà quan sát chính trường Việt Nam, kể từ năm 2019, hai nước đã muốn nâng cấp đối tác toàn diện lên tầm chiến lược. Tuy nhiên, điều đó chưa xảy ra dù Việt Nam và Mỹ vừa kỷ niệm 25 năm bình thường hoá quan hệ.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc, tại buổi thảo luận đầu tiên về tương lai quan hệ Việt-Mỹ do CSIS tổ chức hôm 27/4, nói rằng hợp tác song phương giữa Việt Nam và Mỹ bản chất đã là “chiến lược” và rằng điều duy nhất cần làm là đổi tên của mối quan hệ. Cùng có nhận định tương tự, nhà nghiên cứu cấp cao về chính sách quốc phòng của RAND Corporation, Derek Grossman, cho biết trong một buổi hội thảo của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak gần đây rằng dù mối quan hệ của Việt Nam và Mỹ mới ở tầm toàn diện nhưng hai nước đã hợp tác ở tầm chiến lược trong nhiều lĩnh vực.
Theo Đại sứ Ngọc, cả Việt Nam và Mỹ đều mong muốn nâng mối quan hệ lên một tầm cao mới trong tương lai gần.
Hoa Kỳ được cho là muốn nâng cấp quan hệ toàn diện với Việt Nam lên tầm chiến lược để có khả năng hợp tác với quốc gia Đông Nam Á nhiều hơn nhằm kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc nhưng vì một số lý do mà điều này chưa được thực hiện, một phần trong đó như theo Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales ở Úc từng cho biết trong lần trả lời phỏng vấn trước đây với VOA rằng có sự khác biệt trong các nhận định về “chiến lược” của hai nước. Việt Nam không muốn liên minh quân sự với bất cứ nước nào để chống lại nước thứ 3 trong chính sách quốc phòng “4 không” của mình trong khi theo GS Thayer, Mỹ nhìn nhận “chiến lược” theo hướng đồng minh trong hợp tác an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên điều này dường như đang thay đổi khi Việt Nam, trong Sách trắng Quốc phòng đưa ra năm 2019, dù chuyển chính sách “3 không” thành “4 không” nhưng lại mở ngỏ khả năng liên minh trong trường hợp cần thiết.
“Sách trắng Quốc phòng mới nhất của Việt Nam nói rằng tuỳ vào tình hình và điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ xem xét phát triển các mối quan hệ quốc phòng và quân sự phù hợp cần thiết với các nước khác bất kể sự khác biệt về thể chế chính trị và mức độ phát triển,” nhà nghiên cứu Bich Tran nói. “Điều này sẽ mở đường cho Việt Nam hợp tác sâu rộng hơn với các nền dân chủ như Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ.”
Theo ông Kagan, người được Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm vào Hội đồng An ninh Quốc gia hồi tháng 1 vừa qua, cho biết Mỹ và Việt nam “có cơ hội để đưa mối quan hệ lên tầm cao mới.”
Cải thiện lòng tin
Có nhiều bằng chứng cho thấy Việt Nam và Mỹ đang xây dựng được lòng tin với nhau, trong hầu hết mọi lĩnh vực từ chính trị, an ninh, quốc phòng cho tới kinh tế, bất chấp một quá khứ bi kịch và những khác biệt giữa hai nước, theo TS Việt.
“Chúng ta thấy rằng ngày nay Mỹ tôn trọng hệ thống chính trị của Việt Nam và đã có nhiều cuộc gặp cấp cao trong những năm gần đây hơn rất nhiều so với trước kia,” TS Việt nói.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở thành nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đầu tiên đến thăm Nhà Trắng trong chuyến công du tới Washington năm 2015. Một năm sau đó, Tổng thống Barack Obama đã dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Mối quan hệ Việt-Mỹ càng sâu sắc hơn dưới thời Tổng thống Donald Trump khi ông có 2 chuyến công du tới Việt Nam trong 4 năm nhiệm kỳ của mình. Bên cạnh đó là các chuyến thăm dày đặc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và các quan chức cấp cao tới Hà Nội.
Một khảo sát gần đây của một viện nghiên cứu ở Singapore cho thấy 84% người Việt Nam được hỏi trả lời rằng họ tin tưởng vào Hoa Kỳ, một trong những tỷ lệ cao nhất ở khu vực.
Không chỉ có mức độ lòng tin được nâng cao, Việt Nam giờ đây cũng đã thực hiện nghiêm túc hơn các yêu cầu của phía Hoa Kỳ, theo TS Việt. Điều này được thể hiện qua việc Việt Nam tích cực giúp tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Trong khi đó, Mỹ hồi tháng 7 năm ngoái công bố sẽ trợ giúp Việt Nam trang thiết bị tách chiết và phân tích ADN hiện đại để tìm kiếm và xác định danh tính của hơn 200.000 quân nhân Việt Nam còn mất tích trong chiến tranh. Từ năm 1985, Mỹ và Việt Nam đã cùng phối hợp tìm kiếm hài cốt các quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh kéo dài gần 2 thập kỷ này. Hiện có hơn 700 trong tổng số gần 2.000 bộ hài cốt quân nhân Mỹ mất tích tại Việt Nam đã được xác định và hồi hương.
Ngoài hợp tác về tìm kiếm hài cốt quân nhân mất tích, Mỹ còn giúp Việt Nam tẩy rửa chất độc dioxin ở những vùng ô nhiễm, hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam và rà phá bom mìn chưa nổ.
“Giải quyết các di sản chiến tranh một cách có trách nhiệm hơn sẽ là chìa khoá để xây dựng lòng tin nhiều hơn giữa hai nước,” TS Việt nói.
Nhân quyền là một trong những khác biệt lớn nhất giữa hai nước và là một vấn đề “tế nhị” nhất trong mối quan hệ Việt-Mỹ, nhưng giờ đây hai bên đã có thể thẳng thắn nói chuyện được với nhau, theo nhận định của TS Việt.
Cùng nhận định này, ông Kagan cho rằng “nhân quyền rõ ràng vẫn còn là một thách thức nhưng chúng tôi đã đạt đến điểm mà không còn gì phải giấu giếm nữa khi chúng tôi nhận thấy là chúng tôi phải tìm cách để đạt được tiến bộ chứ không chỉ là chỉ tay về phía nhau.”
Mỹ và Việt Nam hàng năm tổ chức Đối thoại Nhân quyền, được coi là một trong 9 kênh thông tin trao đổi nhằm nâng cao sự phát triển mối quan hệ toàn diện giữa hai nước. Ngay sau khi Đối thoại Nhân quyền năm 2020 kết thúc hồi tháng 10 năm ngoái, Việt Nam đã bắt ngay nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ ngay sau đó cũng lên tiếng chỉ trích việc bắt giữ này.
Chính quyền Biden đặt nhân quyền vào trọng tâm trong chính sách đối ngoại với các nước và sự tiếp cận của Washington đối với các vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên, chưa rõ chính quyền Biden sẽ áp dụng chính sách này với Việt Nam như thế nào.
Theo ông Kagan, Mỹ xem Việt Nam là một lãnh đạo chủ chốt trong khu vực và là một đối tác quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Và dù còn có những “xích mích” trong mối quan hệ với Việt Nam, nhưng ông “cực kỳ lạc quan” về tương lai đối tác giữa hai nước.
Trong Hướng dẫn Tạm thời về Chiến lược An ninh Quốc gia mới được chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa ra hồi tháng 3, Việt Nam được nêu tên cụ thể như là một tối tác được Washington nhắm tới để làm sâu sắc hơn trong hợp tác an ninh khu vực. Gần đây nhất, chính quyền Biden cũng đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ của Mỹ.
“Đây là một mối quan hệ rất khác biệt nhưng cũng là mối quan hệ mà chúng tôi có rất nhiều mối quan tâm chung,” ông Kagan nói và cho biết Mỹ muốn mở rộng quan hệ đối tác với Việt Nam. Còn theo TS Việt, với thiện chí và sự tin tưởng lẫn nhau được tăng cao cùng nhiều lợi ích chung giữa hai nước, tương lai quan hệ đối tác Việt Nam và Mỹ sẽ ngày càng tiến lên.