Vượt qua Việt
📧   ||  A  A  A  A 
Nước Việt Mới
Dân chủ, Phát triển & Hiện đại nhằm theo kịp đà Tiến hóa của loài người

Nước Việt hôm nay (4)

Đọc báo mạng

Bài mới hơn Bài cũ hơn Mục lục Trang chính

21/05/2021 - baotiengdan

Hòn ngọc Viễn Đông

Nguyễn Thông
21-5-2021

Mấy hôm rồi, khi đi gặp gỡ cử tri ở TP.HCM, ông chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, người được (không biết là giới thiệu hay chỉ định) bầu làm đại biểu quốc hội tại thành phố này đã có nhiều phát biểu rất… ông Phúc. Chả hạn, ông bảo đột phá về hạ tầng cho khu vực Hóc Môn – Củ Chi thì đất nơi đây sẽ thành đất vàng (nghe nói vậy, ông bạn tôi càu nhàu các bố lúc nào cũng chỉ đất đất). Ông còn nói TP.HCM không chỉ làm đầu tầu nữa mà phải là trực thăng cất cánh… Tôi thì tôi nhớ nhất ông nói “TP.HCM phải thành hòn ngọc tỏa sáng Viễn Đông”.

Đi vận động bầu cử, lẽ dĩ nhiên phải nói nhiều. Chẳng ai tới gặp gỡ cử tri cứ ngồi im thin thít, hết giờ thì về. Mà cũng lạ, dân gặp được mỗn lần, cũng chả biết con người của các ứng cử viên thế nào, mà chính quyền cứ buộc dân phải sáng suốt lựa chọn những người xứng đáng, chọn thế quái nào được. Lão hàng xóm nhà tôi cười, nếu tao mà sáng suốt thì các vị ấy đi tàu suốt hết, nhất là với những ông bà kiên định tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ông Phúc tất nhiên sẽ trúng chắc, bầu cũng thế, mà không bầu cũng thế. Ông này mà trượt, cứ chặt đầu tôi. Vậy nên ổng nói gì, nghe cho vui. Tìm được niềm vui bây giờ khó lắm, bởi đời vốn quá nhiều nỗi buồn.

Ngày xưa, chả biết tự thời nảo nao nào, thiên hạ ví Sài Gòn là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Đó là thứ danh hiệu, là tấm huân chương đặc biệt người ta trao cho Sài Gòn. Người Sài Gòn tự hào và hãnh diện về điều này. Vang bóng một thời. Rồi thời thế đổi thay, ngọc mờ dần, chả mấy ai nhắc tới nữa.

Đáng nhẽ ông chủ tịch nước chỉ cần nói “Hòn ngọc Viễn Đông” là đủ, tự dưng lại màu mè thêm thắt thành “Hòn ngọc tỏa sáng Viễn Đông” khiến sai tè le. Vì sao sai?

Bàn chút về từ ngữ. Đông tức là phương đông, phía đông, cũng để chỉ vùng đất ở đông địa cầu. Khi quả đất quay theo chu kỳ, phía đón nắng mặt trời trước thì là đông, phía đón sau là tây. Có địa danh phương đông và phương tây là vậy. Mao bên Trung Quốc từng nổi tiếng với câu “Gió đông thổi bạt gió tây”. Cụ Hồ có câu thơ (được dịch ra là): “Phương đông màu trắng chuyển sang hồng/Bóng tối đêm tàn quét sạch không”. Những lời của vĩ nhân thường nhiều hàm chứa, không thể hiểu kiểu 1 + 1 = 2 được.

Viễn nghĩa là xa. Ta thường nói “kính nhi viễn chi”, kính trọng (kính) ai đó (chi) nhưng (nhi) chỉ nên cách xa (viễn), đừng có lại gần. Khổng Tử dạy kính trọng quỷ thần thì đừng có gần. Viễn vọng là ngóng về nơi xa, viễn thị là nhìn xa (ngược với cận thị là nhìn gần), vĩnh viễn là mãi mãi xa. Truyện Kiều có câu “Có người viễn khách tìm vào vấn danh”, ông khách ở xa tới hỏi tên…

Ngày trước người ta định rằng ở phía đông địa cầu có vùng Viễn Đông. Đó là vùng xa xôi, chậm tiến, lạc hậu, nghèo nàn, cổ hủ…, trái ngược với phương Tây văn minh, tiến bộ, phát triển. Viễn Đông gồm cả Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… chứ không phải chỉ là Đông Á hoặc Đông Nam Á như nhiều người nghĩ. Ngày xưa, dưới mắt mấy ông tây đi khai hóa, thì Viễn Đông cũng chỉ là nơi mà ta quen gọi “vùng sâu vùng xa” bây giờ.

Vậy nên, dưới thời Pháp cai trị, Sài Gòn mà được phong là “Hòn ngọc Viễn Đông”, quả thật rất đáng ngưỡng mộ, hãnh diện. Khi đó, những thành phố lớn, cực lớn ở Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… đã rất phát triển, vậy nhưng Sài Gòn được xem là thành phố ngọc, hòn ngọc của khu vực rộng lớn này, đủ biết nó đẳng cấp thế nào. Người Pháp đã tạo nên một Sài Gòn hoa lệ, giàu có, hiện đại, tầm cao; tiếp nữa chế độ Việt Nam cộng hòa đã phát huy duy trì được. Sài Gòn trước năm 1975, dù bị chiến tranh, nhưng mấy thành phố thủ đô của Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Singapore còn phải xách dép chạy theo nó. Còn giờ nó thế nào, ra sao, là gì, vì sao… không cần phải giải thích.

Sài Gòn là hòn ngọc Viễn Đông thì bản thân ngọc tự tỏa sáng, nhất là khi xung quanh vẫn mờ mịt. Giờ xung quanh nhất loạt thành ngọc rồi, sáng trưng rực rỡ rồi, mình chỉ phấn đấu thành ngọc đã khó, lại còn đòi tỏa sáng. Muốn tỏa sáng được vùng Viễn Đông, chỉ còn cách đề nghị những ngọc kia tự tắt sáng vài chục năm, thậm chí cả trăm năm. Khát vọng là đáng quý, nhưng phải hợp lý, biết điều. Không thể cứ nói văng mạng xong là hết trách nhiệm.

Tôi chỉ mong Sài Gòn tương lai năm xa nào đó lại thành “hòn ngọc Viễn Đông” giữa bao nhiêu ngọc, thế là mãn nguyện lắm rồi, chứ không phải “hòn ngọc tỏa sáng Viễn Đông” rất khó thành. Có nhẽ phải đợi đến đời cháu hoặc chắt, F3, F4…

Đầu trang

21/05/2021 - voatiengviet

Viết bài ‘ảnh hưởng’ đến bầu cử, một blogger Việt Nam bị bắt

Ông Trần Ngọc Sơn bị bắt theo Điều 331 Bộ luật hình sự. Báo Vĩnh Phúc loan tin hôm 20/5/2021.

Công an ở tỉnh Vĩnh Phúc vừa bắt giam ông Trần Ngọc Sơn, người dùng Facebook với tên Trần Giảm, vì đăng nhiều bài viết “đả kích chính quyền”, “ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh liên quan cuộc bầu cử” sắp diễn ra.

Cổng thông tin Công an Vĩnh Phúc hôm 20/5 loan tin rằng ông Trần Ngọc Sơn, 56 tuổi, bị bắt với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo Điều 331 Bộ luật hình sự.

Chính quyền Vĩnh Phúc cho rằng ông Sơn “đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung đả kích, xuyên tạc, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức của Đảng”.

Những bài viết và video của ông Sơn bị cho là “có tác động tiêu cực đến an ninh trật tự, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh liên quan cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kì 2021-2026”.

Trong một đoạn bình luận hôm 8/5 về việc so sánh bầu cử Việt Nam và Mỹ, trang Facebook Trần Giảm viết: “Bọn Mỹ lắm chuyện, bầu cử xong rồi mà luật pháo vẫn soi mói nhau để phế truất người thắng cử. Bọn ta cộng sản văn minh hơn, bầu lúc nào cũng 89%-99% thành công tốt đẹp, còn nhìn xa trông rộng đến 2045 và lâu dài hơn nữa, kể cả nhiều kẻ ngu tham, không hiểu biết Hiến pháp và pháp luật, nhưng vẫn làm lãnh đạo tốt.”

Trong diễn biến liên quan, hôm 20/5, tổ chức nhân quyền Article 19 có bài viết “Việt Nam cần chấm dứt đàn áp tiếng nói độc lập trước bầu cử”, trong đó kêu gọi Hà Nội nên trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những người có nguyện vọng ứng cử nhưng đang bị giam giữ như Trần Quốc Khánh, Lê Trọng Hùng, Lê Chí Thành, và thực hiện các bước để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, kể cả trên mạng, trong mọi vấn đề liên quan đến bầu cử Quốc hội.

Ông Matthew Bugher, Trưởng Chương trình châu Á của tổ chức Article 19, nói: “Việc giam giữ những ứng cử viên tự ứng cử chỉ vì đã thảo luận về luật pháp và chính trị của Việt Nam trên mạng xã hội là bằng chứng cho thấy cuộc bầu cử sắp tới sẽ chẳng có gì khác ngoài một trò hề”.

“Chắc chắn không ai có thể mong đợi một cuộc bầu cử tự do và công bằng ở Việt Nam, nhưng các biện pháp đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền đối với giới bất đồng chính kiến là rất đáng báo động.”

Theo tổ chức Article 19, làn sóng đàn áp gần đây của Việt Nam trước thềm bầu cử Quốc hội ngày 23/5 trái với các nguyên tắc quốc tế về tự do ngôn luận và bầu cử cũng như nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị.

“Đối thoại cởi mở và quyền tự do bày tỏ ý kiến phản biện là những yếu tố nền tảng của nền dân chủ và đặc biệt quan trọng trong thời gian bầu cử,” ông Bugher nói. “Việt Nam nên chấm dứt tình trạng quấy rối các ứng cử viên độc lập và thực hiện các bước ngay lập tức để thúc đẩy một nền truyền thông tự do, độc lập và đa dạng.”

Truyền thông Việt Nam hôm 19/5 dẫn lời Trung tướng Tô Ân Xô, Phát ngôn viên Bộ Công an cho biết: “Các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu ngày càng có nhiều âm mưu, hoạt động chống phá quyết liệt, ngày càng manh động, liều lĩnh”, và kêu gọi cảnh giác với “những âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá cuộc bầu cử, lợi dụng cuộc bầu cử để chống phá Đảng, Nhà nước.”

Đầu trang

Diễm Thi, RFA - 2021-05-19 - rfa

Không ai có thể chống chính quyền chỉ bằng miệng!

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội ngày 12/11/2017. AFP

“Thông tin xấu độc”

Cách đây đúng một tuần, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông. Chỉ thị nêu rõ, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị.

Theo đó, tất cả các Bộ, Ngành liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông… đều có trách nhiệm chủ động cung cấp thông tin nhằm định hướng dư luận, đẩy lùi thông tin, văn hóa xấu độc, nâng cao ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn chống phá.

Bên cạnh đó, Báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam có nhiệm vụ tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Nếu báo chí vi phạm sẽ bị xử lý.

Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) từ trước đến nay luôn luôn dùng những lời lẽ mị dân và dối trá để che giấu sự thật phía sau. Chính vì vậy mà họ phải tìm mọi biện pháp, họ vận động mọi cơ quan, đoàn thể trong nước, mọi Ngành và mọi Bộ để làm sao dập tắt những thông tin mà họ nói rằng xấu độc, nhưng thực tế đó là những thông tin nói lên sự thật.
Nhà báo Lê Trung Khoa

Nhà báo Lê Trung Khoa từ Đức nêu nhận xét, trước tình hình internet ngày càng toàn cầu hóa, không thể giấu diếm mãi những thông tin không đúng sự thật nữa thì Đảng Cộng sản Việt Nam phải tìm cách đàn áp, đe dọa những tiếng nói trung lập và trung thực để họ không dám viết những thông tin sự thật lên nữa. Đó là lý do Nhà nước đưa ra những chính sách nhằm áp đặt những ý đồ đen tối của họ với những người viết trong nước và thậm chí cả những người Việt ở nước ngoài. Ông Khoa nói thêm:

“Theo tôi thì Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay luôn luôn dùng những lời lẽ mị dân và dối trá để che giấu sự thật phía sau. Họ định hướng dư luận bằng cách sử dụng toàn bộ những hệ thống, cơ quan báo chí của Nhà nước và không cho báo chí tư nhân xuất hiện và phát triển.

Chính vì vậy mà họ rất sợ những thông tin sự thật được đưa ra, được lan truyền, được bình luận của người dân, bởi nó sẽ làm cho việc tự diễn biến, tự chuyển hóa… mà ông Nguyễn Phú Trọng đang rất lo sợ.

Cũng chính vì vậy mà họ phải tìm mọi biện pháp, họ vận động mọi cơ quan, đoàn thể trong nước, mọi Ngành và mọi Bộ để làm sao dập tắt những thông tin mà họ nói rằng xấu độc, nhưng thực tế đó là những thông tin nói lên sự thật.” 

Theo định nghĩa của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thông tin xấu độc “là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, ‘đổi trắng, thay đen, lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu thù địch”.

Nhà báo Nguyễn An Dân thì có cái nhìn khác. Ông nói:

“Hiện giờ thông tin xấu độc được xem là thông tin không theo định hướng của Đảng. Người ta nói sự thật mất lòng. Kể cả mình nói đúng, nói sự thật nhưng làm mất uy tín của Đảng thì Đảng cũng coi đó là thông tin xấu độc.

Báo chí Việt Nam bây giờ nhiều nhu cầu lắm chứ không chỉ nhu cầu về thông tin. Cũng có khi người viết báo có cái bức xúc của họ, muốn làm đúng tâm nhà báo. Còn về luật pháp thì quy định trong lĩnh vực báo chí lại không rõ ràng. Tùy theo quyết định cá nhân của người quản lý báo chí thôi. Khi nào mà người quản lý báo chí thấy nội dung đó họ không thích thì họ tạm xếp vào thông tin xấu độc. Còn nó xấu với ai, độc với ai thì tính sau.

Nói thông tin xấu độc là nói rất chung chung. Có khi cán bộ của Đảng ở cấp dưới họ thấy đó là xấu độc, lên tới cấp cao thì lại là thông tin tốt thì sao?”

Hình minh hoạ. Một sạp báo trên đường phố Hà Nội. Reuters

“Âm mưu, thủ đoạn chống phá”

Từ nhiều năm qua, những từ ngữ như “chống phá” hay “thế lực thù địch” luôn được chính quyền nhắc đến trong tất cả các hình thức tuyên truyền lẫn hành động cụ thể.

“Chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch” là những cụm từ thường xuyên được lặp đi lặp lại từ trên các phương tiện báo chí truyền thông của Nhà nước cho đến các bài diễn văn của các cấp lãnh đạo cao nhất ở mọi lúc, mọi nơi.

Trong bài “Nhận diện, phản bác các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội” trên trang web của Đảng Cộng sản, bà Nguyễn Thị Lan, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, viết rằng: Các đối tượng chống phá còn tập trung lựa chọn những nhân tố “điển hình”, “sám hối”, “trở cờ”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để tập hợp lực lượng chống đối từ bên trong, xem đây là nguồn tán phát trực tiếp, hiệu quả nhất những thông tin xấu, độc.

Cái gọi là chống phá nó cũng chung chung lắm. Nếu nói về chống phá thì người dân lấy phương tiện gì để chống phá chính quyền ngoài cái miệng của họ? Không ai có thể chống phá chính quyền chỉ bằng cái miệng cả. Bây giờ dân trí cao rồi, nếu anh nói chống phá một cách chung chung như vậy là anh coi thường dân trí đó.
Nhà báo Nguyễn An Dân

Nhà báo Nguyễn An Dân cho rằng, không ai có thể chống phá Chính quyền chỉ bằng miệng:

“Cái gọi là chống phá nó cũng chung chung lắm. Nếu nói về chống phá thì người dân lấy phương tiện gì để chống phá chính quyền ngoài cái miệng của họ?

Người dân nói Đảng là xấu hay tốt không có nghĩa người dân đó xấu mà bản thân anh tốt đi thì người dân đâu có nói gì được. Cái quyền tự do ngôn luận như vậy mà tại sao gọi là người ta chống phá?

Không ai có thể chống phá chính quyền chỉ bằng cái miệng cả. Bây giờ dân trí cao rồi, nếu anh nói chống phá một cách chung chung như vậy là anh coi thường dân trí đó.”   

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam bằng nhiều hình thức, là mục tiêu của cả hệ thống chính trị Việt Nam, đặc biệt là những năm gần đây.

Cuối tháng tư vừa qua, Báo Quân đội Nhân dân, cơ quan truyền thông của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đã phát động cuộc thi báo chí “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”. Theo đó, các tác phẩm báo chí tham dự cuộc thi sẽ góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Ngay trong thời gian diễn ra Đại hội 13, ông Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu bên lề đại hội rằng: “Chúng ta càng thành công thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị càng điên cuồng chống phá vì chúng chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá chúng ta.”

Chỉ trong 20 ngày đầu năm 2021, tòa án Việt Nam đã kết tội chín người trong đó có ba nhà báo của Hội Nhà báo độc lập với mức án tổng cộng lên đến hơn 60 năm tù giam.

Tin, bài liên quan

Đầu trang

19/05/2021 - voatiengviet

49 người Việt được Bỉ cứu ngoài khơi khi đang cố vượt biên sang Anh

Cảng Zeebrugge, Bỉ, nơi quá cảnh của các nhóm di dân được buôn lậu từ Pháp sang Anh.

Giới hữu trách Bỉ vừa giải cứu 49 di dân Việt Nam gặp nạn ngoài khơi khi họ đang cố vượt biển sang Anh, truyền thông quốc tế dẫn thông cáo từ văn phòng công tố thành phố Bruges cho biết hôm 19/5.

Con tàu nhỏ chở những người tị nạn đã gặp sự cố ngoài khơi phía Tây của Bỉ và “không ai trong số họ gặp vấn đề nghiêm trọng nào về thể chất”, thông cáo cho biết thêm.

Cảnh sát biển của Bỉ đã chú ý đến con tàu vào sáng 19/5. Một máy bay trực thăng đã được điều đi theo dõi con tàu trong khi lực lượng cứu hộ tiếp cận để giải cứu những người trên tàu trong lúc con tàu đang trong tình trạng trôi dạt.

49 người Việt đã được vớt lên và giao cho cảnh sát ở Zeebrugge và được chuyển đến Ostend sau đó. Vài người trong số này bị hạ thân nhiệt.

Cảnh sát Bỉ cho biết sẽ mở một cuộc điều tra về tổ chức buôn người đã gây ra sự việc này.

“Dựa trên những phát hiện ban đầu, người ta nghi ngờ rằng con tàu khởi hành từ bờ biển Pháp, nhưng cuộc điều tra sẽ xác nhận điều này sau”, văn phòng công tố Bỉ cho biết.

Nhắc đến tình trạng tiếp diễn lâu nay, Thị trưởng thị trấn Koksijde của Bỉ, ông Vanden Bussche, cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với các đồng nghiệp người Pháp để chặn những người đang cố vượt biên. Chuyện những người tị nạn từ Pháp cố gắng đến Anh diễn ra hàng ngày. Những tình huống như vậy tất nhiên rất nguy hiểm”.

Di dân Việt Nam nằm trong số rất nhiều người tị nạn đang lưu trú ở các trại tại Grande-Synthe trên bờ biển phía bắc nước Pháp, và những người này cố gắng tìm cách vượt biên sang Anh. Theo tòa thị chính Grande-Synthe, có khoảng 100 người Việt Nam đã được đưa ra khỏi các trại để vào các nhà tạm trú vào ngày 6/5.

Tin cho hay các di dân Việt đưa đến Pháp qua các mạng lưới buôn người. Họ bắt đầu bay từ Việt Nam sang Moscow, Nga, và sau đó được vận chuyển sang châu Âu.

AFP dẫn lời thành viên Yann Manzi của tổ chức phi chính phủ Utopia, nơi chuyên giúp đỡ di dân, cho biết các di dân Việt Nam thường đi tách biệt với các nhóm di dân khác. Nhưng giờ họ ngày càng bị trộn lẫn vào với những nhóm dân từ châu Phi và các nước châu Á khác để chờ có chỗ trên tàu hoặc có cơ hội để nhảy lén vào thùng xe tải để tới điểm đến.

Chặng cuối của hành trình là vượt biển đến miền nam nước Anh trên xuồng hoặc trên xe tải, được chở bằng phà hoặc thông qua đường hầm Channel, được xem là chặng nguy hiểm nhất.

Vào tháng 10 năm 2019, 39 di dân Việt Nam đã được phát hiện chết ngạt trong một chiếc xe tải ở khu công nghiệp Grays, phía đông London, Anh. Điều tra cho thấy các di dân đã được đón ở miền bắc nước Pháp và quá cảnh qua cảng Zeebrugge của Bỉ.

Đầu trang

18 tháng 5 2021 - bbc

Việt Nam: Tạm thay lãnh đạo công an Đồ Sơn để điều tra bê bối

Nguồn hình ảnh, Tuoitre.vn. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc khởi tố nhóm cán bộ, chiến sĩ Công an quận Đồ Sơn, Hải Phòng để điều tra hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Công an thành phố Hải Phòng, Việt Nam, ngày 17/5 vừa bổ nhiệm nhân sự tạm thay Trưởng Công an quận Đồ Sơn.

Việc Đại tá Trần Tiến Quang được lãnh đạo Quận ủy Đồ Sơn và Công an TP Hải Phòng cho phép tạm nghỉ để đi chữa bệnh “theo nguyện vọng cá nhân” diễn ra ngay sau khi một số thuộc cấp của ông vào ngày 10/5 bị khởi tố bị can, bắt tạm giam vì hành vi “làm sai lệch hồ sơ vụ án”.

Ba cán bộ Công an quận Đồ Sơn này gồm: Trung tá Đinh Đình Việt (Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy); Thượng úy Đỗ Hữu Dũng (Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) và Thượng úy Nguyễn Viết Công (Cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội).

Trước đó khoảng 4 tháng, vào ngày 20/1/2021, người đầu tiên bị bắt, khởi tố bị can theo cùng cáo buộc vụ án này là Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, Đội phó Đội điều tra tổng hợp Công an quận Đồ Sơn.

Việc tiến hành bắt giữ ông Cường được thực hiện chỉ chưa đầy một tuần sau đơn tố cáo của nguyên thiếu tá Trịnh Văn Khoa, từng là cán bộ Công an quận Đồ Sơn.

Tố cáo

Theo truyền thông Việt Nam, ông Khoa công tác tại Công an quận Đồ Sơn từ tháng 03/2017, thuộc Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Tháng 05/2018, ông được điều động sang Đội điều tra tổng hợp, đã xin ra khỏi ngành và chính thức nhận quyết định xuất ngũ vào ngày 15/1/2021.

Vào ngày 20/1/2021 ông Khoa đã đứng ra tố cáo lãnh đạo, cán bộ Công an quận Đồ Sơn có hành vi sai trái liên quan tới việc thả 25 người sử dụng ma túy một quán karaoke ở quận Đồ Sơn trong vụ việc từ khoảng tháng 11 năm 2020.

Nguyên thiếu tá Trịnh Văn Khoa nói với truyền thông Việt Nam rằng những sai phạm ở Công an quận Đồ Sơn là rất nghiêm trọng, thể hiện sự coi thường pháp luật của những người thực thi pháp luật.

Theo ông Khoa thì hàng tháng, hàng quý được cấp trên “giao chỉ tiêu” bắt những người sử dụng, tàng trữ trái phép chất ma tuý nhưng “có vụ việc anh em bắt xong, họ lại thả, không xử lý đối tượng”.

Ảnh: Cường Vũ nongnghiep.vn. Ông Trịnh Văn Khoa trả lời phóng viên báo Nông Nghiệp về vụ án dẫn đến 4 cán bộ Công an quận Đồ Sơn bị bắt

Ông Khoa được dẫn lời kể lại vụ việc xảy ra vào rạng sáng 13/11/2020 khi phát hiện 28 người sử dụng trái phép chất ma túy bị bắt quả tang và được đưa về công an quận Đồ Sơn để lấy mẫu xét nghiệm và 25/28 đối tượng có kết quả dương tính.

"Tuy nhiên, đến đầu giờ chiều 13/11/2020, thiếu tá Cường, Phó Đội trưởng Đội điều tra tổng hợp, chỉ đạo tôi dừng lấy lời khai để những người bị tạm giữ gọi điện cho người thân”.

Ông Khoa kể lại sau đó ông thấy “nhiều người lạ ra vào cơ quan Công an quận gặp riêng đồng chí Cường và đồng chí Quang (Trần Tiến Quang, Trưởng Công an quận).

“Tầm 20h, lần lượt các đối tượng được thả về, người cuối cùng về là 22h30,” nguyên thiếu tá công an kể lại.

"Hai ngày hôm sau, tức thứ 2 (15/11/2020), đồng chí Cường có mang một tờ giấy về, ghi số tiền được lãnh đạo cho từ vụ việc đấy là 30 triệu và cho biết sếp Quang chỉ đạo cho 15 triệu vào quỹ của đội, còn 15 triệu mấy người trong đội chia nhau.

“Tuy nhiên, các anh em trong đội không nhận riêng mà nói cho hết số tiền 15 triệu vào quỹ của đội vì quỹ không còn, chỉ duy nhất đồng chí Cường cầm 6 triệu. Đến tối cùng ngày, đồng chí Cường gọi tôi và 3 anh em nữa phụ trách trinh sát vào phòng nói riêng, bảo cho thêm mỗi người 2,5 triệu, tổng là 10 triệu. Tuy nhiên, 4 anh em đều không ai nhận rồi đi về”.

Một trong những chi tiết đáng chú ý là ông Khoa mô tả về điều ông gọi là “cuộc ngã giá bất thành” từ những người trực tiếp liên quan đến vụ việc.

“Sau khi Viện Kiểm sát vào cuộc, bắt giữ thiếu tá Cường, Phó Đội trưởng Đội điều tra tổng hợp, thì có những người có xin gặp riêng, đưa ra lời đề nghị rằng nếu tôi chịu rút hai cái đơn về tôi sẽ được rất nhiều tỷ đồng. Tôi bảo đồng chí đừng nói thêm gì nữa, vui vẻ đi về đi", ông Khoa kể lại.

Đầu trang

17/05/2021 - voatiengviet

‘Tào lao Việt Nam’: Câu chuyện nhiều tập

Hoàng Trường (Gởi VOA từ Sài Gòn)

Ông Nguyễn Xuân Phúc, cựu Thủ tướng, vừa được bầu làm Chủ tịch nước hôm 5/4/2021.

Từ tuyên bố của Chủ tịch nước, Tổng bí thư đến các phát biểu của Thủ tướng, kèm theo đó là những chủ trương trái khoáy… con dân nước Việt hàng ngày hàng giờ phải chứng kiến biết bao điều tầm phào và sáo rỗng.

Tuyên bố của Nguyễn Xuân Phúc

Ông Nguyễn Xuân Phúc có lẽ là nguyên thủ hiếm hoi trong lịch sử nước nhà, vì đã để lại những phát ngôn “có cánh”. Từ cách gọi tắt 4 nước ASEAN là “cờ-lờ-mờ-vờ” hồi đứng đầu cái nội các của “hậu Ba A-Tí” (Y-Tá Nguyễn Tấn Dũng) cho đến tuyên bố mới đây nhất về một nền “dân chủ tào lao” nào đó. Trong tuyên bố ngắn ngủn “Đảng luôn xem trọng ý kiến của nhân dân, nhưng dân chủ tào lao đất nước sẽ loạn!“, Giáo Sư Nguyễn Đình Cống chỉ ra ba cái sai cơ bản [https://baotiengdan.com/2021/05/13/phan-bien-mot-cau-noi-cua-ong-phuc/].

Hoàn toàn chia sẻ với GS. Nguyễn Đình Cống. Chính quyền Việt Nam cần xem trọng những ý kiến phản biện được phát biểu thông qua tự do ngôn luận, chứ không phải tại các hội nghị mà người tham dự được chọn lựa kỹ càng. Dân oan bị cướp đất, họ tổ chức phản đối, thế có phải là “dân chủ tào lao” không? Trung Quốc có mưu đồ Đại hán, dân biểu tình phản đối thì đấy có phải là “phản đối tào lao” không? Đưa ra khái niệm “dân chủ tào lao” chẳng qua là nhằm hù dọa, để cho công an có cớ đàn áp dân, phải chăng đó là trò bịp bợm?

Ở đây cần chỉ rõ một sự thật mười mươi. CSVN dù có căm ghét đến tận xương tuỷ các tiêu chí dân chủ – pháp quyền – nhân quyền…, nhưng trong “lời ăn tiếng nói hàng ngày”, đặc biệt là trong tất cả những nghị quyết từ các Đại hội đảng từ trước đến nay, họ đều phải đưa các tiêu chí ấy vào như những mục tiêu phấn đấu. Có điều là, sau các danh từ nói lên tính ưu việt của nhân loại tiến bộ ấy, họ luôn gắn cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” (XHCN) như một thuộc tính của “phe ta”. Trong khi đó thì ai cũng biết, chính cái gọi là “dân chủ XHCN”, “pháp quyền XHCN…” mới thật sự là những thứ “tào lao chi khươn”.

Thực ra nhiều người biết, nhà nước pháp quyền – kinh tế thị trường – xã hội dân sự là ba chân kiềng cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. Những chân lý ấy “xưa như trái đất”. Chỉ những đất nước nào “không muốn phát triển” (từ của chuyên gia Phạm Chi Lan) thì mới khước từ chúng. Khước từ hệ giá trị thật nhưng lại vẽ ra các mô hình rởm, “nửa nạc nửa mỡ”, “đầu Ngô mình Sở”. Đó chỉ là những trò “buôn bạc giả” để “đục nước béo cò”. Và đấy mới thật là những trò “tào lao” của Việt Nam bao lâu nay, nhất là suốt 35 năm Đổi mới.

Tranh cử “à la mode” Phú Trọng

Theo luật Bầu cử, tất cả các ứng cử viên phải báo cáo với cử tri về chương trình hành động của mình nếu muốn đăng ký để được bầu làm đại biểu Quốc hội. Sáng 8/5, tại Hội nghị tiếp xúc cử tri Đơn vị Bầu cử số 1 của Hà Nội, Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng, với tư cách ứng cử viên (ƯCV) đại biểu Quốc hội khóa 15, không những không tôn trọng qui định vừa dẫn, cũng chẳng màng trình bày bất cứ chương trình hành động nào, mà còn “lên lớp” cả cử tri lẫn quốc hội trong cả nước! [https://www.voatiengviet.com/a/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tranh-cu/5887685.html]

Thay vì trình bày chương trình hành động của riêng mình theo đúng quy định đối với một ƯCV và phải phù hợp với các điều khoản của pháp luật hiện hành, ƯCV Nguyễn Phú Trọng lại đi bày tỏ “vui mừng… ghi nhận các ý kiến chân thành, đúng đắn và những vấn đề lớn của đất nước, của Thủ đô mà cử tri nêu”.

ƯCV Nguyễn Phú Trọng còn lên giọng dạy giỗ: “Đại biểu Quốc hội phải do dân, vì dân, phải làm tròn trách nhiệm, không được ‘cua cậy càng, cá cậy vây’, phải đoàn kết…” Đúng là có đốt đuốc đi tìm giữa ban ngày cũng khó chỉ ra xứ sở nào mà ƯCV lại có thể tranh cử một cách “dân chủ tào lao” đến mức như vậy trước các cử tri. Thật “dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ hơn!” (Lời Nguyễn Phú Trọng phán từ năm 2016).

Dân chủ và kỹ lưỡng đến mức, một “Bộ tứ” (Trọng – Chính – Phúc – Huệ) đã được chọn lọc kỹ qua nhiều vòng trước và trong Đại hội 13, tới đây tất cả cử tri trong cả nước lại phải “rồng rắn lên mây” đi bầu lại một lần nữa. Bốn vị ấy sẽ lại “tuyên thệ” trước quốc dân đồng bào. Thử hỏi có thể chế nào “tào lao” hơn thế? Quốc hội cũ bầu Chủ tịch mới, rồi sau đó, Quốc hội mới lại “tái bầu” các “con giời” ấy một lần nữa. “Nước sông công lính”, không ai biết, các bậc phụ mẫu lại càng không thể biết, cái gọi là “ngày hội của quần chúng” ấy sẽ ngốn bao nhiều tiền thuế của dân giữa mùa Đại dịch Vũ Hán hoành hành.

“Ông thầy ăn một, bà cốt ăn hai”. Chẳng ai biết số tiền “rải” cho bầu cử – không bao giờ được minh bạch hoá ấy – sẽ trôi nổi về đâu. Chỉ biết, từ cuối tháng 4 năm ngoái, trong một bài viết đăng trên truyền thông trong nước, TBT Nguyễn Phú Trọng từng than vãn điều mà ông gọi là “những biểu hiện đáng lo ngại về tình hình tư tưởng trong đảng và tâm trạng trong nhân dân”. Theo đó, “tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi”. Nghĩa là ông Trọng phải thừa nhận công cuộc chống tham nhũng lãng phí của ông chưa đi đến đâu cả. [https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52433500].

Những điều TBT tuyên bố gần chạm đến sự thật chứ không còn là câu chuyện “tào lao” nữa. Tuy nhiên, ông Trọng đã không giám chỉ ra căn nguyên gốc rễ của tình trạng nói trên là do “lỗi hệ thống” như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã khẳng định từ mấy khoá Quốc hội trước. Ông Trọng chỉ đưa ra được mấy chiêu đặc trị mà bệnh nhân thì lại đã quá “nhờn thuốc”. Đó là không được “tự diễn biến, tự chuyển hoá”. Xin lỗi ngài TBT, nếu cơ thể ông không “tự chuyển hoá” chỉ trong một hai ngày, thì ông phải đi cấp cứu tại bệnh viện là cái chắc.

Tấn công Covid-19 bằng gì?

Chống đỡ với Covid-19 hiện nay là ưu tiên cao nhất của mọi quốc gia, từ nhỏ như Campuchia đến lớn mạnh như Mỹ hay Tàu cộng. Số liệu thống kê chính thức cho thấy tính đến hết ngày 9/5, đã có 1.773.994 người tại Campuchia được tiêm vaccine. Con số này tương đương khoảng 11% dân số. Tỉ lệ này giúp Campuchia đứng thứ nhì Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.

Nhìn lại Việt Nam, nước có dân số gần 100 triệu người nhưng đến ngày 10/5 chỉ mới tiêm phòng được gần 852.000 liều. Như vậy, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ tiêm phòng của Campuchia nhiều lần. Trong tháng này, Campuchia dự kiến sẽ nhập 1.500.000 liều vaccine nữa từ bên ngoài nhằm phục vụ cho mục tiêu tiêm phòng cho ít nhất 80% dân số mà chính phủ nước này đã đề ra.

Trong khi đó, dư luận không khỏi ngạc nhiên khi nghe truyền thông trong nước nhắc đi nhắc lại trong tuần này phương châm chỉ đạo mới của Thủ tướng Phạm Minh Chính là phải chống dịch theo cách kết hợp hài hoà giữa phòng thủ và tấn công, trong đó tấn công là chủ yếu. Nhưng Việt Nam tấn công Covid-19 bằng vũ khí gì, khi tình hình tiêm chủng còn thua cả nước láng giềng như Campuchia?

Cũng may là chủ trương “tấn công” đại dịch Covid-19 chỉ được người đứng đầu chính phủ “chém gió” trên vùng biên giới Tây Nam. Đó là vào buổi chiều 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát khu vực biên giới Vĩnh Ngươn, TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) và làm việc với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng An Giang về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Dịch Covid-19 đã quay trở lại Việt Nam với làn sóng thứ tư báo hiệu nhiều khó khăn và phức tạp trong điều kiện các nước láng giềng đang phải quay cuồng đối phó. Những ca mắc Covid-19 mới này phần lớn là người nước ngoài hoặc đã tiếp xúc gần với người nước ngoài. Ðây là vấn đề rất nghiêm trọng, đáng lo, nhất là khi hàng loạt vụ việc người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam vừa bị phát hiện ở các tỉnh, thành phố.

Chỉ mấy ngày gần đây, cơ quan chức năng của TP Hà Nội liên tiếp phát hiện 62 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, đang cư trú tại các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Đông. Tại tỉnh Vĩnh Phúc, tối 3/5, công an TP Vĩnh Yên cũng đã phát hiện 52 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, cư trú bất hợp pháp ở phường Liên Bảo. Công an TP Hà Nội đã khởi tố 2 nữ sinh viên thuê nhà chung cư để đưa hàng chục người Trung Quốc vào ở trái phép.

Nghiêm trọng hơn khi tại tỉnh Lào Cai, ngày 23/4, Công an tỉnh này đã triệt phá đường dây tổ chức xuất, nhập cảnh trái phép cho gần 200 người. Lý Chừ, thôn đội trưởng ở thôn Na Lốc 1, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, trực tiếp tham gia tuần tra kiểm soát Covid-19, đã làm “nội gián” cho đường dây này. Nhưng tất cả những vụ nói trên chỉ là những “con cá bé”, đối với những “con cá lớn” – những nhà tổ chức vĩ đại – đằng sau các vụ việc này, không thấy ông Thủ tướng “tấn công” ai cả. Đơn giản, bởi họ là các đồng chí Trung Quốc.

*

“Tào lao Việt Nam” là câu chuyện nhiều tập, chưa thể kết thúc ở đây. Nhưng để các đồng chí trong “Bộ tứ” và nhiều đồng chí lãnh đạo khác khỏi bị “tăng-xông” (hypertension), hôm nay nên tạm dừng ở tuyên bố của ông Trọng, ông Phúc, cũng như câu chuyện bầu cử và chống Covid-19. Dẫu sao, sức khoẻ của các đồng chí ấy cũng là “tài sản và bí mật quốc gia”, phải hết sức cẩn trọng. Tuy nhiên, không thể hạ bút mà không nhắc qua hai lời hiệu triệu động trời gần đây nhất mà tân Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa “nổ” như pháo.

Thứ nhất, ông Chính kêu gọi xây dựng dự án “luật Đất đai sửa đổi”, lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030. Ông yêu cầu giảm phiền hà và sai phạm. Sau hàng loạt vụ án oan từ Bắc chí Nam, ông Chính buộc phải lưu ý đến việc tạo đồng thuận trong dân, chống tiêu cực và sách nhiễu. Nhưng thưa Thủ tướng, nếu tất cả tiêu chí này mà thành tựu, thì phần lớn các thành viên nội các của ông sẽ nhất loạt đâm đơn từ chức! Tại sao? Đối với các quan chức cộng sản, nếu pháp luật và hạ tầng pháp lý minh bạch, họ còn “ăn” cái giải gì nữa?

Thứ hai, ông Chính đánh trúng vào tâm lý “ngán đến tận cổ” của người dân và trí thức, khi mới đây ông hô hào ngành giáo dục phải thực hiện các nhiệm vụ “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Nhưng làm thế nào để biến lời hiệu triệu của Thủ tướng thành hiện thực, khi trước đây, những người đã dám nêu lên sự thật thì đều bị trù dập, đuổi việc, thậm chí không ít người còn bị vướng vòng lao lý? [https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-it-possible-to-learn-the-truth-the-real-competition-when-unable-to-tell-the-truth-05122021160510.html].

Xin được nhắc lại ở đây nhân xét của nhà báo Võ Văn Tạo hôm 12/5 từ Nha Trang. Những tuyên bố trên đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính khiến nhà báo này “nhớ lại câu nói của một ông gộc nhất phong trào cộng sản quốc tế, đó là Mikhail Gorbachev, Tổng Bí thư cuối cùng Đảng cộng sản Liên Xô... Gorbachev nói, cả đời phấn đấu cho cộng sản mà cuối đời nhận ra cộng sản chỉ biết tuyên truyền dối trá”. Sống gần 70 năm với cộng sản, ông Tạo và có thể nhiều người trong chúng ta cảm thấy rất thấm thía nhận xét ấy.

Đầu trang

18/05/2021 - Trân Văn - voatiengviet

Chủ tịch Nhà nước và… ‘lý trưởng mới’!

Ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, tân Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam lại tiếp tục làm thiên hạ nhíu mày. Nếu ai đó cả nghĩ ắt sẽ… buốt óc mà vẫn không thể hiểu được tại sao Chủ tịch Nhà nước lại nghĩ và phát biểu như thế!

***

Báo chí Việt Nam cho biết, ông Phúc mới có thêm một cuộc tiếp xúc nữa với cử tri Đơn vị bầu cử số 10 của TP.HCM (bao gồm hai huyện Hóc Môn và Củ Chi) trong vai Ứng cử viên (ƯCV) Đại biểu Quốc hội khóa 15.

Lần tiếp xúc này, ƯCV Nguyễn Xuân Phúc không tiếp xúc trực tiếp mà gặp gỡ cử tri thông qua Internet. Sau khi nghe một số cử tri than phiền về quy hoạch Khu Đô thị Tây Bắc Củ Chi (soạn - phê duyệt cách nay mười năm rồi để đó nên các giao dịch liên quan đến bất động sản của ít nhất ba xã bị ngưng trệ, dân chúng trong vùng không thể xây – sửa nhà cửa,…), ông Phúc bảo rằng: Tôi đã phát biểu là không được để lớp “lý trưởng mới” xuất hiện ở địa phương. Cán bộ xã, cán bộ huyện, cán bộ các cấp phải thực sự gắn bó với nhân dân, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp… Chống phiền hà, sách nhiễu người dân, doanh nghiệp là câu chuyện được đề cập nhiều, nhưng thực tế có nơi có lúc vẫn chưa làm tốt (1)

***

Theo nhãn quan của ông Phúc, rõ ràng… “lý trưởng” là xấu, phải loại bỏ nhưng hiểu… “lý trưởng” và nhận định về… “lý trưởng” kiểu đó thì tội nghiệp cả lịch sử lẫn văn hóa Việt Nam.

Dựa vào cổ thư, giới nghiên cứu văn hóa – lịch sử Việt Nam đã xác định, “Lý trưởng” là chức danh dùng để gọi người đứng đầu làng, xã – cơ quan hành chính cấp thấp nhất trong hệ thống công quyền Việt Nam từ thế kỷ thứ 15.

Tùy thời, tùy nơi, mà “lý trưởng” được bổ nhiệm hay do dân bầu. “Lý trưởng” là cầu nối giữa dân với hệ thống hành chính bên trên và ngược lại. Nói cách khác, “lý trưởng” là một yếu tố trong văn minh làng xã Việt Nam thưở xưa. Trước nay, văn minh làng xã Việt Nam thưở xưa vẫn là một đối tượng được các học giả cả trong lẫn ngoài Việt Nam nghiên cứu, đối chiếu để hiểu nhiều hơn cả về hay lẫn dở, cả tích cực lẫn hạn chế trong văn hóa, văn minh Việt Nam. Thời Việt Nam thuộc Pháp, dựa trên những đặc điểm đã biết về cấu trúc văn hóa, thiết chế xã hội Việt Nam, chính quyền thuộc địa vẫn duy trì cơ cấu làng, xã, duy trì những chức danh, chức trách vốn đã có như “lý trưởng”, “chánh tổng” (người đứng đầu một khu vực gồm vài xã, cấp hành chính trên làng xã và dưới huyện)…

Có nhiều lý do khiến “lý trưởng” trở thành đối tượng bị chỉ trích trong một số câu chuyện truyền khẩu, trong văn học. Trong Việt Nam Phong tục (xuất bản lần đầu năm 1915), học giả Phan Kế Bính từng lý giải tại sao:

… Tổng lý của ta, tiếng là thay mặt dân mà làm việc với quan, phần khó nhọc thì nhiều mà lương bổng thì không có. Chánh phó tổng chẳng qua cũng trông về dân làng, trông về việc phu phen đê điều, trông về mấy đám đánh nhau hoặc ăn trộm nhỏ nhặt, chúng nó đem nhau đến cậy phân xử, trông về mấy người làm việc của các làng lấy chữ hiệp cử, hoặc đôi khi tết nhất, họ có hảo tâm mà quỹ dị (quà cáp, biếu xén) ít nhiều. Cái bổng nhỏ chẳng qua mươi lăm quả cau, một vài bao chè, hoặc đến dăm ba đồng bạc, cái bổng lớn chẳng qua khoét được một vài chục cho chí một trăm bạc là cùng, mà khoét như thế thì khó quá, có xảo quyệt lắm mới được. Về phần lý trưởng trong làng, nhờ về cái mộc triện (dấu gỗ) mà đôi khi kiếm được một vài bao chè, dăm ba đồng bạc, đám nào bán ruộng, bán đất, bán cửa, bán nhà thì may ra cũng được một vài chục bạc, còn thì cũng phải trông đến dân. Dân làng nào hảo tâm thì mỗi năm cấp cho lý trưởng được dăm bảy chục bạc, nhưng bạc ấy có đâu mà đưa, chẳng qua cho lý trưởng tự tiện lấy được ở món tiền công nào ra thì lấy, hoặc bán hoa lợi gì của làng, hoặc bán trùm, bán trưởng thế nào cho đủ thì thôi. Ngoài ra nữa thì trông vào những khi kỳ thần bái xã, những khi tu bổ làm sao cũng xẻo xéo được ít nhiều. Cho nên, người làm viêc ở nơi tốt bổng thì còn khá, ở về nơi đồng trắng nước trong thì có khi phải bán cả nhà. Mà họ không bòn, không khoét thì lấy đâu mà họ ăn mà họ làm việc cho làng. Cái thói họ đục của dân thì cũng đáng ghét, mà cái tình họ thì cũng đáng thương (2)...

Nói cách khác, nhìn một cách tổng quát, “lý trưởng” không phải và không nên bị khái quát kiểu bôi nhọ như ông Phúc nhận định, giống như thưở ta tuyên truyền để vận động toàn dân tham gia “cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân”.

***

Trước, trong tuyên truyền nhằm thúc giục toàn dân đánh đổ chế độ thống trị của thực dân giành lại quyền độc lập cho dân tộc, xoá bỏ mọi tàn tích của chế độ phong kiến và tiền phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, xây dựng chế độ cộng hoà dân chủ, mở đường cho xã hội phát triển, “ta” cố tình phác họa “lý trưởng” là những cá nhân ngu dốt, tham lam, phát ngôn hành xử - tùy tiện, xiển dương, chăm chăm bảo vệ “lệ làng” để trục lợi.

Giờ, vừa tha thiết bày tỏ khát vọng… làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai (3), vừa liên tục cam kết với cộng đồng quốc tế sẽ… nỗ lực phấn đấu hơn nữa cho công bằng, bảo vệ tốt môi trường cũng như đảm bảo quyền cho mọi người dân (4), lại vừa miệt thị dân chủ phi XHCN là… dân chủ tào lao thì có khác gì “ta” biến chính “ta” thành “lý trưởng” theo nhãn quan của ta? Dường như “lý trưởng mới” đã xuất hiện từ lâu, ngay sau cuộc “cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân” và bi kịch về “lý trưởng” lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước cuộc “cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân” – “lý trưởng mới” không chỉ tồn tại ở cấp làng, xã!

Chú thích

(1) https://tienphong.vn/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-khong-de-lop-ly-truong-moi-xuat-hien-post1336714.tpo

(2) https://vi.wikipedia.org/wiki/Lý_trưởng

(3) https://laodong.vn/archived/viet-nam-muon-lam-ban-voi-cac-nuoc-dan-chu-va-khong-gay-thu-oan-voi-ai-692459.ldo

(4) https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-viet-nam-cam-ket-bao-ve-nhan-quyen-va-moi-truong-truoc-lhq/4591429.html

Đầu trang

18/05/2021 - baotiengdan

Vài trao đổi cùng “bác cả” Trọng

Lưu Trọng Văn
18-5-2021

Bài viết tràn ngập lý luận của “bác cả” Trọng tôi nghiêm túc đọc từ dòng đầu đến dòng cuối.

Tôi chú ý hơn cả chương bác viết về kinh tế thị trường định hướng XHCN, một khái niệm cả Mác và Lê Nin cũng như cụ Hồ chưa đề cập.

Tôi nói vậy, vì đọc cả chương lý luận về kinh tế thị trường định hướng XHCN, không hề thấy nhà lý luận số một của VN, kiên định lập trường chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng HCM, trích dẫn một câu nào đó của các cụ tiền bối trên về kinh tế thị trường định hướng XHCN hết.

“Bác cả” dẫn giải và định nghĩa rất dài gã xin tóm tắt lại, kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường:

– Dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN.

– Không phải kinh tế thị trường tư bản.

– Không phải kinh tế thị trường XHCN đầy đủ vì VN đang ở thời kì quá độ lên CNXH.

– Kinh tế nhà nước là chủ đạo.

– Sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối theo định hướng XHCN.

– Gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.

Xưa nay tôi không hiểu lắm thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chỉ nhận thức theo trình độ của mình, kinh tế thị trường định hướng XHCN là kinh tế thị trường đúng nghĩa nhưng lợi nhuận của nó được phân phối theo định hướng XHCN thông qua thu thuế công bằng và phân phối công bằng, đầu tư an sinh xã hội công bằng. Với cái nhận thức đó của tôi thì thấy thực tế “Nó” chưa đi vào cuộc sống vì nhiều kẻ không làm gì có ích cho XH lại được chia nhiều hơn trong khi nhiều người nai lưng ra làm lại được chia ít hơn và an sinh xã hội còn là một bể… khổ.

Nhưng qua bài viết của “bác cả” thì tôi mới thấy kinh tế thị trưởng định hướng XHCN đã từ lâu đi vào cuộc sống rồi chứ không còn mơ hồ đâu đâu nữa thể hiện ở sự lãnh đạo của đảng và nền tảng kinh tế nhà nước là chủ đạo rất rõ rệt.

Ở đây tôi không bàn đến hiệu quả mà chỉ bàn tới công thức lý luận thôi bởi vì không thể nói hiệu quả khi VN mới chỉ đang ở thời kì quá độ. Còn thời kì quá độ này kéo dài bao lâu thì phải chờ đến năm 2045 theo “bác cả” là thời điểm VN hoàn chỉnh hệ thống lý luận XHCN của mình mới biết chắc được.

Tôi thú thật rất lo ngại cho tương lai của Đất nước khi phải mất 24 năm nữa mới đến mốc 2045, liệu “bác cả” còn khoẻ mạnh để tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống lý luận XHCN mà bác đang là một trong những tác giả chính, hay không?

Nhưng có điều tôi thắc mắc khi “bác cả” cho rằng kinh tế thị trường định hướng XHCN không phải là “kinh tế thị trường tư bản” trong khi chính bác khẳng định: “Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường…” không phải là kinh tế thị trường mà các nước tư bản phát triển sáng tạo nên và đang thực hiện thì nó là kinh tế thị trường nào?

Còn một thắc mắc nữa, là trong bài lý luận của “bác cả” tôi chú ý con số rất cụ thể này:

“Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.”

Với thực tế kinh tế nhà nước chỉ chiếm 27% trong toàn bộ giá trị kinh tế thì làm sao chủ đạo để dẫn dắt, định hướng XHCN được nếu nhà nước không tự cho mình làm chủ toàn bộ khối tài sản khổng lồ là tài nguyên và đất đai cùng quyền phân phối tổng thuế?

Tài nguyên hiện nay thì như TT Phạm Minh Chính thừa nhận là đã bị khai thác cạn kiệt, vậy cái còn lại cho kinh tế nhà nước để bảo đảm sức mạnh chủ đạo để định hướng XHCN chỉ còn lại là đất đai và tổng tiền thuế thôi.

Phải chăng với bảo đảm cốt lõi này để bảo vệ định hướng XHCN nên nhà nước vẫn khư khư giữ Luật Đất đai bất cập và không giống ai hiện nay, bất chấp chính nó là cản trở lớn nhất cho 60 triệu nông dân làm giàu cho mình và cho Đất nước?

Tôi xin thắc mắc chút xíu nữa trong thống kê của “bác cả”, cộng đi cộng lại vẫn thiếu gần 10% tổng sản phẩm quốc gia. Vậy 10% còn lại này là do ai tạo nên?

Hay trong cơ cấu nền kinh tế xét trên sở hữu ngoài nhà nước, tập thể, hộ gia đình, tư nhân, tư bản nước ngoài còn ai khác?

Vậy ai khác ấy là ai có góp phần cho kinh tế thị trường đi đúng định hướng XHCN không?

Quả thật tôi rất lo ngại về sự bí ẩn của 10% này mà nghi nghi có thể là 20 tỷ đôla người Việt ở nước ngoài gửi về chăng?

Nhưng, tôi thở phào nhẹ nhõm sau khi đọc các lý luận kiên định của “bác cả” là “bác cả” vẫn rất khách quan thẳng thắn với thực tế đất nước hiện nay, mặc dù đất nước đang đi theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, và về chính trị kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, khi bác thừa nhận:

“Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập. Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn không ít hạn chế; văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.”

Với thực tế này, tính ưu việt của mô hình kiên định XHCN mà “bác cả” vẽ ra sẽ còn phải trải qua muôn vàn thử thách nữa mới có thể tự mãn chê các nước tư bản đang khủng hoảng, suy thoái…

Đầu trang

12/05/2021 By Võ Văn Quản - luatkhoa

“Dân chủ tào lao”: Từ lời của Chủ tịch Phúc, tìm hiểu thêm về dân chủ “dởm”

Chúng ta mà mất dân chủ, đất nước sẽ không còn mạnh. Dân chủ cần được đề cao. Đảng, nhà nước luôn xem trọng những ý kiến đóng góp của nhân dân. Tuy nhiên, nếu “dân chủ tào lao”, không có kỷ cương phép nước thì đất nước sẽ loạn.

(Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc – 9/5/2021)

“Dân chủ tào lao” trở thành thuật ngữ mới nhất và lạ nhất mà ông Nguyễn Xuân Phúc, đương kim Chủ tịch nước, sử dụng trong buổi gặp gỡ cử tri tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh ngày 9/5/2021.

Giải thích rõ hơn, ông cho rằng nhà nước ta rất dân chủ, nhưng dân chủ đến cỡ nào thì cũng phải có “kỷ cương, phép nước”. Như vậy, trong cách tiếp cận của ông Phúc, chí ít hai khái niệm này có hàm chứa nội dung trái ngược nhau? 

Về mặt ngôn ngữ, “tào lao” trong hầu hết các từ điển tiếng Việt hiện hành là một tính từ để chỉ một sự vật, hiện tượng không có nội dung đứng đắn, cụ thể. Một số từ điển còn ghi nhận “tào lao” đồng nghĩa với không có ích lợi, phù phiếm.

Không phải là dịch nghĩa hoàn hảo, “tào lao” trong cách hiểu này rất gần với cách hiểu của từ “small talk” trong tiếng Anh, thường dùng để chỉ những cuộc đối thoại không đầu không đuôi, không thực hiện bất kỳ chức năng giao dịch hay đạt đến mục tiêu nào cụ thể. Hoặc trực diện hơn, từ “nonsense” có thể là một lựa chọn hoàn hảo. 

Nhưng nếu một nền dân chủ vô nghĩa lý, chỉ có vỏ không có ruột, thì làm gì đã ảnh hưởng đến kỷ cương hay phép nước?

Sự… tùm lum trong cách hiểu về dân chủ và cách sử dụng từ ngữ sáng tạo của chủ tịch nước khiến người viết mong muốn giới thiệu đến bạn đọc một cách nhìn tổng quan hơn về dân chủ, cái tốt, cái xấu, cũng như thế nào là một nền dân chủ “tào lao”.

Bản đồ Chỉ số Dân chủ Toàn cầu năm 2020 của tạp chí The Economist.

Dân chủ với muôn hình vạn trạng

Dân chủ cũng có dân chủ này, dân chủ kia. Điều này hoàn toàn đúng. 

Về mặt bản chất, hầu hết các nhà nghiên cứu đồng ý với một định nghĩa tối giản của dân chủ sẽ bao gồm các yếu tố như sau:

Ngoài ra, các yếu tố khác như xã hội dân sự, các cơ chế bảo vệ nền dân chủ, các quyền chính trị hiện hữu cũng như quá trình đưa ra quyết định chính sách… cũng là các chỉ dẫn phụ đáng xem xét.

Dựa trên nhóm tiêu chuẩn này, chúng ta có hàng loạt các tên gọi khác nhau dành cho các nền dân chủ.

Các tác giả có tiếng như Wolfgang MerkelHans-Jürgen Puhle sáng tạo ra khái niệm “defective democracy”, hay “dân chủ hụt”.

Nhóm này được cho là sẽ bao hàm kiểu dân chủ độc quyền, với các quyền dân sự chính trị chỉ dành cho một bộ phận nhỏ trong toàn bộ dân cư (exclusive democracy). Có thể nghĩ đến nền dân trị Hoa Kỳ thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, một nền dân chủ dù lừng danh nhưng chỉ dành cho người nam, da trắng, như là một ví dụ điển hình của “exclusive democracy”.

Ngoài ra, dân chủ thống trị – hay “dominated democracy” – cũng thuộc nhóm các nền dân chủ hụt. “Dominated democracy” dùng để chỉ các nền dân chủ nơi mà một hay nhiều nhóm quyền năng bên ngoài có khả năng giới hạn, tác động đến việc hoạch định chính sách của những chức danh dân cử.

Myanmar trong giai đoạn giữa thập niên 2010 cho đến thời điểm trước đảo chính có thể được xem là ứng cử viên sáng giá để mô tả “dominated democracy”. Trong đó, dù chính phủ và các chức danh hoàn toàn do dân bầu, chính quyền hoàn toàn chính danh này không thể kiểm soát các tướng lĩnh quân đội. Họ tiếp tục chịu sự chi phối của quân đội trên nhiều phương diện. Từ việc xử lý các cáo buộc diệt chủng đối với người Rohingya đến kết cục cuối cùng là cuộc đảo chính vào đầu năm 2021, quân đội Myanmar luôn là người cầm trịch so với chính phủ dân cử.

Đến đây, chúng ta phải nhắc đến “illiberal democracy”, tức các nền dân chủ phi tự do, trong nhóm dân chủ hụt. “Illiberal democracy” có thể được mô tả ngắn gọn là mô hình dân chủ chỉ bảo đảm một số ít các quyền chính trị, dân sự. Rõ ràng hơn, dân chủ phi tự do là nơi mà người dân vẫn có quyền đi bầu và chọn ra chính phủ của mình. Tuy nhiên, ở các nước này, không gian dân sự và các quyền thảo luận, kiểm tra, giám sát nhà nước hoặc không tồn tại, hoặc không hiệu quả. Báo chí bị kiểm soát, các nhà chính trị đối lập bị trả đũa, pháp luật kiểm soát quyền lực nhà nước bị chính quyền đương nhiệm thay đổi, hay các cơ chế phòng vệ nền dân chủ như nhiệm kỳ, luật bầu cử bị chỉnh sửa theo hướng có lợi cho chính đảng cầm quyền… là một số trong các dấu hiệu để nhận biết liệu một nền dân chủ đã đến mức “illiberal” hay chưa.

Một góc phố ở Venezuela năm 2016. Ảnh: Alvaro Ybarra Zavala / Getty Images Reportage for Time.

Venezuela trong thời kỳ đầu giai đoạn cầm quyền của Hugo Chavez vào thập niên 1990 hoàn toàn hội đủ các tiêu chuẩn của một nền dân chủ phi tự do. Kiểm soát báo đài, mua chuộc cử tri, và dần dà dùng các kỹ thuật chính trị để loại bỏ nhiệm kỳ… đều là những đặc sản biến nền dân chủ non trẻ của Venezuela thành sản phẩm của ngày nay.

Nhưng chỉ những nhóm trên chưa đủ thỏa mãn cơn khát thuật ngữ của các học giả chính trị học.

Deficient democracy” (dân chủ khiếm khuyết) là một thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ hầu hết các nền dân chủ đương đại trên thế giới. Từ Hoa Kỳ đến các quốc gia Đông Âu hậu cộng sản và các nền dân chủ mới nổi thuộc châu Mỹ Latin… đều có thể được xem là những nền dân chủ không hoàn hảo, có khuyết điểm. Cụ thể, các loại khuyết điểm trải dài từ cơ chế bảo hiến, quyền tham gia của người dân, tính rõ ràng của các thủ tục hành chính và dân quyền hay thậm chí là tính phân biệt chủng tộc có thể có trong bộ máy dân chủ.

Tiêu chí nào để đánh giá nền dân chủ

Muốn đánh giá chất lượng của một nền dân chủ, chúng ta trước tiên cần xác định thế nào là một sản phẩm có chất lượng. Người viết vay mượn cách hiểu của quản lý chất lượng trong quản trị học nói chung để nghiên cứu, đơn giản vì cách tiếp cận này dễ hiểu và dễ truyền đạt hơn các tiêu chuẩn triết học hay khoa học chính trị – pháp lý khác. 

Yếu tố đầu tiên, một sản phẩm có chất lượng thì trước tiên phải dựa vào quy trình sản xuất có chuẩn mực. Việc tạo ra sản phẩm phải đúng thời điểm (timely), có kiểm soát chất lượng (controlled), sở hữu cơ chế phòng ngừa sai sót và rủi ro (risk-managed), và dễ đoán định (predictable).

Khác với lầm tưởng của nhiều người, các chính phủ dân chủ phương Tây không tự nhiên tốt, hay tự nhiên giỏi, chính cơ chế và quy trình xây dựng dân chủ mới là bước đầu tiên gầy dựng nền tảng của một nhà nước tốt.

Nền dân chủ, tương tự như một sản phẩm tiêu dùng, sẽ không thể là một nền dân chủ có chất lượng nếu quá trình tạo nên chính thể đại diện không có một quy chuẩn thời gian cụ thể. Chính quyền mới có thể được tạo ra quá sớm (hoặc quá trễ) so với luật định vì nhiều nguyên do và ngoại lệ. Điều này tạo nên những bất thường về mặt chính sách, sự thiếu chủ động của chính người dân và tạo ra nhiều kẽ hở không đáng có.

Hay một chính quyền được tạo ra là một kết quả không dễ đoán định, từ việc ai trở thành lãnh đạo hay chính sách mà người đó theo đuổi, cũng là một dấu hiệu tiêu cực cho một nhà nước lành mạnh. 

Nhân viên bầu cử (ngồi) hướng dẫn cử tri đi bầu ở Philadelphia năm 2020. Ảnh: Reuters.

Lấy hai nhà nước điển hình nhất hiện nay để so sánh: Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Ở Hoa Kỳ, việc ai lên làm tổng thống chắc chắn được lựa chọn thông qua cuộc bầu cử tổng thống mỗi bốn năm một lần, với phương thức bầu chọn ai cũng biết là mô hình phổ thông đầu phiếu tại từng tiểu bang, kết hợp với phương án đại cử tri cho toàn liên bang. Việc ông Trump hay ông Biden theo đuổi chính sách gì, lời hứa ra sao cũng được ghi nhận không thể rõ ràng hơn thông qua các cuộc tranh luận hay tiếp xúc cử tri.

Ở Trung Quốc, ngược lại, người dân khó có thể biết điều gì xảy ra bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc cho đến khi Tập Cận Bình thật sự chiếm lĩnh hoàn toàn ánh hào quang trên chính trường. Và họ cũng khó ngờ rằng Trung Quốc thời Tập là một quốc gia đầy tham vọng với những “Vành đai – Con đường” và quá trình quân sự hóa tại biển Đông, thay vì tập trung phát triển kinh tế như trước đó.

Toàn bộ những yếu tố nói trên hợp thành chiều quy trình (procedural dimension), hoặc các yếu tố đầu vào (input), để đánh giá một nền dân chủ.

Sau khi đã nói đến quy trình thì chắc hẳn phải nói đến bản chất và đặc trưng cấu trúc của thành phẩm (structural characteristic), từ thiết kế, chất liệu đến các chức năng mà sản phẩm đó có thể thực hiện. Như vậy, chúng ta có thể đồng ý gọi yếu tố thứ hai là dùng sản phẩm đầu ra (output), để đánh giá một nền dân chủ.

Một số cho rằng kiểu chính quyền nào tạo ra việc làm, cơm ăn áo mặc cho người dân, đạt đến cảnh giới “quốc thái dân an” thì là chính quyền tốt. Nhưng rõ ràng đấy là một tiêu chuẩn lỗi thời.

Một nhà nước phong kiến sử dụng nhục hình và bạo lực tư pháp, chuyên quyền, phân biệt đối xử và phân biệt giai cấp vẫn có thể tạo nên một bức tranh quốc thái dân an.

Một chính quyền phân biệt chủng tộc cực đoan như chính quyền apartheid tại Nam Phi cũng không gặp bất kỳ trở ngại nào để đạt danh hiệu đầu tàu kinh tế toàn châu Phi.

Chức năng của một nhà nước đương đại không chỉ đơn giản là tạo ra các cơ hội kinh tế và nâng cao tiêu chuẩn sống của người dân. Nó còn phải tôn trọng và chủ động bảo vệ sự bình đẳng giữa các chủ thể trong xã hội, hạn chế quyền lực của các chức danh công quyền thông qua cơ chế pháp quyền (rule of law), và đẩy mạnh trách nhiệm lẫn giải trình từ phía cơ quan nhà nước (accountability).

Khác với cách nhiều người lầm tưởng, đánh giá đầu ra của một quá trình dân chủ (mà hiện thân là bộ máy chính trị quốc gia) không khó như ta tưởng tượng. Theo hai tác giả Heinz Eulau và Paul D. Karps, tính tương tác và phản ứng (responsiveness) là tiêu chuẩn đơn giản nhất để đánh giá tính đại diện của một chính quyền đối với cử tri, và từ đó suy luận ra chất lượng của nền dân chủ.

Họ kể đến những biểu hiện hoàn toàn có thể quan sát được như chính sách nhắm đến phục vụ lợi ích công cộng, các dịch vụ công được cung cấp một cách bình đẳng và không vụ lợi cho mọi cá thể trong xã hội, hay lợi ích vật chất thông qua các chương trình an sinh xã hội được phân phối minh bạch với các công cụ kiểm tra – giám sát hiệu quả, v.v.

***

Những phân tích dông dài nhưng cần thiết nói trên cho thấy rằng một nền dân chủ đúng nghĩa, vận hành tốt không chỉ mang lại các lợi ích về kinh tế – xã hội, mà còn thiết lập một trật tự xã hội có quy chuẩn, có đạo đức. Nơi đó, những tranh chấp về quyền công dân, về chính trị, về lợi ích an sinh xã hội là những tranh chấp được giải quyết một cách có bài bản, có quy trình, nhưng đồng thời cũng trao quyền cho người dân và phản ánh đúng nguyện vọng, quyền lợi của không chỉ số đông mà còn của các nhóm yếu thế.

Trở lại với góc nhìn phổ biến tại Việt Nam rằng dân chủ là chỗ ai muốn nói gì thì nói, ai muốn làm gì thì làm rồi gây náo loạn, gây ảnh hưởng đến kỷ cương, phép nước… là kiểu tư duy rất tiểu học, thiếu thông tin và thiếu tri thức về khoa học chính trị lẫn khoa học pháp lý. 

Mặt khác, nếu dùng từ “tào lao” để mô tả dân chủ như chúng ta đã phân tích ở trên, dân chủ trở thành một thứ vô thưởng vô phạt, hình thức, có cũng được không có cũng không sao. Nếu nói về một vài nước mà nền dân chủ nó tào lao như thế, thì Việt Nam cũng có phần. Nhưng chuyện đó có lẽ sẽ phải để lại cho một dịp thảo luận khác.

Đầu trang

17/05/2021 - voatiengviet

TBT Trọng: Tư bản đạt nhiều thành tựu lớn, song VN quyết theo chủ nghĩa xã hội

Tổng Bí thư-Chủ tịch nước VN Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) hôm 27/2/2019 ở Hà Nội (ảnh tư liệu).

Trong một bài viết được báo chí Việt Nam đăng tải hôm 16/5, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam công nhận chủ nghĩa tư bản có “những thành tựu” và “giá trị văn minh” song ông vẫn khẳng định Việt Nam “kiên định, kiên trì theo đuổi” chủ nghĩa xã hội.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Thanh Niên, Tiền Phong và nhiều báo lớn khác có đoạn: “Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học-công nghệ”.

Người đứng đầu Đảng Cộng sản xác nhận thực tế rằng nhiều nước tư bản phát triển đã “hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước”.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ ra việc từ giữa thập kỷ 70, chủ nghĩa tư bản “đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách ‘tự do mới’ trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển”.

Tuy nhiên, vị tổng bí thư đảng cộng sản liệt kê ra mặt trái của chủ nghĩa tư bản, nhấn mạnh đến bất công xã hội, khoảng cách giàu nghèo, và “‘dân chủ tự do’ mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.

CNXH là thứ chưa từng tồn tại ở đâu. Những người lãnh đạo đảng muốn xây dựng CNXH chỉ là hình thức thôi. Cái người ta muốn là tạo ra sự thống trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam này cho đảng cộng sản.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Đối lập với những điều nêu trên, Tổng Bí thư Trọng cho rằng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo “cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội”.

Vẫn trong mạch văn này, ông Trọng nhấn mạnh: “Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau … chứ không phải cạnh tranh bất công, ‘cá lớn nuốt cá bé’ vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm” và “chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.

Theo người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, những mong ước tốt đẹp đó dường như cũng là “những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường” mà đảng và nhân dân “đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi”.

Người của Đảng Cộng sản Việt Nam nắm tất cả các chức vụ trong quốc hội và chính phủ.

Tuy nhiên, giáo sư Nguyễn Đình Cống, người từng giảng dạy ở Đại học Xây dựng Hà Nội và nay là một nhà bất đồng chính kiến, nói với VOA rằng lời nhận định nêu trên của Tổng Bí thư Trọng là “một sự áp đặt” vì “chưa bao giờ toàn dân Việt Nam muốn theo chủ nghĩa xã hội”.

Giáo sư Cống nói thêm: “Theo con đường chủ nghĩa xã hội là ý nghĩ của những người lãnh đạo đảng cộng sản. CNXH là thứ chưa từng tồn tại ở đâu. Những người lãnh đạo đảng muốn xây dựng CNXH chỉ là hình thức thôi. Cái người ta muốn là tạo ra sự thống trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam này cho đảng cộng sản. Phần đồng người dân thấy rằng họ duy trì chính quyền này thực ra chỉ vì quyền lợi của một số cá nhân hoặc phe nhóm của họ mà thôi”.

Phác họa về xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang phấn đấu xây dựng, Tổng Bí thư Trọng cho biết đó là “một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao … con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện … có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”.

Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là đường lối bịa đặt, không thực hiện được, dẫm đạp lên nhau ... tôi cho rằng đấy là một cái quái thai
Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Để thực hiện được mục tiêu đó, người đứng đầu đảng cộng sản nói Việt Nam phải “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước … ; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; … xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; … xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa … xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện”.

Ông Trọng nhắc lại mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”.

Riêng về khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà lãnh đạo đảng cộng sản làm rõ rằng đó là nền kinh tế “vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”.

Phản biện lại những khái niệm do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra, giáo sư Nguyễn Đình Cống, 83 tuổi, nói với VOA:

“Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là đường lối bịa đặt, không thực hiện được, dẫm đạp lên nhau. Người ta lập nên hệ thống gồm cơ quan đảng, cơ quan chính phủ, mặt trận tổ quốc gây ra sự lãng phí rất lớn, người dân è cổ ra mà chịu chứ biết làm sao. Người ta đưa ra chủ yếu để tuyên truyền cho dân rằng các anh có quyền làm chủ. Nhưng tôi không tán thành, tôi cho rằng đấy là một cái quái thai”.

GS.TS. Nguyễn Đình Cống tại một buổi thuyết trình năm 2013 và một kỳ họp của Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Photo Dang Duy Linh via YouTube.

Từng là một đảng viên và đã tuyên bố từ bỏ đảng, giáo sư Cống khẳng định không có chính quyền của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam mà chỉ có điều ngược lại:

“Chính quyền là của đảng, người ta bảo vệ đảng. Người ta nói rằng năm 1945 nhân dân làm cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân. Nhưng thực ra quyền chỉ là hão huyền. Thực chất quyền vẫn trong tay đảng, quốc hội là quốc hội của đảng, chính phủ là chính phủ của đảng, đảng ngồi lên trên tất cả luật pháp, đến nỗi ông Trọng nói rằng Hiến pháp là tài liệu quan trọng nhất sau nghị quyết của đảng. Nói rằng nhà nước của dân do dân vì dân là người ta tuyên truyền thôi”.

Về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam, giáo sư Cống lưu ý rằng trong khi Tổng Bí thư Trọng phê phán các nước tư bản về bất bình đẳng xã hội, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, và quyền lực chỉ phục vụ một thiểu số giàu có, thực tế ở Việt Nam cũng không khác gì:

“Ở Việt Nam cũng phân biệt giàu nghèo rất lớn, tài sản cũng tập trung vào các tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Phương Thảo, v.v… Có những người nông dân vẫn bị oan ức, vẫn bị áp bức, đàn áp. Ông Trọng không sâu sát tình hình nhân dân, ông ấy không biết thực tế đâu”.

Chủ nghĩa tư bản có một số mâu thuẫn, họ khắc phục dần dần. Còn CNXH không những không khắc phục được mà còn sụp đổ ở ngay quê hương của CNXH là Liên Xô. Trung Quốc, Việt Nam ... rồi cũng sẽ sụp thôi.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Trong phần cuối bài viết của mình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tái xác nhận rằng “hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và thực tiễn cho thấy quá trình này là “một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp”.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhận định với VOA rằng xây dựng CNXH là một ảo tưởng:

“Nếu anh xây dựng CNXH đúng đắn, hợp quy luật thì không đến nỗi nó phải khó khăn như thế. Nếu anh xây dựng một xã hội tốt đẹp và bản thân anh tốt đẹp thì người ta phải theo chứ. Tôi nghĩ không thể thành công được đâu. Trong việc xây dựng CNXH có đầy rẫy các mâu thuẫn. Chủ nghĩa tư bản có một số mâu thuẫn, họ khắc phục dần dần. Còn CNXH không những không khắc phục được mà còn sụp đổ ở ngay quê hương của CNXH là Liên Xô. Trung Quốc, Việt Nam có rút kinh nghiệm, tăng cường tuyên truyền dối trá, tăng cường kìm kẹp nhưng rồi cũng sẽ sụp thôi”.

Đầu trang

16/05/2021 - baotiengdan

Vì sao thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa phải xin ra khỏi ngành để tố cáo tiêu cực ở công an Đồ Sơn?

Lưu Trọng Văn
16-5-2021

Cựu thiếu tá Trịnh Văn Khoa – người tố cáo sai phạm tại Công an quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Khoa tâm sự với PV báo Lao Động: “Tôi biết, việc tôi xin ra khỏi ngành sẽ làm cho gia đình rất khó khăn. Hiện tại, tôi chưa có việc làm, với 3 con nhỏ (8 tuổi, 5 tuổi và 1 tuổi), tất cả đều nhờ vào đồng lương của vợ tôi. Nhà cửa của tôi cũng còn đơn sơ. Nhưng vì danh dự và lòng tự trọng, tôi không chấp nhận được những hành vi quá coi thường pháp luật như vậy được”.

Điều ngạc nhiên là tiêu cực mà Khoa buộc phải bỏ lon thiếu tá an ninh để tố cáo chỉ liên quan đến các cấp nhỏ trong công an Đồ Sơn và công an Hải Phòng. Đó là thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, Đội phó Đội điều tra tổng hợp; trung tá Đinh Đình Việt – Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự – kinh tế – ma túy; thượng úy Đỗ Hữu Dũng – Đội phó Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và thượng úy Nguyễn Viết Công – cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. (Tất cả đều đã bị bắt).

Tại sao với tiêu cực của các đồng cấp và trực tiếp chỉ huy mình mà Khoa không đấu tranh trực tiếp lên cấp trên là lãnh đạo công an quận Đồ Sơn và cấp trên nữa là lãnh đạo công an Hải Phòng, để các cấp đó thanh tra, kiểm tra các sai phạm của cấp dưới mà Khoa tố cáo?

Thiếu tá Khoa chắc chắn thừa biết quy trình của việc đấu tranh chống tiêu cực trong ngành và chắc chắn anh đã thực hiện quy trình đó. Và cái việc anh buộc chọn lựa cởi áo công an và tự lột lon thiếu tá của mình là chọn lựa bất đắc dĩ cuối cùng khi anh cảm nhận có sự bao che nào đó của chính cấp trên của mình.

Việc các sĩ quan của công an Đồ Sơn bị khởi tố là tín hiệu vui của công lý mà chính thiếu tá Khoa đã trả giá cho sinh mệnh nhân cách, phẩm chất của mình. Nhưng cuộc chiến đấu của Khoa chưa hề chấm dứt khi những ai đó vô trách nhiệm buông lỏng quản lý hoặc cố tình bao che cho tiêu cực ở công an Đồ Sơn chưa bị lôi ra ánh sáng.

Khoa có muốn trở lại ngành công an hay không không quan trọng, điều quan trọng là Nhân dân chào đón anh như một người thân tin yêu của mình và Nhân dân mong muốn anh trở lại vị trí chiến đấu của mình.

Đất nước giữa cuồng phong của ác quỷ và thiên thần, ngành an ninh hơn bao giờ hết cần những con người như Khoa.

Đầu trang

21 tháng 4 2021 - bbc

Quốc hội VN: Nhiều cách để loại ứng cử viên độc lập

HOANG DINH NAM/Getty Images. Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016

Bầu cử quốc hội sẽ diễn ra vào tháng 5 có thực sự 'công bằng cho các ứng cử viên' như giới lãnh đạo Việt Nam tuyên bố? BBC nhìn lại các trường hợp tự ứng cử trong những lần bầu cử gần đây để tìm hiểu.

Là một trong những phụ nữ hiếm hoi tự ứng cử đại biểu quốc hội năm 2016, bà Đặng Bích Phượng bình luận với BBC News Tiếng Việt, hôm 20/4, về kịch bản mà những người như bà thường gặp:

"Tôi cho rằng người tự ứng cử quá hiểu họ không có cơ hội thành công, dù chỉ 1%, nhưng họ vẫn làm vì muốn khẳng định quyền của mình. Điều tích cực là người đi trước thất bại, nhưng những người sau vẫn muốn thử."

Cũng là ứng cử viên độc lập năm 2016, ông Nguyễn Đình Hà nhận xét với BBC:

"Một mặt, chính quyền nói rằng ngày bầu cử người dân được thực hiện quyền của mình, nhưng ai cũng hiểu rằng việc bầu bán đều được đảng đề cử. Và việc tổ chức bầu cử, tuyên truyền này giúp mang lại tính chính danh cho chế độ hiện tại."

Hôm 20/4, ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói: "Vận động bầu cử phải dân chủ, công khai, bình đẳng, không lạm dụng chức quyền,"

Suốt thời gian qua, giới lãnh đạo và truyền thông Việt Nam luôn nhấn mạnh tới việc giữ công bằng, bình đẳng cho các ứng cử viên cũng như tạo điều kiện để cử tri phát huy quyền dân chủ. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy một bức tranh khác.

Bị làm khó từ khâu hồ sơ

Bà Đặng Bích Phượng, sinh năm 1960, là nữ ứng cử độc lập năm 2016 tại Hà Nội. Ngay từ vòng "gửi xe" là nộp hồ sơ, bà Phượng đã "bị bắt bẻ".

Bà kể rằng khi lên UBND phường Thành Công xác minh lý lịch thì suôn sẻ nhưng khi đến nơi tiếp nhận hồ sơ ứng cử, bà được yêu cầu khai lại một số mục khai chưa đúng. Ví dụ, phải ghi trình độ văn hóa 10/10 là hệ chính quy hay bổ túc.

Bà Phượng chỉ khai 10/10 - thiếu phần chi tiết như trên nên bị bắt về làm lại.

Sau đó, bà đến UBND phường để xin xác nhận lại lần nữa thì Phó Chủ tịch UBND phường Thành Công nói bà khai "chưa trung thực" và vì bà từng bị bắt giam, xử phạt hành chính do đi biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 nên chưa thể xác nhận lý lịch cho bà.

Nguồn hình ảnh, Đặng Bích Phượng. Bà Đặng Bích Phượng là một trong số những ứng cử viên nữ độc lập hiếm hoi vào năm 2016

Lần khác, bà Phượng bị UBND phường Dịch Vọng ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại phường vì nhiều lần bị bắt khi tham gia biểu tình chống Trung Quốc.

Tuy nhiên, bà Phượng đối chất lại rằng, những hình thức xử lý công dân nói trên chỉ là xử lý vi phạm hành chính và chỉ 1 năm là hết hiệu lực, không cần ghi vào lý lịch.

Đồng thời, bà trích dẫn phần hướng dẫn khai hồ sơ rằng:

"Trường hợp bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính trong thời gian 01 năm tính đến ngày làm hồ sơ ứng cử thì ghi rõ tên cơ quan ra quyết định kỷ luật, thời gian bị kỷ luật, lý do bị kỷ luật, hình thức kỷ luật.

Nếu không có hoặc đã bị xử lý nhưng không thuộc các trường hợp kể trên thì ghi 'Không bị kỷ luật, không có án tích'".

Vì vậy, bà Phượng ghi "không bị kỷ luật, không có án tích" trong hồ sơ là đúng như hướng dẫn do sự việc đã xảy ra cách trước đó đến 4-5 năm.

Nắm rõ luật, bà làm đơn yêu cầu trả lời bằng văn bản lý do không xác minh lí lịch của bà. "Khi tôi làm đơn, chủ tịch phường gặp tôi và thay đổi hẳn thái độ, bảo rằng anh em không hiểu nên sẽ xác minh lí lịch cho tôi," bà Phượng kể.

Tuy nhiên, UBND phường vẫn dứt khoát bắt bà phải kê khai vụ bị bắt tạm giữ năm 2011 và bị ép giáo dục cải tạo năm 2013.

Nguồn hình ảnh, Nguyễn Đình Hà. Phần xác nhận lí lịch của ông Nguyễn Đình Hà bị thêm vào mà sau đó ông đề đơn phản đối

Luật gia Nguyễn Đình Hà, người từng ứng cử đại biểu quốc hội năm 2016, nói:

"Từ vòng hồ sơ, tôi đã bị cấp chính quyền địa phương gây khó dễ bằng việc ghi những lời nhận xét không tốt vào trong lý lịch ứng viên, dù điều này là vi phạm pháp luật và tôi đã chứng minh nhưng họ không sửa sai".

"Theo quy định thì trách nhiệm kê khai đảm bảo sự trung thực là của người khai, chính quyền địa phương chỉ có quyền đóng dấu xác nhận chứ không có quyền đánh giá việc nhân thân người đó là tốt hay xấu, gương mẫu hay không. Việc xác minh ai có tiền án hình sự thuộc về cơ quan tư pháp khi cần làm lí lịch tư pháp, còn sơ yếu lý lịch để tự ứng cử không yêu cầu. Họ hoàn toàn sai từ ngay bước cơ bản nhất".

"Họ nói rằng đây là bên công an cung cấp, điều này chứng tỏ có sự nhúng tay của công an vào việc xác minh hồ sơ của tôi," ông Hà nói.

Hiệp thương hay là 'đấu tố'?

Bà Bích Phượng nói rằng bà đã hiểu chỉ những người nói theo chỉ đạo và chỉ những người có giấy mời mới được tham dự buổi hiệp thương.

"Tôi biết những người ủng hộ mình hầu như không một ai được mời. Vì vậy, tôi yêu cầu những người trong khu dân cư phải được mời vì họ mới hiểu được con người tôi ra sao. Tôi cũng yêu cầu có nhà báo nhưng mọi yêu cầu của tôi đều bị từ chối với lý do là phòng nhỏ nên không mời hết được. Tôi viết đơn không tham gia buổi hiệp thương này."

Khi được hỏi bà có chất vấn về quy trình hay không, bà Phượng nói:

"Những gì chúng ta muốn chất vấn, họ thường lãng đi chứ không trả lời."

Nguồn hình ảnh, Đặng Bích Phượng. Bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và bà Đặng Bích Phượng là hai trong số trên hai chục ứng viên tự do, độc lập tự ứng cử vào trong kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam năm 2016

Từ những trải nghiệm của chính mình, bà Phượng cho rằng chính quyền sử dụng lực lượng quần chúng để loại bỏ những ứng cử viên độc lập thông qua các vòng hiệp thương.

"Trong trường hợp này, quần chúng ở đây là những người có tri thức thấp, hoặc là những người về hưu nhưng không có tính phản biện, luôn nghe theo 'đảng và nhà nước,' từ đó sẵn sàng vu khống những người mà họ không biết."

"Vì cư dân ở tòa chung cư tôi ở đa phần cùng cơ quan và sống cùng tôi từ bé nên họ rất hiểu gia đình nhà tôi, nên để vu khống tôi rất khó. Thế là họ chọn cử tri ở đơn vị khác để họ gần như là đấu tố mình. Đó là vũ khí mà họ dùng để gạt bỏ những ứng cử viên độc lập," bà Phượng phân tích.

Ông Nguyễn Đình Hà kể rằng khi đến hội nghị cử tri, tức vòng hiệp thương 2, ông thấy có rất nhiều công an, thường phục lẫn sắc phục ở hội trường. "Thêm nữa, họ chọn những người không hề quen biết về tôi để nhận xét tôi và những gì họ nói là tôi gây rối trật tự công cộng, không có đóng góp gì cho địa phương," ông nói.

Nguồn hình ảnh, Nguyễn Đình Hà. Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội tiếp nhận hồ sơ ứng cử của ông Nguyễn Đình Hà ngày 13/3/2016

Ông kể thêm rằng việc "gây rối trật tự công cộng" thực chất là một vụ bắt cóc.

Ông Hà cùng tiến sĩ Nguyễn Quang A đột nhiên bị bắt đi vào ngày 23/3/2016 trên phố Triệu Quốc Đạt lúc diễn ra phiên xử sơ thẩm ông Nguyễn Hữu Vinh (tức Anh Ba Sàm).

"Tôi bị đưa về trụ sở công an phường nơi cư trú và tại đó họ đã diễn một màn kịch rằng tôi gây rối trật tự công cộng trước tòa án nhân dân TP Hà Nội nên bị phạt và lập biên bản ở mức cảnh cáo."

"Đây là chiêu trò để bôi xấu cá nhân trước thêm hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú," ông Hà kết luận.

Ông phân tích thêm:

"Thông qua ba vòng hiệp thương, chính quyền có thể loại bỏ các ứng cử viên độc lập một cách dễ dàng. Đầu tiên và vòng hồ sơ, sau đó là lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc. Đây là điều kiện để họ xem ứng cử viên đó có lọt vào vòng hiệp thương thứ 3 hay không."

"Ở vòng 3, đây là giai đoạn mà Ủy ban Trung ương MTTQ các cấp gạt bỏ các ứng viên mà theo họ cho là không đủ điều kiện," ông nói.

Vì sao ứng cử viên độc lập bị làm khó?

Hôm 16/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội thông báo tính đến hết ngày 13/4/2021, đã có 21 ứng cử viên nộp đơn xin rút hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và 1 người bị Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội bắt.

Số lượng đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là 36 người.

Theo cơ quan này, người bị bắt là ông Lê Trọng Hùng - bị cáo buộc làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đây là vụ bắt giữ mới nhất liên quan tới những người đã tuyên bố công khai tự ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa 15 năm 2021-2026.

Trước đó vào ngày 10/3, ông Trần Quốc Khánh, 61 tuổi, cũng bị công an tại tỉnh Ninh Bình bắt tạm giam với cáo buộc phát các video trực tiếp trên mạng xã hội nhằm chống phá Nhà nước, thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân. Ông Khánh cũng bị bắt sau khi ông tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Getty Images. Người dân bỏ phiếu chọn đại biểu quốc hội năm 2016 (ảnh minh họa)

Đấy chỉ là những con số chưa đầy đủ ở một vài địa phương, do việc chốt lại danh sách cuối cùng dự kiến phải đến ngày 3/5 mới hoàn tất.

Những diễn biến trên cho thấy các ứng cử viên độc lập, đặc biệt là những người "không được lòng chính quyền", phải chịu áp lực và thách thức lớn, thậm chí không có cơ hội để vào Quốc hội.

Một thực tế cho thấy rằng, ứng cử viên độc lập thường chiếm một số lượng rất ít trong các cuộc bầu cử Quốc hội, chưa kể Quốc hội cũng do Bộ chính trị kiểm soát nhưng chính quyền lại khá cảnh giác, e dè với những ứng cử viên độc lập.

Về điều này, bà Phượng ví von rằng một con sư tử có mạnh đến đâu mà đứng trước một đàn trâu rừng chạy rầm rầm thì cũng chết.

"Từ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức cho thấy chính quyền này bất chấp tất cả. Khi thấy rằng một bộ phận người dân có suy nghĩ độc lập, chính quyền lo sợ nó trở thành nếp suy nghĩ. Vì vậy, họ phải chặn từ trong trứng nước để không tạo thành một phong trào sau này."

"Một số ứng cử viên độc lập lọt vào là để làm màu cho công chúng chứ không phải họ thực tâm. Và những người đó thường sống và làm việc theo chủ trương của Đảng Cộng sản. Thậm chí có tiếng là đại biểu quốc hội cũng mang lại được cho những người đó lợi ích trong việc làm ăn,"

"Một người tự ứng cử bị loại không có ý nghĩa nhưng 100 người mà cả 100 bị loại thì là vấn đề khác. Việc tự ứng cử sẽ khiến nhà cầm quyền bị buộc vào thế phải đối phó với những người ứng cử tự do," bà Phượng lý giải.

Còn ông Nguyễn Đình Hà nêu ý kiến:

"Từ xưa có câu diệt cỏ phải diệt tận gốc nên bất cứ ai, điều gì có mầm mống thì chính quyền đều muốn dập tắt. Một mặt, chính quyền nói rằng ngày bầu cử người dân được thực hiện quyền của mình, nhưng ai cũng hiểu rằng việc bầu bán đều được đảng đề cử. Và việc tổ chức bầu cử, tuyên truyền này giúp mang lại tính chính danh cho chế độ hiện tại."Đó là những việc đã xảy ra trong quá khứ. Ứng cử viên độc lập trong kỳ bầu cử Quốc hội lần này sẽ có những kinh nghiệm gì? Chúng ta hãy chờ xem.

Đầu trang

17/05/2021 - Phạm Phú Khải - voatiengviet

Chuyện cờ Vàng: Giá trị nằm ở đâu?

Một sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Hình minh họa.

Hơn hai tuần qua, một số người Việt khắp nơi, đặc biệt tại Úc, trông có vẻ bị cuốn vào sự kiện một sinh viên du học tại tiểu bang NSW đã kéo cờ vàng xuống, giẫm lên lá cờ và nói những lời đầy thách thức đối người Việt tị nạn cộng sản. Người du sinh Dương Đức Thịnh này lại được sự hưởng ứng của các bạn mình.

Nhiều cơ quan truyền thông Việt, Cộng Đồng người Việt tại NSW và khắp Úc, các tổ chức người Việt khắp nơi, và bao nhiêu cá nhân, trong lẫn ngoài nước, đã bày tỏ quan điểm trên Facebook hay các diễn đàn khác, về đề tài này. Tôi dự định không viết về đề tài này, một phần vì nghĩ quá nhiều người đã nói rồi. Vả lại chắc mình cũng không có gì hay ho hoặc mới lạ để chia sẻ. Trong khi đó chuyện cờ bấy lâu nay vẫn là đề tài gây tranh cãi và chia rẽ sâu sắc.

Nhưng vấn đề cờ Vàng nói riêng, hoặc lá cờ nói chung, chắc sẽ không dừng lại ở đây. Điển hình là trong khi Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt tại NSW, và các tiểu bang khác đang tìm cách giải quyết sự việc này với các cơ quan công quyền tại NSW và liên bang Úc, thì lại có bao sự chụp mũ, vu khống với một số những người khác, chỉ vì khác quan điểm. Tinh thần trao đổi, thảo luận hay tranh luận bằng sự tương kính và tôn trọng khác biệt thì hoàn toàn không có, mà chỉ thấy toàn sự phỉ báng và chụp mũ. Chẳng hạn trường hợp của luật sư Trần Kiều Ngọc. Cô Kiều Ngọc đã trình bày vấn đề pháp lý về trường hợp này, và phương pháp tiếp cận vấn đề, trong phỏng vấn với BBC, và trên Facebook của cô. Về mặt pháp lý thì cái nhìn của cô cũng không khác bao nhiêu so với các ý kiến của luật sư Philip Chan và Andie Lam được phỏng vấn trên SBS. Thay vì lắng nghe các ý kiến này, hay phản biện lại bằng chính kiến của mình, người ta lại đội nón cối lên cô, chửi mắng cô không còn gì, hay đặt nghi vấn rằng cô… thuyết khách cho cộng sản v.v…

Cờ, lẽ ra một biểu tượng đoàn kết dân tộc, nhưng lại trở thành sự chia rẽ nhức nhối nhất, trong suốt bao thập niên qua.

Không phủ nhận có người yêu chuộng cờ và sống chết vì cờ, vì những giá trị lá cờ đó đại diện. Nhưng cũng có bao người núp dưới lá cờ cho mục tiêu không chính đáng, nếu không phải là trí trá, tồi tệ. Họ mong được sự phù hộ của nó, để đạt cho được mục tiêu chính trị của mình.

Dường như đối với một số người, yêu cờ là yêu nước. Thật vậy không?

Hiện tượng này không chỉ riêng Việt Nam, mà diễn ra khắp nơi.

Nhưng có lá cờ nào có thể đủ lớn để che giấu được bộ mặt thật của những kẻ đội lốt chính trị, tôn giáo, hay văn hóa, trong khi hành động của họ, rõ ràng đi ngược lại những gì lá cờ đó đại diện? Có lá cờ nào đủ lớn để bao phủ những mối nhục của một dân tộc mà quá khứ đã từng hãm hại nhau, giết chóc nhau, nhân danh ý thức hệ này kia, để chiếm đoạt và duy trì quyền lực bằng mọi giá? Có lá cờ nào đủ lớn để người ta nhân danh nó, để rồi tiếp tục bóp méo lịch sử, bóp nghẹt ngôn luận, bóp nát trái tim của những người mẹ Việt Nam, bỏ tù những người con hiếu thảo của mình?

Nhìn thấy tình hình chính trị tại Thái Lan trong những tháng ngày qua, những tội ác đang diễn ra trước mặt mình, khoan nói quá khứ, một bình luận viên của cơ quan truyền thông Thai Enquirer Cod Satrusayang viết một bài tựa đề: “Không có lá cờ nào đủ lớn để che giấu sự xấu hổ của chúng ta”.

Việt Nam Cộng Hòa không phải là một nền dân chủ hoàn thiện, nhưng là một nền dân chủ non trẻ và có nền tảng căn bản duy nhất trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Cho nên người miền Nam sống dưới thời VNCH đó có quyền hãnh diện, tự hào. Biểu tượng còn lại của thời VNCH là lá cờ Vàng. Đằng sau lá cờ Vàng là các giá trị “Tổ quốc – Danh dự - Trách nhiệm”, với một triết lý giáo dục là “nhân bản, dân tộc và khai phóng”. Tuy VNCH đã đi vào lịch sử, các giá trị này không phải vì thế mà mất đi ý nghĩa. Thật ra, vì chế độ cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bị lột trần bản chất của họ, và họ không còn bất cứ chính nghĩa nào, cho nên những gì VNCH đã làm được trong 20 năm vì thế lại có giá trị hơn. Nhiều người trẻ Việt Nam sinh sau 30 tháng 4 năm 1975, giờ đây nhìn ra được rõ vấn đề vì được tiếp cận với thông tin và kiến thức khác với những gì họ được dạy dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Họ đã thay đổi cách nhìn đối với cờ Vàng và VNCH. Nhưng đây cũng chỉ là một thiểu số.

Phần lớn giới trẻ Việt Nam không quan tâm, hay quá chán ngán với kiểu dạy nhồi sọ, về lịch sử và các môn nhân văn tại Việt Nam, nên đại đa số vẫn chưa nắm rõ vấn đề. Du sinh Dương Đức Thịnh là một nạn nhân, như hàng triệu nạn nhân khác bị nhồi nhét bởi một nền giáo dục phi nhân văn/bản, nên có những hành xử quá khích và hỗn xược. Hành xử này vừa đến từ cá nhân của Thịnh vừa đến từ nền giáo dục đào tạo ra nó. Bởi rằng không phải bạn trẻ nào lớn lên trong chế độ này cũng đều hành xử như thế, mặc dầu rất có thể trong tư duy, nhiều bạn không thích cờ Vàng hay VNCH. Nhưng cách kéo cờ xuống, giẫm đạp lên rồi thóa mạ cả cộng đồng tị nạn cộng sản, cho thấy tính cách vô giáo dục và cực đoan hóa của đương sự. Nhưng không phải du sinh nào, hay người trẻ Việt Nam nào, cũng hành xử như thế.

Sự tức giận của cộng đồng người Việt tự do tại Úc và khắp nơi là điều dễ hiểu. Nhưng điều quan trọng là cách đối phó giải quyết sự việc ra sao.

Úc là một nền dân chủ pháp quyền. Các hành vi phi pháp của Dương Đức Thịnh sẽ được các cơ quan công quyền xét xử một cách công minh. Những hành vi, bằng chứng, hay động cơ mà cảnh sát và các cơ quan công quyền liên hệ, tiểu bang và liên bang, cũng như Bộ Di Trú, sau khi điều tra đương sự, sẽ là yếu tố quyết định của trường hợp này. Các cơ quan công quyền Úc dù có hiểu được hoàn toàn nguyện vọng của cộng đồng nhưng họ vẫn chiếu theo luật pháp Úc để xét xử công minh. Sẽ không có sự tùy tiện hay chính trị hóa trong quá trình xét xử Dương Đức Thịnh hay bất cứ ai. Bởi nếu có, thì nguyên đơn có thể kháng án lên tòa cao hơn, dù đó là tòa hình sự hay tòa duyệt xét các vấn đề di trú.

Tất cả chúng ta nên tìm hiểu, nên lắng nghe các luật sư chuyên ngành, và tham khảo các chuyên gia về luật liên hệ, để có quyết định đúng đắn và thích hợp, cho mọi vấn đề. Với tính cách cá nhân, tập thể hay cộng đồng đều vậy. Không hiểu luật pháp, quy trình xét xử và những vấn đề của nguyên đơn, mà lại muốn áp đặt tư duy hay ước muốn của mình lên cơ quan công quyền đang thi hành pháp luật, thì không phải là một phương pháp thích hợp để tranh thủ sự ủng hộ. Khoan nói đến thay đổi hay đạt được kết quả.

Trao đổi với một vài bạn trẻ từ Việt Nam mấy hôm nay, tôi học hỏi được rất nhiều.

Bạn Nam (đã đổi tên), khoảng 30 tuổi, cho biết trước đây bạn cũng có cái nhìn cực đoan và sai quấy giống như Dương Đức Thịnh. Không chỉ riêng Nam mà hầu như đa số các bạn của Nam đều vậy. Vì nền giáo dục của chế độ XHCN là thế. Nam xác định tuy mình không cực đoan và sẽ không làm như Thịnh, nhưng sự thù ghét “Mỹ nguỵ” và những gì chế độ này đại diện đã có trong đầu từ nhỏ. Cho đến khi Nam tiếp thu những thông tin khác và sau một thời gian dài, Nam đã nhận thức được vấn đề. Nam mong rằng các bạn trẻ Việt Nam có cơ hội được hướng dẫn chia sẻ nhiều hơn để nhận thức tốt hơn.

An (đã đổi tên), một bạn trẻ khác, cũng chừng 30 tuổi, chia sẻ rằng bạn trước đây cũng tin vào đảng, “bác Hồ”, XHCN, v.v… Nhưng bây giờ đã thức tỉnh, nhờ được tiếp cận thông tin, được hướng dẫn và được đi ra nước ngoài. An nghĩ rằng muốn thay đổi người trẻ bị tiêm nhiễm bởi nền giáo dục không nhân văn trong nước, nó sẽ mất một thời gian dài, và nó cần tinh thần khoan dung, nhân bản, tử tế. Chửi họ thì càng làm họ xa mình. Cần giúp họ hiểu bằng cách giải thích từ tốn, ôn hòa.

Phan (đã đổi tên), chừng 45 tuổi, chia sẻ rằng anh không hiểu vì sao người ta lại muốn làm lớn chuyện với Dương Đức Thịnh. Phan thắc mắc tại sao lại muốn bỏ tù hay trục xuất cậu trẻ này? Phan cho rằng hơn hai triệu, trên bốn năm triệu, người Việt tị nạn đang sống ở ngoài Việt Nam, là nạn nhân của chế độ cộng sản. Nhưng những người sống ở trong nước, ngoại trừ 4 triệu đảng viên cộng sản, cũng đều là nạn nhân cộng sản. Hơn 90 triệu người này cũng bị đầy đọa bằng đủ mọi hình thức. Nhân quyền không hề có. Người Việt trong nước còn chịu đựng nhiều hơn cả người Việt tị nạn cộng sản, phải sống với sự áp bức ngày đêm. Dương Đức Thịnh có thể cũng chỉ là một nạn nhân trong bao triệu nạn nhân như thế. Phan thắc mắc vì sao nạn nhân cộng sản lại đối xử với nạn nhân cộng sản như thế! Phan cho rằng, nếu không cùng nhau giúp nhau nhìn ra được đâu là nguồn gốc, là mầm móng hiểm họa thật sự của đất nước, để tìm ra giải pháp, thì tương lai đất nước đi về đâu?

Đối với con người, những giá trị nhân văn cốt lõi từ hàng ngàn năm trước vẫn còn với chúng ta hôm nay, và mãi mãi về sau. Quá khứ - Hiện tại – Tương lai có sự gắn liền chặt chẽ, qua niềm tin vào giá trị sống của con người. Tất nhiên mỗi thời đại nhận thức và diễn giải mỗi khác, nhưng tập hợp các giá trị này sẽ cấu thành những nguyên tắc định hình cung cách hành xử của con người. Các giá trị như nhân hậu, tôn trọng, tình nghĩa, hiểu biết, tín nhiệm, khoan dung, lịch thiệp, độ lượng, trí tuệ, cam kết, can trường, v.v… có giá trị lâu dài và mọi nơi. VNCH đã từng cổ súy các giá trị này, và tuy không còn nữa, nhưng các giá trị này không phải vì thế mà mất ý nghĩa. Nó sẽ tiếp tục có giá trị hôm nay, và sau này, nếu chúng ta biết thể hiện qua cách sống của mình. Chắc chắn nó sẽ không nằm ở những người phất cờ, hay núp đằng sau cờ, hay lợi dụng lá cờ ở mọi lúc mọi nơi, để đánh phá chụp mũ những người có lòng với đất nước. Biểu tượng có giá trị chỉ nhắc nhở chúng ta, như là một tấm gương để chúng ta soi.

Nếu cố gắng thể hiện các giá trị văn minh và nhân nghĩa trong cách đối xử và giải quyết vấn đề với người khác, thì cho dầu chế độ cộng sản có thắng miền Nam bằng bạo lực và dối trá, họ cũng không thắng được cuộc chiến văn hóa qua lối hành xử thiếu văn minh từ bản chất trí trá của họ, dù đã sau 46 năm cầm quyền.

Chính nghĩa nằm sâu xa, không phải bề ngoài. Biểu tượng chỉ có ý nghĩa, và chính nghĩa, nếu hành động phản ảnh niềm tin của con người vào các giá trị đích thực.

Đầu trang