Phạm Vũ Hiệp
12-4-2021
Sau đại hội XIII, khi việc phân ghế, chia chác quyền lực trong đảng CSVN ngã ngũ. Ngày 6/3/2021, trang Tiếng Dân có bài “Về danh sách dự kiến nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước của đảng CSVN“, của Trần Kỳ Khôi.
Tác giả đã đưa ra danh sách đầy đủ về các lãnh đạo cấp cao sớm nhất, kèm theo chức vụ sẽ nắm giữ trong bộ máy Chính phủ, Quốc hội và các ban của Đảng. Chiếu theo bảng danh sách này, vị trí Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ thuộc về Nguyễn Hoàng Anh. Nhưng, tiếc cho Nguyễn Hoàng Anh…
Nguyễn Hoàng Anh sinh năm 1963, tại xã Trường Thọ, huyện An Lão, TP. Hải Phòng. Hoàng Anh là Ủy viên Trung ương khoá XII và XIII, đại biểu QH khoá 11, 13, 14. Ông Anh có bằng thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế và bằng cử nhân lý luận chính trị.
Ông Hoàng Anh từng kinh qua các chức vụ: Tổng giám đốc Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Hải Phòng, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng khóa XI; Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế QH, Chủ tịch UBND, Bí thư tỉnh uỷ Cao Bằng.
Ngày 26/12/2017, khi trao quyết định điều động về mặt Đảng, ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban tổ chức Trung ương đánh giá, Nguyễn Hoàng Anh là cán bộ có năng lực, đã được chứng minh qua thực tiễn công tác.
Ngày 12/2/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định số 189/QĐ-TTg, bổ nhiệm Nguyễn Hoàng Anh giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ông Phúc cho rằng, “tham nhũng trong khu vực Nhà nước còn nặng nề, tình trạng “sân sau” còn lớn, tình trạng gia đình, bà con thân quen, dòng tộc trong DNNN vẫn có…” và ông rất kỳ vọng vào Nguyễn Hoàng Anh.
TT Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định cho Nguyễn Hoàng Anh. Nguồn: TTXVN |
Khối doanh nghiệp này hiện có tổng giá trị vốn và tài sản đạt khoảng 5,4 triệu tỷ đồng, tức gần 235 tỷ đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Nguyễn Hoàng Anh, người đứng đầu “siêu” Ủy ban này phải vừa có chuyên môn về kinh tế nhưng cũng là một người biết làm chính trị.
Thế nhưng trong danh sách mà tân Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội bầu hai phó thủ tướng mới và 12 bộ trưởng hôm 8/4/2021 lại không có tên Nguyễn Hoàng Anh, mà người được trình và bầu chọn vào ghế Bộ trưởng Bộ Công thương là Nguyễn Hồng Diên, với 417 phiếu thuận, 59 phiếu chống. Bát cơm nóng hổi, thơm phức mà Nguyễn Hoàng Anh chưa kịp đưa vào miệng, đã bị Nguyễn Hồng Diên cướp mất.
Nguyễn Hồng Diên là ai?
Nguyễn Hồng Diên sinh năm 1965, quê ở Hưng Hà, Thái Bình. Xuất thân từ cán bộ Đoàn, học trường Tuyên giáo, trước khi giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Diên từng giữ chức bí thư Tỉnh đoàn, chánh Văn phòng Tỉnh ủy, bí thư Huyện ủy Vũ Thư, trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình.
Với 13 năm là Uỷ viên Ban thường vụ, hơn 5 năm làm Chủ tịch, Bí thư Thái Bình, Nguyễn Hồng Diên cũng để lại không ít về tai tiếng liên quan đến đất đai và công tác cán bộ… chúng tôi sẽ quay trở lại vấn đề này vào dịp khác.
Tháng 4/2020, vợ chồng Nguyễn Xuân Đường, tức Đường Nhuệ bị khởi tố, bắt giam, gây xôn xao dư luận địa phương bởi trước đó gia đình “đại gia” này nhiều lần bị tố cáo về hành vi cho vay nặng lãi, bảo kê, hành hung, đe dọa giết người, xiết nợ, hoạt động xã hội đen, dùng thủ đoạn đe dọa để mọi cuộc đấu thầu đất trong tỉnh cứ “dự đấu là thắng” trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Dân chúng đặt câu hỏi về trách nhiệm của ông Diên đối với vụ án Đường Nhuệ, khi ông ta nắm chức Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, là người ở vị trí cao nhất cả chính quyền và Đảng trong nhiều năm qua ở Thái Bình.
Thế nhưng, điều gây bất ngờ cho nhiều người là, sáng ngày 7/5/2020, Bộ Chính trị có quyết định điều động Nguyễn Hồng Diên rời Thái Bình, về làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng!
Chiều ngày 8/5/2020, ông Diên tổ chức tiệc chiêu đãi chia tay, mời hầu hết quan chức tỉnh Thái Bình đến khách sạn Kim Cương. Trong buổi tiêc đó có một người bạn rất thân của ông Diên, đó là Nguyễn Văn Điều, sinh năm 1967, là Uỷ viên Ban thường vụ, Trưởng Ban nội chính Tỉnh uỷ.
Tan tiệc ra về, ông Điều say rượu lái xe Toyota BKS 29A-995.83 gây tai nạn, tông chết một người và làm bị thương hai người khác.
Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Văn Điều bên ô tô gây tai nạn. Nguồn: Báo NLĐ |
Sau đó, Nguyễn Văn Điều bị khởi tố, cách tất cả chức vụ, bị đồng chí bỏ rơi, tuyệt vọng nên ông Điều đã tự tử và qua đời. Bạn bè chết mặc kệ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên chỉ lo hoạn lộ và tự cứu bản thân mình.
Ngày 27/5/2020, ông Diên đăng đàn “nịnh thối” ông Nguyễn Phú Trọng trên báo quốc doanh VietNamNet qua bài: “Trường hợp đặc biệt về tuổi như Tổng bí thư là hạnh phúc của Đảng, dân tộc”.
Theo Phó trưởng Ban Tuyên giáo Nguyễn Hồng Diên, “một số cán bộ trong khoá 12 được xem là trường hợp đặc biệt, trong đó có Tổng bí thư, Chủ tịch nước, đều thể hiện rất xuất sắc trong công việc”.
Chân dung Nguyễn Hồng Diên và bài báo “nịnh thối”. Ảnh chụp màn hình bài báo VietNamNet |
Sau khi tâng bốc, nịnh thối người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng và một số nhân vật hàng đầu của đảng, hôm 8/4/2021 Nguyễn Hồng Diên được ngồi vào ghế Bộ trưởng Bộ Công thương, qua trò mèo bỏ phiếu, bầu bán.
***
Ông bố vợ gian hùng…
Ông Trần Văn Sen, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ tập đoàn Hương Sen đa ngành, nổi tiếng với nhãn hiệu bia Đại Việt là đại gia, ông trùm “vua biết mặt, chúa biết tên”.
Ông Sen còn thu tóm nhiều danh hiệu: Chủ tịch họ Trần Việt Nam, Anh hùng Lao động, Nghệ nhân, Chủ tịch Hội UNESCO Bảo tồn Văn hoá dân tộc Việt Nam.
Ông Trần Văn Sen có 6 người con, 3 gái 3 trai, tất cả đều nắm quyền quản lý ở tập đoàn Hương Sen. Cô chị tên là Trần Thị Hoài, giám đốc công ty con Bao bì Hương Sen, là vợ của đại biểu QH khoá 13 Đỗ Văn Vẻ. Cô em Trần Thị Chi, giám đốc Tài chính tập đoàn Hương Sen, là vợ Nguyễn Hồng Diên.
Đa mưu, túc kế ở thương trường đã đành, ông Sen còn làm những việc “kinh thiên động địa”.
Kinh doanh tâm linh hiện đang là một nghề “hot” hái ra tiền. Vì thế, không ít các vị đại gia quan tâm, đầu tư vào lĩnh vực này.
Nắm bắt được thị hiếu cầu khấn tâm linh của người dân và số đông quan chức, ông Trần Văn Sen được sự hỗ trợ, tiếp tay của con rể, là Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, đã cho xây dựng một ngôi đền thờ khủng (gọi là đền Nhà Ông) cao 41m, 3 tầng, với diện tích mặt bằng gần 800m2 trên tổng diện tích 50.000m2, được mua lại từ nửa cánh đồng, tại thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà.
Ông Sen tự ý biến nơi này thành “Đền thờ tổ họ Trần Việt Nam”, tổ chức hầu đồng, phát ấn, thay đổi luôn ngày giỗ của Đức Thánh Trần. Ngạo mạn hơn, ông Sen còn tự ý đúc tượng Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn có khuôn mặt giống y chang như mình để bán, cho, tặng…
Ông chủ hãng bia Đại Việt, Trần Văn Sen. Nguồn: Hương Sen |
Tượng Đức Thánh Trần mang khuôn mặt ông Sen |
Chưa hết, ông Sen còn tổ chức bịa đặt, xuyên tạc lịch sử, câu kết với các sử gia của Đảng, đặt tên cho tại cuộc hội thảo khoa học “Đức Hoằng Nghị đại vương…” do UBND tỉnh Thái Bình phối hợp với Hội KHLSVN tổ chức năm 2007 tại Hà Nội. Kinh phí tất nhiên do ông chủ hãng bia Đại Việt tài trợ.
Việc làm huyễn hoặc, phi lý của ông Sen, có sự tiếp tay của Đảng Cộng sản là khá rõ ràng. Suốt tám trăm năm nay, chưa có một sử liệu nào cho rằng thái sư Trần Thủ Độ có cha ruột là Trần Hoằng Nghị. Vậy mà, bộ sách Lịch sử Việt Nam phổ thông do Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và Viện Sử học biên soạn (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật phát hành), trong tập 3, bịa ra nhân vật Trần Hoằng Nghị, là cha ruột của Trần Thủ Độ. Truyền hình Việt Nam VTV cũng phát phóng sự về “Đức Hoằng Nghị đại vương“.
Tiền của và quan hệ với lãnh đạo cấp cao của bố vợ đã giúp Nguyễn Hồng Diên leo lên những nấc thang quyền lực. Đến phiên Nguyễn Hồng Diên lại giúp ông anh “cọc chèo” Đỗ Văn Vẻ, sinh năm 1962, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hương Sen, vào đại biểu Quốc hội VN khóa 13 nhiệm kỳ 2011-2016, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Trong cuộc bầu cử QH khoá 14 và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, Nguyễn Hồng Diên “cơ cấu” chính mình để trúng cử đại biểu QH.
Chưa hết, Trần Thị Bích (sau đổi tên thành Trần Thị Ngọc Bích) Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Sen, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thương mại và Dịch vụ Long Hưng, là chị vợ của ông Diên, cũng được “cơ cấu” là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khoá 16.
Dư luận đồn đoán quả không sai. Ông Trần Văn Sen, với quan hệ rộng, thân tình với Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng các lãnh đạo tiền nhiệm của tỉnh Thái Bình như Nguyễn Hạnh Phúc, Trần Cẩm Tú… đã gây chấn động chính trường VN khi đưa được con rể Nguyễn Hồng Diên, một cán bộ được đào tạo tuyên giáo, học cử nhân sử và có tấm bằng “tại chức” kế toán, ngạo nghễ ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Công thương “siêu bộ”, mà đệ tử ruột của Nguyễn Tấn Dũng là Vũ Huy Hoàng ngồi hai nhiệm kỳ và thái tử Trần Tuấn Anh đã ngồi suốt năm năm.
Ngày 8/12/2017, trong một cuộc họp Bộ Chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng đặt câu hỏi: “Tại sao người ta nói: Quan hệ, tiền tệ, hậu duệ, cuối cùng mới là trí tuệ. Thân quen ‘cánh hẩu’ thích thì đưa vào, tạo vây cánh cho mình, rồi nói cho thật hay, cơ cấu, độ tuổi thế này, triển vọng thế nọ… ?”
Chắc lúc này, sau khi chia chác, đặc quyền, đặc lợi dưới chiêu thức được gọi là “bầu cử kiện toàn” Quốc hội và bộ máy chính phủ vừa qua, có lẽ ông Trọng đã tìm được câu trả lời.
Hoang Dinh Nam/Getty Images. Giáo dục Việt Nam có nhiều thách thức cho tân bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn (ảnh minh họa) |
Ông Nguyễn Kim Sơn vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo thay cho ông Phùng Xuân Nhạ nhưng câu chữ về lý lịch của ông lại gây tranh cãi.
Cụ thể, trên trang Đại hội Đảng, hồ sơ về Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Kim Sơn ban đầu có thông tin gây tranh cãi như sau: "2007-2008: Nghiên cứu sau tiến sĩ về tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam tại Đại học Harvard, Mỹ".
Trước đó, khi đưa tin về Đại hội Đảng 13, trang Giaoduc.net.vn cũng giật tít: "Tân Ủy viên Trung ương Đảng từng nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Harvard".
Trang Đại học Quốc gia Hà Nội cũng ghi lý lịch ông Sơn là nghiên cứu sau tiến sĩ về Tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ (2007-2008).
Nhiều tờ báo khác như Nhân Dân, tạp chí Xây Dựng Đảng, báo điện tử Chính phủ… cũng từng đưa nội dung tương tự.
Sau khi thông tin ông Nguyễn Kim Sơn "từng nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Harvard" được loan đi, nhiều người đã chỉ ra đây là thông tin sai.
Theo đó, ông Sơn là học giả (visiting scholar) chứ không phải là nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) như báo chí và các trang mạng đưa.
Trang Facebook Nam Le's Liberal (chuyên về các tư tưởng triết lý, giáo dục) đặt vấn đề: Chúng ta cần thông tin trung thực từ người đứng đầu ngành giáo dục - tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có thực sự làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Harvard.
Theo đó, người này phân tích rằng ông Sơn từng có một năm là học giả tại Harvard-Yenching Institute (HYI) chứ không phải là Đại học Harvard. Hơn nữa, Nam Le cũng cho rằng học giả là một dạng "hợp tác nghiên cứu" khi một cá nhân được cho phép đến một cơ sở nghiên cứu để tham quan, học hỏi và hỗ trợ hợp tác.
Còn hệ sau tiến sĩ là công việc nghiên cứu sau bậc tiến sĩ, được ký hợp đồng trả lương đóng thuế với trường học.
Chụp màn hình. Báo chí viết tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo là nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Havard nhưng sau đó đã sửa lại thành Viện Havard - Yenching |
Từ dư luận trên mạng xã hội, nhiều tờ báo và website của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã sửa chi tiết "nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Harvard" thành học giả tại "Viện Harvard-Yenching". Tuy nhiên, các bài viết cũ hơn về ông Sơn thì vẫn chưa được sửa.
Bên cạnh tranh cãi về "Đại học Harvard" hay "Viện Harvard-Yenching", "nghiên cứu sau tiến sĩ" hay "học giả", nhiều người còn cho rằng Harvard-Yenching Institute có quan hệ với "Đại học Yên Kinh Trung Quốc", thậm chí một số người còn đi xa hơn khi nói rằng "đây chẳng qua là một dạng học viện Khổng Tử thôi".
Facebook Trương Huy San (Osin Huy Đức) nói rằng theo một người bạn là học giả lâu năm làm cho viện Yenching thì: "Chương trình Visiting Scholar 1 năm dành cho giảng viên đại học ở Yenching đòi hỏi điều kiện cao hơn nhiều so với chương trình postdoc".
Ông Huy Đức bình luận: "Nếu ông Kim Sơn là Visiting Scholar tại Harvard Yenching Institute mà khai là làm postdoc tại đó thì khiêm tốn quá. Còn việc ông làm bộ trưởng ra sao thì còn phải chờ xem hồi sau."
Tuy nhiên, trang Nam Le's Liberal viết rằng không bàn đến chức danh nào cao hơn cái nào mà chỉ muốn đính chính lại thông tin cho chuẩn xác.
"Không biết có phải chủ quan của chính ông Sơn, hay do nhà báo, người đánh máy kê khai hồ sơ nhưng đây quả thực là một sự gian dối hồ sơ" và đặt vấn đề vì sao cứ nhận vơ danh xưng Harvard khi nó không thuộc về mình.", trang Facebook này viết.
Hoang Dinh Nam/Getty Images. Nhiều người đặt kỳ vọng và tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (ảnh minh họa) |
Trang Nhà báo điều tra dẫn bài viết của nhà báo Nguyễn Quyết như sau: "Có câu chuyện này lan trên mạng, đó là học trò của TS Sơn kể rằng, ông luôn nói rất rõ về việc mình không phải là tiến sĩ danh dự của Harvard. Ông Sơn là Visiting Scholar ở Viện Harvard-Yenching. Giai đoạn 6/2007- 5/2008, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn sang viện Harvard theo dạng trao đổi học giả (nghĩa là cũng ở tầm nghiên cứu rất cao chứ không phải dạng vừa). Viện này nằm trong khuôn viên của ĐH Harvard chứ không phải là thành viên của ĐH Harvard."
"Ở thời buổi mà nhà nhà nhận mình là học ở Harvard thì sự trung thực của ông Sơn lại là 1 điểm đáng trân trọng. Rõ ràng, trung thực luôn là đức tính cần có của một người thầy. ", bài viết ghi.
Tuy nhiên, nhiều người phản bác lại rằng, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đã là quan chức của người dân nói chung, chứ không còn là người thầy như trước nữa nên dư luận có vai trò giám sát ông trên cương vị quan chức.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra: Harvard-Yenching Institute liên quan gì tới Đại học Harvard? Tổ chức này có quan hệ gì với "Đại học Yên Kinh" hay Trung Quốc không?
Theo phần tự giới thiệu trên website của Harvard-Yenching Institute, tổ chức này là một quỹ tín thác công ích (public charitable trust) được thành lập vào năm 1928. Nguồn tài trợ cho quỹ đến từ tài sản của nhà khoa học, doanh nhân Charles Martin Hall, người đã qua đời vào năm 1914.
Tiến sĩ Trần Vinh Dự, người từng được HYI cấp học bổng, lý giải trên Facebook cá nhân: "Harvard-Yenching không phải là một đơn vị do trường Đại học Harvard sở hữu. HYI có thể hiểu là một tổ chức thiện nguyện hoạt động độc lập, có ngân sách độc lập. Nhưng HYI là một phần không tách rời của cộng đồng Harvard. Hiểu nôm na, HYI là một dự án độc lập mà Harvard có tham gia với tư cách thành viên sáng lập."
Theo ông Dự, HYI không phải là một khoa hay là một viện đào tạo nên không cấp bằng gì. Từ thập niên 1950 trở lại đây, HYI tập trung chính vào việc tài trợ học bổng cho các nghiên cứu sinh tiến sĩ và các giáo viên trẻ thuộc các trường đại học hàng đầu ở Đông và Đông Nam Á ra nước ngoài nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn.
Đồng thời, dựa trên những dẫn chứng về lịch sử nêu ra, ông Dự khẳng định: "HYI không hoạt động bằng tiền của Trung Quốc và cũng không hoạt động theo agenda của Trung Quốc hay nói cách khác không 'thân Trung Quốc' như một số người phán bừa" mà "HYI hoàn toàn là một quỹ tín thác của Mỹ, hoạt động hoàn toàn từ ngân sách đóng góp dựa trên tài sản của nhà khoa học Charles Martin Hall để lại."
Theo trang của HYI, viện này là "một cơ sở độc lập dành riêng cho việc thúc đẩy giáo dục đại học ở châu Á trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt chú trọng đến việc nghiên cứu văn hóa châu Á".
Nhiều người liên hệ Harvard với Trung Quốc có lẽ xuất phát từ từ "Yenching" trong tên gọi của viện này. "Yenching" đúng là "Yên Kinh", nhưng chữ "Yenching" trong tên của HYI có một căn nguyên sâu xa từ thời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc còn quản lý Đại lục.
Theo website của HYI, vào thập niên 1930, viện này bắt đầu ủng hộ các nỗ lực nghiên cứu ngôn ngữ và văn minh Á Đông, sau đó thành lập Thư viện Harvard-Yenching. Trong thập niên 1930 và 1940, viện ủng hộ trực tiếp Đại học Yên Kinh của Trung Quốc (lúc này đang do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lãnh đạo) do trường đại học này chú trọng các môn khai phóng.
Cùng với đó, HYI còn hỗ trợ năm trường đại học khác tại Trung Quốc như Hoa Tây, Sơn Đông Tề Lỗ… Sau khi chính quyền cộng sản lên nắm quyền tại Đại lục và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dời ra đảo Đài Loan, Đại học Yên Kinh đã chấm dứt hoạt động vào năm 1952. Từ đó, mối quan hệ của HYI với "Đại học Yên Kinh" cũng chấm dứt.
"Mối quan hệ giữa HYI với Đại học Yên Kinh đã kết thúc cùng với sự chấm dứt hoạt động của Đại học Yên Kinh vào năm 1952. Do đó, việc nói rằng HYI hiện nay hợp tác với Đại học Yên Kinh nào đó, thậm chí là một cơ sở của Đại học Yên Kinh là sai," nhà báo Đỗ Hùng viết.
Ông cũng cho biết thêm: "Khái niệm Đại học Yên Kinh ngày nay có lẽ là Yên Kinh Học đường thuộc Đại học Bắc Kinh. Mà Yên Kinh Học đường thì không liên quan tới HYI". Còn việc diễn dịch xa hơn, nói HYI là "một dạng của viện Khổng Tử" thì cũng không có căn cứ.
Như vậy, HYI có quan hệ chặt chẽ với Harvard, là một dự án độc lập mà Harvard có tham gia với tư cách thành viên sáng lập, nhưng độc lập về pháp nhân, tài chính.
Xem thêm về giáo dục:
Thảo luận trên YouTube về tân nội các VN có phần nhắc tới ông Nguyễn Kim Sơn
Nhà báo Seiichi Kuriki: Người Nhật học ngoại ngữ là học tiếng Anh
10/04/2021 - baotiengdan
Đỗ Ngà
10-4-2021
Thời Xuân Thu bên nước Tàu, ông Quảng Trọng – một nhà cải cách tài ba của nước Tề bên Tàu có câu nói nổi tiếng: “Kế một năm, chi bằng trồng lúa. Kế 10 năm, chi bằng trồng cây. Kế trọn đời, chi bằng trồng người”.
Sau gần 3000 năm, ông Hồ Chí Minh đã dạy ngành giáo dục CS rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Ông Hồ Chí Minh nói ra câu đó mà ông không thông báo ông trích dẫn lại lời nói của ai nên được mặc định là của chính ông Hồ. Việc làm này chính là hành động đạo văn. Dùng hành động đạo văn để dạy dỗ nền giáo dục thì nền giáo dục đó đi về đâu?
Kết quả thì đã rõ, hiện nay nạn đạo văn rất phổ biến trong nền giáo dục Việt Nam. Ông Bùi Văn Cường bí thư tỉnh Đắk Lắk bị tố đạo văn, ông cựu bộ trưởng bộ giáo dục Phùng Xuân Nhạ cũng bị tố đạo văn v.v… Nền giáo dục thối nát đến nỗi chính quan chức cũng phải dốc hết hầu bao để đưa con cái đi tị nạn khỏi nền giáo dục này.
***
Hôm nay trên báo nhà nước và trang facebook của ông tân bộ trưởng bộ giáo dục Nguyễn Kim Sơn có bài viết “Ngành và Nghề của chúng ta”, đáng chú ý là đoạn cuối ông Sơn có viết như sau “Chúng ta cùng chung tay ngay bây giờ, từ lúc này. Trồng người vì trăm năm, chúng ta ươm tạo những trái ngọt mai sau, nhưng ngày hôm nay, cả chúng ta và xã hội đã phải nhìn thấy những cây và lá xanh tươi”.
Vâng! Vẫn là “trồng người”. Không biết ông Nguyễn Kim Sơn có thấy rằng, bài dạy “trồng người” của Hồ Chí Minh đã đẩy nền giáo dục Việt Nam đến sự mục nát như hôm nay không?
Có nguồn tin cho rằng, ông Nguyễn Kim Sơn cho con đi du học Mỹ. Không biết lời đồn này có đúng hay không, tuy nhiên nếu đúng thì cũng không có gì ngạc nhiên cả. Bởi vì hầu hết quan chức CS đều làm như thế thì ông Sơn cũng đâu dại gì “trồng người” cho con cái mình bằng mảnh đất giáo dục độc hại ở xứ CHXHCNVN này?
Thật ra mảnh đất Việt Nam đã bị nhiễm độc toàn diện bởi thể chế chính trị độc tài CS gây ra. Bộ Giáo dục có lấy bao nhiêu thế hệ trồng vào đó thì cũng cho ra cây độc trái đắng là nhiều, chứ không thể có được kết quả “hoa thơm trái ngọt” được.
Nền giáo dục Việt Nam chỉ có thể xóa đi và làm lại chứ còn dựa trên bộ máy cũ kỹ này thì nát vẫn hoàn nát. Ông Nguyễn Kim Sơn hãy chuẩn bị tinh thần để hứng chịu búa rìu dư luận là việc làm thiết thực nhất, còn tham vọng “ươm tạo những trái ngọt mai sau” thì quên đi ông à. Ông không có khả năng làm nổi.
Trang web của Asian Social Science được cho là 1 trang 'khoa học giả', có đăng tải bài viết của ông Phùng Xuân Nhạ. Screenshot of http://www.ccsenet.org |
Những ngày qua, dư luận trong nước xôn xao về bản ‘Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ”, Bộ Trưởng Giáo Dục Đào Tạo, do Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tại Đại học Toulouse, Pháp, gửi đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam, và sau đó đưa lên mạng xã hội. Bản báo cáo này được cho là bằng chứng việc ông Phùng Xuân Nhạ “tự đạo văn”. Rất nhiều những lời đề nghị từ công luận lên tiếng kêu gọi ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ phải từ chức.
Ông Phùng Xuân Nhạ cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, là nơi xét duyệt việc phong giáo sư ở Việt Nam.
Từ Pháp, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng dành cho RFA cuộc phỏng vấn đặc biệt. Trước tiên, ông cho biết về mục đích của việc cho ra đời bản báo cáo này.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Zũng: Trước đây cũng nghe rất nhiều lời đồn ông Nhạ không phải người nghiêm túc trong khoa học, nhưng nhân chuyện ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu rà soát lại những giáo sư được phong năm 2017 thì có 1 số người đưa ra trường hợp của ông Xuân Nhạ.
Thế thì tại sao lại không rà soát lại ông Nhạ? Và có 1 thông tin là ông Nhạ chỉ có đúng 2 bài báo đăng tạp chí quốc tế, Scopus nhưng thật ra lại là 1 báo gọi là giả khoa học. Điều này làm cho tôi tò mò và tôi quyết định đi tìm hiểu kỹ càng việc này. Một số người bạn đã giúp tôi trong quá trình đó.
RFA: Trong quá trình đó thì mọi người có gặp khó khăn gì hay không?
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Zũng: Thật ra thì thời đại này bây giờ gọi là thời đại internet thì có rất nhiều những chứng cứ gọi là có công bố. Chẳng hạn 1 số bài báo mà ông Nhạ đăng ở Việt Nam hay ở quốc tế thì đều có lưu trữ ở server máy tính và có thể truy cập được. Tìm ra những bài báo của ông Nhạ thì không khó khăn nhưng chuyện mất thời gian là chuyện phân tích những bài báo đó xem độ thật, giả ra sao.
RFA: Theo tựa bài báo cáo, là ‘phân tích sơ bộ’, nghĩa là sẽ có 1 hồ sơ chi tiết hơn trong tương lai?
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Zũng: Vâng, vì thời gian thực hiện báo cáo này không nhiều. Chúng tôi có nhận thấy rất nhiều điều khác, mà nếu phân tích kỹ hơn thì có thể sẽ ra rất nhiều vấn đề. Nhưng chúng tôi cũng thấy có 1 số vấn đề khác lớn hơn, thứ nhất là không muốn viết 1 bài dài quá vì bạn đọc sẽ ‘chết chìm’ trong ấy. Nên chỉ viết 1 số cái có tính chất ví dụ minh hoạ thôi chứ có rất nhiều chi tiết mà chúng tôi không đưa vào đấy. Viết dài ra thì thành mấy chục trang. Và tất nhiên có 1 số thông tin chưa được kiểm chứng thì chúng tôi không viết vào.
Chẳng hạn như vấn đề đạo văn của ông Phùng Xuân Nhạ. Thời điểm công bố cái đấy thì chúng tôi chỉ biết là chắc chắn ông Nhạ có tự lấy 1 bài cũ của mình, đã công bố rồi biến thành bài mới, chứ còn chuyện đạo văn của người khác thì chúng tôi chưa dám khẳng định. Sau đó chúng tôi có thể khẳng định có dấu hiệu ông ấy đạo văn của người khác.
RFA: Những người quan tâm đến giáo dục Việt Nam hầu như đều có sự hoài nghi về chất lượng bằng cấp của các Giáo sư Tiến sĩ ở Việt Nam, nghĩa là bên cạnh ông Phùng Xuân Nhạ này sẽ còn những ông Phùng Xuân Nhạ khác. Vì sao bản báo cáo này lại chỉ đích danh ông Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ?
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Zũng: Có 1 số nguyên nhân. Thứ nhất là chúng ta cần phân biệt giữa trình độ và sự trung thực trong khoa học, có nghĩa là có những người có thể là trình độ không bằng giáo sư nước ngoài nhưng nếu họ làm những việc nghiêm túc, có ích cho khoa học hay cho đất nước thì họ vẫn xứng đáng được hưởng chức danh. Trường hợp ông Phùng Xuân Nhạ không phải là ông ấy ít đóng góp mà là ông ấy giả khoa học. Hai chuyện ấy hoàn toàn khác nhau. Đấy là lý do thứ nhất.
Lý do thứ hai tôi nghĩ ông Phùng Xuân Nhạ là trường hợp điển hình, nó sẽ là lời cảnh tỉnh cho những người khác.
Thêm nữa là điều kiện của chúng tôi cũng không phải là vô hạn. Tôi làm việc này với nguyện vọng là đóng góp cho đất nước, không có mục đích tư lợi gì. Chúng tôi không thể làm công việc thay thế cho hội đồng được nên chúng tôi chỉ làm 1 ví dụ điển hình như vậy.
RFA: Theo quan điểm cá nhân của ông thì nên xử lý thế nào với số lượng Giáo sư Tiến sĩ đã được phong trong năm 2017?
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Zũng: Theo tôi thì hiện tại ông Phùng Xuân Nhạ chưa ký gì hết, vì sau khi hội đồng đưa lên thì ông thủ tướng có yêu cầu rà soát lại. Và theo thông tin tôi nghe người ta nói thì trong quá trình rà soát lại, đã có nhiều người xin rút lui. Có lẽ phần lớn do sức ép từ công luận. Đó là tín hiệu cũng tương đối tốt. Thế còn chuyện xử lý thế nào thì tôi không thể thay mặt hội đồng để nói được. Với quan điểm riêng của tôi thì tôi nghĩ đây là vấn đề khá phức tạp.
RFA: Sau khi đưa bản báo cáo ra, cá nhân ông và các cộng sự có gặp khó khăn gì không?
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Zũng: Cộng sự của tôi thì tôi không đưa tên họ nên họ không gặp khó khăn gì. Bản thân cá nhân tôi thì có gặp 1 số khó khăn…nói khó chịu thì đúng hơn là khó khăn. Thứ nhất là bị tin tặc tấn công và thứ hai là những người gọi là dư luận viên bôi nhọ, bôi xấu. Thứ ba nữa là có những lời hù doạ vu vơ, đó là tổng cục 5 ở Việt Nam theo dõi và gây sức ép cho người thân của tôi.
RFA: Sau khi sự việc được đưa ra mạng xã hội, phản ứng của dư luận rất mạnh mẽ. không ít lời kêu gọi ông Phùng Xuân Nhạ từ chức. Nhưng đến nay chưa có phản ứng nào từ Bộ Giáo dục hoặc ông Nhạ nhằm phản hồi báo cáo của ông. Nếu tiếp tục như thế, ông sẽ có hành động gì để đòi hỏi minh bạch cho nền giáo dục?
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Zũng: Sau khi tôi chính thức gửi thư lên Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước xem lại trường hợp ông Phùng Xuân Nhạ thì tôi đã nhận được thư trả lời của ông Tổng thư ký Hội đồng là sẽ có văn bản chính thức trả lời việc này. Tôi nghĩ là Hội Đồng cũng cần thời gian để trả lời vì bản báo cáo cũng mới gửi lên cách đây vài hôm thôi.
Hội Đồng cũng xin gia hạn chuyện rà soát lại cho đến cuối tháng này.
Về phía ông Phùng Xuân Nhạ thì ông cũng đã đọc báo cáo này rồi. Điều này tôi biết chắc chắn vì có người có quan hệ với ông Phùng Xuân Nhạ nhắn tin lại với tôi. Ông ấy không có trả lời chính thức gì nhưng ý của người đó nói là ông ấy cũng tiếp thu. Không biết ông ấy tiếp thu theo ý gì nhưng tôi có nhắn lại là nếu trong chuyện này nếu ông Phùng Xuân Nhạ chính thức nhận lỗi càng sớm hoặc rút lui càng sớm thì có lẽ càng bảo vệ được danh dự của ông ấy tốt hơn.
Nếu ông ấy muốn chứng minh thì cũng sẽ có 1 cuộc đối chiếu đàng hoàng còn nếu ông ấy lờ đi thì chắc chắn sẽ không lờ được, vì không chỉ công luận ở Việt Nam mà tôi nghĩ là cả công luận thế giới sắp tới đây cũng sẽ đề cập vì đây là 1 vụ điển hình mà họ rất quan tâm.
Bí thư Đăk Lăk Bùi Văn Cường. thanhtra.com.vn |
Ông Bùi Văn Cường- Bí thư tỉnh ủy Đăk Lăk được Quốc hội Việt Nam bầu giữ chức Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khóa XV hôm 7/4.
Theo tin từ truyền thông Nhà nước, tỷ lệ bầu cho ông Bùi Văn Cường vào chức vụ này là gần 97% tổng số đại biểu quốc hội Việt Nam.
Vào khoảng tháng 8 năm 2020, ông Bùi Văn Cường bị tố cáo là đạo văn cho luận văn bảo vệ tiến sĩ của mình. Sau đó, công an đã bắt giữ võ sư- tiến sĩ Phạm Đình Quý, cựu giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, người đã tố cáo ông Bùi Văn Cường đạo văn.
Một người khác bị bắt liên quan đến việc tố cáo ông Bùi Văn Cường là nhà báo Trương Châu Hữu Danh. Ông Danh bị Công an Cần Thơ bắt với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi cích hợp pháp của tổ chức, công dân’.
Theo tin từ truyền thông Nhà nước Việt Nam, ông Bùi Văn Cường sinh năm 1965, quê ở huyện Kinh Môn nay là thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Từ tháng 7/2019 ông được điều động tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng Cộng sản Việt Nam và giữ chức bí thư tỉnh ủy Đăk Lăk từ đó đến nay.
2021-04-07 - RFA
Khai mạc Quốc hội ngày 24 tháng 3 năm 2021. AFP |
Ông Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk, vừa được Quốc hội Việt Nam bầu giữ chức Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khóa XV hôm 7/4 với gần 97% phiếu bầu của đại biểu quốc hội Việt Nam.
Đáng quan tâm là trước đó, vào khoảng tháng 8 năm 2020, ông Bùi Văn Cường bị tố cáo là đạo văn cho luận văn bảo vệ tiến sĩ của bản thân. Sau đó, người đã tố cáo ông Bùi Văn Cường đạo văn là Võ sư - Tiến sĩ Phạm Đình Quý, cựu giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, đã bị công an đã bắt giữ.
Một người khác ủng hộ người tố cáo ông Bùi Văn Cường là nhà báo Trương Châu Hữu Danh cũng đã bị Công an Cần Thơ bắt giữ với cáo buộc tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’.
Từ Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương nhận định về việc ông Bùi Văn Cường được bầu cử lên chức như sau:
“Đại hội Đảng XIII vừa qua bộc lộ một số điều những người bị dư luận xã hội đánh giá kém cỏi, trình độ thấp, đạo đức kém, nhân cách tồi thì lại leo cao.
Anh ta không xử sự đàng hoàng, ví dụ khẳng định không đạo văn thì phải có hội đồng khoa học, ông ta lại đưa vấn đề ủy ban chính trị đưa ra để khẳng định không đạo văn. Đây là cái chúng tôi đánh giá là kém cỏi của sự lãnh đạo hiện nay ở đất nước mình.”
Anh ta không xử sự đàng hoàng, ví dụ khẳng định không đạo văn thì phải có hội đồng khoa học, ông ta lại đưa vấn đề ủy ban chính trị đưa ra để khẳng định không đạo văn. Đây là cái chúng tôi đánh già là kém cỏi của sự lãnh đạo hiện nay ở đất nước mình. |
---|
ông Nguyễn Khắc Mai |
Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn lời ông Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Đăk Lăk cho hay, dựa theo kết luận số 65 của Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ xác minh ông Bùi Văn Cường không có hành vi đạo văn khi bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam năm 2018.
Cũng trong ngày 15/10/2020, Đại hội Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk đã bỏ phiếu bầu ông Bùi Văn Cường tái đắc cử chức Bí thư tỉnh này.
Trao đổi với RFA vào tối 7/4, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hoàng Dũng, thuộc Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng về việc đắc cử của tân Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khóa XV là truyền thống cũ, không gì mới mà người dân Việt Nam đã quá quen thuộc.
“Chuyện này không phải mới mẻ, nếu chú ý thì ông Đào Ngọc Dung đi thi quay cóp bị lập biên bản sau đó vẫn làm Bộ trưởng thành ra người ta nghĩ rằng chuyện đạo văn không liên quan gì chuyện quan chức nên người ta mới làm vậy.”
Ông Đào Ngọc Dung bị bắt quả tang quay cóp trong môn thi Hành chính công của kỳ tuyển Nghiên cứu sinh trường Học viện hành chính quốc gia Việt Nam vào ngày 27/5/2006.
Sau đó, ông Dung bị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa X kỷ luật bằng hình thức khiển trách và phân công công tác khác. Dù vậy, ông Đào Ngọc Dung vẫn được thăng nhiều chức vụ sau đó.
Ngày 9/4/2016, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội Việt Nam khóa XIII, ông Đào Ngọc Dung được phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam.
Vào tháng 5/2020, nhiều người dân đã gửi thư đến báo nhà nước trình bày chuyện nhiều cán bộ huyện, tỉnh Bắc Giang có sai phạm liên quan đến Dự án Di dân tái định cư xây dựng Trường bắn Quốc gia khu vực 1 vào năm 2011 nhưng vẫn được thăng chức.
Dù đã có kết luận sai phạm của Thanh tra Chính phủ đối với các cán bộ thực hiện dự án từ năm 2012, nhưng ông Bùi Văn Hạnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện dự án của tỉnh lúc bấy giờ lại được thăng chức Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang; còn ông La Văn Nam vào năm 2011 giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện, kiêm Trưởng Ban Bồi thường hỗ trợ huyện Lục Ngạn hiện làm Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn.
Bí thư Đăk Lăk Bùi Văn Cường. Nguồn: thanhtra.com.vn |
Trong khi đó, những người dân do không được bồi thường thỏa đáng nên đã trở về đất cũ trồng cây, canh tác do có xô xát với người đến đào vàng và lực lượng chức năng nên đã bị bắt giữ, xử lý hình sự và kết án tù về tội "Gây rối trật tự công cộng".
Tiến sĩ Hoàng Dũng nhận định về thực trạng lãnh đạo sai phạm vẫn được thăng chức như sau:
“Ở Việt Nam vấn đề không phải pháp lý mà vấn đề nằm ở người cầm cân nảy mực thực hiện pháp lý đó vì người ta sẵn lòng đạp qua pháp lý dù pháp lý do chính người ta soạn thảo ra.
Pháp luật chẳng qua nói chơi cho vui, cái chính phụ thuộc người nào cầm quyền. Người cầm quyền tử tế theo pháp luật, người nào không tử tế chà đạp pháp luật người dân không cách nào giải quyết.”
Tiến sĩ Hoàng Dũng đưa ra ví dụ cho lập luận vừa nêu:
“Điều lệ Đảng ghi rõ không được làm quá hai nhiệm kỳ nhưng người ta vẫn cứ làm. Trong Hiến pháp ghi rõ Quốc hội sẽ họp và bầu ra ông Thủ tướng mới dưới sự điều khiển của ông Thủ tướng cũ, bây giờ Quốc hội chưa có người ta đã bầu ra ông Thủ tướng mới.
Cái đó người ta ngang nhiên chà đạp luật pháp thì lớn hơn rất nhiều so với việc đưa một ông có khuyết điểm lên làm Bộ trưởng.”
Theo ông Nguyễn Khắc Mai, việc bầu cử, thăng chức những quan chức sai phạm chỉ đem lại lợi ích cho một phe nhóm nào đấy nhưng nhất định không có lợi cho đất nước Việt, dân tộc Việt.
Bên cạnh đó, ông Mai cũng cho rằng việc lãnh đạo không tôn trọng luật pháp sẽ gây ra nhiều hệ lụy lớn:
“Cứ như thế thì làm sao người ta tin cậy những chính sách, đường lối, quyết định minh bạch và đúng đắn. Đây là trường hợp tạo ra sự phân tâm trong xã hội, không hay ho gì cho sự lãnh đạo của đất nước. Tín nhiệm của ban lãnh đạo sẽ thấp trong mắt người dân.”
Pháp luật chẳng qua nói chơi cho vui, cái chính phụ thuộc người nào cầm quyền. Người cầm quyền tử tế theo pháp luật, người nào không tử tế chà đạp pháp luật người dân không cách nào giải quyết. |
---|
TS. Hoàng Dũng |
Trước tình trạng này, ông Nguyễn Khắc Mai đưa ra đề xuất:
“Phải minh bạch và tôn trọng dư luận xã hội để những con người ấy được phán xét bởi xã hội. Như vậy phải mở rộng dân chủ để sự lựa chọn người cầm cân nảy mực làm ở những ngôi thứ cấp cao, tạo ra cho người dân có quyền tham gia, góp ý kiến và nâng trình độ mình lên để có thể lắng nghe.”
Theo ông Nguyễn Khắc Mai, tại Đại hội Đảng vừa qua không chỉ có việc ông Bùi Văn Cường được bổ nhiệm gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận, mà việc Chánh án Nguyễn Hòa Bình được vào Bộ Chính trị cũng vấp phải nhiều phê phán.
Chánh án Tối cao Nguyễn Hòa Bình khi báo cáo trước Quốc hội ngày 25/3 vừa qua đã cho rằng “Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, trong nhiệm kỳ không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội. Việc giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, vụ án hành chính đúng pháp luật...”
Tuy nhiên, thực tế từ vụ án tử tù Hồ Duy Hải, phiên tòa phúc thẩm vụ Đồng Tâm, hoặc những phiên xử các nhà hoạt động nhan quyền, môi trường, những nhà báo độc lập… lại được nhận định từ dư luận trong và ngoài nước là Tư pháp không công bằng.
Trong danh sách các bộ trưởng Chính phủ nhiệm kỳ mới (2021-2026) có ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Ông Nguyễn Thanh Nghị từng bị kỷ luật vì sai phạm đất đai tại Kiên Giang khi làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, nhưng rồi lại lên làm Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang. Sau đó về làm Thứ trưởng Bộ Xây Dựng và nay là Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh, thuộc Đoàn Hà Nội, tại buổi thảo luận các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021. Courtesy quochoi.vn |
Trong thời gian qua, không ít lần các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã nêu lên công khai tại nghị trường những đề xuất vô bổ, không thiết thực... thậm chí ngớ ngẩn... mà chính truyền thông nhà nước loan tải. Tình trạng này khiến người dân không khỏi thắc mắc: ‘Sao một vị ĐBQH, đa phần là cán bộ lãnh đạo các địa phương, lại ăn nói như vậy?’
Mới nhất là vào buổi thảo luận các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021, nữ ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh, thuộc Đoàn Hà Nội, đã đề xuất xây dựng luật buộc nam giới mặc áo dài.
Bà Khánh dẫn chứng việc khi đi tiếp xúc cử tri, có nhiều ý kiến thắc mắc Đại biểu Quốc hội tại sao cứ bảo mặc lễ phục nhưng nữ thì được mặc áo dài, nam giới lại phải mặc comple.(!?)
Đài Á Châu Tự Do hôm 2/4 liên lạc Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một đảng viên đã từ bỏ đảng ở Hà Nội, người đã nộp đơn tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, và được ông cho biết ý kiến của mình:
“Tôi cho rằng Đại biểu Quốc hội có quyền đề xuất bất kỳ ý kiến nào mà họ thấy cần. Nếu đa số đại biểu hoặc Chủ tịch Quốc hội thấy là vô bổ thì bác đi. Riêng quy định khi tiếp xúc cử tri, đáng ra không cần quy định trang phục cụ thể là nữ đại biểu phải mặc áo dài, và nam đại biểu phải mặc complet. Đã là Đại biểu Quốc hội thì họ tự biết phải dùng trang phục thế nào cho đúng. Quy định quá cụ thể là việc làm không nên, đó là việc mang tính trịch thượng, dạy khôn.”
Bây giờ tất cả do một người nào đó không phải người dân quyết định số phận của họ. Cho nên họ chỉ cần được lòng người kia, chứ không cần biết họ giỏi hay dốt. Vì vậy họ nói như thế hay điên rồ hơn gấp 10 lần cũng không lạ. |
---|
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng |
Một ĐBQH phát biểu một cách ngô nghê khiến nhiều người cho rằng ĐBQH bây giờ là những người thích nói và không cần biết đúng hay không đúng đến mức nào. Họ không cần biết trách nhiệm trong phát biểu của ĐBQH có thể ảnh hưởng đến dư luận như thế nào?
Tại sao một người được cho là đại diện cho dân mà lại phát biểu không cần biết người dân nghĩ gì?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một nhà ngôn ngữ học đang giảng dạy tại Đại học Sư phạm TPHCM, khi trả lời RFA hôm 2/4, nhận định:
“Họ đề nghị như thế, hay họ đề nghị những chuyện quái đản hơn nữa thì tôi không lấy làm lạ. Tại vì cái đề nghị đó không liên quan gì đến chuyện họ có trúng cử hay không. Hãy tưởng tượng trong một xã hội được tổ chức sao cho một ĐBQH nói năng làm trò cười cho thiên hạ, thì ngay sau đó họ nhận ngay hậu quả, không bao giờ người dân bỏ phiếu cho họ được, thì tự nhiên các ĐBQH sẽ trở nên thông minh hơn, dè dặt hơn, và trước khi nói gì họ phải uốn lưỡi bảy tám lần. Nhưng bây giờ tất cả do một người nào đó không phải người dân quyết định số phận của họ. Cho nên họ chỉ cần được lòng người kia, chứ không cần biết họ giỏi hay dốt. Vì vậy họ nói như thế hay điên rồ hơn gấp 10 lần cũng không lạ.”
Anh Quang, một người dân miền Trung, khi trả lời RFA hôm 2/4, cho rằng, Quốc hội là nơi hoạt động lập pháp, giám sát các hoạt động hành pháp và tư pháp... trong việc thực hiện các nghị quyết do Quốc hội đề ra. Ngoài ra, Quốc hội còn là nơi đề xuất, thảo luận các vấn đề mang tầm vĩ mô về kinh tế-xã hội, quốc kế dân sinh... Nói như thế để thấy rằng, các đại biểu khi họp Quốc hội không được sa vào bàn luận những tiểu tiết hay quá cụ thể vì những công việc này sẽ do chính phủ quy định cụ thể theo đặc thù từng ngành. Anh Quang cho biết tiếp:
“Riêng đề nghị ra luật để nam giới cũng phải mặc áo dài truyền thống của ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh, tôi thấy bà này không những quá sa vào cái cụ thể, chi tiết mà còn thiếu hiểu biết về tính đặc thù của từng ngành, từng dân tộc (Việt Nam có 54 dân tộc), đó là mỗi ngành, mỗi dân tộc đều có những quy định riêng về trang phục công sở theo đúng tính chất công việc của ngành đó, dân tộc đó. Chẳng hạn, ngành tòa án, kiểm sát, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, thanh tra... đều có quy định riêng về trang phục của ngành mình! Hãy tưởng tượng thử xem, cán bộ hải quan hay cán bộ kiểm lâm mà mặc áo dài truyền thống khi làm việc thì có thấy phản cảm không?!”
Một kỳ họp Quốc hội trước đây. AFP PHOTO. |
Theo anh Quang, Quốc hội không phải là nơi để bàn về quần áo, váy dài, váy ngắn hay ăn mặc như thế nào vì vấn đề này đã được Chính phủ quy định rồi. Cụ thể, tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Anh Quang cho rằng:
“Tóm lại, việc đề xuất như bà ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh như nói trên là vô bổ, làm mất thời giờ họp Quốc hội mà không mang lại một chút hiệu quả nào. Họp Quốc hội mà không phát biểu gì thì cũng dở và sẽ bị cử tri cho là dốt nên nhiều ĐBQH cứ phát biểu đại, trúng đâu thì trúng! Nhà văn Mark Twain từng nói: ‘Thà không nói để người ta tưởng mình ngu còn hơn nói ra để người ta không còn nghi ngờ gì về điều đó nữa!’ Khi phát biểu ‘Đề nghị ra luật...’, bà ĐBQH này đã ứng với câu nói đó!”
Mới đây, tại buổi thảo luận ở Quốc Hội hôm 26/3/2021, ĐBQH Ngô Sách Thực - Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, kiến nghị để phát huy các hình thức giám sát, nhiệm kỳ tới cần xây dựng Luật về hoạt động giám sát của nhân dân.
Trả lời RFA khi đó, Blogger Tuấn Khanh cho rằng, tất cả những gì thuộc về Nhân dân nó đã có luật, không cần một luật chi tiết. Và nếu như có thì rõ ràng đây là một sự cựa quậy mang tính tuyệt vọng của các nhà lập pháp trong bối cảnh người dân ngày càng bị gò ép và hoàn toàn không còn quyền gì nữa trong một xã hội.
Việc đề xuất như bà ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh như nói trên là vô bổ, làm mất thời giờ họp Quốc hội mà không mang lại một chút hiệu quả nào. Họp Quốc hội mà không phát biểu gì thì cũng dở và sẽ bị cử tri cho là dốt nên nhiều ĐBQH cứ phát biểu đại, trúng đâu thì trúng! |
---|
Anh Quang |
Hay vào tháng 11 năm 2019, dư luận trên mạng xã hội bày tỏ sự ngán ngẩm khi ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương đề xuất quy định ‘không để xe ở hầm chúng cư vì… sợ cháy.’ Theo bà Phương, mỗi xe có thùng xăng nên đậu xe hơi, xe máy dưới tầng hầm chung cư sẽ biến nơi đây thành những kho xăng, khi cháy sẽ không thể cứu chữa.
Hay trước đó vào tháng 6 năm 2019, ĐBQH Nguyễn Quốc Hưng cũng đưa ra một đề nghị gây bàn tán khi đề xuất ‘thu phí chia tay từ 3USD đến 5USD mỗi người, đối với mỗi công dân khi xuất cảnh.
Trả lời RFA từ Sài Gòn hôm 2/4, nhà hoạt động Trần Bang, nhận xét:
“Ở Việt Nam thì những tầng lớp đòi hỏi phải có năng lực nhất như ĐBQH chẳng hạn... thì phải nêu các vấn đề quan trọng, cấp thiết với người dân. Nhưng ĐBQH lại đề xuất luật nam giới mặc áo dài chẳng hạn, hay ĐBQH TPHCM thì nói để khắc phục nước lụt thì mỗi nhà sắm vài cái lu... Trước kia cũng có nhiều đề xuất ngớ ngẩn, thể hiện chất lượng của những người đáng lẽ ra phải ưu tú trong 100 triệu dân. Thì những người đó chỉ là những người được chọn để bợ đỡ, họ không thấy bức xúc của dân, cũng không có năng lực để tìm ra cái gì tốt đẹp cho dân, để đề xuất với Quốc hội. Ví dụ sao không đề xuất Luật biểu tình, hay vì sao không đề xuất cải cách tư pháp để tư pháp độc lập... Điều này cho thấy sự phi lý, vì ĐBQH không phải do dân chọn mà do đảng sắp đặt, để đảng nói là họ nghe, và ca tụng.”
Theo nhà hoạt động Trần Bang, các ĐBQH vì không thể nói gì hay hơn, mà chả lẽ trong năm năm lại không nói gì, nên phải nói, nhưng nói toàn điều ngớ ngẩn, và đúng là nghị gật theo nghĩa đen chứ không phải nghĩa bóng nữa.
Vào tháng 7 năm 2019, khi nói về nạn ngập lụt tại Sài Gòn khi mưa, bà Phan Thị Hồng Xuân - Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra giải pháp ‘người Sài Gòn nên dùng lu chống ngập theo kinh nghiệm dân gian’.
Cụ thể, theo bà Xuân: “Mỗi nhà ở nông thôn, trước sân có lu nước rất to để đựng nước, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. Có thể trang bị cho mỗi nhà một lu nước to để hứng nước mưa.”
Ông Trí bảo rằng ông… cảm động vô cùng với Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước có mái đầu bạc trắng hiên ngang, với gánh sơn hà nặng trĩu hai vai, là trung tâm đoàn kết, khơi nguồn tự hào dân tộc… |
Trân Văn
Tuần này, ông Nguyễn Anh Trí – Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng Lao động và là người duy nhất tại Hà Nội tự ứng cử mà trúng cử Đại biểu Quốv hội khóa này - trở thành nhân vật bị cả mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức mỉa mai, chỉ trích vì… nịnh!
Ở cuộc họp được tổ chức vào ngày 29 tháng 3 để Quốc hội góp ý cho Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chủ tịch Nhà nước và chính phủ, ông Trí bảo rằng ông… cảm động vô cùng với Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước có mái đầu bạc trắng hiên ngang, với gánh sơn hà nặng trĩu hai vai, là trung tâm đoàn kết, khơi nguồn tự hào dân tộc… Ông Trí cũng là người nhận định rằng trong nhiệm kỳ vừa qua, chính phủ có… một Bộ Nông nghiệp “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Một Bộ Y tế kiên cường chống dịch. Một Bộ Lao động – Thương binh – xã hội luôn quan tâm đến đời sống an sinh của nhân dân. Một Bộ Công an kiên quyết, khôn khéo bảo vệ sự bình an cho đất nước. Một Bộ Quốc phòng đã làm hết sức mình để đất nước hòa bình. Rồi… Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương đã mở ra được những đại lý khai thông cho Việt Nam hội nhập hiệu quả. Bộ Tài nguyên - Môi trường trăn trở, lăn lộn với môi trường, với rừng núi. Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch với sự tiến bộ vượt bậc về thể thao, về bóng đá, sự thăng hạng liên tục của du lịch (1)...
***
Không may cho ông Trí là suy nghĩ của đại đa số dân chúng Việt Nam rất khác với phát biểu của ông nên rất nhiều người nói ông là… nịnh. Cũng đã có rất nhiều người như Lê Anh Hoài không nói mà làm thơ… Cỏ non xanh rợn chân trời. Người hiên ngang nịnh một người hiên ngang (2).
Không ít facebooker cho rằng phải xử lý ông Trí để ngăn chặn việc mượn nghị trường nịnh nguyên thủ. Thậm chí có facebooker như Vinh Râu thì muốn được thấy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền hiện tại chém… ninh thần: Người xưa đã xem bọn nịnh là giặc. Biết giặc nịnh trong triều đình có thể hủy hoại cơ đồ quốc gia nên nhiều bậc thức giả muốn loại bỏ nó khỏi đời sống quan trường. Vì thế Chu Văn An mới dâng Thất trảm sớ đòi vua Trần chém đầu bảy tên nịnh thần cộm cán. Vì thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đòi vua Mạc chém đầu 18 nịnh thần có số má. Khi các vua không chịu chém, các ông cởi áo từ quan về nhà ẩn dật, quyết không thở chung bầu không khí với đám nịnh thần. Thời cộng sản dưới triều Tể tướng Phúc, cũng nhận thấy nguy cơ của giặc nịnh, luật chống nịnh được xem xét từ mấy năm rồi nhưng chưa thấy ban hành. Vì thế giặc nịnh nở rộ khắp nơi, trên quan trường, trong nghị trường, không thể dẹp được. Cả nước đang chờ xem, liệu có trảm sớ nào được dâng tấu để chém nịnh thần hay không (3)?
Cũng đã có những facebooker như Mai Pham, sau sự kiện vừa kể mới tìm hiểu về ông Trí: Vô facebook của ông nghị này thấy ông không chỉ làm nhạc đưa lên Youtube về “Có một mái đầu tóc bạc” mà ông còn múa nữa. Bài múa ông tham gia có tên "Giọt hồng đất lửa"! Mới đầu tuần mà em cười quá không tập trung làm việc được. Hận (4)!
Đáng lưu ý là trong vài ngày gần đây, nhạc phẩm “Có một mái đầu tóc bạc” do ông Trí viết và được Học viện An ninh dàn dựng rồi đưa lên You Tube đột nhiên có hàng ngàn người tìm xem. Dẫu có đến vài trăm bình luận nhưng không có ai tán thưởng. Có những người như Đạt Trần than: Tôn tộc đại quy. Tôn lộc đại nguy. Tôn tài đại thịnh. Tôn nịnh đại suy - Đề cao nòi giống ắt đại hòa hợp. Coi trọng bổng lộc ắt đại nguy nan Tôn trọng tài năng, ắt đại phồn thịnh. Ưa thích xiểm nịnh, ắt đại suy vong (5) .
Chẳng riêng Mai Phạm phát giác ông Trí dùng thắt lưng… trị giá gần… 4000 USD! Le Ngoc Son cũng phát giác chi tiết đó. Son kể rằng, nghe phát biểu của ông Trí ở nghị trường và xem nhạc phẩm của ông Trí, Son thấy… gai gai người vì… việc khó thế mà anh cũng làm được! Son cho rằng: Chuẩn bị tái ứng cử như thế vất vả quá. Bởi dân chúng phải chi tiền cho Quốc hội họp (mỗi ngày khoảng một tỉ), Son cảm thấy phí khi dân phải trả tiền cho các anh nịnh sỹ - một dàn nịnh ca lên đồng tập thể.
Lấy tư cách là một cử tri Hà Nội – nơi ông Trí là đại diện tại Quốc hội, Son nhắn hỏi ông Trí: Nhiệm kỳ vừa qua anh đã làm được gì cho chúng tôi hay chỉ biết phát biểu nịnh nọt…? Ở ngoài, có lúc anh thể hiện sự gần gũi với “các tầng lớp nhân dân”, “bệnh nhân nghèo”... nhưng trên nghị trường, anh khoác lên người toàn hàng hiệu, thắt lưng Hermes anh mang lúc nịnh nọt ở nghị trường, giá 3930 USD (gần 100 triệu đồng) là một sự xa xỉ, lạ lẫm với đại đa số cử tri nghèo chúng tôi.
Cũng với tư cách một cử tri Hà Nội, Son muốn ông Trí giải trình về việc có xung đột lợi ích hay không khi ông vừa là đại biểu quốc hội, vừa là người sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn MED GROUP (MEDLATEC), nơi vợ ông là Chủ tịch HĐQT, con trai là Tổng Giám đốc? Son nhấn mạnh: Sau khi khen một loạt lãnh tụ, bộ, ngành, anh còn bảo muốn gặp riêng lãnh đạo Bộ Y tế để bàn về... việc chống dịch. Là cử tri, với những gì anh thể hiện ở nghị trường, tôi có quyền nghi ngờ về sự trong sáng của anh!
Son nhắn ông Trí: Trí thức nên giữ cốt cách để xã hội noi gương. Uy vũ bất năng khuất - gặp quyền thế không sợ hãi, không luồn cúi. Là một người nghiên cứu khoa học, Son tin rằng: Khi một người có vấn đề về phẩm cách của trí thức thì phẩm chất của các công trình gọi là khoa học cũng nên được xem xét lại bởi những người có chuyên môn và với tư cách một cử tri Hà Nội, Son khẳng định: Tôi nhất quyết không bầu nếu anh tiếp tục ứng cử. Nhất quyết không, anh Trí ạ (6)!
Chẳng riêng những thường dân sử dụng mạng xã hội, những phát biểu của ông Trí cũng làm hệ thống truyền thông chính thức… ngứa ngáy. Một ngày sau khi ông Trí bày tỏ chuyện ông cảm động vô cùng với… mái đầu bạc trắng hiên ngang của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước, tờ Tuổi Trẻ đăng phiếm luận “Hòa Thân chẳng là đinh gì”. Theo đó, Hòa Thân – huyền thoại về nịnh trong lịch sử Trung Hoa – tự sự với hậu thế ở Việt Nam, đại loại: …Ta chạy mất dép khi nghe trong buổi họp phê và tự phê, một nhân viên phê sếp: “Ưu điểm của anh thì ai cũng biết, anh chỉ có khuyết điểm là làm việc quên cả bản thân mình”. Đến vô toilet mà nịnh kiểu này thì ta cũng xấu hổ: “Anh bận trăm công ngàn việc mà có thời gian vào đây à?”. Thời ta có nịnh, nhưng chưa trăm hoa đua nở, chưa thành công nghệ nịnh, chưa có luận văn tiến sĩ về nịnh, chưa đến mức thiên hạ chửi nịnh nặng nề như hiện nay: Nịnh thối, không ngửi được! Đấy, vậy mà ngàn năm bia miệng cứ nghĩ đệ nhất thiên hạ nịnh là Hòa Thân. Hậu thế có ai hiểu lòng ta (7)?
***
Cho dù đại đa số công chúng cho rằng ông Trí… nịnh, thậm chí… nịnh thối, song biết đâu ông Trí thật sự đã nghĩ, đã tin một cách chân thành như ông đã phát biểu? Tuy nhiên, bất kể ông Trí trung thực hay không, phản ứng dữ dội đối với phát biểu của ông, cũng như vô số bình phẩm, mỉa mai về… tóc bạc, tới mức, có facebooker như Le Duc Duc hỏi mọi người: Trend “tóc bạc hiên ngang” dự kiến đến khoảng ngày mô thì hết hot đây bà con (8)? – chính là một kiểu bày tỏ nhân tâm, dân ý mà không cần tổ chức trưng cầu!
Chú thích
(2) https://www.facebook.com/1331751083/posts/10220465373607667/
(3) https://www.facebook.com/100048097861219/posts/263256421954285/
(4) https://www.facebook.com/726626936/posts/10157881931326937/
(6) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=10222919410831112&id=1153176797
(7) https://tuoitre.vn/hoa-than-chang-la-dinh-gi-2021033009483948.htm
(8) https://www.facebook.com/duc.leduc/posts/10217714128222083
Hình minh hoạ. Ông Đoàn Ngọc Hải (góc trên bên trái) và chiếc xe cứu thương. Courtesy: Lao Động/ RFA edit |
52 tuổi, diện mạo bình thường, lại là đảng viên lâu năm và từng là lãnh đạo chính quyền, ông Đoàn Ngọc Hải hội tụ đủ các yếu tố để … không thể trở thành ngôi sao trên truyền thông.
Ấy vậy mà người đàn ông này lại chứng minh điều ngược lại. Bài phỏng vấn mới nhất của ông với phóng viên báo Đất Việt đăng ngày 28/3/2021 vừa qua hứa hẹn một điều lý thú: càng “về vườn” lâu, ông Hải sẽ càng là một vựa muối bật mí những bí ẩn (không hề thơm tho) về chốn quan trường Việt Nam.
Dựa trên bài phỏng vấn dài và rất cởi mở đúng phong cách ông Hải từ trước đến giờ, tôi thử làm một bảng thống kê nho nhỏ về những gì ông đã được và mất, sau khi cởi áo về vườn vào … đến nay.
ĐƯỢC:
-Sức khỏe.
Ông Hải nói, trước kia “mỗi ngày họp khoảng 5 cuộc họp. Thậm chí có ngày 7 cuộc họp. Từ điểm họp này sang điểm họp kia, tôi tự lái xe liên tục. Có khi không còn thời gian, vừa lái xe vừa gặm ổ bánh mì cho xong”.
Bây giờ thì “bây giờ mọi cái từ đi đâu, gặp ai... tôi chủ động hết. Ngủ ngon hơn trước nhiều, giấc ngủ sâu hơn, cuộc sống rất vui”.
-Cảm xúc:
+ “Lái xe một mình qua rất nhiều cung đường, gặp các cháu bé người dân tộc vùng cao, nán lại, chuyện trò với các cháu có khi cả nửa tiếng rồi mới đi”. Do vậy, ông “có những cung bậc cảm xúc mà tiền nhiều không thể mua được.”
+Không còn bị oan ức.
Ông Hải nói thời còn làm việc, ông bị rất nhiều cái oan ức không chịu được (ví dụ Đảng ủy quận 1 chủ trương bắt chủ nhà có mặt tiền phải trả tiền để thuê lại đoạn vỉa hè trước mặt nhà mình, dùng giữ xe, ông Hải không đồng ý nhưng buộc phải ký giấy phép vì đó là trách nhiệm được giao. Vì việc này, báo chí và dư luận từng phê phán ông là kẻ hai mặt).
+Rời khỏi “môi trường thị phi và rất phức tạp” của đời sống công chức.
-Dẹp được bãi giữ xe ”đặc biệt” nhất của TP HCM. Được người dân gọi nó là “công viên ông Đoàn Ngọc Hải”.
Bãi này nằm sau lưng nhà hát TP, vị trí kim cương vì ngay giao lộ tâm điểm của các con đường buôn bán sầm uất nhất tại trung tâm TP. Doanh thu của nó là 3 tỉ đồng/tháng (thời điểm 2016-2017). Đặc biệt hơn nữa, bãi xe này “theo quy hoạch thì là công viên, nhưng suốt 20 năm công viên không thấy mà chỉ thấy mọc lên cái bãi giữ xe, không dẹp được”.
+”Được người dân yêu quý, đó là niềm vui tột bậc”.
+ Tự cảm thấy hạnh phúc trong nội tâm: “Những người vùng cao khổ như thế họ vẫn sống được. Trong khi tôi còn làm ăn, kinh doanh, đi đây đi đó. Sức khỏe vẫn còn sung. Vậy là hạnh phúc lắm rồi” (trích lời ông Hải).
-Lý tưởng:
“Được tự do đi theo chân lý, con tim mình mách bảo.” Thực hiện được lời thề phục vụ nhân dân khi là đảng viên tuyên thệ trước cờ Đảng”.
Ông Hải nói ông “học không biết bao nhiêu lớp chính trị, đều dạy cán bộ phải đến với người nghèo, đến với nhân dân”.
VÀ MẤT
Theo triết lý Đông phương, mỗi người đều là tiểu vũ trụ trong một đại vũ trụ, vì vậy những cái “mất” của ông Hải dưới đây, về bản chất đó là cái mất của thể chế, của chính quyền. Hơn thế, nó là sự thừa nhận trần trụi một góc thối nát của một cơ chế, mà nhiều đại diện tai to mặt lớn nhất của nó vốn có thói quen tự quảng cáo bằng những mỹ từ cảm động và vinh quang nhất.
Ông Hải nói thực trạng lấn chiếm vỉa hè ở TP HCM hiện tái diễn rất nhiều, nhưng nó “do cán bộ tự tạo ra chứ không phải người dân”.
Ông Hải nhấn mạnh: “Họ muốn một sự lộn xộn như thế”.
Nguyên nhân là tiền.
“Khi tôi còn công tác, họ thu của bà bán xôi mỗi tháng 1 triệu đồng. Sau đó tăng lên triệu rưỡi”. Bị tố cáo, thấy đúng, chuyển lên chủ tịch phường. Chủ tịch phường thấy đúng, báo cáo bí thư, chủ tịch quận về trường hợp này. Nhưng mọi cái rơi vào im lặng”.
“Mặt tiền các căn nhà quận 1 (trung bình 4m/căn) khi kinh doanh đều để xe máy của khách trước nhà. Nhưng chính quyền lại quy định đó là bãi giữ xe, 6 tháng phải cấp lại giấy phép một lần, nên cán bộ cứ 6 tháng/lần lại hành người ta để có được cái giấy phép đấy”.
Nghịch lý hiển nhiên như thế, nhưng “tập thể Thường vụ quận ủy không đồng ý, Bí thư không đồng ý bỏ giấy phép đó (...), Chủ tịch quận không chịu thay đổi”.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Hải nhắc nhiều lần đến “họ”-những cán bộ muốn có một sự lộn xộn trên vỉa hè quận 1, bất chấp các chủ trương lập lại trật tự đô thị. Đến đoạn này, chúng ta hẳn đã hiểu rõ ràng hơn “họ” là ai.
Hết sức lý thú là câu chuyện nội cung của bãi giữ xe sau lưng nhà hát TP.
Với vị trí như đã nói, ai cũng hiểu để làm bãi giữ xe thì hốt tiền đến mức nào. Suốt nhiều năm, hầu như không lúc nào bãi xe này vắng khách. Đặc biệt vào buổi tối, các ngày cuối tuần hay lễ hội thì xe xếp san sát giọt nước không lọt. Ai cũng thích gửi xe ở bãi này vì nó quá thuận tiện, còn các bãi giữ xe khác ở các khách sạn hay chung cư cũ gần đó thì chật và thường nằm đường một chiều nên quay xe bất tiện.
Ông Hải cho biết doanh thu hàng tháng của bãi này vào khoảng 3 tỷ đồng/tháng.
Lý thú ở chỗ “theo quy hoạch trung tâm TP HCM thì nó là công viên, nhưng suốt 20 năm chỉ mọc lên bãi giữ xe”.
Giấy phép được cấp cho Đội quản lý trật tự đô thị quận 1. “Nhưng Đội quản lý trật tự đô thị có giữ xe đâu, lấy cái giấy phép đấy đưa cho “ông đầu nòng”kia, rồi xong!” (trích lời ông Hải).
Trừ tiền lương của vài nhân viên giữ xe và tiền điện chiếu sáng chẳng đáng bao nhiêu, hầu như 3 tỷ đồng mỗi tháng chui trọn vẹn vào túi những người có quyền nắm giữ nó, không sứt mẻ đồng nào. “Yang hồ” nào dám ra giá bắt nạt bãi giữ xe đứng tên UBND quận 1? Nhân vật nào đủ máu mặt mà dám cạnh tranh?
Và sắm được bản lĩnh như thế thì “ông đầu nòng” là ai? Hoặc những ai?
Nếu một nhiệm kỳ lãnh đạo chỉ kéo dài 5 năm, trong đó một hay hai năm đầu phải lo sắp xếp ổn định chỗ ngồi và phe cánh, sau đó mới “làm kinh tế”, thì thời gian 20 năm cho công viên không thể mọc lên là 4 nhiệm kỳ liên tiếp của lãnh đạo quận 1. Hoặc, của những lãnh đạo cao hơn nữa.
4 nhiệm kỳ liên tiếp mà kho vàng này, à nhầm-bãi xe này- không hề thay đổi hay gián đoạn, chứng tỏ “ông đầu nòng” phải thống nhất, xuyên suốt và luôn luôn nhất trí rất cao. Đấy chính là “họ”-những kẻ độc quyền tham nhũng, trục lợi công khai và bền vững trên khối tài sản mà suốt ngày họ rao giảng là “thuộc về toàn dân”.
Mặc dù điều này ai cũng biết, nhưng tiết lộ của cựu Phó chủ tịch UBND quận 1, người từng giữ trọng trách trong cuộc vẫn là tiếng nổ động trời.
Ngay lập tức, ông đương kim chủ tịch UBND quận 1 Nguyễn Văn Dũng phải lên tiếng cải chính trên báo Tuổi Trẻ vào ngày hôm sau (29/3).
Ông này phủ nhận hoàn toàn những gì ông Hải nói và cho biết: Quận (…) hoàn toàn không có thu phí (…) mà là để quản lý hoạt động vỉa hè chặt chẽ”
-Hoàn toàn không có chuyện tiêu cực - Ông Dũng khẳng định.
Hoạt động quản lý chặt chẽ mà ông Dũng nói là “yêu cầu các hộ kinh doanh để một hàng xe ngay ngắn và chừa lối đi cho người đi bộ”.
Ha ha ha thật buồn cười. Ông Dũng nên sờ lên mũi mình xem nó dài ra đủ làm cái cán gáo chưa, ông nhé. Hoặc, mỗi khi đi về trong địa bàn quận, ông nên nhờ cấp dưới dùng băng keo bịt mắt thật chặt, kẻo hình ảnh thực tế trên tất cả các vỉa hè quận 1 nó sẽ đâm vào mắt ông mất.
Vỉa hè một con đường ở quận 1 tháng 6/2020. Ảnh baogiaothong.vn |
Xin có lời mừng, đồng thời cũng xin chia buồn với ông Đoàn Ngọc Hải. Tuy thích thú với hành động phản kháng “cởi áo về vườn”của ông sau khi lời hứa với nhân dân TP không thực hiện được, nhưng về bản chất, có lẽ ông cũng thấu hiểu nó là sự phản kháng của một người yếu thế. Ngoài việc mang lại cảm giác tự giải thoát cho bản thân ông ra, thực chất đó là hành động thua cuộc. Dù có “thua trên thế thắng”, khảng khái thế nào đi nữa, vẫn chính là thua cuộc.
Làm sao thắng được, ông Hải ơi, khi đối thủ của ông không phải là những bất tuân nhỏ lẻ của các cá nhân nào đó, mà chính là sự cố kết dày đặc tầng tầng lớp lớp những đảng viên đang chễm chệ trên cái ghế lãnh đạo (ít nhất của) UBND quận 1 nhà ông. Vỉa hè là của họ, lực lượng đi dọn dẹp lập lại trật tự là của họ, giấy phép là của họ, ti vi và báo đài cũng là của họ nốt, để tối tối lên rao giảng đạo đức sáng ngời.
Don Kihote Đoàn Ngọc Hải, thôi thì giữ sức khỏe để làm được điều gì khiến bản thân hạnh phúc như ông đã kể, và để tiếp tục vài “bản án tố cáo” hậu trường quận 1 (cho vui) nữa, nhé người anh em!
Dư luận vừa qua dậy sóng dè bỉu phát biểu nịnh nọt của đại biểu Quốc Hội Nguyễn Anh Trí 'Cảm động vô cùng với Tổng bí thư, Chủ tịch nước có mái đầu bạc trắng hiên ngang'. Thật là oan, ông Trí đâu phải cán bộ đầu tiên nịnh chân thành, lộ liễu. Vấn đề là tại sao người ta thích nịnh? Hãy nhìn số phận của người nịnh và những người không biết ninh và thử nghĩ ai là ông tổ nịnh!
Sáng 29.3, trong phiên họp Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ, Đại biểu Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu T.Ư (Hà Nội) đã long trọng bày tỏ sự cảm động vô cùng với Tổng bí thư, Chủ tịch nước có “mái đầu bạc trắng hiên ngang”, với gánh sơn hà nặng trĩu hai vai, là trung tâm đoàn kết, khơi nguồn tự hào dân tộc.
Nịnh không chút liêm sỉ
Nhiệm kỳ vừa qua, đất nước đang chìm trong những thảm họa của nhân tai: Trung Cộng vây lấn biển Đông, Việt Nam phải ba lần hủy hợp đồng khai thác dầu khí với đối tác nước ngoài, thảm họa do chất thải Formosa giết chết vùng biển 5 tỉnh miền trung, nhiệt điện Vĩnh Tân phủ bụi cả vùng ven biển Bình Thuận Ninh Thuận, ô nhiểm không khi Hà Nội và TP. HCM lên trên mức báo động, mưa lũ nhấn chìm các tỉnh Bình Trị Thiên, Đồng Bằng sông Cửu Long chết khát trong hạn mặn…những oan án, cướp đất ở Đồng Tâm, Văn Giang, …
Thế nhưng trong mắt ông Trí, nhiệm kỳ qua, việc làm của nhiều bộ, ban, ngành đã làm cho nhân dân cảm kích: Một Bộ Nông nghiệp “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Một Bộ Y tế kiên cường chống dịch. Một Bộ LĐ-TB-XH luôn quan tâm đến đời sống an sinh của nhân dân. Bộ Công an kiên quyết, khôn khéo bảo vệ sự bình an cho đất nước. Bộ Quốc phòng đã làm hết sức mình để đất nước hòa bình.
Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương đã mở ra được những đại lý khai thông cho Việt Nam hội nhập hiệu quả. Bộ Tài nguyên - Môi trường trăn trở, lăn lộn với môi trường, với rừng núi. Bộ VH-TT-DL với sự tiến bộ vượt bậc về thể thao, về bóng đá, sự thăng hạng liên tục của du lịch Việt Nam… (1)
Miệng quan trôn trẻ, không riêng ông Trí mà cả hệ thống chính trị của đảng đã cùng lên đồng mê sảng tâng bốc nhau mà đặc biệt là tâng bốc lãnh tụ lên tận mây xanh.
Phát biểu nịnh nọt của ông Trí không chỉ được truyền tải trên báo Thanh Niên mà còn được trích dẫn trên hầu hết 700 tờ báo lề phải và đã được dàn dựng, chuẩn bị từ một kịch bản liên hoàn trước đó.
Nịnh theo kịch bản nhiều tập
Trước đó, ngày 3-3 báo Thanh Niên cũng đưa tin: “Nhân dân vỡ òa cảm xúc khi Tổng bí thư, Chủ tịch nước tái đắc cử” khi tường thuật màn kịch các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ..
Diển viên cử tri Đặng Thị Mai Hòa, P.Vĩnh Phúc, Q.Ba Đình, bày tỏ ”Đại hội XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, qua đó cho thấy niềm tự hào và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng vào sự phát triển của đất nước….” (2)
Ở Việt Nam nịnh là hành vi phổ biến đến mức được nâng lên thành học thuật tới cấp luận văn Tiến sĩ và được khuyến khích phát triển thành sách “"Hành vi nịnh trong tiếng Việt là luận án khá hay, có tác động thực tiễn lớn đối với xã hội, tôi đang khuyến khích tác giả công bố nghiên cứu thành sách", Viện trưởng Ngôn ngữ học Nguyễn Văn Hiệp nói” (3)
Để mị dân, Bộ Nội Vụ Việt Nam từng có đề nghị cần ra quy định cấm cán bộ viên chức có hành vi nịnh. Nhưng đó chỉ là đề nghị cho vui chứ đến nay chưa bao giờ việc cấm này được luật hóa hoặc nếu có cấm cũng chỉ để cho vui chứ không bao giờ được thực thi.
Vì sao như vậy? Hãy nhìn lại số phận của những người nịnh và không nịnh trong Quốc Hội khóa vừa qua, sẽ thấy ngay. Những đại biểu mạnh ăn mạnh nói như Lưu Bình Nhưỡng,Dương Trung Quốc, H Brao …kỳ này đã không có cơ cấu tái ứng cử. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa thì được cơ cấu vào loại tự ứng cử.
Ngược lại một trường hợp khác lẽ ra phải là củi cho vào lò nhưng được thăng tiến lọt vào nhà đỏ làm Ủy viên BCH TƯ và được giời thiệu ứng cử vào Quốc Hội khóa mới. Đó là Nguyễn Hồng Diên, nguyên Bí Thư, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình trong suốt thời kỳ trùm giang hồ Đường Nhuệ tác yêu tác quái ở tỉnh này. Thành tích nịnh của Nguyễn Hồng Diên cũng được báo chí lề phải đồng loạt đưa tin tuyên truyền dự báo và hổ trợ cho Nguyễn Phú Trọng tái cử tại đại hội 13 của đảng.
Được ân thưởng, thăng tiến
Tại hội nghị báo cáo viên TƯ thông báo kết quả hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành TƯ, về phương hướng công tác nhân sự khoá 13, Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Nguyễn Hồng Diên đã mớm mồi
“Trong khóa 12 này, một số đồng chí được xem là trường hợp đặc biệt được Ban chấp hành TƯ khóa 11 giới thiệu tại Đại hội 12 đã quyết định thì thấy hầu hết các đồng chí thể hiện rất xuất sắc trong công việc.
Đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc. Đồng chí là trung tâm đoàn kết của Ban chấp hành TƯ để lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên chúng ta đã gặt hái được những thành quả như vậy” (4)
Trong thời điểm ấy, TƯ chỉ bàn về cơ cấu nhân sự chung chung, phải qua ba hội nghị nửa mới bàn đến tiêu chuẩn, cơ cấu Bộ Chính Trị và tứ trụ, phát biểu của Diên rõ ràng là cầm đèn chạy trước ô tô trái với quy định bí mật của đảng, ấy thế mà Diên không bị kỷ luật ngược lại được cơ cấu vào BCH và ngày 11-3, Ban Tuyên giáo T.Ư giới thiệu danh sách nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15 gồm 2 ông: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư. (5)
Nịnh được lợi như thế ai không thích nịnh. Làm sao có thể cấm nịnh khi những người lãnh đạo tối cao thích nịnh và cần đươc nịnh.
Ai là ông tổ nịnh?
Những tên gian nịnh như Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Hồng Diên đáng trách, đáng khinh một thì những kẻ thích nịnh, hậu đãi, ban thưởng cho nịnh thần như Nguyễn Phú Trọng đáng khinh, đáng trách đến mười lần.
Nhưng Nguyễn Phu Trọng cũng không phải là kẻ đầu tiên thích nịnh, thích giả vờ khiêm tốn. Người khởi đầu công cuộc này chính là “vị cha già kính yêu của dân tộc”. Ngay khi còn sống, vị này đã để cho văn nghệ sĩ suy tôn mình như thánh. Đặc biệt, cao cơ hơn,lố bịch hơn, vị cha này còn giả danh Trần Dân Tiên viết sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện” tự khoe, tự nịnh chính mình.
Nịnh bản thân chưa đủ, vị cha còn đào tạo một lớp,một thế hệ những văn nghệ sĩ, những lãnh tụ nịnh. Không chỉ nịnh lãnh tụ cộng sản Việt Nam mà còn nịnh cả những lãnh tụ cộng sản, những tên độc tài, những đồ tể tàn sát hàng triệu người Mao Trạch Đông, Stalin
Tố Hữu từng viết
“Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười”
Tiếp theo Tố Hữu là nhiều thế hệ bồi bút
Chế Lan Viên viết: “Bác Mao nào ở đâu xa. Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”
Tế Hanh viết: “Quê hương lãnh tụ mây thêu nắng/ Thấy mặt trời lên nhớ bác Mao”
Phạm Tuyên, người con quên mối thù giết cha, hăng hái viết “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” được hưởng bao đặc quyền đặc lợi, ân thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh. Văn Cao, tác giả Quốc Ca bị vùi dập xóa nhòa tên tuổi hàng chục năm trời, sau 1975 lại tiếp tục bị vùi dập vì lời bạch chân thành trong bài Mùa Xuân đầu tiên “… Từ đây người biết quê người Từ đây người biết thương người Từ đây người biết yêu người ….”
Trong chế độ cộng sản, những diễn viên sắm vai đại biểu Quốc hội không nịnh thì mới là chuyện lạ!
Định Nam
29-3-2021
Bà là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất Việt Nam. Bà từng qua Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, Bí thư Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội. Trong cộng đồng người Thái tại Việt Nam thì bà là trường hợp đạt đến “đỉnh” quyền lực và là niềm tự hào chính đáng của bà con.
Không biết tài năng của bà thế nào nhưng tài uống rượu của bà là nhất. Bà uống rượu bằng bát, ai đã từng lên công tác Sơn La được bà mời rượu thì biết. Hai Đại tá bảo vệ bà cũng tài uống rượu như bà. Bà từng tâm sự: “Hai đồng chí Đại tá của tôi từng chung thuỷ gắn bó 15, 16 năm nay. Hoàn cảnh tác nghiệp của anh em nhiều khi cũng rất gian khổ. Riêng khoản uống rượu cũng đủ chết”- Báo điện tử Dân Trí ngày 15-8-2016.
Quả là khoe khéo, bà tài uống rượu, bảo vệ bà tác nghiệp uống rượu cũng siêu, bằng cớ là họ đến nay không chết mà cũng béo tốt như bà.
Bà biết tài của bà nên khi bà Kim Ngân được vào tứ trụ, làm Chủ tịch Quốc hội, bà từng tâm sự với một nữ cán bộ cấp rất cao là bà bị “lãng quên” nên không được vào tứ trụ. Dường như thấu hiểu “tâm tư” của bà, tổ chức đưa bà làm Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội chỉ kém bà Kim Ngân tí chút.
Tại Đại hội 13, bà phải nghỉ chứ không là trường hợp đặc biệt, dù bà rất khỏe, sung sức và đang ở đỉnh cao trí tuệ. Tuy nhiên bà nghỉ nhưng bà đã kịp để lại hai tài năng lãnh đạo Quốc hội.
Đó là quí tử Lò Việt Phương (chồng bà là Lò Văn Long mất năm 2011, tang lễ to nhất Sơn La), năm 21 tuổi đã là viên chức Nhà nước, thăng tiến như tên lửa, dăm tháng, vài năm đã lên một cấp, đang là Vụ trưởng Vụ Dân nguyện, đã được chọn vào danh sách bầu cử ĐBQH khoá 15 để có thể dự kiến làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội.
Ái nữ của bà Lò Thị Việt Hà cũng thăng tiến tên lửa như anh, đã là Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể, Phó Chủ tịch Công đoàn Văn phòng QH (lãnh đạo cấp phòng) cũng vào danh sách ứng cử ĐBQH khoá 15 để lên chức cao hơn. Nghe tin như vậy là mừng nếu tin này là đúng là sự thật.
Bà tài, hai con bà càng tài. Nhưng nếu không là con bà thì chắc hai cô cậu này đang làm nương phát rừng như các bạn cùng trang lứa; hoặc chưa thi được vào công chức.
Bà còn làm rạng danh phụ nữ VN trước thế giới là phụ nữ VN không hề nhỏ bé nhẹ cân. Ngưỡng mộ bà Tòng Thị Phóng. Thảo nào bà Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc noi gương bà. Phong trào “học tập và làm theo” lo ghế cho con cháu rầm rộ từ Trung ương xuống địa phương.
Chủ nghĩa thái tử muôn năm! (Hô ba lần: Muôn năm).
Nguồn: Ngô Đức Hành
Lê Ngọc Sơn
30-3-2021
Tối qua, tôi cứ xem đi xem lại bài phát biểu của đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn ĐBQH Hà Nội đọc hôm qua tại nghị trường, thấy ánh mắt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liếc liếc nhìn xem cảm xúc Tổng Bí thư như nào khi được nịnh. Mới đây anh Trí còn sáng tác cả một ca khúc ngợi ca Tổng Bí thư. Vừa nghe các bài của anh, vừa thấy gai gai người: việc khó thế mà anh ấy cũng làm được. Để chuẩn bị cho việc tái ứng cử mà anh phải chuẩn bị “vất vả” quá đi!
Tôi thấy phí tiền người dân phải bỏ ra cho các anh nịnh sỹ! Nóng ruột nghe xem các anh phát biểu kiểu gì, hoá ra một dàn nịnh ca lên đồng tập thể. Muốn nịnh nhau đóng cửa lại mà nịnh, mỗi ngày họp là tiền của nhân dân, anh ạ!
Là một cử tri Hà Nội, tôi có quyền hỏi anh Nguyễn Anh Trí đã làm được gì trong nhiệm kỳ qua cho người dân chúng tôi. Những vụ việc cực kỳ nổi cộm ở Hà Nội anh đã thể hiện vai trò “đại biểu của dân” như thế nào?! Hay chỉ biết phát biểu nịnh nọt, xoa trên rên dưới?!
Là một cử tri thuộc dạng bần cố nông ở Hà Nội, quan sát facebook cá nhân của anh, tôi thấy hình như anh mắc chứng ái kỷ. Tự huyễn về bản thân thái quá. Biết rằng, chính trường đôi khi là hí kịch, nhưng anh không nhất thiết phải nhiệt huyết quá mức đóng các vai mà mình không chuyên. Khi thì anh muốn thể hiện bản thân gần gũi với “các tầng lớp nhân dân”, “bệnh nhân nghèo”, “người nghèo”…
Nhưng trên nghị trường, anh lại khoác lên người toàn hàng hiệu, thứ xa lạ với đại đa số người dân nghèo, vất vả ngoài kia. Đơn cử như cái thắt lưng Hermes hôm qua ông nghị đeo lúc phát biểu nịnh nọt ở nghị trường, giá 3970 USD (khoảng gần 100 triệu đồng). (Có thể tham khảo giá tại: https://www.hermes.com/us/en/category/men/belts/).
Ảnh chụp màn hình của tác giả |
Một sự xa xỉ lạ lẫm với đại đa số cử tri nghèo chúng tôi.
Là một cử tri Hà Nội, tôi muốn anh giải trình về việc có hay không xung đột lợi ích, khi anh là đại biểu quốc hội, nhưng là sáng lập một tập đoàn y tế MED Group (MEDLATEC), nơi vợ anh là Chủ tịch HĐQT, con trai của anh là Tổng giám đốc?! Hôm qua phát biểu tại nghị trường, sau khi khen một loạt lãnh tụ, bộ ngành, rồi anh còn bảo xin gặp lãnh đạo Bộ Y tế để bàn về… việc chống dịch. Là cử tri, với những gì anh thể hiện ở nghị trường, tôi có quyền nghi ngờ về sự trong sáng của anh!!!
Là trí thức, ai cũng nên giữ cốt cách riêng, để xã hội noi gương. Uy vũ bất năng khuất (威武不能屈) nghĩa là gặp quyền thế không sợ hãi, không luồn cúi. Là một người làm nghiên cứu khoa học, tôi tin rằng khi một người có vấn đề về phẩm cách của trí thức, thì phẩm chất của các công trình gọi là khoa học cũng nên được xem xét lại bởi những người có chuyên môn.
Là một cử tri Hà Nội, tôi nhất quyết không bầu nếu anh tiếp tục ứng cử. Nhất quyết không, anh Trí ạ!
29/03/2021 - baotiengdan
Ngô Huy Cương
29-3-2021
Trước khi “đổi mới”, người Việt Nam được giáo dục để khinh ghét thói xu nịnh.
Tôi còn nhớ người ta hay nói “nó nịnh thốc, nịnh tháo vào mặt sếp”. Câu nói đó coi lời nói nịnh bợ như hành vi nôn ói vào mặt người khác. Và đương nhiên gương mặt của người được nịnh cũng bị bẩn vì có ai bị người khác nôn thốc, nôn tháo vào mặt mà không bị bẩn bao giờ?
Người xưa ghét nịnh vì nịnh là một cách thức giành lợi thế hèn hạ, và nịnh dẫn tới người được nịnh đánh giá sai về mình nên hành xử không đúng, đồng thời thủ tiêu cố gắng phấn đấu của người khác không nịnh… Ngay ông Mác cũng nói rằng ông ta ghét nhất là thói xu nịnh khi con gái ông ta hỏi “cha ghét nhất cái gì” (xem cuốn Mác trả lời con gái).
Giờ đây họ nghe nịnh, thậm chí thích nịnh. Điều đó quần chúng rất dễ tưởng tượng ra gương mặt của người được nịnh.
Tôi rất thích những ý kiến thẳng thắn của Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân và một nữ Đại biểu có ảnh dưới đây cùng nhiều ý kiến của nhiều vị Đại biểu Quốc hội khác phát biểu trên Hội trường chiều nay. Những ý kiến đó đầy tinh thần trách nhiệm với dân, với nước, với Đảng và đầy trí tuệ, rất đáng chú ý.
ĐBQH Lê Thanh Vân. Ảnh chụp màn hình |
Đúng là tư pháp của chúng ta quá đáng quan ngại và cần cải cách thật, còn Chính phủ thì chưa nhìn thấu đáo những điểm chốt cho sự phát triển – Đại biểu Lê Thanh Vân đóng góp.
Đại biểu nữ đòi hỏi thẳng phải có sự đầu tư công bằng cho phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long như đầu tư cho khu vực phía Bắc và đòi hỏi phải chú ý thích đáng tới các chính trị gia nữ vì nhiệm kỳ này thiếu vắng nhiều gương mặt nữ trong các vị trí cao cấp.
ĐBQH Tô Thị Bích Châu. Ảnh: Báo TN |
Còn anh Vũ Tiến Lộc chưa bao giờ được xem là phát biểu đúng và trúng những vấn đề lớn của đất nước. Anh lãnh đạo một tổ chức thương nhân thì cứ nói thẳng chứ sao phải nhiều lời lẽ thấm đẫm đường và mật ong với Chính phủ thế!?
***
Đăng Vinh Ngô: Chỉ thấy buồn nôn
Nhớ hồi 2003-2004 còn làm cho hãng dược, mình có mấy lần gặp ông Nguyễn Anh Trí (hồi đó ổng mới lên chức giám đốc viện Huyết học Truyền máu TW). Ấn tượng trong mình là một giáo sư trẻ, chuyên môn tốt (điều này các đồng nghiệp thừa nhận) và đặc biệt, tiếng Anh của ổng rất siêu, có thể nói chuyện về chuyên môn bằng tiếng Anh với các đối tác nước ngoài như tiếng mẹ đẻ luôn.
Lúc đó mình thực sự quá nể phục ổng, vì ngoài năng lực, ổng còn là người khá liêm chính (các bạn làm ngành dược biết điều này).
Bẵng đi một thời gian, tới 2017 mình có đọc được bài báo “Nhân viên và bệnh nhân viện HHTMTW xếp hàng tiễn giám đốc về hưu” với những hình ảnh đầy tính hình thức khoa trương, mình quá ngạc nhiên, không nghĩ được chuyện một người vốn giản dị như ổng lại chấp nhận trò mèo đó.
Nhưng hôm nay, khi đọc được cái phát biểu “mái tóc bạc hiên ngang gánh vác non sông” thì mình đ*o ngạc nhiên nổi nữa mà chỉ thấy buồn nôn.
ĐBQH Nguyễn Anh Trí. Ảnh: Báo TN |
Điều này một lần nữa chứng thực cho nhận định “Không một người tử tế nào có thể tồn tại trong hệ thống này, họ phải lựa chọn hoặc thỏa hiệp, hoặc bị đá văng ra ngoài”.
Vậy nên các bạn đừng ngạc nhiên khi thấy một cán bộ/ lãnh đạo cộng sản có nhân cách thấp hèn ti tiện, cái đó là tất lẽ dĩ ngẫu rồi.