Phong Chức, phong Hàm - cấp Đất, cấp Nhà - phong Thánh, lập Đền - đúc Tượng, xây Đài - đặt Tên, khắc Bia
SÀI GÒN, Việt Nam – Nguyễn Thiện Nhân, cựu bí thư thành ủy Sài Gòn, người nổi tiếng với việc dẹp lư hương Đức Thánh Trần, nổi tiếng với những giọt nước mắt “khóc cho đồng bào Thủ Thiêm,” đã thực hiện một “nghĩa cử” cao đẹp là lấy tên của bố mình, Nguyễn Thiện Thành, đặt cho một con đường ở Sài Gòn…
Nguyễn Thiện Nhân (trái) tại buổi lễ đặt tên đường cho ông Nguyễn Thiện Thành tạ Trà Vinh. (Hình: THTV) |
Theo báo chí trong nước, sáng 9 Tháng Mười Hai, ngày làm việc thứ ba kỳ họp thứ 23 của “Hội Đồng Nhân Dân” thành phố Sài Gòn khóa 11, “các đại biểu đã đồng ý về việc bổ sung bốn nhân vật lịch sử vào quỹ tên đường” của thành phố, “đồng thời đặt tên cho 244 tuyến đường trên địa bàn.”
Cụ thể, bốn nhân vật lịch sử được đưa vào “quỹ tên đường” là “giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, anh hùng lao động, nhà giáo nhân dân” Nguyễn Thiện Thành; “Giáo sư – Nghệ sĩ nhân dân” Thái Ly; và hai “mẹ Việt Nam anh hùng” Phan Thị So và Lê Thị Truyền (huyện Củ Chi). Cả bốn người này, được gọi là “nhân vật lịch sử,” nhưng nếu hỏi người dân chắc chẳng ai biết “họ là ai!”
Theo các báo nhà nước, “ông Nguyễn Thiện Thành được phong quân hàm đại tá Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam vào năm 1974. Một năm sau, ông là chủ tịch Hội Ðồng Bảo Vệ Sức Khỏe Trung Ương Kiêm Viện Trưởng Bệnh Viện Thống Nhất. Ông còn là đại biểu Quốc Hội khóa VI, phó chủ nhiệm Ủy Ban Văn Hóa – Xã Hội của Quốc Hội. Năm 1980, ông được nhà nước phong học hàm Giáo Sư, là đại biểu Quốc Hội khóa VII, phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật của Quốc Hội. Năm 1985, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Ðộng. Năm 1989, ông được phong tặng danh hiệu Thầy Thuốc Nhân Dân. Ông mất ngày 8 Tháng Mười, 2013, thọ 95 tuổi.”
Lễ đặt tên đường cho ông Thành hẳn nhiên sẽ được đích thân thực hiện bởi người con hiếu thảo Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính Trị, trưởng đoàn đại biểu Quốc Hội, cựu bí thư Sài Gòn.
Đường Nguyễn Thiện Thành đặt cho đường ven sông Sài Gòn (R3) dài gần 2.8 km, nằm khu đô thị mới Thủ Thiêm, nơi mà thành ủy Sài Gòn đã “có công” rất lớn trong việc cướp đất người dân. Tại tỉnh Trà Vinh, quê hương của ông Nguyễn Thiện Nhân, tên Nguyễn Thiện Thành cũng đã được đặt cho một con đường lớn của thành phố Trà Vinh.
Nhân tiện nói thêm, ngoài ông Thiện Thành, còn có “nhà thơ lớn” Tố Hữu cũng được hân hạnh hiện diện trong “lòng đồng bào thành phố.” Tên Tố Hữu đặt cho đường ven hồ trung tâm (R2) và một phần đường ven sông Sài Gòn (R3) dài hơn 3 km.
“Đồng chí” Trần Bạch Đằng cũng được đặt tên đường. “Nhà” của đồng chí Đằng, bí danh thời “hoạt động cách mạng” là Tư Ánh, giờ nằm ở đại lộ vòng cung (R1) dài hơn 3.3 km.
Trong khi đó, tên Bùi Thiện Ngộ được đặt cho đường châu thổ R4 dài hơn 2.5 km. Bùi Thiện Ngộ sinh tại Tân Định, Sài Gòn, từng là bộ trưởng Bộ Công An.
nguoi-viet.com - Dec 13, 2020
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 12 Tháng Mười Hai, cư dân mạng bàn tán về việc một trong những tuyến đường chính của khu đô thị mới Thủ Thiêm sắp được đặt tên Nguyễn Thiện Thành, cha của ông Nguyễn Thiện Nhân, cựu bí thư Thành Ủy Sài Gòn.
Ông Nhân tuy hiện đã rời ghế lãnh đạo Sài Gòn nhưng theo truyền thông nhà nước, vẫn được phân công “kèm cặp” ông Nguyễn Văn Nên, đương kim bí thư, cho đến hết Đại Hội 13.
Một trong những tuyến đường chính của khu đô thị mới Thủ Thiêm sắp được đặt tên Nguyễn Thiện Thành. (Hình: Ngọc Dương/Thanh Niên) |
Báo đảng ca ngợi ông Thành, vị cố giáo sư y khoa qua đời năm 2013, “là nhà giáo hết lòng vì học trò, là nhà khoa học có nhiều công trình ứng dụng vào khám chữa bệnh cho người dân.”
Được biết tên ông Thành được đặt cho con đường hiện tại có tên tạm là “Ven sông Sài Gòn.”
Tương phản với truyền thông nhà nước, dân mạng cho rằng việc đặt tên cha ông Nhân cho một con đường ở Thủ Thiêm là sự oái oăm. Bởi lẽ, đến nay, ông Nhân bị cho là “trùm hứa lèo” vì ông này nhiều lần hứa hão về việc đền bù cho dân oan Thủ Thiêm từ năm 2018 cho đến lúc rời ghế bí thư hồi giữa Tháng Mười.
Đến nay, người dân Sài Gòn vẫn nhắc một lời hứa của ông Nhân hồi Tháng Mười, 2018, được báo nhà nước ghi nhận: “Thành phố phải tập trung giải quyết dứt điểm vụ Thủ Thiêm trong năm 2019, không để khiếu kiện kéo dài. Cần phải biến thách thức thành thời cơ để lấy lại niềm tin của nhân dân.”
Lời hứa của ông Nhân mới được ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn, điều chỉnh lại thời điểm: “Nghị quyết của Thành Ủy đặt ra mục tiêu trước Tháng Sáu, 2021, công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân phải hoàn tất. Các cấp, ngành cần tập trung nguồn lực thực hiện kết luận thanh tra của thủ tướng và Thanh Tra Chính Phủ liên quan đến kết quả kiểm tra 160 hécta đất tái định cư của Thủ Thiêm. Các trường hợp cần áp dụng bồi thường, tái định cư bổ sung sẽ được rà soát lại. Trường hợp chưa được bố trí tái định cư hay còn khiếu nại, khiếu kiện cần được giải quyết dứt điểm.”
Ông Nguyễn Thiện Nhân (thứ hai, phải qua) nhận hoa viếng cha ông tại tư gia từ ông Nguyễn Văn Nên, bí thư Thành Ủy Sài Gòn. (Hình: Trọng Nhân/Tuổi Trẻ) |
Việc dùng tên ông Nguyễn Thiện Thành cũng như một số cố cán bộ như ông Trần Bạch Đằng, Bùi Thiện Ngộ… để đặt tên đường ở Sài Gòn cũng gây tranh luận về cách nhà cầm quyền CSVN chỉ “tôn vinh” đối với “bên thắng cuộc.”
Nhà báo tự do Tâm Chánh, cựu tổng biên tập tờ Sài Gòn Tiếp Thị nay đã bị đình bản, bình luận trên trang cá nhân: “Không lẽ đường lớn, đường đẹp để đặt tên đường cho cấp trên với chủ chốt thành phố [Sài Gòn]? Như hiện nay, có cố tổng bí thư nào không có [tên] đường. Hay ở thành phố [Sài Gòn], cố bí thư nào không thành tên đường? Thành phố không phải của riêng ai. Thời đại không thể mỗi mình đảng xây đắp. Thành phố không của riêng bây giờ, mà còn của đời đời con cháu.” (N.H.K) [kn]
Khu mai táng cố Chủ tịch Trần Đại Quang được cho là rộng đến hơn 2 hectare, theo một bài đã bị VNExpress rút xuống |
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang qua đời hôm 21/9, sẽ được an táng tại quê nhà vào chiều 27/9, theo thông cáo đặc biệt của Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam về quốc tang dành cho ông.
Hôm 23/9, báo mạng lớn nhất Việt Nam, VNExpress, đăng phóng sự cho hay khu an táng ông Trần Đại Quang rộng tới trên 2 hectare, nằm ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Bài báo dẫn lời một cán bộ xã Quang Thiện cho biết khu đất đó cách đây vài năm là “cánh đồng lúa của người dân” nhưng đã được hợp thửa, sau đó được san nền và chuyển sang trồng cây xanh.
Bao quanh khu đất là những con đường trải nhựa, với vỉa hè lát đá, bài báo của VNExpress cho biết. Giáp với khu nghĩa trang này có một dòng sông nhỏ.
Phóng sự cũng cho biết kể từ chiều ngày 21/9, khi có thông báo ông Quang qua đời ở tuổi 62, luôn có hàng trăm công nhân và hàng trăm xe cộ, máy móc làm việc hối hả “không kể ngày đêm” để gấp rút hoàn thiện nơi an táng nhà lãnh đạo quá cố.
VNExpress không cho biết chi phí cho tất cả những hoạt động này là do gia đình ông Quang chi ra hay từ ngân quỹ nhà nước hoặc địa phương.
Bản tin của VNExpress nhanh chóng thu hút sự chú ý của người sử dụng mạng xã hội. Nhiều người chia sẻ bài báo trên trang Facebook cá nhân hoặc trong các diễn đàn trên mạng, thu hút hàng trăm lời bình luận.
...một lăng tẩm như thế có khác nào là vua chúa. Vậy là họ ngồi trên ngai, trên đầu nhân dân, chứ đâu có phải là đầy tớ nhân dân đâu. |
---|
Nhà báo tự do Sương Quỳnh |
Một số người ước đoán rằng số tiền bỏ ra cho nghĩa trang cá nhân của cố Chủ tịch Quang có thể lên đến trên 20 tỉ đồng, họ đặt câu hỏi liệu số tiền này là do gia đình ông bỏ ra, hay được chi trả bằng ngân sách, tức tiền thuế của dân.
Một thông tư năm 2013 của Bộ Tài chính quy định rằng mức chi từ ngân sách nhà nước cho một lễ quốc tang tối đa là 800 triệu đồng.
Nhiều người khác tập trung vào chi tiết cho hay khu an táng cố chủ tịch Quang từng là đất ruộng rộng hàng chục nghìn mét vuông.
Họ đặt ra một số câu hỏi, trước hết việc chuyển đổi đất ruộng sang đất an táng, liệu có đủ giấy phép và tuân theo các quy định về đất đai? Và đất do gia đình ông Quang mua hay được nhà nước cấp?
Một mối quan ngại khác được nêu lên là đất trồng cấy phải hàng chục, thậm chí cả trăm năm cải tạo mới thành, nay lại bị lấp đi làm nơi chôn cất, khuôn viên riêng, nhiều lời bình hỏi liệu làm như vậy có bị xem là “lãng phí tài nguyên đất đai của dân tộc” không?
Những người khác nêu ý kiến rằng việc xây nơi chôn cất rộng bạt ngàn cho thấy có những quan chức “đến chết vẫn muốn oai”, thể hiện “đặc quyền đặc lợi”.
Nhìn ở một góc độ khác, nhiều người chỉ ra thực tế là giới chức và gia đình lâu nay vẫn “nói một đằng, làm một nẻo” hoặc “không làm gương” về việc tang ma gọn ghẽ, văn minh.
Dường như những phản ứng này đã dẫn đến việc VNExpress rút bài báo về khu an táng ông Trần Đại Quang sau một ngày bài được đăng.
Nhà báo tự do Sương Quỳnh, thành viên của câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cổ súy cho tự do, dân chủ, nói với VOA:
“Khi nhìn thấy cả mấy hectare như vậy để làm mộ cho ông Quang, cho thấy những điều họ nói và điều họ làm nó khác xa nhau. Và một lăng tẩm như thế có khác nào là vua chúa. Vậy là họ ngồi trên ngai, trên đầu nhân dân, chứ đâu có phải là đầy tớ nhân dân đâu”.
Từ năm 2003, chính phủ Việt Nam đã ban hành công văn số 1328/CP-VX, vận động công dân tổ chức lễ tang trang trọng, không phô trương hình thức, không lãng phí. Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương và các cơ quan liên quan vận động, giáo dục và khuyến khích nhân dân “áp dụng các hình thức hỏa táng, điện táng, tiến tới bãi bỏ địa táng”.
Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên một sườn núi ven biển Quảng Bình |
Tuy nhiên trên thực tế, bên cạnh trường hợp cố chủ tịch Trần Đại Quang hiện nay, trong những năm gần đây, khi một số quan chức từng nắm các chức vụ cao qua đời, gia đình họ đã xây những khu lăng mộ hoặc khu tưởng nhớ rất rộng lớn, hoành tráng, gây nhiều “dị ứng”, theo nhiều người bình luận trên mạng xã hội.
Gần đây nhất, tin tức về tang lễ của cựu Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 3/2018 cho thấy phần mộ của ông đặt cạnh nơi chôn cất người vợ quá cố rộng hàng trăm mét vuông, nằm trên một quả đồi nhỏ trong khuôn viên nhà riêng của ông ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Vẫn theo báo chí Việt Nam, vào tháng 2/2016, một năm sau khi Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh qua đời và được an táng ở Đà Nẵng, gia đình ông đã hoàn thành khu lưu niệm trong đó có mộ phần ông Thanh, rộng tổng cộng khoảng 1.000 m2 ở quê nhà.
Trước đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người được nhìn nhận như một trong các vị khai quốc công thần của Việt Nam thời hiện đại, đã được an táng vào tháng 10/2015 trên một sườn núi nhìn ra biển ở tỉnh Quảng Bình, mà riêng mặt bằng nơi hành lễ đã rộng đến 6.000 m2, theo các bản tin trong nước.
Trong các diễn đàn, nhiều người kêu gọi đã đến lúc Đảng Cộng sản và quốc hội phải ban hành văn bản có tính pháp lý, theo đó yêu cầu đảng viên và quan chức chính quyền cam kết khi họ qua đời, gia đình họ sẽ không tổ chức mai táng xa hoa, lãng phí.
Khu tưởng niệm ông Nguyễn Bá Thanh, nơi có mộ của ông, tại Đà Nẵng |
Một trong những tiếng nói như vậy là luật sư Trần Vũ Hải, một Facebooker nổi tiếng với hơn 82.000 người theo dõi. Ông viết trên trang cá nhân, đề nghị Trung ương Đảng sớm ra nghị quyết “cấm các đảng viên và gia đình đảng viên cấp lãnh đạo … xây lăng mộ có khuôn viên quá 50m2” và yêu cầu “phải hoả táng”.
Cuối cùng cuộc đua đấy có thể làm cả dân cả quan đua nhau xây lăng mộ. Theo tôi, nó không phù hợp với đất nước còn nghèo như Việt Nam. |
---|
Luật sư Trần Vũ Hải |
Ông Hải đề xuất một cách mạnh mẽ rằng quan chức nào không thực hiện, nhà nước “không tổ chức lễ quốc tang hay lễ tang cấp nhà nước”, thay vào đó, nhà nước sẽ “kỷ luật tước mọi chức vụ kể cả sau khi chết!”
Giải thích với VOA về lý do thôi thúc ông đưa ra đề xuất kể trên, luật sư Hải nói ông không muốn thấy gia đình các quan chức liên tiếp xây lăng mộ hoành tráng, trở thành một “phong trào”, hay một “cuộc đua” có hại cho uy tín, hình ảnh của lãnh đạo và đảng cầm quyền ở Việt Nam.
Ông nói thêm:
“Cuối cùng cuộc đua đấy có thể làm cả dân cả quan đua nhau xây lăng mộ. Theo tôi, nó không phù hợp với đất nước còn nghèo như Việt Nam. Các nước văn minh họ không làm như thế”.
Luật sư Hải và những người khác có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội nêu quan điểm rằng nếu các lãnh đạo Việt Nam muốn được nhớ đến sau khi qua đời, họ cần để lại dấu ấn cá nhân trong các chính sách tốt hoặc các công trình hiệu quả, có ích, thay vì xây lăng mộ.
Nhiều người sử dụng mạng xã hội bày tỏ suy nghĩ rằng nếu gia đình các quan chức dành tiền để xây trường học, thư viện hay bệnh viện, việc đó sẽ hữu ích hơn, để lại “tượng đài trong lòng dân” được nhớ đến lâu dài hơn nhiều so với “những tượng đài hay lăng mộ hữu hình”.
21 Sept 2018 - youtube.com
10 tháng 9 2019 - bbc.com
Facebook Tạ Duy Anh - Hình ảnh khu mộ ông Trần Đại Quang |
Khu mộ Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ở tỉnh Ninh Bình rộng khoảng 55.000 mét vuông, theo một nhà văn vừa đến tận nơi.
Ông Tạ Duy Anh, một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, gây xôn xao hôm 10/9 với bài mô tả trên trang Facebook cá nhân.
Dường như đây là lần đầu tiên có một người đến thực địa, chụp hình và mô tả về khu mộ.
Ông cho biết mới đây, cùng một nhóm bạn, ông đã đến tận nơi để xem khu mộ chủ tịch nước ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
Một lý do, theo nhà văn, sau khi ông Trần Đại Quang từ trần, đã có nhiều tin đồn về khu mộ.
"Mạng xã hội đưa ra các con số khác nhau, dao động từ 5 đến 6,4 ha," theo ông Tạ Duy Anh.
Đến nơi, ông Tạ Duy Anh mô tả: "Chiều dài của khu mộ dọc theo con mương kè đá trên dưới 600 mét (những người đưa thông tin 640 mét là do họ gộp cả phần đất còn lại của người dân, hiện nằm bên ngoài ranh giới với khu mộ."
"Việc sắp tới nó có bị giải tỏa để khu mộ hoàn hảo hơn hay không, thì chúng tôi không biết), còn chiều rộng kéo từ bờ mương đến phần tiếp giáp ruộng lúa thì khoảng 100 mét."
"Tóm lại, tính khiêm tốn thì khu mộ Chủ tịch nước rộng khoảng 55.000 mét vuông. Tức là 5 héc ta rưỡi, tức là khoảng 15 mẫu Bắc bộ."
Facebook Tạ Duy Anh - Hình ảnh khu mộ ông Trần Đại Quang |
"Sống đã thế, chết về với cát bụi lại càng phải giản dị. Sống đã hy sinh vì dân, lo trước dân, hưởng sau dân, thì chết đi lẽ nào, như những lời đồn đại, chỉ vì ngôi mộ mà khiến hàng trăm người dân, vĩnh viễn qua các đời, không có đất cấy trồng!" ông Tạ Duy Anh viết.
Bài này, chỉ sau ba tiếng lên mạng, đã có hơn 400 người chia sẻ với các bình luận trái chiều.
Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời ngày 21/9/2018.
Trong sổ tang, người đứng đầu Đảng Cộng sản hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhận xét: "Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với tất cả chúng ta."
27 tháng 9 2018 - bbc.com
SOGIAOTHONG.NINHBINH.GOV.VN - Ông Trần Đại Quang, khi còn là bộ trưởng Công an, trao mũ bảo hiểm cho học sinh trường trung học Quang Thiện hồi năm 2015 |
BBC hỏi chuyện người dân xã Quang Thiện, Ninh Bình, nơi có thông tin cho rằng khu an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang "nhiều hơn bình quân ruộng đất đầu người".
Vài ngày trước, một số báo Việt Nam phải xóa chi tiết về diện tích khu an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lúc báo Ninh Bình từng viết xã Quang Thiện, quê của ông "đất chật, người đông, diện tích đất nông nghiệp chỉ 485 ha".
Hôm 23/9, báo VnExpress đã xóa chi tiết "khu an táng khoảng 2-3 ha nằm trên cánh đồng lớn ở xã Quang Thiện" trong bài "Khu an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang được gấp rút hoàn thiện".
Các báo Việt Nam mô tả ông Trần Đại Quang "xuất thân từ vùng quê nghèo, vùng đất mở ven biển của xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, trong một gia đình đông anh chị em, bố mất sớm".
Báo Ninh Bình hồi năm 2007 viết: "Xã Quang Thiện có 2.800 hộ với trên 9.000 khẩu nhưng diện tích đất nông nghiệp chỉ có 485 ha. Đất chật, người đông nên những năm trước đây, sau mỗi mùa gieo trồng, thu hoạch, người dân ở đây, nhất là lớp thanh niên lại toả đi nhiều nơi, vào Nam ra Bắc, làm đủ mọi nghề từ thợ mộc, thợ xây đến bốc vác, đào đãi vàng... nhưng cái nghèo, cái túng vẫn đeo bám họ, thậm chí có người từ bãi đá, bãi vàng trở về còn mang theo bệnh tật và những tệ nạn xã hội, làm mất an ninh thôn xóm."
'Khu đất đó không đáng gì'
Hơn 10 năm sau, hôm 26/9, ông Nguyễn Văn Trước, thuộc hợp tác xã ở xã Quang Thiện, trả lời BBC qua điện thoại: "Người dân ở đây sống nhờ trồng lúa và làm nghề thủ công, đan lát."
"Nếu tính bình quân ruộng đất trên đầu người thì là 1,3 sào Bắc bộ, tức là khoảng 468m2."
"Thu nhập ở đây được ghi nhận bình quân 28 triệu đồng/người/năm."
"Nói thật là do giá lúa rẻ, 6.000, 7.000 đồng/kg nên tâm lý người dân nhìn chung là không muốn cấy."
"Tôi được biết khu an táng Chủ tịch Quang nằm ở khu giãn dân cư, đã được san lấp, đền bù cho người dân trồng lúa."
Còn về dư luận nói về diện tích khu an táng Chủ tịch Quang thế này thế kia thì nói thật là khu đất đó không đáng gì, chẳng to đâu."
"Ở đây còn một số dòng họ xây lăng đá ở khu đất bề thế hơn nhiều."
NHAC NGUYEN/AFP/GETTY IMAGES Thủ tướng Campuchia Hun Sen đến viếng Chủ tịch Trần Đại Quang hôm 26/9 |
'Điều rất vô lý'
Cùng thời điểm, blogger Đỗ Nam Trung, quê ở xã Quang Thiện, bình luận với BBC: "Theo như tôi hiểu, khu đất an táng Chủ tịch Quang nếu đo trên Google Maps thì hơn 6 ha đất nông nghiệp."
"Người dân ở đây tin rằng khu đất đó là ông Quang dự định làm việc khác chứ không phải để xây lăng mộ."
"Có phỏng đoán là ông ấy định xây biệt phủ để dưỡng già."
"Sau khi ông mua đất thì người ta thấy xuất hiện con đường tránh đi ngay sát mép khu đất này."
"Đường tránh Hùng Tiến xẻ giữa ruộng và nhằm khu đất của ông Quang đi qua, rất có chủ đích."
"Đây cũng là cách mà các quan chức thường làm để mở rộng đất đai, tài sản của mình."
"Việc ông Quang mua đứt hơn 6 ha đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư là điều rất vô lý."
"Nó làm thu hẹp diện tích đất canh tác của bà con nông dân, cho dù là ông ấy bỏ tiền túi ra mua."
"Vô lý với người khác, nhưng với một ông chủ tịch nước thì việc đó lại quá dễ dàng."
"Trung bình ở Đồng bằng Bắc Bộ, mỗi khẩu được chia khoảng 1,2 đến 1,3 sào đất nông nghiệp để canh tác."
"Và với việc mỗi ông quan lại tham một chút thì đất canh tác sẽ bị thu hẹp lại. Diện tích đất chia cho mỗi đầu người sẽ ít đi."
Trước đó, một bài được chia sẻ nhiều trên Facebook của ông Lê Dũng Vova, bình luận về khu vực an táng Chủ tịch nước ở quê nhà Ninh Bình.
Ông Lê Dũng Vova bình luận:
"Dự án khu an táng ông Quang có diện tích như vậy thì còn lớn hơn cả diện tích nghĩa trang Mai Dịch hiện nay. Không rõ số đất nông nghiệp này được gia đình ông Quang mua khi nào hay nhà nước cấp theo tiêu chuẩn nào, qui định nào của pháp luật?"
Cũng bình về việc xây mộ của lãnh đạo, cây bút Tâm Chánh viết:
"Mộ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đang gấp rút xây dựng trên một khu ruộng quê ông. Rộng đâu cỡ 3ha, bằng cỡ lăng Minh Mạng, cũng hào, cũng kè, cũng uy nghi bề thế.
Nghe đâu ông Đỗ Mười, ông Lê Khả Phiêu cũng về với đất trên những mảnh ruộng nhiều hơn bình quân ruộng đất đầu người quê họ."
Thông cáo chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam nói Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời ngày 21/9 sau "một thời gian lâm bệnh".
Đảng Cộng sản nói tang lễ của ông có nghi thức Quốc tang để "tỏ lòng tưởng nhớ" người đã có "nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc".
Đọc lại:
Thăm ngôi mộ đơn sơ của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill