Vượt qua Việt
📧   ||  A  A  A  A 
Giấc mơ Đại Hán
Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình ... tan hoang !

Các dân tộc bị đế quốc đỏ thống trị, hãy đoàn kết lại !
Vượt qua Việt

Bang giao Mỹ-Trung cộng (5)

Đọc báo mạng

Bài mới hơn  Bài cũ hơn  Mục lục  Trang chính

Tổng hợp

Đại cương về chính sách của Biden đối với Trung cộng

Biden ra lệnh Bộ Quốc Phòng thành lập toán đặc nhiệm đối phó với Trung Quốc

Feb 10, 2021 - nguoi-viet.com

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Tư, 10 Tháng Hai, loan báo việc thành lập một toán đặc nhiệm của Bộ Quốc Phòng, có tên “China Task Force” nhằm nghiên cứu và đưa ra lượng định căn bản về chính sách, các chương trình và tiến triển của Ngũ Giác Đài trong nỗ lực đối phó với các thử thách từ Trung Quốc.

Ông Ely Ratner, hiện là phụ tá đặc biệt cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin III, sẽ chỉ huy nỗ lực này. Toán đặc nhiệm có bốn tháng để soạn thảo các đề nghị cho cấp lãnh đạo Bộ Quốc Phòng, theo bản thông cáo của Ngũ Giác Đài.

Chiến hạm USS Gabrielle Giffords của Mỹ có chuyến tuần tiễu bảo đảm tự do hải hành gần tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc ở Biển Đông. (Hình: US Navy)

Từ năm 2011 đến 2012, ông Ratner từng đặc trách về Trung Quốc và Mông Cổ tại Bộ Ngoại Giao Mỹ.

Bộ Trưởng Austin cũng như Thứ Trưởng Quốc Phòng Kathleen H. Hicks gọi Trung Quốc là “mối đe dọa cận kề nhất” cho Mỹ trong cuộc tranh đua chiến lược hiện nay.

Trung Quốc hiện đang tìm cách phá bỏ các cơ chế pháp lý, vốn đang trợ giúp cho tất cả các quốc gia trong vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mỹ và các đồng minh tìm cách duy trì môi trường tự do và rộng mở trong khu vực. Trung Quốc trong khi đó muốn dùng mọi lãnh vực của sức mạnh quốc gia nhằm áp đặt ý muốn của họ lên các nước khác, theo nhận định của Bộ Quốc Phòng Mỹ.

Bản thông cáo nói rằng đối phó với các nỗ lực này của Trung Quốc sẽ là mục tiêu của toán đặc nhiệm.

Tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc từng lảng vảng gần vùng biển Việt Nam. (Hình: US Navy)

Các giới chức Bộ Quốc Phòng Mỹ nói rằng toán đặc nhiệm gồm 15 người này sẽ xem xét các vấn đề cấp thiết, gồm cả chiến lược, phương thức hành động, kỹ thuật, tổ chức quân đội, bố trí và điều hành các đơn vị, cùng là lãnh vực tình báo.

Toán đặc nhiệm cũng sẽ xét tới các mối quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh trong khu vực, cùng là ảnh hưởng của các quan hệ này đối với mối quan hệ Mỹ-Trung.

Toán đặc nhiệm cũng thảo luận với các cơ quan khác trong chính phủ để bảo đảm rằng chiến lược đối phó với Trung Quốc của Bộ Quốc Phòng cũng phù hợp với chính sách của cả chính phủ đối với Trung Quốc như Tổng Thống Biden mong muốn. (V.Giang) [qd]

Tổng thống Biden: ‘Nước Mỹ đang trở lại’

20/02/2021 - voatiengviet.com

Tổng thống Joe Biden ngày 19/2 nêu rõ sự khác biệt sâu sắc với người tiền nhiệm Donald Trump trong chính sách đối ngoại và kêu gọi các nền dân chủ làm việc với nhau để thách thức những vi phạm của các nước chuyên chế như Trung Quốc và Nga.

Trong sự xuất hiện quan trọng đầu tiên trong tư cách Tổng thống Mỹ trước sân khấu thế giới, ông Biden tìm cách tái lập Mỹ như là một thành viên đa phương sau 4 năm chia rẽ với chính sách “Nước Mỹ Trên hết” dưới thời ông Trump.

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, ông Biden đưa ra một sự khác biệt sâu sắc với chính sách ngoại giao của ông Trump, vốn đã làm các đồng minh nổi giận khi rút khỏi các thỏa thuận toàn cầu và đe doạ chấm dứt hỗ trợ quốc phòng trừ phi họ theo chân ông.

“Tôi biết vài năm qua rất căng thẳng và thử thách mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương của chúng tra, nhưng nước Mỹ quyết tâm tái giao tiếp với châu Âu, tham khảo với quí vị, để lấy lại vị thế lãnh đạo khả tín của chúng tôi,” ông nói.

Hôm 19/2, ông Biden nhắc lại với các cử toạ hội nghị trực tuyến này rằng “Nước Mỹ đang trở lại.”

Ông nói các đồng minh Mỹ phải quyết tâm chống lại những thách thức do Trung Quốc, Iran và Nga đề ra. Ông tố cáo Nga đang tìm cách làm suy yếu liên minh Đại Tây Dương và kêu gọi đoàn kết để chống lại điều ông gọi là những tập tục kinh tế vi phạm của Trung Quốc.

Ông Biden nhấn mạnh điều mà ông gọi là cam kết “không lay chuyển” của Mỹ với 30 nước thành viên NATO, đánh dấu một sự đổi khác so với thời ông Trump, người đã gọi NATO là không còn hợp thời và có lúc còn đe doạ rằng Washington có thể rút khỏi liên minh này.

Ông Biden cũng kèm theo các món quà-cam kết hỗ trợ 4 tỉ đô la cho các nỗ lực tiêm chủng vaccine toàn cầu, tái gia nhập hiệp ước biến đổi khí hậu Paris và triển vọng chi tiêu gần 2.000 tỉ đô la để vực dậy cả nền kinh tế Mỹ lẫn toàn cầu.

Kêu gọi phối hợp đối phó với Trung Quốc

Ông Biden nói các nền kinh tế thị trường và các nước dân chủ lớn cần làm việc với nhau để ngăn chặn những thách thức từ các đối thủ cạnh tranh như Nga và Trung Quốc, cũng như các thách thức từ vấn đề không phổ biến hạt nhân cho đến biến đổi khí hậu và an ninh mạng.

Ông đặc biệt nhắm vào Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và việc nước này không tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế. Ông cho rằng các nền dân chủ phải định hình những quy luật để quản lý sự tiến bộ của những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo.

“Chúng ta cần đẩy mạnh việc chống trả những vi phạm và hiếp đáp kinh tế của chính phủ Trung Quốc phá hoại nền tảng của hệ thống kinh tế thế giới,” ông nói.

Các công ty Trung Quốc, ông nói, nên đáp ứng cùng các tiêu chuẩn như các công ty Âu, Mỹ.

Tòa Bạch Ốc đang duyệt xét chính sách của Trung Quốc trên tất cả các mặt, kể cả việc Bắc Kinh gầy dựng quân sự và các chính sách thương mại, những hành động của nước này tại Hong Kong, việc đối xử với sắc tộc thiểu số Uighur ở Tân Cương và cách Trung Quốc xử lý đại dịch virus corona bùng phát.

Về thách thức của chương trình hạt nhân Iran, ông Biden nói Hoa Kỳ mong tái giao tiếp ngoại giao giữa những nỗ lực vực dậy thỏa thuận hạt nhân Iran mà ông Trump đã từ bỏ.

Tại cuộc họp, các nước G7, kiểm soát gần một nửa kinh tế thế giới, mong vượt qua vấn đề đại dịch COVID để tái xây dựng nền kinh tế với tự do thương mại và chống lại những chính sách “tập trung phi thị trường” của Trung Quốc.

Hội Nghị An Ninh Munich: TT Mỹ kêu gọi siết chặt liên minh giữa các nền dân chủ

20/02/2021 - rfi.fr

Tổng thống Mỹ Joe Biden tham gia Hội Nghị An Ninh Munich qua cầu truyền hình, ngày 19/02/2021. REUTERS - KEVIN LAMARQUE

Hội nghị an ninh thường niên Munich, diễn ra qua mạng hôm qua, 19/02/2021, là dịp đầu tiên tân tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu về chính sách đối ngoại trước cử tọa là các đồng minh châu Âu. Trong phát biểu này, tổng thống Biden nhấn mạnh đến « sự trở lại của nước Mỹ » trên trường quốc tế, với chiến lược chủ đạo là siết chặt hợp tác với đồng minh, đối tác.

Các chế độ và các giá trị dân chủ đang bị tấn công ở khắp nơi. Tuy nhiên, dân chủ là phương thức « duy nhất », « hiệu quả nhất » để hóa giải các thách thức ghê gớm hiện nay, các nền dân chủ cần siết chặt hợp tác là thông điệp chính của tân tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong bài diễn văn tại hội nghị Munich, tổng thống Joe Biden khẳng định một chính sách đối ngoại mới của nước Mỹ hoàn toàn khác với thời tổng thống tiền nhiệm Donald Trump, với chính sách « Nước Mỹ trên hết ».

Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh : « Cho phép tôi xóa tan đi những ngờ vực còn sót lại : Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác mật thiết với các đối tác trong Liên Hiệp Châu Âu (…), từ Roma đến Riga » để đối mặt với các thách thức. Sau đây là trích đoạn bài diễn văn của tổng thống Mỹ :

« Tại rất nhiều nơi, kể cả ở châu Âu và Hoa Kỳ, các tiến bộ dân chủ đang bị đe dọa. Chúng ta đang ở tâm điểm của một cuộc tranh luận mang tính nền tảng : Đó là xác định hướng đi tương lai cho thế giới của chúng ta.

Có hai quan điểm trái ngược. Một bên là những người cho rằng chế độ độc tài là ‘‘con đường tốt nhất’’ – căn cứ trên tất cả những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho đến đại dịch toàn cầu hiện nay -, và bên kia là những người hiểu rằng dân chủ chính là phương tiện căn bản để hóa giải các thách thức ấy.

Về phần mình, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng nền dân chủ phải chiến thắng, nó sẽ làm được điều đó. Chúng ta cần phải chứng minh rằng các nền dân chủ vẫn còn có thể mang lại những thành quả cho người dân. Đối với tôi, đó chính là sứ mạng thôi thúc chúng ta.

Nền dân chủ không phải là kết quả ngẫu nhiên. Chúng ta cần phải bảo vệ nó, chúng ta cần phải chiến đấu vì nó, củng cố nó, đổi mới nó. Chúng ta cần chứng minh rằng mô hình xã hội của chúng ta không phải là một di vật còn sót lại của lịch sử. Mà, đấy là phương tiện duy nhất và phương tiện tốt nhất để biến thành hiện thực những mong ước tương lai ».

Tổng thống Joe Biden trực tiếp lên án Nga « tấn công vào các nền dân chủ », chỉ đích danh tổng thống Nga Putin nỗ lực « làm suy yếu dự án xây dựng châu Âu và liên minh Bắc Đại Tây Dương ». Lên án Matxcơva, nhưng tổng thống Mỹ khẳng định Hoa Kỳ không chủ trương trở lại với thế đối đầu thời Chiến tranh Lạnh. Trong bài diễn văn này, tổng thống Biden cũng kêu gọi chống lại « những hành xử bất chính về mặt kinh tế » của Trung Quốc. Tại hội nghị Munich, tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg khẳng định : Trung Quốc là mối quan ngại hàng đầu đối với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

Mỹ lo ngại về luật hải cảnh mới của TQ, duy trì lập trường thời chính quyền Trump

20/02/2021 - voatiengviet.com

TƯ LIỆU - Cảnh sát biển Việt Nam quan sát hoạt động của một tàu hải cảnh của Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông, ngày 15 tháng 7, 2014.

Mỹ lo ngại về luật hải cảnh được ban hành gần đây của Trung Quốc và rằng nó có thể leo thang tranh chấp lãnh hải và được viện dẫn để khẳng định các tuyên bố chủ quyền phi pháp, Bộ Ngoại giao Mỹ nói ngày thứ Sáu.

Trung Quốc, nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa và với một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông, tháng trước thông qua luật mà lần đầu tiên cho phép lực lượng hải cảnh của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price nói trong một cuộc họp báo thường kì rằng Washington “lo ngại về lời lẽ trong luật này rõ ràng gắn việc sử dụng vũ lực tiềm năng, bao gồm cả lực lượng vũ trang, được thực hiện bởi lực lượng hải cảnh Trung Quốc, với việc thực thi các yêu sách của Trung Quốc và các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải hiện thời ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông].”

Ông nói những lời lẽ này “ngụ ý mạnh mẽ rằng luật này có thể được sử dụng để đe dọa các nước láng giềng giáp biển (của Trung Quốc).”

“Chúng tôi còn lo ngại rằng Trung Quốc có thể viện dẫn luật mới này để khẳng định các yêu sách lãnh hải phi pháp của họ ở Biển Nam Trung Hoa, vốn đã bị bác bỏ hoàn toàn bởi phán quyết của tòa án trọng tài năm 2016,” ông nói, nhắc tới một phán quyết quốc tế đứng về Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc.

Ông Price nói Mỹ tái khẳng định một tuyên bố vào tháng 7 năm ngoái trong đó Ngoại trưởng khi đó là Mike Pompeo bác bỏ các tuyên bố của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết vùng Biển Đông là “hoàn toàn phi pháp.”

Ông nói thêm rằng Mỹ “giữ vững lập trường” trong các cam kết liên minh với cả Nhật Bản và Philippines.

Mỹ có các hiệp ước phòng thủ chung với cả hai nước và thường xuyên điều tàu tuần tra hải quân trong khu vực để thách thức các tuyên bố chủ quyền trên biển rộng lớn của Trung Quốc.

Philippines tháng trước cho biết họ đã gửi công hàm phản đối ngoại giao đối với luật mới của Trung Quốc, mô tả đó là “mối đe dọa chiến tranh.”

FCC đưa 5 công ty Trung Quốc vào danh sách đe dọa an ninh quốc gia Mỹ

13/03/2021 - voatiengviet

Trụ sở Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) tại Washington D.C.

Năm công ty Trung Quốc ngày 12/3 bị Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) chỉ định vào danh sách đe dọa an ninh quốc gia theo một đạo luật năm 2019 nhằm bảo vệ các mạng lưới truyền thông Mỹ.

FCC cho hay các công ty này bao gồm tập đoàn Huawei, ZTE, Hytera, Dahua và tập đoàn công nghệ kỹ thuật số Hangzhou Hikvision.

Luật Mạng lưới Truyền thông An toàn và Tin cậy 2109 yêu cầu FCC phải nhận diện các công ty sản xuất dụng cụ và dịch vụ viễn thông “bị xét thấy là đề ra nguy cơ không thể chấp nhận đối với an ninh quốc gia nước Mỹ hay an ninh và an toàn của người dân Mỹ.”

Năm ngoái, FCC chỉ định Huawei và ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với mạng lưới an ninh truyền thông. Tuyên bố này cấm các công ty Mỹ đụng tới 8,3 tỷ đô la công quỹ để mua trang thiết bị từ các công ty này.

Vào tháng 2 năm nay, Huawei kiện tuyên bố này ra Tòa phúc thẩm khu vực 5.

Từ cuối năm ngoái, FCC chung quyết những quy định yêu cầu các công ty viễn thông có dùng trang thiết bị của ZTE hay Huawei phải “loại bỏ và thay thế” các trang thiết bị này. FCC đã lập một chương trình bồi hoàn cho nỗ lực đó, và các nhà lập pháp Mỹ vào tháng 12 năm ngoái đã chấp thuận 1,9 tỉ đô la để tài trợ cho chương trình.

Cũng trong tháng 12, FCC bắt đầu tiến trình rút lại giấy phép hoạt động tại Mỹ của công ty China Telecom trong lúc tăng cường truy quét vai trò của Trung Quốc trong hệ thống viễn thông Mỹ.

Nhà Trắng chuyển trọng tâm chiến lược từ Trung Đông sang Trung Quốc

29/01/2021 voatiengviet

Tàu chiến Mỹ USS John S. McCain đi qua eo biển Đài Loan, 30/12/2020.

Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chuyển hướng sang châu Á, nhưng đừng trông đợi rằng ông sẽ nói ra một cách rõ ràng, theo một bài phân tích đăng hôm 28/1 trên trang Politico.

Bài báo của Politico cho biết rằng Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan mới đây tiến hành tái cơ cấu đội ngũ nhân viên của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), tập trung vào hai tổng cục Trung Đông và châu Á, cụ thể là giảm bớt người chuyên trách về Trung Đông và tăng cường người ở bộ phận điều phối chính sách của Mỹ đối với châu Á, một khu vực rộng lớn trên thế giới trải dài từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương.

Động thái này là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính quyền mới của Mỹ sẽ ưu tiên châu Á trong các sáng kiến chính sách đối ngoại của họ, Politico nhận định. Điều này cũng phản ánh sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua và mối quan tâm ngày càng tăng của các quan chức và nhà lập pháp thuộc cả hai đảng lớn ở Mỹ về cách thức các nhà lãnh đạo chuyên chế ở Bắc Kinh đang sử dụng sức mạnh cơ bắp mới của họ.

Một phóng sự truyền hình của CNN dẫn lời ông Rory Medcalf, Hiệu trưởng trường Cao đẳng An ninh Quốc gia, Đại học Quốc gia Australia, khẳng định rằng châu Á đang là tâm điểm của một cuộc cạnh tranh quyền lực.

“Châu Á đang là đấu trường để tranh giành ưu thế cả về kinh tế lẫn chính trị có ảnh hưởng đến toàn cầu. Trung Quốc đang tìm cách có sức mạnh chi phối, thậm chí họ muốn có quyền lực như một đế quốc, và nhiều nước trong khu vực không muốn thấy có sự thống trị như vậy”, ông Rory Medcalf nói.

Vẫn theo phóng sự của CNN, nhà khoa học chính trị và tác giả sách Richard Heydarian ở Philippines chỉ ra rằng với sức mạnh ngày càng tăng, Trung Quốc đang lợi dụng điều đó để hăm dọa các nước láng giềng.

“Trung Quốc đối đầu với hầu hết các nước láng giềng, chỉ trừ Nga, điều đó nói lên rất nhiều về việc Trung Quốc đang thực hiện một chính sách đối ngoại không phù hợp trong quan hệ với các nước khác”, ông Heydarian nói.

Bản thân Trung Quốc đang dính líu đến một loạt những điểm nóng trong khu vực, CNN tường thuật.

Đó là Đài Loan, vùng Hymalaya giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tất cả những nơi này đều có tiềm năng bùng nổ thành xung đột.

Theo cấu trúc mới của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC), phạm vi của ông Kurt Campbell, điều phối viên về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đang mở rộng thêm, trong khi bộ phận dưới quyền của điều phối viên về Trung Đông Brett McGurk sẽ thu hẹp lại, một số quan chức hiện tại và cựu quan chức cho Politico biết.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định châu Á là trọng tâm đối với Mỹ.

Những thay đổi này về cơ bản làm đảo ngược cấu trúc của NSC dưới thời Tổng thống Obama, khi đó, Tổng cục Trung Đông có quy mô lớn hơn nhiều so với hiện tại, còn bộ phận châu Á có số nhân viên ít hơn và cấp bậc của họ cũng thấp hơn.

Tổng thống Biden và đội ngũ của ông giờ đây tin rằng những thách thức an ninh lớn nhất sẽ xuất hiện từ cuộc cạnh tranh quyền lực lớn giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga, các quan chức an ninh quốc gia hiện nay và trước đây nói với Politico, và do đó, bộ máy của ông Biden đang điều chuyển nguồn lực của họ sao cho phù hợp.

Bộ máy của ông Biden muốn tránh chuyện lại có một vũng lầy nữa ở Trung Đông. Họ củng cố các liên minh cốt lõi ở châu Á và châu Âu mà họ cho rằng đã bị bỏ rơi hoặc bị hắt hủi dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, các quan chức hiện tại và trước đây nói với Politico.

Karim Sadjadpour, chuyên gia về Trung Đông tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, nói: “Việc điều chuyển các nguồn lực phục vụ chính sách từ Trung Đông sang châu Á phản ánh tốt hơn về hiện thực kinh tế Mỹ”.

Trong bài viết của Politico, ông Sadjadpour ghi nhận rằng: “Chính sách châu Á có liên quan trực tiếp đến các nông dân, các tập đoàn và các công ty công nghệ Mỹ, trong khi Trung Đông thì không, đặc biệt là xét đến tình hình về tài nguyên năng lượng nội địa của Mỹ”.

Vẫn ông Sadjadpour nói thêm: “Sau hai thập kỷ đau đớn ở Iraq và Afghanistan, giờ đây lưỡng đảng ở Mỹ cũng còn rất ít sự ủng hộ đối với chuyện cần làm nhiều hơn nữa ở Trung Đông”.

Các ưu tiên mới được thể hiện rõ ràng từ những hoạt động ban đầu của đội ngũ của ông Biden để tiếp xúc với các đồng minh châu Âu và châu Á quan trọng, đó là việc họ gọi điện chào hỏi với các nước bao gồm Pháp, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Mexico.

Ở thời điểm hiện tại, các công việc về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thuộc thẩm quyền của ông Campbell, và ông có 3 cục trưởng thường trực - Laura Rosenberger là cục trưởng thường trực chuyên trách Trung Quốc, Sumona Guha là cục trưởng thường trực chuyên trách Nam Á và Andrea Kendall-Taylor là cục trưởng thường trực chuyên trách Nga và Trung Á. Trong NSC dưới thời ông Obama, bộ phận về Trung Quốc không có “cục trưởng thường trực”, còn bộ phận về châu Á không có tổng cục trưởng đứng đầu, một cựu quan chức so sánh.

Cựu quan chức này, người phục vụ cho chính quyền Obama, nói: “Về cơ bản, đây là sự tiếp nối với chính sách xoay trục sang châu Á nhưng có lẽ người ta không nói công khai nhiều”.

Năm 2011, tổng thống Mỹ khi đó, ông Obama, công bố rằng ông đã chỉ thị cho đội ngũ an ninh quốc gia của mình “đặt sự hiện diện và sứ mệnh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương thành ưu tiên hàng đầu”, đó cũng là lúc ông báo hiệu rằng Hoa Kỳ cần phải tái cân bằng, giảm bớt trọng tâm của Mỹ đặt vào châu Âu và Trung Đông, sau những năm tháng xem nhẹ và không đối đầu với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc. Sự thay đổi này thường được gọi là “xoay trục sang châu Á” sau tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton khi đó rằng Hoa Kỳ đứng ở “thời điểm bản lề” khi các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan kết thúc.

Ông Kurt Campbell khi còn là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ (ảnh năm 2013)

Ông Campbell, hiện là tổng cục trưởng chuyên trách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, từng là một trong những nhân vật chủ chốt thúc đẩy cho chiến lược kể trên, khi đó, ông giữ chức Trợ lý Ngoại trưởng chuyên trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương trong chính quyền Obama. Tuy nhiên, mức độ thành công của chiến lược đó không được rõ ràng và nó đã bị các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông và châu Âu nhìn nhận một cách hoài nghi.

Vì vậy, vị cựu quan chức thời Obama mà Politico không nêu tên cho rằng việc chính quyền Biden tái cơ cấu một cách âm thầm, không phô trương hay ra tuyên bố rầm rộ, dường như là việc làm có chủ ý.

Sự chuyển đổi rõ rệt này không chỉ giới hạn ở NSC. Politico chỉ ra rằng các chuyên gia về châu Á cũng đang được đưa vào nhiều nơi trong chính quyền mới, bao gồm cả tại Bộ Quốc phòng Mỹ, ở đó, cựu phụ tá của ông Biden là Ely Ratner được bổ nhiệm làm cố vấn chính về Trung Quốc cho Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin; còn Kelly Magsamen, từng là phó trợ lý chính của Bộ trưởng Quốc phòng chuyên trách về an ninh châu Á và Thái Bình Dương cho đến năm 2017, đã được bổ nhiệm làm chánh văn phòng của ông Austin.

Ông Austin, một cựu tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ (Centcom), nhận thức rõ ràng rằng chính quyền Biden muốn chuyển trọng tâm của Lầu Năm Góc về phương đông. “Trên bình diện toàn cầu, tôi hiểu rằng châu Á phải là trọng tâm trong nỗ lực của chúng ta”, ông Austin nói trong phiên điều trần để được chuẩn thuận làm bộ trưởng. "Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất trong tương lai bởi vì Trung Quốc đang đi lên", vẫn ông Austin nói.

Một trong những động thái đầu tiên của ông Austin trong công việc mới là bổ nhiệm ba cố vấn đặc biệt về các vấn đề chính là Trung Quốc, đại dịch Covid-19 và khí hậu. Có thể thấy Trung Đông đã vắng bóng trong nghị trình của ông.

Tại Bộ Ngoại giao Mỹ, chuyên gia châu Á-Thái Bình Dương Mira Rapp-Hooper được bổ nhiệm làm cố vấn cấp cao về Trung Quốc ở Vụ Hoạch định chính sách; còn tại Liên Hiệp quốc, Jeffrey Prescott, từng là phó cố vấn an ninh quốc gia và cố vấn cấp cao về châu Á cho Phó Tổng thống Biden trước đây, được đề cử làm phó đại sứ.

Việc Mỹ giờ đây nhấn mạnh rất nhiều vào châu Á là những gì tiếp nối chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020 mà trong đó Trung Quốc là vấn đề nổi bật, khi đó, cả hai ứng cử viên là ông Trump và ông Biden đều cố chứng tỏ mình cứng rắn hơn người kia trong việc xử lý quan hệ với Bắc Kinh.

Biden hiệu chỉnh lại cách tiếp cận của Trump đối với Đông Á

East Asia Forum

Tác giả: Paul Heer
Song Phan, chuyển ngữ
14-3-2021 baotiengdan

Tổng thống Joe Biden có nhiều việc cần làm để sửa chữa và phục hồi ở Đông Á. Donald Trump đã làm suy giảm nghiêm trọng vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực này, giúp Bắc Kinh leo thang quan hệ Hoa Kỳ -Trung Quốc lên mức thù địch và đối đầu nhất trong 50 năm qua. Đồng thời, Trump làm suy yếu uy tín của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác mà Biden sẽ dựa vào để đối đầu với thách thức chiến lược của Trung Quốc.

Ngay cả trước thời Trump, các nước Đông Á đã bắt đầu đánh giá lại các chính sách của mình trước những chuyển đổi lịch sử trong cán cân quyền lực khu vực và tăng thêm nghi ngờ về bản chất và tính bền vững trong cam kết của Washington đối với khu vực. Trump làm trầm trọng thêm điều này với cách tiếp cận đối đầu đối với Bắc Kinh và cách tiếp cận thiếu nhất quán và thiếu thận trọng của ông đối với các đồng minh của Mỹ.

Biden sẽ vực dậy tư thế thực dụng hơn và lắng nghe hơn đối với Châu Á – Thái Bình Dương. Nhiều thành viên trong nhóm chính sách đối ngoại của ông – đặc biệt là Ngoại trưởng Antony Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và điều phối viên chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương Kurt Campbell – có nhiều kinh nghiệm trong khu vực này từ thời làm việc trong chính quyền Obama và trước đó. Nhưng họ biết rằng, họ không thể chỉ đơn giản quay lại các chính sách thời Obama – thế giới đã thay đổi một cách kịch tính trong bốn năm qua. Washington cần các chiến lược và chiến thuật mới, và một vài đánh giá lại các mục tiêu và khát vọng của mình ở Đông Á.

Việc hiệu chỉnh lại này sẽ cần thời gian, đặc biệt là trong điều kiện có nhiều ưu tiên cấp bách trong nước, trong đó có việc kiểm soát đại dịch COVID-19 và hàn gắn những chia rẽ chính trị sâu sắc của đất nước. Ông cũng không thể ngay lập tức đảo ngược tất cả các sáng kiến ​​chính sách Đông Á của Trump. Ví dụ, chính trị trong nước của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến việc Biden có thể tháo ngòi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc nhanh chóng như thế nào, điều này cũng phụ thuộc vào những nhượng bộ tương hỗ của Bắc Kinh.

Biden sẽ không rút lui về tư thế tự mãn đối với Trung Quốc hay đơn giản chỉ ‘can dự’; có quá nhiều chuyện đã xảy ra. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, Biden đã viết trên tạp chí Foreign Affairs, rằng ‘Hoa Kỳ cần phải cứng rắn với Trung Quốc’ vì những thách thức cưỡng ép và thầm lén của Bắc Kinh đối với Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác, những nỗ lực toàn cầu của Trung Quốc nhằm hợp pháp hóa hệ thống xã hội chủ nghĩa toàn trị của họ, và hành vi nhân quyền quá quắt của họ. Blinken, trong các phiên điều trần chuẩn nhận chức vụ, đã đồng ý với chính quyền Trump rằng Trung Quốc bị Mỹ phản ứng mạnh mẽ là đích đáng, dù không đồng ý với nhiều chiến thuật của Trump. Kể từ khi nhậm chức, ông và Sullivan đã nhắc lại sự cần thiết phải áp giá đối với Trung Quốc và định hình hành vi của Bắc Kinh.

Mặc dù nhóm của Biden nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác với Bắc Kinh trong các vấn đề toàn cầu mà hai bên cùng quan tâm – chẳng hạn như biến đổi khí hậu, đại dịch và khủng hoảng kinh tế – nhưng sẽ không ngừng đối đầu với Trung Quốc trong các vấn đề khác. Campbell và Sullivan đã viết chung trên Foreign Affairs rằng, ‘cách tiếp cận tốt nhất’ đối với Bắc Kinh là ‘đi đầu trong cạnh tranh [và] theo đuôi trong các đề nghị hợp tác’.

Họ vạch ra chính sách ‘cùng tồn tại có quản lý’ và ‘cạnh tranh bền vững’, dựa trên việc thừa nhận rằng ‘mỗi bên cần phải sẵn sàng để sống với bên kia như một cường quốc lớn’. Nhóm Biden nhận thấy sự cần thiết của cách tiếp cận có đi có lại, cẩn thận để không đánh giá quá cao đòn bẫy của Mỹ đối với Trung Quốc. Campbell và Sullivan cũng định hình mục tiêu là cùng tồn tại với Trung Quốc ‘trong các điều kiện có lợi cho các lợi ích và giá trị của Hoa Kỳ‘. Thách thức then chốt là cạnh tranh với việc Bắc Kinh chắc chắn theo đuổi các điều kiện có lợi cho các lợi ích và giá trị của Trung Quốc, mà không để cuộc tranh đua biến thành một cuộc đấu tranh có tổng bằng không, giành uy thế tối cao trong khu vực hoặc toàn cầu.

Tin tốt cho Đông Á là Biden và nhóm của ông đã tỏ rõ quyết tâm của họ trong việc phục hồi sức mạnh các liên minh và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ ở đó, do đó hàn gắn những đổ vỡ do Trump gây ra. Biden nhấn mạnh rằng, Washington phải ‘xây dựng một mặt trận thống nhất’ chống lại ‘các hành vi lạm dụng và các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc’. Campbell và Sullivan viết rằng, ‘sức nặng kết hợp của các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ có thể định hình các lựa chọn của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực … nếu Washington đào sâu tất cả các quan hệ đó và tìm cách gắn kết chúng với nhau’.

Mỹ đang tìm cách trấn an, nhưng nhiệm vụ của Biden sẽ không dễ dàng: Còn nhiều thứ phải khôi phục. Nhiệm kỳ tổng thống của Trump đã xói mòn về cơ bản tính mẫu mực của nền dân chủ Mỹ vốn đã củng cố quan hệ của Washington với các đồng minh và đối tác. Biden thừa nhận sự cần thiết phải ‘cứu lấy danh tiếng của [Mỹ]’ và ‘xây dựng lại sự tin cậy vào sự lãnh đạo của [Hoa Kỳ]’.

Nhưng đó mới chỉ là bước đầu tiên để xây dựng lại lòng tin vào cam kết của Hoa Kỳ đối với Đông Á cũng như uy tín, độ tin cậy, khả năng cạnh tranh kinh tế và sự sẵn sàng quân sự của Hoa Kỳ ở đó. Washington phải có hiểu biết chính xác và cập nhật về các lợi ích khác nhau, ưu tiên các đồng minh và đối tác cũng như nhận thức về đe dọa của họ. Hoa Kỳ phải tránh những rủi ro của việc coi các đồng minh theo như ý của mình – giả định rằng, ý tưởng của họ về cách tốt nhất để đối phó với Trung Quốc giống hệt với Washington, hoặc buộc họ phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Washington.

Phần lớn khu vực Đông Á đã thích nghi với một động lực an ninh khu vực mới, vì vậy Hoa Kỳ không thể chỉ đơn giản là ‘tiếp tục ở chỗ đã dừng’. Washington phải hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác của mình để biết vị trí phù hợp hiện nay của mình ở đâu trong cán cân quyền lực của Đông Á và sử dụng điều đó làm nền tảng cho sự đổi mới vai trò lãnh đạo của Mỹ Châu Á Thái Bình Dương.

_____

Paul Heer là nghiên cứu viên hạng ưu tú tại Center for the National Interest, Washington DC, và là nghiên cứu viên cấp cao không thường trú tại Chicago Council on Global Affairs. Ông từng là nhân viên Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ về Đông Á từ năm 2007–2015. Ông là tác giả của Mr X and the Pacific: George F Kennan và American Policy in East Asia (Cornell UP, 2018).

Câc chính sách khác

Đầu trang

05/04/2021 - rfi

Trung Quốc cảnh cáo, không chấp nhận « lối kẻ cả » của Mỹ

Ủy viên Quốc vụ, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ( Wang Yi) phát biểu tại một diễn đàn ở Bắc Kinh, ngày 22/02/2021. REUTERS - SHUBING WANG

Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị, ngày 04/04/2021, cảnh cáo Hoa Kỳ không nên có lối « kẻ cả » và tự cho mình là có tiếng nói quyết định trong các vấn đề toàn cầu.

Phát biểu này được lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc đưa ra trong một cuộc họp báo ngày 04/04/2021. Theo ông Vương Nghị, Trung Quốc không chấp nhận việc Hoa Kỳ đơn phương áp đặt các yêu cầu đàm phán giữa hai nước. « Cánh cổng đối thoại vẫn mở » nhưng phải được tiến hành trên cơ sở bình đẳng.

Ông Vương Nghị còn mạnh mẽ lên án Hoa Kỳ «can thiệp thô bạo vào chuyện nội bộ» của Trung Quốc, đồng thời « phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương trái pháp luật được áp đặt trên cơ sở sự dối trá và thông tin sai lệch ».

Lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh và Washington có thể hợp tác nhưng phải tôn trọng các mối bận tâm, các lợi ích cốt lõi của từng bên. Theo ông Vương Nghị, hai nước có thể tổ chức nhiều cuộc đối thoại về các vấn đề khu vực, chống đại dịch nhưng cảnh báo rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều không thể chối bỏ, là một « sự tất yếu ».

Khi cho rằng sự lớn mạnh của Bắc Kinh « phù hợp với lơi ích lâu dài và nguyện vọng chung của các nước trong khu vực và xu hướng này là không thể cưỡng lại được », ông Vương Nghị còn tuyên bố « Trung Quốc không sợ cạnh tranh » và đòi hỏi « cạnh tranh phải được công bằng, tuân theo các quy tắc thị trường ».

Biển Đông : Trung Quốc « tố » Mỹ tăng cường hoạt động dọ thám

Trong lĩnh vực quân sự, Bắc Kinh « tố cáo » Washington gia tăng mạnh mẽ về « tần suất, cường độ và mức độ » hoạt động dọ thám tại Biển Đông kể từ năm 2009.

Đây là nội dung một bản báo cáo do tổ chức tư vấn « Sáng Kiến Thăm Dò Biển Đông » có trụ sở tại Bắc Kinh công bố hôm 01/04/2021, nhân 20 năm vụ rơi một máy bay phản lực J-8 của Trung Quốc sau khi va chạm với chiếc EP-3 của hải quân Mỹ, khiến viên phi công Trung Quốc thiệt mạng.

Báo cáo đưa ra con số ấn tượng là mỗi năm Mỹ tiến hành đến 2.000 phi vụ tại những vùng biển mà Trung Quốc đều có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng. Báo cáo của cơ quan tư vấn còn đưa ra ba đặc điểm nhận dạng các hoạt động dọ thám của Mỹ : Trinh sát ngụy trang (tức đóng giả máy bay dân dụng các nước như Malaysia và Philippines) ; Hợp nhất quân sự - dân sự (Thuê các công ty quốc phòng tư nhân trinh sát giám sát Trung Quốc) và Trinh sát không người lái (Dùng máy bay không người lái RQ-4B Global Hawk và MQ-4C Triton, được triển khai từ căn cứ không quân Andersen, Guam).

Đầu trang

17/03/2021 Ngô Nhân Dụng - voatiengviet

Mỹ tiêu tiền, Trung Quốc lo lắng

Số tiền khổng lồ $1,900 tỷ không chạy đuổi nhau trong nước Mỹ mà còn tràn ra khắp thế giới vì Mỹ nhập cảng rất nhiều hàng hóa. Một số sẽ sang Trung Quốc.

Hàng trăm triệu người Mỹ sắp nhìn thấy trương mục ngân hàng tăng thêm $1,400 cho mỗi người. Người thất nghiệp sẽ tiếp tục được trợ cấp thêm. Chính quyền các địa phương sẽ có thêm $300 triệu. Đa số sẽ đem tiền ra tiêu, theo kinh nghiệm hai đợt cứu trợ trước. Không mấy ai để ý đến hậu quả khi số tiền này chạy qua các cửa hàng, tiệm ăn, trạm xăng vân vân. Nhiều tiền quá vật giá sẽ leo thang!

Những người chỉ trích chương trình $1,900 tỷ đô la cứu cấp Covid-19 nêu lên mối lo lạm phát. Các quan chức trong chính phủ Bắc Kinh lo ảnh hưởng xấu trên nền kinh tế Trung Quốc cũng đồng ý. Trong thế giới bây giờ tiền lưu chuyển khá dễ dàng. Những người được cứu trợ cũng để tiền trong ngân hàng. Khi họ mua quần áo hay du lịch thì cửa hàng hoặc khách sạn cũng gửi trong ngân hàng. Chỉ cần mỗi người click một cái trên máy vi tính, các ngân hàng Mỹ thêm tiền ký thác, không cần chính phủ in những đồng tiền mới.

Khi khách sạn hay cửa hàng mua đồ nhâp cảng, tiền của họ trong các ngân hàng được chuyển qua trương mục các công ty nhâp cảng ở Mỹ, rồi đi thẳng ra nước ngoài, ghi thêm vào trương mục của các nhà xuất cảng cung cấp hàng, tại ngân hàng nước họ. Những đồng đô la không bao giờ nằm yên một chỗ vì nó chay qua chạy lại là sẽ đẻ ra tiền!

Số tiền khổng lồ $1,900 tỷ không chạy đuổi nhau trong nước Mỹ mà còn tràn ra khắp thế giới vì Mỹ nhập cảng rất nhiều hàng hóa. Một số sẽ sang Trung Quốc.

Mới nghĩ, có thể tưởng rằng người Trung Quốc sẽ được lợi, vì xuất cảng được nhiều thứ hơn. Nhưng đời sống kinh tế không đơn giản như vậy. Tiền Mỹ chạy qua các nước khác cũng kích thích kinh tế, nghĩa là rất nhiều thứ nguyên liệu như quặng mỏ, nhiên liệu như xăng dầu cũng tăng giá. Những thứ đó, Trung Quốc phải nhập cảng rất nhiều! Các nhóm đầu tư có thêm tiền sẽ vô Trung Quốc kiếm cơ hội. Nhiều tiền quá sẽ gây lạm phát!

Mà Trung Quốc đang phải lo lạm phát rồi. Chỉ số giá hàng “xuất xưởng,” tức là giá trả cho nhà sản xuất, (PPI - producer price index), đã tăng lên bất ngờ 1.7% trong tháng Hai, so với năm 2020. PPI có thể sẽ tăng 3% trong tháng Ba và tới giữa năm sẽ lên 5.8%. Các nhà kinh tế thuộc viện Nomura giải thích lý do chính là giá các quặng mỏ lên cao.

Trong mấy tháng qua, trước viễn ảnh kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục khi Covid-19 lui dần, giá dầu thô đã tăng, quặng đồng và các món kim loại cũng tăng, các xí nghiệp Trung Quốc phải trả nhiều tiền hơn khi nhập cảng. Họ phải tăng giá hàng xuất xưởng. Một dấu hiệu cho thấy mối lo lạm phát ở Trung Quốc đang tăng lên, là cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán tụt giá.

Ông Hoàng Kỳ Phàm (Huang Qifan, 黄奇帆) cựu thị trưởng Trùng Khánh, đang làm cố vấn cho Tập Cận Bình, hôm Thứ Hai vừa rồi mới nêu lên sự kiện Chỉ số Thị trường Thượng Hải mất 8% giá trị trong ba tuần lễ; để công kích chính sách của ông Joe Biden. Ông nói rằng kế hoạch in thêm $1,900 tỷ đô la của chính phủ Mỹ là một “cơn lũ lụt dữ dội!” Lụt tiền. Ông Phàm cũng mô tả nó là một “con thú hoang dã.” Cho tới nay, ông tổng kết, trước sau chính phủ Mỹ đã đổ ra $7 ngàn tỷ đô la để cứu nền kinh tế bị vi khuẩn tấn công!

Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) tỏ ra không lo lắng. Fed tiếp tục in thêm tiền ra mua các trái khoán, mỗi tháng mua $80 tỷ công trái chính phủ Mỹ và $40 tỷ mua các trái khoán địa ốc. Ông chủ tịch Jay Powell nói sẽ tiếp tục giữ lãi suất ở mức zero trong năm tới. Vì ông tiên đoán phải mất mấy năm kinh tế Mỹ mới hoạt động lại bằng mức trước khi có bệnh dịch. Bà Janet Yellen, bộ trưởng tài chánh mới đồng ý.

Nhưng ở bên Trung Quốc người ta lo nhiều hơn. Giá hàng lên cao ngay khi ra khỏi xưởng sản xuất thì các công ty bán sỉ rồi tới cửa hàng bán lẻ cũng tăng giá. Muốn ngăn ngừa lạm phát, Bắc Kinh sẽ phải kìm hãm việc chi tiêu, tức là ép cho kinh tế không phát triển nhanh như họ mong muốn!

Cho nên Bắc Kinh sẽ phải giảm bớt chương trình trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước để đề phòng lạm phát. Ngân Hàng Trung Ương có thể sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm nay, như họ đã báo trước. Lo ngăn lạm phát trong lúc kinh tế chưa thật sự hồi phục trở lại bằng năm 2019, đó là một quyết định bất đắc dĩ.

Chính sách này có thể đưa tới tình trạng kinh tế Trung Quốc phải chịu hai thứ tai nạn cùng một lúc: Vừa lo giảm bớt hoạt động vừa lo lạm phát (stagflation). Hiện tượng này đã bắt đầu diễn ra. Trong tháng Hai, 2021, trong khi Chỉ số giá hàng xuất xưởng PPI tăng thì Chỉ số PMI, cho thấy hoạt động của các nhà sản xuất lại giảm bớt, vì giá nguyên liệu lên cao.

Nhiều người Trung Hoa ở hải ngoại dư dả đem đô la về cố quốc còn tạo thêm một mối lo khác là giá địa ốc lại lên cao, một quả bong bóng phồng lên rất nguy hiểm; tuy chưa đến nỗi bất trị.

Nhưng muốn có $1,900 tỷ đô la đem phát, chính phủ Mỹ sẽ phải vay nợ. Bộ Tài chánh sẽ phát hành công trái. Thường người ta vẫn lo khi chính phủ vay nợ nhiều quá, sợ sau này không có tiền trả hoặc bắt thế hệ sau phải trả nợ. Ở Mỹ, mối lo đó không đáng kể. Lý do thứ nhất là hầu hết các chủ nợ, những người mua công trái Mỹ (US Treasury securities) là dân trong nước Mỹ chứ không phải người nước ngoài. Chính phủ Nhật đã sống được mấy chục năm nay bằng cách tăng số nợ liên tục, nhưng đại đa số là do dân Nhật cho vay. Chỉ khi nào một chính phủ đi vay người ngoại quốc quá nhiều thì mới đáng lo. Vì lúc đi vay nhận đô la, muốn có tiền trả nợ phải đi mua đô la Mỹ.

Nước Mỹ còn một lợi thế hơn Nhật Bản, là đồng đô la Mỹ được tất cả thế giới chuộng. Nếu chính phủ Mỹ nợ nhiều quá, họ chờ đồng đô la xuống giá thì món tiền họ nợ tự nhiên giảm bớt, việc trả nợ dễ dàng hơn! Trong vị thế đó, nước Mỹ có một cách “trốn nợ” là gây ra lạm phát, đồng đô la sẽ xuống giá.

Giá trị của đô la Mỹ phải giảm bớt sau khi đổ vào thế giới một số tiền khổng lồ, $7 ngàn tỷ đô la trong nửa năm, như ông Hoàng Kỳ Phàm tố cáo. Trước đó, đồng đô la đã bị áp lực đẩy xuống vì ngân sách chính phủ Mỹ khiếm hụt, số khiếm hụt đã lên mức kỷ lục trước khi loài vi khuẩn đến nước Mỹ. Tới cuối năm 2020, khiếm hụt ngân sách lên hơn $3 ngàn tỷ, tổng số nợ của chính phủ Mỹ đã lên gần $28 ngàn tỷ mỹ kim.

Ông Hoàng Kỳ Phàm nói thẳng: “Trên đường lâu dài, đô la Mỹ xuống giá đe dọa kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc.”

Bắc Kinh lưu giữ gần ba ngàn tỷ đô la Mỹ, trong đó hơn một ngàn tỷ nằm trong công trái của chính phủ Mỹ mà họ vẫn mua thêm thường xuyên. Tháng trước, giá các công trái Mỹ đi xuống, khoảng nửa phần trăm, Trung Cộng mất tiền, dù không mua bán gì. Mất nửa phần trăm của một ngàn tỷ đô la cũng là mất tiền! Nếu giá trị của đồng đô la lại xuống thêm 1%, thì ba ngàn tỷ ngoại tệ dự trữ bị cứa mất $30 tỷ! Ông Hoàng Kỳ Phàm có thể coi số mất mát đó không đáng kể, so với cả nền kinh tế Trung Quốc. Mối lo lớn hơn của ông là cảnh “stagflation,” vừa lạm phát, vừa trì trệ.

Còn về tương lai kinh tế Mỹ, các dự đoán tư nhân đều lạc quan. Bình thường, kinh tế gia tăng trên 2 phần trăm một năm đã là khó. Nhưng sau khi bị đè xuống quá sâu vì Covid, khi hồi phục sẽ có sức đẩy lên mạnh hơn. Công ty Bloomberg thăm dò các nhà kinh tế thấy họ đoán Tổng Sản Lượng Nội Địa sẽ tăng 5.5 phần trăm trong năm nay. Ngân hàng Goldman Sachs đoán sẽ lên tới 8%. Báo Wall Street Journal dự đoán 6%. Một ngân hàng Trung Quốc, China International Capital Corporation, tiên đoán kinh tế Mỹ năm 2021 sẽ tăng 6.2 phần trăm.

Còn lạm phát thì sao?

Trong cùng ngày Thứ Hai, khi ông Hoàng Kỳ Phàm đả kích “con thú hoang dã” do Mỹ đẩy ra cho thế giới cùng chịu, bà bộ trưởng Tài chánh Janet Yellen đã lạnh lùng bác bỏ mối lo lạm phát. Bà nhắc lại, trong hàng chục năm qua Mỹ phải chịu đựng mức lạm phát quá thấp chứ không phải quá cao. Bà vẫn trấn an: Bao giờ thấy lạm phát lên cao, chúng ta có các món võ để trị nó. Bà đã từng làm chủ tịch Fed, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ trước ông Powell, miệng bà nói có gang có thép.

Đầu trang

12/03/2021 - voatiengviet

‘Mỹ cần trở lại TPP để kiềm chế ảnh hưởng Trung Quốc’

Tổng thống Donald Trump đã bỏ qua Thượng đỉnh APEC hồi năm 2018 trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có sự xuất hiện nổi bật

Trong lúc ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh ngày càng tăng ở châu Á và Trung Quốc có tham vọng áp đặt luật chơi sau khi chính quyền Trump thoái lui, Nhật mong mỏi chính quyền ông Joe Biden can dự trở lại vào cấu trúc kinh tế khu vực để đẩy lùi Trung Quốc, các chuyên gia Mỹ và Nhật cho biết tại cuộc hội thảo tuần này.

Với chủ đề ‘Thiết lập luật chơi về kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương’, hội thảo trực tuyến do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington D.C. tổ chức với sự bảo trợ của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) hôm 8/3.

‘Mỹ đang thua sút Trung Quốc’

Trong bài diễn văn chính (keynote address), ông Nobuhiko Sasaki, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành JETRO, nói ông hy vọng chính quyền của Tổng thống Joe Biden ‘sẽ can dự chủ động vào việc thiết lập luật lệ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương’.

Ông dẫn ra một cuộc khảo sát các chuyên gia trong khu vực do Viện Nghiên cứu đông nam Á (ISEAS) của Singapore thực hiện hồi đầu năm cho thấy 76% người được hỏi cho rằng Trung Quốc là cường quốc kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất ở đông nam Á.

Tuy nhiên, trên vấn đề duy trì luật lệ, chưa tới 4% xem Trung Quốc là đối tác đáng tin cậy để đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong khi gần 30% chọn Mỹ. Mặc dù vậy, Mỹ vẫn không được khu vực tin tưởng bằng Liên minh châu Âu (EU)trên vấn đề này.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy sức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực trong thời gian qua đã ngày càng thụt lùi so với Trung Quốc trong lúc khu vực đang trông đợi vào sự lãnh đạo trở lại của Mỹ.

Sasaki cũng chỉ ra hai diễn biến quan trọng trong cấu trúc kinh tế khu vực diễn ra dưới chính quyền của ông Donald Trump mà không có sự tham gia của Mỹ: khối CPTPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện, Tiến bộ) do Nhật chủ xướng đã đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2018 và đang trong giai đoạn mở rộng với Trung Quốc và Anh bày tỏ nguyện vọng gia nhập. Trong khi đó, khối RCEP (Hiệp định Kinh tế Toàn diện Khu vực) đã hình thành vào tháng 11 năm ngoái tập hợp được toàn bộ các nước Asean cùng với các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc với Trung Quốc nắm vai trò lãnh đạo.

“Cánh cửa luôn rộng mở cho Mỹ tái gia nhập TPP lúc nào Mỹ thấy thuận tiện,” vị quan chức Nhật này khẳng định.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập các luật lệ chung trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới biến đổi vì đại dịch COVID-19 với thương mại trực tuyến tăng vọt.

Ông nói những biện pháp ngăn trở việc chia sẻ dữ liệu hay quản lý chuyển đổi do ‘một nước nào đó’ mà ông không nêu đích danh ‘sẽ dẫn đến tăng đáng kể chi phí và rắc rối cho doanh nghiệp’. Do đó, ông kêu gọi Mỹ và Nhật nên chủ động phối hợp cùng châu Âu thúc đẩy thiết lập luật lệ ở khu vực để cho phép dòng chảy dữ liệu tự do xuyên biên giới.

Một vị học giả đến từ Nhật là ông Shujiro Urata, giáo sư danh dự Đại học Waseda và là chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Viện các Nền Kinh tế Đang phát triển (IDE) của Nhật cũng kêu gọi chính quyền Biden ‘tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương cũng như khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương’.

“Mỹ cần phải gia nhập lại TPP, và tôi đã nói đi nói lại điều này,” ông nói. “Với tình hình kinh tế nước Mỹ hiện nay và sự phản đối quyết liệt của cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Quốc hội, tôi biết rằng sẽ rất khó để ông Biden gia nhập TPP-11, nhưng họ nên xem xét vấn đề này sớm nhất có thể.”

Ông nói rằng sẽ rất quan trọng để Mỹ trở lại TPP ngay cả trước khi Trung Quốc thật sự nộp đơn xin gia nhập. Tại hội nghị thượng đỉnh APEC hồi năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói rằng nước ông đang ‘tích cực xin gia nhập TPP’.

“Trung Quốc đã có khối RCEP và họ đang thực hiện Ý tưởng Vành đai-Con đường. Do đó, Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc chắc chắn sẽ còn tăng khi họ hồi phục từ đại dịch trong khi Mỹ và Nhật Bản vẫn đang vật lộn với dịch bệnh,” Giáo sư Urata phân tích. “Do đó, việc Mỹ gia nhập TPP sẽ ngăn đà Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.”

Không những trên hồ sơ TPP mà trong phạm vi khối APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương) vai trò của Mỹ dưới thời ông Donald Trump ‘cũng bị đè nén’, ông nhận xét, trong khi dưới các chính quyền trước, nước Mỹ có vai trò ‘rất chủ động’ trong APEC để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư. Do đó, vị giáo sư này kêu gọi ông Biden quay trở lại mạnh mẽ hơn trong APEC.

Mỹ sẽ trở lại?

Nhìn trên quan điểm lợi ích nước Mỹ, ông Matthew Goodman, phó chủ tịch cao cấp về Kinh tế và chủ tịch chương trình nghiên cứu Kinh tế Chính trị của CSIS, nói kết quả thăm dò của ISEAS cho thấy Mỹ đứng sau châu Âu về mức độ tin tưởng trên vấn đề thiết lập luật lệ ‘gửi một thông điệp rất mạnh mẽ đến các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ’.

“Trung Quốc là nền kinh tế rất quan trọng trong khu vực, nhưng chúng ta cần thể hiện vai trò của mình rõ ràng hơn trên các vấn đề kinh tế và chúng ta cũng phải tích cực hơn trong việc thiết lập luật lệ cũng như thúc đẩy trật tự dựa trên luật pháp trong khu vực,” ông khẳng định.

Về vấn đề tái gia nhập TPP, ông Goodman cho rằng Washington ‘có lợi ích kinh tế, lợi ích chiến lược, lợi ích quốc gia mạnh mẽ’ và ‘cuối cùng nước Mỹ cũng sẽ quay trở lại’. Tuy nhiên, ông dự báo điều này sẽ không sớm xảy ra do chính quyền Biden hiện đang dồn tất cả mọi sức lực để chống dịch Covid-19 và sau đó là xây dựng lại nước Mỹ.

“Khi Tổng thống Biden đến New Zealand tham dự Thượng đỉnh APEC vào tháng 11tới đây, ông ấy sẽ chịu áp lực rất lớn phải nói điều gì đó về TPP,” ông dự đoán. “Tôi nghĩ có khả năng rằng ít nhất ông ấy sẽ nói Mỹ có lợi ích lâu dài với TPP.”

Trên vấn đề kinh tế số, ông Goodman cho rằng Mỹ sẽ đàm phám một thỏa thuận thương mại riêng rẽ mặc dù ‘nó sẽ không đủ để giải quyết tất cả các vấn đề về kinh tế số hiện đang diễn ra’.

Với việc chính quyền Biden tỏ quyết tâm phối hợp với các đồng minh, chuyên gia này cho rằng sẽ có cơ hội rất lớn để Washington và Tokyo hợp tác để thiết lập luật chơi về kinh tế cho khu vực.

Mỹ sẽ đấu với Trung Quốc như thế nào?

Nhìn về căng thẳng Mỹ-Trung trên vấn đề kinh tế-thương mại, vốn leo thang đến đỉnh điểm dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, ông Scott Kennedy, cố vấn cao cấp và chủ tịch chương trình nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc của CSIS, nói chính quyền Biden sẽ tiếp tục con đường thách thức Trung Quốc nhưng không đến nỗi cắt đứt (decoupling) như chính quyền Trump chủ xướng.

Ông cho rằng với sự thù địch đã diễn ra trong quan hệ Mỹ-Trung trong thời gian qua với cả trăm hành động và dự luật của ông Trump và Quốc hội nhằm vào Trung Quốc cùng với lòng tin của người dân Mỹ vào Trung Quốc xuống thấp cũng như quan ngại về Bắc Kinh của các nước đồng minh, ‘sẽ rất khó để ông Biden thay đổi đường hướng’.

“Tuy nhiên, chúng ta có thể trông chờ một số thay đổi (trong cách tiếp cận Trung Quốc),” ông nói.

“Tôi nghĩ quan điểm của chính quyền Biden là nhiều chính sách của ông Trump dù có ý định tốt nhưng đã thất bại trong việc cân bằng thương mại với Trung Quốc – thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc vẫn y nguyên ở mức khi ông Trump vào Nhà Trắng là trên 300 tỷ đô la. Nỗ lực của ông Trump muốn đưa các hãng sản xuất chế tạo về Mỹ cũng không thành công. Ông ấy cũng không đẩy được các nước khác như châu Âu, Nhật, Hàn dời đầu tư ra khỏi Trung Quốc mà trái lại họ còn tăng đầu tư,” ông phân tích.

“Chính quyền Trump có chặn Huawei và gây thiệt hại cho họ, khiến họ tăng trưởng chậm lại, nhưng họ không thể nào làm chậm lại quyết tâm của Bắc Kinh muốn tự lực cánh sinh trong chính sách công nghiệp của họ,” ông Kennedy nói thêm.

Ông dự đoán chính quyền Biden ‘sẽ có nỗ lực mạnh mẽ để song hành với các đồng minh – cho dù là song hay đa phương’ để nắm lấy quyền thiết lập luật chơi. Ông nhắc lại lời của cựu Tổng thống Barack Obama, vốn từng là cấp trên của ông Joe Biden, rằng ‘Nếu chúng ta không thiết lập luật lệ, thì Trung Quốc sẽ làm.”

“Cái ‘sẽ’ đó giờ là ‘đang’,” ông nói. “Do đó quan điểm rộng rãi trong chính quyền Biden là Mỹ phải thiết lập luật chơi.”

Ông dự đoán ông Joe Biden sẽ có những hành động để ‘bình ổn quan hệ thương mại với Trung Quốc’ để tránh căng thẳng giữa hai nước bị đẩy đi quá xa.

“Có khả năng họ sẽ tìm cách để giảm bớt thuế quan hiện đang bao trùm trên 60% lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc đến Mỹ cũng như hàng xuất khẩu của Mỹ đến Trung Quốc,” ông dự đoán và cho rằng điều này chỉ đạt được với sự đàm phán của hai chính phủ trên nguyên tắc ‘có qua có lại’.

“Chính quyền Biden đã nói rằng họ sẽ không thúc đẩy các sắc lệnh hành pháp trừng phạt TikTok và WeChat,” ông nói thêm và cho rằng chính quyền Biden sẽ tiếp tục các hạn chế về công nghệ đối với Trung Quốc, kiểm soát xuất khẩu, trừng phạt tài chính.

Về phía Bắc Kinh, ông Kennedy cho rằng nước này ‘đang rất tự tin trong cuộc đối đầu với Mỹ’. “Họ cho rằng chế độ của họ ưu việt hơn, họ đang chứng kiến quá trình chuyển giao quyền lực lịch sử và gió đông đang thổi,” ông nói.

Do đó, ông cho rằng, đối với chính quyền Biden, lời hứa hợp tác của Bắc Kinh chỉ là ‘hợp tác ở những chỗ không gây hại gì đến họ’.

“Họ sẽ không sẵn sàng thay đổi những gì họ đang làm trong việc tăng cường đàn áp trong nước, can thiệp vào nền kinh tế hay cổ súy cho những chuẩn mực phi tự do trên trường quốc tế và diễu võ giương oai với những nước dám chống lại họ như Úc,” ông phân tích.

Để đối phó với sự o ép của Mỹ, Bắc Kinh đã đề ra chiến lược 5 năm để xây dựng sự tự chủ về công nghệ chẳng hạn như trong công nghệ chất bán dẫn, ông nói, tìm cách chuyển hướng mối quan hệ ra khỏi Mỹ để tập trung vào phần còn lại của thế giới, nhất là với châu Âu và phần còn lại của châu Á, tập trung vào tiêu thụ nội địa thay vì xuất khẩu để làm động lực tăng trưởng.

Đầu trang

06/03/2021 - baotiengdan

Đông Nam Á: Trọng điểm tranh chấp Mỹ-Trung

Economist
Người dịch: Phan Sinh
27-2-2021

Và ưu thế của Trung Quốc không lớn như người ta nghĩ

Trong 45 năm xung đột trước đây, Mỹ và Liên Xô đã đụng độ nhau qua các cuộc chiến uỷ nhiệm quanh thế giới. Nhưng điểm nóng nhất trong chiến tranh lạnh lại là châu Âu, nơi Liên Xô không ngừng lo ngại các chư hầu sẽ quay lưng rời khỏi quỹ đạo, còn Mỹ thì lại sợ đồng minh nhân nhượng, mềm yếu.

Lần này, xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ, may thay, có điểm khác. Một điều tạo nên khác biệt là lực lượng quân sự của hai phe không đối đầu trực diện trên một chiến tuyến cụ thể nào, dù rằng Đài Loan và Bắc Hàn đều ở tuyến đầu cuộc cạnh tranh giữa hai phe suốt mấy thập niên qua. Tuy vậy, giữa hai cường quốc so găng vẫn có một vùng tranh chấp trọng yếu, và đó chính là Đông Nam Á. Khu vực này cũng không có các chiến tuyến rõ ràng, nhưng chính sự nhập nhằng đó càng khiến cuộc cạnh tranh thêm phức tạp.

Người dân Đông Nam Á đều thấy Mỹ – Trung là hai thái cực, lôi kéo nước mình về hai phía đối nghịch. Không phải vô tình mà người biểu tình chống quân đội đảo chính ở Miến Điện mới đây đã giương cao biểu ngữ lên án Trung Quốc hậu thuẫn cho tướng tá đảo chính, và cùng lúc, họ kêu gọi Mỹ can thiệp. Các chính phủ cũng cảm thấy áp lực phải chọn phe.

Năm 2016, tổng thống Phillipines, ông Rodrigo Duterte, lớn tiếng loan báo rằng nước ông “tách khỏi Mỹ”, và thay vào đó, ông cam kết quy thuận Trung Quốc. Việc Trung Quốc tuyên bố hầu hết Biển Đông đều nằm trong hải phận của họ trong khi Mỹ phản đối tuyên bố này, đã dẫn đến những tranh cãi nảy lửa tại ASEAN (Hiệp hội Các nước Đông Nam Á), là nơi Trung Quốc đang tìm cách thu phục.

Hai lý do

Cuộc giằng co này sẽ này càng căng thẳng, bởi hai lý do chính. Lý do đầu tiên, Đông Nam Á có tầm quan trọng chiến lược khổng lổ đối với Trung Quốc. Vì Đông Nam Á nằm ở cửa ngõ Trung Quốc, ngay trên trục đường chuyên chở dầu hoả và nguyên liệu đến Hoa lục và chuyên chờ hàng hoá thành phẩm từ Trung Quốc ra thế giới bên ngoài. Trong khi về phía đông, Trung Quốc bị án ngữ bởi Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan, là những đồng minh cứng của Mỹ, thì Đông Nam Á lại là khu vực có vẻ ít thù nghịch hơn, có thể mở lối vào cả Ấn Độ Dương lẫn Thái Bình Dương, cho cả mục đích thương mại lẫn quân sự. Chỉ có cách trở thành một cường quốc chiếm thế thượng phong ở Đông Nam Á, thì Trung Quốc mới giải quyết được hội chứng sợ bị bao vây của mình.

Nhưng, Đông Nam Á không đơn giản chỉ là một điểm trạm trên lộ trình đến những nơi khác. Lý do thứ hai khiến cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khốc liệt hơn, đó là Đông Nam Á, tự thân nó, đang ngày càng trở thành một khu vực quan trọng hơn trên thế giới. Đây là nơi có đến 700 triệu dân, hơn cả Liên minh châu Âu, hơn cả châu Mỹ La Tinh, và hơn cả Trung Đông. Nền kinh tế của Đông Nam Á, nếu xem như một quốc gia, là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, sau khi điều chỉnh giá cả sinh hoạt, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.

Và Đông Nam Á lại đang phát triển nhanh. Kinh tế của Indonesia và Malaysia đã tăng trưởng ở mức 5-6% trong một thập niên, Philippines và Việt Nam cũng tăng trưởng 6-7% cùng kỳ. Các nước nghèo trong khu vực, như Myanmar và Cambodia, còn tăng trưởng nhanh hơn nữa. Đối với những nhà đầu tư đang tìm cách thoái lui khỏi Trung Quốc thì Đông Nam Á trở thành một trung tâm sản xuất được ưa thích hơn. Người tiêu dùng tại Đông Nam Á hiện đang giàu lên, đủ để tạo thành một thị trướng hấp dẫn. Tóm lại, về cả thương mại lẫn địa chính trị, Đông Nam Á đang là một chiến lợi phẩm đáng thèm khát.

Lợi thế và vấn đề

Trong hai đối thủ, Trung Quốc có vẻ sẽ là kẻ chiếm được chiến lợi phẩm. Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của khu vực và bơm vào nhiều tiền đầu tư hơn Mỹ. Ít nhất một quốc gia Đông Nam Á là Cambodia, trên thực tế gần như đã trở thành chư hầu của Trung Quốc. Và không nước nào trong khối sẵn sàng qua mặt Trung Quốc bằng cách công khai đứng về phe Mỹ trong rất nhiều những cuộc tranh chấp của hai siêu cường.

Tuy nhiên, dù rằng Đông Nam Á có quan hệ gần gũi với Trung Quốc, quan hệ này vẫn chứa nhiều vấn đề. Đầu tư của Trung Quốc tuy rộng rãi, nhưng có trở ngại. Các công ty Trung Quốc thường bị tố cáo tội tham nhũng và huỷ hoại môi trường. Nhiều công ty thích đưa công nhân từ Trung Quốc sang hơn là dùng người địa phương, khiến lợi ích kinh tế địa phương suy giảm. Đó là chưa kể sự bất an do thói quen đáng ngại khi Trung Quốc hay dùng đòn phép hạn chế thương mại và đầu tư để trừng phạt những nước nào không làm vừa lòng họ.

Trung Quốc cũng làm láng giềng hoảng sợ khi thường xuyên chứng tỏ sức mạnh quân sự. Họ chiếm đóng và xây dựng trên các bãi đá và rạn san hô ở Biển Đông, họ quấy nhiễu tàu bè Đông Nam Á khi đánh cá hoặc khai thác dầu trong vùng biển kề cận, đó là nguồn gốc những căng thẳng của hầu hết mọi quốc gia trong khu vực, từ Việt Nam đến Indonesia. Trung Quốc cũng duy trì quan hệ với các lực lượng nổi dậy chống chính phủ dân cử ở Myanmar, và trong quá khứ họ từng chống lưng cho các lực lượng du kích trong toàn vùng.

Thái độ hiếu chiến như thế đã khiến Trung Quốc không được ưa thích tại Đông Nam Á. Những cuộc bạo loạn chống Trung Quốc từng nổ ra ở Việt Nam. Indonesia, quốc gia có dân số theo Hồi giáo đông nhất thế giới, từng chứng kiến những cuộc biểu tình vì đủ lý do, từ phản đối di dân Trung Quốc trái phép đến phản đối Trung Quốc ngược đãi người thiểu số Hồi giáo ở nước họ. Ngay ở nước Lào nhỏ bé, một nước độc tài cộng sản, nơi công chúng phản kháng là chuyện chưa nghe nói đến, vậy mà những phàn nàn về việc Trung Quốc ăn trên ngồi trốc đã trở thành chuyện hàng ngày. Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á có lẽ sẽ không dám công khai phê phán Trung Quốc, vì sợ bị phạt bằng hậu quả kinh tế, nhưng họ cũng rất ngại trở nên quá dễ dãi với Trung Quốc, vì sợ dân trong nước phẫn nộ.

Việc Trung Quốc tìm cách thống trị Đông Nam Á không phải là việc đương nhiên sẽ thành. Tuy các chính phủ Đông Nam Á không hề muốn huỷ bỏ thương mại với Trung Quốc cũng như hoặc các khoản đầu tư từ người láng giềng lắm tiền, nhưng họ cũng muốn điều mà Mỹ muốn, đó là hoà bình, ổn định và một trật tự dựa trên luật pháp, trong đó không phải Trung Quốc cứ muốn gì là được nấy với các đòn phép của kẻ mạnh. Như các cường quốc bậc trung khác, các nước lớn ở Đông Nam Á sẽ tìm cách tự bảo vệ, và tìm ra những quyền lợi nào họ có thể rút tỉa được từ hai gã khổng lồ đang tranh chấp để tạo ảnh hưởng với họ.

Sân chơi thiên tử

Để giúp Đông Nam Á tránh bị cuốn vào quỹ đạo của Trung Quốc, Mỹ nên khuyến khích họ thận trọng trước các lựa chọn và kiến tạo những đối trọng với Trung Quốc. Có một cách là gắn kết nội khu chặt chẽ hơn nữa, tức là làm cho mức độ kinh doanh và đầu tư giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau vượt qua mức độ kinh doanh với Trung Quốc. Một cách nữa là thắt chặt quan hệ với các nước châu Á khác như Nhật Bản và Hàn Quốc – là nước mà khối ASEAN đã đúng đắn khi duy trì quan hệ tốt. Nhưng, quan trọng hơn hết là Mỹ không nên mắc bẫy, đẩy các nước Đông Nam Á vào thế buộc phải chọn phe. Đó là điều mà các nước Đông Nam Á sẽ kiên quyết phản đối.

Đầu trang

27/02/2021 - rfi.fr

Đông Nam Á, trọng điểm của xung đột Mỹ-Trung

Người Việt biểu tình bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội ngày 11/05/2014 để phản đối Bắc Kinh đưa giàn khoan đến vùng biển Hoàng Sa. AP - Chris Brummitt

Cuộc xung đột Mỹ-Trung lần này sẽ tập trung vào khu vực Đông Nam Á, vốn có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với Bắc Kinh. Theo The Economist, để tránh cho Đông Nam Á không bị rơi vào quỹ Trung Quốc, Washington nên buôn bán, đầu tư nhiều hơn vào khu vực, và không nên buộc các nước phải chọn phe.

L’Obs dành trang nhất cho tỉ phú Pháp Vincent Bolloré, người đang có kế hoạch xây dựng một đế chế truyền thông mà tuần báo cánh tả cho là « siêu bảo thủ ». Le Point chú ý đến « Những đòn chơi xấu của một nền tư pháp rất chính trị » nhắm vào cựu tổng thống Nicolas Sarkozy. Hồ sơ của L’Express nói về tập đoàn bán hàng trên mạng Amazon. Courrier International băn khoăn « Còn ai lắng nghe châu Âu ? » : đang lạnh nhạt với Nga, bị Trung Quốc qua mặt tại châu Á và vẫn chưa hòa giải với Mỹ, tiếng nói của Liên Hiệp Châu Âu khó có trọng lượng.

Khu vực chiến lược bị Bắc Kinh coi là « sân sau »

Liên quan đến châu Á, The Economist nói về « Cuộc chiến Mỹ-Trung để giành sân sau của Bắc Kinh », chủ yếu ở Đông Nam Á. Trong cuộc xung đột kéo dài 45 năm, Hoa Kỳ và Liên Xô tiến hành những cuộc chiến ủy nhiệm ở nhiều nơi, nhưng chiến tranh lạnh gay gắt nhất tại châu Âu. Cuộc xung đột Mỹ-Trung lần này sẽ tập trung vào khu vực Đông Nam Á, và do không có chiến tuyến rõ ràng nên càng phức tạp.

Người dân Đông Nam Á coi Mỹ và Trung Quốc là hai cực, kéo đất nước mình về hai hướng khác nhau. Chẳng hạn những người biểu tình chống vụ đảo chính ở Miến Điện mang biểu ngữ đả kích Trung Quốc và kêu gọi người Mỹ can thiệp. Các chính phủ cảm thấy chịu áp lực phải chọn phe : hồi năm 2016 tổng thống Philipppines Rodrigo Duterte đã lớn tiếng loan báo chia tay với Mỹ và quy phục Trung Quốc.

Sự giằng co này sẽ càng dữ dội hơn vì hai lý do. Trước hết, Đông Nam Á có tầm quan trọng chiến lược rất lớn với Bắc Kinh. Khu vực này nằm ngay cửa ngõ Trung Quốc, án ngữ con đường thương mại đưa dầu lửa, nguyên liệu vào và hàng hóa thành phẩm từ Hoa lục ra bên ngoài. Trong khi ở phía đông là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, những đồng minh trung thành của Mỹ, Đông Nam Á là vùng đất ít thù địch hơn, có thể mở đường ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho cả mục đích thương mại và quân sự. Chỉ khi nào khống chế được Đông Nam Á, Bắc Kinh mới mất đi ám ảnh bị bao vây.

Lý do thứ hai, Đông Nam Á là khu vực quan trọng trên thế giới với 700 triệu dân, đông hơn cả Liên Hiệp Châu Âu, châu Mỹ La-tinh hay vùng Trung Đông. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á gộp lại có thể xếp thứ tư thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ ; và lại tăng trưởng rất nhanh, như Việt Nam và Philipppines có tỉ lệ đến 6-7%. Đối với các nhà đầu tư muốn dịch chuyển khỏi Hoa lục, Đông Nam Á là chọn lựa hàng đầu, và người tiêu thụ tại đây đã đủ giàu để trở thành một thị trường hứa hẹn.

Khống chế về kinh tế, Trung Quốc bị ghét bỏ vì tham vọng đế quốc

Trung Quốc thoạt nhìn có vẻ chiếm ưu thế so với Hoa Kỳ, vì là đối tác thương mại lớn nhất và đầu tư vào khu vực nhiều hơn Mỹ. Ít nhất đã có một nước Đông Nam Á là Cam Bốt trên thực tế đã là chư hầu của Bắc Kinh, và không một nước nào dám đứng hẳn về phía Washington. Tuy nhiên đầu tư của Trung Quốc có những bất lợi : các công ty Trung Quốc thường bị cáo buộc tham nhũng, gây ô nhiễm, đưa lao động từ Hoa lục vào thay vì tuyển dụng người địa phương, và nhất là Bắc Kinh thường dùng thế mạnh kinh tế để trừng phạt những khi không hài lòng.

Trung Quốc còn làm các láng giềng sợ hãi khi phô trương sức mạnh quân sự. Việc cưỡng chiếm và quân sự hóa các đảo trên Biển Đông, quấy nhiễu tàu của các nước Đông Nam Á khi họ đánh cá, hoặc khoan dầu ở vùng biển nước mình, là nguồn gây căng thẳng với hầu hết các quốc gia trong khu vực, từ Việt Nam cho đến Indonesia ; xúi giục và vũ trang cho các lực lượng du kích trong toàn khu vực.

Sự hiếu chiến này khiến Trung Quốc bị ghét bỏ tại đa số các nước Đông Nam Á. Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc thường xuyên diễn ra tại Việt Nam. Indonesia, nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới, cũng có những cuộc xuống đường chống lại người nhập cư bất hợp pháp từ Hoa lục, hay phản đối việc Bắc Kinh đàn áp các thiểu số theo đạo Hồi. Ngay cả tại nước Lào Cộng sản độc tài, người dân cũng không ưa sự thống trị của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á có thể không dám công khai chỉ trích Bắc Kinh do lo ngại hậu quả kinh tế, nhưng họ cũng không dám tỏ ra thuần phục, vì sợ bị người dân nước mình chỉ trích.

Theo The Economist, để tránh cho Đông Nam Á không bị rơi vào quỹ đạo Bắc Kinh, Washington nên buôn bán và đầu tư nhiều hơn vào khu vực, siết chặt quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhất là không nên buộc phải chọn phe.

« Liên minh trà sữa » đối mặt với Bắc Kinh

Về quan hệ giữa Đông Nam Á và Trung Quốc, tuần báo Anh đề cập đến « liên minh trà sữa », một tập hợp gồm những người trẻ chủ yếu ở Đông Nam Á nhằm chống lại sự thống trị của Trung Quốc độc tài.

Ở Hoa lục, người ta uống trà không pha thêm sữa, nhưng tại Đài Loan, có cả sữa và những hạt tapioca được gọi là « trân châu ». Hồng Kông uống trà sữa kiểu Anh, người Thái dùng trà với sữa đặc. Cư dân mạng Ấn Độ sau vụ đụng độ đẫm máu với quân Trung Quốc ở vùng núi đã tham gia với món « masala chai » (trà gia vị) và tại Miến Điện, sau vụ đảo chính, hình ảnh « laphet yay » tức trà sữa của xứ Miến, tràn ngập mạng xã hội. Thật ra « liên minh trà sữa » không đồng nhất, và cũng không đơn thuần bài Hoa. Hiện tượng này cho thấy dù mang lại lợi ích kinh tế, mọi việc không dễ dàng như các nhà lãnh đạo Bắc Kinh vẫn tưởng.

Tập Cận Bình nhấn mạnh « đôi bên cùng có lợi », không can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác. Nhưng đầu tư của Trung Quốc luôn kèm theo các điều kiện, những hợp đồng không minh bạch và thường có giá trên trời, vì phải tính cả các khoản hối lộ.

Ai còn tin vào luận điệu « cộng đồng cùng chung vận mệnh ?

Tham nhũng có yếu tố Trung Quốc đã làm thủ tướng Malaysia, Najib Razak và đảng của ông – cầm quyền từ khi độc lập – bị thất cử năm 2018. Đại sứ Trung Quốc còn công khai mở chiến dịch ủng hộ đảng của người gốc Hoa trong liên minh cầm quyền. Người ta cũng cho rằng chiến thắng của Duterte trong cuộc bầu cử tổng thống Philipppines năm 2016 là nhờ tiền của Trung Quốc.

Một số dự án Trung Quốc như xa lộ cao tốc tại nước Lào nghèo nàn, nhỏ bé có cái giá khá đắt cho môi trường. Những đập thủy điện Trung Quốc ở thượng nguồn làm vùng hạ lưu sông Mê kông bị khô hạn, khiến cuộc sống hàng triệu ngư dân Việt Nam và Cam Bốt thêm khó khăn. Ở Cam Bốt, Lào và Miến Điện, việc Trung Quốc chiếm đất đồng nghĩa với phá rừng.

Bắc Kinh miệng hô hòa bình, nhưng lại yêu sách chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, tranh chấp với Việt Nam, Philipppines, Malaysia, Indonesia, Brunei. Dù Duterte đã từ bỏ chiến thắng ở Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye với hy vọng ông Tập sẽ đầu tư nhiều tỉ đô la vào cơ sở hạ tầng, nhưng đến nay vẫn chỉ là lời hứa trong khi Bắc Kinh ngày càng hung hăng trên Biển Đông. Như Bilahari Kausikan, nhà cựu ngoại giao cấp cao Singapore, đã nói : « Chỉ có những kẻ tham nhũng đã thành cố tật, hoặc ngây thơ vô biên mới tin vào luận điệu một cộng đồng cùng chung vận mệnh của Bắc Kinh ».

« Đội quân thứ năm » của Trung Quốc ở Đông Nam Á

Cùng với việc Trung Quốc phát triển về phía nam là sự hiện diện của đông đảo di dân mới người Hoa. Nhiều người làm việc cho các dự án hạ tầng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, số khác bám theo kiếm sống. Rõ nhất là tại các nước nhỏ yếu như Cam Bốt, Lào, Miến Điện.

Hàng trăm ngàn người từ Hoa lục tràn sang Miến Điện, đa số mang căn cước giả. Tại « đặc khu tam giác vàng » ở vùng ba biên giới (Thái, Lào, Miến) mọc lên một thành phố cờ bạc, buôn lậu, trác táng ; sử dụng đồng nhân dân tệ và chữ Hoa giản thể, lực lượng bảo vệ được tuyển từ Hoa lục. Ở xa hơn biên giới Trung Quốc, nhưng tại Manila các công ty cờ bạc trực tuyến của người Hoa chiếm nhiều văn phòng hơn các trung tâm dịch vụ hậu mãi. Trước đại dịch, có đến nửa triệu người Hoa hoạt động tại thủ đô Philipppines, đa số visa đã hết hạn nhưng các công ty dịch vụ Trung Quốc lo hết từ visa, nơi lưu trú do đến mát-xa và gái gọi.

Khắp châu Á đều có những tiếng than phiền người Trung Quốc chiếm mất việc làm của người địa phương, nhập vật liệu từ Hoa lục và làm tăng giá địa ốc. Đáng ngại là tuy ngôn ngữ Trung Hoa phân biệt « hoa kiều » (huaqiao, người Hoa sống ở nước ngoài) với « hoa nhân » (huaren, người nước ngoài gốc Hoa), nhưng Tập Cận Bình trong diễn văn năm 2014 gọi chung là « hải ngoại kiều bào » (haiwai qiaobao), nhấn mạnh rằng họ có nghĩa vụ « xúc tiến sự phục hưng của quốc gia Trung Hoa ».

Hungary : « Con ngựa thành Troie » của Bắc Kinh tại châu Âu

L’Express nhận xét thủ tướng Viktor Orban của Hungary là người thân Trung Quốc nhất tại châu Âu.

Mùa tựu trường 2024 đại học đầu tiên ở châu Âu của trường Phục Đán, Thượng Hải, sẽ khai trương tại Budapest. Với ngân sách lớn bằng toàn bộ các trường đại học Hungary cộng lại, đại học này đào tạo 5.000 sinh viên mỗi năm. Chính quyền Orban đã hào hiệp bỏ ra 2,2 triệu euro mua đất cho ngôi trường Trung Quốc, bất chấp tai tiếng. Đáng chú ý là khi thương lượng với Phục Đán, ông Orban đã xua đuổi trường đại học Trung Âu do tỉ phú George Soros sáng lập, nơi đào tạo giới tinh hoa cho khu vực, khiến ngôi trường nổi tiếng này phải chuyển sang Vienna vào mùa thu 2019.

Từ năm 2013, tại Hungary đã khai trương trung tâm hậu cần Huawei lớn nhất ngoài Trung Quốc rộng 30.000 mét vuông, thủ đô Budapest có đến năm Viện Khổng Tử. Hungary là thành viên Liên Hiệp Châu Âu duy nhất mua vac-xin của Trung Quốc, và ông Viktor Orban tuyên bố bản thân ông sẽ tiêm chủng bằng vac-xin này « vì người Trung Quốc biết rõ con virus nhất ».

Bắc Kinh đang hiện đại hóa tuyến đường sắt Belgrade-Budapest để đưa hàng Trung Quốc từ cảng Pirée đến, cảng quan trọng này của Hy Lạp đã lọt vào tay Trung Quốc từ năm 2008. Hungary phải vay nợ của Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc để chi trả phần mình trong dự án này, món nợ 20 năm mà chi tiết hợp đồng sẽ được giữ bí mật trong 10 năm.

Có nên tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh mùa đông 2022 ?

Courrier International đặt câu hỏi : « Có nên tẩy chay Thế vận hội mùa đông 2022 tổ chức tại Trung Quốc ? ». Tuần báo Pháp trích đăng các bài viết có quan điểm khác nhau. Một số báo như La Presse ở Québec (Canada) cho rằng không nên để vấn đề chính trị làm cho các vận động viên phải chịu thiệt thòi, còn theo The Conversation tốt nhất là đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Ngược lại, The Washington Examiner nhấn mạnh, khi tranh cử ông Joe Biden cam kết dành ưu tiên cho nhân quyền, thì đây chính là lúc chứng tỏ lời nói đi đôi với việc làm. Bắt đầu bằng việc phê chuẩn dự thảo của hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa là Rick Scott (Florida), Todd Young (Indiana) và kêu gọi các thượng nghị sĩ Dân Chủ ủng hộ.

Gần đây đã có những chứng cứ không thể chối cãi về việc phụ nữ Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo bị cưỡng hiếp, bị buộc triệt sản – và đây không phải là những bằng chứng cuối cùng về cách đối xử phi nhân với những nô lệ thời hiện đại. Bản dự thảo nhấn mạnh, thảm kịch Duy Ngô Nhĩ chỉ là một trong những hành động tàn bạo từ Trung Quốc của Tập Cận Bình.

Tại Hồng Kông, ông Tập xé bỏ những cam kết quốc tế ; trên Biển Đông và dọc theo dòng sông Mêkông, quân của Tập đánh đập thậm chí sát hại các ngư dân không tấc sắt trong tay. Trên thế giới, đến tận quần đảo Galapagos, Tập Cận Bình phá hủy môi sinh, xây những cây cầu và công trình sau đó bị sập. Tại châu Phi, ông Tập khai thác cạn kiệt hải sản, hối lộ các chính khách, làm ngơ trước nạn kỳ thị. Ngay trong Hoa lục, những bộ óc xuất sắc bị bịt miệng, đàn áp. Thế vận hội là nơi vinh danh những tài năng, lòng can đảm và tinh thần đồng đội, nhưng Trung Quốc Cộng sản là phản ví dụ cho những giá trị này, nên không thể để cho Bắc Kinh tổ chức Olympic mùa đông 2022.

Đầu trang