VuotQuaViet_Kp_DarkGreen_Logo_212x80
acrobat  📂  🏠   

Nước Việt mới - Sơ đồ thực hiện
Từ cách mạng dân chủ đến nước Việt mới

Để xây dựng «Đề cương Cách mạng Dân chủ Việt», điều trước tiên là phải xem xét quá khứ, bối cảnh hiện tại, đưa ra những giải thích, nhận định, xây dựng các quan điểm liên hệ. Chúng tôi thu thập các dữ kiện, hiện tượng, ý kiến, ...; dùng phép phân tích, phản biện, phá chấp; nhìn từ các góc cạnh: Con người, Lãnh đạo, Lịch sử; từ cuộc Hội nhập với thế giới và hiện trạng Nước Việt, tiến tới vận động/cách mạng dân chủ và xây dựng một nước Việt mới.

Từ những giải thích, nhận định, quan điểm này; chúng tôi dùng phép tổng hợp để xây dựng sơ đồ thực hiện dân chủ; trước khi trở thành đồ án.

Sau cùng, «Đề cương Cách mạng Dân chủ Việt» là văn kiện đúc kết hai điểm nêu trên và cũng là Khởi điểm phát động cuộc cách mạng này.

Bạn đọc (cũng là tác giả) cùng với Vượt qua Việt thực hiện điều này. Đề cương là của các bạn, vì các bạn và do các bạn (dựa theo ý «chính quyền của dân, do dân, vì dân»); không ai làm thế các bạn được, Vượt qua Việt chỉ là cầu nối.

Bài của các tác giả sẽ được gộp lại thành tập, theo tên tác giả và đề mục. Tác giả có thể tải tập bài của mình về để lưu trữ. Chúng tôi đặt tựa cho các đề mục này.

Đề cương này phải là một công trình tập thể. Vì sao ? Hãy xem xét vài cuộc cách mạng trên thế giới:

Ngoại trừ cuộc cách mạng dân chủ tại Pháp là một cuộc cách mạng văn hóa, với khởi điểm là Phong trào Khai sáng, có cội nguồn từ thời Phục Hưng; các cuộc cách mạng khác (ở đây, không đề cập tới các cuộc nổi dậy nặng tính tự phát) thường là do một số người đưa ra lý thuyết của họ. Hãy xem xét thành quả/hậu quả của vài cuộc cách mạng:

  • Cách mạng Tân Hợi: cụ Tôn Dật Tiên với Chủ nghĩa Tam Dân «Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc»; dựa theo cách mạng dân chủ tại Pháp và Âu châu (nói theo kiểu thời nay là Dân chủ theo mầu sắc Dân quốc - không phải là Trung quốc). Thành quả là lật đổ được nhà Thanh, nhưng xã hội Trung Hoa vẫn là xã hội phong kiến. Người kế nghiệp là Tưởng Giới Thạch, ông này là một tay nửa quân phiệt, nửa phong kiến. Vì thế, khi Mao Trạch Đông nổi lên với quan điểm chống giai cấp phong kiến của chủ nghĩa cộng sản, nhiều người chạy theo Mao (phụ nữ cám ơn Mao vì bỏ được tục bó chân). Đây là một yếu kém của Chủ nghĩa Tam Dân (phải chăng Dân quyền tự do không giành cho phụ nữ ?). Rốt cuộc, Chủ nghĩa Tam Dân này hầu như không đạt được mục đích đề ra.
  • Mao Trạch Đông theo Chủ nghĩa Cộng sản của Marx, là một chiến lược gia chứ không phải là lý thuyết gia (ông ta có những câu dạy đời như trái tim nóng, cái đầu lạnh, giành chính quyền trên đầu mũi súng - cách mạng vô sản vốn là cách mạng bạo lực, ông ta nói như vậy chỉ là cách diễn đạt khác -, ...). Tuyển tập Mao Trạch Đông chỉ là các bài lý luận nhằm biện minh cho các quyết định của mình; giá trị, nếu có, chỉ là giá trị lý luận. Mao là người xử dụng chủ nghĩa để phát động cuộc cách mạng của ông ta, nhằm leo lên làm hoàng đế đỏ. Chủ nghĩa Mao dẫn tới các chết của nhiều chục triệu người. Mao chủ trương bài Khổng; tới thời Đặng Tiểu Bình, họ Đặng bỏ Mao, thờ Khổng; thay thế sự phá sản ý thức hệ của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Mao. Cái mớ lý thuyết vớ vẩn ấy của Mao là một đại thảm họa của dân tộc Hoa. Còn thờ Khổng (mục đích là đề cao lòng trung quân, ở đây là trung với Đảng), của Đặng khiến chế độ trở thành phong kiến đỏ.
  • Marx viết cuốn Tư bản luận, phân tích về tư bản, thời kỳ tự phát, sơ khai. Đây là một tác phẩm để đời; điều đáng tiếc là ông này dở chứng, đưa ra Chủ nghĩa Cộng sản nhằm đối đầu với cái mà ông ta cho là Chủ nghĩa Tư bản (hiểu theo định nghĩa của ông ta); với lối lý luận nhị nguyên: Chuyên chính Vô sản (cái tốt) thay thế Chuyên chính Tư sản (cái xấu). Ông ta không đặt câu hỏi: có chuyên chính nào là tốt ? Lý thuyết về chủ nghĩa này là ảo tưởng, ngây ngô, sơ cứng và không tưởng; với ước mơ «làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu». Nói nôm na, đây là chủ nghĩa «ngày mai ăn phở khỏi trả tiền !». Lý thuyết dở hơi ấy kéo hàng tỷ con người vào các tranh chấp đẫm máu và các cuộc trấn áp tàn khốc. Điều đáng buồn là lý thuyết ấy và di sản của nó vẫn tiếp tục thống trị hàng tỷ con người !
  • Cách mạng tháng Tám ở nước ta là một cuộc nổi dậy, không có lý thuyết, chỉ thực hiện chủ trương cách mạng bạo lực của Đệ Tam Quốc tế (với cẩm nang «vận động quần chúng», có lẽ được ông Hồ sào nấu lại, thêm kinh nghiệm của Tàu) và ông Hồ Chí Minh xoay sở kiểu «xàng xê» (có lẽ cái gọi là ngoại giao cây tre bắt đầu từ ông Hồ ?). Tổ chức Việt Nam Độc lập Đồng minh, với từ Đồng minh nhắc lại từ Phe Đồng minh đối với Phe Trục, nhằm lôi kéo sự ủng hộ của Mỹ. Tới năm 1945, ông này đặt tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xử dụng cụm từ Cộng hòa Dân chủ (quan điểm Mác-Lê coi «Dân chủ vô sản gấp triệu lần dân chủ tư sản», nên các nước phe tả thêm cái đuôi "dân chủ" cho nó oai), làm lòi đuôi cộng sản ! Ngoại trừ những người cộng sản có hậu ý muốn thực hiện chủ nghĩa vô sản, tuyệt đại người Việt chỉ nghĩ tới giải phóng dân tộc mà thôi. Ông Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông phát động Cách mạng tháng Tám, với sự giúp đỡ của Đệ Tam Quốc tế, chủ yếu là của Mao: Hồ Chí Minh nhờ Mao Trạch Đông giúp xây dựng quân đội. Từng bước thực hiện chủ nghĩa cộng sản, bắt đầu từ cải cách ruộng đất năm 1953, cùng lúc với kháng chiến. Họ tưởng rằng như vậy tạo thêm xung lực cho giai cấp vô sản (nông dân); ngược lại, đây chính là một nguyên nhân chủ yếu trong cuộc nội chiến Bắc-Nam sau này. Đi từ một cuộc đấu tranh giành độc lập, bỗng nhiên lại trở thành một thí điểm khác của chủ nghĩa cộng sản ! Nay, dân ta tiếp tục chịu đựng di sản của tai ương này ! Nhân đây, cần lưu ý bạn đọc về khẩu hiệu «Độc lập - Tự do - Hạnh phúc» trên các văn kiện của chế độ so với phương châm của thuyết Tam Dân nêu trên: phải chăng đây cũng lại là sự chôm chia bản quyền tác giả, giống như cờ đỏ sao vàng ?

Từ những sự kiện nêu trên:

  1. Lý thuyết về cách mạng thường do một nhóm nhỏ người, thậm chí một người (trường hợp Chủ nghĩa Cộng sản với một ông Marx dở hơi) chứa đầy những sai sót, khuyết tật. Đem ra áp dụng, mới té ngửa ra vì những khuyết điểm ấy. Chủ nghĩa Marx là một thí dụ điển hình ! Tởn tới già ! Thậm chí tởn tới nhiều thế hệ ! Do đó, rút các kinh nghiệm nêu trên, cần có nhiều người, càng nhiều càng tốt, tham gia đóng góp lý thuyết, xây dựng Đề cương sau này.
  2. Về khả năng, dân tộc ta có ít kiến thức, tư duy nông cạn; tóm lại là không có nhà tư tưởng. Trong lịch sử dân tộc, cho tới nay, người có suy nghĩ sâu xa nhất là cụ Nguyễn Trãi, nhưng cụ vẫn bị giới hạn bởi văn hóa Khổng-Mạnh; đây là giới hạn thời đại ! Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, cụ Phan Chu Trinh có tầm nhìn, quan điểm đúng nhất, nhưng cụ là người sống trong buổi giao thời Nho giáo-Tân học, do đó rất khó thể xây dựng một tư tưởng mới (điều này cần có nhiều hiểu biết về văn hóa tây phương); mặc dù chủ trương Khai Dân Trí – Chấn Dân Khí – Hậu Dân Sinh vẫn tiếp tục là nhu cầu thời đại, nhưng còn nhiều nhu cầu khác cũng rất cần đáp ứng. Riêng về Hồ Chí Minh, cụ này là đệ tử trung thành của Mác-Lê, ôm giấc mộng «thế giới đại đồng», hết lòng tin tưởng Mao, «vừa là đồng chí, vừa là anh em», đến độ rước đội cố vấn đấu tố Tàu về đánh địa chủ, nhờ Mao in tiền và cả bản đổ quân sự ! Hơn nữa, ai đã đem chủ nghĩa Mao vào nước ta ? Thời kỳ Hồ còn sống, mọi người đều phải ca tụng Bác Hồ, Bác Mao; bố ai dám chống Mao ? Điều này có nghĩa đây là một con đường dẫn chủ nghĩa Mao vào nước ta !
    Tóm lại, do khả năng hạn hẹp của dân tộc, nên chúng ta chỉ có thể cùng nhau góp sức thực hiện mà thôi.
  3. Để tránh tình trạng các thiên tài (Marx, Lenine, Mao, Hồ, Staline, Hitler, ...) nói bậy, đưa ra lý thuyết tầm sàm, với thảm họa trút lên hàng tỷ dân đen như thế; việc xây dựng Đề cương trực tuyến (online) là điều cần thiết, đây là một phương tiện của thời đại @, mọi người đều có thể trực tiếp tham gia. Không cần lãnh tụ, lý thuyết gia bầy cỗ sẵn; mọi người suy nghĩ với cái đầu của mình. Trí tuệ tập thể làm giảm thiểu khả năng có kẻ lừa đảo (arnaque) chính trị bốc phét thành thần, theo chủ nghĩa dân túy đang tràn ngập các nước phương tây.

Sau cùng, việc xây dựng Đề cương là điều cực kỳ khó khăn, nhưng không thể không làm. Đợi tới khi có biến động thì không ai biết phải Làm gi ?Làm sao ? (có lẽ đã bắt đầu có các biến động lớn, ảnh hưởng tới toàn nhân loại). Xây dựng Đề cương có nghĩa là, về lý thuyết, chúng ta chuẩn bị cho mọi tình huống.

Trước đây, thời bức tường Bá Linh và Liên Xô sụp đổ, Đỗ Mười hốt hoảng hỏi: Trụ được không ? Từ đó tới nay, chế độ này trụ được và trụ rất vững, họ tác oai, tác quái, tự tôn, tự tác; coi trời bằng vung, thách thức theo kiểu «chúng ông như thế, chúng mày làm gì được chúng ông !». Quả thực, «dân tộc ta làm gì được chúng nó ?». Để làm gì được chúng nó, thi phải trả lời câu hỏi: Vượt được không ?; trong hoàn cảnh dân trí thấp kém (do sự phá sản của nền giáo dục), con người tha hóa, u mê tăm tối, hung tợn, độc ác, đớn hèn (do các giá trị tinh thần, tâm linh bị soi mòn) và mọi người đều tìm cách lừa bịp, hại lẫn nhau để kiếm sống, kẻ nghèo kiếm miếng ăn bỏ bụng, kẻ giàu tìm cách lừa bịp vét của, còn kẻ có quyền thế thì ăn cắp, ăn cướp của công và của dân (thay vì biết dựa vào nhau để sống). Thực trạng dân trí, dân khí & dân sinh ngày nay, tệ hại hơn rất nhiều thời cụ Phan Chu Trinh !

Dân tộc ta cần phải Vượt qua chính mình, Việt, mới mong được như con phượng hoàng từ đống tro tàn thân xác của chính nó, hồi sinh cất cánh bay cao !

Để xây dựng «Đề cương Cách mạng Dân chủ Việt», cần phải:

Cách mạng Dân chủ Việt

Một số gợi ý:

Bài viết:

Tham khảo:

🔝

Nước Việt mới

Một số gợi ý:

Bài viết:

🔝

Bruxelles, tháng 11,2023
Cập nhật ngày 21.12.2023
Vượt qua Việt vuot-256